Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 123 trang )






















Nhiếp ảnh kỹ thuật số


















1
Lời nói đầu





Kỹ thuật số là một một công nghệ mới được ứng dụng vào nhiếp ảnh và phát triển rất nhanh chóng
chỉ trong mười năm qua. Tháng Chín 1992, tờ tạp chí nhiếp ảnh thâm niên nhất của Mỹ là tờ
Popular Photography nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra số báo đầu tiên đã thay đổi luôn cả tôn chỉ của
mình. Không cần thông báo trước, Popular Photography đã âm thầm thay câu khẩu hiệu luôn xuất
hiện dưới tên tờ báo “The World’s Largest Photo Magazine” thành “The World’s Largest Imaging
Magazine”. Tờ báo của nhiếp ảnh đã trở thành tờ báo của nghệ thuật hình ảnh và từ đó, song song
với việc giới thiệu các loại máy ảnh, ống kính, phim... mới ra đời thì tờ báo này cũng giới thiệu
luôn cả các phương tiện kỹ thuật số như máy ảnh số, máy quét, ổ đóa và phần mềm xử lý ảnh.
Bằng sự thay đổi này, Popular Photography đã lường trước nhiều sự phản đối, thậm chí cự tuyệt
của một bộ phận độc giả trung thành nhưng bảo thủ. Nhiếp ảnh đã đến lúc cần và phải theo một
con đường thông thoáng hơn.

Những sản phẩm của công nghệ thông tin ấy đã trở thành công cụ quen thuộc và cần thiết đối với
những người đeo đuổi nhiếp ảnh trên thế giới. Và với kỹ thuật số khái niệm nhiếp ảnh thuần túy
cũng đã thay đổi hoàn toàn: Hình ảnh có thể tạo dựng ra từ óc tưởng tượng chứ không nhất thiết

phải chụp bắt trong đời thực. Nhưng nhiếp ảnh kỹ thuật số chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ –
hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin – gây ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới nhiếp ảnh
chứ không làm đảo lộn mọi lý luận mỹ học của nghệ thuật đại chúng này, như nhiều người ngộ
nhận. Thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số rộng mở cho ta những khả năng sáng tạo mới mà không thể
thực hiện được với các phương tiện truyền thống. Hãng Adobe hoàn toàn không cường điệu khi
quảng cáo cho phần mềm xử lý ảnh Photoshop nổi tiếng của mình bằng câu: “If you can dream it,
you can do it” – Nếu bạn mơ thấy thì bạn làm được!

Nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng đã trở thành một lãnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều người
yêu nhiếp ảnh ở nước ta, nhưng ngay cả giới chuyên nghiệp cũng không mấy người có cái nhìn
toàn cục về sự phát triển của các kỹ thuật mới. Chưa hề có một tài liệu nào mang tính khái quát để
làm cơ sở tham khảo cho giảng viên và sinh viên Khoa Nhiếp ảnh của Trường Cao đẳng Văn hóa-
Nghệ thuật của Tp.HCM mặc dù nhiếp ảnh kỹ thuật số đã trở thành một môn học đưa vào giảng
dạy thử nghiệm tại đây từ niên khóa 2000-2001. Nhiều người chơi ảnh nghiệp dư cũng muốn tiếp
cận với kỹ thuật số thế nhưng rào cản chưa vượt qua được đối với họ là những hiểu biết cơ bản về
tin học – bắt đầu từ việc làm quen với những thiết bò. Cuộc cách mạng công nghệ mà kỹ thuật số
đem lại cho nhiếp ảnh ngày nay đã kéo theo cùng với nói quá nhiều thiết bò phức tạp, những
nguyên lý hoạt động mới mẻ, và những khái niệm kỹ thuật hoàn toàn xa lạ với những ai đã quá
thành thạo với nguyên lý đơn giản về tốc độ, khẩu độ, và độ nhạy phim của chiếc máy ảnh truyền
thống.

Với những người yêu nhiếp ảnh không chuyên tin học, những khái niệm như “độ phân giải”, “số
hóa”, “bộ cảm biến hình ảnh”, vv... cùng vô số những thuật ngữ lạ tai như “DPI”, “CCD”, “CYMK”,
vv. dường như muốn trêu ngươi, chọc giận chúng ta. Kỹ thuật số dường như đã làm phức tạp hóa
công việc chụp ảnh chứ không phải giải phóng tiềm năng sáng tạo của chúng ta như những gì đã
hứa hẹn. Thêm vào đó, các thiết bò cần thiết cho việc xử lý hình ảnh số lại rất đắt tiền. Nhiều

2
người đã không ngần ngại tốn kém mua sắm các thiết bò này nhưng chưa có một hiểu biết thấu đáo
trong việc chọn lựa cũng như sử dụng đã gặp phải nhiều rủi ro đáng tiếc. Đây là cuốn sách đầu

tiên ở Việt Nam viết về vấn đề này nhằm giúp những người yêu nhiếp ảnh quan tâm đến lãnh vực
kỹ thuật số vượt qua cái rào cản đáng nản lòng ấy.

Nhằm tới đối tượng người đọc không chuyên về tin học, cuốn sách này sẽ xem xét các công nghệ
và thiết bò hình ảnh kỹ thuật số dưới góc độ đối chiếu với nhiếp ảnh truyền thống. Các tiến trình và
nguyên lý của đến việc xử lý hình ảnh số cũng sẽ được trình bày cùng với các thiết bò liên quan.
Những khái niệm và thuật ngữ xa lạ nhưng cần thiết của tin học cũng sẽ được đề cập đến và giải
thích sao cho dễ hiểu đối với người không am tường chuyên ngành này. Mong muốn là như vậy
nhưng thực hiện được là điều không dễ dàng đối với tác giả, vì đây là một cuốn sách thuần túy về
kỹ thuật – nhưng không hoàn toàn tin học mà cũng không hoàn toàn nhiếp ảnh. Việc chọn lọc
những thông tin thật cốt yếu, xác đònh giới hạn của vấn đề nào nên đề cập, và viết sao cho dễ hiểu
đối với một đối tượng độc giả nhất đònh, rõ ràng là một công việc khó khăn.

Ngay từ khi chưa thảo những dòng đầu tiên, tôi đã ý thức được việc làm của mình giống như một
gã liều lónh đi dây qua hai bờ vực, vừa đi vừa cố giữ thăng bằng cho khỏi sẩy chân. Giờ đây, khi
những dòng cuối cùng của cuốn sách đã hoàn tất, gã liều mạng kia đã an toàn đến đích, nhưng
những độc giả đi theo bước chân của hắn có ai sa xuống vực? Nếu như cuốn sách này giúp cho bạn
đọc nào đó hình dung được bộ mặt của thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số, hay giúp bạn có thể lựa
chọn những thiết bò phù hợp, giúp khơi mở trong bạn niềm vui hiểu biết hay sáng tạo thì đó là
nguyện vọng của tác giả. Còn không đạt được điều đó thì trách nhiệm cũng thuộc về người viết.

Tác giả rất mong đón nhận các phê bình, chỉ dẫn và góp ý như đã từng được độc giả nhiệt tình ủng
hộ trước đây. Xin vui lòng liên lạc theo đòa chỉ: 7E Hai Bà Trưng – Đà Lạt. Tel: (063)833146. E-
mail: Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Hội Nghệ só Nhiếp ảnh Việt Nam
đã đầu tư tài trợ cho việc biên soạn cuốn sách này.

