Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bộ 4 đề thi Luật ngân hàng Trường ĐH Luật TP.HCM có đáp án tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.7 KB, 14 trang )

BỘ 4 ĐỀ THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
ĐỀ THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
(Lớp Quản trị luật 36)
Thời gian: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật
1. Câu hỏi tự luận (2 điểm)
Tại sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại khẳng định “Bitcoin (và các loại tiền
ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và khơng phải là phương tiện thanh tốn
hợp pháp tại Việt Nam”.
Trả lời:
-

Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), khơng được phát hành bởi chính phủ
hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính
kết nối mạng internet ngang hàng.

-

Sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như:
Thứ nhất, các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao nên Bitcoin có thể trở
thành cơng cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch,
thanh toán tài sản phi pháp.
Thứ hai, Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn
công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn.
Thứ ba, do giá trị đồng Bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn
nên hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn
gây thiệt hại cho người đầu tư.
Thứ tư, Bitcoin khơng bị chi phối và kiểm sốt giao dịch bởi cơ quan quản lý nhà
nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu tồn bộ rủi ro vì khơng có cơ chế
bảo vệ quyền lợi.


Do việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là
một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân nên Ngân hàng nhà nước khẳng
định: “Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải
là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam”.

2. Bài tập tình huống (8 điểm)
1


Bài tập 1 (3.5 điểm)
Ông A là giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần B.
Công ty cổ phần B và ông A đều tiến hàng mở tài khoản séc tại ngân hàng thương mại cổ
phần C.
Ngày 01/06/2015, công ty cổ phần B có phát sinh nghĩa vụ thanh tốn số tiền 2 tỷ đồng
cho công ty trách nhiệm hữu hạn D.
a) Giả sử ông A đã ký tờ séc với tư cách là người đại diện cho người ký phát là công ty
cổ phần B vào ngày 01/06/2015 theo đúng quy định của pháp luật về mặt nội dung và
đảm bảo đủ số dư trong tài khoản để thanh tốn.
Sau đó, công ty D chuyển nhượng tờ séc cho ông E bằng cách ký hậu và ghi rõ người
thụ hưởng là ông E. Ông E đã tiến hành chuyển nhượng lại cho ông F nhưng ông E đã
quên thủ tục ký hậu.
Ngày 25/06/2015, ơng F xuất trình tờ séc tại ngân hàng C. Ngân hàng C đã từ chối
thanh tốn vì cho rằng tính liên tục của việc ký hậu khơng bảo đảm. Lý do đưa ra
của Ngân hàng C là đúng hay sai? Tại sao? Ơng F phải làm gì để bảo về quyền và
lợi ích hợp pháp của mình (2 điểm)
Lời giải tham khảo:
Lý do đưa ra của Ngân hàng C là đúng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư
22/2015/TT-NHNN: “Người thụ hưởng tờ séc đã qua ký chuyển nhượng là người cuối
cùng được chuyển nhượng trong dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục” lúc này là ơng E.
Ơng F phải u cầu ơng E ký chuyển nhượng tờ séc cho mình đúng theo quy định tại

Điều 65 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.
b) Gỉa sử khi ơng A ký phát séc, do sai sót nên ông A đã ghi số tiền bằng số là:
“200.000.000 đồng” nhưng số tiền bằng chữ là “hai tỷ đồng”. Liệu ngân hàng C
có chấp thuận chi trả số tiền trên tờ séc này hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
Lời giải tham khảo:
Ngân hàng C sẽ không chấp thuận chi trả số tiền trên tờ séc này do tờ séc này khơng
có giá trị thanh tốn theo quy định tại khoản 6 Điều 58 Luật các công cụ chuyển nhượng
2005.
Bài tập 2 (4.5 điểm)
Ngày 01/09/2015, Công ty TNHH An Thịnh (“Công ty”), do ông Bằng làm Giám
đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Tân (“Ngân hàng”) đàm phán để ký hợp đồng tín dụng. Theo đó, Ngân hàng sẽ cho Công
ty vay số tiền là 2 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất 10%/năm, mục đích sử dụng vốn là
trả tiền cho đối tác nước ngoài theo hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất.
Một số phương án bảo đảm tiền vay liệt kê dưới đây đươc hai bên đưa ra bàn bạc:
2


