Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Quan Hệ Chính Trị, Kinh Tế Ấn Độ - Myanmar Từ Năm 1991 Đến Năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHAN THỊ CHÂU

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHAN THỊ CHÂU

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2017

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Cán Cán bộ hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. VĂN NGỌC THÀNH
2. TS. LÊ THẾ CƯỜNG bộ hướng dẫn khoa
học:
1. PGS.TS. VĂN NGỌC THÀNH
2. TS. LÊ THẾ CƯỜNG

NGHỆ AN, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được
công bố trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong công
trình nào khác. Nếu có sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Nghiên cứu sinh

Phan Thị Châu


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ và
Myanmar....................................................................................................................7

1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ
- Myanmar .................................................................................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 11
1.2.1. Những công trình đề cập đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ và
Myanmar..................................................................................................................11
1.2.2. Những công trình đề cập trực tiếp đến quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ
- Myanmar ...............................................................................................................15
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và các vấn đề luận án cần tập trung
giải quyết .................................................................................................................18
1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ................................................................ 18
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .............................................19
Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CHÍNH TRỊ,
KINH TẾ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2017 .......................21
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ..........................................................................21
2.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................ 21
2.1.2. Bối cảnh khu vực ...........................................................................................23
2.1.3. Sự tác động của nhân tố Trung Quốc ............................................................ 29
2.2. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1991 ............................. 32
2.3. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ và vị trí của Myanmar
trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ (1991 - 2017) ..........................................35
2.3.1. Khái quát tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ trước năm 2017 ..........35
2.3.2. Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ..........................................38


2.4. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Myanmar và vị trí của Ấn Độ
trong chính sách đối ngoại của Myanmar (1991-2017) ......................................44
2.4.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Myanmar trước năm 2017 ..................44
2.4.2. Vị trí của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Myanmar .........................50
Chương 3. THỰC TRẠNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TRÊN CÁC
LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2017 ..................58

3.1. Quan hệ chính trị, an ninh .............................................................................58
3.1.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao .......................................................................58
3.1.2. Quan hệ an ninh quốc phòng .........................................................................76
3.2. Quan hệ kinh tế............................................................................................... 85
3.2.1. Những chuyển biến về cơ chế hợp tác kinh tế ..............................................85
3.2.2. Quan hệ thương mại ......................................................................................87
3.2.3. Đầu tư ............................................................................................................96
Chương 4. TÁC ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2017 .......................................104
4.1. Tác động của quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar đối với
mỗi nước, khu vực ...............................................................................................104
4.1.1. Đối với Ấn Độ .............................................................................................104
4.1.2. Đối với Myanmar ........................................................................................115
4.1.3. Đối với khu vực ...........................................................................................121
4.2. Những đặc điểm của quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar từ
năm 1991 đến năm 2017 ......................................................................................128
KẾT LUẬN ................................................................................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................161
TÊN CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ...............................................................................................................................180
PHỤ LỤC .......................................................................................................................1
1. PHỤ LỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................1
2. PHỤ LỤC VĂN BẢN ...........................................................................................5
3. PHỤ LỤC ẢNH ..................................................................................................48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
STT Từ viết tắt
1


ARF

2

ASEAN

3

BJP

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASEAN Regional Forum

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations

Nam Á

Bharatiya Janata Party

Đảng Nhân dân Ấn Độ

Bay of Bengal Intiative for Sáng kiến Vịnh Bengal về hợp
4


BIMSTEC

Multisectoral

Technical

and tác kinh tế kỹ thuật đa ngành

Economic Cooperation
Bangladesh India Myanmar Sri Hợp tác kinh tế Bangladesh, Ấn
5

BMIST-EC Lanka

Economic Độ, Myanmar, Sri Lanka, và

Thailand

Copperation
6

BSPP

7

Burma

Socialist

Thailand

Programme Đảng Cương lĩnh xã hội chủ

Party

nghĩa Myanmar

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

8

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

9

GMC

Ganga - Mekong Cooperation

Tổ chức Hợp tác sông Hằng -

10


ICC

11

IMCCI

13

sông Mêkong
Phòng Thương mại Ấn Độ

Indian Chamber of Commerce
Indo-Myanmar

Chamber

of Phòng Thương mại và công

Commerce and Industry

nghiệp Ấn Độ-Myanmar

JTC

Joint Trade Committee

Uỷ ban Thương mại hỗn hợp

14


JCC

Joint Consult Committee

Uỷ ban Tư vấn chung

15

MGC

Mekong-Ganga Cooperation

Hợp tác Mekong-sông Hằng

16

MOU

Memorandum of understanding

Bản ghi nhớ

17

NER

North Eastern Region

Khu vực Đông Bắc (Ấn Độ)


18

NLD

National League for Democracy Liên minh quốc gia vì dân chủ

19

NSCN

National Socialist Council of Hội đồng Quốc gia xã hội chủ
nghĩa Nagaland


Nagaland
National Socialist Council of Hội đồng Quốc gia xã hội chủ
20

NSCN-K

nghĩa quốc gia Nagaland –

Nagaland Khaplong

Khaplong
21

NSCN

22


ONGC

23

PREPAK

24

Rs

25

SAARC

26

SLORC

27

SPDC

28

ULFA

29

UNLF


30

USDP

National Socialist Cuoncil of Hội đồng quốc gia xã hội chủ
nghĩa Nagaland

Nagaland

Oil and Natural Gas Corporation Tập đoàn Dầu mỏ và khí đốt
quốc gia Ấn Độ
People’s Revolutionary Party of Đảng Nhân dân cách mạng
Kangleipak

