Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.96 KB, 2 trang )
Điểm nhấn thương hiệu
Sự tiến hóa của điểm nhấn thương hiệu không có mục đích nào khác là đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Khái niệm “điểm nhấn thương hiệu” được đề xuất để giải thích cho sự thành công của
các thương hiệu, chiến dịch marketing vào đầu những năm 1940. Nó ra đời với tên gọi
đầu tiên là “điểm nhấn bán hàng”, được phát minh bởi Rosser Reeves, cố chủ tịch kiêm
đồng sáng lập công ty quảng cáo Ted Bates & Company.
Từ chức năng đến cảm xúc
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân thành công của
các thương hiệu và chiến dịch marketing trong thời kỳ này là do tạo được điểm nhấn chức năng
độc đáo đối với khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình.
Một khoảng thời gian dài sau đó (1940-1970), rất nhiều thương hiệu cũng đã thành công với
việc áp dụng điểm nhấn bán hàng chức năng, ví dụ như dầu gội Head & Shoulder nhấn mạnh
đặc điểm giúp loại bỏ gàu, sữa dưỡng da Olay mang đến làn da trẻ trung hơn; hãng chuyển
phát nhanh FedEx thì khẳng định “khi bạn đóng gói toàn bộ hàng sẽ đến chỉ qua một đêm”;
chocolate M&M có đặc tính “chocolate sữa chỉ tan trong miệng không chảy nước trên tay”…
Bắt đầu từ thập niên 1970, cuộc tranh giữa các thương hiệu ngày càng gay gắt hơn, kéo theo
đó là nhu cầu của khách hàng. Chức năng không còn là điểm nhấn trong chiến dịch cạnh tranh
của các thương hiệu mà là tâm lý hành vi. Các nhà Marketing đã dựa vào đó để tạo ra một
khái niệm mới: Điểm nhấn bán hàng cảm xúc (Emotional selling proposition).
Năm 1974, hãng quảng cáo BMP của Mỹ đã thành công với “điểm nhấn bán hàng cảm xúc”
trong chiến dịch Smash Martians cho thương hiệu khoai tây nghiền Cadbury. Thành công đó
chủ yếu là do sự quyến rũ và hài hước của thông điệp truyền thông hơn là chức năng của
thương hiệu. Rõ ràng, điểm nhấn bán hàng cảm xúc đã cho thấy hiệu quả vượt trội so với điểm
nhấn bán hàng chức năng, giúp các thương hiệu tự bảo vệ mình, chống lại đối thủ cạnh tranh.
Bởi việc sao chép lợi ích chức năng của một thương hiệu cùng ngành là rất dễ dàng, thậm chí
có thể sử dụng công nghệ và cải tiến để đạt được nó. Trong vòng 10 năm, điểm nhấn bán hàng
cảm xúc đã giúp nhiều thương hiệu và chiến dịch truyền thông thành công như Levi’s, Haagen-
Dazs, P&G, Unilever…
Tạo dựng niềm tin và chủ động đăng ký
Cùng với thời gian, nhu cầu của khách hàng vẫn ngày một cao, đòi hỏi các thương hiệu phải