Đà Lạt 1/12/2000






TRẦN ĐỨC TÀI





3
Tài liệu tham khảo





1. Adobe Ltd., Adobe Photoshop ® 5 Manual Guide, Adobe Press 1998
2. Curtis, Dennis, A Short Course in Digital Photography, Internet edition, 2000
3. Dayton, Linnea & Gosney, Michael, The Desktop Color Book, 2
nd
edition, MIS Press, 1996
4. Epson Ltd., EPSON Color Guide for Windows & Macintosh, CD-ROM edition 1998
5. Greenber, Adele Droblas & Seth, Digital Imaging, Osborne, 1997
6. Grotta, Sally Wierner & Daniel, Digital Imaging for Visual Artists, Windcrest/McGraw-Hill,
1996
7. Holzmann, Gerard J., Beyond Photography – The Digital Darkroom, Prentice-Hall, 1994
8. Huss, David, Corel Photo-Paint 9 Unleashed, SAMS Publishing, 1999
9. Các tạp chí POPULAR PHOTOGRAPHY, PETERSEN’S PHOTOGRAPHIC, AMERICAN
PHOTO, PCWORLD từ năm 1996 đến 2000
10. Thông tin từ Websites của các hãng Canon, Epson, HP, Intel, Kodak, Minolta, Nikon, Olympus
và các Websites khác.






4
Mục lục





Lời nói đầu

Tài liệu tham khảo

Chương 1: Nhiếp ảnh kỹ thuật số là gì?

Tổng quát
Ba tiến trình cơ bản của nhiếp ảnh kỹ thuật số

Chương 2: Thế giới ảnh kỹ thuật số ngày nay

Nhiếp ảnh ứng dụng
Phương tiện để thể hiện cảm xúc thẩm mỹ cá nhân

Chương 3: Nền tảng của việc xử lý ảnh kỹ thuật số

Pixel – Mọi hình ảnh đều là những chấm nhỏ
Độ phân giải của các thiết bò số

Độ phân giải và kích thước hình ảnh

Chương 4: Màu và Trắng-đen dưới góc độ kỹ thuật số

Cấp độ màu
Hoạt động của bộ cảm biến hình ảnh
Màu sắc và bộ cảm biến hình ảnh
Khái niệm trắng-đen trong kỹ thuật số

Chương 5: Nguyên lý của máy ảnh kỹ thuật số

Bộ cảm biến hình ảnh: Linh hồn của máy ảnh số
Thiết kế mạch cảm biến trong máy ảnh số

Chương 6: Các loại máy ảnh kỹ thuật số

Tìm hiểu các loại máy ảnh kỹ thuật số
Đôi điều về video kỹ thuật số
Có nên mua máy ảnh kỹ thuật số?
Sự thỏa hiệp tuyệt vời


5
Chương 7: Máy ảnh số và các yếu tố kỹ thuật

Các đặc tính tổng quát
Bộ cảm biến hình ảnh
Các cơ chế điều khiển sáng tạo
Ống kính và các tiêu cự
Các đặc tính kỹ thuật khác của máy ảnh số


Chương 8: Số hóa hình ảnh không cần máy ảnh số

Nguyên lý hoạt động của các máy quét
Các yếu tố kỹ thuật của việc quét hình
Tìm hiểu các loại máy quét

Chương 9: Các phương tiện lưu trữ và truyền tải hình ảnh

Thiết bò lưu trữ trong máy ảnh
Thiết bò lưu trữ trong máy tính
Các phương tiện truyền tải hình ảnh

Chương 10: Các đònh dạng tập tin hình ảnh kỹ thuật số

Ảnh bitmap là gì?
Tiêu chuẩn đònh dạng ảnh: Độc quyền hay chuyển nhượng?
Các đònh dạng ảnh phổ thông

Chương 11: Phòng tối kỹ thuật số

Máy vi tính
Máy vi tính và phần mềm
Các chương trình quản lý hình ảnh
Các chương trình xử lý hình ảnh

Chương 12: Thế giới vô tận của kỹ xảo

Phần mềm xử lý ảnh và các kỹ thuật phòng tối cao cấp
Những hiệu quả đặc biệt

Kỹ thuật số và tính trung thực của hình ảnh

Chương 13: Từ tác giả đến người xem

Nguyên tắc hoạt động của máy in
Các loại máy in màu
Máy ghi phim là gì?
Tại sao màu sắc trên ảnh in không giống màu sắc trên màn hình?


6
Chương 14: Nhiếp ảnh và Internet

Học hỏi kinh nghiệm quốc tế
Triển lãm cho toàn thế giới xem
Tiếp thò chính mình với toàn thế giới

Phụ lục: Các thuật ngữ cần biết về nhiếp ảnh kỹ thuật số


7
Chương 1:
Nhiếp ảnh kỹ thuật số là gì?




Những chiếc máy ảnh kỹ thuật số chỉ mới phổ thông trong khoảng 5 năm trở lại đây và nhanh
chóng lỗi thời để được thay thế bằng những chiếc máy ảnh số mới hơn, ưu việt hơn nhờ thừa hưởng
sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ tin học. Máy ảnh số đã bắt đầu dấn bước sâu rộng vào thế giới

nhiếp ảnh và nhiếp ảnh kỹ thuật số đã trở thành làn sóng của tương lai. Dù chưa được hoàn toàn
chấp nhận bởi các nhà nhiếp ảnh hiện thời, chỉ trong vài năm nữa thôi chúng ta sẽ chứng kiến thế
kỷ XXI là thế kỷ bùng nổ của nhiếp ảnh kỹ thuật số.

Lý do chính khiến nhiều nhà nhiếp ảnh hiện nay không chấp nhận máy ảnh kỹ thuật số là vì họ
cho rằng chất lượng hình ảnh của máy ảnh số nói chung vẫn chưa bằng hình ảnh chụp bằng phim
nhựa truyền thống. Thế nhưng hầu hết họ đều sử dụng máy ảnh nhỏ chụp phim 35mm và ta cũng
có thể nói rằng chất lượng hình ảnh của phim 35mm không bằng hình ảnh chụp với các máy ảnh
lớn dùng phim 10x15 cm. Và nếu họ sử dụng máy ảnh view chụp phim 10x15 cm, ta cũng có thể
nói rằng chất lượng hình ảnh của họ không bằng những bức ảnh chụp trên những tấm kính ảnh
khổng lồ mà William Henry Jackson hay Eadwear Muybridge đã sử dụng vào cuối thế kỷ XIX. Cơ
sở cho việc phản bác ảnh kỹ thuật số của họ chỉ dựa trên một yếu tố duy nhất là chất lượng kỹ
thuật của hình ảnh.

Nhưng sự thật đáng buồn là chất lượng hình ảnh hầu như chẳng cải thiện bao nhiêu kể từ thời
những tấm ảnh đồng daguerreotype đầu tiên của những năm 1840 và những tấm giấy ảnh dùng hỗn
hợp lòng trắng trứng và platin của hơn 40 năm kế tiếp. Trong giai đoạn nửa thế kỷ kể từ Daguerre,
sự cải tiến không nằm ở chất lượng hình ảnh mà ở tiến trình làm ảnh: cả máy ảnh lẫn các phương
pháp tráng rọi ngày càng dễ dàng hơn và tiện lợi hơn. Nhiếp ảnh kỹ thuật số ngày nay đang đi lại
con đường này. Hình ảnh chụp các máy ảnh số khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau nhưng khó
lòng chứng minh rằng chúng yếu kém về chất lượng. Nhiều lời phản bác đối với máy ảnh số chúng
ta nghe hôm nay cũng giống như tiếng vọng của những cảm xúc ta thán được bộc lộ khi chiếc máy
ảnh 35mm Leica được đưa ra năm 1925. Bỗng nhiên, con người có được một loại máy ảnh dễ điều
khiển trong hầu hết mọi tình huống khó khăn với những cuộn phim dài có thể chụp liên tiếp hết
hình ảnh này đến hình ảnh khác. Leica thời ấy dùng loại phim âm bản nhỏ hơn và cũng có thể coi
là “kém chất lượng” hơn, nhưng những nhà nhiếp ảnh nào bấu víu vào những hộp máy ảnh kềnh
càng, to lớn chẳng mấy chốc đã bò lòch sử bỏ lại sau lưng.