Knagleipak

Rupee

Đơn vị tiền tệ của Ấn Độ

South Asian Association for Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam
Regional Cooperation
The

state

Law

Á

Order Hội đồng Khôi phục trật tự và

and

luật pháp Nhà nước

Restoration Council
The

State

and Hội đồng Hòa bình và phát triển

Peace

Nhà nước

Development Council

United Nation Liberation Front Mặt trận Thống nhất giải phóng
of Asom

Asom

United Nation Liberation Front

Mặt trận thống nhất giải phóng
dân tộc

The


Union

Solidarity

Development Party

and Đảng Liên minh đoàn kết và
phát triển Liên bang

Tiếng Việt
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2

Nxb

Nhà xuất bản

3


TTX VN

Thông tấn xã Việt Nam

4

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Danh mục bảng
Bảng 3.1. Thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar (1990 - 2017) .......................88
Bảng 3.2. Tỷ trọng thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar trong tổng
thương mại của Ấn Độ (2008 - 2017) .........................................................89
Bảng 3.3. Vị trí của thương mại Ấn Độ đối với Myanmar (2008 - 2017) ....................90
Bảng 3.4. Các mặt hàng Ấn Độ xuất khẩu đến Myanmar (2008 - 2014) ......................91
Bảng 3.5. Các mặt hàng chính Ấn Độ xuất khẩu đến Myanmar (2014 - 2017) ............92
Bảng 3.6. Các mặt hàng Ấn Độ nhập khẩu từ Myanmar (2009 - 2014) (triệu
USD) ............................................................................................................93
Bảng 3.7. Thống kê thương mại biên giới giữa hai nước (2005-2017) .........................95
Bảng 3.8. Các công ty Ấn Độ đầu tư vào ngành dầu khí ở Myanmar ..........................98
Bảng 3.9. Các nhà máy ở Myanmar được Ấn Độ xây dựng .......................................100
Bảng 3.10. Các quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Myanmar
(1988/89 - 2014/15) ...................................................................................101
Bảng 3.11. Dòng vốn đầu tư FDI từ các nước ASEAN sang Ấn Độ (2000-2017) .....102
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 4.1. Sơ đồ biểu thị tăng trưởng xuất nhập khẩu Ấn Độ - Myanmar giai
đoạn 1990 - 2017 ....................................................................................142


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ấn Độ và Myanmar là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ văn hóa, lịch sử,
dân tộc từ lâu đời, có đường biên giới đất liền và trên biển ở Vịnh Bengal dài, mang
tầm chiến lược đối với cả khu vực Đông - Nam Á. Myanmar là một quốc gia thuộc
khu vực Đông Nam Á nhưng có đường biên giới với cả hai nước lớn Ấn Độ và Trung
Quốc, án ngữ trên con đường bộ quan trọng tiến về phía Đông của Ấn Độ và con
đường tiến về phía Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, lịch sử quốc gia
này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Nhìn nhận
mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar dưới góc độ một mối quan hệ có bề dày lịch sử văn
hóa lâu đời, nhưng lại là quan hệ bất đối xứng giữa một nước lớn với một nước nhỏ,
đan xen nhiều yếu tố lợi ích khác nhau thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
về lịch sử quan hệ quốc tế.
Mối quan hệ của Ấn Độ và Myanmar chính thức được thiết lập khi Hiệp ước hữu
nghị được ký kết năm 1951. Đến năm 1991, trải qua 40 năm, quan hệ Ấn Độ Myanmar dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong sự
phát triển của hai nước. Nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến
năm 2017 nhằm tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về một mối quan hệ láng giềng truyền thống,
giữa một nước lớn với một nước nhỏ, phản ánh rõ nét sự đan xen giữa lợi ích quốc gia
và các giá trị dân chủ nhân quyền… có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Chính sách đối với Myanmar của Ấn Độ đã có những thay đổi cơ bản kể từ sau
cuộc đảo chính và thiết lập chế độ quân sự ở Myanmar ngày 8/8/1988. Ấn Độ cùng với
các nước phương Tây lên án chế độ quân sự và thực hiện chính sách cấm vận đối với
Myanmar. Tình hình chính trị xã hội ở Myanmar luôn bất ổn, chính sách đóng cửa
cùng với tình trạng bị Mỹ và phương Tây cấm vận, trừng phạt khiến Myanmar tách
biệt với thế giới, kể cả khi Myanmar được công nhận là thành viên của ASEAN năm

1997. Từ năm 2003, Myanmar bước vào quá trình cải cách dân chủ theo Lộ trình 7
bước và bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu
chuyển sang ủng hộ Myanmar, tạo nên một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước


2
lớn ở đất nước này. Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong bối cảnh những
chuyển biến sâu rộng ở Myanmar và chính sách của Ấn Độ với tư cách là một cường
quốc khu vực đối với Myanmar có ý nghĩa khoa học sâu sắc.
Ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Myanmar, đặc biệt là sau năm 1988, tạo
nên mối lo ngại chiến lược đối với Ấn Độ. Do vậy, Chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ
đã nỗ lực từng bước thay đổi chính sách với Myanmar từ sau năm 1991, xây dựng mối
quan hệ toàn diện với Myanmar, trong đó có chính trị và kinh tế. Đối với Myanmar,
quá trình cải cách dân chủ và phát triển đất nước rất cần sự ủng hộ của một nước lớn
láng giềng quan trọng như Ấn Độ. Sự phụ thuộc ngày càng sâu vào Trung Quốc đòi
hỏi giới cầm quyền Myanmar tìm kiếm một sự cân bằng trong quan hệ với các nước
lớn. Nghiên cứu mối quan hệ này trên lĩnh vực chính trị, kinh tế nhằm hiểu rõ bản
chất, nhu cầu lợi ích từ cả hai phía Ấn Độ và Myanmar, đặt trong bối cảnh sự trỗi dậy
không hòa bình của Trung Quốc là hết sức cần thiết.
Từ năm 1991, Ấn Độ chuyển hướng chính sách đối ngoại với những toan tính
chiến lược mới với trọng tâm là Chính sách Hướng Đông, sau đó là Hành động phía
Đông. Myanmar là một nước láng giềng có vị trí chiến lược quan trọng trên con đường
tiến về phía Đông của Ấn Độ. Là thành viên ASEAN năm 1997 và gia nhập hầu hết
các cơ chế hợp tác trong khu vực, Myanmar trở thành quốc gia cửa ngõ trên con
đường tiến về khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương - khu vực phát
triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI của Ấn Độ. Nghiên cứu mối quan hệ
này từ năm 1991 đến năm 2017 nhằm hiểu rõ hơn về biểu hiện của Chính sách Hướng
Đông/Hành động phía Đông của Ấn Độ trên một quốc gia cụ thể.
Mặt khác, Myanmar có chung biên giới với các bang Đông Bắc nhạy cảm của Ấn
Độ. Myanmar có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Ấn Độ tạo ra một ngã ba

