Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Thế

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Thế

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được
cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác. Tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.
Tác giả luận văn

Hồ Thị Thế


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Ngọc Điệp, người đã tận tình hướng dẫn, thường xuyên chỉ bảo, giúp đỡ
và động viên tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho tơi
trong suốt thời gian đào tạo vừa qua.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, các thầy cơ Phịng Sau đại
học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn ân cần, quan
tâm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gởi lời cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên Thư viện Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện tỉnh An Giang và Thư viện
tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình hỗ trợ tơi trong q trình tìm kiếm nguồn tư liệu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln động
viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2020

Tác giả

Hồ Thị Thế


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

....................................................................................................... 1

Chương 1. ĐÔI NÉT VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN NGỤ
NGƠN NGƯỜI VIỆT ............................................................... 16
1.1. Truyện ngụ ngơn và truyện ngụ ngôn người Việt ................................. 16
1.1.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn ............................................................. 16
1.1.2. Cơ sở xã hội của truyện ngụ ngôn ................................................... 18
1.1.3. Đặc điểm nội dung của truyện ngụ ngôn ........................................ 21
1.1.4. Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngụ ngôn ...................................... 24
1.2. Truyện ngụ ngôn người Việt ................................................................. 25
1.2.1. Nội dung phong phú ........................................................................ 27
1.2.2. Nghệ thuật đặc sắc........................................................................... 33
1.3. Tình hình nguồn tư liệu tác phẩm được khảo sát .................................. 37
1.3.1. Số lượng tác phẩm được khảo sát. .................................................. 37
1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khảo sát ................... 39
1.3.3. Những kết quả thu được sau khảo sát ............................................. 41
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 42
Chương 2. PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG

TRUYỆN NGỤ NGÔN NGƯỜI VIỆT ................................... 43
2.1. Nhân vật là con vật ................................................................................ 43
2.1.1. Những con vật thông minh .............................................................. 44
2.1.2. Những con vật ngu dốt .................................................................... 53
2.1.3 Những con vật tốt bụng .................................................................... 61
2.1.4. Những con vật xấu xa...................................................................... 62
2.1.5. Những con vật tình nghĩa ................................................................ 67


2.1.6. Những con vật bội ơn ...................................................................... 70
2.1.7. Những con vật có các đặc điểm khác .............................................. 72
2.2. Nhân vật là con người ........................................................................... 76
2.2.1. Những con người có phẩm chất tốt đẹp .......................................... 77
2.2.2. Những con người có tính cách xấu xa............................................. 83
2.2.3. Những con người có đặc điểm khác ................................................ 86
2.3. Các nhân vật khác.................................................................................. 88
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 91
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ VAI TRỊ
CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGƠN
NGƯỜI VIỆT ............................................................................ 92
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật............................................................... 92
3.1.1. Xây dựng nhân vật thông qua việc tạo lập các mối quan hệ........... 92
3.1.2. Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ ....................................... 114
3.1.3. Xây dựng nhân vật thông qua hành động...................................... 123
3.1.4. Một số biện pháp nghệ thuật khác................................................. 125
3.2. Vai trị của nhân vật trong truyện ngụ ngơn người Việt ..................... 132
3.2.1. Nhân vật chi phối cách thức cấu tạo cốt truyện ............................ 132
3.2.2. Nhân vật thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện............................ 135
3.2.3. Nhân vật dẫn dắt, thúc đẩy diễn biến truyện ................................. 137
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 141

KẾT LUẬN................................................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 144
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian Việt Nam là một kho tàng phong phú với nhiều thể
loại khác nhau. Trong khi các thể loại đã thực sự tìm được chỗ đứng trong
lịng văn học dân tộc, khẳng định mình bằng những đặc trưng thì truyện ngụ
ngơn dường như vẫn mang một số phận “lên thác, xuống ghềnh”, có giai đoạn
được thừa nhận là một thể loại riêng biệt đối sánh với các thể loại khác, có khi
nhiều nhà nghiên cứu lại dè chừng, băn khoăn mà đặt nó vào thể loại tự sự cổ
tích, khơng thừa nhận đó là một thể loại tồn tại độc lập.
Truyện ngụ ngơn có trong kho tàng văn học của rất nhiều dân tộc ở Việt
Nam. Đó là những truyện thuộc truyện cổ dân tộc Giáy, Khơ Me – Nam Bộ,
Nùng, Ê Đê, HMông, Mường… Thể loại truyện ngụ ngôn cũng khá phong
phú với dạng phổ biến là văn xuôi, bên cạnh đó cịn có dạng văn vần, gồm:
truyện thơ ngụ ngôn và ca dao ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn vốn chứa đầy ẩn ý
như chính tên gọi của nó, những bài học được gửi gắm một cách trực tiếp hay
gián tiếp qua các câu chuyện đã khiến nó trở thành nguồn ni dưỡng tinh
thần có giá trị lớn lao cho con người trong cách dạy làm người, lối ứng xử
đúng mực trong các mối quan hệ và hiểu biết về nhiều vấn đề trong xã hội. Để
truyền tải được nội dung câu chuyện đến với người đọc, người nghe một cách
thành công, truyện ngụ ngôn thông thường chú ý nhiều đến việc lựa chọn và
xây dựng các loại nhân vật.
Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn phong phú, đa dạng. Bên cạnh
việc nghiên cứu về truyện ngụ ngơn nói chung thì các kiểu nhân vật trong

truyện ngụ ngơn đã và đang trở thành một đề tài thu hút các nhà nghiên cứu
văn học. Tùy mỗi phạm vi và mức độ nghiên cứu mà nhiều cơng trình có giá
trị đã được khẳng định. Tuy nhiên, nhìn chung các đề tài thường tập trung vào
nghiên cứu, khai thác một mảng, một kiểu nhân vật xuất hiện trong truyện
ngụ ngôn hay chỉ thống kê đơn thuần các loại nhân vật; một vài cơng trình