Phương án 1: Dùng chính lơ hàng là tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản
đảm bảo. (1.5 điểm)
Phương án 2: Dùng uy tín của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh X (nơi Cơng ty đóng trụ
sở) để đảm bảo cho khoản vay trên của Công ty do Công ty là đơn vị sử dụng rất nhiều
phụ nữ ở địa phương. (1.5 điểm)
Phương án 3: Dùng chính số cổ phiếu Ngân hàng đã phát hành, do Công ty đang
sở hữu để cầm cố. (1.5 điểm)
Hỏi:
Nếu là người được yêu cầu tư vấn cho Công ty về giao dịch này, anh (chị) hãy
phân tích mức độ phù hợp pháp luật của từng phương án? Liệt kê những rủi ro pháp
lý đối với bên vay, bên cho vay trong từng phương án? Phương án nào có thể chọn,

phương án nào khơng nên chọn? (Vì sao)
Lời giải tham khảo:
-

Mức độ phù hợp pháp luật của từng phương án:
Phương án 1: Dùng chính lơ hàng là tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm
bảo.
Phù hợp với quy định của pháp luật. Nên chọn
Lơ hàng là tài sản hình thành từ vốn vay thuộc trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản
hình thành trong tương lai quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP.
CSPL: khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP.
Phương án 2: Dùng uy tín của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh X (nơi Công ty đóng trụ sở)
để đảm bảo cho khoản vay trên của Công ty do Công ty là đơn vị sử dụng rất nhiều
phụ nữ ở địa phương.
Không phù hợp với quy định của pháp luật. Khơng nên chọn
Dùng uy tín của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh X (nơi Công ty đóng trụ sở) để đảm bảo
cho khoản vay là hình thức tín chấp, tín chấp chỉ áp dụng bảo đảm cho khoản vay của
cá nhân, hộ gia đình mà khơng áp dụng cho tổ chức.
CSPL: Khoản 1 Điều 49 Nghị định 163/2006/NĐ-CP
Phương án 3: Dùng chính số cổ phiếu Ngân hàng đã phát hành, do Công ty đang sở
hữu để cầm cố.
Không phù hợp với quy định của pháp luật. Không nên chọn
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, Tổ chức tín dụng khơng được cấp
tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc cơng
ty con của tổ chức tín dụng. Quy định này nhằm đảm bảo sự an tồn cho TCTD khi
cấp tín dụng
CSPL: Khoản 5 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
3



HẾT
GV ra đề: ThS. Trần Thanh Bình

4


ĐỀ THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
Lớp Quốc tế 37
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài
Câu 1: Nhận định đúng sai, giải thích ngắn gọn (4 điểm)
1. Hợp đồng tín dụng vơ hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp
đồng tín dụng đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý.
Nhận định SAI
Hợp đồng tín dụng vơ hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo
đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó mới chấm dứt. Nếu đã thực hiện
một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì giao dịch bảo đảm khơng chấm dứt,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác; bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo
đảm để thanh tốn nghĩa vụ hồn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
CSPL: Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP
2. Cơng chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý
như nhau và có thể thay thế cho nhau.
Nhận định SAI
Theo quy định của pháp luật, công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch
bảo đảm là hai loại việc khác nhau, quan hệ pháp lý khác nhau và không thể thay
thế cho nhau.
-

Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm: Công chứng, chứng thực hợp
đồng bảo đảm là việc chứng nhận tính xác thực tính hợp pháp của nội dung các

hợp đồng, giao dịch đó là việc áp dụng pháp luật về nội dung. Trong một số
trường hợp là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm.

-

Đăng ký giao dịch bảo đảm: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm mục đích
sau:
+ Cơng khai các giao dịch bảo đảm
+ Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán
+ Đối kháng với người thứ ba.
+ Trong một số trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm cũng là điều kiện phát
sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm: Điều 3 nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày
23/07/2010.