Tổng quát

Nhiếp ảnh kỹ thuật số là một phương cách chụp ảnh mới, sử dụng một hệ thống cảm biến hình ảnh
bằng chất bán dẫn (solid-state image sensor) thay vì dùng phim nhựa truyền thống. Nhiếp ảnh kỹ
thuật số có hai lợi thế rất lớn so với nhiếp ảnh truyền thống: tính tức thời và tính cơ động.


8
 Tính tức thời: Với máy ảnh dùng kỹ thuật số, ta có thể xem hình ảnh ngay khi vừa chụp xong
qua một màn hình tinh thể lỏng (LCD) nhỏ ở sau lưng hầu hết các kiểu máy ảnh số, hoặc nối
máy ảnh số với màn hình TV và xem liên tiếp hàng loạt ảnh đã chụp. Một số kiểu máy ảnh số
có khả năng nối với một máy phóng (display projector) để chiếu trên những màn hình lớn. Nói
cách khác nhiếp ảnh kỹ thuật số đã tiếp nối truyền thống của máy ảnh chụp lấy liền Polaroid
mà không phải tốn phim!

 Tính cơ động: Hình ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số được lưu giữ theo một đònh dạng
ngày càng phổ thông khiến cho ta dễ dàng thuyên chuyển hình ảnh giữa các loại thiết bò và
phần mềm ứng dụng khác nhau. Ví dụ, ta có thể chèn những hình ảnh kỹ thuật số vào các tài
liệu soạn thảo một chương trình xử lý văn bản, gửi hình ảnh bằng thư điện tử (e-mail) cho bè
bạn, hay đưa chúng một trang web trên Internet để cả thế giới có thể cùng xem. Thêm vào đó,
ta có thể sử dụng một chương trình xử lý hình ảnh để tô điểm hay biến đổi các hình ảnh số đã
chụp được. Ta có thể cúp cắt, thay đổi màu sắc hay độ tương phản, hoặc thậm chí thêm bớt
những thành phần của hình ảnh sẵn có.
Một khi ta đã chụp một hình ảnh dưới dạng số, ta có thể dễ dàng tô điểm,
phân phát, hay sắp xếp và lưu trữ.

Tuy cả tính tức thời lẫn tính cơ động này khiến cho nhiếp ảnh kỹ thuật số trở thành phổ biến trong
nhiều lãnh vực, vẫn có một khía cạnh của nhiếp ảnh kỹ thuật số cần phải lưu ý. Đó chính là một sự
tự do mới lạ mà kỹ thuật số đã đem lại để chúng ta thăm dò và thử nghiệm những biên cương mới
của nhiếp ảnh. Vào những năm 1870 khi William Henry Jackson đang dùng lừa kéo những thùng

đựng những tấm kính ảnh cỡ 50x60 cm đi khắp miền Tây nước Mỹ, chúng ta có thể đoan chắc rằng
ông ta phải rất do dự trước khi quyết đònh chụp một bức ảnh. Chúng ta ngày nay không phải mang
vác những phương tiện nhiếp ảnh cồng kềnh như thế nhưng cả bạn và tôi cũng đều lưỡng lự trước
khi bấm máy. Chúng ta luôn luôn nhẩm tính trong đầu xem “điều đó có đáng chụp không?” Trong
tiềm thức, chúng ta đang thầm liệt kê bao nhiêu phí tổn, thời gian, công sức, vân vân và vân vân.
Ngay trong cái “khoảnh khắc quyết đònh” đó thì hình ảnh thường là vuột qua, hoặc chúng ta đã
không dám thử nghiệm những điều mới mẻ. Chúng ta đã đánh mất cơ hội để phát triển óc sáng tạo
và quyết đònh giữ nguyên hướng đi trên lối mòn quen thuộc đã vạch sẵn cho ta từ trước.


9
Điều đáng ngạc nhiên là nhà nhiếp ảnh Jackson ngày xưa đã có một lợi thế mà sau một thế kỷ qua
chúng ta đã đánh mất. Thời đó, nếu như Jackson không vừa lòng với hình ảnh nào đã chụp, hoặc
ông ta đã cạn hết kính ảnh, Jackson có thể cạo sạch lớp nhũ tương trên một hình ảnh nào đó mà
ông ta bằng lòng hy sinh, phủ một lớp nhũ tương mới lên kính ảnh, và chụp lại lần nữa. Nhiếp ảnh
kỹ thuật số ngày nay đã giúp ta loại trừ câu hỏi khó chòu xem “điều đó có đáng chụp không?” ra
khỏi tâm trí và giúp quay lại thời kỳ của loại phim có thể tái sử dụng vô tận (và chúng ta không
cần lừa để kéo hộ cả thùng phim ấy). Ta có thể giao máy ảnh cho trẻ nhỏ, thử nghiệm chụp với
những góc độ quái lạ hay dò thường, chụp ảnh không cần nhìn qua kính ngắm, và phớt lờ tất cả
những ý niệm đã có sẵn về việc chụp ảnh. Có thể chúng ta sẽ hết sức kinh ngạc trước những hình
ảnh có được nếu như ta khai thác, tận dụng ưu thế của thời đại chụp ảnh không ngại tốn phim mà
kỹ thuật số đã mang lại.



Ba tiến trình cơ bản của nhiếp ảnh kỹ thuật số

Các loại máy ảnh kỹ thuật số chỉ là một mắt xích trong chuỗi dài khởi đầu từ cảnh trí nguyên thủy
trước mắt cho đến hình ảnh cuối cùng mà ta trưng bày hay chia sẻ. Thậm chí ta có thể không cần
đến máy ảnh số trong tiến trình ấy. Yếu tố then chốt của nhiếp ảnh kỹ thuật số là một hình ảnh

dưới dạng số – được hợp thành từ hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu những ô vuông nhỏ gọi là
pixel. Mặc dù một máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh dưới dạng số, ta cũng có thể biến các loại
phim âm bản, dương bản hay ảnh in truyền thống thành cùng một dạng số với thiết bò quét hình
(scanner).

Để hiểu được máy ảnh số đóng vai trò nào trong toàn bộ hệ thống nhiếp ảnh kỹ thuật số, ta cần
hiểu được ba tiến trình cơ bản liên quan đến việc sáng tạo và sử dụng hình ảnh. Đó là: nhập
(input), xử lý (process) và xuất (output).



Nhập hình ảnh

Tiến trình nhập (input) đưa hình ảnh hay các dữ liệu khác vào máy vi tính thông qua các thiết bò
nhập (input device). Bàn phím nối liền với máy vi tính cũng là một thiết bò nhập. Tuy nhiên, còn có
hàng trăm thiết bò nhập khác bao gồm các loại chuột (mouse), bút vẽ (digitized pen), các hệ thống
nhận dạng tiếng nói (voice recognition system), máy quét hình (scanner), và nhiều thứ khác. Máy
ảnh số cũng là một thiết bò nhập mà thôi. Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, máy ảnh số và máy quét
hình là hai thiết bò nhập phổ thông được sử dụng để cho ta những hình ảnh dưới dạng số. Ngoài ra
ta cũng có thể dùng các loại card cắt hình (frame grabber) để lấy từng khung hình riêng biệt từ TV,
video hay máy quay tạo thành những hình ảnh số. Ta thậm chí có thể mua những đóa CD có chứa
sẵn hình ảnh đã số hóa.

