Tải bản đầy đủ (.pdf) (488 trang)

vấn đề văn bản và tư tưởng nho học của ngô thì nhậm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.91 MB, 488 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Phương Duy

XUÂN THU QUẢN KIẾN: VẤN ĐỀ VĂN BẢN
VÀ TƯ TƯỞNG NHO HỌC CỦA NGÔ THÌ NHẬM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NƠM

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Phương Duy

XUÂN THU QUẢN KIẾN: VẤN ĐỀ VĂN BẢN
VÀ TƯ TƯỞNG NHO HỌC CỦA NGÔ THÌ NHẬM
Chun ngành: Hán Nơm
Mã số: 62 22 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ



Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Phạm Văn Khoái

PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Kim Sơn. Mọi nội dung, số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận án này là trung thực. Nếu phát hiện có sự gian lận, tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Lê Phương Duy


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn - người
Thầy hướng dẫn đã luôn tận tình định hướng, chỉ dạy tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, đồng nghiệp trong Bộ môn Hán
Nôm và Khoa Văn học (Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ĐHQGHN),
Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thường
xuyên tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chuyên môn, động viên tinh thần trong thời
gian tôi thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn các thành viên trong Hội đồng các cấp đã đóng góp những ý
kiến xác đáng, giá trị để tơi có thể hồn thiện cơng trình nghiên cứu của mình.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và học trị ở trong và ngồi
nước đã ln tin tưởng, hỗ trợ và sát cánh cùng tôi trên con đường học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Lê Phương Duy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC.................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5
2. Mục tiêu khoa học ............................................................................................. 6
3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi tư liệu .......................................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 7
3.2. Phạm vi tư liệu .............................................................................................. 7

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
5. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 7
6. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 8
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ............................................... 9
1.1. Khái lược về kinh truyện Xuân thu .............................................................. 9
1.2. Giải thích khái niệm ..................................................................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu, dịch thuật liên quan đến đề tài ............................. 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu tác giả, văn bản Xuân thu quản kiến và cơng tác
khảo dị, hiệu điểm.............................................................................................. 19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Xn thu quản kiến và tư tưởng của
Ngơ Thì Nhậm .................................................................................................... 25
1.3.3. Tình hình dịch thuật Xuân thu quản kiến ................................................ 30
1.3.4. Một số nhận xét ....................................................................................... 33
1.4. Định hướng những vấn đề nghiên cứu chủ yếu của luận án .................... 34
1.4.1. Về vấn đề văn bản.................................................................................... 34
1.4.2. Về vấn đề Xuân thu học ........................................................................... 34
1.4.3. Về vấn đề tư tưởng Nho học của Ngơ Thì Nhậm ..................................... 35
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 36
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN XUÂN THU QUẢN KIẾN ................ 37
2.1. Xuân thu quản kiến - tác giả, tác phẩm ...................................................... 37
2.1.1. Tiểu sử Ngơ Thì Nhậm ............................................................................. 37
2.1.2. Tác phẩm Xn thu quản kiến ................................................................. 40
1


2.2. Mô tả văn bản ............................................................................................... 43
2.2.1. Văn bản A.117 ......................................................................................... 43
2.2.2. Văn bản VHv. 806.................................................................................... 46
2.2.3. Văn bản VHv. 807.................................................................................... 50

2.3. Đối chiếu, so sánh dị bản ............................................................................. 53
2.3.1. Chọn bản nền ........................................................................................... 53
2.3.2. Phân tích các dị bản ................................................................................ 54
2.4. Thế hệ văn bản ............................................................................................. 64
2.5. Chọn bản công bố ......................................................................................... 65
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 66
Chương 3. NỘI DUNG KINH HỌC CỦA NGƠ THÌ NHẬM TRONG
XN THU QUẢN KIẾN ....................................................................................... 67
3.1. Quan điểm của Ngơ Thì Nhậm về sự ra đời và tính chất, giá trị của
kinh Xuân thu ...................................................................................................... 68
3.1.1. Quan điểm về sự ra đời của kinh Xuân thu ............................................. 68
3.1.2. Quan điểm về tính chất, giá trị của kinh Xuân thu.................................. 71
3.2. Mục đích biên soạn Xuân thu quản kiến .................................................... 74
3.3. Phương pháp luận giải ................................................................................. 79
3.3.1. Sử dụng Tam truyện và thuyết giải của Tiên Nho ................................... 79
3.3.2. “Dĩ kinh giải kinh” - vận dụng các kinh điển Nho gia khác
giải thích Xuân thu ........................................................................................... 83
3.3.3. “Thuộc từ tỉ sự” và vấn đề xâu chuỗi thơng tin để trần thuật,
bình luận sự kiện .............................................................................................. 89
3.3.4. “Dĩ sử vi giám” - dùng Xuân thu soi chiếu lịch sử ................................. 91
3.4. Quản kiến về thể lệ (bút pháp) Xuân thu................................................... 93
3.4.1. Lệ chép việc nước Lỗ ............................................................................... 95
3.4.2. Lệ dùng chữ ........................................................................................... 113
3.4.3. Lệ xưng vị .............................................................................................. 116
3.5. Quản kiến về đại nghĩa Xuân thu ............................................................. 121
3.5.1. Định danh phận ..................................................................................... 123
3.5.2. Tôn Vương nhương Di ........................................................................... 128
3.5.3. Đại nhất thống ....................................................................................... 134
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 136
2



Chương 4. TƯ TƯỞNG NHO HỌC CỦA NGƠ THÌ NHẬM TRONG
XUÂN THU QUẢN KIẾN ..................................................................................... 137
4. 1. Tư tưởng thiên nhân cảm ứng ................................................................. 138
4.1.1. Đôi nét về mối quan hệ giữa tư tưởng thiên nhân cảm ứng và
kinh Xuân thu ................................................................................................. 138
4.1.2. Tư tưởng thiên nhân cảm ứng trong Xuân thu quản kiến ...................... 139
4.2. Tư tưởng đạo đức - tu dưỡng .................................................................... 143
4.2.1. Gây dựng trung hiếu - gốc rễ của giáo pháp Xuân thu ......................... 143
4.2.2. Biện biệt nghĩa - lợi ............................................................................... 147
4.2.3. Phương pháp, mục đích tu dưỡng cá nhân và mối quan hệ chí - khí .... 149
4.2.4. Đề cao phụ đức ...................................................................................... 154
4.3. Tư tưởng chính trị ...................................................................................... 155
4.3.1. Chính danh và đại nhất thống ............................................................... 155
4.3.2. Quý Vương tiện Bá ................................................................................ 158
4.3.3. Trọng lễ ................................................................................................. 161
4.3.4. Quân đạo và phương pháp trị nước ...................................................... 163
4.3.5. Thần tiết và nguyên tắc làm tôi ............................................................. 176
4.3.6. Quân sự.................................................................................................. 181
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................... 184
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 186
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 193
PHỤ LỤC

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GS

Giáo sư

KHXH

Khoa học Xã hội

NXB

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sư

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TR

Trang

TS


Tiến sĩ

TVQG

Thư viện Quốc gia

VNCHN

Viện nghiên cứu Hán Nôm

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ I
ột thời kỳ lịch sử biến
động củ
iệt
về nhiều phương diện nhưng ng thời ỳ phát tri n ạnh
v ghi dấu nhiều thành tựu nổi bật ủ họ thuật đặc biệt là lĩnh vực Kinh học
so với giai đoạn trước và sau đó. Lý giải nguyên nhân hưng thịnh của Kinh học Việt
Nam giai đoạn nửa cuối cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, các tác giả của Một
số vấn đề về Nho giáo Việt Nam cho rằng, các nhà Nho thời kỳ này coi Kinh học
cùng khảo cứu học thuật phương á h đ “ hấn hưng ho giáo” trong bối cảnh
đạo học sỹ khí suy đồi.
Hoạt động Kinh học của các nhà Nho giai đoạn này đối với Nho đi n rất
phong phú và sơi động, bao gồm nhiều hình thức: Bình giải, khảo cứu, chú thích,
toản yếu, tiết yếu, diễn nghĩa, dị h ơ … Có th k đến một số thành tựu ti u

