Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

VŨ THỊ VÂN ANH

NỢ CÔNG VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG NỢ
TẠI HY LẠP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

VŨ THỊ VÂN ANH

NỢ CÔNG VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG NỢ
TẠI HY LẠP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI

Hà Nội – 2014



MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG
HOẢNG NỢ CÔNG ......................................................................................... 9
1.1. Các khái niệm.......................................................................................... 9
1.1.1. Nợ công ............................................................................................. 9
1.1.2. Khủng hoảng nợ công ..................................................................... 17
1.1.3. Phân loại nợ công ........................................................................... 17
1.2. Cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ công .............................. 19
1.2.1. Bản chất của nợ công và khủng hoảng nợ công ............................. 19
1.2.2. Tác động của nợ công và khủng hoảng nợ công ............................ 22
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ công và khủng hoảng nợ công ............... 26
1.3. Khủng hoảng nợ công Châu Âu ............................................................ 34
1.3.1. Diễn biến khủng hoảng nợ công châu Âu ....................................... 34
1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ........................ 41
1.3.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu .................. 43
Chƣơng 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP .............................. 48
2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp ............................................................ 48
2.2. Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp ......................................................... 50
2.2.1. Diễn biến khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và động thái xử lý của Hy
Lạp ............................................................................................................ 50
2.2.2. Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp.................. 60
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ tại Hy Lạp ........................ 69


Chƣơng 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ KHỦNG HOẢNG NỢ TẠI HY

LẠP CHO VIỆT NAM ................................................................................... 83
3.1. Thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam ........................................... 83
3.1.1. Quy mô nợ ngày càng lớn ............................................................... 87
3.1.2. Cơ cấu nợ đa dạng .......................................................................... 89
3.1.3. Tính thanh khoản của nợ dễ gặp rủi ro .......................................... 92
3.2. Nguyên nhân và những rủi ro tiềm ẩn .................................................. 93
3.2.1. Nguyên nhân nợ công của Việt Nam .............................................. 93
3.2.2. Rủi ro tiềm ẩn ................................................................................. 97
3.3. Hàm ý chính sách cho giải pháp nợ cơng tại Việt Nam ..................... 101
3.3.1. Mục tiêu nợ cơng an tồn và bền vững ......................................... 101
3.3.2. Giải pháp cho vấn đề nợ công của Việt Nam ............................... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

2


EC

Uỷ ban châu Âu

3

ECB

Ngân hàng trung ƣơng châu Âu

4

EU

Liên minh châu Âu

5

EUR

Đồng tiền chung châu Âu

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7


IBRD

Ngân hàng thế giới về tái thiết và phát triển

8

ICOR

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ

9

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

10

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

11

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

12


UBND

Uỷ ban nhân dân

13

USD

Đơ la Mỹ

14

VND

Việt Nam đồng

15

WB

Ngân hàng thế giới

16

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

i



DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

Tỷ lệ tiết kiệm nội địa (so với GDP)

28

2

Bảng 2.1

Tổng sản phẩm quốc nội tại Hy Lạp

48

3

Bảng 2.2

Ý nghĩa xếp hạng tín dụng Moody


50

4

Bảng 2.3

So sánh rủi ro nợ công các nƣớc

80

5

Bảng 3.1

Hệ số ICOR theo khu vực sở hữu của Việt Nam

84

6

Bảng 3.2

Thu nhập từ vốn đầu tƣ

85

7

Bảng 3.3


8

Bảng 3.4

9

Bảng 3.5

Tỷ lệ nợ công trung bình ở một số nƣớc năm
2010
Cơ cấu nợ cơng Việt Nam theo chủ nợ
Kinh nghiệm thực tiễn của WB và IMF
ngƣỡng an toàn nợ

ii

Trang

86
90
102


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung


1

Hình 2.1

2

Hình 2.2 Tỷ trọng nợ cơng trên GDP của Hy Lạp

59

3

Hình 2.3 Tỷ lệ nợ cơng của Hy Lạp theo kỳ hạn

81

4

Hình 3.1 Chỉ báo đồng hồ nợ cơng Việt Nam

83

5

Hình 3.2

6

Hình 3.3


7

Hình 3.4

Hy Lạp và q trình tái cơ cấu nợ cơng từ
năm 2012

Nợ cơng của Việt Nam so với các nƣớc
ASEAN (%GDP)
Nợ công của Việt Nam so với nhóm các
nƣớc khác (%GDP)
Cơ cấu nợ nƣớc ngoài giữa hai khu vực của
Việt Nam