2
nghiên cứu đã đề cập đến thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngơn của nước
ngồi nhưng thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngơn Việt Nam nói chung và
truyện ngụ ngơn người Việt nói riêng cịn là vấn đề bỏ ngỏ.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật
trong truyện ngụ ngôn người Việt với mong muốn đem lại cái nhìn vừa khái
quát, vừa cụ thể về thế giới nhân vật, đặc điểm, cách thức xây dựng nhân vật
và vai trò của nhân vật trong truyện ngụ ngôn người Việt. Bên cạnh đó, luận
văn cũng góp phần đưa truyện ngụ ngơn người Việt đến gần hơn với người
đọc, từ đó giúp họ thêm yêu truyện ngụ ngôn người Việt, người Việt và văn
hóa Việt hơn. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong
truyện ngụ ngôn người Việt vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
Thứ nhất, khảo sát và chỉ ra một cách có hệ thống thế giới nhân vật xuất
hiện trong truyện ngụ ngôn của người Việt.
Thứ hai, giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm thế giới nhân vật trong
truyện ngụ ngôn, những cách thức xây dựng nhân vật và vai trị của nhân vật
trong truyện ngụ ngơn người Việt.
Thứ ba, qua đề tài, chúng tôi mong muốn giúp người đọc hiểu và yêu
thêm về văn học dân gian người Việt, người Việt và văn hóa Việt.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Tình hình sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu chung về truyện ngụ

ngôn
Việc sưu tầm, biên soạn truyện ngụ ngơn Việt Nam có thể chia làm hai
giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Vào những năm
30 – 40 của thế kỉ XX, trên văn đàn nước ta xuất hiện một số cơng trình sưu
tầm, biên soạn truyện ngụ ngơn có giá trị. Trước hết phải kể đến tập truyện


3
dày và có giá trị nhất là Truyện cổ nước Nam của Nguyễn Văn Ngọc. Tập
truyện bao gồm các sáng tác là truyện cổ tích, truyện cười và nhiều truyện
ngụ ngơn. Sách có 249 truyện, chia làm 2 quyển (quyển đầu xuất bản năm
1932, quyển sau xuất bản năm 1934). Theo Nguyễn Văn Ngọc trong Truyện
cổ nước Nam (1990), ông nói rằng, cơng việc sưu tầm, biên soạn của mình
cũng gặp khơng ít khó khăn vì “Những truyện chúng tơi nhặt nhạnh đây, hầu
hết là cịn ở trong tiếng nói hơn ở trong chữ viết, xưa nay chỉ mới được người
kể cho tai nghe, chứ chưa mấy ai chịu nhặt nhạnh biên chép, ấn hành thành
sách vở” (Nguyễn Văn Ngọc, 1990). Vì thế, có hiện tượng khác nhau ở cùng
một truyện, có khi có người kể thế này, người kể thế khác “đây ngắt rút nửa
chừng, đó dài thêm hai ba đoạn” (Nguyễn Văn Ngọc, 1990). Tác giả phải
nghe kể từ nhiều nguời, tìm tịi, hỏi khắp, từ đó mà “đắn đo so sánh, suy xét,
cân nhắc từng li từng tí” (Nguyễn Văn Ngọc, 1990) rồi cuối cùng mới “sửa
sang, mà trau mài cho thành được câu chuyện có đầu có đi, có ý nghĩa, có
kì thú, có văn vẻ” (Nguyễn Văn Ngọc, 1990).
Bên cạnh đó, từ năm 1927 đến năm 1936, tên tuổi Nguyễn Văn Ngọc
gắn liền với hai quyển Đơng Tây ngụ ngơn. Trong đó, quyển trên in 1927 dày
157 trang, gồm 153 tác phẩm. Quyển dưới in 1936, dày 180 trang gồm 187
bài. Ơng đã phóng tác truyện ngụ ngơn nước ngồi như Trung Quốc, Pháp…
để giới thiệu với độc giả Việt Nam. Các truyện được soạn thành văn vần, theo
nhiều thể khác nhau như lục bát, song thất lục bát, thể cổ phong, hành ngâm,

tam thất...
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: Giai đoạn này,
truyện ngụ ngôn vẫn tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, nhiều tuyển tập mang
tính hệ thống, quy mơ lớn về truyện ngụ ngôn được xuất bản và giới thiệu
rộng rãi đến với người đọc. Có thể kể đến:
Năm 1972, trong cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I, Văn học dân
gian có giới thiệu 14 truyện ngụ ngơn bằng văn xuôi. Dưới mỗi truyện đều ghi


4
tên người kể. Bên cạnh đó, qua cuốn sách này, lần đầu tiên truyện ngụ ngôn
được thừa nhận là một thể loại đồng đẳng với truyện thần thoại, truyện cổ
tích, truyện cười.
Năm 1979, cuốn sách Tiếng cười dân gian Việt Nam do Trương Chính,
Phong Châu biên soạn đã dành một chương để thể hiện 21 truyện ngụ ngôn
bằng văn xuôi và không ghi tên người kể chuyện.
Năm 1986, lần đầu tiên truyện ngụ ngôn được giới thiệu riêng trong một
quyển sách mang tên Truyện ngụ ngôn Việt Nam (151 trang) của hai soạn giả
Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn. Ở cuốn sách này, truyện ngụ ngôn xuất hiện ở
hai dạng: truyện ngụ ngơn bằng văn vần (Trê Cóc; Lục súc tranh công…) và
truyện ngụ ngôn bằng văn xuôi (Hai con Dê; Con chó chết đuối; Chơn
vàng…).
Năm 1999, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 3 của Nguyễn Cừ
và Phan Trọng Thưởng được ra đời. Trong tuyển tập có 199 truyện ngụ ngơn
văn xi (bao gồm cả một số ít truyện của các dân tộc ít người). Bên cạnh đó
có 19 truyện ngụ ngôn văn vần, bao gồm cả những sáng tác là thơ ngụ ngôn
của Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Ngọc, Nam Hương; truyện thơ ngụ
ngôn và một số bài ca dao ngụ ngôn. Tuyển tập được đánh giá là một cơng
trình đồ sộ, có giá trị lớn trong việc sưu tầm, biên soạn truyện ngụ ngôn Việt
Nam.