10



Xử lý hình ảnh

Một khi đã có hình ảnh dưới dạng số, ta có thể lưu trữ trong máy tính để rồi biên tập, hiệu chỉnh

hay biến đổi với một chương trình xử lý hình ảnh (photo-editing program) chẳng hạn như
Photoshop. Với
một hình ảnh đã số
hóa và một chương
trình xử lý hình
ảnh, ta có thể làm
vô số chuyện.
Trong một số
trường hợp, ta dùng
chương trình xử lý
này để “cải thiện”
hình ảnh bằng cách
loại trừ hay giảm
thiểu những sai sót
khi chụp. Trong
một số trường hợp
khác, ta có thể dùng chương trình xử lý để thu nhỏ kích thước hình ảnh cho dễ gửi qua e-mail hay
đưa lên Web. Cuối cùng, ta có thể đưa hình ảnh đến một thế giới mới, biến đổi hình ảnh ấy thành
điều chưa từng có.


Xuất hình ảnh

Khi đã có một hình ảnh như ý, ta có thể xuất ra để chia sẻ với người khác. Có nhiều phương cách
để làm điều này, những những phương cách liệt kê dưới đây là phổ thông nhất. Trong số này, hai
phương cách rẻ tiền nhất là in ra máy in và gửi qua e-mail.

11



Hiện nay, một số kiểu máy minilab hiện đại của Fuji và Kodak cho phép ta đọc trực tiếp hình ảnh
từ các phương tiện lưu trữ kỹ thuật số (như đóa quang học, đóa CD, đóa mềm...) và in thẳng ra giấy
ảnh – một hình thức in phóng ảnh không cần phim. Những máy minilab kiểu này thường là kết hợp
giữa máy minilab thông thường cọng với một máy tính công suất xử lý mạnh và một máy quét
hình. Do đó, những máy minilab hiện đại này có thể nhân bản hình ảnh từ một ảnh gốc đã mất
phim, hoặc chỉnh sửa một hình ảnh gốc kém chất lượng trước khi in ra giấy ảnh. Cả 3 giai đoạn
nhập, xử lý và xuất hình đều được thực hiện trên những máy minilab kiểu này khiến cho nhiếp ảnh
kỹ thuật số ngày càng phổ thông và quen thuộc với mọi người.

12
Chương 2:
Thế giới ảnh kỹ thuật số ngày nay




Nhiếp ảnh kỹ thuật số chỉ mới phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lãnh vực của nghệ thuật nhiếp ảnh. Trong chương này chúng ta sẽ điểm qua
một số ứng dụng phổ biến nhất để các bạn có được những khái niệm cơ bản, giúp ích cho việc tìm
hiểu sâu hơn sau này.


Nhiếp ảnh ứng dụng

Phục vụ quảng cáo

Bức ảnh tónh vật này được chụp
bằng máy CMOS-PRO của hãng
Sound Vision, một trong những
máy ảnh số chất lượng cao đầu

tiên thiết kế đặc biệt cho giới đồ
họa chuyên nghiệp.


Những nhà nhiếp ảnh thương
mại chuyên chụp ảnh quảng
cáo có lẽ là những người tiên
phong trong việc cổ võ và sử
dụng máy ảnh kỹ thuật số.
Ngay từ thû sơ khai của máy
ảnh số, họ đã sử dụng những
thiết bò đắt tiền nhất thiết kế
cho dân chuyên nghiệp để chụp
trong studio. Chủ đề chính của
họ là các sản sản phẩm quảng cáo dưới hình thức tờ gấp hay tập catalog. Họ nhanh chóng ứng
dụng kỹ thuật số vào nhiếp ảnh thương mại vì nhiều lý do.

Đầu tiên là vì các chủ đề ảnh quảng cáo của họ toàn là những tónh vật. Các máy ảnh số thời kỳ
đầu, kể cả những loại chuyên dụng cho hình ảnh chất lượng cao nhất phải chụp ba lần liên tiếp,
mỗi lần chụp qua một kính lọc đỏ, xanh lá cây và xanh dương mới có thể cho ra một hình ảnh đầy
đủ màu sắc trung thực. Trong lãnh vực đầy cạnh tranh khốc liệt này, các nhà nhiếp ảnh quảng cáo
muốn tồn tại phải thể hiện hết tài năng của mình để mang lại một sức thu hút và tình cảm cho
những sản phẩm thương mại vô hồn hay những ý tưởng tiếp thò trừu tượng. Máy ảnh số chuyên
dụng thời đó rất đắt tiền, nhưng vì không tốn phim và công in tráng, làm ảnh nên về lâu về dài sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ sự tiết kiệm này, nhà nhiếp ảnh có thể thử nghiệm với mọi ý đồ để
tạo được hình ảnh độc đáo làm hài lòng các công ty thuê quảng cáo mà không ngại tốn phim. Lý

13
do thứ hai là ảnh quảng cáo dùng cho các tờ gấp hay tập catalog không đòi hỏi phải phóng rọi lớn
nên những khiếm khuyết nhỏ về độ nét (so với phim nhựa truyền thống) khó lòng phát hiện bằng

mắt thường. Cuối cùng, các cơ sở in quảng cáo thích nhận hình ảnh dưới dạng số để đỡ mất thời
gian và tiền bạc quét hình.

Chính những lý do đó hợp lại đã
khiến ngành nhiếp ảnh quảng cáo
vốn có quan hệ mật thiết với nghệ
thuật đồ họa trang trí đã trở thành
lãnh vực đầu tiên mà nhiếp ảnh kỹ
thuật số chứng tỏ ưu thế của mình.
Sử dụng những thiết bò số cao cấp
chuyên dụng gắn vào lưng những
máy ảnh view cỡ lớn hay những máy
ảnh medium-format cỡ trung, Các
nhà nhiếp ảnh thương mại của non
10 năm trước đã có thể tạo ra những
bức ảnh có chất lượng kỹ thuật
ngang ngửa với người anh em sử
dụng phim nhựa.


Mike Berceanu đã sử dụng loại máy
ảnh số chuyên dụng StudioCam của
hãng Agfa để chụp bức ảnh này.





Phục vụ xuất bản


Các phóng viên ảnh quốc tế và các hãng thông tấn cũng là những người tiên phong trong việc ứng
dụng máy ảnh kỹ thuật số bởi vì họ có thể truyền tức thì hình ảnh chụp ở hiện trường về tòa soạn
hay văn phòng qua đường điện thoại hay qua vệ tinh. Một khi ảnh đã đến nơi nhận, tòa soạn có thể
xem, biên tập và sử dụng ngay, không cần phải chờ lab in tráng. Với những tờ báo lớn quốc tế một
ngày ra 2 ấn bản cho buổi sáng và buổi chiều, thì việc báo phát hành đăng kèm hình ảnh tường
thuật một sự kiện nào đó khi sự kiện ấy vẫn chưa kết thúc là điều bình thường. Kết hợp với
Internet và e-mail, nhiếp ảnh kỹ thuật số đã góp phần tạo ra cuộc cách mạng thông tin. Ngay từ
thời kỳ phôi thai của ảnh kỹ thuật số, độ nét hay độ phân giải thấp của các máy ảnh số (so với
phim nhựa) không phải là vấn đề quan trọng vì các nhật báo bao giờ cũng cũng in ở độ phân giải
thấp. Một số tờ báo lớn ở nước ta từ vài năm qua cũng đã bắt sử dụng máy ảnh số trong việc tường
thuật.