luôn bất ổn về chính trị, an ninh. Mối quan hệ hai nước từ nhiều năm luôn luôn tiềm ẩn
các nhân tố bất ổn liên quan đến các lực lượng chính trị phản động, tranh chấp biên
giới, tội phạm ma túy… Nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ -Myanmar nhằm làm sáng rõ
sự phát triển của quan hệ hai nước và cách thức giải quyết những những bất đồng để
phát triển có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Trên cơ sở đó, nghiên cứu mối quan hệ
giữa Ấn Độ và Myanmar từ 1991 đến 2017 nhằm rút ra được những bài học mang tính


3
gợi mở cho Việt Nam trong mối quan hệ giữa nước lớn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là
“Quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến năm 2017”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tái hiện một cách hệ thống và khách quan tiến trình quan hệ chính trị,
kinh tế của Ấn Độ với Myanmar trong giai đoạn 1991 - 2017, qua đó rút ra những đặc
điểm của mối quan hệ này.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ Myanmar từ năm 1991 đến năm 2017, nghĩa là từ khi Ấn Độ điều chỉnh chính sách đối
ngoại, trong đó có Chính sách Hướng Đông và sự chuyển biến bước đầu trong chính
sách đối với Myanmar; đến chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Ấn Độ Narendra
Modi vào tháng 9/2017 đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quan hệ hai nước trên
nhiều lĩnh vực.
Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận án chủ yếu là hai chủ thể Ấn Độ
và Myanmar. Tuy nhiên, do quan hệ chính trị, kinh tế của Ấn Độ - Myanmar giai đoạn
1991 - 2017 còn chịu tác động nhất định từ các chủ thể khác nên không gian nghiên
cứu được đề cập đến là bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương (được hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm các nước châu Á và các nước ven bờ Thái Bình Dương).
Về nội dung: Luận án nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến
năm 2017, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ song phương hai nước trên

lĩnh vực chủ yếu là chính trị (chính trị ngoại giao, chính trị an ninh quốc phòng) và
kinh tế (tập trung vào hai lĩnh vực chính: thương mại hàng hóa, đầu tư). Quan hệ hai
nước trong các diễn đàn đa phương và quan hệ trên các lĩnh vực khác như xã hội, văn
hóa… được đề cập dưới góc độ tham chiếu nhằm làm sáng rõ hơn các nhiệm vụ mà
luận án đặt ra.
Về sử dụng tên gọi “Myanmar” trong luận án: Năm 1989, Hội đồng quân sự nắm
quyền đã đổi tên nước bằng tiếng Anh từ “Burma” (Miến Điện) thành “Myanmar”. Sự
thay đổi này đến hiện nay vẫn không được nhiều nhóm người Myanmar chấp nhận vì


4
họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự. Hoa Kỳ, Australia,
Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả
hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar". Nhằm đảm bảo tính thống nhất, không
mang ý nghĩa chính trị trong sử dụng tên gọi, Luận án sẽ sử dụng tên chính thức là
Myanmar trong văn bản. Thuật ngữ Miến Điện (Burma) sẽ chỉ được viết trong một số
bối cảnh lịch sử trước năm 1988 hoặc trong các trích dẫn.
Ngoài đối tượng nghiên cứu, giới hạn về thời gian, không gian, nội dung nêu
trên, những vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án được thực hiện để làm rõ những chuyển biến trong quan hệ Ấn Độ Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế từ năm 1991 đến năm 2017. Trên cơ sở
đó, luận án phân tích tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước, khu vực và rút
ra các các đặc điểm của mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định nhiệm vụ:
- Phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến
năm 2017.
- Phục dựng toàn diện và có hệ thống về quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ Myanmar từ năm 1991 đến năm 2017.
- Rút ra nhận xét về đặc điểm của quan hệ hai nước và tác động của nó đối với

Ấn Độ, Myanmar nói riêng và khu vực nói chung.
4. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án
Trong giới hạn và khả năng cho phép, luận án được nghiên cứu trên cơ sở nguồn
tài liệu khách quan và tin cậy gồm:
- Các tài liệu gốc gồm: các hiệp định, nghị định thư, tuyên bố chung, hiệp ước,
hiệp định ký kết giữa Chính phủ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ với Myanmar; các báo cáo
thống kê, các báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, bài phát biểu, diễn văn
của các nhà lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ và Myanmar... về quan hệ Ấn Độ - Myanmar
đăng trên các website chính thức của Chính phủ Ấn Độ, Chính phủ Myanmar.