Năm 2000, Những con vật biết nói (Truyện ngụ ngơn hiện đại) của
Dương Văn Thoa, Nxb Văn hóa dân tộc đã được giới thiệu đến người đọc.
Đây là cơng trình sưu tầm với 337 truyện thuộc truyện ngụ ngôn hiện đại. Các
truyện đều không được ghi thông tin về tác giả, nguồn gốc xuất xứ.
Năm 2003, trong cuốn Tổng tập văn học dân gian Việt Nam, tập 10 do
Nguyễn Xuân Kính chủ biên đã thống kê được 209 truyện ngụ ngôn của
người Việt. Trong đó có 177 truyện ngụ ngơn bằng văn xi, 32 truyện ngụ
ngơn bằng văn vần. Ngồi ra, trong phần Phụ lục, tổng tập giới thiệu một số


5
truyện trong Thánh Tơng di thảo (khơng có tên tác giả, không ghi năm biên
soạn); một số tác phẩm trong Đông Tây ngụ ngôn của Nguyễn Văn Ngọc; một
số tác phẩm trong Thơ ngụ ngôn của Nguyễn Trọng Thuật; một số tác phẩm
trong Gương thế sự của Bùi Huy Cường. Với tính chất, quy mơ của tổng tập,
chúng tơi đánh giá đây là một cơng trình sưu tầm, biên soạn đồ sộ, công phu
về truyện ngụ ngôn người Việt. Đặc biệt, trong tổng tập nhiều truyện có nhiều
bản kể, nhóm tác giả giới thiệu một bản chính, phần khảo dị in kiểu chữ khác.
Mỗi truyện đều có xuất xứ: in ở sách nào? Bên cạnh tên sách có số trang và
có nhiều truyện để tên người kể. Điều này tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn, giúp
người đọc được tiếp cận thêm nhiều dị bản. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là cơng
trình này dừng ở việc sưu tầm, biên soạn các truyện ngụ ngơn người Việt có
từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, còn việc sưu tầm, biên
soạn các truyện ngụ ngôn người Việt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến nay chưa có thêm tài liệu nào được cơng bố. Đó cũng là khó khăn khi
chúng tơi tiến hành tìm nguồn tư liệu về tác phẩm để nghiên cứu đề tài này.
(Năm 2008, tác giả tách các truyện trong tập 10 thành 2 quyển, những quyển
này nằm trong bộ Tinh tuyển văn học dân gian người Việt. Trong đó, tác giả
lược bỏ phần dị bản của các tác phẩm có nhiều bản kể và in trong cuốn sách
có độ dày phù hợp để phục vụ đông đảo người đọc).

Năm 2012, cuốn Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam do Nguyễn
Thị Huế chủ biên ra đời. Cơng trình đã tập hợp và trình bày các type truyện
xếp theo từng thể loại khác nhau. Type truyện ngụ ngôn do Nguyễn Huy Bỉnh
đảm nhiệm đã tập hợp được 169 truyện, bên cạnh cịn có các type truyện khác
như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích... Ở mỗi truyện đều có ghi thơng tin
truyện được kể thuộc dân tộc nào. Những truyện có chung cốt truyện sẽ được
tác giả tập hợp thành một nhóm. Tuy nhiên, các truyện ngụ ngôn trong từ điển
này chủ yếu được lấy từ cuốn Tổng tập Văn học dân gian Việt Nam, tập 10 do


6
Nguyễn Xn Kính chủ biên. Ngồi ra, có số ít truyện thuộc các dân tộc thiểu
số đã được tác giả tập hợp từ các cơng trình của người đi trước.
Năm 2015, cuốn Văn học dân gian Bến Tre (Tuyển chọn từ tài liệu sưu
tầm điền dã) do Nguyễn Ngọc Quang chủ biên đã dành một phần để thể hiện
14 truyện ngụ ngôn ở dạng văn xuôi và văn vần. Mỗi truyện đều được cung
cấp thông tin về họ và tên, địa chỉ và năm sinh của người kể.
Năm 2016, cuốn Văn học dân gian An Giang (Tuyển chọn từ tài liệu
sưu tầm và điền dã) do Nguyễn Ngọc Quang chủ biên đã tập hợp được 35
truyện ngụ ngôn Việt Nam được lưu truyền tại các địa phương của tỉnh An
Giang. Trong sách này, tác giả đã dựa vào nội dung mà phân chia thành 3
nhóm, gồm nhóm truyện có nội dung triết lí về thế giới quan, nhân sinh quan
về xã hội; nhóm truyện có nội dung răn dạy luân lý, lối sống, cách đối nhân
xử thế ở đời và nhóm truyện thể hiện ý chí đấu tranh, chống áp bức, bóc lột,
địi quyền sống, quyền bình đẳng. Mỗi truyện đều có thơng tin về họ tên, năm
sinh, q qn, dân tộc (nếu là người thuộc dân tộc thiểu số) của người kể.
Như vậy, việc sưu tầm, biên soạn truyện ngụ ngơn là một hành trình
khó khăn, vất vả từ những ngày đầu tiên đặt nền móng cho đến nay. Tuy
nhiên, nhìn vào những thành quả đã đạt được, chúng ta tự hào về thể loại
truyện ngụ ngôn của dân tộc bởi sự phong phú về số lượng tác phẩm của nó.