3. Người ký phát hành séc phát hành phải đảm bảo khả năng thanh tốn để chi
trả tồn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm ký phát
hành séc.
5


Nhận định SAI
Người ký phát séc phải bảo đảm có đủ khả năng thanh tốn để chi trả tồn bộ số
tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh
tốn trong thời hạn xuất trình chứ khơng phải tại thời điểm ký phát hành séc.
CSPL: Khoản 3 Điều 8 Thông tư 22/2015/TT-NHNN.
Câu 2: Lý thuyết, câu hỏi tự luận (2 điểm)
Phân biệt cho th tài chính và cho th tài sản thơng thường trong dân sự.
Xem giáo trình
Câu 3: Bài tập (4 điểm)
Cơng ty cổ phần A đang xây dựng nhà xưởng, tuy nhiên, do thiếu vốn để xây dựng, Công

ty cổ phần A đã nộp đơn xin vay 50 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần B. Ngân
hàng đã yêu cầu cơng ty cổ phần A cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. Cơng
ty cổ phần A đã nhờ ông X, là cổ đông đang nắm giữ 10% cổ phần của Ngân hàng, dùng
quyền sử dụng đất của 3 ngôi biệt thự tại quận 2 làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu
trên.
a. Việc ông X dùng quyền sử dụng đất của 3 ngôi biệt thự tại quận 2 bảo đảm
cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo quy định của pháp luật? Tại sao?
Việc ông X dùng quyền sử dụng đất của 3 ngôi biệt thự tại quận 2 bảo đảm cho
khoản vay nêu trên là đúng theo quy định của pháp luật.
Ơng X là cổ đơng đang nắm giữ 10% cổ phần của Ngân hàng, nếu trong đó có từ
5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên thì ơng X là cổ đông lớn của Ngân
hàng B theo khoản 26 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2012.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng 2012, nếu ơng X là
cổ đơng lớn và có tài sản bảo đảm thì khơng thuộc trường hợp hạn chế cấp tín
dụng.
Nếu ơng X khơng phải là cổ đơng lớn thì ơng cũng khơng thuộc trường hợp khơng
được cấp/ hạn chế cấp tín dụng.
Tài sản bảo đảm của ông X thỏa mãn các điều kiện: tài sản hiện có, tài sản thuộc
sở hữu của ơng X, tài sản khơng bị cấm giao dịch. Do đó, việc ơng X bảo đảm cho
khoản vay nêu trên là đúng pháp luật.
CSPL: Khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015, Khoản 1 Điều 4 Nghị định
163/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định
11/2012/NĐ-CP
b. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc
đăng ký giao dịch bảo đảm này sẽ đem lại lợi ích gì cho Ngân hàng?

6


Giao dịch bảo đảm trên thuộc trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất cần phải

đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định
83/2010/NĐ-CP.
Việc đăng ký giao dịch sẽ đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch bảo đảm, bảo đảm
thứ tự ưu tiên thanh tốn, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, hạn chế rủi ro cho
Ngân hàng.
c. Giả sử, ông X muốn vay vốn tại Ngân hàng và dùng cổ phiếu của Ngân hàng
làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay khơng? Tại sao?
Ơng X không thể dùng cổ phiếu của Ngân hàng B để bảo đảm cho khoản vay của
mình.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, Tổ chức tín dụng khơng được
cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng
hoặc cơng ty con của tổ chức tín dụng. Quy định này nhằm đảm bảo sự an toàn
cho TCTD khi cấp tín dụng.
CSPL: Khoản 5 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
d. Giả sử, ơng X muốn dùng quyền sử dụng đất của lô đất 10 ha tại huyện Bình
Chánh thay thế cho quyền sử dụng đất của 3 ngôi biệt thự tại Quận 2 làm tài
sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. Liệu rằng ơng X có thể làm vậy được
khơng? Tại sao?
Ơng X khơng thể làm như vậy, tài sản đang thế chấp là quyền sử dụng đất, theo
quy định tại khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 thì ơng X khơng được thay thế
tài sản thế chấp.

7


ĐỀ THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
Lớp CLC 38A
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
I. Lý thuyết (5 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? (Vì sao?)

