Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

NCKH duoi nuoc 2019 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.15 KB, 38 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP

ĐỒNG THÁP

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG DO ĐUỐI
NƯỚC CỦA TRẺ EM TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM 2018

Cơ quan chủ trì đề tài:

Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật Đồng Tháp

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Trần Văn Sung

Đồng Tháp - 2019
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP


ĐỒNG THÁP

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT



ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG DO ĐUỐI
NƯỚC CỦA TRẺ EM TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
NĂM 2018

Chủ nhiệm đề tài

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp

Trần Văn Sung

Trần Văn Hai

Đồng Tháp - 2019
MỤC LỤC
ii


MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..........................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................v
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................2
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................12
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................15
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..............................................................................23
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................26

PHỤ LỤC 1.................................................................................................................28
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................31

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
NCST

Người chăm sóc trẻ

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

VMIS

Điều tra Y tế Quốc gia về tai nạn thương tích tại Việt Nam

VNIS

Điều tra chấn thương quốc gia tại Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG

v


MỞ ĐẦU
Đuối nước đã trở thành vấn đề y tế cơng cộng quan trọng trong nhóm các vấn
đề về tai nạn thương tích. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước lượng khoảng 372.000
người tử vong do đuối nước năm 2012 [24]. Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu
2004, cập nhật 2008, đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử
vong ở nhóm tuổi dưới 20, đặc biệt đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho nhóm
10 – 14 tuổi [23]. Tại Việt Nam, theo báo cáo Thống kê tử vong do Tai nạn thương tích
của Cục Quản lý Mơi trường Y tế, năm 2017 cả nước có 1.994 người tử vong do đuối
nước và đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ 2, chỉ sau tai nạn giao thông [2].
Đồng Tháp nằm ở đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống sơng ngịi tự nhiên
khá chằng chịt và hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt nhiều nhất so với các tỉnh trong
cùng khu vực. Người dân có tập quán định cư ở dọc theo bờ sông, kênh, rạch. Đồng
thời trong nhà có nhiều dụng cụ chứa nước sinh hoạt như bể nước, lu khạp, thùng,
xô,... Bất cứ nơi nào quanh nhà cũng tiếp xúc với nguồn nước như ao, hồ, sơng, rạch ở
trước và sau nhà, thậm chí vào mùa lũ lụt ở dưới sàn nhà cũng có nguy cơ ngập nước.
Những điều kiện này tạo nên nguy cơ đuối nước cho nhiều người dân, đặc biệt là trẻ
em.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp, trong
năm 2018, số cas tử vong do đuối nước là 44 cas, trong đó có đến 40 cas là trẻ em [8].
Qua kết quả nghiên cứu đã mô tả được một số đặc điểm dịch tễ học về tử vong do đuối
nước, tuy nhiên chưa xác định được các yếu tố liên quan đến tử vong do đuối nước,
đặc biệt là đối với tử vong do đuối nước của trẻ em. Do đó chúng tơi tiến hành nghiên
cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tử vong do đuối nước của trẻ em tại
Đồng Tháp năm 2018” nhằm mô tả thực trạng tử vong do đuối nước của trẻ em và xác
định một số yếu tố liên quan đến tử vong do đuối nước của trẻ em để đề ra các biện

pháp can thiệp cho phù hợp nhằm kéo giảm tình trạng tử vong do đuối nước của trẻ em
tại Đồng Tháp
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mô tả thực trạng tử vong do đuối nước của trẻ tại tỉnh Đồng Tháp năm 2018.
Xác định một số yếu tố liên quan đến tử vong do đuối nước của trẻ tại tỉnh Đồng Tháp
năm 2018.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1


1.1. Định nghĩa về đuối nước
Đuối nước: Theo Hội nghị Thế giới về đuối nước năm 2002, các chuyên gia đã
thống nhất định nghĩa đuối nước là một sự kiện mà trong đó đường hơ hấp của nạn
nhân bị ngâm trong một mơi trường chất lỏng, dẫn tới khó thở hoặc nghẹt thở. Sự kiện
này có thể dẫn tới tử vong hoặc không tử vong [23].
1.2. Dịch tễ học về đuối nước
1.2.1. Tình hình đuối nước trên thế giới
Theo báo cáo Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013,
trên thế giới có 4,8 triệu người tử vong do chấn thương và đuối nước đứng ở vị trí thứ
2 sau tai nạn giao thơng đường bộ với 16,8%. Đuối nước là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm tuổi dưới 20, đặc biệt đây là nguyên nhân gây tử
vong cao nhất cho nhóm 6 – 10 tuổi [23]. Năm 2014, thế giới có 175.293 trẻ dưới 20
tuổi tử vong do đuối nước, khu vực Tây Thái Bình Dương có số trẻ tử vong lớn nhất
với 71.001, tiếp đến là khu vực Đông Nam Á với 43.771 trẻ, khu vực Châu Phi có
28.752 trẻ; khu vực Đơng Địa Trung Hải có 16.153 trẻ và thấp nhất là khu vực Châu
Mỹ có 8.592 trẻ. Đa số (91%) các ca tử vong do đuối nước xảy ra ở các quốc gia thu
nhập thấp và trung bình [24].
Tỷ lệ tử vong do chấn thương không chủ ý trên 100.000 trẻ em ở các quốc gia
thu nhập thấp và trung bình cao hơn 3,4 lần so với so với ở các quốc gia thu nhập cao,
có sự khác biệt lớn giữa các loại hình tử vong do thương tích. Đối với các ca tử vong

do đuối nước, tỷ lệ ở các quốc gia thu nhập thấp cao hơn gần 7 lần so với quốc gia có
thu nhập cao, tương ứng là 7.8/100.000 trẻ và 1.2/100.000 trẻ [23]. Ở Đông Nam Á,
các điều tra cộng đồng năm 2007, ở 5 quốc gia (Bangladesh, Trung Quốc, Philippines,
Thái Lan và Việt Nam) đã chỉ ra rằng đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
ở trẻ em dưới 18 tuổi. Tỷ suất tử vong của đuối nước ở 5 quốc gia này là lên đến
30/100.000 dân[10].
1.2.2. Tình hình đuối nước tại Việt Nam
Theo báo cáo tồn cầu về đuối nước năm 2014 (Global report on Drowning:
Preventing a leading killer), Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và đây là khu vực
có tỷ suất tử vong do đuối nước cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau khu vực Châu Phi[24].
Theo Thống kê tử vong do tai nạn thương tích của Cục Quản lý Mơi trường Y tế - Bộ
Y tế, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây ra tử vong do tai nạn thương tích tại Việt
2