Song song với q trình biên soạn là thực tế nghiên cứu, phân tích
truyện ngụ ngơn.
Năm 1927, trong lời tựa cuốn “Đông Tây ngụ ngôn”, Nguyễn Văn
Ngọc đã dành 26 trang bàn về các nội dung của thể ngụ ngơn. Đầu tiên, tác
giả đã đưa ra khái niệm có thể xem là chính xác về truyện ngụ ngơn. Sau đó,
khi nói về thế giới nhân vật xuất hiện trong truyện ngụ ngôn, Nguyễn Văn
Ngọc cho rằng “bao nhiêu những cái “khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần,
khả dĩ ốn”, Ngụ - ngơn đều mượn được cả. Ngụ - ngơn thực là một “tấn kịch
thiên hình vạn trạng”, thiên biến vạn hóa vậy” (Nguyễn Văn Ngọc, 1927).


7
Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày về nguồn gốc của truyện ngụ ngơn. Trong
đó, ơng nhấn mạnh, phương Đông là cái nôi ra đời của truyện ngụ ngôn bởi:
Người Đơng Phương sở dĩ mà có ngụ ngơn sớm, là vì người Đơng
Phương văn minh sớm, mà trong sự văn minh tất phải lấy Văn – chương làm
đầu. Người Đơng Phương thường hay ưa chơi cây cối lồi vật, chẳng những
coi mn lồi chúng sinh cũng như mình, lắm khi vu hoặc lại cịn kính thờ nên
Thần, nên Thánh nữa. Người Đơng Phương lại có tính cẩu thả thích mơ tưởng
những sự hoang đường, lắm khi mượn những truyện về ngồi thơn thớt nói
cười, mà bên trong thực ngụ những ý thâm trầm sâu sắc. Người Đơng Phương
lại cịn hay chịu cái quyền quân chủ áp chế, đã quen thân phận phải làm tơi
địi, ngơn luận khơng được tự do, nên khi có ý nghĩ riêng thường khơng dám
nói thẳng, phải tìm đường nói cạnh, nói xa, nói bâng quơ, nói bóng gió, nói
châm chọc… (Nguyễn Văn Ngọc, 1927).

Đồng thời, trong bài viết này, Nguyễn Văn Ngọc cũng dành cho ngụ
ngôn một sự đánh giá trân trọng.
Năm 1927, Nguyễn Trọng Thuật cũng đề cập đến ngụ ngôn Việt Nam
trong bài viết “Khảo về lối văn ngụ ngôn” đăng trên Tạp chí Nam phong, số

716. Trong bài viết này, tác giả đã “nêu ý kiến bàn luận có giá trị về nguồn
gốc, tính chất, tác dụng của truyện ngụ ngơn” (Nguyễn Minh Hạnh, 1991).
Đồng thời, Nguyễn Trọng Thuật cũng có cuốn Thơ ngụ ngôn (1928) là tập
hợp các sáng tác thơ ngụ ngôn của ông và đã từng được đăng trên nhiều tờ
báo như Tri Tân, Nam Phong…
Năm 1962, truyện ngụ ngôn được đưa vào giảng dạy tại một số trường
Đại học với vai trò là một thể loại văn học dân gian, đồng đẳng với các thể
loại khác như truyện cổ tích, truyện cười, vè… Sau một thời gian có vẻ “lắng


8
xuống” khi khơng thấy xuất hiện các cơng trình sưu tầm, biên soạn hay
nghiên cứu về truyện ngụ ngơn thì việc đưa văn học dân gian vào giảng dạy
tại các trường Đại học ở giai đoạn này trở đi là “tiếng chng” báo hiệu cho
một thời kì được quan tâm, chú trọng hơn của truyện ngụ ngôn.
Từ 1990 đến nay, trong cuốn Văn học dân gian dày 277 trang do Lê
Chí Quế chủ biên (đã được xuất bản và tái bản nhiều lần) đều khơng phân tích
truyện ngụ ngơn với tư cách là một thể loại độc lập. Trong khi các tác giả
dành cả chương 2 để nói về các thể loại tự sự dân gian như thần thoại, truyền
thuyết, sử thi anh hùng, truyện cổ tích, truyện cười… nhưng không dành trang
nào để viết về truyện ngụ ngôn.
Bắt đầu từ năm 1980 trở đi, Phạm Minh Hạnh đã có nhiều bài viết về
truyện ngụ ngôn được đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian. Đặc biệt, năm
1991 tác giả Minh Hạnh đã bảo vệ thành cơng luận án phó Tiến sĩ khoa học
Ngữ Văn với đề tài Tìm hiểu thể loại ngụ ngơn ở Việt Nam. Đóng góp của
luận án là đã hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu về ngụ ngôn Việt Nam
từ xưa đến đầu những năm 1990 của thế kỉ XX. Bên cạnh đó, luận án đã đưa
ra những nét đặc trưng chung của truyện ngụ ngôn và những nét đặc trưng
riêng của truyện ngụ ngơn Việt Nam. Đặc biệt, luận án cịn khẳng định sự tồn
tại, phát triển cũng như vai trò, tác dụng của truyện ngụ ngơn trong xã hội

mới.
Năm 1998, Trương Chính cho xuất bản cuốn sách Bình giải ngụ ngơn
Việt Nam. Cuốn sách tập hợp 181 truyện ngụ ngôn Việt Nam (gồm ngụ ngôn
văn xuôi và ca dao ngụ ngôn), không ghi xuất xứ truyện và thông tin người kể
chuyện. Sau mỗi truyện và bài ca dao ngụ ngôn, tác giả sẽ đưa ra lời bình giải.
Năm 2003, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2 – 2003; tr 72 -77 có bài
nghiên cứu với nhan đề “Nhận diện thể loại truyện ngụ ngơn” của Nguyễn
Xn Kính. Bài viết có nội dung: làm rõ sự riêng biệt của thể loại ngụ ngôn
và chỗ giao giữa thể loại này với một số thể loại khác như truyện cổ tích,