bi u như: 1. ề lĩnh vực luận giải kinh đi n có Luận ngữ ngu án của Phạm Nguyễn
Du, Dịch kinh phu thuyết, Thư kinh diễn nghĩa (hiện còn), Thi thuyết, Lễ thuyết,
Xuân thu lược luận (đã mất) của Lê Quý Đôn, Lỗ luận vựng giám (còn gọi là Lỗ
luận loại toản) của Trần Danh Án (hiện chỉ còn bài Nguyên thuyết), Xuân thu quản
kiến của Ngơ Thì Nhậ … 2. ề lĩnh vực toản yếu, toát yếu kinh đi n phục vụ giáo
dục khoa cử có hệ thống Tứ thư, Ngũ kinh toản yếu của Nguyễn Huy Oánh, Tứ thư
tiết yếu, Ngũ kinh tiết yếu của Bùi Huy Bích, hay tiết yếu kết hợp với diễn ô như
Ngũ kinh tiết yếu diễn nghĩa của Bùi Huy Bích. 3. Về lĩnh vực diễn Nơm kinh đi n
có Chu Dịch quốc âm giải nghĩa của Đặng Thái Phương (B ng)… Ở đây, ngoài hệ
thống toản yếu, tiết yếu, diễn Nơm kinh đi n với mục đích phục vụ cho giáo dục
khoa cử ra, thì với các tác phẩm luận giải kinh đi n cho thấy, dù đối tượng Kinh học
là gì, hình thức tiếp cận và mức độ xử lý thế nào, thì sự ra đời của chúng c ng
khơng nằm ngồi mục đích tái khẳng định tư tưởng Nho họ
hơi dậy học thuật,
chấn hưng ho giáo hướng tới việc kinh thế tế dân, phục vụ cơng cuộ “tu - tề - trị
- bình”. Trong những tác phẩm Kinh học k trên, Xuân thu quản kiến của Ngơ Thì
Nhậm xứng đáng được coi là một thành tựu lớn của Kinh học Việt Nam nói chung
và Kinh học giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX nói riêng.
Xn thu quản kiến được Ngơ Thì Nhậm biên soạn trong khoảng 5 năm lánh
nạn Kiêu binh Tam phủ (1782 - 1786) tại
ệ Trạ h
Đội Trạ h trấn Sơn
(n y huyện
Thư Thái Bình). Đây có th coi là tác phẩm luận giải trên quy mơ
tồn bộ kinh Xuân thu đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. So với các tác phẩm luận
giải Kinh học cùng giai đoạn, Xuân thu quản kiến ó dung ượng đồ sộ hơn ả, đầu
5


cuối tới “v i ươi vạn lời” như tá giả nói trong Tự tự. Và khơng chỉ lớn về mặt

dung ượng, tác phẩm này còn hàm chứa rất nhiều giá trị tư tưởng học thuật cần
được khai thác và làm sáng tỏ. Ra đời vào một giao đi m quan trọng trong cuộc đời
Ngơ Thì Nhậm nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung, Xuân thu quản kiến có l
khơng chỉ nơi đ Ngơ Thì Nhậm ký thác tâm sự, nói lên tiếng lịng của mình
trước thời cuộc, đặc biệt là những dính líu của bản thân với vụ án năm Canh Tý
(1780), mà cịn th hiện tầ vó tr tuệ họ vấn
ng như ho i b o ướ vọng ủ
ông hi uốn dự v o việc luận giải kinh Xn thu nhằ tì
ột lối thốt ho bản
thân v
hội đương thời. ì vậy việ nghiên ứu Xuân thu quản kiến ó nghĩ
và đóng góp qu n trọng đối với việ nghiên ứu về on người họ thuật tư tưởng
ủ gơ Thì hậ - một nhân vật tầm cỡ trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Đồng
thời việ nghiên ứu Xn thu quản kiến cịn có th góp phần làm sáng tỏ thêm một
số vấn đề củ tư tưởng ho họ iệt Nam giai đoạn n y.
Dù được giới thiệu từ khá sớ nhưng ho tới n y h ng t ó rất ít những
ơng trình nghiên ứu tiếp cận một cách chuyên biệt huyên sâu đối với Xuân thu
quản kiến cả về vấn đề văn bản c ng như vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Những kết quả giới thiệu, nghiên cứu hiện có về Xuân thu quản kiến hầu hết chỉ
dừng ở mức hoặ
hái quát sơ ược, hoặ
trường hợp bước đầu, cho nên nhận
định, đánh giá còn hư được đầy đủ, xác đáng. Đây là một thiệt thòi của Xuân thu
quản kiến so với nhiều tác phẩm Kinh học Việt Nam khác đã và đang được khai
thác, nghiên cứu khá triệt đ . Dự trên việ n m b t tình hình nghiên ứu hiện
trạng tư iệu á định ụ tiêu v t nh hả thi ủ đề t i ng như nhu ầu v hả
năng nghiên ứu ủ á nhân h ng tôi quyết định ự họn tá phẩ Xuân thu
quản kiến m đối tượng nghiên ứu ho uận án: Xuân thu quản kiến: Vấn đề văn
bản và tư tưởng Nho học của Ngô Thì Nhậm.
2. Mục tiêu khoa học

Trước hết, luận án thơng qua công tác nghiên cứu văn bản học tiến hành
khảo sát á văn bản Xuân thu quản kiến hiện còn đ có th mơ tả đánh giá một
cách đầy đủ, xác thực về tình hình, chất ượng của từng văn bản, từ đó lựa chọn
được thiện bản dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy phục vụ việc công bố và dịch
thuật, nghiên cứu. Thứ tới, qua việc khai thác trực tiếp nguyên đi n Xuân thu quản
kiến, luận án tập trung nghiên cứu nhằm làm rõ diện mạo đặ đi m, nội dung của
tác phẩm Kinh học này và tư tưởng Nho học của Ngơ Thì Nhậm th hiện trong đó
góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề của lịch sử Nho học Việt Nam thế kỷ XVIII từ
một tác giả, tác phẩm cụ th .
6


3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi tư liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên ứu ủ uận án tá phẩ Xn thu quản kiến ủ gơ
Thì hậ qu á văn bản hiện tồn. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chủ
yếu tập trung vào các vấn đề văn bản, nội dung Kinh họ v tư tưởng Nho học của
Ngơ Thì Nhậm th hiện trong tác phẩm.
3.2. Phạm vi tư liệu
Phạm vi liệu của luận án là văn bản Xuân thu quản kiến (gồm 3 dị bản A.117;
VHv.806; VHv.807 hiện đ ng ưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm). Bên cạnh đó
các di văn của Ngơ Thì Nhậ như Kim mã hành dư, Thuỷ vân nhàn vịnh, Hàn các
anh hoa… có th cung cấp thơng tin bổ trợ cho việc tìm hi u tư tưởng Nho học của
Ngơ Thì Nhậm trong Xn thu quản kiến c ng là những tư iệu mà đề tài quan tâm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đ sử dụng á phương pháp nghiên ứu s u:
Phương pháp văn bản họ tỵ huý học đ giải quyết á vấn đề văn bản
( hảo sát ựa chọn bản nền, đối hiếu dị bản á định niên đại, công bố bản đáng
tin cậy...) ủ Xuân thu quản kiến.
Phương pháp nghiên ứu Kinh học, Xuân thu họ đ xử lý những vấn đề

về Kinh họ đặc biệt là Xuân thu học trong tác phẩm.
Phương pháp ngữ văn họ phiên dịch học đ
inh giải nội dung văn bản
tá phẩ Xuân thu quản kiến.
Phương pháp so sánh đối chiếu (đồng đại, lị h đại) bướ đầu đặt Xuân thu
quản kiến trong mối tương qu n với một số tác phẩm kinh học khác của Trung
Quốc và Việt
ng như với một số tác phẩm khác của Ngơ Thì Nhậm.
+ Cá th o tá thường thấy trong nghiên cứu khoa học như ơ tả, phân tích,
thống ê phân oại... đượ sử dụng ở những vị trí cần thiết và phù hợp trong luận án.
+ Ngồi ra, luận án cịn sử dụng cách tiếp cận iên ng nh iên văn bản và thuyên
thích họ đ đ khai thác, giải mã những nội dung tư tưởng nghĩ
trong tá phẩm.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án tiến hành tổng thuật tình hình nghiên cứu, dịch thuật liên quan đến
đề tài từ những năm 60-70 của thế kỷ XX đến n y. Trên ơ sở đó đánh giá những
thành tựu, thiếu khuyết của những cơng trình đi trước.
- Khảo sát, đối chiếu, lập bảng khảo dị một số bộ phận trong 3 dị bản Xuân
thu quản kiến, đư r nhận định về chất ượng, phỏng đoán niên đại và lựa chọn
được văn bản VHv.807 làm bản đáng tin cậy phục vụ dịch thuật, nghiên cứu.
7


- Nhận định về quan đi m của Ngơ Thì Nhậ

đối với sự ra đời và ý nghĩa,

giá trị của kinh Xuân thu, mục đích biên soạn Xuân thu quản kiến.
- Quy nạp v trình b y 04 phương pháp hủ đạo được Ngơ Thì Nhậm sử
dụng đ luận giải kinh Xuân thu.

- Nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về thể lệ (bút pháp) và đại nghĩa Xuân
thu được luận giải trong tác phẩm.
- Nghiên cứu v

rõ tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm ở á phương diện như

thiên nhân cảm ứng, đạo đức - tu dưỡng, chính trị. Bước đầu có sự đối sánh giữ tư
tưởng của Ngơ Thì Nhậm trong Xn thu quản kiến với một số tác phẩm khác của
ông, chỉ ra một số nhân tố của bối cảnh lịch sử tác động đến hoạt động luận giải
kinh đi n v tư tưởng của Ngô Thì Nhậm.
- Cung cấp một bản dịch chú (tuy n chọn) Xuân thu quản kiến có chất ượng
tốt đ phục vụ nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được
hi th nh 4 hương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và định
hướng nghiên cứu
Chương n y gồm: Giới thiệu hái ược về kinh truyện Xuân thu, giải thích
một số khái niệm, tổng thuật tình hình nghiên cứu, dịch thuật Xuân thu quản kiến,
định hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án.
Chương 2: Những vấn đề văn bản Xuân thu quản kiến
Chương n y gồm: Giới thiệu tác giả Ngơ Thì Nhậm và tác phẩm Xuân thu
quản kiến, khảo cứu, đối chiếu, phân tích 03 dị bản của Xuân thu quản kiến là
A.117, VHv.806, VHv.807, xác định thế hệ văn bản và chọn bản đáng tin cậy đ
công bố.
Chương 3: Nội dung kinh học của Ngơ Thì Nhậm trong Xn thu
quản kiến
Chương n y gồm: Quan đi m của Ngơ Thì Nhậm về sự ra đời và tính chất,
giá trị của Xuân thu, mục đích biên soạn Xuân thu quản kiến, phương pháp uận
giải, quản kiến về th lệ, đại nghĩa Xuân thu của Ngơ Thì Nhậm.

Chương 4: Tư tưởng Nho học của Ngơ Thì Nhậm trong Xn thu quản kiến
Chương n y gồ : Tư tưởng thiên nhân cảm ứng tư tưởng đạo đức - tu
dưỡng tư tưởng chính trị của Ngơ Thì Nhậm th hiện trong tác phẩm.
8


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Dẫn nhập:
Trong hương n y

h ng tôi tiến hành giới thiệu khái quát về kinh truyện

Xuân thu, giải thích một số khái niệm thuộc lĩnh vực Xuân thu học, tổng thuật tình
hình nghiên cứu tác phẩm Xn thu quản kiến của Ngơ Thì Nhậm ở á phương
diện: 1. Tình hình nghiên cứu tác giả, văn bản Xuân thu quản kiến và công tác khảo
dị, hiệu điểm 2. Tình hình nghiên cứu Xuân thu quản kiến và tư tưởng của Ngơ Thì
Nhậm. 3. Tình hình dịch thuật Xuân thu quản kiến. Trên ơ sở tổng thuật tình hình
nghiên cứu và dịch thuật Xuân thu quản kiến nêu trên, chúng tôi đư r nhận định,
đánh giá về thành tựu mà những cơng trình đi trước đã đạt được, c ng như những
đi m hạn chế, thiếu khuyết cịn tồn tại trong đó. Từ đó, luận án phác định đường
hướng nghiên cứu gồm 03 nội dung chính: Vấn đề văn bản Xuân thu quản kiến; vấn
đề Xuân thu học; vấn đề tư tưởng Nho học của Ngô Thì Nhậm.
1.1. Khái lược về kinh truyện Xuân thu
Xuân thu 春秋 (còn gọi là Lân kinh 麟經) là một trong các bộ kinh đi n Nho
gia và c ng là bộ sử theo th biên niên sớm nhất hiện còn của Trung Quố . Tương
truyền Xuân thu do Khổng Tử căn cứ vào sử thư nước Lỗ san định nên, chép việc
b t đầu từ Lỗ Ẩn Công năm thứ 1 (722 TCN) đến Lỗ Ai Công năm thứ 14 (481
TCN), bao gồm 12 đời vu nước Lỗ, tổng cộng 242 năm1. Thời kỳ Xuân Thu, xã
hội biến động mạnh m , chế độ và quan niệm truyền thống bị lay chuy n, có th nói

là“thế suy đạo vi”, “lễ băng nhạc hoại”. Khổng Tử vì việc làm ngay chính nhân
tâm, khuyến thiện răn ác, nên đ
ượn việc tu chỉnh sử thư nước Lỗ đ ký thác
huynh hướng tư tưởng và chủ trương h nh trị của mình xuyên suốt trong đó, lấy
“nghĩ ” ủa Xuân thu đ tiến hành khen chê. Điều này trong truyền thống Nho học
gọi “vi ngôn đại nghĩ ” “b t pháp uân thu”. Phần lớn nội dung của Xuân thu
ghi chép về bối cảnh hoạt động chính trị củ nước Lỗ v nh Chu ùng á nước
Chư hầu như hinh phạt, hội minh. C ng có một số ghi chép về hơn tang, giá thú và
hiện tượng tự nhiên, thiên tai... Xuân thu ghi chép sự việc cực kỳ giản ược, tồn
sách chỉ ó hơn 16.000 hữ hơn 1800 điều. Điều dài nhất ó hơn 40 hữ, ng n nhất
chỉ có 1 chữ. Điều này đã gây ra khó khăn ho người đời sau khi đọc và lý giải
Xuân thu. Vì vậy các học giả đời sau đã tiến hành chú giải, thuyết minh cho Xuân
1

Có thuyết cho là đến năm 479 TCN, gồm 244 năm. 12 đời Cơng là Ẩn Cơng, Hồn Cơng, Trang Công, Mẫn
Công, Hy Công, Văn Công Tuyên Công Th nh Công Tương Công Chiêu Công Định Công, Ai Công.

9


thu, gọi là Truyện. Ở đời Hán, Xuân thu có năm bộ Truyện là: Tả thị truyện 左氏傳,
Công Dương truyện 公羊傳, Cốc Lương truyện 榖梁傳, Trâu thị truyện 鄒氏傳,
Giáp thị truyện 夾氏傳. Sau này, hai truyện s u hơng ó người truyền thụ nên mất
đi và Xuân thu còn lại ba bộ truyện là Tả thị truyện, Công Dương truyện và Cốc
Lương truyện, gọi chung là Xuân thu Tam truyện 春秋三傳. Trong đó, Cơng Dương
và Cốc Lương thuộc về Kim văn, Tả truyện thuộc về Cổ văn. Cốc Dương, Cốc
Lương chú trọng giải thích nghĩa lệ của Xn thu, cịn Tả truyện chú trọng giải thích
sự kiện lịch sử. Vì vậy, Chu Tử nói: “Tả truyện là Sử học; Cơng Dương, Cốc
Lương là Kinh học. Là Sử học nên ghi chép sự việc tường tận, nhưng về mặt nghĩa
lý có sự sai biệt. Là Kinh học nên có cơng về mặt nghĩa lý, nhưng ghi chép sự việc

có nhiều nhầm lẫn”.2 (Cương lĩnh - Xuân thu - Chu Tử ngữ loại)
Trong lịch sử Kinh học Trung Quố á thư tịch chú giải, luận giải Xuân thu
và Tam truyện lên tới con số hàng nghìn. Theo số liệu thống kê từ các bộ thư

ục

lịch đại của Lâm Nghĩa Chính trong bài viết 論中國經典詮釋的目的與方法-以
春秋的詮釋為例 (Bàn về mục đ h v phương pháp thuyên th h inh đi n Trung
Quốc - lấy việc thun thích Xn thu làm ví dụ) thì có khoảng 1425 bộ thư tịch về
Xuân thu và Tam truyện (517 bộ hiện còn và 908 bộ đã mất). Số ượng thư tịch
thuộc về Xuân thu thường đứng đầu hoặc có lúc chỉ đứng sau Kinh Dịch, Kinh Lễ
trong mối tương qu n với các bộ kinh đi n Nho gia khác. [Lâm Nghĩa Chính, 2006,
tr. 7-8] Đến đời Tống, xuất hiện bộ Xuân thu truyện 春秋傳, hay còn gọi là Xuân
thu Hồ thị truyện 春秋胡氏傳 do Hồ An Quốc biên soạn. Bộ sách này có ảnh
hưởng rất lớn đối với hậu thế, đặc biệt là giáo dục khoa cử thời Minh - Thanh. Bộ
Xn thu đại tồn 春秋大全 của nhóm Hồ Quảng đời Minh biên soạn đã lấy Xuân
thu Hồ thị truyện làm nền tảng. Tam truyện 三傳 cùng với Trình truyện 程傳, Hồ
truyện 胡傳 c ng được gọi là Xuân thu Ngũ truyện.
Cùng với các kinh đi n Nho gia khác, Xn thu có vai trị quan trọng trong
giáo dục khoa cử Việt Nam. Khảo trong sử liệu có th thấy Nho gia Việt Nam trong
thời Lê, Nguyễn không chỉ tiếp nhận Hồ truyện (trong chỉnh th Đại toàn) mà còn
tiếp nhận cả Tam truyện. Sự ảnh hưởng của Xuân thu đối với tư tưởng của Nho gia
Việt Nam khơng chỉ trên phương diện học vấn, mà cịn cả trên phương diện chính trị,
lịch sử tư tưởng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc hiện nay Việt Nam không bảo ưu được
nhiều trước tác Kinh học liên quan đến Xuân thu. Những thư tịch còn lại đến nay
2

