Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một vài kinh nghiệm dạy học lồng ghép chuyên đề kĩ năng sống trong môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.87 KB, 16 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.
Lí do chọn đề tài Hiện nay giáo dục kĩ năng sống khơng cịn q mới mẻ với
giáo dục phổ thơng. Nhưng khơng phải vì đã được áp dụng lâu mà chuyên đề
này được tất cả các giáo viên giáo dục phổ thơng đã có thể thấm nhuần và dạy
lồng ghép có hiệu quả cao chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu
học. Trong chương trình Tiểu học, kĩ năng sống được lồng ghép trong rất nhiều
môn học như Tiếng việt, Đạo đức, Kĩ thuật, Khoa học… mơn Khoa học là mơn
có khá nhiều bài được dạy lồng ghép kĩ năng sống. Việc hình thành kĩ năng
sống trong xã hội hiện nay là một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người
hiện đại đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính giáo dục kĩ năng sống là điều kiện nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học mơn Khoa học nói
riêng. Tất cả những lí do trên làm tơi trăn trở suy nghĩ và chọn đề tài “Một vài
kinh nghiệm dạy học lồng ghép chuyên đề Kĩ năng sống trong mơn Khoa học
lớp 5”.
2. Mục đích đề tài Đề tài này nhằm tìm hiểu việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh lớp 5 thông qua việc tổ chức dạy học mơn Khoa học. Từ đó, đề xuất một số
biện pháp dạy học để giáo dục từng kĩ năng sống cho học sinh, nâng cao chất
lượng dạy và học môn Khoa học lớp 5.
3. Nhiệm vụ đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Phân loại các bài Khoa học theo mức độ
giáo dục từng kĩ năng sống. Thiết kế một số bài học Khoa học 5 có lồng ghép kĩ
năng sống và tiến hành thực nghiệm sư phạm để làm rõ hơn việc áp dụng các


phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh. Đề xuất một số biện pháp giúp cho việc dạy học môn Khoa học lớp 5 đạt
hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lí luận: Thu nhập tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái qt hóa các nguồn thơng tin có liên quan đến mơn Khoa học lớp 5 với
việc lồng ghép kĩ năng sống.


4.2. Phương pháp thực tiễn
4.2.1. Phương pháp quan sát
4.2.2. Phương pháp trò chuyện
4.2.3. Phương pháp điều tra
4.2.4. Phương pháp thực nghiệm
5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Mơn Khoa học lớp 5 nói chung và phần được
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nói riêng. Thực hành áp dụng đề tài tại lớp
5.1 trường Tiểu học An Bình B.
PHẦN 2: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở
lí luận 1.1. Tổng quan về kĩ năng sống 1.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống Thuật
ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ
những năm 1995 - 1996. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và
quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục những vấn đề xã
hội khác. Vậy kĩ năng sống là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng
sống: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi


thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách
tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến
sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Theo tổ chức
Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gồm
có 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, học làm người, học để sống với
người khác và học để làm. 1.1.2. Phân loại kĩ năng sống Có nhiều cách phân
loại kĩ năng sống, tùy theo quan niệm về kĩ năng sống mà có những cách phân
loại khác nhau. 1.1.3. Vai trò của việc giáo dục kĩ năng sống trong thời đại ngày
nay Kĩ năng sống là cơ sở để con người thành công hơn trong cuộc sống, nó trở
thành một phần khơng thể thiếu trong nhân cách của con người hiện đại. Kĩ
năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn
đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. 2 Thực trạng 2.1 Giáo viên:

Dạy học lồng ghép kĩ năng sống đã được rất nhiều giáo viên chú trọng trong quá
trình dạy học nhưng việc làm thế nào để đạt được hiệu quả cao thì khơng phải ai
cũng làm được điều đó. 2.2 Học sinh: Khơng ai phủ nhận học sinh ngày nay
thông minh hơn, tự tin hơn nhưng những kĩ năng về cuộc sống thì cần phải được
học tập, rèn luyện nhiều hơn. Cụ thể với học sinh lớp 5.1 tôi đang làm công tác
chủ nhiệm cũng không nằm ngoại lệ. Các em thông minh hơn thật, tự tin hơn
thật nhưng những kỹ năng về ứng xử, ứng phó, kĩ năng về giao tiếp và hợp tác...
thì đúng là phải được rèn luyện nhiều hơn. 3 Chương trình mơn Khoa học lớp 5
3.1 Chương trình * Mơn Khoa học lớp 5 có bốn chủ đề: - Chủ đề Con ngưới và