9
truyện cười…; cho thấy “truyện ngụ ngôn là một phức thể” bao gồm cả văn
xuôi và văn vần. Bên cạnh đó, bài viết đề cập về dung lượng, về các loại nhân
vật và nội dung ý nghĩa của truyện ngụ ngơn. Ở phần cuối, bài viết nhấn mạnh
về mục đích chính của truyện ngụ ngơn là đạt đến lời quy châm. Dù nó tồn tại
ở dạng văn vần hay văn xi, kể chuyện lồi vật hay kể chuyện con người, dù
bộc lộ tư tưởng trực tiếp hay gián tiếp… thì cuối cùng lời ngụ ý của truyện
vẫn là thể hiện một quan niệm triết lí hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã
được thế hệ đi trước đúc kết và truyền lại.
Năm 2005, trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh
chủ biên, tác giả đã phân tích văn học dân gian theo thể loại độc lập. Giáo
trình được tái bản lần thứ 9, có bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở các cuốn giáo
trình Văn học dân gian (tập 1 và tập 2) của tác giả Đinh Gia Khánh, Chu
Xuân Diên, in vào những năm 1972 – 1977 và cuốn Văn học dân gian các
dân tộc ít người ở Việt Nam của Võ Quang Nhơn in năm 1983. Đây là một
trong những tài liệu có đóng góp quan trọng đối với việc dạy và học tập văn
học dân gian ở các trường đại học trong nhiều năm và ở đây, “truyện ngụ
ngơn được phân tích có hệ thống, với tư cách là một thể loại văn học dân
gian” (Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Đức Diệu, Kiều Thu Hoạch, Trần Đức

Ngơn và Lê Chí Quế, 2003). Tính hệ thống của truyện ngụ ngơn được Đinh
Gia Khánh trình bày trong 13 trang với đầy đủ các yếu tố: định nghĩa, nguồn
gốc, ảnh hưởng và các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ
ngôn Việt Nam.
Năm 2005, trong cuốn Góc nhìn cấu trúc về truyện ngụ ngơn dân gian
Việt Nam, tác giả Triều Nguyên đã mang lại cho truyện dân gian Việt Nam
một cái nhìn mới mẻ, khách quan hơn. Qua việc khảo sát 243 truyện ngụ ngôn
Việt Nam dạng văn xuôi, cuốn sách được chia làm 4 phần khoa học, hợp lí,
một lần nữa góp phần khẳng định ngụ ngơn là một thể loại hồn tồn biệt lập,
đầy đủ và hệ thống như các thể loại khác của văn học dân gian Việt Nam. Đặc


10
biệt, tác giả đã nghiên cứu theo hướng cấu trúc của nội dung văn bản nên “tạo
được tính nghiêm ngặt, tránh được hiện tượng chủ quan, cảm tính như thường
hay bắt gặp trong nghiên cứu lĩnh vực thuộc ngành khoa học xã hội và nhân
văn” (Triều Nguyên, 2005). Bên cạnh đó, các mơ hình cấu trúc này được thiết
lập có phần dựa trên đặc điểm thể loại và thi pháp của truyện ngụ ngơn. Vì thế
nên, khi tìm đến với chuyên luận của tác giả, chúng tôi vừa được tiếp cận một
hệ thống mơ hình cấu trúc truyện ngụ ngơn vừa nhận biết thêm về đặc điểm
thể loại truyện ngụ ngơn.
Trong phần đặc điểm thể loại, tác giả trình bày khá rõ ràng chi tiết về các
vấn đề: Đặc điểm truyện ngụ ngôn với kết cấu truyện, nhân vật truyện và ý
nghĩa truyện. Phần cuối, tác giả đưa ra một số so sánh truyện ngụ ngôn dân
gian Việt Nam dạng văn xi với các dạng cịn lại, với truyện ngụ ngôn Trung
Quốc và một số nhà sáng tác ngụ ngôn nước ngồi như: Êdốp, La Fơng ten,
Lep Tơnxtơi, sau đó là một số nhận xét và kếu luận chung.
Năm 2012, trong sách “Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà
trường”, Bùi Mạnh Nhị đã trình bày khái quát về khái niệm và đưa ra nhận
định chung về truyện ngụ ngơn. Sau đó, tác giả đã tập trung phân tích một số

truyện ngụ ngơn được đưa vào giảng dạy trong nhà trường (Ếch ngồi đáy
giếng; Đeo nhạc cho Mèo; Thầy bói xem voi).
Nhìn chung, các cơng trình sưu tầm, biên soạn trên là những thành tựu
đã đạt được và có giá trị lớn đối với kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
Tuy nhiên, các tác giả chưa tập trung cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các
loại nhân vật trong thể loại truyện ngụ ngôn này.
3.2. Tình hình nghiên cứu các loại nhân vật trong truyện ngụ ngôn
Vào những năm 1990 của thế kỉ XX trở đi đã xuất hiện nhiều bài viết có
liên quan đến nhân vật trong truyện ngụ ngơn. Có thể kể đến với những cái
tên tiêu biểu như Minh Hạnh, Triều Nguyên, Đặng Quốc Minh Dương qua
một số cơng trình nghiên cứu về nhân vật trong truyện ngụ ngôn.