Nam, chỉ sau tai nạn giao thông với tỷ suất tử vong năm 2012, tương ứng là
7,41/100.000 dân và 18,86/100.000 dân[2]. Cũng theo báo cáo này, tỷ suất tử vong
trung bình do đuối nước tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 là 7,84/100.000 dân. Tỷ
suất đuối nước khác nhau giữa các nhóm tuổi và giới tính. Năm 2012, Việt Nam có
6.426 người tử vong do đuối nước được báo cáo, nhóm tuổi 0-4 chiếm 1.188 người,
tương ứng với tỷ suất cao nhất là 16,3/100.000; tiếp theo đến nhóm tuổi 5-14 với 1.579
người với tỷ suất 11.1/100.000. Nhóm tuổi 20-59 chiếm số lượng người tử vong do
đuối nước nhiều nhất là 2.403 người, tương ứng với tỷ suất 4.94/100.000. Tại Việt
Nam, nam giới tử vong do đuối nước nhiều hơn nữ giới. Năm 2012, báo cáo ghi nhận
4.651 nam giới và 1.775 nữ giới tử vong do đuối nước với tỷ suất tương ứng là
10,76/100.000 và 4,08/100.000. Tử vong trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tại Việt
Nam, báo cáo cho biết, năm 2012 các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là đuối nước,
tai nạn giao thông và tự tử với tỷ suất tử vong tương ứng là 12,24/100.000;
7,47/100.000 và 1,91/100.000[2].
Nghiên cứu điều tra chấn thương quốc gia năm 2010 (VNIS 2010) đã chỉ ra

rằng đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trong các nhóm tuổi. Tỷ lệ tử
vong trung bình do đuối nước của trẻ em (0-19) ở Việt Nam là 8,1/100.000. Tỷ lệ tử
vong do đuối nước ở nam giới là 10,7/100.000 cao hơn so với tỷ lệ này ở nữ giới là
5,4/100.000. Tỷ lệ đuối nước cao nhất ở nhóm tuổi 0-4 tuổi (12,9/100.000), tiếp theo là
ở nhóm tuổi từ 5-9 tuổi (11,0/100.000). Có hơn 77% các trường hợp đuối nước xảy ra
ở cộng đồng, và những nơi nguy hiểm nhất là ao, hồ, sông[4]. Hầu hết những người bị
đuối nước đều không biết bơi và tỷ lệ đuối nước ở trẻ em nông thôn cao gấp hai lần so
với tỷ lệ này ở thành thị. Đuối nước thường xảy ra từ 6h sáng đến 4h chiều trong ngày,
và thường xảy ra vào buổi sáng, hiếm khi xảy ra vào ban đêm. Hầu hết các trường hợp
đuối nước thường xảy ra vào buổi sáng (87%), trong đó vào thời điểm lúc 9h sáng đuối
nước xuất hiện với tỷ lệ tương đối cao, chiếm 59,8%[3].
Nghiên cứu viên Phan Thanh Hòa sử dụng số liệu của nghiên cứu VNIS 2010
phân tích về tình hình đuối nước ở khu vực Đồng Bằng sơng Cửu Long cho biết tỷ
suất đuối nước của trẻ dưới 18 tuổi là 28,3/100.000 trẻ. Trong đó, tỷ suất đuối nước
cao nhất là ở nhóm trẻ 0 – 4 tuổi là 100,5/100.000; tỷ suất ở nhóm trẻ nam cao hơn
nhóm trẻ nữ, tỷ suất tương ứng là 119,4/100.000 trẻ và 80,3/100.000 trẻ. Có sự chênh
3


lệch lớn giữa tỷ suất tử vong do đuối nước ở khu vực thành thị và nông thôn, tương
ứng là 32,2/100.000 và 119,7/100.000[6].
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của đuối nước
Nhiều báo cáo và nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra một số
nhóm yếu tố nguy cơ của đuối nước, bao gồm: tuổi và giới tính; địa điểm và thời gian;
yếu tố kinh tế xã hội và yếu tố mơi trường [7].
Tuổi và giới tính: Tỷ lệ tử vong do đuối nước, ở trẻ em và thanh niên dưới 20
tuổi, theo nhóm tuổi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho thấy tỷ lệ trẻ
em ở nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Số liệu từ các nghiên
cứu được thực hiện tại Đông Nam Á cho thấy đuối nước chiếm 90% tổng số tử vong
do thương tích ở trẻ em từ 1 – 4 tuổi và trên 50% tử vong do thương tích ở trẻ em

nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi [7]. Ở Bangladesh năm 2009, tỷ suất đuối nước ở trẻ em từ 0 –
17 tuổi 28,6/100.000 dân, cao nhất trong nhóm từ 1 – 4 tuổi là 86,3/100.000 dân[12].
Một nghiên cứu khác ở Matlab, Bangladesh, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở các nhóm
tuổi như sau: Nhóm từ 1 – 4 tuổi là 80,5%, nhóm dưới 1 tuổi 4,8%, nhóm 5 – 19 tuổi
là 14,7% [14]. Ở Thái Lan trẻ em từ 1 – 4 tuổi, nam bị đuối nước cao gấp 2 lần so với
nữ. Tuy nhiên, ở nhóm tuổi từ 10 – 14 thì tỷ lệ đuối nước ở nữ cao hơn nam [14]. Ở
Nam phi, tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm tuổi 1 – 9 tuổi [13]. Trong khi
đó, ở Hoa Kỳ đuối nước là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do thương tích ở trẻ
em từ 1 – 2 tuổi [18]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy, hầu hết các ca tử vong do
đuối nước xảy ra ở vùng nước mở là 73%, tỷ lệ tử vong tăng từ 42% ở nhóm tuổi <5
tuổi, 83% ở nhóm 5 – 9 tuổi, đến 90% ở nhóm 10 – 17 tuổi[21]. Nghiên cứu ở Úc, tỷ
lệ đuối nước ở nhóm tuổi 1 – 4 tuổi, trẻ em trai cao gần gấp đôi trẻ em gái (1,8 : 1) và
đuối nước giảm đi khi tuổi tăng lên [13]. Nghiên cứu của Dương Khánh Vân và cộng
sự vào năm 2007 cho thấy rằng tỷ suất đuối nước ở nam cao gấp ba lần so với nữ
(3,9/100.000 trẻ và 1,9/100.000 trẻ) [3]. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở nam cao hơn so
với nữ ở mọi lứa tuổi và trong tất cả các vùng, trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ tử vong do
đuối nước cao nhất ở cả hai giới trong tất cả các khu vực của Tổ chức Y tế trừ Châu
Phi [18]. Các trẻ trai được nhắc đến nhiều ở tất cả các khu vực trên thế giới về tỷ lệ tử
vong do đuối nước [7].
Các nhóm tuổi khác nhau có những yếu tố nguy cơ khác nhau, phụ thuộc vào
quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Trẻ nhỏ thường bị tai nạn do trẻ ở một
4


mình hoặc do người chăm sóc thiếu kinh nghiệm. Khi trẻ lớn hơn và tị mị hơn, trẻ
thường có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với những tình huống nguy cơ tiềm tàng. Ở
Việt Nam, đuối nước xảy ra nhiều nhất ở trẻ em nhóm tuổi từ 5 – 14 tuổi [1]. Nhóm
mức độ độc lập mà chúng có thể di chuyển và chơi đùa ngồi trời, thường là khơng có
người giám sát.
Năm 2004, tỷ lệ tử vong chung cho các em trai dưới 20 tuổi là 9/100.000 dân,

cao gần gấp đôi so với các em gái 5,2/100.000 dân. Số liệu thống kê phản ánh, trẻ nam
cũng là một yếu tố nguy cơ với đuối nước trên toàn thế giới, và giống như tình hình
hiện nay tại Việt Nam. Điều này là do thực tế trẻ nam thường chơi những trị chơi
ngồi trời và có nhiều hành vi nguy cơ cao hơn so với trẻ nữ. Trong những gia đình
ngư dân, trẻ nam cũng thường đi đánh cá cùng người lớn cịn trẻ nữ thì ở nhà. Thực tế
này cũng làm trẻ nam có nguy cơ đuối nước ở biển cao hơn[1].
Địa điểm và thời gian: Đuối nước xảy ra phổ biến nhất vào những tháng hè, từ
tháng 6 đến tháng 8 [37]. Thời gian xảy ra đuối nước từ 13 giờ – 17 giờ là 62,7% [35].
Nghiên cứu ở Trung Quốc, 65% các trường hợp xảy ra vào buổi chiều, 27% vào giữa
trưa, và 7% vào buổi sáng. Bảy mươi lăm phần trăm các trường hợp xảy ra trong vùng
nước tự nhiên (sông/ao/mương nước/bể), 15% trong các hồ bơi và 2% trong các giếng
nước uống. Hầu hết các sự cố (80%) xảy ra trong những tháng ấm áp (từ tháng 5 đến
tháng 7). Đuối nước không gây tử vong chủ yếu là do vơ tình rơi vào nước (25%), bơi
lội (24%), lặn (17%), chơi đùa trong nước (13%). Tám mươi ba phần trăm các trường
hợp được báo cáo rằng có nguồn nước tự nhiên xung quanh trường học hoặc nhà, và
76% của các vùng nước tự nhiên này không có bảng cảnh báo[15]. Nghiên cứu ở
Matlab cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong do đuối nước, 45% xảy ra ở ao, 16,8% ở
mương, 8,1% ở kênh và 4,4% là ở sông[10]. Trong phạm vi các quốc gia, các nhân tố
xã hội và nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến nguy cơ đuối nước. Các bằng chứng từ
các nghiên cứu đuối nước ở trẻ em tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình như
Trung Quốc và Bangladesh cũng chỉ ra rằng trẻ em nơng thơn có tỷ lệ đuối nước cao
hơn nhiều so với các em ở các khu vực thành thị [19]. Hầu hết các trường hợp đuối
nước xảy ra vào buổi sáng 68%, trong ao 69%, và trong khi người mẹ đang bận rộn
làm việc nhà 70% [18]. Một nghiên cứu ở phía Tây Nam Ả Rập Saudi, tỷ lệ đuối nước
trong nhà là 44,4%; trong đó, 55,6% bị chìm trong vật chứa nước bao gồm cả máy giặt
và xô, 53,4% trong các bể bơi trong nhà và trong sân nhà 22,2% các sự kiện xảy ra
5


trên biển và giếng nước[12]. Nghiên cứu ở Trung Quốc, tỷ suất đuối nước trên 100.000