左氏是史學,公穀是經學。史學者記得事卻詳,於道理上便差;經學者於義理上有功,然記事多誤。

10



hoàn toàn của đời Lê Trung hưng v đời Nguyễn. Trước Xuân thu quản kiến, thư tịch
có nói đến bộ Xuân thu lược luận 春秋略論 của Lê Quý Đôn nhưng đã mất. Căn cứ
theo nhan đề có th đốn định đây là bộ sách luận giải nghĩa lý của Xuân thu. Vậy
nên Xuân thu lược luận và Xuân thu quản kiến có th xếp vào loại luận giải nghĩa lý.
Cùng với đó là các bộ sách toản yếu, tiết yếu, tốt yếu, dịch Nơm Xn thu đ phục
vụ cho giáo dục khoa cử như Lân kinh toản yếu 麟經纂要 trong Ngũ kinh toản yếu
五經纂要 của Nguyễn Huy Oánh (hiện còn một phần trong kho mộc bản của dòng
họ Nguyễn Huy tại Trường ưu) phần Xuân thu trong Ngũ kinh tiết yếu 五經節要,
Ngũ kinh tiết yếu diễn nghĩa 五經節要演義 của Bùi Huy Bích (Lê), Trung học Ngũ
kinh tốt yếu 中學五經撮要 củ nhó

Dương âm (Nguyễn). Ngồi ra cịn có th k

đến một số văn bài kinh nghĩa về Xuân thu đượ ưu giữ trong thư tịch.
1.2. Giải thích khái niệm
Xuân thu quản kiến là một tác phẩm thuộc lĩnh vực Xuân thu học. Vậy nên,
trước khi đi vào tổng thuật tình hình nghiên cứu, dịch thuật, chúng tôi muốn làm rõ
một số khái niệm liên quan tới lĩnh vực này.
+) Xuân thu học
Khái niệ

“ uân thu họ ” 春秋學 hiện hư được biết đến nhiều ở Việt Nam.

Ở đây, chúng tôi s trích dẫn định nghĩa của Triệu Bá Hùng - một chuyên gia nghiên
cứu Xuân thu học về khái niệm này. Năm 2010, trong bài viết Tình hình nghiên cứu
Xuân thu học và các vấn đề liên quan《春秋》學研究的現狀及相關諸問題, Triệu
Bá Hùng nói: “Xuân thu học là học vấn liên quan tới Xuân thu và Tam truyện. Nói
một cách cụ thể, Xuân thu là bộ sách gì, có ý nghĩa hay khơng, có ý nghĩa gì, tiền

nhân giải đọc Xuân thu thế nào, Xn thu có quan hệ gì với chính trị của các thời
đại, Tam truyện là những sách gì, Tam truyện có quan hệ thế nào với Xuân thu, tiền
nhân nghiên cứu Tam truyện thế nào,...”. [Triệu Bá Hùng, 2010, tr. 79-80] Đến năm
2014, trong lời Tự tựa của bộ Xuân thu học sử 春秋學史, ơng c ng nói: “Song từ
xưa đến nay, kinh sư Nho gia các đời đã phát huy rất nhiều nghĩa lý của Xuân thu,
các trước tác thuyết giải Xuân thu thực có thể nói là nhiều vô kể. Các sự kiện lịch sử
trong 242 năm với hơn 16000 chữ của Xuân thu đã hàm chứa rất nhiều nghĩa lý. Đây
thực là một hiện tượng thú vị. Những trước tác này và bao nhiêu nghĩa lý đó đã cấu
thành Xuân thu học trong truyền thống”. [Triệu Bá Hùng, Xuân thu học sử, tr.1] Từ
đó, có th nói, Xuân thu học là một bộ phận của Kinh học, chuyên nghiên cứu về
Xuân thu ùng á trước tác chú giải, luận giải bộ kinh này của Nho gia lịch đại và
11


các vấn đề liên quan. Phạm vi nghiên cứu của Xuân thu học tuy rộng nhưng rất cụ
th , từ những vấn đề như t nh hất của Xuân thu, việc Khổng Tử soạn tác Xuân thu,
mối quan hệ giữa Xuân thu và các bộ truyện, th lệ vi ngôn đại nghĩ t nh hất, đặc
đi m của Xuân thu học qua các thời kỳ, quan niệ

v phương pháp trị Xuân thu của

Nho gia lị h đại, cho tới sự kiện, nhân vật, tư tưởng, chính trị, xã hội, ngoại giao,
quân sự, đi n chế, danh vật địa lý, lịch pháp, tai dị văn tự, ngôn ngữ trong kinh
truyện... Xuân thu học đã có truyền thống lâu đời. Trong lịch sử kinh học Trung
Quốc, Xuân thu học từng có lúc trở th nh “hi n họ ” hình thành những học phái
chuyên biệt. Và đến thời hiện đại, Xuân thu học c ng đã xác lập được một vị trí riêng
trong lĩnh vực nghiên cứu cổ học của Trung Quốc (thậm chí mỗi bộ truyện trong Tam
truyện lại được tách thành ngành nghiên cứu riêng như Tả truyện họ Công Dương
học, Cố


ương học), có đội ng chun gia đơng đảo v phương pháp nghiên ứu

khoa học. Những chuyên thư, chuyên luận, bài báo, luận văn, luận án nghiên cứu về
Xuân thu học ra đời ngày một nhiều. Vì vậy, có th nhận định, khái niệm Xuân thu
học này có th dùng chung cho cả truyền thống và hiện đại.
+) Thể lệ (bút pháp)
“Th lệ” 體例 Xuân thu còn được gọi
書法 “nghĩa lệ” 義例. “Th lệ”

ăn cứ

“ ệ” 例 “b t pháp” 筆法 “thư pháp”
phương tiện đ cầu tì

“vi ngơn đại

nghĩ ” Xuân thu trong văn tự. Nếu người đọc Xuân thu khơng rành thơng về “th lệ”
thì s khơng hi u đượ “vi ngôn đại nghĩ ” ủa bộ inh n y. gười ư qu n niệm
khi Khổng Tử tu soạn Xuân thu “cái gì đáng chép thì chép, cái gì đáng bỏ thì bỏ” (
筆則筆,削則削), và trong việ “b t tướ ” ủa Khổng Tử là có nguyên t c. Đó
chính là th lệ hay ngun t c ghi chép, chỉnh lý Lỗ sử của Khổng Tử. Và những “vi
ngôn đại nghĩ ” được Khổng Tử gửi g m qua những ngun t c đó. Có th trích dẫn
một số quan đi m của học giả Trung Quốc hiện đại về “th lệ” ủa Xuân thu đ làm
rõ hơn hái niệm này:
Theo Tưởng Bá Tiềm trong Thể lệ Xuân thu, phần Xuân thu kinh truyện khái
luận của sách Thập tam kinh khái luận 十三經概論: “Vi ngôn của Xuân thu khơng
thể cầu tìm trong văn tự nhưng đại nghĩa của nó có thể cầu tìm trong văn tự. Từ
trong văn tự cầu tìm nghĩa của Xuân thu thì tất “thuộc từ tỉ sự” (liên thuộc văn từ
để so sánh, đối chiếu sự việc) để tìm kiếm sự dị đồng của thư pháp Xuân thu mà
phát hiện ra những chỗ sở dĩ đồng dị, đó tức gọi là “lệ” [..] Theo kinh văn Xuân

thu, sự đại đồng tiểu dị của thư pháp, có khi sự việc dường như giống nhau mà thư
pháp có sự khác biệt, so sánh đối chiếu mà phát hiện ra “nghĩa” của Xuân thu, rồi
12


có được phàm lệ của thư pháp. Đó là cái mà người trị Xuân thu gọi là lệ”. [Tưởng
Bá Tiềm, 2010, tr. 301]
Triệu Hữu Lâm trong Xuân thu tam truyện thư pháp nghĩa lệ nghiên cứu 春秋
三傳義例研究 khi giải thích về các khái niệ