Không chỉ phục vụ cho báo in, nhiếp ảnh kỹ thuật số còn phổ thông hơn trong lãnh vực báo điện tử
– những tờ báo phát hành trên Internet cho độc giả sử dụng máy vi tính. Vì ấn bản điện tử luôn
luôn hiển thò trên màn hình máy tính, hay từ máy tính rọi lên những màn hình lớn, các hình ảnh
dưới dạng số là điều bắt buộc. Cho dù chụp trực tiếp bằng máy ảnh số hay số hóa bằng cách scan
một hình ảnh trên giấy in, hình ảnh cuối cùng phải là một hình ảnh dưới dạng số.

14

Bất ổn ở Indonesia –
Một cảnh sát đang lôi
một kẻ biểu tình khi cố
ngăn chặn cuộc biểu
tình bạo động ngày
14/9/2000 tại Jakarta.


Những người thiết kế
trang Web hay những

nhà viết chương trình
truyền thông đa
phương tiện
(multimedia), đặc biệt
thích sử dụng máy ảnh số vì hình ảnh sẵn sàng sử dụng ngay khi vừa chụp xong. Vì hình ảnh không
phải tráng rọi rồi scan như chụp bằng phim phổ thông, độ phân giải thấp của những máy ảnh số rẻ
tiền không ảnh hưởng đến nhu cầu này. Thực tế thì khi đưa lên trang Web, người ta phải giảm bớt
độ phân giải của những hình ảnh số có chất lượng quá cao.

Một khi hình ảnh đã ở dạng số, ta có thể đưa chúng vào những phần mềm trình bày-dàn trang như
PageMaker hay QuarkXPress để xuất bản dưới dạng ấn phẩm in, chèn vào những phần mềm xử lý
văn bản như Microsoft Word để in những ấn phẩm lưu hành nội bộ.

Bản thân cuốn sách mà các bạn đang đọc cũng là một sản phẩm hoàn toàn kỹ thuật số kể từ giai
đoạn đầu tiên. Cuốn sách này được biên soạn trực tiếp trên máy vi tính. Nhiều thông tin và hình
ảnh trong cuốn sách này được tham khảo và thu thập trực tiếp từ Internet. Các hình ảnh minh họa
được số hóa bằng cách quét hình bằng máy scanner trực tiếp từ các trang sách báo hay tạp chí. Khi
hoàn thành bản thảo, toàn bộ nội dung và hình ảnh được chuyển sang một phần mềm dàn trang để
trình bày dưới dạng cuốn sách, trước khi giao cho một công ty chế bản và in ấn. Toàn bộ quá trình
thực hiện để cho ra đời cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là một quá trình kỹ thuật số.


Phục vụ nghiên cứu khoa học

Nhiếp ảnh kỹ thuật số là công cụ lý tưởng để phục
vụ cho nhiều ngành khoa học Dưới đây là một bức
ảnh chụp tính chất phản chiếu quang phổ của cây cối
qua đó nhằm xác đònh trạng thái của một vùng canh
nông. Sử dụng những bức ảnh như vậy, nông dân
ngày nay có thể quản lý mùa màng, sản lượng của

họ tốt hơn. Bức ảnh này được chụp bằng máy ảnh kỹ
thuật số Dycam ADC. Nhìn những đường nét và
mảng đậm nhạt này, ai bảo không có nghệ thuật tồn tại trong khoa học?


15
Những thiết bò cảm biến hình ảnh bằng kỹ thuật số đã được ngành thiên văn học sử dụng từ nhiều
năm qua. Ảnh chụp thiên văn dưới dạng số hiện nay đã thay thế hẳn ảnh chụp bằng phim nhựa.
Ngay cả kính viễn vọng Hubble của cơ quan NASA (Hoa Kỳ) bay trên quỹ đạo cũng chụp ảnh
không gian bằng những thiết bò kỹ thuật
số. Ảnh bên do kính viễn vọng Hubble
truyền về. Đó là hình ảnh của một trong
những tinh vân phức tạp nhất mà con
người từng biết tới – tinh vân NGC 6543
hay còn mang biệt danh là Tinh Vân Mắt
Mèo. Ảnh chụp của kính Hubble đã cho
thấy những cấu tạo hết sức rắc rối bao
gồm những vành đai khí đồng tâm, những
luồng khí bắn ra với tốc độ cực nhanh, và
những khối khí va chạm, bùng nổ hỗn
độn. Tinh vân này ước tính đã 1000 năm
tuổi, chứng tích của giai đoạn hấp hối
cuối cùng của một vì sao trong trong giải
Ngân Hà.

Một khi chúng ta đã đưa một cái máy
ảnh vượt qua không gian và đáp xuống
một hành tinh khác thì không dễ gì mang
những phim đã chụp trở về trái đất. Cách
giải quyết tối ưu là dùng máy ảnh số và truyền hình ảnh về bằng tín hiệu vô tuyến. Nhiều chương

trình thám hiểm không gian, trong đó có các chương trình thám hiểm Hỏa Tinh do NASA thực hiện
đều dùng phương án này để truyền hình ảnh về. Không có các phương tiện nhiếp ảnh kỹ thuật số
thì tri thức của con người chắc sẽ còn bò giới hạn hơn nữa và nhiều bí mật của vũ trụ chắc chắn sẽ
không bao giờ có thể giải thích được.

Không những vươn xa tận những hành tinh mà khoảng cách phải đo bằng năm ánh sáng, nhiếp ảnh
kỹ thuật số còn đi vào phòng thí nghiệm, kết hợp với những kính hiển vi đặc biệt để chụp ảnh từng
tế bào của sinh vật. Trong lãnh vực này, Roman Vishniac là một bậc thầy – một nhà khoa học nghệ
só. Phương tiện kỹ thuật số vẫn là giải pháp tối ưu trong phòng thí nghiệm vì hình ảnh chụp được có
thể hiển thò tức thì.


Phương tiện để thể hiện cảm xúc thẩm mỹ cá nhân

Các kỹ thuật vi tính được ứng dụng vào sáng tạo nhiếp ảnh chỉ trong khoảng thập niên cuối cùng
của thế kỷ này nhưng đã gây nhiều thay đổi lớn trong bộ mặt nhiếp ảnh của thế giới. Khởi đầu là
ứng dụng cho quảng cáo, rồi đến trang trí đồ họa và trình bày ấn phẩm, nhiếp ảnh vi tính hay ảnh
kỹ thuật số giờ đây đã tự mình khẳng đònh như một thể loại, một thủ pháp sáng tác mới cho nhiếp
ảnh. Các cuộc thi ảnh quốc tế trong những năm gần đây đều có giải riêng cho mảng ảnh kỹ thuật
số.

Nhiếp ảnh kỹ thuật số ngày nay lại được chia làm 3 khuynh hướng:

 Khuynh hướng thứ nhất chỉ sử dụng kỹ thuật số làm công cụ phụ trợ, bổ sung cho những hạn
chế của các phương tiện nhiếp ảnh và phòng tối truyền thống. Thay vì sử dụng phòng tối, họ sử

16
dụng một máy vi tính và một phần mềm xử lý hình ảnh mạnh như Photoshop hoặc PhotoPaint
để có kết quả như ý và chắc chắn đồng thời tiết kiệm hơn là sử dụng phương tiện hóa chất và
thao tác thủ công truyền thống. Những hình ảnh kỹ thuật số theo phong cách “cổ điển” này

thường gọi dưới cái tên chung là computer-enhanced image (hình ảnh đã được nâng cao bằng
máy tính).