dân là 5,85 ở khu vực nông thôn và 0,75 ở khu vực thành thị [50]. Ở Thái Lan, đuối
nước xảy ra ở cả hai thành thị và nông thôn, nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn là ở nông
thôn. Trẻ em nông thôn Thái Lan có tỷ suất đuối nước là 72,4/100.000 trẻ. Ở nhóm
tuổi từ 10 – 14 tuổi, đuối nước ở khu vực thành thị khơng ghi nhận được trường hợp
nào. Nhìn chung, trẻ em nông thôn trong độ tuổi từ 1 – 17 tuổi có khả năng bị đuối
nước hơn 5 lần so với trẻ em ở thành thị [14].
Về yếu tố khu vực, các trường hợp đuối nước gây tử vong xuất hiện nhiều hơn
ở vùng nông thôn, một phần là do đuối nước thường xảy ra ở sông, suối và hồ, các địa
điểm này thường phân bố nhiều ở vùng nông thôn[1]. Một nghiên cứu khác đuối nước
xảy ra nhiều nhất là ở ao hồ (63%), sau đó đến sơng, mương/kênh (28,3%) [9].
Yếu tố kinh tế xã hội và môi trường: Trong phạm vi một khu vực nhất định
trên thế giới cũng có những sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong do đuối nước giữa
các quốc gia thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập thấp. Thiếu cơ hội học hành kết
hợp với tình trạng nghèo đói có thể là một nhân tố liên quan. Có bằng chứng rằng đuối
nước ở trẻ em bị ảnh hưởng từ trình độ văn hóa của người chủ gia đình hoặc người
chăm sóc. Ở Bangladesh nghiên cứu của Rahman A đã chứng minh được rằng, nguy
cơ tử vong do đuối nước tăng theo tuổi của người mẹ, nguy cơ chết đuối của trẻ em ở
các bà mẹ trên 30 tuổi cao gấp ba lần so với các bà mẹ dưới 20 tuổi (OR=3,5; 95% CI:
2,1 – 5,6). Nguy cơ đuối nước trẻ em cao hơn các bà mẹ không biết chữ hoặc tốt
nghiệp tiểu học so với các bà mẹ đã tốt nghiệp trung học hoặc cao hơn là 2,1 và 1,7
lần. Trẻ em của các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bị đuối nước cao hơn[11].
Mơi trường xung quanh có nhiều ao, hồ, sơng và suối có thể tìm thấy ở nhiều
khu vực ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng nước không được bảo vệ và có thể gây nguy hiểm cho trẻ em khi chúng chơi
xung quanh hoặc trong vùng nước mà khơng có sự giám sát của người lớn [15]. Khu
vực xảy ra đuối nước thường là té sông, rạch, hầm ao cá chiếm 83%, các tình huống
chết đuối phần lớn là do trẻ em chơi một mình quanh nhà có sơng, rạch, ao mương mà
khơng có người trơng coi [10]. Việt Nam có đường bờ biển dài và hệ thống sông, suối,
ao hồ chằng chịt, nhiều gia đình xây dựng nhà ngay trên sông, hồ hay ao hoặc nhà
ngay gần biển. Những ngôi nhà này phần lớn là khơng có rào bảo vệ xung quanh.

Giếng và bể nước cũng thường khơng có nắp đậy. Ở một số tỉnh vùng ĐBSCL, người
6


dân thường hay cất nhà trên sông, thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán. Tất cả các yếu
tố trên tạo ra một mơi trường khơng an tồn, và dẫn đến nguy cơ đuối nước cao đặc
biệt là ở trẻ emm [15].
1.3. Các nghiên cứu về đuối nước trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về đuối nước trên thế giới
Nghiên cứu hồi cứu của Wenjun Ma và cộng sự được tiến hành tại tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc thu thập thông tin về các trường hợp đuối nước trong thời gian năm
2004 – 2005. Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2006, nguyên nhân tử vong liên
quan đến đuối nước đã được mã hóa theo phân loại bệnh tật quốc tế phiên bản thứ
mười (ICD10). Kết quả của nghiên cứu cho biết tỷ suất tử vong do đuối nước là
5,6/100.000 dân/năm. Tỷ suất tử vong ở nam cao gấp 1,5 lần so với tỷ suất tử vong ở
nữ. Đuối nước xảy ra ở khu vực nông thôn cao gấp 2 lần so với khu vực thành thị và ở
nhóm tuổi từ 0 – 4 tuổi, tỷ suất tử vong ở khu vực nông thôn cao gấp 2,1 lần so với
khu vực thành thị. Trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi có tỷ suất tử vong do đuối nước
cao nhất trong các nhóm tuổi. Các nơi phổ biến nhất của đuối nước là khu vực nước tự
nhiên và mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) là mùa xảy ra đuối nước nhiều nhất. Đuối
nước là một gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc[19].
Nghiên cứu của Rahman. A và cộng sự (2006), Đuối nước – một nguyên nhân
chính ảnh hưởng sức khỏe trẻ em nhưng bị bỏ quên ở nông thôn Bangladesh: tác động
đối với các nước có thu nhập thấp. Thiết kế nghiên cứu điều tra cắt ngang được thực
hiện để ước tính gánh nặng đuối nước của trẻ từ 1 – 4 tuổi ở vùng nông thôn
Bangladesh, số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con thuộc đối
tượng nghiên cứu, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2001. Kết quả, tỷ suất đuối nước trẻ từ
1 – 4 tuổi là 156,4/100.000 trẻ/năm. Gần như một trăm phần trăm (98,8%) đuối nước
xảy ra vào ban ngày, thời gian từ 6 giờ sáng đến 18 giờ. Đuối nước xảy ra hầu hết
trong năm, nhưng nhiều nhất là tháng 9. Đuối nước xảy ra phổ biến nhất ở khu vực

nước tự nhiên như ao, mương, hồ và sơng. Trẻ em trai có nguy cơ bị đuối nước cao
hơn trẻ em gái, với OR=1,4; 95% khoảng tin cậy từ 1,1 – 1,7[11].
Nghiên cứu của Tyebally. A và Ang. S.Y, về dịch tễ học của đuối nước và gần
đuối nước ở Singapore để xác định các yếu tố nguy cơ và đề xuất các chiến lược
phòng ngừa đuối nước. Tổng số có 38 trẻ em từ 0 – 16 tuổi, được quản lý ở khoa cấp
cứu của mạng lưới dịch vụ Y tế Singapore, về đuối nước và gần đuối nước từ tháng hai
7


