Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.51 KB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc
sĩ, tác giả đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp đến từ các thầy, các cô, giảng viên Học
viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Đặc biệt, tác giả
trân trọng bày tỏ sự biết ơn tới TS. Cao Đình Lành người được Học viện phân cơng
hướng dẫn luận văn; đã tận tình, tâm huyết giúp đỡ hoàn thành đề tài. Qua đây, tác
giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ
tác giả trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề
tài luận văn thạc sĩ.
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã
tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình tác giả thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG ..................................................................................................
1.1. Những vấn đề lý luận giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực
hiện hợp đồng tín dụng..............................................................................................
1.2. Pháp luật giải quyết tranh chấp tại Tòa án về tài sản thế chấp bảo đảm thực
hiện hợp đồng tín dụng..............................................................................................
1.3. Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực
hiện hợp đồng tín dụng..............................................................................................
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết tranh chấp tại Tòa án về tài
sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng....................................................
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA TỊA ÁN NHÂN


DÂN TẠI ĐÀ NẴNG...............................................................................................
2.1. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực
hiện hợp đồng tín dụng..............................................................................................
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo
đảm thực hiện hợp đồng tín dụng của Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng..........................
2.3. Các vấn đề vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu
sót về hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về tài sản
thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của Tòa án
nhân dân tại Đà Nẵng ................................................................................................


CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG........................................................................................
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
của Tịa án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng ................................................
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín
dụng của Tòa án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng .....................................................
KẾT LUẬN..............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Bộ Luật Dân sự:

BLDS


- Bộ Luật tố tụng Dân sự:

BLTTDS

- Thi hành án Dân sự:

THADS

- Hội đồng Thẩm phán:

HĐTP

- Hội đồng Thẩm phán

HĐTP

- Tòa án nhân dân Tối cao:

TANDTC

- Hội đồng xét xử:

HĐXX

- Hội thẩm:

HT

- Hội thẩm nhân dân:


HTND

- Nghị định:



- Nghị quyết:

NQ

- Tòa án nhân dân:

TAND

- Tòa án nhân dân tối cao:

TANDTC

- Tòa án quân sự:

TAQS

- Viện kiểm sát nhân dân:

VKSND

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

VKSNDTC


- Thông tư liên tịch:

TTLT

- Sơ thẩm – Dân sự sơ thẩm:

ST - DSST

- Phúc thẩm – Dân sự phúc thẩm:

PT - DSPT

- Giám đốc thẩm:

GĐT

- Tái thẩm:

TT

- Quyền sử dụng:

QSD

- Quyền sử dụng đất:

QSDĐ



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu các vụ án tranh chấp về thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện
Hợp đồng tín dụng do Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thụ lý, xét xử theo
trình tự sơ thẩm và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm.............42
Bảng 2.2. Số liệu các vụ án tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện
Hợp đồng tín dụng do Văn phịng Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử
phúc thẩm cung cấp........................................................................................................................... 42
Bảng 2.3. Số liệu các vụ án tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện
Hợp đồng tín dụng do Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm
đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các tỉnh Miền Trung – Tây
Nguyên có kháng cáo, kháng nghị............................................................................................... 43
Bảng 2.4. Số liệu các vụ án tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện
Hợp đồng tín dụng do Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giải quyết Giám đốc
thẩm, Tái thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân
dân 2 cấp thuộc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên............................................................ 44
Bảng 2.5. Số liệu các vụ án tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện
Hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng bị Giám đốc thẩm,
Tái thẩm................................................................................................................................................. 44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động của các Ngân hàng (tổ chức tín dụng)
đóng vai trị nịng cốt, là xương sống bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định và
bền vững. Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, vì vậy hoạt động của hệ thống các Ngân hàng ln ln năng
động, bứt phá, hịa nhập vào tồn cầu hóa kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, với
sự năng động, sáng tạo, hoạt động của hệ thống các Ngân hàng Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân hoạt động, sử dụng vốn hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, đóng góp to lớn vào

nhân sách quốc gia. Nhưng cũng chính nền kinh tế thị trường đã làm cho các Nhân
hàng bộc lộ nhiều yếu kém, gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn
đến khơng chỉ nền kinh tế mà cịn ảnh hưởng đến cả uy tín chính trị của Đảng, Nhà
nước ta, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Ngân hàng. Những đại án về Ngân
hàng như Agribank, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Xây dựng, Sacombank…đã
gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng đã chứng minh điều đó. Trong số các sai
phạm gây thất thoát lớn về tài sản thì các sai phạm trong hoạt động cho vay cấp tín
dụng có tài sản bảo đảm thực hiên nghĩa vụ là những sai phạm có tính phổ biến và
đang tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, xảy ra trong phạm vi cả nước, trong đó có khu
vực Miền Trung, Việt Nam đang trong đà phát triển kinh tế mạnh mẽ. Nguyên nhân
của những sai phạm trong lĩnh vực này có thể được nhìn nhận từ 2 phương diện sau:
- Về phương diện pháp luật thực định:
Tuy pháp luật về Ngân hàng (tổ chức tín dụng) khơng ngừng được sửa đổi,
bổ sung, khơng ngừng hồn thiện, nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều bất cập, nhiều
quy định của pháp luật cũng như các hướng dẫn từ Chính phủ khơng cịn phù hợp
với nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc tế, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân
hàng. Đó là những bất cập về xác lập hợp đồng tín dụng, xử lý tài sản thế chấp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng, bất cập về xác minh nguồn gốc tài
1