 Một số nhà nhiếp ảnh kỹ thuật số khác lại cho rằng đã sử dụng vi tính như một phương tiện
diễn đạt mới thì hình ảnh phải thể hiện rõ tính chất đặc thù của kỹ thuật số, tức là những gì mà
các phương tiện nhiếp ảnh truyền thống không thể làm được. Nhóm này đi theo khuynh hướng
xử lý, chế tác hình ảnh bằng vi tính (computer-manipulated image) và sáng tác của họ do đó
mang đậm dấu ấn siêu thực. Khuynh hướng này đã được khởi xướng từ thời Oscar Rejlander và
Henry Peach Robinson nửa cuối thế kỷ XIX ở Anh và sau này phát triển với John Heartfield ở
Đức những năm 1920 và tiếp nối với Jerry Uelsman ở Mỹ với kỹ thuật photomontage ghép nối
nhiều phim âm bản trong phòng tối. Kỹ thuật số giúp nhà nhiếp ảnh tự do thể hiện những chủ
đề không thể chụp bắt trong đời thực hay những ý tưởng không thể nào dàn dựng trong thực tế.

 Khuynh hướng thứ ba triệt
để ly khai với các phương
tiện nhiếp ảnh truyền thống.
Các "nhà nhiếp ảnh" theo
khuynh hướng này lại
không chụp ảnh mà sáng
tác ra hình ảnh ngay trên
máy vi tính giống như các
họa só sáng tác tranh
(computer-created image).
Hình ảnh tạo ra có thể
giống với hiện thực hay
hoàn toàn phi hiện thực tùy
theo cảm hứng. Nổi tiếng
nhất trong khuynh hướng
này với phong cách tả thực
phi nhiếp ảnh (non-

photographic realism) là
Bert Monroy (Mỹ).

“Phố Tàu” (Chinatown) được
Bert Monroy thể hiện hoàn toàn
trên máy vi tính. Ông dùng phần
mềm Adobe Illustrator để dựng
cảnh, sau đó đưa hình ảnh vào
phần mềm Photoshop để tạo hiệu quả ánh sáng.


Đến đây thì chắc nhiều độc giả hẳn sẽ kêu lên: “Nếu như vậy thì có còn là nhiếp ảnh nữa không?”
Đây là một thắc mắc theo quán tính có nguồn gốc từ khi nhiếp ảnh xuất hiện ở Việt Nam. Ngay
cái tên gọi “nhiếp ảnh” bắt nguồn từ chữ Hán trong đó “nhiếp” có nghóa là “chụp bắt, thu giữ”.
Trong khi đó, từ “photography” do nhà khoa học Anh Quốc Sir John Herschel sử dụng lần đầu tiên
năm 1839 lại có nguyên nghóa gốc La-tinh là “vẽ, viết bằng ánh sáng”.

17

Từ những năm 1920, các nhà nhiếp ảnh tiên phong của khuynh hướng trừu tượng như Moholy-Nagy
và Man Ray đã từng có những tác phẩm nhiếp ảnh không cần phải chụp. Sử dụng kỹ thuật
photogram, họ sắp xếp những vật thể, cây lá, hay chính bàn tay và gương mặt mình trực tiếp lên tờ
giấy ảnh trong phòng tối và dùng ánh sáng rọi lên giấy ảnh để tạo thành những tác phẩm nghệ
thuật cho tới bây giờ vẫn còn nguyên vẹn giá trò. Nhiếp ảnh kỹ thuật số theo khuynh hướng “phi
nhiếp ảnh” chỉ là sự tiếp nối và phát triển rộng hơn con đường mà Moholy-Nagy và Man Ray đã
khai phá.

Dù theo khuynh hướng nào, hình ảnh do máy vi tính xử lý sau đó được xuất ra các phương tiện
nhiếp ảnh như phim, giấy thuốc, hoặc in bằng máy in để phục vụ cho việc trưng bày, triển lãm
hoặc đưa ra máy tách màu để phục vụ cho việc ấn loát.


18
Chương 3:
Nền tảng của việc xử lý ảnh kỹ thuật số




Muốn hiểu được nguyên lý hoạt động và tính năng của các loại máy ảnh số, trước hết ta phải hiểu
được những yếu tố cơ bản của lãnh vực nhiếp ảnh số - đó là các bộ cảm biến hình ảnh (image
sensor), độ phân giải (resolution) và tính chất màu sắc của kỹ thuật số.

Khác với các loại máy ảnh truyền thống dùng phim để lưu giữ hình ảnh, các máy ảnh số dùng một
thiết bò bán dẫn gọi là image sensor. Những con chip silicon nhỏ bằng móng tay này chứa hàng
trăm ngàn hay hàng triệu những đi-ốt nhạy quang gọi là photosite. Mỗi photosite này ghi nhận
cường độ của ánh sáng chiếu vào bề mặt của nó. Mỗi photosite phản ứng theo ánh sáng tiếp nhận
được bằng cách tích tụ một lượng điện; ánh sáng càng mạnh thì lượng điện càng cao. Lượng sáng
ghi nhận được sau đó được lưu trữ dưới dạng một tập hợp các con số và các con số này có thể tái
tạo lại màu sắc và độ sáng dưới dạng những chấm (dot) trên màn hình hay hạt mực trên giấy in để
hợp thành hình ảnh.



Pixel – Mọi hình ảnh đều là những chấm nhỏ

Ta bật máy tính lên và đọc một lá thư điện tử hay viết một bản văn. Cần nghiên cứu điều gì, ta nối
mạng vào Internet và xem những tranh ảnh triển lãm trong các viện bảo tàng hay gallery trên
mạng. Khi muốn thư giãn, ta nạp một chương trình trò chơi điện tử và theo dõi những tình huống
gay cấn diễn ra trên màn hình. Cho dù những kinh nghiệm ấy có khác biệt nhau, tất cả đều có một
điểm tương đồng – Chúng ta đang nhìn thấy vô số những chấm nhỏ li ti. Giống như các họa só

trường phái ấn tượng (impressionism) đã tạo ra biết bao bức tranh phong cảnh tuyệt diệu chỉ bằng
những chấm sơn nhỏ, màn hình vi tính và máy in của ta tạo ra hình ảnh bằng những chấm nhỏ gọi
là picture elements (thành tố hình
ảnh) hay thường gọi tắt là pixel.


Bức ảnh chụp gương mặt (phải)
trông bình thường, nhưng khi con
mắt (trái) được phóng lớn quá
mức thì các pixel bắt đầu lộ ra.


Các pixel được tạo ra bằng cách
phân chia hình ảnh thành nhiều ô
vuông nhỏ. Trong cái khung kẻ ô
vô hình này, máy vi tính có thể
thay đổi độ sáng và màu sắc của
từng ô vuông một để tạo thành
chữ viết hay hình ảnh để hiển thò

19
trên màn hình. Việc điều khiển, biến đổi từng ô vuông một trong khung kẻ ấy gọi là bit mapping
(lập bản đồ điểm). Do đó mọi hình ảnh tạo ra theo cách này đều gọi chung là ảnh bitmap.

Với bất kỳ hình ảnh nào đã số hóa, nếu ta quan sát ở độ khuếch đại đủ lớn thì ta sẽ thấy những
pixel - đây là một tiến trình gọi là pixelization (tạm dòch là "phân điểm").

Cấu trúc của pixel biến đổi tùy theo pixel đó nằm trong máy ảnh, trên màn hình hay trên bản in.



Trong máy ảnh, mỗi photosite trên bộ cảm biến hình ảnh biểu hiện một pixel. Màu
sắc của mỗi pixel được tính toán căn cứ theo những pixel bao quanh nó. Hình vẽ
này cho thấy 9 pixel.



Trên màn hình. mỗi pixel là một màu duy nhất được pha trộn bằng tổ hợp ba
chấm hoặc những tinh thể lỏng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương hợp thành.