năm 2002 đến tháng giêng năm 2004. Các dữ liệu được thu thập bằng hình thức phỏng
vấn, xem hồ sơ lưu trữ của bệnh nhân và các báo cáo của nhân viên điều tra. Kết quả
cho thấy rằng: Tử vong do đuối nước ở nam cao gấp 3 lần so với nữ. Tuổi bị đuối nước
cao nhất là 3 – 4 tuổi, tiếp theo là 5 – 6 tuổi và thấp nhất là nhóm trên 13 tuổi. Hơn
một nửa sự cố xảy ra ở hồ bơi, ngoài ra, bồn tắm, bể, ao là các nguy cơ cho trẻ dưới 5
tuổi. Hầu hết với trường hợp bị đuối nước, các tiêu chí về tồn tại địa điểm xảy ra sự
việc đều thiếu, như khơng có nhân viên cứu hộ, khơng có áo phao, khơng có hàng rào
hoặc biển hiệu cảnh báo.
Các nghiên cứu trên đều cho thấy rằng, đuối nước ở trẻ em là vấn đề y tế công
cộng nghiêm trọng ở khu vực, với tỷ suất tử vong cao so với các loại chấn thương
khác. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em nam có nguy cơ bị đuối nước cao hơn trẻ
em nữ và vùng nông thôn bị đuối nước phổ biến hơn vùng thành thị, nơi bị đuối nước
là những vùng nước tự nhiên như: Ao hồ, sông, kênh rạch,… Đuối nước xảy ra vào
ban ngày và đỉnh cao là những tháng hè. Hầu hết các nghiên cứu chỉ mô tả thực trạng
tử vong do đuối nước gây ra và một số yếu tố nguy cơ như tuổi, giới và khu vực sống.
1.3.2. Các nghiên cứu về đuối nước tại Việt Nam
Nghiên cứu điều tra chấn thương quốc gia năm 2010 (VNIS), với gần 50.000 hộ
gia đình tham gia nghiên cứu, gồm có 191.028 người. Kết quả nghiên cứu đưa ra mơ
hình chấn thương khơng tử vong và chấn thương tử vong tại Việt Nam trong năm
2010. Nghiên cứu chỉ ra năm nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương tử vong tại
Việt Nam 2010. Thứ nhất là tai nạn giao thông với tỷ suất tử vong là 58,9/100.000 dân,

tiếp theo nguyên nhân thứ 2 dẫn đến chấn thương gây tử vong là ngã với tỷ suất là
26,6/100.000 dân, nguyên nhân thứ 3 gây tử vong là đuối nước với tỷ suất
17,3/100.000 dân[4]. Tỷ suất tử vong do đuối nước theo các khu vực, Đồng Bằng sông
Cửu Long đứng thứ 3 với tỷ suất 16,2/100.000 dân xếp sau khu vực Đồng Bằng sông
Hồng và Trung du Miền núi Phía Bắc, tỷ suất tương ứng là 37,7/100.000 và
19,8/100.000 (chi tiết Phụ lục 3)[4]. Nghiên cứu tìm hiểu chi tiết về tình hình đuối
nước tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long cho biết, tỷ suất tử vong đuối nước ở
nam 35/100.000 trẻ cao hơn nữ 22/100.000 trẻ; tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất
ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi 100,5/100.000 trẻ, và tiếp theo nhóm tuổi 15 – 17 tuổi
8,0/100.000 trẻ. Trong nghiên cứu này không ghi nhận được trường hợp tử vong đuối
nước ở nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi và nhóm từ 10 – 14 tuổi. Tỷ suất tử vong do đuối nước
8


ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi cao nhất, trẻ em nam tỷ suất 119,4/100.000 trẻ và trẻ em nữ
80,3/100.000 trẻ. Ở nhóm tuổi 15 – 17 tuổi, đuối nước chỉ gặp ở trẻ em nam với tỷ suất
15,4/100.000 trẻ. Tỷ lệ phân bố thời gian bị đuối nước cao nhất trong ngày là 9 giờ
sáng tỷ lệ 59,8%, tiếp theo là 6 giờ 28,4%, các khung giờ khác chiếm dưới 5%. Tháng
10 là tháng xảy ra đuối nước cao nhất chiếm tỷ lệ 33,7%, tiếp theo là tháng 9 tỷ lệ
28,4%, tháng 1 tỷ lệ 26%, tháng 3 tỷ lệ 5,2% và thấp nhất là tháng 2, tháng 4 tỷ lệ
khoảng 3%. Số liệu cho thấy, trên 60% các trường hợp đuối nước xảy ra xung quanh
nhà cách nhà trong vòng 20 mét và đáng lưu ý là 97% các trường hợp đuối nước xảy
ra ở khu vực không có rào chắn. Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa giới tính, khu
vực sống và nhóm tuổi với tử vong do đuối nước. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong do
đuối nước ở trẻ em nam 63,3% và ở trẻ em nữ 36,7%. Với kiểm định Khi bình phương
OR = 1,6; p<0,001 và khoảng tin cậy từ 1,2 – 1,9. Như vậy trẻ em nam có nguy cơ tử
vong do đuối nước cao gấp 1,6 lần so với trẻ em nữ. Kết quả kiểm định với yếu tố khu
vực sống cho kết quả tương tự: những trẻ em sống ở khu vực nơng thơn có nguy cơ tử
vong do đuối nước cao gấp 2,1 lần so với những trẻ sống ở khu vực thành thị. Yếu tố
nhóm tuổi có sự chênh lệch đặc biệt lớn: Trẻ em nhóm tuổi dưới 5 tuổi có nguy cơ tử

vong do đuối nước cao gấp 50 lần so với những trẻ ở nhóm tuổi từ 5 trở lên[4].
Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lan, Lương Mai Anh, và cộng sự: Tình hình tử
vong do đuối nước ở Việt Nam. Với mục tiêu đánh giá tình trạng đuối nước ở Việt
Nam từ 2005 – 2009, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế đã chọn tất cả các nguyên
nhân cụ thể tử vong từ sổ A6 – YTCS trên 10.000 xã của 63 tỉnh thành ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đuối nước là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau tai
nạn giao thông. Tỷ suất đuối nước là 8/100.000 dân/năm. Nam bị đuối nước cao hơn
nữ. Trẻ em có nguy cơ đuối nước cao, đặc biệt là nhóm tuổi từ 0 – 4 tuổi cao nhất
chiếm tỷ suất 22/100.000 trẻ/năm. Trong đó, trẻ trai ở nhóm tuổi này bị đuối nước cao
gấp 1,4 lần so với trẻ gái[20].
Nghiên cứu của Dương Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Ngà và cộng sự về nguy cơ
đuối nước trẻ em dưới 18 tuổi tại 6 xã thuộc các tỉnh Hải Dương, Thừa Thiên Huế và
Đồng Tháp thời gian từ tháng 6/2002 đến 6/2005. Với phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang hồi cứu, kết hợp với nghiên cứu định tính. Kết quả cho thấy, phần lớn các
trường hợp đuối nước xảy ra ở trẻ nhỏ nhóm tuổi < 6 tuổi, tiếp theo là nhóm 6 – 10
tuổi. “Lứa tuổi dưới 5 tuổi thường dễ bị đuối nước nhất vì các cháu còn nhỏ quá, chưa
9