1. Hoạt động tín dụng của NHNN và hoạt động tín dụng của TCTD là giống
nhau.
Nhận định SAI
Xem giáo trình
2. Khi TCTD muốn thay đổi mức vốn điều lệ thì phải xin phép Ngân hàng
nhà nước.
Nhận định ĐÚNG
Việc thay đổi mức vốn điều lệ của TCTD thuộc trường hợp phải được Ngân
hàng nhà nước chấp thuận. Vì vậy, khi TCTD muốn thay đổi mức vốn điều lệ
thì phải xin phép Ngân hàng nhà nước để được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi.
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 29 Luật các tổ chức tín dụng 2010, khoản 2 Điều
26 Thơng tư 04/2015/TT-NHNN.
3. Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh của ngân hàng nhận mở thư tín dụng
với người thụ hưởng thư tín dụng.
Nhận định SAI
Thư tín dụng không phải là cam kết bảo lãnh mà thực chất là một cam kết trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền (cam kết bảo lãnh tức là nếu bên được bảo lãnh
khơng thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ cho
bên được bảo lãnh cịn đối với thư tín dụng thì ngân hàng mở thư tín dụng là
chính chủ thể thực hiện việc trả tiền).
4. Khi TCTD bầu các chức danh Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, thành
viên Ban Kiểm soát phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận danh sách
dự kiến.
Nhận định ĐÚNG
Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010, các chức danh Tổng Giám
đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát phải đáp ứng một số tiêu
chuẩn, điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng
quy định việc chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu làm Tổng
Giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm sốt nhằm mục đích kiểm

8


tra việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân sự dự kiến giữ các chức
danh này.
CSPL: Điều 50, Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
5. Mọi tổ chức tín dụng đều được vay tái cấp vốn từ NHNN.
Nhận định SAI
Các tổ chức tín dụng đang bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt sẽ khơng
được vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước mà chỉ có thể được vay đặc biệt
theo quy định tại Điều 151 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
CSPL: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, khoản 1 Điều 8 Thông
tư 01/2012/TT-NHNN, khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2013/TT-NHNN, khoản 1
Điều 12 Thông tư 24/2019/TT-NHNN.
II. Bài tập (5 điểm)
Ngày 01/04/2011, bên nguyên đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tài (từ đây gọi
là “Ngân hàng”) và bên bị đơn là bà Nguyễn Thị Trà My (từ đây gọi là “Bà My”)
đã ký hợp đồng tín dụng số 1182.00497, theo đó Ngân hàng cho bà My vay số tiền
400.000.000 đồng, lãi suất 17.4%/năm, thời hạn vay 12 tháng, mục đích vay là hỗ
trợ việc mua bán rèm, màn treo, drap trải giường, nệm, gối của bà My. Bên cạnh
hợp đồng tín dụng số 1182.00497 và ngày 01/04/2011, Ngân hàng và bà My cũng
ký kết hợp đồng thế chấp số 1182.00497/HĐTC để bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền
vay của bà My, theo đó bà My thế chấp cho Ngân hàng quyền sử dụng 184,3 m 2
đất thổ cư và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 166, thuộc tờ bản đồ số 35, xã
Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – VT; các chi tiết này được thể hiện
trong GCNQSDĐ số AI598690 do UBND huyện Xuyên Mộc cấp ngày
28/12/2007. Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/04/2011, bà My vẫn chưa trả tiền
gốc và lãi cho Ngân hàng.
Ngày 10/07/2013, Ngân hàng làm đơn khởi kiện bà My lên Tòa án nhân dân