sản thế chấp, thẩm định tài sản thế chấp…góp phần làm cho các Ngân hàng thiệt hại
vô cùng to lớn. Vì vậy việc hồn thiện pháp luật về tổ chức tín dụng để đáp ứng với
điều kiện mới của nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, đáp ứng với tồn cầu
hóa kinh tế và pháp luật là một địi hỏi vơ cùng cấp bách và tất yếu khách quan.
- Về phương diện thực tiễn:
Hệ thống các Ngân hàng Việt Nam có quá nhiều sai phạm trong hoạt động
cho vay cấp tín dụng có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xuất phát từ hành vi cố
ý làm trái các quy định về cho vay có tài sản bảo đảm hoặc hành vi thiếu trách
nhiệm của giới chức quản lý…nhất là vấn đề xác minh, thẩm định tài sản thế chấp.

Các sai phạm từ cán bộ Ngân hàng liên quan đến hàng hoạt quan chức trong bộ máy
chính trị và quản lý của Việt Nam, gây thất thoát to lớn về tài sản, nợ xấu tăng cao,
có Ngân hàng số lổ gấp 10 gần vốn điều lệ như Cơng ty cho th tài chính 2 thuộc
Agribank Việt Nam. Bên cạnh đó những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án
giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng trên
tồn quốc nói chung cũng như của Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng nói riêng cũng là
một trong những nguyên nhân làm cho việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài, nợ xấu
khó địi, gây thiệt hại khơng nhỏ. Vì vậy việc khắc phục những sai lầm, thiếu sót
trong hoạt động thực tiễn cho vay cấp tín dụng của Ngân hàng có tài sản bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ và những sai lầm trong hoạt động xét xử giải quyết tranh chấp về
tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng của Tịa án nhân dân tại Đà
Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay cấp tín dụng cũng là một yêu cầu cấp thiết,
một đòi hỏi cấp bách và khách quan.
Từ những bất cập và những sai lầm, hạn chế trên các phương diện nêu trên,
cần có giải pháp khoa học, sát thực tiễn để khắc phục những bất cập, sai lầm, hạn
chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cấp tín dụng có tài sản thế
chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hệ thống các Ngân hàng Việt Nam, khẳng
định vai trò, vị thế xương sống của Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. Với suy
nghĩ đó, tác giả chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm
thực hiện hợp đồng tín dụng từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng”
2


làm cơng trình nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực
hiện hợp đồng tín dụng đã có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu có giá trị, có
thể nêu ra một số cơng trình tiêu biểu sau đây:
- Tại cuộc hội thảo về thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng
Ngân hàng do Tịa án nhân dân Tối cao và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức

tháng 10/2019 tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, rất nhiều tác giả đã trình
bày nhiều tham luận liên quan đến chủ đề này:
+ TS Trần Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế và quản lý khoa học Tòa án
nhân dân Tối cao trong bài “Áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị
quyết số 42/2017/NQ-QH ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng trong q trình giải quyết các tranh chấp về tín dụng của
các tổ chức tín dụng” đã nêu ra thực trạng áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết
tranh chấp về nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tịa án nhân dân, những
khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, trong đó có những vướng mắc về tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu, về xử lý tài sản bảo đảm, về trách nhiệm của tổ chức tín
dụng trong hợp đồng tín dụng và đề xuất các giải pháp khắc phục.
+ Ths Hoàng Ngọc Thành, Chánh tòa Tòa kinh tế Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội trong bài “Thực tiễn giải quyết tranh chấp tín dụng và các tranh chấp dân sự
khác trong lĩnh vực Ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội” đã nêu ra
nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
như khó khăn về xử lý tài sản thế chấp, bảo lĩnh là nhà đất của hộ gia đình; Tài sản
chung của vợ chồng, tài sản chung chưa chia; Trường hợp cho mượn, sang tên nhà
đất để thế chấp tài sản; Trường hợp nhiều tài sản bảo đảm cho một khoản vay thì
chia tỷ lệ như thế nào; Bảo lãnh Ngân hàng …cùng với việc nêu ra những vưỡng
mắc, khó khăn, tác giả giới thiệu nhiều vụ án liên quan để chứng minh.
+ Lê Tự, Chánh tòa Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng trong
bài “Thực tiễn xét xử các vụ án kinh doanh thương mại về hợp đồng tín dụng tại
3


Ngân hàng” đã nêu ra nhiều vướng mắc và bất cập về áp dụng thủ tục tố tụng, về áp
dụng pháp luật nội dung (liên quan đến tài sản thế chấp hình thành trong tương lai,
đăng ký tài sản thế chấp hình thành trong tương lai, xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký
biện pháp bảo đảm, quyền thu giữ tài sản bảo đảm…) và đề xuất nhiều giải pháp
khoa học có tính khả thi để khắc phục.

+ Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao trong bài “Thực
tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân và
khuyến nghị đối với trách nhiệm của tổ chức tín dụng” đã nêu ra một số hạn chế,
vướng mắc thường gặp trong giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng.
Đó là những vướng mắc từ quy định của pháp luật như: Đánh giá giá trị tài sản hình
thành trong tương lai, về xác định thành viên của hộ gia đình, thứ tự ưu tiên thanh
tốn, về xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà
người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, về trường
hợp nhiều tài sản bảo đảm cho một khoản vay, về việc tài sản thế chấp gắn liền với
đất không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Ngồi ra tác giả cịn nêu ra các vướng
mắc từ phía đương sự, từ các tổ chức tín dụng. Đồng thời tác giả đã đưa ra một số
khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng nhằm giảm thiểu tranh chấp, rủi ro trong
giao kết hợp đồng tín dụng.
Ngồi các chun đề nghiên cứu nêu trên, cịn có nhiều cơng trình nghiên
cứu về lĩnh vực này thể hiện qua các luận văn và bài viết sau đây:
- Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hồng Yến “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản
thế chấp theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” do TS. Phạm Văn
Tuyết hướng dẫn vào năm 2010.
- Luận văn thạc sĩ của Lê Anh Tuấn “Xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng
đất trong hợp đồng tín dụng” do TS. Nguyễn Thúy Hiền, TS. Nguyễn Thị Quế Anh
hướng dẫn, năm 2010.
- TS. Nguyễn Thúy Hiền với bài viết “Những vấn đề rút kinh nghiệm khi giải
quyết vụ án liên quan đến giao dịch bảo đảm” được đăng trên tạp chí Tịa án nhân
dân ngày 26/12/2018.
4


- TS. Nguyễn Văn Điền với bài viết “Một số vấn đề về hợp đồng thế chấp tài
sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ” được đăng trên tạp chí dân chủ và pháp luật ngày
21/4/2019.

Các nghiên cứu nên trên đều có cách khám phá theo nhiều khía cạnh khác
nhau và đều hướng về bản chất của việc vay có thế chấp tài sản bảo đảm, vướng
mắc và phương thức xử lý tài sản thế chấp. Đây là những cơng trình khoa học giúp
tác giả có cái nhìn rộng hơn để thực hiện thành công đề tài trên cơ sở lấy thực tiễn
xét xử của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng làm nền tảng nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận, pháp luật về
thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng thơng qua thực tiễn giải quyết
tranh chấp của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng; Hướng tới xác lập luận cứ khoa học
cho việc nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp tài
sản trong giao dịch tín dụng Ngân hàng; Đảm bảo nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật để giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng, hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về lý luận, pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực
hiện hợp đồng tín dụng, tìm ra những vấn đề bất cập để hoàn thiện. Nghiên cứu thực
tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng về giải quyết tranh chấp về
tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng để làm rõ những sai lầm,
thiếu sót của Tịa án trong hoạt động xét xử lĩnh vực này. Đề xuất các giải pháp
khoa học để khắc phục các bất cập, sai lầm, thiếu sót nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề về lý luận, những quy định
pháp luật hiện hành như: Bộ luật dân sự năm 2015; Luật thi hành án dân sự năm
2014; Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày
5


29/12/2006; Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 sửa đổi nghị định 163;

Thông tư số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 và thực tiễn giải
quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng của Tịa
án nhân dân tại Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về lý luận, pháp luật, giới hạn liên quan đến tài sản thế chấp
trong giao dịch tín dụng Ngân hàng.
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Đà Nẵng về tài sản thế
chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng.
- Nghiên cứu các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
về tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng (bảo đảm áp dụng đúng pháp luật).
- Các thông tin, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được sưu tầm từ hoạt
động xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Tòa án nhân dân thành
phố Đà Nẵng (Lấy Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng làm mẫu) từ 2015-2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học
pháp quyền Mác Lênin, phương pháp luận biện chứng duy vật và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận và để đảm bảo cho luận văn đạt chất lượng, tác
giả sử dụng kết hợp một tổng thể các phương pháp như: Phân tích, so sánh, hệ
thống, thống kê, lịch sử cụ thể, tổng hợp, xã hội học, điều tra xã hội học, tổng kết
thực tiễn…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu khoa học góp phần làm sáng tỏ tính
khoa học của lý luận, pháp luật về tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng; bổ
sung những khiếm khuyết, bất cập từ lý luận và pháp luật về tài sản bảo đảm trong
hợp đồng tín dụng.
6



6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học để kiến nghị các nhà làm
luật nghiên cứu hồn thiện chính sách pháp luật và pháp luật về thế chấp tài sản
trong hợp đồng tín dụng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt
động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong hoạt động giải quyết tranh chấp
về tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, cho cơng tác nghiên cứu, học tập,
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được thiết kế gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản
thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về
thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân tại Đà
Nẵng.
Chương 3: Quan điểm, định hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài
sản bảo đảm hợp đồng tín dụng của Tịa án nhân dân tại Đà Nẵng.