iii

Trang
56

88

88

95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo chu kỳ vận động của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất

nhiều những cuộc khủng hoảng, cho dù là lớn hay nhỏ thì đều để lại những
hậu quả nhất định và những bài học quý báu cho mỗi một quốc gia. Trong đó
điển hình gần đây nhất đó là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, mà nguyên cơ
bắt nguồn từ nợ công tại Hy Lạp. Khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Châu Âu
trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nƣớc giật mình xem xét lại vấn đề này
một cách nghiêm túc hơn. Từ khi thành lập đến nay (01/11/1993), Liên minh
châu Âu (EU) luôn đƣợc coi là khối kinh tế vững mạnh, là trung tâm kinh tế
lớn hàng đầu thế giới, EU đã có đƣợc một nền hịa bình thịnh vƣợng mà hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hƣớng tới. Chính vì vậy, suốt
thời gian qua, khủng hoảng nợ công châu Âu mà điển hình tại Hy Lạp ln là
một trong những đề tài đƣợc quan tâm nhiều nhất, không chỉ với những nhà
lãnh đạo và ngƣời dân Hy Lạp mà cả Liên minh châu Âu và các nƣớc trên thế
giới. Đến đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng thanh toán của Hy Lạp đã
chuyển thành sự hoảng loạn tài chính, gây ảnh hƣởng không chỉ đến nền kinh
tế của cả khối mà còn tác động đến cả vị thế của đồng Euro trên trƣờng quốc
tế. Lúc này, mức độ bền vững và tin cậy của đồng tiền chung châu Âu một lần
nữa đƣợc đƣa ra cân nhắc xem xét sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển (kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 1999).
Nợ công trên thế giới là một thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu do sự xuất
hiện nhiều cuộc khủng hoảng nợ nhƣng ở Việt Nam chỉ mới thảo luận chính
thức trong vài năm trở lại đây, và luật quản lý nợ công của Việt Nam cũng chỉ
mới ban hành tháng 6/2009. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều có nợ cơng, dù
ít hay nhiều, tạm thời hay vĩnh viễn. Chi tiêu cơng đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhƣng nó sẽ trở thành quốc nạn
1


khi việc chi tiêu trở nên mất kiểm soát và tổn hại đến nền kinh tế. Nợ công
không chỉ là nợ Chính phủ mà cịn là gánh nặng của tồn nƣớc đó. Nếu nợ
cơng vƣợt q mức khả năng tài chính quốc gia có thể gây ra lạm phát, làm

cho quốc gia mất khả năng thanh toán và các nhà đầu tƣ mất niềm tin, hơn thế
nữa nó có thể gây ra khủng hoảng nợ và suy thoái kinh tế. Chính vì vậy một
chính sách quản lý nợ cơng tốt của Chính phủ là điều vơ cùng quan trọng. Do
đó, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là Chính phủ Việt Nam cần phải có những
bƣớc đi hợp lý đặc biệt trong việc vay, quản lý và trả nợ. Trong bối cảnh đó,
câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra là:
- Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp diễn ra nhƣ thế nào?
- Những động thái xử lý của Hy Lạp đối với khủng hoảng ra sao?
- Việt Nam đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm gì từ động thái
giải cứu kinh tế khỏi khủng hoảng nợ cơng châu Âu mà điển hình tại Hy Lạp?
Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nợ công
và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học Thạc sỹ ngành kinh tế thế giới
và quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển tài chính, thâm hụt ngân sách nhà nƣớc đã trở
thành một hiện tƣợng khá phổ biến trong các nƣớc kinh tế chậm phát triển và
cả các quốc gia phát triển. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009,
nợ cơng ở các nền kinh tế phát triển tăng lên đáng kể. Nổi bật gần đây nhất
phải kể đến là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu. Khủng hoảng
ở châu Âu và đặc biệt là ở Hy Lạp không chỉ lây lan đến một loạt các nƣớc
khác trong EU mà còn ảnh hƣởng to lớn đến toàn bộ khu vực châu Âu và các
nƣớc trên thế giới, đe dọa đến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Những ảnh
hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ công tới “sức khỏe” nền kinh tế thế giới