“thư pháp” nghĩa lệ” đã trích dẫn một

số cách hi u như s u:“ “Thư pháp” còn gọi là “nghĩa lệ”, cũng gọi là “phàm lệ”. Ba
cách gọi này tuy đều có sự thiên trọng, nhưng đều là chỉ tơn chỉ và thể lệ soạn sách,
cũng chính là những nguyên tắc chỉ đạo tư tưởng liên quan tới việc chép sử và những
quy định về kỹ xảo hành văn. Nó phải làm rõ vấn đề sử gia tại sao chép sử và chép sử
như thế nào?”. (Thôi Phàm Chi: Bàn về sự cống hiến sử học của Khổng Tử, Khổng
Tử nghiên cứu, 1992, số 2) “Những người bàn Xn thu trước đây thích nói về thư
pháp Xn thu, tức gọi là nghĩa lệ”. (Trần Quán Lan, “Thiện bản” dĩ lễ trị của Tả
truyện, Trung Hoa độ thư báo 9/8/2006). [Triệu Hữu Lâm, 2010, tr.18]
Trong Xuân thu học sử 春秋學史, Triệu Bá Hùng nói:“ “Lệ” kỳ thực chính là
một số quy tắc ghi chép sự việc. Sự việc cùng một loại thì sử dụng thủ pháp tương đồng
để ghi chép, từ đó cấu thành “lệ”. Mà “nghĩa” của Xuân thu luôn luôn tồn tại trong sự
tuân thủ hay trái ngược của những thủ pháp và lệ này”. [Triệu Bá Hùng, 2014]
Trong phần Nghĩa lệ thuộc quy n Trung của bộ Nho học văn hiến thông luận
儒學文獻通論 c ng nói: “Xuân thu văn từ giản ước mà nghĩa lý phồn đa, phần
nhiều các học giả Xuân thu lịch đại đều cho rằng vi ngôn đại nghĩa phức tạp trong
Xuân thu có thể biểu đạt qua văn tự đơn giản, đó là vì trong Xn thu tồn tại những
chủng loại nghĩa lệ. Bởi vậy, họ đã tổng kết, quy nạp rất nhiều nghĩa lệ để tìm kiếm
vi ngơn đại nghĩa của Xuân thu, dùng lệ để bàn kinh trở thành phương thức trọng

yếu để giải đọc Xuân thu... Không hiểu chỗ cốt yếu của thể lệ mà muốn hiểu được
Xuân thu thì cũng như việc bỏ đi tác dụng của thuyền chèo mà muốn vượt qua sông
biển vậy”. [Thư Đại Cương 2012 tr. 1161-1162]
Th lệ Xuân thu gồm hai loại: “Thường lệ/chính lệ” v “biến lệ/phá lệ”. Hồ An
Quốc nói: “Văn của Xuân thu, có trường hợp sự việc giống nhau mà văn từ giống
nhau, người đời sau nhân đó gọi là “lệ”. Song có trường hợp sự việc giống nhau
nhưng văn từ khác nhau, vậy là lệ đã thay đổi. Vì thế, “chính lệ” khơng phải Thánh
nhân thì khơng thể lập được; “biến lệ”, khơng phải Thánh nhân thì khơng thể tài chế
được. “Chính lệ” là sự thường của trời đất, “biến lệ” là nghĩa thông xưa nay”.3
Trong Xuân thu quản kiến, th lệ là một vấn đề Ngô Thì Nhậm rất quan tâm bàn luận.
3

春秋之文,有事同則辭同者,後人因謂之例。然有事同而辭異,則其例變矣。是故正例,非聖人莫
能立;變例,非聖人莫能裁。正例,天地之常經。變例,古今之通誼。

13


+) Đại nghĩa
Cùng với th lệ “nghĩ ” 義 h y “đại nghĩ ” 大義 Xuân thu là bộ phận cốt
tuỷ trong nghiên cứu Xuân thu họ .

hư trên đã nói, giữ “ ệ” v “nghĩ ” ó

quan hệ chặt ch với nh u thường được gọi hung
thu được lịch đại học giả công nhận

ối

“nghĩa lệ”. Đại nghĩa Xuân


tư tưởng chính trị của Khổng Tử gửi g m

trong Xuân thu. Vì thế người học Xuân thu phải tìm cách đ truy cầu, lĩnh hội được
Đại nghĩa. Ở đây chúng tôi đư r

ột số giải thích, tổng kết về Đại nghĩa Xuân thu

của học giả Trung Quốc hiện đại. Những sự giải th h n y tuy ó tường tận hoặ sơ
ược khác nhau và chênh lệch đôi h t nhưng về đại th tinh thần là nhất quán.
Điều này c ng đã được truyền nối và công nhận qua nhiều thế hệ.4
Trong Thập tam kinh khái luận 十三經概論, Tưởng Bá Tiềm cho biết
“nghĩa của Xuân thu trước hết là chính danh” và “đại nghĩa của Xuân thu lấy
chính danh làm gốc”. Chính danh c ng là quan niệ

ơ bản trong học thuyết chính

trị của Khổng Tử được bàn đến trong Luận ngữ. Từ đó, Tưởng Bá Tiềm chỉ ra tinh
thần chính danh của đại nghĩa Xuân thu th hiện ở á phương diện: Chính danh tự
正名字, định danh phận 定名分, ngụ bao biếm 寓褒貶 tôn ương nhương Di 尊王
攘夷. [Tưởng Bá Tiềm, 2010, tr.292-297] Trong Nho giáo, Trần Trọng Kim c ng
nói: “Sách Xuân thu có ba chủ nghĩa là: Chính danh tự, định danh phận, ngụ bao
biếm. Chủ ý của Khổng Tử là tôn vua nhà Chu”. [Trần Trọng Kim, 2003, tr. 158]
hư vậy, quan đi m của Trần Trọng Kim c ng tương đồng với Tưởng Bá Tiềm.
Trong phần Đại nghĩa Xuân thu và bút pháp Xuân thu của sách Thập tam kinh
khái luận 十三經概論, Hạ Truyền Tài giải thích Đại nghĩa Xuân thu như s u:“Trong
thực tế, chủ trương chính trị của Khổng Tử khơng thực hiện được, bèn mang chủ
trương chính trị gửi gắm vào bộ Xuân thu mà ngài tu soạn để thể hiện khuôn phép trị
lý thiên hạ của ngài. Các học giả trước đây đều cho rằng, Xuân thu gửi gắm tư tưởng
chính trị chủ chốt nhất của Khổng Tử, đó chính là Đại nghĩa Xuân thu”. Theo đó, Hạ

Truyền Tài cho Đại nghĩa Xn thu gồm: Chính danh 正名, tơn ương nhương Di 尊
王攘夷, đại nhất thống 大一統. [Hạ Truyền Tài, 1998, tr. 253]
Trong phần Xuân thu khái thuyết của sách Kinh học thông luận 經學通論, các
tác giả Diệp Quố

ương Hạ Trường Phác, Lý Long Hiến quy nạp “tứ đại chỉ nghĩ ”

4

Trong Cương lĩnh - Xuân thu - Chu Tử ngữ loại, Chu Hy nói: 春秋大旨,其可見者:誅亂臣,討賊子,
內中國,外夷狄,貴王賤伯而已。“Tơn chỉ lớn lao của Xn thu có thể thấy được là: Tru diệt loạn thần,
thảo phạt tặc tử, đặt Trung quốc vào trong, đẩy Di Địch ra ngồi, q Vương tiện Bá mà thơi”. Đây chính là
Đại nghĩa Xuân thu.

14


(bốn ý nghĩa lớn) của Xuân thu gồm: Minh biện thị phi, xác lập lễ nghĩa (biện rõ
đúng sai, xác lập lễ nghĩa) 明辨是非,確立禮儀; bao thiện biếm ác, bất u

ường

quyền (khen thiện chê ác, không sợ ường quyền) 褒善貶惡,不畏強權; đoan chính
danh phận tơn

ương nhương Di (ng y h nh d nh phận tôn vương nhương di) 端

正名分,尊王攘夷, bát loạn phản chính, trị nhân trị quốc (dẹp loạn về chính, trị
người trị nước) 撥亂反正,治人治國. [Diệp Quố


ương 2005 tr. 227 - 229]5

+) Vi ngơn
Khi bàn về Xn thu, người t thường nói đến “vi ngôn đại nghĩ ”. “ i ngôn”
là những lời nói sâu kín, vi ẩn, khơng th hiện ra ngồi ngơn từ. Trong Thập tam kinh
khái luận 十三經概論, Tưởng Bá Tiềm giải th h “vi ngơn” rằng: “Ngồi “đại
nghĩa”, Xn thu cịn có “vi ngơn”. “Vi ngơn” chính là việc cải lập pháp chế, nhằm
đưa thiên hạ đạt tới thái bình. Khổng Tử thơng qua việc “tá sự minh nghĩa” để gửi
gắm lý tưởng chính trị của mình vào vào Xn thu”. “Đại nghĩ ” thì ó th cầu tìm
trong văn tự nhưng “vi ngơn” thì hơng th dùng lời đ bàn luận được. Trong Xuân
thu học, khi nói về “vi ngôn Xuân thu”, người t thường nh c đến thuyết “t
cửu chỉ” ủ H Hưu thời Đông Hán. H Hưu
thuyết “t

ho

ho

người chú giải Công Dương truyện,

ửu chỉ” được ông đề xuất trong Xuân thu văn thuỵ lệ gồm:

+ 新周,故宋,以春秋當新王 “Tân Chu, cố Tống, dĩ Xuân thu đương Tân
vương” (đổi mới nhà Chu, bảo tồn nước Tống, lấy Xuân thu
mới, vì Xuân thu lập ra pháp chế của một vị vua mới) ). Đó

Tân vương (vị vua
“nhất khoa tam chỉ”.