Trên bản in, một pixel được hình thành rất nhiều chấm nhỏ hơn hòa lẫn vào nhau
để tạo ra ấn tượng của một màu duy nhất. Hình vẽ này cho thấy 1 pixel.



Độ phân giải của các thiết bò số


Chất lượng của bất kỳ hình ảnh số nào, dù được in ra hay hiển thò trên màn hình, phần lớn đều phụ
thuộc vào resolution (độ phân giải) – Đó chính là số lượng pixel được dùng để hợp thành hình ảnh.
Số pixel càng nhiều và càng nhỏ càng làm tăng thêm chi tiết và độ sắc nét. Bản dưới đây liệt kê
một số tiêu chuẩn so sánh:

YẾU TỐ SO SÁNH ĐỘ PHÂN GIẢI TỔNG SỐ PIXEL
TV màu (NTSC)
Mắt người
Phim slide 35mm






Máy ảnh số Kodak
Disc camera 1982

320x525
11.000x11.000

168.000
120 triệu
Tạp chí The Economist cho rằng có ít nhất 20 triệu.
Tạp chí CMOS Imaging News cho rằng có từ 5 đến
10 triệu tùy theo loại phim. Chuyên gia của hãng
SoundVision cho rằng phim màu âm bản có độ phân
giải 1000 pixel trên một inch còn phim màu sương
bản là 2000 pixels trên một inch.

3 triệu pixel – mỗi pixel có đường kính 0.0003 inch


20
Có 3 cách để biểu thò độ phân giải của một hình ảnh: 1) bằng kích thước theo pixel, (2) bằng tổng
số pixel, (3) bằng số pixel trên một inch (ppi) hay số chấm trên một inch (dpi).


Độ phân giải – quang học và nội suy

Hãy thận trọng trước những lời quảng cáo về độ phân giải của các loại máy ảnh số và máy quét

hình. Độ phân giải thực hay độ phân giải quang học (optical resolution) của máy ảnh hay máy quét
là một con số tuyệt đối vì những photosite trên bộ cảm biến hình ảnh là những thiết bò có thể đếm
được. Trong giới hạn nào đó, độ phân giải có thể được tăng lên bằng giải thuật phần mềm. Tiến
trình này – gọi là độ phân giải nội suy hoặc tăng cường (interpolated/enhanced resolution) – sẽ
thêm pixel vào hình ảnh. Phần mềm khi ấy sẽ tính toán những pixel có sẵn bao quanh pixel mới
thêm vào để xác đònh màu sắc cho pixel mới. Ví dụ, nếu tất cả các pixel bao quanh pixel mới thêm
vào đều là màu đỏ, thì pixel mới thêm vào sẽ có màu đỏ. Điều quan trọng ta cần phải nhớ là tiến
trình nội suy này không thêm thông tin gì mới cho hình ảnh – nó chỉ thêm pixel vào và làm cho tập
tin có dung lượng lớn hơn (kích thước lớn hơn). Ta có thể những chương trình xử lý ảnh như
Photoshop để thực hiện giải thuật nội suy này. Nhiều nhà sản xuất máy ảnh số hay máy quét chỉ
dùng số độ phân giải nội suy để quảng cáo sản phẩm. Ta phải tìm cho được số độ phân giải quang
học đích thực của sản phẩm trước khi quyết đònh mua.


Độ phân giải của máy ảnh số

Như ta đã biết, một bộ cảm biến hình ảnh sẽ chứa một ô lưới gồm nhiều photosite – mỗi photosite
thể hiện một pixel trên hình ảnh cuối cùng. Độ phân giải của bộ cảm biến hình ảnh được căn cứ
theo tổng số photosite chứa trên bề mặt của bộ cảm biến. Độ phân giải của máy ảnh số do đó
thường được biểu thò theo một trong hai cách sau: bằng kích thước của bộ cảm biến tính theo pixel
hay bằng tổng số pixel.

Ví dụ: Một số máy
ảnh số có thể biểu thò
độ phân giải là
1200x1800 pixel, hoặc
960 ngàn pixel. Những
máy ảnh cao cấp
thường dùng kích
thước tập tin hình ảnh

(image file size) thay
cho độ phân giải.
Chẳng hạn, một máy
ảnh nào đó có thể tạo
ra những tập tin 30
megabyte. Đây cũng
chỉ là một cách gọi
tắt. Nhưng megabyte
là gì?

Bit, byte và megabyte


21

Bit là đơn vò cơ bản của thông tin theo hệ thống số nhò phân ( viết tắt của BInary digiT). Các mạch
điện tử trong máy tính sẽ phát hiện sự khác nhau giữa hai trạng thái (dòng điện mức cao và dòng
điện mức thấp) và biểu diễn các trạng thái đó dưới dạng một trong hai số nhò phân 1 hoặc 0. Các
đơn vò cơ bản cao/thấp, đúng/sai, có/không, thế này/thế kia được gọi là các bit. Vì việc chế tạo một
mạch điện tin cậy có thể phân biệt được sự khác nhau giữa 1 và 0 là tương đối dễ dàng và rẻ tiền,
cho nên máy tính có khả năng xử lý nội bộ các thông tin nhò phân một cách rất chính xác.

Nhóm tám bit kề liền nhau, tạo thành 1 byte – đơn vò dữ liệu cơ sở của máy tính cá nhân. Do được
lưu trữ tương đương một ký tự, nên byte cũng là đơn vò cơ sở để đo sức chứa của máy tính. Cấu trúc
máy tính (đối với hầu hết các bộ phận) dựa trên cơ sở số nhò phân, cho nên các byte được tính theo
các lũy thừa của 2. Thuật ngữ kilô (trong kilobyte) và mega (trong megabyte) thường được dùng
làm bội số trong việc đếm byte, nhưng không được chính xác lắm vì chúng có nguồn gốc thập phân
(cơ số 10). Một kilobyte thực tế bằng 1.024 byte, còn megabyte bằng 1.048. 576 byte. Nhiều nhà
khoa học về máy tính đã chỉ trích các thuật ngữ này, tuy nhiên những thuật ngữ này vẫn được dùng
vì chúng cho những khái niệm quen thuộc theo cách đếm thập phân và thuận lợi trong việc đo

lường dung lượng bộ nhớ.

Nếu ta nói một máy ảnh nào đó có thể tạo ra những tập tin 30 megabyte thì tức là hình ảnh chụp
bằng máy ảnh số đó sẽ chiếm 30 megabyte trong dung lượng bộ nhớ, và khi được lưu vào đóa sẽ
chiếm 30 megabyte dung lượng đóa. Nói cách khác, mỗi hình ảnh được chụp là một tập tin có kích
thước 30 megabyte.


Kích thước không phải là tất cả!

Những máy ảnh số cấp thấp thường có độ phân giải khoảng 640x480 pixel, tuy rằng con số này
ngày càng cải thiện hơn nhiều. Những máy ảnh đắt tiền hơn, những máy có độ phân giải 1 triệu
pixel hay hơn được gọi là megapixel camera và những máy ảnh có độ phân giải lớn hơn 2
megapixel được gọi là multi-megapixel camera. Ngay cả những máy ảnh số chuyên nghiệp loại
đắt tiền nhất như máy Canon EOS-DCS1 cũng chỉ cho bạn độ phân giải 6 triệu pixel. Ta thấy rằng
độ phân giải càng cao thì giá tiền càng đắt.