huyện Xuyên Mộc (từ đây gọi là “Tòa án cấp sơ thẩm”). Tại phiên tòa sơ thẩm
ngày 18/11/2013, Ngân hàng yêu cầu bà My hoàn trả tiền gốc 400.000.000 đồng
và tiền lãi tính đến ngày 18/11/2013 là 189.086.111 đồng cũng như phải tiếp tục
trả tiền lãi phát sinh đến khi trả hết nợ. Nếu bà My không thực hiện đúng nghĩa vụ
đó thì Ngân hàng được quyền u cầu cơ quan thi hành án phát mãi quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất mà bà My đã thế chấp để thanh tốn cho Ngân hàng.
Về phía bà My, bà có yêu cầu được trả số tiền gốc và lãi trong thời gian 09 tháng.
Qua bản án 06/2013/KDTM-ST, Tịa án cấp sơ thẩm tun khơng chấp nhận yêu
cầu của bà My và buộc bà phải thực hiện đúng các nghĩa vụ như yêu cầu của Ngân
hàng; cho phép Ngân hàng được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài
sản thế chấp trong trường hợp bà My không thực hiện nghĩa vụ.
Ngày 25/11/2013, bà My kháng cáo một phần bản án sơ thẩm và có 2 yêu cầu:
9


-

Thứ nhất, bà My được gia hạn 06 tháng để bán tài sản trả nợ;

-

Thứ hai, bà My không phải trả lãi phát sinh trên nợ gốc sau ngày 18/11/2013;

Yêu cầu:
1- Bình luận quyết định của HĐXX trong bản án sơ thẩm (3 điểm)
Quyết định của HĐXX trong bản án sơ thẩm là hợp lý:
-

Buộc bà phải thực hiện đúng các nghĩa vụ như yêu cầu của Ngân hàng: Hoàn
trả tiền gốc 400.000.000 đồng và tiền lãi tính đến ngày 18/11/2013 là

189.086.111 đồng cũng như phải tiếp tục trả tiền lãi phát sinh đến khi trả hết
nợ
Theo quy định tại Điều 13, Thơng tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn thanh
tốn mà bà My không trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì bà
My phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo hợp đồng tín dụng đến hạn chưa trả;
b) Lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
nhưng khơng vượt q 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi
trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng
không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá
hạn.
Do đó bà My phải trả lại tiền gốc, trả lãi theo hợp đồng và lãi chậm trả cho đến
khi trả tiền là phù hợp với quy định của pháp luật.

-

Cho phép Ngân hàng được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài
sản thế chấp trong trường hợp bà My không thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp người phải thi hành án khơng cịn tài sản nào khác hoặc có tài sản
nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản
của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn
hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
CSPL: Điều 190, Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008

2- Theo anh, chị các yêu cầu kháng cáo bản án sơ thẩm của bà My có được
chấp nhận khơng? Tại sao?
Các yêu cầu kháng cáo bản án sơ thẩm của bà My sẽ không được chấp nhận
-


Thứ nhất, bà My được gia hạn 06 tháng để bán tài sản trả nợ;
Yêu cầu này không được chấp nhận do bà My có nghĩa vụ phải hồn trả tiền
gốc và lãi vay cho ngân hàng, pháp luật không quy định thời hạn gia hạn để
bán tài sản để trả nợ.
10


Trong trường hợp này, bà My và ngân hàng không có thỏa thuận về phương
thức xử lý tài sản bảo đảm là bà My tự bán tài sản nên tài sản sẽ được bán đấu
giá.
CSPL: Khoản 2 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015
-

Thứ hai, bà My không phải trả lãi phát sinh trên nợ gốc sau ngày 18/11/2013;
Theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi
đến hạn thanh tốn mà bà My khơng trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa
thuận, thì bà My phải trả lãi phát sinh trên nợ gốc bị quá hạn tương ứng với
thời gian chậm trả. Do đó, sau ngày 18/11/2013 nếu bà My vẫn chưa trả đầy đủ
tiền gốc cho ngân hàng thì vẫn phải trả lãi phát sinh trên nợ gốc sau ngày
18/11/2013.
Hết - GV ra đề: TS Nguyễn Thị Thủy

11


ĐỀ THI MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
Lớp Thương mại 39
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài

Câu 1: Nhận định đúng sai, giải thích ngắn gọn. (6 điểm)
a. Ngân hàng nhà nước Việt Nam không bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp
vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Nhận định ĐÚNG
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân
hàng; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân
hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Ngân hàng nhà nước khơng đứng ra bảo lãnh cho các cá nhân, doanh nghiệp.
b. Công ty tài chính được mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho
khách hàng.
Nhận định SAI
Trong các hoạt động ngân hàng tài chính được liệt kê tại khoản 1 Điều 108 Luật
các tổ chức tín dụng 2010 khơng liệt kê hoạt động cung cấp các dịch vụ thanh toán
do đó Cơng ty tài chính khơng được cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách
hàng.
CSPL: khoản 1 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
c. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ
được thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước
ngoài.
Nhận định SAI
Tổ chức tín dụng nước ngồi muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam cịn có thể
được thành lập dưới hình thức: ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước
ngồi, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng
ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi.
CSPL: Khoản 8 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010
d. Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình
trạng kiểm sốt đặc biệt.
Nhận định SAI.