sức khoẻ - Chủ đề Vật chất và năng lượng - Chủ đề Thực vật và động vật - Chủ
đề Môi trường và tài nguyên 3.2 Nội dung lồng ghép kĩ năng sống trong môn
Khoa học lớp 5 * Kĩ năng tự nhận thức * Kĩ năng giao tiếp và hợp tác * Kĩ năng
tư duy bình luận * Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề * Kĩ năng làm chủ
bản thân B. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 1. Phương
pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức trong môn Khoa học lớp 5 1.1 Kĩ năng tự
nhận thức là gì? Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân .Kĩ năng
tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ
thể, tư tưởng, các mối quan hệ của bản thân…. Tự nhận thức là một kĩ năng
sống rất cơ bản của con người là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù
hợp và hiệu quả với người khác cũng như để cảm thơng với người khác . 1.2
Các bài học có lồng ghép kĩ năng này: Bài 2-3: Nam hay nữ Bài 7:Từ tuổi vị
thành niên đến tuổi già Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì Bài 17: Thái độ với người
nhiễn HIV/ AIDS Bài 64:Vai trị của mơi trường Bài 65: Tác động của con
người đến môi trường rừng Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1.3
Một số phương pháp giáo dục kĩ năng tự nhận thức Bám sát nguyên tắc giáo
dục kĩ năng sống phổ thông tôi đã sử dụng kết hợp hoặc đơn lẻ ( tùy từng bài
học) một số phương pháp sau: * Phương pháp trải nghiệm thực tế Để nhận thức
đúng về bản thân học sinh cần phải được trải nghiệm qua thực tế. VD: Với bài

2-3: Nam hay nữ Trước khi học bài này giáo viên phát cho mỗi học sinh yêu cầu
các em về nhà quan sát thực tế bản thân, trong gia đình, trong lớp và những
người xung quanh để hồn thành phiếu bài tập sau: Khảo sát về ngoại hình Nam


Nữ Cả nam và nữ Khảo sát về tính tình Nam Nữ Cả nam và nữ Khảo sát về khả
năng học tập Nam Nữ Cả nam và nữ Khảo sát về khả năng làm việc Nam Nữ Cả
nam và nữ Qua việc học sinh quan sát thực tế và trải nghiệm chính bản thân các
em sẽ nhận ra giá trị của chính mình, các em xác định được mình là ai? Mình có
tính cách gì? Mình có khả năng làm được việc gì? * Phương pháp trải nghiệm
qua kinh nghiệm bản thân Phương pháp này giúp học sinh lắng đọng lại mình
để rút ra bài học cho chính mình. Từ bài học này học sinh lấy đó làm kim chỉ
nam hành động cho chính mình. VD: Bài 8 Vệ sinh tuổi dậy thì Sau khi giới
thiệu bài xong, giáo viên cho học sinh thực hành các bước sau: - Bước 1: Cho
học sinh từ 3-5 phút ngồi nhắm mắt và im lặng suy nghĩ những việc mình đã
làm để giữ gìn vệ sinh cơ thể của chính mình. - Bước 2: Học sinh ghi lại những
suy nghĩ của mình ra giấy. - Bước 3: Học sinh trao đổi suy nghĩ của mình với
các bạn cùng nhóm (nhóm 4) - Bước 4: Cả nhóm rút ra những việc làm tốt nhất
để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. Những giây phút lắng đọng lịng mình *
Phương pháp trải nghiệm qua đóng vai Phương pháp này giúp học sinh trải
nghiệm qua việc mình được hồ nhập vào nhân vật từ đó cảm nhận được nhân
vật và nhận thức được những hành động sai trái, hành động nên làm từ đó học
sinh rút ra được những hành động nên làm. VD: Bài 17: Thái độ với người
nhiễm HIV/AIDS Để hoàn thành mục tiêu: Học sinh hiểu trẻ em bị nhiễm HIV
có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng . Giáo viên tổ
chức cho học sinh đóng vai như sau: Học sinh 1: Đóng vai người nhiễm HIV
nhìn thấy các bạn vui đùa và rất thèm chơi với các bạn. Học sinh 2,3: Vai người