11
Năm 2005, trong cuốn “Góc nhìn cấu trúc về truyện ngụ ngôn dân gian
Việt Nam”, Triều Nguyên đã chỉ ra 5 đặc điểm cơ bản và đặt nhân vật trong
hai mơ hình cấu trúc đơn tuyến và song tuyến để nghiên cứu. Theo mơ hình
cấu trúc, nhân vật đơn tuyến gồm nhân vật đơn tuyến là động vật; nhân vật
đơn tuyến là người và nhân vật đơn tuyến là vật hay là người trước sự vật,
hiện tượng; nhân vật song tuyến gồm nhân vật song tuyến là động vật; nhân
vật song tuyến là người; nhân vật song tuyến là vật – người và nhân vật song
tuyến là vật hay người trước sự vật, hiện tượng. Cách làm này đã giúp người
đọc dễ nắm bắt khi tìm hiểu về nhân vật trong truyện ngụ ngơn dân gian Việt
Nam. Song nó chỉ dừng lại ở phương diện cấu trúc, điều mà tác giả cho rằng
“cho nhìn thấy bộ xương” mà tước mất phần nội dung, da thịt, cái đẹp, điều
mà đôi khi chúng cần được “mờ hóa” để lung linh, huyền ảo hơn.
Từ năm 2006 đến năm 2014, tác giả Đặng Quốc Minh Dương đã có
nhiều bài viết về kiểu truyện con vật tinh ranh trong văn học dân gian nói
chung.
Năm 2006, bài viết “Tìm hiểu hệ thống nhân vật trong kiểu truyện “con

thỏ tinh ranh” của các dân tộc Việt Nam, tr. 87 – 93 đăng trên “Tạp chí Khoa
học xã hội – Viện Khoa học Xã hội.
Năm 2008 bài viết “Cốt truyện của kiểu truyện con thỏ tinh ranh trong
truyện cổ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội – Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, tr. 56 – 61.
Năm 2012 bài viết “Mơ – típ “mẹo dây thừng” trong kiểu truyện con vật
thơng minh”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh,
tr.44 – 54.
Năm 2013, trên Tạp chí Nguồn sáng Dân gian – Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam là bài viết “Kiểu truyện con vật tinh ranh – những nẻo đường tiếp
cận”, tr. 11 – 15.
Năm 2013, bài viết “Nhân vật trong kiểu truyện con thỏ tinh ranh của


12
Campuchia”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch),
tr.86-88.
Năm 2014, “Motif xử kiện trong kiểu truyện con vật tinh ranh”, Tạp chí
khoa học Văn hóa và Du lịch, tr. 94 – 99.
Năm 2014, “Type truyện phân chia hoa lợi trong kiểu truyện con vật
tinh ranh”, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, tr. 55 – 58.
Đặc biệt, năm 2014, Luận án Tiến sĩ Văn học của Đặng Quốc Minh
Dương với đề tài “Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt
Nam và thế giới”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam- Học viện Khoa
học xã hội đã giúp người đọc có cái nhìn cơ bản, đa diện về kiểu truyện con
vật tinh ranh của Việt Nam và thế giới. Kết quả của luận án tạo tiền đề để các
nhà khoa học Việt Nam và thế giới tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về truyện
lồi vật nói chung. Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu của tác giả cịn có
đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về kiểu truyện
con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam nói chung và là cơ sở để

chúng tôi tiếp tục triển khai đề tài ở phạm vi thu gọn hơn, dành riêng cho thế
giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn bằng văn xuôi của người Việt.
Năm 2019, khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài “Thế giới nhân vật
trong truyện ngụ ngơn ở chương trình Tiếng việt Tiểu học” của tác giả
Nguyễn Thị Giang trường Đại học Quảng Bình đã tập trung nghiên cứu các
loại nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngụ ngơn được giới
thiệu trong chương trình Tiểu học theo hướng tiếp cận phù hợp với đối tượng
là học sinh Tiểu học. Khóa luận nói về thế giới nhân vật trong truyện ngụ
ngơn, đó là hướng tiếp cận gần với đề tài của chúng tơi. Tuy nhiên, điểm khác
là khóa luận chỉ sử dụng nguồn tác phẩm lấy trong chương trình Tiếng Việt
Tiểu học, khơng phải truyện ngụ ngơn bằng văn xi của người Việt. Vì thế
việc nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn người Việt của
chúng tôi vẫn là cần thiết.


13
Tiếp nối những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi tiếp tục nghiên cứu
đề tài này nhằm tập trung sâu hơn vào hệ thống thế giới nhân vật xuất hiện
trong truyện ngụ ngôn người Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhân vật trong các truyện ngụ ngôn bằng văn xuôi của người Việt là
đối tượng nghiên cứu của đề tài. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong
việc tìm kiếm các cơng trình sưu tầm, biên soạn về truyện ngụ ngơn của người
Việt song vì bản thân các truyện đã trải qua nhiều lần tập hợp, được kể lại
khác nhau nên việc tìm kiếm đầy đủ là việc làm không hề đơn giản.
Dựa vào khả năng và mục đích nghiên cứu, chúng tơi chỉ sử dụng các
truyện ngụ ngôn bằng văn xuôi của người Việt tập hợp trong một số nguồn
đáng tin cậy làm đối tượng nghiên cứu, bao gồm:
1. 177 truyện của người Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong
cuốn Tổng tập Văn học Dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn,

do tác giả Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nxb Khoa học Xã Hội. Đề tài
không sử dụng nguồn tư liệu truyện ngụ ngôn bằng văn vần; một số
truyện trong Thánh Tông di thảo; Một số tác phẩm trong Đông Tây ngụ
ngôn; một số tác phẩm trong thơ ngụ ngôn; Một số tác phẩm trong
Gương thế sự ca dao ngụ ngôn được đề cập trong các cuốn sách này.
2. Luận văn còn sử dụng 16/243 truyện ngụ ngơn trong cuốn Góc nhìn
cấu trúc về truyện ngụ ngôn Việt Nam của tác giả Triều Nguyên, Nxb
Thuận Hóa.
3. Luận văn cũng sử dụng 9/14 truyện ngụ ngôn trong cuốn Văn học dân
gian Bến Tre (Tuyển chọn từ tài liệu sưu tầm điền dã) do Nguyễn Ngọc
Quang (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc
4. Luận văn sử dụng 13/35 truyện ngụ ngôn trong cuốn Văn học dân gian
An Giang (Tuyển chọn từ tài liệu sưu tầm điền dã) do Nguyễn Ngọc
Quang (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc.