hiểu biết gì và chưa biết bơi lại hay hiếu động”. Tỷ lệ đuối nước ở nam cao gấp 2 lần
so với nữ. Thời gian xảy ra đuối nước phần lớn là vào tháng 4 đến tháng 9. “Đuối nước
chủ yếu xảy ra vào mùa hè, khoảng 9 – 10 giờ sáng vì các cháu thường đi tắm, chơi
đùa, gia đình quên lãng”. “Đuối nước thường xảy ra vào tháng 7 – 9 là mùa nước lên,
khi cha mẹ phải đi làm khơng có ai trơng trẻ”. Thời điểm xảy ra đuối nước vào ban
ngày, khơng có trường hợp nào xảy ra buổi tối và ban đêm. Phần lớn tại các địa điểm
xảy ra đuối nước khơng có các biện pháp an tồn, 100% các dụng cụ chứa nước khơng
có nắp đậy. Tất cả các trường hợp đuối nước bị ngã xuống ao hồ, kênh mương hầu hết
là khơng có hàng rào che chắn[7].
Gánh nặng về tử vong do đuối nước là vô cùng lớn, tác động đến từng gia đình,
từng cá nhân mỗi người và tồn xã hội. Vì vậy nhu cầu tiến hành các nghiên cứu, can

thiệp nhằm tìm hiểu chi tiết thực trạng đuối nước ở từng khu vực, từ đó đề ra các biện
pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ em Việt Nam, giảm các
gánh nặng do đuối nước đến cộng đồng. Các nghiên cứu ở Việt Nam đều đưa ra kết
quả chung, tử vong do đuối nước phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và tỷ suất tử vong ở
nam cao hơn nữ trong mọi nhóm tuổi. Hầu hết, các trường hợp đuối nước xảy ra ban
ngày và đỉnh cao là những tháng hè. Đa phần các ca tử vong do đuối nước xảy ra ngoài
nhà ở những vùng nước như sông, ao hồ, mương, kênh rạch.
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, là một
tỉnh được chia làm 2 vùng lớn là Bắc sông Tiền và Nam sông Tiền, với 12 huyện, thị
được chia thành 6 huyện thượng nguồn sông tiền và 6 huyện hạ nguồn sông tiền. Về
kinh tế của Tỉnh chủ yếu là nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo cịn cao 6,65%. Đồng
Tháp có nhiều hệ thống sơng suối và kênh rạch nối ra sông Tiền với dân số khoảng
1.648.0000 dân, trong đó trẻ em 347.000 trẻ[22]. Đồng Tháp là một tỉnh có khí hậu ơn
đới, hệ thống tưới tiêu rộng lớn, nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi hai sông
lớn là sông Tiền và sông Hậu với nguồn phù sa bồi đắp trù phú do vậy nông nghiệp ở
Đồng Tháp rất phát triển. Mặc dù nguồn nước ở đây mang lại rất nhiều lợi ích cho
nơng nghiệp nhưng nó cũng là nguy cơ lớn gây đuối nước ở trẻ em.

10


1.3. Khung lý thuyết:
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu về
vấn đề đuối nước trên thế giới và tại Việt Nam [6]. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
tử vong do đuối nước gồm có: yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố mơi trường và
xã hội.

Yếu tố mơi trường và
xã hội:

- Nơi xãy ra đuối nước.
- Tình trạng rào chắn.
- Hoạt động trước khi tai
nạn.
- Điều kiện thời tiết.
- Thời gian phát hiện tai
nạn.
- Tình trạng mặc áo phao
khi xuống nước.
- Sự hỗ trợ y tế sau khi tai

Yếu tố cá nhân:
- Tuổi
- Giới tính
- Tình trạng biết
bơi

Tử vong do đuối
nước của trẻ em

nạn.

11

Yếu tố gia đình:
- Tuổi NCST
- Trình độ NCST
- Kiến thức, quan niệm
phịng chống đuối
nước của NCST

- Kinh tế gia đình
- Tình trạng hơn nhân
cha/mẹ
- Số con trong gia đình


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh: người chăm sóc trẻ của nạn nhân tử vong do đuối nước.
Người chăm sóc trẻ tại gia đình có trẻ dưới 16 tuổi đã tử vong đuối nước trong
giai đoạn 1/1/2018 đến 31/12/2018 hiện đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Nhóm chứng: người chăm sóc trẻ khơng tử vong do đuối nước.
Người chăm sóc trẻ tại hiện đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Người chăm sóc trẻ thuộc nhóm chứng sẽ được ghép cặp với trẻ bị tử vong do
đuối nước theo các tiêu chí:
+ Cùng địa bàn sinh sống (khối phố, cụm dân cư, thôn), như vậy trẻ tử vong và
trẻ hiện đang sống có cùng phơi nhiễm về nguy cơ tiếp xúc các nguồn nước quanh
nhà.
+ Có tuổi xấp xỉ với đối tượng tử vong (tuổi +2)
+ Có giới tính tương tự như đối tượng tử vong.
+ Tỷ lệ bệnh: chứng là 1:2.
Tiêu chí loại trừ: Những trường hợp từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2019 tháng 6/2019.
- Địa điểm nghiên cứu: 12 huyện, thị, TP trong tỉnh Đồng Tháp.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nhóm bệnh: Người chăm sóc trẻ tại gia đình có trẻ dưới 16 tuổi tử vong do
đuối nước tại tỉnh Đồng Tháp, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng
Tháp có 40 trẻ tử vong do đuối nước trong thời gian này nên cỡ mẫu của nhóm bệnh là