12



Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cũng có quyền ra quyết định đặt TCTD
(cụ thể là quỹ tín dụng nhân dân) vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt.
CSPL: Khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN.
e. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nhận định SAI.
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các TCTD được nhận tiền gửi của cá
nhân thì phải tham gia bảo hiểm ngoại trừ ngân hàng chính sách. Như vậy, TCTD
chỉ nhận tiền gửi của tổ chức như công ty tài chính và ngân hàng chính sách khơng
phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
CSPL: Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
f. Con của giám đốc ngân hàng thương mại có thể vay tại chính ngân hàng
thương mại đó nếu như có tài sản bảo đảm.
Nhận định SAI
Con của giám đốc ngân hàng thương mại thuộc trường hợp không được cấp tín
dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng nên dù
có tài sản bảo đảm hay khơng thì cũng khơng được cho vay.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Câu 2. Bài tập (4 điểm)
Ơng A là chủ Doanh nghiệp tư nhân Thắng Lợi, đồng thời, ông A cũng là cổ đông sở hữu
12% vốn điều lệ của Cơng ty cổ phần Thiên Phú. Ngồi ra, ơng A cịn là thành viên Ban
Kiểm sốt của Cơng ty tài chính B (có vốn tự có là 500 tỷ đồng).
a. Giả sử Doanh nghiệp tư nhân Thắng Lợi muốn vay của Cơng ty tài chính B,
số tiền vay là 5 tỷ đồng, dựa trên tài sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền trên đất, được định giá là 7 tỷ đồng. Liệu rằng Cơng ty
tài chính B có được quyền cho Doanh nghiệp tư nhân Thắng Lợi vay khoản
tiền là 5 tỷ đồng như trên khơng? Vì sao? (2 điểm)
Cơng ty tài chính B khơng được quyền cho Doanh nghiệp tư nhân Thắng Lợi vay
khoản tiền là 5 tỷ đồng như trên do việc cấp tín dụng cho Doanh nghiệp tư nhân

Thắng Lợi trên cơ sở bảo đảm của ông A mà ông A là thành viên Ban Kiểm sốt
của cơng ty B. Trường hợp nêu trên thuộc trường hợp khơng được cấp tín dụng.
CSPL: Khoản 3, Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng
b. Giả sử Cơng ty cổ phần Thiên Phú muốn vay Cơng ty tài chính B, số tiền vay
là 30 tỷ đồng, tài sản bảo đảm là tồn bộ nhà xưởng và máy móc thiết bị dây
chuyền sản xuất của Công ty cổ phần Thiên Phú, được định giá là 40 tỷ đồng.
Liệu rằng công ty tài chính B có được quyền cho Cơng ty cổ phần Thiên Phú
vay khoản tiền là 30 tỷ đồng như trên khơng? Vì sao? (2 điểm)
13


Cơng ty tài chính B khơng được quyền cho Cơng ty cổ phần Thiên Phú vay khoản
tiền là 30 tỷ đồng như trên.
Số tiền công ty cổ phần muốn vay là 30 tỷ đồng, bằng 6% vốn tự có của cơng ty
tài chính.
Ơng A sở hữu 12% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Thiên Phú => công ty Thiên
Phú thuộc trường hợp hạn chế cấp tín dụng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 127
Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổng mức dư
nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng hạn chế cấp tín dụng khơng được vượt q
5% vốn tự có của cơng ty tài chính B nhưng cơng ty Thiên Phú một mình đã muốn
vay 6% vốn tự có của cơng ty tài chính B là khơng phù hợp với quy định của pháp
luật.

14



×