đang chơi trong nhóm xua đuổi người bị nhiễm HIV Học sinh 4: Vai người nhìn

thấy bạn thì ái ngại nửa rất thương bạn nhưng không dám lại gần. Học sinh 5:
Nhóm chơi khác kéo bạn bị nhiễm HIV ra chơi chung với nhóm mình và giải
thích cho nhóm chơi biết vì sao lại hành động khơng giống nhóm chơi bên kia.
(Giáo viên phải đầu tư viết kịch và để học sinh nghĩ ra lời thoại và diễn tự
nhiên) Qua việc đóng vai như trên chính các em được trải nghiệm qua nhân vật
và các em còn lại được trải nghiệm qua câu chuyện, từ đó các em hiểu người
nhiễm HIV có quyền được học tập vui chơi và sống chung cùng cộng đồng. 2.
Phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp và hợp tác 2.1 Giao tiếp và hợp tác là
gì? Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình
thức nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ phù hợp. Đồng thời biết lắng nghe, tôn
trọng ý kiến của người khác.Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực
với người khác, biết cách xây dựng mối quan hệ.Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần
thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác,
tìm kiếm sự giúp đỡ… Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hoà đối với
mong đợi của những người khác. 2.2 Các bài học Khoa học có lồng ghép kĩ
năng này Bài 9-10: Thực hành nói khơng với các chất gây nghiện Bài 16: Phòng
tránh HIV/AIDS Bài 17: Thái độ với người nhiễn HIV/AIDS Bài 66: Tác động
của con người đến môi trường đất 2.3 Các phương pháp hình thành kĩ năng giao
tiếp và hợp tác trong mơn Khoa học * Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận
nhóm là phương pháp tối ưu trong q trình hình thành kĩ năng giao tiếp và hợp
tác. Qua quá trình hoạt động nhóm học sinh được giao tiếp với các bạn. Học


sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn. Học sinh biết trình bày ý kiến của mình. Học
sinh biết bảo vệ ý kiến của mình và đặc biệt học sinh biết thái độ khi giao tiếp
tranh luận vấn đề. Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm với nhiều đối
tượng khác nhau để học sinh có cơ hội được giao tiếp với nhiều đối tượng. Ví
dụ: - Thảo luận theo nhóm u thích - Thảo luận theo nhóm cùng vị trí - Thảo
luận theo nhóm cùng màu (Giáo viên phát thẻ màu, học sinh liên kết nhóm cùng
màu với mình) - Thảo luận theo nhóm cùng tháng sinh… Giáo viên có thể cho

học sinh thảo luận nhóm theo số lượng khác nhau như nhóm 2, nhóm 4, nhóm
6…Việc lựa chọn số lượng thành viên trong một nhóm phụ thuộc vào nội dung
vấn đề cần thảo luận. VD: Bài 9-10: Thực hành nói khơng với các chất gây
nghiện Trong tiết 2 của bài giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 6 (nhóm
cùng vị trí) để thực hiện nhiệm vụ: thiết kế và đóng vai một đoạn kịch ngắn về
chủ đề từ chối sử dụng rượu bia, từ chối sử dụng ma tuý, từ chối sử dụng thuốc
lá. Học sinh sẽ cùng nhau nêu ý tưởng của mình về đoạn kịch. Học sinh cùng
nhau xây dựng lời thoại và tập cho nhau diễn xuất. Qua quá trình thảo luận tìm
ra ý tưởng, lời thoại của đoạn kịch, học sinh rèn luyện được khả năng trình bày
ý tưởng của mình, khả năng bảo vệ ý tưởng, khả năng lắng nghe ý tưởng của
bạn và khả năng hợp tác tìm ra giải pháp tốt nhất cho đoạn kịch của nhóm mình.
Qua việc tập lời thoại, tập diễn xuất học sinh rèn luyện được kĩ năng lắng nghe
và hợp tác với bạn cùng nhóm để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. * Phương pháp
điều tra. Quá trình giao tiếp của học sinh khơng chỉ giao tiếp với các bạn mà học
sinh cịn phải rèn kĩ năng giao tiếp với mọi người trong xã hội như giao tiếp với