+ 所見異辭,所聞異辭,所傳聞異辭 “Sở kiến dị từ, sở văn dị từ, sở

truyền văn dị từ” (điều [Khổng Tử] được trực tiếp nhìn thấy thì có ngơn từ khác,
điều được trực tiếp nghe thấy thì có ngơn từ khác, điều được truyền nghe lại thì có
ngơn từ khác). Đó

“nhị khoa lục chỉ”. Ở đây ý nói, với những sự việc mà Khổng

Tử tận m t chứng kiến, tận tai nghe được hoặc được truyền nghe lại thì có những
cách sử dụng ngơn từ khác nhau.
+ 內其國而外諸夏,內諸夏而外夷狄 “Nội kỳ quốc nhi ngoại Chư Hạ, nội
Chư Hạ nhi ngoại Di Địch” (đặt nước mình ở trong á nước khác ở ngoài; đặt các
nước khác ở trong, Di Địch ở bên ngồi). Đó
5

“t

ho

ửu chỉ”.

Tác giả Mục Siêu trong bài viết Tinh thần căn bản của Xuân thu 春秋的根本精神 in trong Xuân thu tam
truyện nghiên cứu luận tập 春秋三傳研究論集, có bàn về tinh thần căn bản của Xuân thu gồm: Chủ nghĩa
chính danh 正名主義, nghĩa lợi chi biện (biện biệt về nghĩa - lợi) 義利之辯, tôn vương nhương di 尊王攘夷,
chủ nghĩa phục thù (phục cừu chủ nghĩa) 復仇主義. Theo h ng tôi “tinh thần căn bản của Xuân thu” mà
Mục Siêu bàn tới chính là Đại nghĩa Xuân thu. [Đái Quân Nhân, 1982, tr.41 - 45]

15


H Hưu nói “nhất khoa tam chỉ”


存三統 “tồn tam thống”/ 通三統”thông

tam thống” (bảo tồn/thông suốt ba thống hệ); “nhị khoa lục chỉ”
tam thế” ( ở ra ba đời); “t

ho

ửu chỉ”

張三世 “trương

異內外 “dị nội ngoại” ( há biệt

trong ngoài).
Trong Xuân thu quản kiến, thuật ngữ “vi ngơn” được Ngơ Thì Nhậm nh c đến
nhiều lần.

hưng ông ho n to n hông hi u “vi ngôn” theo á h ủ H Hưu c ng

hơng oi “vi ngơn”

việc cải lập pháp chế

trên. Ơng chỉ đơn thuần hi u “vi ngơn”

tưởng chính trị của Khổng Tử như

những ngôn từ vi ẩn, ngụ chứa tâm ý của

Thánh nhân, và nó có liên quan nhiều đến đại nghĩa Xuân thu được ẩn chứa trong văn

tự cần được thảo luận, phát huy. Điều này c ng th hiện đặc đi m tiếp cận kinh đi n
của Ngô Thì Nhậm chú trọng đến bình diện thực tế, đơn giản hơn
hơng hư tế tối như thuyết “t

ho

những vấn đề

ửu chỉ” ủ H Hưu. Vì vậy, luận án của

chúng tơi chỉ bàn tới quản kiến của Ngơ Thì Nhậm về “đại nghĩa Xuân thu” trong
Xuân thu quản kiến.
+) Quản kiến
Theo Hán ngữ đại từ điển, “quản kiến” 管見 nghĩa là “kiến thức nhỏ hẹp,
như qua ống trúc nhìn nhận sự vật. Đa phần dùng làm lời tự khiêm” [La Trúc
Phong, 1991, tr.1200]. hư vậy, có th hi u “ uân thu quản kiến” ó nghĩa là kiến
giải một cách hạn hẹp về kinh Xuân thu, là cách đặt nhan đề mang tính tự khiêm
của Ngơ Thì Nhậm. Cách dùng chữ “quản kiến” với tinh thần trên, c ng tương tự
như á h dùng “ngu án” 愚按 “quản huy” 管窺 “thi n th h” 淺釋 “bại sớ” 稗疏
... trong các tác phẩm Kinh học khác của Trung Quốc và Việt Nam, dẫu hình thức
tiếp cận giữa các tác phẩm đó có th giống hoặc khác nhau. Tác giả Lâm Chính
Nghĩa trong bài viết 論中國經典詮釋的目的與方法-以春秋的詮釋為例 (Bàn về
mục đ h v phương pháp thuyên th h inh đi n Trung Quốc - lấy việc thuyên
thích Xuân thu làm ví dụ), đã phân loại th thứ

á thư tịch thuyên thích Xuân thu

trong lịch sử Kinh học Trung Quốc thành 6 loại: Thuyên thích nghĩa lý kinh truyện
(truyện, chú sớ, chính nghĩa, chú sớ, quản huy…) Luận về thư pháp (thích lệ,
thuyết lệ, lệ yếu, lệ tơng…) Bình kinh truyện (khảo, ức, chất, quyền hành, hoặc

vấn…) Khảo đính sự nghĩa (sự nghĩa tồn khảo, tơng chỉ khảo ngộ, bổ h nh…)
Tập hợp chú giải (vựng toản, toản sớ, toản ngôn, tập giải…) Sơ đồ, phả ký (đồ phả,
niên bi u, thế phả…). Theo á h phân oại trên, xét một cách tổng th , thì ngoài loại
16


thứ 6, Xuân thu quản kiến hiện diện đủ 5 loại trên nhưng t nh hất luận giải nghĩa
lý kinh đi n vẫn là chính yếu.



“quản kiến” nhưng

ục đ h trước thuật,

mức độ quan tâm và nội dung luận giải của Ngơ Thì Nhậm th hiện trong tác phẩm
khơng hề nhỏ hẹp.
1.3. Tình hình nghiên cứu, dịch thuật liên quan đến đề tài
Việc giới thiệu, nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậ

v

á trước tác của ông được

thực hiện từ đầu những năm 60 - 70 của thế kỷ trước6, g n liền với việc giới thiệu các
tác gia, tác phẩm thời Tây Sơn nói riêng v

uối Lê đầu Nguyễn nói chung7. Theo đó,

một số cơng trình giới thiệu, nghiên cứu, dịch chú di văn của Ngơ Thì Nhậm lần ượt

ra đời, và Xuân thu quản kiến c ng nằm trong số đó. Cho tới nay, việc nghiên cứu về
Ngơ Thì Nhậm đã có lịch sử khoảng 50 - 60 năm và hiện vẫn đang tiếp tục được tri n
khai. Thành tựu của chặng đường đó là hàng trăm cơng trình bao gồm bài viết, sách
chuyên khảo, luận văn, luận án, tuy n tập, toàn tập … giới thiệu, nghiên cứu về con
người, sự nghiệp trướ tá tư tưởng, học thuật của Ngơ Thì Nhậm.
Trước khi đi vào tổng thuật tình hình nghiên cứu, dịch thuật, chúng ta thấy
Xuân thu quản kiến hầu như đều được nh c tên và giới thiệu qua trong á
6