2


trong thời gian qua cho thấy, nợ công là một vấn đề mang tính tồn cầu, mà
bất cứ một quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải. Vì thế,

nguyên nhân, diễn biến, tác động, những động thái giải cứu và những bài học
rút ra từ các nền kinh tế đã và đang diễn ra khủng hoảng nợ công đƣợc coi là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu .
Một số cơng trình nghiên cứu trong nƣớc có thể kể đến nhƣ:
1) Phạm Thị Thanh Bình (2013), “Nợ cơng của các nước PIIGS:
Những điểm tương đồng và khác biệt”, Viện kinh tế và chính trị thế giới, theo
Tạp chí cộng sản điện tử, tập trung phân tích những nét tƣơng đồng và khác
biệt của nhóm các nƣớc PIIGS – nhóm những quốc gia có nền kinh tế yếu
kém nhất trong khu vực Eurozone. Từ đó đƣa ra những đánh giá về bản chất
thực sự của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu “Khủng hoảng nợ công châu
Âu không hẳn là khủng hoảng kinh tế mà cịn là cuộc khủng hoảng chính trị,
gặp phải sự phản đối chính trị, tư tưởng, tâm lý khơng chỉ của Ngân hàng
trung ương châu Âu ECB mà của cả các nước phát triển mạnh khác như Đức
và Pháp. Khủng hoảng nợ cơng châu Âu chính là biểu hiện của khủng hoảng
niềm tin. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, tài
chính, tiền tệ đối với mỗi quốc gia. Chỉ có lấy lại niềm tin của dân chúng và
các nhà đầu tư, PIIGS mới mong thốt khỏi khủng hoảng nợ và khơi phục
tăng trưởng kinh tế” [13, tr.135, 136].
2) Phạm Thị Thanh Bình (2011), “5 ngun nhân chính gây ra khủng
hoảng nợ cơng của Hy Lạp”, Viện kinh tế và chính trị thế giới, đã phân tích 5
nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ cơng châu Âu một cách súc tích và
dễ hiểu.
3) Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu
Âu (EU): Tác động và bài học cho Việt Nam”, Học viện ngoại giao, bài viết
đã đƣa ra những cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ công, và phân

3


tích các ngun nhân của cuộc khủng hoảng nợ cơng tại EU: nguyên nhân

trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp; cũng nhƣ phân tích nền kinh tế Việt Nam
dƣới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở EU để từ đó đƣa ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phòng tránh xảy ra cuộc khủng
hoảng nợ.
4) Nguyễn Bích Thuận (2013), “Ngun nhân của khủng hoảng nợ cơng ở
một số nước thành viên EU”, Viện nghiên cứu châu Âu , tác giả đã tập trung
phân tích các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng, từ những nguyên nhân
chung của toàn bộ Liên minh châu ÂU, cho tới những nguyên nhân của từng
nƣớc, mà nổi bật là nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.
5) Đinh Cơng Hồng (2013), “Cơ sở nền tảng của đồng Euro và cuộc
khủng hoảng nợ công Châu Âu”, Viện nghiên cứu thƣơng mại, Bộ công
thƣơng, bài viết tập trung cơ sở nền tảng (sự ra đời, những lợi ích và bất
cập) của đồng Euro và những vấn đề xung quanh đồng Euro cũng nhƣ cuộc
khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay. Trong đó, tác giả cũng đƣa ra một
vài kiến nghị nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công tại EU trong
ngắn hạn lẫn dài hạn.
6) Lê Quốc Lý và Lê Huy Trọng (2003), “Nợ nước ngoài – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý ở Việt Nam”, NXB Tài chính, bài viết
tập trung vào thực trạng vay và trả nợ nƣớc ngoài ở Việt nam trong thời
gian qua, và đƣa ra những định hƣớng, khuyến nghị về khả năng vay và
trả nợ nƣớc ngoài trong những năm tới trong mối quan hệ cân đối vĩ mô,
nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao và giải quyết các vấn đề
xã hội ở Việt Nam.
7) Hellenic Observatory (2012), “Greece’s Sovereign Debt Crisis:
Retrospect and prospect, George Alogoskoufis”, European Institude, bài viết
cung cấp những phân tích và đánh giá về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp

4



cũng nhƣ đƣa ra những nhận định, thảo luận về các giải pháp đối mặt của Hy
Lạp trƣớc cuộc khủng hoảng. Bài viết cũng đề xuất những cách thức nhằm
giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin và đẩy nhanh sự hồi phục nền kinh tế
của Hy Lạp.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và
các trang báo điện tử khác.
Từ một vài cơng trình kể trên có thể thấy, việc phân tích, nghiên cứu
tổng thể diễn biến, nguyên nhân cũng nhƣ những tác động của cuộc khủng
hoảng châu Âu đƣợc thực hiện khá bài bản và chuyên sâu, tuy nhiên việc phân
tích riêng biệt một quốc gia, cụ thể là Hy Lạp – khởi đầu cho cuộc khủng
hoảng nợ công châu Âu cũng nhƣ phân tích những động thái giải cứu của Hy
Lạp đối với cuộc khủng hoảng để từ đó liên hệ rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam chƣa thật sự đƣợc đào sâu nghiên cứu. Do vậy cần có một cơng trình
nghiên cứu những vấn đề đó ở mức độ chun sâu và quy mơ hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến cuộc
khủng hoảng nợ cơng tại Hy Lạp, đặc biệt phân tích động thái giải cứu Hy
Lạp khỏi khủng hoảng đồng thời đánh giá ảnh hƣởng của cuộc khủng
hoảng tới các nƣớc, đặc biệt là tại Việt Nam, luận văn đƣa ra một số bài học
kinh nghiệm và kiến nghị cho Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nợ công.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích của luận văn nhƣ đã nêu ở trên, nhiệm vụ của
luận văn là:
- Hệ thống hố những vấn đề lý luận về nợ cơng, khủng hoảng nợ công
và kiến thức về đồng tiền chung châu Âu Euro.

5



- Nghiên cứu, phân tích một vài cuộc khủng hoảng nợ điển hình đã diễn
ra trên thế giới và cách thức đối phó, vƣợt qua cuộc khủng hoảng để từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, phân tích diễn biến, nguyên nhân, động thái giải cứu
khủng hoảng nợ cơng tại Hy Lạp.
- Hệ thống, phân tích thực trạng nợ công tại Việt Nam hiện nay và
những tác động, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp tới
kinh tế Việt Nam.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp
nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp nhằm tránh các vấn đề tƣơng tự
xảy ra tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy
Lạp và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu về tình hình khủng hoảng nợ cơng tại Hy Lạp.
- Về thời gian: Mặc dù nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng tại
Hy Lạp tƣơng đối kéo dài, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu giai
đoạn cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp bùng nổ từ năm 2009 cho đến hết năm 2013.
- Về nội dung: Thời gian qua, vấn đề nợ công của châu Âu là điểm
nóng của kinh tế thế giới. Cho đến nay, khi mà cuộc khủng hoảng nợ công
châu Âu đã tạm thời lắng xuống, nhƣng những gì mà nó để lại khơng khỏi
khiến chúng ta bàng hồng và đặt nhiều nghi vấn bởi từ trƣớc tới giờ, nhiều
quốc gia châu Âu đƣợc toàn thế giới biết đến nhƣ là “thiên đƣờng hƣởng thụ”
với các chế độ phúc lợi xã hội đáng mơ ƣớc đối với bất kỳ một công dân nào.
Và khơng khó để nhận ra rằng hậu quả của “đỉnh cao hƣởng thụ” đó chính là
vấn đề nợ cơng ngày một tăng cao. Các món nợ của Chính phủ các nƣớc châu
6



Âu, đặc biệt là các nƣớc nam Âu, trong đó các nƣớc đƣợc nhắc đến nhiều nhất
trong vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách bao gồm: Hy Lạp, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Ireland, Italia. Tuy nhiên, luận văn chỉ chủ yếu tập trung vào
nghiên cứu cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, với mục đích tập trung phân tích
nghiên cứu từng khía cạnh của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, từ những
nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng, tới đánh giá diễn biến, thực trạng và
tác động của nó; đặc biệt nhấn mạnh những giải pháp nhằm ứng phó, đƣơng
đầu trƣớc những khó khăn để vực dậy nền kinh tế của Hy Lạp. Trên cơ sở đó,
luận văn cũng phân tích sâu thực trạng nợ cơng và vấn đề quản lý nợ công của
Việt Nam - một số vấn đề vẫn còn nhiều vƣớng mắc và gây tranh cãi. Từ bài
học Hy Lạp, luận văn cũng xin đƣa ra một vài kiến nghị về giải pháp quản lý
nợ công áp dụng cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nợ nƣớc ngoài đang
dần trở thành một phần lớn của nợ Chính phủ đối với bất kỳ quốc gia nào, dù
phát triển hay đang phát triển trên toàn cầu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích, tổng
hợp đánh giá những biểu hiện của cuộc khủng hoảng và những tác động của
nó trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh cũng đƣợc sử dụng nhằm phân tích, minh chứng cho các vấn đề
nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu đƣợc thực hiện qua nhiều kênh thơng tin khác nhau:
Internet, sách, báo, tạp chí…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá chi tiết thấu đáo những nguyên nhân dẫn đến
khủng hoảng nợ cơng tại Hy Lạp, cũng nhƣ tìm hiểu việc Hy Lạp đã có những
giải pháp quan trọng, mới mẻ nào để giải quyết tình trạng này.
7



- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ công để Việt Nam
không mắc phải lỗi tƣơng tự.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu gồm 3 chƣơng với nội dung tổng quát của từng chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận - thực tiễn về nợ công và khủng hoảng nợ công
Chƣơng 2: Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy
Lạp cho Việt Nam

8


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG VÀ
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Nợ công
1.1.1.1. Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niêm tƣơng đối phức tạp. Cho đến nay,
có nhiều khái niệm về nợ công và nội hàm của khái niệm nợ công cũng chƣa
thống nhất. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận ngày nay đều cho rằng, nợ
công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong
việc chi trả khoản nợ đó. Vì vậy, thuật ngữ nợ cơng thƣờng đƣợc sử dụng
cùng nghĩa với các thuật ngữ nhƣ nợ Nhà nƣớc hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên,
nợ cơng hồn tồn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ
phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nƣớc và nợ của
tƣ nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Nhƣ vậy, nợ công chỉ là một bộ
phận của nợ quốc gia.
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu công quá lớn của Chính phủ. Chi
tiêu cơng nhằm: Thứ nhất, phân bổ nguồn lực; Thứ hai, phân phối lại thu

nhập; Thứ ba, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chi tiêu công quá lớn hay
kém hiệu quả cũng sẽ gây ra những bất ổn cho nền kinh tế. Nhu cầu chi tiêu
quá nhiều (đặc biệt cho các khoản đầu tƣ công) so với nguồn thu có đƣợc (từ
thuế, phí, lệ phí) sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách buộc Chính phủ phải đi vay
tiền (trong hoặc ngoài nƣớc) để trang trải thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ
công. Thâm hụt ngân sách kéo dài sẽ làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả
sớm, để lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm. Nợ công
là do sự mất cân đối giữa thu và chi dẫn tới thâm hụt ngân sách. Nhu cầu chi
tiêu quá nhiều trong khi các nguồn thu khơng đáp ứng nổi buộc Chính phủ

9


phải đi vay tiền thơng qua nhiều hình thức (nhƣ phát hành trái phiếu, hiệp
định tín dụng…) và vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thƣơng mại, các thể
chế tài chính quốc tế…để bù vào khoản thâm hụt, từ đó dẫn đến tình trạng nợ.
Nợ cơng đã đƣợc biết đến từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX và có rất
nhiều những quan điểm về nợ cơng, có thể kể ra nhƣ sau:
Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là J.M Keynes, cho
rằng việc vay nợ của Chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích
lũy vốn, vì số thuế cắt giảm đƣợc bù đắp bằng cách vay nợ, nên đã khuyến
khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số ngƣời thất nghiệp giảm đi, mặc dù
lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ sẽ để lại gánh nợ cho thế hệ sau.
Trái ngƣợc với quan điểm truyền thống về nợ công trên, những ngƣời
theo quan điểm kinh tế vĩ mô cổ điển (từ thập niên 70), đại diện là Ricardo –
Barro lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế đƣợc bù đắp bằng nợ Chính phủ
khơng kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì khơng làm tăng thu nhập thƣờng
xuyên của các cá nhân, mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tƣơng
lai. Việc cắt giảm thuế và vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối
với nền kinh tế.

Theo Ngân hàng thế giới (WB) và hệ thống quản lý nợ và phân tích tài
chính của Hội nghị của Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển
(UNCTAD):
-

Theo nghĩa rộng, nợ công đƣợc hiểu là nghĩa vụ nợ của khu vực
công, bao gồm 4 nhóm chủ thể: 1) Nợ của Chính phủ trung ƣơng và
các Bộ, Ban, Ngành TW; 2) Nợ của các cấp chính quyền địa
phƣơng; 3) Nợ của Ngân hàng thƣơng mại; 4) Nợ của các tổ chức
độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập
Ngân sách phải đƣợc sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ
là ngƣời chịu trách nhiệm trả nợ trong trƣờng hợp tổ chức đó vỡ nợ.