14
Vậy, tổng số có 217 truyện thuộc thể loại ngụ ngôn văn xuôi người Việt
được chúng tôi sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu hiệu quả đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp nhằm mục đích thống kê số liệu các nhân vật có chung một
hoặc vài đặc điểm trong 217 truyện được sử dụng để khảo sát trong đề tài và
sau đó phân loại cụ thể để xếp chúng theo từng loại nhân vật.
5.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phương pháp nhằm phân tích để làm rõ ràng, cụ thể về nhân vật qua các
đặc điểm tính cách, hành động và sau đó rút ra khái quát chung cho mỗi nội
dung.

5.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này góp phần thấy được sự tương đồng, khác biệt
của truyện ngụ ngôn người Việt so với truyện ngụ ngơn dân gian Việt Nam
nói chung.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn nhằm đem lại cái nhìn cụ thể, hệ thống về thế giới nhân vật
và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngụ ngôn bằng văn xi của
người Việt.
Bên cạnh đó, luận văn góp phần lan tỏa giá trị tinh thần của con người
Việt, văn hóa của người Việt đến với người đọc.
Ngồi ra, chúng tôi giới thiệu 217 truyện ngụ ngôn văn xuôi của người
Việt mà chúng tơi sưu tầm được bằng hình thức tóm tắt ở phần phụ lục 1;
bảng thống kê các loại nhân vật trong 217 truyện ngụ ngôn người Việt ở phụ
lục 2 và bảng thống kê các loại nhân vật theo đặc điểm, phẩm chất, tính cách
từ phụ lục 3 đến phụ lục 13.


15
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Đôi nét về truyện ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn người Việt
Chương 2: Phân loại và miêu tả thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn
người Việt
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và vai trò của nhân vật trong
truyện ngụ ngôn người Việt.


16


Chương 1. ĐÔI NÉT VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN
VÀ TRUYỆN NGỤ NGƠN NGƯỜI VIỆT
1.1. Truyện ngụ ngơn
1.1.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn
Trong lịch sử nghiên cứu văn học dân gian từ cổ chí kim, từ Đơng sang
Tây, có nhiều quan niệm và cách định nghĩa về truyện ngụ ngôn. Truyện
ngụ ngôn tuy mang hình thức tự sự nhưng mục đích chủ yếu lại không phải là
tự sự. Là một trong những người có vai trị đặt nền móng trong việc sưu tầm,
biên soạn, nghiên cứu và sáng tác về truyện ngụ ngôn Việt Nam, Nguyễn Văn
Ngọc cho rằng:
Chữ ngụ nghĩa là gá gửi; chữ ngơn nghĩa là nhời nói. Ta dùng hai chữ
ngụ ngôn để chỉ cái lối văn, hoặc văn xuôi, hoặc văn vần, thường đặt thành
câu chuyện đem kể, rồi nhân câu chuyện mà dẫn những nhời quy châm về ln
thường đạo lý để cảm hóa lịng người.
Vậy trong ngụ ngôn, câu chuyện kể chỉ là khách, nhời quy châm mới
thực là chủ. Tức như chính một nhà ngụ ngơn xưa đã nói: Câu chuyện kể chỉ
là phần “hình hài” bề ngoài, nhời quy châm mới thực sự là cái phần “linh hồn”
bên trong (Nguyễn Văn Ngọc, 1927).

Với cách hiểu này, Nguyễn Văn Ngọc đã đem lại cái nhìn thích xác đầu
tiên về truyện ngụ ngơn.
Cùng quan điểm với Nguyễn Văn Ngọc, song tác giả cuốn Bình giải
ngụ ngơn Việt Nam khác hơn ở việc trình bày rõ nét, chi tiết và nhấn mạnh
hơn về hình thức nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngụ ngơn. Đó là lối
nói ẩn dụ thể hiện qua việc “khơng nói thẳng”, là “cách ám chỉ, nói bóng nói
gió”. Trương Chính cho rằng, truyện ngụ ngôn “ Là truyện ngắn hoặc dài,


17
văn xi hoặc văn vần, có ngụ ý, có hàm chứa một bài học đạo lí, một nhận

xét về thực tế xã hội, một quan niệm triết lí hay nhân sinh mà vì nhiều lí do
khác nhau, người ta khơng nói thẳng, phải dùng cách ám chỉ, nói bóng nói
gió” (Trương Chính, 1998).
Tiếp đến, trong cuốn Sách giáo khoa mơn Ngữ Văn 10, tập 1, Nxb
Giáo dục, truyện ngụ ngôn đã được các tác giả định nghĩa là:
“Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thơng qua các ẩn
dụ (phần lớn là hình tượng lồi vật) để kể về những sự việc liên quan đến con
người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí
nhân sinh” (Phan Trọng Luận, et al., 2007).

Qua nhận định trên, truyện ngụ ngôn được thể hiện mang tính tồn diện
hơn, vừa bảo đảm giá trị nội dung vừa bao hàm cả hình thức nghệ thuật. Vấn
đề nghệ thuật được nhấn mạnh ở mặt kết cấu văn bản. Truyện ngụ ngơn có
kết cấu chặt chẽ với hình thức ngắn gọn, súc tích. Bên cạnh đó, định nghĩa
cịn chỉ rõ, hình tượng lồi vật chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thế giới nhân vật đa
dạng của truyện ngụ ngơn, dù mục đích cuối cùng cũng là mượn chuyện lồi
vật để nói chuyện con người, lồi người.
Theo Bùi Mạnh Nhị trong Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong
nhà trường đã nói rằng “Ngụ ngơn ngun nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức là lời
nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu (ngụ = hàm
chứa ý kín đáo, ngơn = lời nói)”.
Và tác giả định nghĩa truyện ngụ ngơn:
Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện nhỏ về
lồi vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con
người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống”
(Bùi Mạnh Nhị, 2012).