5
- Các tài liệu tham khảo đặc biệt, trang tin của website chính thức của Bộ ngoại
giao Ấn Độ và Myanmar, Đại sứ quán và lãnh sự quán hai nước, Thông tấn xã Việt
Nam, các trang tin chính thức của Chính phủ Việt Nam,…
- Các sách chuyên khảo và tham khảo nghiên cứu trong và ngoài nước về khu
vực Đông Nam Á, Myanmar, Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã được công bố.
- Các công trình khoa học, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành; kỷ
yếu hội thảo khoa học; các luận án, luận văn có liên quan đến quan hệ Ấn Độ và
Myanmar đã được công bố.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp lôgic trên cơ sở cách tiếp cận từ phía Ấn Độ. Với các phương
pháp này, quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar sẽ được tái hiện thông qua việc
phân tích các sự kiện cụ thể, qua từng thời kỳ một cách logic và có tính liên kết.
Ngoài ra, đây là một đề tài vừa mang tính lịch sử vừa là nghiên cứu về quan hệ
quốc tế, cho nên trong quá trình thực hiện, tác giả luận án còn vận dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như: phương pháp tổng hợp, phân tích,

đối chiếu, so sánh... và các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tái hiện
một cách khách quan, khoa học về mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến
năm 2017 và những đánh giá đa chiều và toàn diện về đối tượng nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình đi sâu nghiên cứu và phân tích một cách hệ thống quan hệ
kinh tế, chính trị Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến 2017 theo các vấn đề trọng tâm:
những nhân tố tác động; nội dung và diễn trình của quan hệ hai nước trên lĩnh vực
kinh tế, chính trị; qua đó rút ra đặc trưng của quan hệ hai nước và tác động của nó đối
với Ấn Độ, Myanmar nói riêng và khu vực nói chung.
Trong bối cảnh hiện nay, Myanmar đang nắm giữ vị trí quan trọng trong quá
trình thực hiện Chính sách Hướng Đông và Hành động phía Đông của Ấn Độ. Do vậy,
việc tìm hiểu và phục dựng mối quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar từ năm


6
1991 đến năm 2017 nhìn nhận rõ hơn chính sách và xu hướng đối ngoại, vị thế của Ấn
Độ và Myanmar trong quan hệ quốc tế, bản chất của mối quan hệ này. Từ đó góp phần
cung cấp cứ liệu khoa học cho thực tiễn đối ngoại của Việt Nam, nhất là trong bối
cảnh biến động phức tạp của môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực và thế giới.
Luận án là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về quan hệ quốc tế,
chính sách đối ngoại có liên quan đến Ấn Độ và Myanmar.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ Myanmar từ năm 1991 đến năm 2017
Chương 3. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên lĩnh vực chính trị, kinh tế từ năm
1991 đến năm 2017
Chương 4. Tác động, đặc điểm của quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar
từ năm 1991 đến năm 2017.



7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar đã được các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm ở những mức độ khác nhau. Trên cơ sở những công trình và
tài liệu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy vấn đề này đã được đề cập đến ở một số góc
độ như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, trên cơ sở nguồn tài liệu chúng tôi tiếp cận được, luận án bước đầu
nhìn nhận một số vấn đề liên quan với hai nhóm nội dung sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Myanmar
Là một nước lớn, có vai trò quan trọng ở châu Á và thế giới, từ đầu thập niên 90
của thế kỷ XX, chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đặc biệt là Chính sách Hướng Đông
đã thu hút sự quan tâm của các học giả nước ngoài. Trong những bài viết: India’s
‘Look East’ Policy - the Emerging Discourse (FPRC Journal, No.8, Foreign Policy
Research Centre, New Delhi, India, 2011) của tác giả Khriezo Yhome; Look East
Policy (International Journal of Advancements in Research and Technology Volume 2,
Issue 5, 2013) của tác giả A.Sundaram; Some New Thoughts on India’s Look East
Policy (IPCS Issue Brief, No.54, Institute of Peace and Conflict Studies, New Delhi,
India, 2007) của tác giả Baladas Ghoshal, các nội dung của Chính sách Hướng Đông
từ mục tiêu, đối tượng, chính sách và tác động, đã được đề cập khá chi tiết. Ở một số
góc độ nghiên cứu, Myanmar được đề cập là một trong những quốc gia đóng vai trò
quan trọng trong Chính sách Hướng Đông. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho chúng
tôi trong quá trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar.
Về Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, có bài viết India’s Myanmar
Policy: A Dilemma between Realism and Idealism (IPCS Speccial Report No.37,
Institute of Peace and Conflict Studies, 2007) của học giả Yogendra Singh. Bài viết đã
phân tích vị trí nước đệm của Myanmar giữa hai cường quốc châu Á là Ấn Độ và

Trung Quốc; là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài
nguyên năng lượng. Đó là những nhân tố khiến Ấn Độ cân nhắc, lựa chọn trong việc


8
thiết lập quan hệ với Myanmar. Một bài viết khác của tác giả Grareth Price, India’s
Policy towards Burma (Asia ASP 2013/02, Chatham House, London, 2013) đã phân
tích những lợi ích của Ấn Độ trong quan hệ với Myanmar và chính sách của Ấn Độ để
phát triển mối quan hệ đó. Những bài viết này có góc nhìn đa dạng, nhấn mạnh nhân tố
tác động và vị trí chiến lược của Myanmar trong quá trình thực thi Chính sách Hướng
Đông của Ấn Độ. Đây là những yếu tố quan trọng, nhưng không phản ánh toàn diện
bản chất của chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Myanmar và mối quan hệ song
phương giữa hai nước.
Cuốn sách Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong quan hệ với các nước láng
giềng của tác giả J.N. Dixit được Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm 2015,
đã phân tích chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh và mối quan hệ giữa
Ấn Độ với các nước láng giềng. Tác giả đã phân tích, luận giải các nhân tố tác động
đến mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước láng giềng, trong đó có Myanmar. Nội dung
quan hệ Ấn Độ - Myanmar trình bày hết sức ngắn gọn, chủ yếu là chính sách của Ấn
Độ đối với Myanmar đến năm 2012.
Chính sách đối ngoại của Myanmar có liên quan đến quan hệ với Ấn Độ cũng đã
được đề cập trong một số công trình. Công trình Burmar and Its Neighbours, (1998),
các tác giả Lintner, Bertil đã trình bày chính sách đối ngoại của Miến Điện từ sau ngày
độc lập, đồng thời nhấn mạnh cơ sở cho mối quan hệ Miến Điện với Ấn Độ là những
tương đồng về văn hóa, lịch sử giữa hai nước. Chính sách của Myanmar đối với Ấn Độ
trước năm 1998 được đề cập ngắn gọn, chưa phản ánh những chuyển biến về chất
trong quan hệ hai nước.
Cuốn sách Challenges to Democratization in Burma: Perspectives on
Multilateral and Bilateral Responses, International Institute for Democracy and
Electoral Assistance, Sweden, 2001 viết về chính sách đối ngoại của Myanmar. Cuốn