Độ phân giải của máy ảnh càng cao thì những tập tin hình ảnh tạo ra có kích thước càng lớn. Vì lý
do đó, một số máy ảnh cho phép ta chỉ đònh nhiều mức độ phân giải khác nhau khi chụp ảnh. Dù
độ phân giải cao hơn sẽ cho hình ảnh có chất lượng hơn, không phải lúc nào ta cũng cần đến độ
phân giải cao – nhất là khi ta chụp ảnh để hiển thò trên trang Web hay in với kích thước nhỏ. Trong
những trường hợp này, những hình ảnh có độ phân giải thấp cũng đủ dùng và do kích thước tập tin
sẽ nhỏ hơn ta có thể chứa nhiều hình ảnh hơn trong bộ nhớ của máy ảnh.

Trên lý thuyết, bộ cảm biến hình ảnh chứa càng nhiều photosite thì cho hình ảnh có độ phân giải
càng cao. Nhưng việc tăng số lượng photosite không phải là chuyện dễ dàng và sẽ tạo ra nhiều vấn
đề. Ví dụ:

 Nếu ta tăng số lượng photosite trên con chip thì con chip sẽ lớn hơn và kích thước mỗi photosite
sẽ nhỏ hơn. Chip lớn với nhiều photosite sẽ tăng mức độ khó khăn và giá thành sản xuất.

Photosite nhỏ hơn sẽ phải thiết kế sao cho nhạy hơn để thu giữ cùng một lượng sáng.


22
 Càng nhiều photosite thì tập tin hình ảnh tạo ra càng lớn, việc lưu trữ sẽ khó khăn hơn.


Độ phân giải của màn hình

Độ phân giải của màn hình vi tính hầu như luôn luôn được biểu thò bằng một cặp số chỉ chiều dài
và chiều rộng của màn hình tính bằng pixel. Ví dụ, màn hình có thể được chỉ đònh là 640x480,
800x600, 1070x768,
vân vân...

 Số đầu tiên biểu
thò số pixel chạy
ngang màn hình
 Số thứ hai biểu thò
số pixel chạy dọc
màn hình

Hình ảnh hiển thò trên
màn hình thường có
độ phân giải rất thấp.
Ta có thể thấy từ bảng
kê bên dưới, con số
ppi thực đối với độ
phân giải và kích
thước tính bằng inch
của màn hình. Tính

trung bình, mọi hình
ảnh hiển thò trên màn hình đều được chuyển thành độ phân giải 72 ppi. Như ta thấy ở bảng này,
không có con số chính xác cho bất kỳ độ phân giải nào với bất kỳ màn hình nào mà chỉ có những
cấp độ phân giải tương đối. Nếu một hình ảnh có nhiều rộng 800 pixel, số ppi sẽ khác biệt khi cho
hình ảnh ấy hiển thò trên một màn hình rộng 10 inch và một màn hình rộng 20 inch. Vì cùng một số
lượng pixel không đổi phải phủ trên một màn hình có diện tích lớn hơn nên số ppi sẽ giảm xuống.


ĐỘ PHÂN GIẢI

KÍCH THƯỚC MÀN HÌNH
14” 15” 17” 19” 21”

640x480 pixel

800x600 pixel

1020x768 pixel


60 ppi

74 ppi

95 ppi

57 ppi

71 ppi


91 ppi

51 ppi

64 ppi

82 ppi

44 ppi

56 ppi

71 ppi

41 ppi

51 ppi

65 ppi

Độ phân giải của máy in và máy quét

Độ phân giải của máy in và máy quét thường được biểu thò bằng số chấm trên một inch – dot per
inch hay thường viết tắt là dpi. (Cũng cùng một hình ảnh ấy, nếu hiển thò trên màn hình thì tính

23
theo pixel per inch còn được đưa vào từ máy quét hay đưa ra máy in thì tính theo dot per inch.
Tôi có cảm tưởng như những thay đổi thuật ngữ như thế này chỉ nhằm đánh đố những người cầm
máy ảnh như bạn và tôi. Trong cuốn sách này, tôi sẽ sử dụng cả hai thuật ngữ thay đổi tùy theo
trường hợp). Để so sánh ta tham khảo vài con số sau: Màn hình trung bình dùng độ phân giải 72 ppi

để hiển thò chữ viết và hình ảnh, còn các loại máy in phun mực (ink-jet printer) có thể in với độ
phân giải tối đa tới khoảng 1700 dpi, và những máy in chuyên dụng có độ phân giải trong khoảng
1000 và 2400 dpi.


Độ phân giải và kích thước hình ảnh


Điều đáng ngạc nhiên là bản thân độ phân giải không quyết đònh độ nét hay thậm chí kích thước
của hình ảnh. Cùng một số lượng pixel như nhau có thể chiếm một diện tích lớn hoặc nhỏ trên màn
hình hay trên bản in. Ở cùng một khoảng cách quan sát, nếu số pixel ấy phủ trên một diện tích lớn
thì độ nét cảm nhận được bằng mắt thường sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu số pixel ấy dồn vào một
diện tích nhỏ thì độ nét cảm nhận được sẽ tăng lên. Hình ảnh trên màn hình hay bản in có độ phân
giải cao trông sắc bén hơn vì số lượng pixel vốn có được nhóm vào những khu vực nhỏ hơn – chứ
không phải có nhiều pixel hơn. Với cùng một tập tin hình ảnh,
nếu hiển thò càng nhỏ thì độ nét càng tăng. Tuy nhiên, khi
phóng đại quá mức thì độ nét bắt đầu giảm và cuối cùng những
pixel hình vuông bắt đầu lộ ra – hình ảnh cuối cùng đã bò phân
điểm (pixelate).


Để tăng độ phân giải phải giảm kích thước pixel.


Kích thước sau cùng của một hình ảnh phụ thuộc vào độ phân giải của thiết bò xuất ra. Ta hãy
tưởng tượng có 2 mặt sàn cùng diện tích, một lát gạch bông cỡ lớn và một lát cỡ nhỏ. Mặt sàn lát
gạch cỡ nhỏ sẽ có những đường cong rõ nét hơn và chi tiết hơn. Thế nhưng nếu ta có 2 nhóm gạch
bông cỡ lớn và cỡ nhỏ với cùng số lượng thì nhóm gạch bông nhỏ sẽ phủ kín một diện tích nhỏ hơn
nhóm kia nhiều.


Để làm cho hình ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn cho phù hợp với thiết bò xuất ra, ta phải thay đổi kích
thước (resize) bằng một chương trình xử lý ảnh hay bằng phần mềm điều khiển máy in. Việc thay
đổ kích thước được thực hiện bằng phép nội suy (interpolation) đã nói ở trên. Khi làm cho hình lớn
hơn, các pixel bổ sung sẽ được thêm vào và màu sắc của mỗi pixel mới được căn cứ theo màu sắc
của các pixel lân cận. Khi thu cho hình nhỏ lại thì nhiều pixel sẽ bò xóa hẳn đi.

Một nguyên tắc cần nhớ: Một hình ảnh số 1.5 megapixel (1280x1024 pixel) chỉ có thể phóng lớn
tối đa 20x25 cm. Khi phóng lớn hơn nữa, ta sẽ bắt đầu thấy điểm hạt khi xem ở khoảng cách bình
thường. Theo hãng Kodak, hình ảnh số 1 megapixel (khoảng 1150x864 pixel) có thể cho chất lượng
trung thực như ảnh chụp nếu in với kích thước 13x18 cm

Hình minh họa dưới đây cho thấy một hình ảnh có kích thước 640x480 pixel sẽ cho các cỡ khác
nhau với các thiết bò có độ phân giải khác nhau: Hiển thò trên màn hình có độ phân giải 72 ppi,

24
hình sẽ có kích thước khoảng 18x24 cm. Khi in ra máy in 300 dpi, kích thước hình sẽ khoảng 4x6
cm và khi in với máy in 1500 dpi, chỉ còn cỡ 0.8x1.2 cm.


×