7


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO
ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1. Những vấn đề lý luận giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo
đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
1.1.1. Khái niệm thế chấp tài sản; đặc điểm của thế chấp tài sản bảo đảm

thực hiện hợp đồng tín dụng và hiệu lực của thế chấp tài sản
Trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, trước hết là dựa vào sự tự giác của
các bên, nhưng trên thực tế khơng phải ai cũng có thiện chí để thực hiện nghiêm
chỉnh nghĩa vụ của mình. Trong mối quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ
động yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Tuy nhiên,
việc thực hiện nghĩa vụ như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào người có nghĩa vụ.
Để khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong mối quan hệ nghĩa vụ
có được thế chủ động trong các giao dịch dân sự, pháp luật đã cho phép các bên
thoả thuận các biện pháp bảo đảm khi tiến hành các giao dịch dân sự. Một trong bảy
biện pháp bảo đảm được thực hiện khá phổ biến hiện nay được pháp luật quy định
là thế chấp tài sản. Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ
dân sự trong hợp đồng dân sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên
(sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế
chấp)”. Với ý nghĩa này, khi các bên giao kết hợp đồng dân sự, để đảm bảo việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng một cách nghiêm túc thì bên có
nghĩa vụ hoặc bên thứ ba có thể dùng tài sản của mình để thế chấp cho bên cịn lại,
như một “vật làm tin” rằng tơi sẽ thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận. Thế chấp tài
sản là biện pháp bảo đảm được áp dụng phổ biến trong giao dịch dân sự. Trên thực
tế, việc chuyển giao tài sản từ người có nghĩa vụ sang người có quyền trong biện
8


pháp cầm cố tài sản không chỉ thủ tục phức tạp mà cịn khiến cho người có nghĩa vụ
bảo đảm khó có thể thực hiện do khơng thuận lợi cho các bên. Ví dụ như trường hợp
người đi vay khơng có nhà để ở hoặc Ngân hàng khơng cần thiết phải thu giữ nhà
đất. Nếu ở biện pháp cầm cố, bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận
cầm cố, thì ở biện pháp thế chấp tài sản, bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Và tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ, bởi lẽ, nếu bên có bảo

bảo đảm vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để
thỏa mãn quyền của mình. Quy định này buộc người có nghĩa vụ sẽ phải cẩn trọng
khi xác lập quan hệ thế chấp. Ở một khía cạnh nào đó, quy định này cũng tạo ra sự
bất lợi cho người có quyền nếu khơng kiểm tra kỹ tài sản thế chấp có thuộc sở hữu
của bên có nghĩa vụ khơng và có thể dẫn tới hậu quả biện pháp bảo đảm bị vô hiệu
do khi xác lập quan hệ thế chấp tài sản xác định tài sản thế chấp khơng thuộc sở hữu
của người có nghĩa vụ. Trong biện pháp thế chấp tài sản khơng có sự chuyển giao
tài sản từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp nên tài sản thế chấp do bên thế chấp
giữ. Tính chấp bảo đảm thể hiện ở việc bên thế chấp chuyển giao những giấy tờ liên
quan đến tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Các bên cũng có thể thỏa thuận tài
sản thế chấp giao cho người thứ ba giữ tài sản.
Thế chấp tài sản có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tài sản thế chấp có thể là
bất động sản; động sản; vật phụ gắn với động sản, bất động sản thế chấp; tài sản gắn
liền với đất trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của
người thế chấp. Thứ hai, thế chấp là một hợp đồng phụ bên cạnh một hợp đồng
chính là quan hệ nghĩa vụ trong đó nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là đối tượng được
bảo đảm. Thứ ba, tài sản thế chấp được để lại cho người thế chấp giữ, các bên có thể
giao cho bên thứ ba giữ nếu các bên có thoả thuận. Như vậy, việc thế chấp tài sản
không phải là dùng quyền sở hữu tài sản để bảo đảm vì quyền sở hữu tài sản thực tế
vẫn còn nằm trong tay chủ sở hữu thực sự. Thứ tư, hợp đồng thế chấp trong một số
trường hợp phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