sách đã phân tích quá trình dân chủ hóa ở Myanmar và chính sách của Myanmar đối
với các nước láng giềng như Bangladesh, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ; các nước
ASEAN; chính sách của Mỹ, Nhật Bản, EU… đối với nước này. Trong đó, quan hệ
Myanmar - Ấn Độ cũng được đề cập khái lược trên một số lĩnh vực chủ yếu từ năm


9
1991 đến năm 2001.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ Myanmar
Là hai quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, chính
sách đối ngoại, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar đã được đông đảo các học giả
nước ngoài quan tâm nghiên cứu.
Công trình India - Myanmar Relations: Changing Contours (Routledge Taylor
and Francis Group, India, 2006) của tác giả R. Bhatia đã trình bày mối quan hệ giữa
Ấn Độ với Myanmar từ những năm 90 của thế kỷ XX đến năm 2006, đồng thời phân
tích và nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ này như là một trong những động
lực phát triển của khu vực.
Công trình India - Myanmar Relations (2012) của tác giả Ashraf Fahmida
(Institute of Strategic Studies, Islamabad) đã phân tích những nhân tố tác động, các
giai đoạn phát triển của mối quan hệ giữa hai nước từ sau khi Myanmar giành được
độc lập từ năm 1948 đến năm 2012. Công trình là một bức tranh khá toàn diện về mối
quan hệ hai nước trong những năm sau khi hai nước giành được độc lập, nhưng chưa
đi sâu vào quan hệ chính trị, kinh tế của hai nước từ sau năm 1991, chưa đề cập đến
giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ sau năm 2012.
Công trình India - Myanmar Connectivity: Current Status and Future Prospects
(KW Publishers Pvt Ltd New Delhi, 2013) của tác giả Prabir De và Jayanta Kumar
Ray phác họa mối quan hệ của hai nước trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư trong
giai đoạn 2000 - 2011. Với cách tiếp cận mang tính dự báo của chính trị học, công
trình này phác thảo một bức tranh với những tồn tại, thách thức và triển vọng của mối
quan hệ này trong giai đoạn chuyển đổi của Myanmar và sự điều chỉnh chính sách của

Ấn Độ đến năm 2011.
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar cũng được đề cập trong các luận án tiến sĩ của nhiều
học giả như: “India-Myanmar strategic relations: since independence” (Department
of defence and Strategic Studies, University of Allahabad, 2017) của Yasharth
Gautam; “Geo-Strategic importance of Myanmar and India’s Security” (Department
of defence and Strategic Studies Maharshi Dayanand University of Haryana, 2016) của


10
tác giả Ruchika Singla; “India-Myanmar relations in the context of Emerging Asian
Geo-Politcs” (Department of Political Science University of Allahabad, 2017) là
nghiên cứu của tác giả Vinai Kumar… Vị trí chiến lược của Myanmar đối với Ấn Độ,
vị trí của mối quan hệ này trong bàn cờ địa chính trị châu Á được nhìn nhận dưới góc
độ chính trị học được phân tích tương đối chi tiết.
Ngoài ra, quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn được đề cập trong các bài viết như:
India - Myanmar Relations (1998-2008): A Decade of Redefining Bilateral Ties (2009)
của Khriezo Yhome trình bày mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar giai đoạn 1998 2008, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, đầu tư…; India - Myanmar
Relations: Triumph of Pragmatism (2011) của tác giả Bibhu Prasad Routray đã phân
tích mối quan hệ hai nước trên cơ sở sự tính toán trong chính sách đối ngoại của Ấn
Độ giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thực dụng. Đồng thời tác giả cũng nêu lên
năm lý do thúc đẩy Ấn Độ thiết lập quan hệ trở lại với Myanmar. Một số bài viết đi
sâu vào nghiên cứu một số lĩnh vực riêng biệt trong quan hệ hai nước như:
“Myanmar’s Security Cooperation with Myanmar: Prospect and Retrospect” (2013)
của C.Raja Mohan; “India-Myanmar Economic Relations” (2013) của C.S.
Kuppuswanmy; India and Myanmar: “Choices for Military Cooperation” (2012) của
tác giả V.Sakhuja… Các bài viết trên hoặc là chú trọng phân tích vị trí của Myanmar
trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 1991 đến trước năm 2012; hoặc là đi sâu
nghiên cứu quan hệ hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh - quốc phòng…
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trực tiếp, quan hệ Ấn Độ - Myanmar cũng
được đề cập trong các công trình nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Ayoob

Mohammed trong công trình India and Southeast Asia: Indian Perception and Policies
(1990) đã phân tích cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ, tầm quan trọng
của khu vực Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của New Delhi. Đặc biệt tác giả
đã tập trung phân tích mối liên kết mang tính lợi ích của Ấn Độ với Đông Nam Á, về
chiến lược cũng như kinh tế và an ninh khu vực. Các bài viết khác như: India - ASEAN
relations: Analysing Regional Implications (2009) của Mohit Anand; Economic and
Political Cooperation between India and East Asia: The Emerging Perspective (2017)
của A.Chakraborty và D.Chakraborty đã trình bày quan hệ Ấn Độ với khu vực Đông