10


-

Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ
trung ƣơng các cấp chính quyền địa phƣơng và nợ của các tổ chức
độc lập đƣợc Chính phủ bảo lãnh thanh tốn.

-

Theo “Luật quản lý cơng Việt Nam” (năm 2009), nợ cơng đƣợc
hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ đƣợc Chính phủ bảo
lãnh và nợ chính quyền địa phƣơng.
Trong đó: 1) Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ khoản vay trong

nƣớc, nƣớc ngoài, đƣợc ký kết, phát hành dƣới danh nghĩa nhà nƣớc, Chính

phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền
phát hành theo quy định của Pháp luật. Nợ Chính phủ khơng bao gồm khoản
nợ do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách
tiền tệ trong từng thời kỳ; 2) Nợ đƣợc Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của
doanh nghiệp tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nƣớc, nƣớc ngồi đƣợc
Chính phủ bảo lãnh; 3) Nợ chính quyền địa phƣơng là khoản nợ do UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là UBND tỉnh) ký kết, phát
hành hoặc ủy quyền phát hành.
Tùy thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ cơng ở mỗi
quốc gia cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, tại hầu hết các nƣớc trên thế giới,
Luật quản lý nợ công đều xác định: Nợ công gồm nợ của Chính phủ và nợ
đƣợc Chính phủ bảo lãnh. Một cách khái qt nhất, có thể hiểu “Nợ cơng (nợ
Chính phủ hoặc nợ quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ
thuộc mọi cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng đi vay nhằm tài trợ cho các
khoản thâm hụt ngân sách”. Vì thế, nợ Chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt
ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó.
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ cơng (nợ Chính phủ hoặc nợ
quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung
ƣơng đến địa phƣơng đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách”.

11


Vì thế, nợ Chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến
một thời điểm nào đó.
1.1.1.2. Chỉ tiêu xác định nợ cơng và ngưỡng an tồn nợ cơng
Vay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển. Bản chất nợ không
phải là xấu. Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế của các
nƣớc đi vay. Thực tế cho thấy, các nƣớc muốn phát triển nhanh đều phải đi
vay. Những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật

Bản,… lại cũng chính là những con nợ lớn. Tuy nhiên, bên cách những tác
động tích cực cũng có khơng ít tác động tiêu cực.
Về bản chất, nợ cơng chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân
sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nƣớc sẽ
phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa
chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác.
Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, đƣợc hầu hết chính phủ các nƣớc sử
dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Để dễ đánh giá về quy mơ của
nợ Chính phủ, ngƣời ta thƣờng đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm
so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản
ánh một phần nào đó về mức độ an tồn hay rủi ro của nợ cơng. Mức độ an tồn
hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan
trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế.
Khi xem xét đến nợ công, chúng ta không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ,
nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm nhiều tới rủi ro và cơ cấu nợ. Vấn đề
quan trọng phải tính là khả năng trả nợ và rủi ro trong tƣơng lai, chứ không
chỉ là con số tổng nợ trên GDP. Để đánh giá mức độ rủi ro hay an toàn của nợ
cơng, tiêu chí tỉ lệ nợ cơng/GDP đƣợc coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho
cách nhìn tổng qt về tình hình nợ cơng của một quốc gia. Mức an tồn của
nợ cơng cịn đƣợc thể hiện qua việc nợ cơng có vƣợt ngƣỡng an tồn tại một
thời điểm hay giai đoạn nào đó hay khơng. Theo thông tƣ hƣớng dẫn phƣơng
12


pháp tính tốn các chỉ tiêu giám sát nợ cơng và nợ nƣớc ngoài của quốc gia,
các chỉ tiêu giám sát về nợ cơng, nợ nƣớc ngồi của quốc gia bao gồm:
1. Nợ công so với GDP
a. Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của tồn bộ nền
kinh tế và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:


2. Nợ chính phủ so với GDP
a. Chỉ số này phản ánh quy mơ nợ Chính phủ so với thu nhập của tồn bộ
nền kinh tế và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

3. Nợ vay thƣơng mại của Chính phủ so với GDP
a. Chỉ số này phản ánh quy mô nợ vay thƣơng mại nƣớc ngồi Chính phủ so
với thu nhập của tồn bộ nền kinh tế và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