ơng

Mai Quốc Liên trong Ngơ Thì Nhậm, một phát hiện của khoa học xã hội Việt Nam có viết: “Các soạn giả
cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, xuất bản 1963, đã làm một việc có ý
nghĩa là đã trích dịch giới thiệu một số bài thơ bài văn của Ngơ Thì Nhậm, khiến cho lần đầu tiên, người đọc
tiếp xúc với tác phẩm Ngơ Thì Nhậm. Việc giới thiệu về Ngơ Thì Nhậm cịn sơ lược và một số văn bản được
giới thiệu cũng chưa phải đã tiêu biểu cho tinh hoa tác phẩm ông, nhưng chỉ cần một bài Chiếu lên ngôi
được in trong Hợp tuyển, người đọc cũng có thể, nói như người xưa, “thường nhất phiến tri toàn đỉnh” (nếm
một miếng biết cả vạc). Như vậy, việc phát hiện Ngơ Thì Nhậm là bắt đầu từ việc phát hiện văn bản, bắt đầu
từ việc tìm tịi từ trong những văn bản Hán Nơm, những văn bản “tuyệt diệu” đồng thời cũng là những văn
bản dễ làm nản lịng vì sự phức tạp của nó. Trong những năm 60, ở các Viện Triết học, Viện Sử học, Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội, với sự cộng tác của các nhà Hán học lão thành Trần Lê Nhân, Nguyễn Văn Tú,
Võ Khắc Triển, Ngô Lập Chi, Đỗ Mộng Khương... đã tiến hành việc phiên dịch một số tác phẩm của Ngơ Thì
Nhậm và Ngơ gia văn phái, đặt cơ sở bước đầu cho việc nghiên cứu toàn diện về Ngơ Thì Nhậm. Tập Trích
tuyển tư liệu Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII, tập I của Viện Triết học, 1972 (in ronéo) đã công bố một số tác
phẩm có tính nghị luận của Ngơ Thì Sĩ, Ngơ Thì Nhậm và một số tác giả thế kỷ XVIII khác, đẩy tới một bước
việc nghiên cứu tác phẩm Ngô Thì Nhậm”. [Mai Quốc Liên, 2001, tr. 14-15].
7
Trong Lời mở đầu của Thơ văn Ngơ Thì Nhậm - tập 1, Ban Hán Nôm của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam
có viết: “Trong những năm tới, Ban Hán Nơm quyết định chọn lựa cho ra mắt những sách vở thời kỳ Tây Sơn
nói riêng, thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn nói chung. Như chúng ta đều biết, thời kỳ này là một trong những thời kỳ

tươi sáng của đáng tự hào của xã hội Việt Nam giai đoạn phong kiến,... Ban Hán Nôm sẽ tập trung công sức
vào việc phiên dịch, phiên âm những sáng tác, những biên soạn trong thời kỳ này, chú trọng vào những bộ sử,
bộ chí viết về lịch sử cuối Lê, đầu Nguyễn, đặc biệt giới thiệu các tác gia đã sáng tác trong giai đoạn Tây Sơn
như: Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ninh Tốn, Nguyễn Đề, Vũ Huy Tấn... kể cả những tác
gia không phục vụ, hoặc chống lại Tây Sơn như Nguyễn Du, Nguyễn Hành, Bùi Dương Lịch, Trần Danh Án...”
[Ban Hán Nôm, 1978, tr. 9]. Một trong những tiêu chí tuy n chọn, giới thiệu tác gia, tác phẩm được nêu rõ trong
Lời nói đầu của bộ Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII - trích tuyển tư liệu c ng là vì “thức thời và tiến bộ, đứng về
phía phong trào Tây Sơn và phục vụ cho triều đại vua Quang Trung”. [Viện Triết học, 1972, tr. 4]. Điều đó cho
thấy, lý do chính của việc Ngơ Thì Nhậ v trước tác của ơng được tuy n chọn giới thiệu và phiên dịch trong
những cơng trình trên, vì ơng đã ra cộng tác với nh Tây Sơn v ó nhiều cơng tích lớn với triều đại này,

17


trình thư
iệt

ụ họ , từ đi n á b i nghiên ứu thống ê nguồn thư tị h ho họ tại
như Tìm hiểu kho sách Hán Nơm - Nguồn tư liệu văn học, sử học Việt

Nam - Tập II ủ Trần
Trần

ăn Giáp8; Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu do

ghĩ v F.Gros hủ biên9, Thư mục Nho giáo Việt Nam do Trịnh h

v Chu Tuyết

n hủ biên10, Nho giáo ở Việt Nam11, Nghiên cứu tư tưởng Nho gia


Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành ủ

iện

ghiên ứu Hán

văn học (bộ mới)13... h y á sá h từ đi n về d nh nhân
gơ Thì

hậ

iệt

như Lược truyện các tác gia Hán Nôm ủ Trần

điển Nhân vật lịch sử Việt Nam ủ

guyễn Q. Th ng

tên hiệu các tác gia Hán Nơm Việt Nam ủ Trịnh h
trình nói trên

ạnh

12

ơ

, Từ điển


ó đề cập tới
ăn Giáp14, Từ

guyễn Bá Thế15, Tên tự,
ạnh16... . Nhưng á

ông

ới hỉ dừng ở mứ giới thiệu sơ ượ thông tin về tá giả niên đại

nguyên nhân ra đời tình hình văn bản hoặ

ó thê

ột số thơng tin ơ bản về nội

dung tác phẩm.
Trong phần Tiểu dẫn của Ngơ Thì Nhậm tác phẩm - tập 4 (Mai Quốc Liên chủ
biên)17, Lời giới thiệu của Ngơ Thì Nhậm toàn tập - tập 5 (Lâm Giang chủ biên)18
c ng đã giới thiệu một số thông tin về vấn đề văn bản, nội dung tư tưởng của Xuân
thu quản kiến trước khi giới thiệu bản dịch, song vẫn còn mang tính khái qt, bởi
mục đích của hai cơng trình này vốn nhằm giới thiệu bản dịch tác phẩm.
Với tư iệu hiện có, ta có th khái qt tình hình nghiên cứu, dịch thuật liên
quan đến đề tài ở 3 phương diện:
8

Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nơm - nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam - tập 2, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1990.
9

Trần Nghĩa - F.Gros (đồng chủ biên), Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1993.
10
Trịnh Kh c Mạnh, Chu Tuyết Lan (chủ biên), Thư mục Nho giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
11
Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard - Yenching (Hoa Kỳ), Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 2006. Bài viết có đề cập tới Xuân thu quản kiến trong đây có: Thư tịch Hán Nơm Việt Nam
luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm của Trịnh Kh c Mạnh.
12
Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard - Yenching (Hoa Kỳ), Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam
từ hướng tiếp cận liên ngành, Nxb Thế giới, năm 2009. Các bài viết có đề cập đến Xuân thu quản kiến trong
đây có: Nội dung kinh điển Nho giáo ở Việt Nam qua thư tịch Hán Nôm của Nguyễn Thị Lâm (Tr.337-348)
(Bài viết này xếp Xuân thu quản kiến vào mục Khảo cứu, bình giảng, chú thích kinh văn); Nho tạng Việt
Nam của Phạm Văn Th m (Tr.453-464).
13
Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004.
14
Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Việt Nam - tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971.
15
Nguyễn Q. Th ng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, bộ mới, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 2006,
16
Trịnh Kh c Mạnh, Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2019.
17
Mai Quốc Liên (chủ biên), Ngơ Thì Nhậm tác phẩm - tập 4, Nxb Văn học & Trung tâm Nghiên cứu Quốc
học, Tp Hồ Chí Minh, 2002.
18
Lâm Giang (chủ biên), Ngơ Thì Nhậm toàn tập - tập 4, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.

18



1.3.1. Tình hình nghiên cứu tác giả, văn bản Xuân thu quản kiến và công tác
khảo dị, hiệu điểm
1.3.1.1. Vấn đề tác giả
Về tác giả của Xuân thu quản kiến - một vấn đề tưởng chừng không cần phải
b n

i nhưng đã được tác giả Mai Ngọc Hồng lật lại trong bài viết Vấn đề tác giả

Xuân thu quản kiến (in trong Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm). Xuất phát từ
thông tin trong hai bản dịch Lịch triều hiến chương loại chí (bản của Nxb Sử học,
1961 và bản của Uỷ ban dịch thuật, Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên, Sài Gịn,
197419) nói tác giả của Xn thu quản kiến là Ngơ Thì Sỹ, chứ khơng phải Ngơ Thì
Nhậm, Mai Ngọc Hồng đã khảo cứu lại 05 văn bản Lịch triều hiến chương loại chí
(A.1551, A.2124, VHv.1262, VHv.181, VHv.1502) ở Viện Nghiên cứu Hán Nơm
có ghi chép về Xn thu quản kiến, thì trong đó có 4 bản chép tác giả là Ngơ Thì
Nhậm, chỉ có bản VHv.1262 ghi là Ngơ Thì Sỹ. Mai Ngọc Hồng đã đư r h i hả
năng: 1) Bản n y hép trước thời Tự Đứ người sao chép có dụng ý chép Nhậm ra
Sỹ. Bởi Ngơ Thì Nhậm từng theo Tây Sơn v

ó ơng lớn nên là kẻ thù của nhà

Nguyễn. Vì vậy khi Phan Huy Chú đem Lịch triều hiến chương loại chí dâng lên
Minh Mạng thì khơng dám đ nguyên tên Thì Nhậm, mà phải tránh Nhậm ra Sỹ,
dùng tên h th y ho tên on. 2) Do người sao chép Lịch triều hiến chương loại chí
do vơ tình mà nhầm chữ nọ sang chữ kia vì tự dạng của chữ Sỹ và chữ Nhậm giống
nhau. Và tác giả c ng chỉ ra hai bản dịch Lịch triều hiến chương loại chí nói trên
đều nhầm chữ “ hậ ” r


hữ “Sỹ”. Đặc biệt là bản của Quốc vụ khanh có in chữ

Hán đằng sau đã viết rõ hai chữ “Thì

hậ ”