9


Hiệu lực của thế chấp tài sản (Điều 319):
Theo quy định của BLDS thì “Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời
điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
và “Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lưc đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm
đăng ký”. Cũng như đối với hợp đồng cầm cố tài sản, quy định về thời điểm có hiệu

lực của hợp đồng thế chấp bảo đảm nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên,
cũng như hạn chế sự điều chỉnh của văn bản dưới luật về thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng. Qua theo dõi cho thấy, khơng ít văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ
thời gian qua đã “can thiệp” và làm “méo mó” ý chí của các bên về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng. Đây cũng chính là điểm mới của BLDS năm 2015 so với
BLDS năm 2005. Ngoài ra, BLDS năm 2015 quy định cụ thể, rõ ràng và phân tách
giữa thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp với thời điểm phát sinh hiệu lực
đối kháng là rất cần thiết. Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua, chính việc khơng
phân biệt giữa thời điểm có hiệu lực của hợp đồng với thời điểm phát sinh hiệu lực
đối kháng đã phát sinh khơng ít nhầm lẫn, tranh chấp về thời điểm phát sinh quyền,
nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng.
Quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm (Điều
297) và thứ tự ưu tiên thanh toán (Điều 308):
Theo quy định của BLDS năm 2015 có 02 phương thức phát sinh hiệu lực đối
kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm gồm: (1) Đăng ký biện pháp bảo đảm và
(2) Nắm giữ (hoặc chiếm giữ) tài sản bảo đảm. Cụ thể là: “Biện pháp bảo đảm phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo
đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm” (Điều 297 BLDS năm 2015). Trong khi đó,
“Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào
cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên
nhận bảo đảm” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 102/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính
Phủ). Như vậy, đăng ký biện pháp bảo đảm và hành vi nắm giữ (hoặc chiếm giữ) tài sản
bảo đảm có giá trị pháp lý như nhau khi xác định thời điểm đối kháng với

người thứ ba.
10


Ví dụ: Ơng A thế chấp tài sản tại Ngân hàng B. Hợp đồng thế chấp được đăng
ký ngày 01/02/2018. Tuy nhiên, ngày 15/01/2018, ông A đã cầm cố tài sản này cho

ông C, tài sản do ông C trực tiếp nắm giữ, kiểm sốt. Trong tình huống này, khi xét
về hiệu lực đối kháng thì ơng C có vị trí cao hơn Ngân hàng do thời điểm nắm giữ
phát sinh trước thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 297 BLDS năm 2015 thì “khi biện
pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm
được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại
Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Như vậy, nội hàm của khái
niệm “hiệu lực đối kháng” được xác định trong BLDS năm 2015 là “quyền truy đòi
tài sản” và “quyền thanh toán”.
1.1.2. Khái niệm về tài sản thế chấp
BLDS 2015 không chỉ quy định, định nghĩa thế nào là thế chấp tài sản mà còn
quy định, định nghĩa thế nào là tài sản thế chấp, đây là 2 quy định tuy có cùng bản
chất là thế chấp nhưng nội hàm có sự khác nhau.
Tài sản thế chấp được hiểu là Vật thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức hoặc
quyền về tài sản của cá nhân, tổ chức được mang ra thế chấp để đảm bảo cho khoản
tín dụng được ký kết với tổ chức tín dụng.
Theo quy định tại Điều 318 BLDS thì tài sản thế chấp bao gồm bất động sản,
động sản, quyền sử dụng đất.
Các dạng tranh chấp về tài sản thế chấp đều xoay quanh các đối tượng nêu trên
và thường gặp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm
thực hiện Hợp đồng tín dụng như: Tài sản của hộ gia đình sử dụng đất, tài sản của
vợ chồng, tài sản có nguồn gốc từ hợp đồng tặng cho tài sản, thừa kế, các tranh chấp
liên quan đến công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch, liên quan đến ủy quyền,
thế chấp quyền sử dụng đất mà không ghi thế chấp tài sản trên đất, về đăng ký giao
dịch bảo đảm, tranh chấp liên quan đến người thứ ba ngay tình…
Như vậy nếu chỉ dừng lại ở khái niệm thế chấp tài sản (cách thức thực hiện
giao dịch về tài sản thế chấp) mà khơng có tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện
11



giao dịch đó thì sẽ khơng có sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi xác lập hợp đồng tín
dụng.
1.1.3. Phân loại thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Để đảm bảo an tồn cho việc thu hồi nợ, Ngân hàng bao giờ cũng ràng buộc
người vay phải thế chấp tài sản bằng tài sản của mình hoặc của người thứ ba. Tài sản
thế chấp phải là tài sản có giá trị bằng tiền để khi người vay khơng thực hiện đúng
nghĩa vụ trả nợ thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý để thu hồi nợ (tiền) về cho Ngân hàng.

Tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS bao gồm vật, tiền bạc, giấy tờ có giá
và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động
sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy bản thân tài sản đứng n thì khơng bị ràng buộc gì về mặt pháp lý,
nhưng khi được đưa vào tham gia các giao dịch tín dụng với Ngân hàng thơng qua
hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp thì nó trở thành tài sản thế chấp.
Có nhiều cách phân loại thế chấp tai sản, trong đó nếu:
Căn cứ vào phương thức thế chấp có thể phân loại thế chấp tài sản như sau:
- Thế chấp tài sản bằng vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Thế chấp tài sản là bất động sản và động sản, là tài sản hiện có hoặc hình
thành trong tương lai. Trong đó cần lưu ý các trường hợp đặc biệt là:
+ Thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm quyền sử dụng đất hợp lệ, quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.
+ Thế chấp nhà ở bao gồm: Nhà ở hiện có và nhà ở hình thành trong tương lai, thế

chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và thế chấp nhà ở trong dự án.
+ Thế chấp động sản đặc biệt: Là thế chấp hàng hóa luân chuyển, thế chấp kho hàng.
+ Thế chấp tài sản trí tuệ.