40.
Nhóm chứng: Người chăm sóc trẻ tại gia đình có trẻ dưới 16 tuổi đang sống
bình thường, ghép cặp với nhóm bệnh theo các tiêu chí đã nêu. Tỷ lệ bệnh:chứng là
1:2 nên cỡ mẫu của nhóm chứng là 80.
Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 120, trong đó nhóm bệnh là 40 và nhóm
chứng là 80.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẳn để phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu.
12


- Bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng và điều tra thử, chỉnh sửa trước khi điều
tra chính thức.
2.6. Nghiên tắc thu thập số liệu và đạo đức nghiên cứu
- Được sự đồng thuận của gia đình để phỏng vấn.
- Thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra kiến thức, quan niệm về phòng chống
đuối nước: Điều tra viên là tác giả trực tiếp phỏng vấn để thu thập thông tin nghiên
cứu.
- Sau khi thông tin được thu thập đầy đủ theo yêu cầu đặt ra, tác giả nghiên cứu
sẽ trực tiếp thu hồi, kiểm tra và mã hóa phiếu.
2.6. Các biến số nghiên cứu:
Các biến số nghiên cứu được mô tả chi tiết tại phụ lục 1, gồm:
- Thông tin cá nhân của trẻ em.
- Thông tin cá nhân của người chăm sóc trẻ.
- Thơng tin các yếu tố liên quan đến tử vong do đuối nước của trẻ em.
- Thông tin về kiến thức và quan niệm của người chăm sóc trẻ.
-Tiêu chuẩn đánh giá về biến số kiến thức phịng chống đuối nước của NCST:
+ Có tất cả 6 câu hỏi về kiến thức, NCST trả lời đúng 1 câu được tính là 1 điểm.
+ Tổng số điểm đạt 5-6 điểm là đạt về kiến thức và < 5 điểm là không đạt về
kiến thức.

2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu được mã hóa và làm sạch trước khi nhập vào máy vi tính.
- Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm thống kê y học Epidata và phần
mềm SPSS 20.0.
Thống kê mô tả: Lập bảng phân bố tần số của các biến số.
Thống kê phân tích: xác định mối liên quan giữa việc tử vong do đuối nước
với các các yếu tố nguy cơ xác định được. Sử dụng kiểm định Khi bình phương (χ
2) với khoảng tin cậy 95%, p = 0,05.
So sánh tần số phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ giữa nhóm tử vong và nhóm
khơng tử vong, để tính tốn sự kết hợp của yếu tố nguy cơ đó và tử vong do đuối nước
của trẻ em.

13


2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi những trường hợp trẻ em đuối nước trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian từ 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 nên tính
đại diện của nghiên cứu bị hạn chế về mặt phạm vi ngoại suy kết quả nghiên cứu.
Công cụ nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc nhiều
vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi và sự tích cực tham gia của người trả lời. Nhạy
cảm với sai số nhớ lại. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn về trường hợp đuối nước
thông qua cha/mẹ/người chăm sóc trẻ nên việc mơ tả hồn cảnh xảy ra tai nạn tai nạn
không trực tiếp.
Để khắc phục những khả năng sai số này, trong quá trình phỏng vấn nghiên cứu
viên sẽ giải thích rõ ràng cho đối tượng nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu, tạo
được sự thân thiện, thoải mái trước và trong quá trình phỏng vấn.

14



Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin cá nhân của trẻ em ở nhóm tử vong
Nội dung
Nam
Giới tính
Nữ
< 1 tuổi
1-4 tuổi
Nhóm tuổi
5-12 tuổi
>12 tuổi
Khơng biết bơi
Tình trạng biết bơi Biết bơi trung bình
Biết bơi giỏi
Nhận xét:

Tần số

Tỷ lệ %

Bảng 3.2: Thơng tin chung về gia đình và người chăm sóc trẻ nhóm trẻ tử vong:
Biến số

Nội dung

Tần số

Tỷ lệ


(n)

(%)

Dưới 30 tuổi
30 – 39 tuổi
Nhóm tuổi
40 – 49 tuổi
≥ 50 tuổi
Nam
Giới tính
Nữ
Chưa từng đi học
Tiểu học/cấp 1
Trình độ học vấn
Trung học cơ sở/cấp 2
Trung học phổ thông/cấp 3
Cao đẳng/Đại học hoặc cao hơn
Tình trạng hơn nhân của Kết hơn
Li dị/li thân
cha/mẹ
Khác
1-2 con
Số con trong gia đình
> 2 con
Hộ nghèo
Điều kiện kinh tế gia đình
Khơng thuộc hộ nghèo
Gia đình có hàng rào an Có

Khơng
tồn cho trẻ
Nhận xét:
Bảng 3.3. Thơng tin cá nhân của trẻ em ở nhóm trẻ khơng tử vong
Giới tính

Nội dung
Nam
Nữ

Tần số

15

Tỷ lệ %


Nhóm tuổi

Tình trạng biết bơi

< 1 tuổi
1-4 tuổi
5-12 tuổi
>12 tuổi
Khơng biết bơi
Biết bơi trung bình
Biết bơi giỏi

Nhận xét:

Bảng 3.4: Thơng tin chung về gia đình và người chăm sóc trẻ nhóm trẻ khơng tử vong:
Biến số

Nội dung

Tần số

Tỷ lệ

(n)

(%)

Dưới 30 tuổi
30 – 39 tuổi
Nhóm tuổi
40 – 49 tuổi
≥ 50 tuổi
Nam
Giới tính
Nữ
Chưa từng đi học
Tiểu học/cấp 1
Trình độ học vấn
Trung học cơ sở/cấp 2
Trung học phổ thông/cấp 3
Cao đẳng/Đại học hoặc cao hơn
Tình trạng hơn nhân của Kết hơn
Li dị/li thân
cha/mẹ

Khác
1-2 con
Số con trong gia đình
> 2 con
Điều kiện kinh tế gia đình Hộ nghèo
Khơng thuộc hộ nghèo
Gia đình có hàng rào an Có
tồn cho trẻ
Nhận xét:

Khơng

3.2. Thực trạng tử vong do đuối nước của trẻ em tỉnh Đồng Tháp năm 2019:
Bảng 3.5. Địa điểm xãy ra đuối nước của trẻ em
Thông tin chung

Chỉ số

Phân theo nơi xãy

Ao (mươn, hầm)

ra đuối nước
Khoảng cách đến

Sông
0-100 mét

nhà
Nhận xét:


Trên 100 mét
16

Tần số

Tỷ lệ

(n)

(%)


Bảng 3.6. Thời gian xãy ra đuối nước của trẻ em
Thông tin chung

Chỉ số

Phân theo ngày và

Ban ngày

đêm
Chia theo sáng và

Ban đêm
Buổi sáng(6giờ-11giờ 59phút)

chiều


Tần số

Tỷ lệ

(n)

(%)

Buổi chiều(12giờ-15 giờ 59phút)
6-7 giờ 59 phút
8-9 giờ 59 phút

Giờ trong ngày

10- 11 giờ 59 phút
12- 13 giờ 59 phút
14- 15 giờ 59 phút

16- 17 giờ 59 phút
Thời gian theo mùa Mùa bão, lũ
trong năm

Mùa khơ, cạn
Nhận xét

Bảng 3.7. Nhóm ngun nhân do yếu tố mơi trường và xã hội
Thơng tin chung
Tình trạng rào chắn nơi
xãy ra đuối nước
Địa điểm xãy ra đuối nước

vắng người qua lại
Tình trạng mặc áo phao
của trẻ trước khi bị tai nạn
Thời gian phát hiện trẻ bị
đuối nước
Sau khi bị tai nạn trẻ được
đưa đi đâu
Hoàn cảnh xãy ra đuối
nước

Chỉ số
Có rào chắn tồn bộ
Có rào chắn một phần
Khơng có rào chắn

Khơng

Khơng
Dưới 10 phút
Từ 10 phút trở lên
Cơ sở y tế công lập
Cơ sở y tế tư nhân
Đưa về nhà
Bơi một mình
Bơi với bạn
Bị ngã

17

Tần số


Tỷ lệ

(n)

(%)


3.3. Kiến thức và quan niệm về phòng chống đuối nước cho trẻ
Bảng 3.8: So sánh kiến thức đúng về phịng chống đuối nước của NCST ở 2 nhóm đối
tượng nghiên cứu:
Nội dung

Nhóm bệnh
n
Tỷ lệ %

Nhóm chứng
n
Tỷ lệ %

Với đuối nước, trẻ em nam giới bị tử vong
nhiều hơn nữ giới ở Việt Nam
Với đuối nước, trẻ em thuộc nhóm < 5tuổi bị
tử vong nhiều nhất ở Việt Nam
Không để trẻ chơi đùa một mình khi tiếp cận
khu vực ao, hồ, sơng suối
Lu, xơ, chậu trong nhà cần đậy kín nắp
Trẻ em có thể bị tử vong do đuối nước ngay
trong nhà

Trẻ em đã biết bơi vẫn có khả năng bị tử vong
do đuối nước
Nhận xét:
Bảng 3.9: quan niệm về phịng chống đuối nước của NCST ở 2 nhóm đối tượng nghiên
cứu:
Nội dung

Nhóm bệnh
n
Tỷ lệ %

- Trẻ khơng biết bơi
- Bơi tại địa điểm nguy cơ cao
- Thiếu sự giám sát của người
Nguyên nhân

lớn

dẫn đến đuối

- Thiếu rào chắn xung quanh khu

nước trẻ em

vực nguy hiểm
- Thiếu kiến thức về đuối nước
- Khơng có bảng cảnh báo nguy

Để phịng


hiểm ở nơi nguy cơ cao
Cho trẻ học bơi

tránh đuối

- Không cho trẻ đến địa điểm

nước cho trẻ

nguy cơ cao

em cần phải

- Ln có sự giám sát của người
lớn
18

Nhóm chứng
n
Tỷ lệ %


- Dựng rào chắn xung quanh khu
vực nguy hiểm
- Tăng cường truyền thông thức
về đuối nước cho cộng đồng
- Làm bảng cảnh báo nguy hiểm
Tầm quan

ở nơi nguy cơ cao

- Rất quan trọng

trọng của

- Quan trọng

việc học bơi

- Ít quan trọng

cho trẻ
Tuổi học bơi

- Không quan tâm

cho trẻ tốt
nhất là mấy

- < 5 tuổi
- Từ 5 tuổi trở lên

tuổi?
Trẻ em dưới
6 tuổi có nên
gửi tại các

- Có

nhà trẻ cơng


- Khơng

lập/tư nhân
không?
Độ tuổi gửi
trẻ tốt nhất là
bao nhiêu
tháng?
Nhận xét:

0 -12 tháng
13 – 24 tháng
> 24 tháng

19


3.4. Một số yếu tố liên quan đến tử vong do đuối nước của trẻ em:
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tình trạng biết bơi và tử vong do đuối nước của trẻ:

Biến số

Tình trạng

Tử vong do đuối nước
Nhóm
Nhóm tử
khơng tử
vong (%)
vong (%)


Tổng
cộng

P

OR

n (%)

CI
95%

Không biết
bơi
Biết bơi

biết bơi

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình và tử vong do đuối nước của trẻ:

Biến số
Tình trạng
hơn nhân

Tử vong do đuối nước
Nhóm
Nhóm tử
khơng tử
vong (%)

vong (%)

Tổng
cộng

P

OR

n (%)

CI
95%

Ly dị
Kết hơn

của cha/mẹ
Hộ nghèo
Con trong
gia đình
Hàng rào an
tồn


Khơng
> 2 con
1-2 con
Khơng có



Nhận xét:
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa NCST và tử vong do đuối nước của trẻ:

Biến số

Tuổi
Trình độ
văn hóa
Kiến thức
phịng

Tử vong do đuối nước
Nhóm
Nhóm tử
khơng tử
vong (%)
vong (%)

Ly dị
Kết hơn

Khơng
Khơng đạt
Đạt
20

Tổng
cộng
n (%)


P

OR

CI
95%


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×