4. Nợ đƣợc Chính phủ bảo lãnh so với GDP
a. Chỉ số này phản ánh quy mô nợ đƣợc Chính phủ bảo lãnh so với thu
nhập của tồn bộ nền kinh tế và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

5. Nghĩa vụ nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nƣớc
13


5.1. Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) trực tiếp của Chính phủ:
a. Chỉ số này xác định quy mơ nợ trực tiếp của Chính phủ đến hạn
hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách
nhà nƣớc và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

5.2. Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) vay của Chính phủ về cho vay lại:
a. Chỉ số này xác định quy mô nợ gián tiếp của Chính phủ đến hạn
hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách
nhà nƣớc và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.

b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

6. Nghĩa vụ nợ dự phịng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nƣớc
a. Tỷ lệ này xác định khả năng hoàn trả đối với nghĩa vụ nợ dự phòng
phát sinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh từ
nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

7. Nợ chính quyền địa phƣơng so với GDP

14


a. Chỉ số này phản ánh quy mô nợ của Chính quyền địa phƣơng so với
thu nhập của tồn bộ nền kinh tế và đƣợc tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, ngƣời ta sẽ đánh giá tính bền vững của nợ
cơng, trong đó mức an tồn của nợ công đƣợc thể hiện qua việc nợ công có
vƣợt ngƣỡng an tồn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó hay khơng. Tiêu
chí để đánh giá mức an tồn của nợ cơng đƣợc thể hiện cụ thể là:
Thứ nhất, giới hạn nợ công không vƣợt quá 50%-60% GDP hoặc không
vƣợt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Ngân hàng thế giới (WB) đã đƣa ra mức
quy định ngƣỡng an tồn nợ cơng là 50% GDP. Các tổ chức quốc tế cho rằng, tỷ
lệ hợp lý đối với các nƣớc đang phát triển nên ở mức dƣới 50% GDP [8, tr.2,5];
Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vƣợt quá 15% kim ngạch xuất
khẩu và dịch vụ trả nợ của Chính phủ khơng vƣợt q 10% chi ngân sách.
Tuy nhiên, trên thực tế khơng có hạn mức an tồn chung cho các nền kinh tế.
Không phải tỉ lệ nợ cơng/GDP thấp là trong ngƣỡng an tồn và ngƣợc lại.
Mức độ an tồn của nợ cơng phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền

kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ. Mỹ có tỉ lệ nợ công bằng
96% GDP nhƣng vẫn đƣợc xem là ở ngƣỡng an toàn bởi năng suất lao động
của Mỹ cao nhất thế giới là cơ sở đảm bảo bền vững cho việc trả nợ. Nhật
Bản có số nợ lên tới hơn 200% GDP vẫn đƣợc coi là ngƣỡng an tồn. Theo
cơng trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu kinh tế Nhật Bản Yasuo Goto
“Government of the managerment of public debt in Japan”, thuộc Viện nghiên
cứu chính sách, Bộ tài chính Nhật Bản, đăng trên Tạp chí Chính sách cơng
(Public Policy Review, 1/12/2008) tập trung phân tích nợ cơng của Nhật Bản.

15


Theo tác giả, mặc dù Nhật Bản có mức nợ tƣơng đƣơng 227% GDP và mức
thâm hụt ngân sách khoảng -10% (2010), song mức nợ của Nhật Bản vẫn
đƣợc coi là an tồn nhờ có chính sách quản trị nợ cơng của Chính phủ. Trong
khi đó, nhiều nƣớc có tỉ lệ nợ/GDP thấp hơn rất nhiều nhƣng đã rơi vào tình
trạng khủng hoảng nợ nhƣ: Vê nê zuê la năm 1981 với tỉ lệ nợ công chỉ là
15% GDP; Thái Lan năm 1996 với tỉ lệ nợ công là 40% GDP; Ác hen ti na
năm 2001 với tỉ lệ nợ công là 45% GDP; U crai na năm 2007 với tỉ lệ nợ công
là 13% GDP.
Thứ ba, đánh giá nợ cơng trong mối liên hệ với các tiêu chí kinh tế vĩ
mơ. Để đánh giá đúng mức độ an tồn của nợ công không thể chỉ quan tâm
đến tỉ lệ nợ/GDP, mà cần phải xem xét nợ một cách toàn diện trong mối liên
hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí
ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tƣ xã
hội… Bên cạnh đó, những tiêu chí nhƣ: Cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ,
cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần đƣợc xem xét khi đánh giá bản
chất nợ cơng, tính bền vững của nợ công. Khi nợ công tăng cao, vƣợt quá xa
giới hạn đƣợc coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thƣơng và chịu nhiều