11
Nam Á về kinh tế, chính trị và tác động của mối quan hệ này trong sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Ấn Độ, trong đó có đề cập tới quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Sự cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Myanmar, mối quan hệ
Myanmar với Trung Quốc và tác động của nó đối với Ấn Độ là chủ đề hấp dẫn thu hút
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trong bài viết “India - Myanmar - China Relations” (2014) tác giả R. Hariharan
đã phân tích vị trí chiến lược của Myanmar trong sự trỗi dậy của hai cường quốc lớn là
Ấn Độ và Trung Quốc, cho rằng trong khi quan hệ Trung Quốc - Myanmar đã gắn bó
chặt chẽ thì quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn khá mờ nhạt. Bài viết cũng chỉ ra các
phương cách mà Ấn Độ cần tiến hành để thắt chặt quan hệ với Myanmar trong bối
cảnh cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Trong bài viết China and India's competitive relations with Myanmar (2008), tác
giả Hong Zhao đã đề cập cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong quan hệ với
Myanmar trên tất cả các lĩnh vực. Đây là những tư liệu cần thiết cho luận án khi
nghiên cứu tác động, vị trí của nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar,
lý giải các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước trước nhân tố Trung Quốc.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về quan hệ của Ấn Độ với Myanmar cũng đã được
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu với nhiều sách tham khảo, luận án và các bài viết

đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Trên cơ sở nguồn tài liệu tiếng Việt tập
hợp được, chúng tôi chia thành các nhóm như sau:
1.2.1. Những công trình đề cập đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Myanmar
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu công phu về chính sách đối
ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh là công trình Sự điều chỉnh chính sách của
Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 của tác giả Trần Thị Lý (Nxb Khoa học xã hội,
2002). Cuốn sách đã chỉ ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
đối với khu vực, đối với các nước láng giềng và các nước lớn bắt đầu từ năm 1991;
những thành tựu Ấn Độ đã đạt được sau 10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại. Đây
là công trình nghiên cứu tổng thể về chính sách đối ngoại Ấn Độ đến trước năm 2000,


12
quan hệ Ấn Độ - Myanmar được đề cập rất ít, mờ nhạt.
Cuốn Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI của tác giả
Nguyễn Thị Quế và Đặng Đình Tiến (Nxb Lý luận chính trị, 2017) tập trung vào ba
nội dung chính: Cơ sở hình thành và nội dung chính chính sách đối ngoại của Ấn Độ
những năm đầu thế kỷ XXI; Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ
những năm đầu thế kỷ XXI; Những tác động chính sách đối ngoại của Ấn Độ đầu thế
kỷ XXI đến quan hệ quốc tế và Việt Nam. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar được đề cập
ngắn gọn trong mối quan hệ Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á. Dù vậy, chính sách đối
ngoại của Ấn Độ trong công trình này là cơ sở để chúng tôi tiếp cận và xem xét trường
hợp quan hệ Ấn Độ - Myanmar đầu thế kỷ XXI.
Gần đây nhất là công trình Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời
Thủ tướng Modi, của tác giả Ngô Xuân Bình (Nxb Khoa học xã hội, 2019). Nội dung
chính của cuốn sách tập trung vào những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại
của Chính phủ Ấn Độ dưới thời cầm quyền của Thủ tướng N. Modi. Gồm ba vấn đề
chính: Những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới
thời Thủ tướng N. Modi; Nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ; Đánh

giá và dự báo xu hướng phát triển chính sách đối ngoại của Ấn Độ đến năm 2030.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo quan trọng giúp chúng tôi phác họa một cách tổng thể
những thay đổi chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 2014, từ đó hiểu rõ hơn về
những ưu tiên của Thủ tướng N. Modi trong chính sách đối với các nước lớn và các
nước láng giềng kề cận, trong đó có Myanmar.
Công trình ASEAN trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ (Nxb Khoa học xã
hội, 2013) của tác giả Võ Xuân Vinh trình bày về Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ,
vị trí của ASEAN trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Trong đó, tác giả chú
trọng những nội dung của Chính sách Hướng Đông như mục tiêu, phạm vi, các giai
đoạn phát triển chính, những lĩnh vực triển khai, vị trí của ASEAN trong chính sách
đối ngoại của Ấn Độ đến năm 2012… Đây là công trình nghiên cứu công phu, có hệ
thống về Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ đến năm 2012, là cơ sở để xem xét mối
quan hệ hai nước trong mối quan hệ tổng thể của Ấn Độ với ASEAN.
Cùng viết về Chính sách Hướng Đông, không thể không nhắc đến ấn phẩm


13
Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ (Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, 2015) của tác giả Nguyễn Trường Sơn. Công trình đã trình bày và phân tích về
các khía cạnh của Chính sách Hướng Đông từ năm 1991 đến năm 2015 và đồng thời
phác dựng những mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ với Đông Á. Qua đó, công
trình cũng khẳng định vị trí quan trọng của ASEAN trong tư duy chính trị và chính
sách đối ngoại của Ấn Độ.
Cũng viết về chính sách đối ngoại của Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á, trong
đó có Myanmar, tác giả Trần Nam Tiến đã xuất bản cuốn Ấn Độ với Đông Nam Á
trong bối cảnh quốc tế mới (Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016). Công trình khẳng định vị
trí của Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới đầu thế kỷ XXI, những chuyển đổi trong
chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á từ Chính sách Hướng
Đông sang Hành động phía Đông nhằm tăng cường can dự vào khu vực này một cách
mạnh mẽ hơn. Điều đó cũng cho thấy tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với sự trỗi