ỵ h Tự Đức chứ khơng phải Thì

Sỹ. Đồng thời, Mai Ngọc Hồng cịn căn cứ theo á tư iệu như tập Thuỷ vân nhàn
vịnh - trước tác sinh đôi với Xuân thu quản kiến, Ngô gia văn phái, Ngô gia thế phả
v

á tư iệu sau này như tập tr h tư iệu Tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học,

Tìm hiểu Kho sách Hán Nơm của Trần Văn Giáp, đ khẳng định tác giả Xuân thu
quản kiến là Ngơ Thì Nhậm chứ khơng th là Ngơ Thì Sỹ, và thời đi m ra đời Xuân
thu quản kiến là sau năm Canh Tý (1780), tức là khoảng từ 1782 - 178620.
1.3.1.2. Vấn đề văn bản và công tác khảo dị, hiệu điểm
Ở phương diện này, có th k đến những ơng trình như: Tìm hiểu kho sách
Hán Nôm - Nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam - tập 2 của Trần Văn Giáp, Di
19

Trong bản này còn phiên nhầm là Xuân thu quảng kiến.
Xem Mai Ngọc Hồng, Vấn đề tác giả Xuân thu quản kiến, trong Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983, tr. 274 - 280.
20

19



sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm - Tiểu
dẫn - tập 2; Ngơ Thì Nhậm tác phẩm - tập 4 (Mai Quốc Liên chủ biên); Ngơ Thì
Nhậm tồn tập - tập 4 (Lâm Giang chủ biên); Phần Hiệu điểm thuyết minh về Xuân
thu quản kiến trong Nho tạng - Tinh hoa biên của Đinh Thanh Hiếu. Cụ th như s u:
Trước hết, ở mục 408 trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Nguồn tư liệu văn
học sử học Việt Nam - Tập 2 của Trần Văn Giáp đã giới thiệu sơ ược qua tác phẩm
Xuân thu quản kiến và tình hình văn bản A.117 của sách này. Hai văn bản VHv.806
và VHv.807 không được nh c tới.
“Xuân thu quản kiến, 12 quyển, Tiến sỹ Thanh Oai Ngơ Thì Nhậm soạn, dung
hội những chỗ khác nhau trong Năm truyện, bàn luận rõ ràng (PHC). Bản sách
hiện có như sau: Xuân thu quản kiến, 7 cuốn. Sách chép tay, giấy lệnh hội (32 x
20), cộng 991 tờ, tờ hai trang, trang 9 dịng, dịng 20 chữ. Đầu sách có bài tự tự
của tác giả đề năm 1786 ghi rõ: Việt Nam hậu học Hi Dỗn Ngơ Thì Nhậm tự tự.
Cảnh Hưng Bính Ngọ mộ xuân ký vọng, thư vu Vũ Tiên chi Lệ Trạch am, nghĩa là:
Hậu học người Việt Nam là Ngơ Thì Nhậm, tên tự là Hi Dỗn tự đề bài tựa, ngày
16 tháng cuối xuân tháng 3 tại am Lệ Trạch ở đất Vũ Tiên.
Bắt đầu từ thân sách, dưới mỗi sự việc chép trong Kinh Xuân thu của Khổng
Tử, tác giả ghi rõ lời chú thích trích trong các sách: Tả truyện, Công Dương, Cốc
Lương, v.v… rồi chua thêm ý kiến và lời bàn của mình, bắt đầu bằng hai chữ
“quản kiến”. Sau đây là mục thứ 7 cuốn:
Cuốn 1. Từ Lỗ Ẩn Công (722 - 712 TCN) đến Hồn Cơng (711 - 694 TCN).
Cuốn 2: Từ Trang Công (693 - 662 TCN) đến Mẫn Công (661 - 660 TCN).
Cuốn 3: Từ Hi Công (659 - 627 TCN) đến Văn Công (626 - 609 TCN).
Cuốn 4: Từ Tuyên Công (608 - 591 TCN) đến Thành Công (590 - 573 TCN).
Cuốn 5: Từ Tương Công (572 - 542 TCN)
Cuốn 6: Từ Chiêu Công (641 TCN - 510 TCN)
Cuốn 7: Từ Định Công (509 - 495 TCN) đến Ai Cơng (494 - 468 TCN)”. [Trần
Văn Giáp, 1990, tr.234-235]
Theo đó, Trần Văn Giáp cho chúng ta thông tin về văn bản A.117 gồm 7 cuốn,
chép tay, giấy lệnh hội (32 x 20), 991 tờ, tờ 2 trang, trang 9 dòng, dịng 20 chữ.

Tiếp đến, bộ Di sản Hán Nơm Việt Nam - Thư mục đề yếu đã giới thiệu tình
hình văn bản của bản A.117 và VHv.806 (bản VHv.807 không được nh c tới).
Thơng tin về số trang và kích cỡ của bản A.117 khác với thơng tin trong Tìm hiểu
kho sách Hán Nôm - Nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam. Cụ th như s u:
20


+ Văn bản A.117 (tức A.117A/23): Ngơ Thì Nhậm Xn thu quản kiến 吳 時
任 春 秋 管 見, 1782 tr., 31,5 x 21,5.
+ Văn bản VHv.806/1-4: Xuân thu quản kiến 春秋管見 [Ngô gia văn phái
Xuân thu quản kiến] 吳家文派春秋管見 1 bản viết (bộ: 4T), 1010 tr., 29.5 x 17, 1
tựa. Lời bình của Ngơ Thì Nhậm về các sự kiện trong sách Xuân thu, có tham khảo
các bản chú giải của Công Dương và Cốc Lương.
Trong bài viết Thư tịch Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh
hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nơm của Trịnh Kh c Mạnh21 và trong Thư mục Nho
giáo Việt Nam 22 khi giới thiệu về Xuân thu quản kiến chỉ đề cập tới văn bản
VHv.806. Những thông tin về văn bản này trong hai cơng trình trên có l được kế
thừa từ Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Ngoài ra, trong bảng thống kê
thuộc phần Tình hình thư tịch Hán Nơm về kinh điển Nho giáo ở Việt Nam của bài
viết Nội dung kinh điển Nho giáo ở Việt Nam qua thư tịch Hán Nôm của Nguyễn
Thị Lâm23 đã cho thông tin về một văn bản Xuân thu quản kiến tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam (TVQGVN). Tuy nhiên, chúng tôi đã khảo sát lại thư

ục của

TVQGVN thì khơng thấy có văn bản Xuân thu quản kiến này. Có l đây là sự nhầm
lẫn của tác giả bài viết hoặc vì lý do nào đó mà văn bản khơng cịn tồn tại.
Trong bài viết Tìm hiểu thêm văn bản bộ sách Ngơ gia văn phái của Băng
Th nh v


ương Thị Hường có đề cập tới văn bản VHv.807 trong hệ thống dị bản

Ngô gia văn phái và giới thiệu v n t t: “VHv.807 gồm 6 quyển, chỉ chép riêng Xuân
thu quản kiến của Ngơ Thì Nhậm”.24
Phải đến một số cơng trình tuy n chọn, giới thiệu, dịch thuật di văn Ngơ Thì
Nhậ

như Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm (Cao Xn Huy, Thạch Can chủ biên),

Ngơ Thì Nhậm tác phẩm (Mai Quốc Liên chủ biên) và Ngơ Thì Nhậm tồn tập (Lâm
Giang chủ biên) thì cả ba dị bản của Xuân thu quản kiến mới được đề cập đầy đủ.
Trong phần Tiểu dẫn của bộ Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm - tập 2 có viết:
“Xuân thu quản kiến hiện có những bản sau đây ở Thư viện KHXH:
- Bản A.117/24-30 (7 quyển), bản chép tay, chữ chân, cùng khổ sách với
các cuốn khác của bộ Ngô gia văn phái (mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 19 chữ).
21

In trong Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 133-147.
Trịnh Kh c Mạnh và Chu Tuyết Lan chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
23
In trong Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành, Nxb Thế giới, Hà Nội,
2009, tr. 337-348.
24
Băng Th nh ương Thị Hường, Tìm hiểu thêm văn bản bộ sách Ngơ gia văn phái, Tạp chí Hán Nơm, số 6
(91), 2008, tr.14-33. hưng ở đây có chút nhầm lẫn, văn bản VHv.807 có 7 quy n, chứ không phải 6 quy n.
22

21



×