Lưu ý: Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
Kể từ khi BLDS năm 2005 đặt nền móng cho việc thế chấp tài sản hình thành
trong tương lai (Điều 342), đến nay, khái niệm về loại tài sản này vẫn chưa đồng

nhất và thường xuyên thay đổi theo thời gian.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
12


bảo đảm lần đầu khái niệm: “Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở
hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm
được giao kết”. Như vậy, để xác định tài sản “hình thành trong tương lai” cần căn
cứ vào “thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản”.
Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi theo hướng cụ thể
hóa Nghị định 163, tài sản hình thành trong tương lai gồm: tài sản được hình thành
từ vốn vay; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp
pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; Tài sản đã hình thành và thuộc đối
tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm
thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản đã hình thành và phải đăng ký, Nghị định 11 quy định việc
chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản, động sản phải đăng ký sở hữu có hiệu
lực từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu; do đó, việc chưa đăng ký cũng là chưa
chuyển quyền sở hữu, tài sản chưa thuộc về bên bảo đảm.
Tại Khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015 quy định: “Tài sản hình thành trong
tương lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ
thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch”. Tại quy định này
ta có hai yếu tố xác định tài sản hình thành trong tương lai, gồm: (a) Yếu tố vật chất:
Đó là tài sản chưa hình thành theo đúng tính chất, tính năng, cơng dụng của loại tài
sản đó; (b) Yếu tố pháp lý: Ngay cả khi tài sản đã hình thành nhưng chưa xác lập
quyền sở hữu cho chủ thể vào thời điểm xác lập giao dịch. Có thể nói đây là 2 yếu
tố cần và đủ để xác định đó là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai.
1.2. Pháp luật giải quyết tranh chấp tại Tòa án về tài sản thế chấp bảo
đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
1.2.1. Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp

bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Việc giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng
tín dụng được pháp luật dân sự quy định trong BLDS và các văn bản hướng dẫn của
13


chính phủ, của các cơ quan liên quan. BLDS 2015 có nhiều chế định quy định về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó có thế chấp tài sản.
- Điều 292 BLDS quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó
có biện pháp thế chấp tài sản. Nghĩa vụ bảo đảm được giới hạn bởi ý chí của người
có tài sản. Theo điều 293 BLDS thì chủ sở hữu tài sản có thể dùng tài sản của mình
thế chấp để bảo đảm thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của hợp đồng tín
dụng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu khơng có thỏa thuận và
pháp luật khơng quy định phạm vi bảm đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm
toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ bảo đảm
không chỉ là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai mà cả nghĩa vụ có điều kiện.
- Theo Điều 295 BLDS thì tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên
bảo đảm, trừ trường hợp cần giữ tài sản hoặc bảo lưu quyền sở hữu tài sản bảo đảm
có thể là tài sản hiện tại hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Giá trị của tài sản
bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Chủ sở
hữu có quyền dùng tài sản của mình bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (Điều 296
BLDS). Đặc biệt BLDS 2015 quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba; theo
đó biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký
biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo
đảm; khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên
nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản và được quyền thanh toán theo quy định
tại Điều 308 BLDS và luật khác có liên quan (Điều 297 BLDS), đây là điểm mới so
với BLDS năm 2005.
- Đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 298 BLDS (Điều 323
BLDS 2005 quy định đây là đăng ký giao dịch bảo đảm). Quy định tại Điều 298

BLDS 2005 chặt chẽ hơn về mặt pháp lý và có điểm mới là trường hợp được đăng
ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời
điểm đăng ký. Việc quy định đăng ký biện pháp bảo đảm trong BLDS nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp và quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp
của Ngân hàng nếu người vay vi phạm nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng.
14


BLDS năm 1995 và các quy định của pháp luật dân sự trước BLDS 1995 chưa có
quy định này.
- Theo quy định tại Điều 299 BLDS thì Ngân hàng chỉ có quyền yêu cầu xử
lý tài sản thế chấp nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người vay không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác. Đây cũng chính là nguyên tắc hành xử được áp dụng cho các bên tham
gia hợp đồng tín dụng và cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết tranh chấp khi
có yêu cầu.
- Về phương thức xử lý tài sản thế chấp
Theo quy định tại Điều 303 BLDS thì bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có
quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp, đó là: Bán đấu
giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản
để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; Phương thức khác.
Nếu các bên khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp
luật có quy định khác.
So với BLDS 2005, 1995 thì đây là một quy định mới, khoa học, giúp cho
Ngân hàng và người có tài sản bảo đảm tháo gỡ được những vướng mắc trong quá
trình xử lý tài sản thế chấp, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.
Trên cơ sở quy định phương thức xử lý tài sản thế chấp quy định tại Điều
303 BLDS, BLDS quy định các phương thức cụ thể, đó là: Bán tài sản thế chấp
(Điều 304); Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của
bên bảo đảm (Điều 305); Định giá tài sản bảo đảm (Điều 306); Thanh toán tiền có