dậy của Ấn Độ trong thế kỷ XXI.
Tác giả Nguyễn Hoàng Giáp trong cuốn sách Cạnh tranh chiến lược ở khu vực
Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay (Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2013),
cũng đã phân tích về vị trí và tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chiến
lược phát triển của các nước lớn, từ đó phác họa cuộc cạnh tranh giữa các nước Mỹ,
Trung Quốc, Nga, Nhật, Ấn Độ… trong khu vực này. Cạnh tranh chiến lược ở Đông
Nam Á nói chung và Myanmar nói riêng được đề cập trong công trình này tạo ra cách
nhìn đa chiều cho chúng tôi trong nhìn nhận quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Bên cạnh những cuốn sách trên, các bài viết về chính sách đối ngoại của Ấn Độ
đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “10 năm điều chỉnh chính sách đối
ngoại của cộng hòa Ấn Độ (1991-2000): những thành tựu” của tác giả Trần Thị Lý
(Nghiên cứu Đông Nam Á, 6/2001); Tôn Sinh Thành với “Vài suy nghĩ về tư duy đối
ngoại của Ấn Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2001); Chính sách đối ngoại của
Ấn Độ hiện nay và tác động đến an ninh, chính trị của Việt Nam (Tạp chí Lý luận
chính trị, số 11/2018), của tác giả Lê Văn Toàn; Hoàng Thị Minh Hoa, với bài viết
“Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1991 - 2010 và tác động
của nó” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2012); “Sự nổi lên của Ấn Độ: Nhìn từ góc độ


14
kinh tế đối thoại 2007” của tác giả Nguyễn Văn Lịch trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
số 71/2007; Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Lan “Vai trò của Ấn Độ ở châu Á

những năm đầu thế kỷ XXI”, (Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế
giới, số 8/2011)… Những bài viết trên giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về tư
duy đối ngoại của Ấn Độ, chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay và những thành
tựu Ấn Độ đạt được trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại đối với khu vực
Đông Nam Á, trong đó có Myanmar.
Chính sách Hướng Đông cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu, đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín như: Võ Xuân Vinh với các bài viết

“Chính sách Hướng Đông” của Ấn Độ: các nguyên nhân hình thành” (Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 3/2005) và “Một số nội dung cơ bản trong Chính sách Hướng Đông
của Ấn Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2009); Nguyễn Thị Minh Thảo với “Ấn
Độ: từ chính sách Hướng Đông sang chính sách ‘Hành động ở phía Đông’” (Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 11/2015); Bài viết “Chính sách Hướng Đông của Ấn
Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc”của tác giả Hoàng Thị Minh
Hoa (Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 1/2012);… Những bài viết này tập
trung làm rõ nguyên nhân ra đời, nội dung cơ bản của Chính sách Hướng Đông, nhân
tố Trung Quốc trong chính sách này. Đồng thời, một số bài viết cũng phân tích sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ Chính sách Hướng Đông sang Hành động
phía Đông và quá trình triển khai chính sách đối ngoại đó đối với các nước trong khu
vực Đông Nam Á, trong đó có Myanmar. Đó là những nguồn tư liệu quan trọng tạo cơ
sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar từ
năm 1991 đến năm 2017.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Myanmar. So
với những công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ, thì các công trình về
chính sách đối ngoại của Myanmar ở trong nước còn khá hạn chế, chưa có sách
chuyên khảo về vấn đề này. Vấn đề chính sách đối ngoại của Myanmar chỉ được trình
bày rải rác trong một số cuốn sách như Lịch sử Myanmar của Vũ Quang Thiện (Nxb
Khoa học xã hội, 2005), Myanmar Lịch sử và hiện tại (Nxb Chính trị quốc gia - sự
thật, 2011) của tác giả Chu Công Phùng, Miến Điện mặt trời lên của Thích Thái Hòa,


15
Nxb Phương Đông, 2013), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Myanmar (Nxb Văn hóa - Thông
tin) của Phạm Thanh Tịnh… và các bài viết đăng trên các tạp chí có uy tín. Bài viết
“Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn 1962 - 1988” của tác giả
Đàm Thị Đào; bài viết của tác giả Văn Trung Hiếu “Cải cách và mở cửa ở Myanmar”
(Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2013); Mẫn Huyền Sâm với “Cải cách dân
chủ ở Myanmar: Nguyên nhân và tác động” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số

1/2013); Đào Tuấn Thành với “Lộ trình dân chủ bảy bước”, (Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 11/2013); Vũ Quang Thiện, “Vị thế của Myanmar”, (Tạp chí khoa
học xã hội Việt Nam, 2007); Vũ Quang Thiện với bài viết “Myanma: Phát triển và
chính sách giá thời kỳ 1962 - 1998”, (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/1994);
Bùi Hồng Cường với “Cải cách thể chế và chính sách đầu tư tại Myanma”, Tạp chí
Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 8/2013. Chính sách đối ngoại được trình bày trong
các công trình trên là nguồn tài liệu quan trọng, giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát
nhất về chính sách đối ngoại của Myanmar và mối quan hệ của Myanmar đối với các
nước lớn trong khu vực và thế giới.
1.2.2. Những công trình đề cập trực tiếp đến quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ Myanmar
Nhìn chung, quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar là vấn đề thu hút nhiều
học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu nhưng kết quả còn trong giai đoạn bước đầu.
Tính đến nay, luận án tiến sĩ Lịch sử “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)”,
(2017) tại trường Đại học Sư phạm Huế của tác giả Nguyễn Tuấn Bình là công trình đầu
tiên nghiên cứu mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1962 - 2011. Công trình đã
khái quát toàn diện sự phát triển của mối quan hệ này qua hai giai đoạn: 1962 - 1992 và
1992 - 2011, đưa ra những nhận xét, tác động của mối quan hệ này đối với khu vực và
mỗi nước. Thực tế, do thời gian nghiên cứu dài và dừng lại vào năm 2011 nên công trình
chưa có điều kiện đi sâu vào quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991,
đặc biệt là giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ của mối quan hệ này từ năm 2012 đến 2017.
Một số bài viết liên quan đến mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar như: Tác giả
Nguyễn Thị Dung với bài viết “Quan hệ chính trị Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1991
đến 2011” đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, số 4/2012.