18
Ở định nghĩa này, quan điểm về truyện ngụ ngôn của tác giả cơ bản

giống với các nhận định nêu trên. Tuy nhiên, về nội dung của truyện ngụ
ngôn, tác giả thiên về tính giáo huấn nhiều hơn và cho rằng truyện ngụ ngôn
“nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống”. Điều
này tạo cái nhìn chưa đẩy đủ về giá trị chung của truyện ngụ ngơn vì ngồi
tính giáo huấn, hướng con người sống tốt đời, đẹp đạo nó cịn có giá trị đấu
tranh để góp phần giải phóng con người.
Các tác giả trong cuốn Giáo trình văn học dân gian đã nhận định, ngay
chính tên gọi của nó (ngụ ngơn) đã hàm chứa ý nghĩa:
Bha từ nguồn gốc Ấn Độ có nghĩa là nói, tiếng Hy Lạp có nghĩa là lời
kể; Fari hay Fabula tiếng La Tinh có nghĩa là lời kể ngắn, trong tiếng Pháp,
Fable tiếng Pháp là truyện kể có bài học ln lí; ngụ ngơn theo tiếng Trung
Quốc và Việt Nam là lời kể có ngụ ý bên trong (Vũ Anh Tuấn, Phạm Thu Yến,
Nguyễn Việt Hùng và Phạm Đặng Xuân Hương, 2016).

Nhìn chung, xét trên tất cả các bình diện thì khơng xuất hiện ý kiến trái
chiều trong quan niệm về truyện ngụ ngơn. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi nhận
định chung về truyện ngụ ngôn như sau: Ngụ là ngụ ý, ngơn là lời nói. Ngụ
ngơn là loại truyện thông qua một câu chuyện bằng văn xuôi hoặc văn vần
mà ở đó các nhận vật chính là con vật, đồ vật, cỏ cây hoa lá, hay chính là con
người, và các bộ phận người... để ngụ ý về một vấn đề thuộc về đời sống
phong phú, phức tạp của con người.
1.1.2. Cơ sở xã hội của truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn cũng giống nhiều thể loại văn học dân gian khác ở
chỗ không xác định được mốc thời gian cụ thể về sự ra đời của nó. Trên thế
giới, truyện ngụ ngôn đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Nhắc đến truyện ngụ
ngôn, người ta thường nghĩ đến những cái tên như Trang Tử, Liệt Tử ở Trung


19
Quốc và Êđốp ở Hy Lạp, Pheđơrơ ở thời cổ đại La Mã, Laphôngten ở Phápnổi tiếng vào thế kỉ XVII. Dù thể loại ngụ ngôn cũng gắn liền với nhiều tên

tuổi nổi tiếng trên thế giới nhưng có thể khẳng định, khởi nguyên của truyện
ngụ ngôn là bắt đầu từ cái nơi của văn hóa dân gian, nó phát triển và trưởng
thành trong bầu khí quyển của nền văn học dân gian nhân loại.
Truyện ngụ ngôn chắc chắn ra đời sau thần thoại. Truyện cổ tích về lồi
vật là tiền thân của truyện ngụ ngơn. Theo Lê Chí Quế thì “truyện ngụ ngơn
được xây dựng trên cơ sở cốt lõi của truyện cổ tích động vật” (Lê Chí Quế,
Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, 1990). Tuy nhiên, truyện cổ tích lồi vật
lại có xuất phát điểm từ những truyện kể có tính chất thần thoại về lồi vật.
Đó chính là xã hội loài người trong những buổi đầu nguyên thủy, lúc con
người còn mưu sinh bằng săn bắt và hái lượm, công cụ sản xuất thô sơ, đơn
giản, kỹ thuật yếu kém, năng suất lao động thấp. Một mặt, họ vừa phải kiếm
miếng cơm manh áo, mặt khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn, họ phải đối mặt
khơng ít hiểm nguy đến từ một thế giới mà họ coi là siêu linh, huyền bí. Trình
độ khoa học lúc này chưa đủ để giải thích về các hiện tượng tự nhiên. Hàng
vạn câu hỏi vì sao xuất hiện: tại sao lại có mưa, có gió, có sấm, có chớp? Tại
sao con người lại phải chết?... Giữa biển khơi muôn trùng bí ẩn, thắc mắc mà
chưa tìm được lời giải đáp, buộc lòng họ phải tin, phải nghĩ, và phải chắc
chắn có một lực lượng siêu nhiên có phép thần thơng quảng đại tồn tại song
song với thế giới con người. Từ đó các vị thần lần lượt được tơn vinh và ra
đời trong thế giới tâm linh con người. Bên cạnh đó là sự xuất hiện những câu
chuyện thần thoại trong lòng văn học dân gian nhân loại. Mặt khác, trong
cuộc chiến mưu sinh, con người hàng ngày còn phải đối mặt với mn ngàn
hiểm nguy rình rập từ những loài dã thú. Để chinh phục và vượt qua được
chúng, họ buộc phải quan sát, theo dõi và góp nhặt, ghi nhớ từ hình dáng,
màu sắc, hơi tiếng, tìm hiểu tập qn sinh hoạt của một số lồi vật ít nhiều có
liên quan để truyền đạt kinh nghiệm cho đời sau. Về sau, các chuyện đó mất


×