được từ việc xử lý tài sản thế chấp (Điều 307); Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các
bên cùng nhận tài sản bảo đảm (Điều 308).
- Đối với chế định về thế chấp tài sản, được quy định tại tiểu mục 3, mục 3
chương XV, phần thứ Ba của BLDS. Chế định này bao gồm nhiều điều luật, quy
định chặt chẽ hơn và có nhiều điểm mới so với BLDS 2005. Theo đó:
+ Khái niệm về tài sản thế chấp quy định tại Điều 317 rất ngắn gọn, dể hiểu
hơn nhiều so với quy định tại Điều 342 BLDS 2005.
15


+ Tài sản thế chấp được quy định tại Điều 318 BLDS một cách chặt chẽ, dự
liệu được nhiều tình huống pháp lý hơn so với quy định tại Điều 342 BLDS 2005 và
được quy định thành điều luật riêng thay vì nhập chung với khái niệm về thế chấp
tài sản như Điều 342 BLDS 2005.
+ Nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định tại Điều 320 BLDS, bao gồm 10
nghĩa vụ. So với các nghĩa vụ của bên thế chấp quy định tại Điều 348 BLDS 2005
thì quy định tại Điều 320 BLDS 2015 có thêm 6 nghĩa vụ, đây là sự mở rộng rất
đáng kể.
+ Quyền của bên thế chấp theo quy định tại Điều 321 BLDS 2015; So với
quyền của bên thế chấp quy định tại Điều 349 BLDS 2005 thì về cơ bản được giữ
nguyên (6 quyền).
+ Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 322 BLDS 2015
và quyền của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 323 BLDS 2015 bao gồm 7
quyền, so với quyền của bên nhận thế chấp quy định tại Điều 351 BLDS 2005 thì cơ
bản được giữ nguyên.
+ Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp được quy định tại
Điều 324 BLDS 2015. So với quy định tại Điều 353 BLDS 2005 thì quyền và nghĩa
vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp được mở rộng hơn nhiều.
+ Đặc biệt việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn
liền với đất được quy định tại Điều 325 BLDS 2015 và việc thế chấp tài sản gắn liền

với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 326 BLDS
2015 là những quy định hoàn toàn mới so với BLDS 2005; Đây có thể coi là một
bước tiến mới trong hoạt động lập pháp và rất phù hợp với thực tiễn xác lập hợp
đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản.
+ Việc chấm dứt thế chấp tài sản được quy định tại Điều 327 BLDS 2015, kế
thừa hoàn toàn quy định tại Điều 357 BLDS 2005.
Bên cạnh các quy định của BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và thế chấp
tài sản, cịn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các chế định
pháp lý này, đó là:
16


- Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của BLDS về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm đã hướng dẫn các nội dung sau đây:

+ Đưa ra khái niệm về tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm dùng để thực
hiện nghĩa vụ dân sự, thứ tự ưu tiên thanh toán, lựa chọn giao dịch bảo đảm để thực
hiện nghĩa vụ dân sự.
+ Quy định về giao kết giao dịch bảo đảm.
+ Quy định về thực hiện giao dịch bảo đảm, trong đó có thế chấp tài sản.
+ Quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong thế chấp; trong đó nêu cụ thể các
trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo
đảm bị phá sản, nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm, các phương thức xử lý tài sản bảo
đảm theo thỏa thuận, thời hạn xử lý tài sản bảo đảm, thu giữ tài sản bảo đảm để xử
lý và xử lý tài sản bảo đảm đối với các tài sản đặc biệt…
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ
về giao dịch bảo đảm đã sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163 theo hướng
khoa học và sát với thực tiễn hơn, làm rõ hơn nhiều quy định của Nghị định 163; Ví

dụ như bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai, bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, giấy tờ về tài sản thế chấp …
- Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm một
số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ
chức tín dụng…đã quy định các vấn đề liên quan đến việc xử lý nợ xấu của tổ chức
tín dụng như: Nguyên tắc xử lý nợ xấu, nội hàm của nợ xấu; Bán nợ xấu và tài sản
bảo đảm; Quyền thu giữ tài sản bảo đảm; Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết
tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án; Mua bán nợ xấu có tài sản bảo
đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành
trong tương lai; Xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản; Kê biên tài sản bảo
đảm của bên phải thi hành án; Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm;
Chuyển nhượng tài sản bảo đảm …
17


- Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong
giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án
nhân dân. Nội dung của Nghị quyết điều chỉnh nhiều vấn đề như:
+ Hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ
giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ
xấu; Một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài
sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày
21/6/2017 của Quốc hội.
+ Hướng dẫn thế nào là tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, thế
chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 1
Điều 8 của Nghị quyết 42/2017/QH14.
+ Hướng dẫn việc tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ
xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

+ Hướng dẫn việc nộp đơn khởi kiện, thụ lý đơn khởi hiện về xử lý nợ xấu,
tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn.
+ Hướng dẫn về ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng; Kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng; Điều khoản chuyển tiếp.
- Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014
của Bộ Tư pháp, Bộ tài nguyên môi trường và Ngân hàng nhà nước hướng dẫn một
số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Nội dung Thông tư bao gồm nhiều vấn đề như:
+ Hướng dẫn việc thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm
để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền
sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm.
+ Hướng dẫn về đối tượng áp dụng; Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có liên quan trong việc xử lý tài sản bảo đảm; Quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm.

Đây là Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 163/2006 của Chính phủ.
- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ
18


Tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Nội dung Thông tư điều chỉnh nhiều vấn đề quan
trọng liên quan đến việc thế chấp tài sản như quy trình, thủ tục đăng ký thế chấp
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Đây là thơng tư rất quan trọng, tháo gỡ
cho người có tài sản thế chấp và Ngân hàng nhiều vướng mắc trong khâu thế chấp
tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, nâng cao hiệu quả của hợp đồng tín
dụng có tài sản bảo đảm của Ngân hàng.
Ngồi các quy định của BLDS, các Nghị định và thông tư hướng dẫn nêu
trên, pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện Hợp
đồng tín dụng cịn có cả các quy định của các luật khác có liên quan như: Luật các
tổ chức tín dụng, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật nhà ở là những đạo
luật có liên quan đến chế định tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp mà khi giải quyết

tranh chấp, Tòa án cần phải vận dụng.
1.2.2. Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo
đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật ln được
thượng tơn, bỡi vì nó là cơng cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý,
trong đó có hoạt động quản lý về tín dụng của các tổ chức tín dụng mà cụ thể là việc xác
lập và thực hiện hợp đồng tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, khi xảy
ra tranh chấp, Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương
sự. Vì vậy pháp luật giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng
tín dụng có vai trị rất to lớn, được thể hiện trên các phương diện sau đây:

- Thứ nhất: Nó là cơ sở pháp lý, là khn mẫu pháp lý điều chỉnh hành vi,
cách ứng xử của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng có tài sản thế chấp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ. Các chủ thể khi tham gia thiết lập hợp đồng tín dụng phải
tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và không trái với đạo đức xã hội,
không vi phạm điều cấm, đảm bảo cho một quan hệ tín dụng lành mạnh, minh bạch.
- Thứ hai: Nó là phương tiện, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng vận hành
19


đúng định hướng của Nhà nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển
nền kinh tế quốc dân trong đó Ngân hàng có vai trị nịng cốt.
- Thứ ba: Nó tạo ra mơi trường ổn định trong giao dịch tín dụng Ngân hàng,
các chủ thể tham gia giao dịch theo một trật tự, nề nếp, bảo đảm sự bình đẳng của
các chủ thể trong hợp đồng tín dụng.
- Thứ tư: Nó là căn cứ pháp lý để Tòa án thực hiện chức năng xét xử, giải
quyết tranh chấp đúng quy định của pháp luật, ngăn ngừa tình trạng tùy tiện khi áp
dụng pháp luật. Khi giải quyết tranh chấp về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp
đồng tín dụng, Tịa án phải dựa vào pháp luật dân sự liên quan đến lĩnh vực này để

xem xét, đánh giá và quyết định. Phán quyết của Tòa án chỉ có giá trị khi áp dụng
chính xác quy định của pháp luật, đó chính là sự tn thủ nghiêm ngặt về pháp luật
của Tòa án, tuân thủ pháp chế Xã hội chủ nghĩa.
- Thứ năm: Nó khơng chỉ điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia trực
tiếp vào quan hệ tín dụng có tài sản bảo đảm, điều chỉnh hành vi của người có thẩm
quyền áp dụng pháp luật mà còn là nền tảng pháp lý minh bạch để tạo dựng các
quan hệ tín dụng mới có tài sản bảo đảm cho các chủ thể khác, góp phần nâng cao
hiệu quả của hoạt động tín dụng trong đời sống kinh tế - xã hội.
1.3. Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo
đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
1.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Đầu tiên cần xác định là khi tiến hành xác lập Hợp đồng tín dụng thì đi kèm
với đó là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại Điều 292
BLDS năm 2015 thì hiện nay pháp luật thừa nhận có 09 biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ, tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng tín dụng có 05 biện pháp được sử
dụng gồm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các
hợp đồng bảo đảm. Các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm và trong luận văn
này là các tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp thường gặp như:
- Tài sản thế chấp khơng cịn trên thực tế;
- Giá trị tài sản thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;
20


×