16
Trong bài viết tác giả đã khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1991 và trình
bày diễn trình quan hệ chính trị hai nước từ năm 1992 đến năm 2011, trên cơ sở đó
đưa ra những nhận xét về mối quan hệ hai nước. Bài viết là nguồn tư liệu quan trọng
cho luận án khi nghiên cứu về quan hệ chính trị của Ấn Độ và Myanmar. Tuy nhiên,

do bài viết chỉ nghiên cứu quan hệ chính trị đến năm 2011, nên chưa làm rõ được
những chuyển biến quan trọng của mối quan hệ này từ sau khi Myanmar tiến hành cải
cách dân chủ và những thay đổi chính trị sau đó của Ấn Độ và Myanmar đến năm
2017. Bài viết “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong lĩnh vực dầu khí những năm đầu thế
kỷ XXI” của Nguyễn Tuấn Bình (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2016), đã làm
rõ nhu cầu về nguồn năng lượng của Ấn Độ và đó là một trong những lý do thúc đẩy
Ấn Độ phát triển quan hệ với Myanmar vào những năm đầu thế kỷ XXI; Bài “Chính
sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar giai đoạn 1962 1992: Từ Chủ nghĩa lý
tưởng đến Chủ nghĩa hiện thực” của tác giả Đặng Văn Chương, Nguyễn Tuấn Bình
(Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11/2017), các tác giả đã phác họa những nét cơ
bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar từ 1962 đến 1991. Sự
thay đổi đó của Ấn Độ dựa trên những cân nhắc về lợi ích mà Ấn Độ có được tại
Myanmar; Bài viết “Bước phát triển mới của quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong hai
thập niên sau chiến tranh lạnh: Cơ sở và thành tựu”, của Nguyễn Tuấn Bình (Tạp chí
phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 3 (1)/2019), tác
giả đã phân tích những chuyển biến của quan hệ Ấn Độ - Myanmar hai thập niên sau
chiến tranh lạnh trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư và an ninh
- quốc phòng. Trên cơ sở của các nhân tố quốc tế và khu vực, quan trọng hơn là xuất
phát từ nhu cầu bản thân của mỗi nước. Do vậy, quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã vượt
qua thời kì nguội lạnh trong những năm 1962 đến 1991 và bước sang giai đoạn cải
thiện, củng cố và phát triển từ 1992 đến 2011. Đó là những bài viết có nội dung gần
nhất với luận án, bên cạnh việc tham khảo thì kế thừa có chọn lọc những kết quả của
các công trình nói trên là cần thiết đối với tác giả luận án.
Và đặc biệt là bài viết “Mối quan hệ của Ấn Độ với Myanmar dưới thời cầm
quyền của Thủ tướng Narendra Modi” của tác giả Phùng Thị Thảo, đăng trong Kỷ yếu
hội thảo quốc tế India’s Relations with its Neighboring cuontries in the new context


17
(Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, 10/2019). Trong bài viết, tác giả Phùng Thị

Thảo đã nêu khái quát mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar từ năm 2014 đến năm
2019 và những thay đổi của mối quan hệ đó trong thời kì giữ chức của Thủ tướng Ấn
Độ N. Modi. Dù bài viết đề cập đến mối quan hệ của Ấn Độ và Myanmar một cách cụ
thể, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nên chưa thể phác họa được những đặc trưng
của mối quan hệ đó. Bên cạnh đó, bài viết “Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc,
Mỹ và Ấn Độ ở Myanmar: thực trạng và triển vọng” tác giả Trần Khánh, cũng giúp tác
giả hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Myanmar trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn,
đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Từ đó, giúp tác giả luận án có cái nhìn đa chiều
và cụ thể hơn về vị trí của Myanmar trong quan hệ với các cường quốc.
Mặc dù các công trình nêu trên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
quan hệ chính trị, kinh tế Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm
2017, nhưng rải rác trong các công trình đó có đề cập đến mối quan hệ giữa Ấn Độ và
Myanmar trên một số phương diện. Đó là cơ sở quan trọng để luận án có thể phục
dựng và lý giải sâu hơn về quan hệ của hai nước.
Một số công trình đề cập một cách khái quát trong các tài liệu viết về mối quan
hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN hoặc trong các công trình
viết về lịch sử của mỗi nước, cụ thể như:
Cuốn sách Myanmar cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn (Nxb Từ điển Bách khoa,
2013) do tác giả Nguyễn Duy Dũng chủ biên. Trong đó tác giả đã nêu những nét khái
quát đặc điểm tự nhiên, con người của Myanmar, từ đó đánh giá những thuận lợi và
khó khăn trong quá trình phát triển của đất nước này. Đồng thời tác giả cũng tập trung
làm rõ những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar từ 2008 đến 2013; sự
cạnh tranh lợi ích của các nước lớn ở Myamar cũng tác động không nhỏ đến sự biến
đổi của tình hình Myanmar. Trong đó, tác giả có phân tích một cách khái quát lợi ích
và cạnh tranh của Ấn Độ ở Myanmar. Mặc dù cuốn sách đề cập không nhiều đến mối
quan hệ Ấn Độ - Myanmar, nhưng đây là tài liệu tham khảo hữu ích góp phần cung
cấp cái nhìn bao quát cho tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung luận án.
Võ Xuân Vinh với ấn phẩm sách chuyên khảo Biến đổi chính trị, kinh tế ở
Myanmar từ năm 2011 đến nay: bối cảnh, nội dung, tác động (Nxb Khoa học xã hội,



×