sức ép cả bên trong và bên ngồi.
Khi nợ cơng của một quốc gia quá lớn, cần nhận sự hỗ trợ của các Quỹ
tín dụng quốc tế thì các nƣớc phải thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân
sách. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hƣởng đến lợi ích của đơng đảo ngƣời
dân, dẫn đến những phản ứng của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính
trị, xã hội. Nợ cơng tăng cao liên tục cũng làm hạ bậc tín nhiệm của các quốc
gia con nợ, khiến niềm tin của công dân và giới đầu tƣ lung lay, việc huy
động nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc
tế. Do vậy, việc đánh giá đúng nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là

16


vô cùng quan trọng, đặc biệt khi nền kinh tế tồn cầu ln có những biến
động phức tạp khó lƣờng. Nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một
cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, làm gia
tăng căng thẳng xã hội, gây rối loạn kinh tế thậm chí đƣa nền kinh tế vào bờ
vực của một cuộc khủng hoảng.
1.1.2. Khủng hoảng nợ cơng
Khủng hoảng nợ cơng là tình trạng nợ công tăng cao dẫn tới vỡ nợ, làm
chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia.
Nhu cầu chi quá nhiều, trong khi thu khơng đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền
thơng qua nhiều hình thức nhƣ phát hành cơng trái, trái phiếu, hiệp định tín
dụng, … để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ khơng có khả năng hoàn trả.
Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để
lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm. Và khủng hoảng
sẽ nổ ra khi mà trƣớc nguy cơ đó nền kinh tế gặp một cú sốc nào đó bất kể là
bên trong hay bên ngoài.
Nếu nhƣ khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo
dài trong chu kỳ kinh tế thì khủng hoản nợ công xảy ra khi một quốc gia vay

nợ không thể trả đƣợc những khoản nợ đến hạn, đặc biệt là nợ nƣớc ngồi và
bị nhấn chìm trong vịng xốy nợ nần, nói cách khác khủng hoảng nợ xuất
hiện khi khoản vay nợ của quốc gia lớn hơn khả năng trả nợ.
1.1.3. Phân loại nợ cơng
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ cơng, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa
khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ cơng.
Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay: Nợ cơng gồm có hai loại:
Nợ trong nƣớc và nợ nƣớc ngồi.
Nợ trong nƣớc là nợ cơng mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức trong nƣớc.

17


Nợ nƣớc ngồi là nợ cơng mà bên cho vay là chính phủ nƣớc ngồi,
vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nƣớc ngồi.
Việc phân loại nợ trong nƣớc và nợ nƣớc ngồi có ý nghĩa quan trọng
trong quản lý nợ. Việc phân loại này sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình
cán cân thanh toán thƣơng mại quốc tế. Việc quản lý nợ nƣớc ngồi cịn nhằm
đảm bảo an ninh tiền tệ, vì các khoản vay nƣớc ngồi chủ yếu bằng ngoại tệ
tự do chuyển đổi hoặc các phƣơng tiện thanh toán quốc tế khác.
Theo phương thức huy động vốn: Nợ công có hai loại: Nợ cơng từ
thoả thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ.
Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền với
cá nhân, tổ chức cho vay. Phƣơng thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp
đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thoả thuận giữa các nhà nƣớc.
Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ cơng xuất phát từ việc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn. Các cơng cụ nợ này
có thời hạn ngắn hoặc dài, có khả năng chuyển nhƣợng trên thị trƣờng tài chính.
Theo tính chất ƣu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ cơng: Nợ cơng
có ba loại: Nợ cơng từ vốn vay ODA, Nợ công từ vốn vay ƣu đãi và Nợ công

thƣơng mại thông thƣờng.
Theo trách nhiệm đối với chủ nợ: Nợ công đƣợc phân loại thành Nợ
công phải trả và Nợ công bảo lãnh.
Nợ công phải trả là các khoản nợ mà chính phủ, chính quyền địa
phƣơng có nghĩa vụ trả nợ.
Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh
cho ngƣời vay nợ, nếu bên vay khơng trả đƣợc nợ thì chính phủ sẽ có nghĩa
vụ trả nợ.
Theo cấp quản lý nợ: Nợ công đƣợc phân loại thành: Nợ công của
trung ƣơng và Nợ cơng của chính quyền địa phƣơng.

18


×