thầy cô, giao tiếp với các thành viên trong gia đình, giao tiếp với những người
xung quanh… Để học sinh có cơ hội được rèn luyện kĩ năng giao tiếp giáo viên
có thể cho học sinh hồn thành các mẫu điều tra. VD: Bài 9-10: Thực hành nói
khơng với các chất gây nghiện Trước khi học bài này giáo viên cho học sinh đều
tra và hoàn thành bảng sau: Người đều tra Nghiện rượu Nghiện thuốc lá Nghiện
ma tuý Nghiện kết hợp Không nghiện Tổng cộng Trước khi điều tra giáo viên
phải cung cấp cho học sinh một số kĩ năng giao tiếp: - Kĩ năng giao tiếp với
người lớn hơn tuổi mình trong gia đình. - Kĩ năng giao tiếp với người lớn hơn
tuổi mình ngồi gia đình. - Kĩ năng giao tiếp với bạn ngoài lớp học. 3. Phương
pháp giáo dục kĩ năng tư duy bình luận 3.1 Kĩ năng tư duy bình luận là gì? Kĩ
năng tư duy bình luận là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện
các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra. Trong môn Khoa học lớp 5, nội dung kĩ
năng tư duy bình luận như sau: Học sinh có khả năng phản ánh và trình bày ý

kiến của bản thân về tác động của tự nhiên, xã hội có hại cho sức khoẻ; vận
dụng những kiến thức khoa học về con người, về tự nhiên để so sánh phân tích
nhận diện những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật hiện tượng đơn giản
trong tự nhiên; phân tích và phán đốn những tình huống có nguy cơ với bản
thân và tự nhiên. 3.2 Các bài học có lồng ghép kĩ năng tư duy bình luận: Kĩ
năng này được lồng ghép hầu hết trong các bài có nội dung lồng ghép kĩ năng
sống của môn Khoa học. 3.3 Phương pháp dạy lồng ghép kĩ năng tư duy bình
luận * Phương pháp quan sát và so sánh Qua phương pháp này hình thành cho
học kĩ năng phân tích và nhận diện những điểm chung và điểm riêng của con


người, của thiên nhiên, của vật chất. Phương pháp này có thể sử dụng trong một
số bài sau: Bài 1: Sự sinh sản Bài 2-3 : Nam hay nữ Bài 9-10: Thực hành nói
khơng với các chất gây nghiện Bài 15: Phòng bệnh viêm gan A Bước 1: Giáo
viên cho học quan sát thực tế và so sánh điểm giống nhau và khá nhau theo mục
tiêu của bài. Bước 2: Giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm và thống nhất với
nhau những điểm chung và riêng theo mục tiêu của bài. Bước 3: Giáo viên cho
học sinh trình bày kết quả quan sát và so sánh của mình. * Xem kịch với kết
chuyện bỏ ngỏ Phương pháp này giúp học sinh rèn kĩ năng phán đoán những
nguy cơ với bản thân và tự nhiên. Tùy từng mục tiêu của bài học mà giáo viên
có thể tìm trên mạng những đoạn phim hay kịch phù hợp sau đó cắt bỏ đoạn kết
để học sinh phán đốn hoặc tìm một kết chuyện cho mình. Nếu khơng có thì
giáo viên viết kịch cho học sinh đóng vai và cũng để kết luận ngỏ. VD: Bài18:
Phòng tránh bị xâm hại - Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim có nội
dung trẻ em đứng trước hồn cảnh có thể bị xâm hại. Như đi một mình vào nơi
vắng vẻ, ở phịng trọ một mình mà cửa phịng khơng đóng hay mở cửa cho
người lạ vào nhà… - Bước 2: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 phán
đốn xem đoạn kết của mỗi đoạn phim sẽ như thế nào? Từ đó rút ra bài học cho
chính mình. 4. Phương pháp rèn Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề 4.1
Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là gì? Kĩ năng ra quyết định là khả

năng của cá nhân biết quyết định và lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết
vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. Kĩ năng
giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu


và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc giải quyết tình
huống gặp phải trong cuộc sống. Kĩ năng giải quyết vấn đề có liên quan mật
thíêt với kĩ năng ra quyết định và một số kĩ năng khác kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán… Nội dung kĩ năng ra quyết định và
giải quyết vấn đề được lồng ghép trong môn Khoa học được lồng ghép như sau:
Học sinh biết quan sát, tìm kiếm các thơng tin, phân tích và đánh giá các lựa
chọn, từ đó phán đoán các nguy cơ, tư duy sáng tạo để ứng xử thích hợp trong
một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ bản thân, gia đình và mơi trường
xung quanh. 4.2 Một số bài học lồng ghép kĩ năng ra quyết định và giải quyết
vấn đề Bài 9-10: Thực hành nói khơng với các chất gây nghiện Bài18: Phòng
tránh bị xâm hại Bài 31: Chất dẻo Bài 32: Tơ sợi Bài 36: Hỗn hợp Bài 48: An
toàn và tránh lãng phí khi sử dụng diện. …. 4.3 Phương pháp rèn kĩ năng ra
quyết định và giải quyết vấn đề Để rèn tốt được kĩ năng này, giáo viên cần phải
đảm bảo rằng học sinh phải nắm đầy đủ và sâu sắc các thông tin, kiến thức liên
quan đến việc ra quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh.Chỉ có nắm chắc
và đầy đủ các thơng tin thì học sinh mới có thể đưa ra quyết định và giải quyết
vấn đề chính xác. Để rèn luyện kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt
nhất có lẽ phải thơng qua tình huống. Việc lựa chọn giải quyết tình huống như
thế nào đó là do giáo viên lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu bài học, thời lượng
của tiết dạy… * Phương pháp giải quyết tình huống tức thời qua đóng vai. Khi
dạy các bài học có lồng ghép kĩ năng này giáo viên cần thiết kế một số tình
huống nhỏ mà khi đặt ra học sinh có thể dùng kiến thức của bài học và kinh


nghiệm của mình mà ra quyết định và giải quyết được tình huống ngay tức thời

bằng cách nhập vai nhân vật trong tình huống. VD: Bài 9-10: Thực hành nói
khơng với các chất gây nghiện Sau khi học xong bài học giáo viên gọi mốt số
học sinh lên bảng giải quyết nhanh một số tình huống sau bằng cách đóng vai
Tình huống 1: Giáo đóng vai một người bạn cũ gặp lại người bạn của mình
trong quán nhậu (học sinh) .Giáo viên mời người bạn này uống một ly bia đầy
một cách nhiệt tình. Học sinh phải ngay lập tức nhập vai và quyết định từ chối
ly bia một cách khéo léo nhất. Tình huống 2: Giáo viên đóng vai một người
nghiện ma tuý đang rủ rê một em bé (học sinh) thử sử dụng ma tuý. Học sinh sẽ
nhập vai và có cách từ chối của riêng mình trong trường hợp này. Chú ý: Giáo
viên có thể cho các học sinh khác thay thế vì mỗi em sẽ có những quyết định
khác nhau để từ chối sử dụng các chất gây nghiện trên.Giáo viên cùng học sinh
quyết định cách giải quyết hợp lý nhất trong từng tình huống giáo viên đưa ra. *
Phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề theo nhóm: Với phương pháp này
giáo viên có thể thiết kế tình huống rộng hơn Bước1: Giáo viên thiết kế tình
huống Bước 2: Học sinh thảo luận tìm ra hướng giải quyết tình huống Bước 3:
Học sinh đóng vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình VD: Bài 18: Phòng
tránh bị xâm hại Bước1: Giáo viên đưa ra tình huống: một học sinh bị ép sử
dụng ma tuý. Bước 2: Học sinh thảo luận tìm ra hướng giải quyết tình huống
Bước 3: Học sinh đóng vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình như bức
hình sau: 5. Phương pháp rèn Kĩ năng làm chủ bản thân 5.1 Nội dung kĩ năng
làm chủ bản thân Theo sách “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5” Kĩ


năng làm chủ bản thân có những nội dung sau: Khả năng tự phục vụ; Đặt mục
tiêu; Lập kế hoạch cho bản thân; Đảm nhận trách nhiệm, tự giác thực hiện các
quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, tích cực tham gia
bảo vệ mơi trường xung quanh; Kiểm sốt cảm xúc; Ứng phó phù hợp; Tự bảo
vệ bản thân trước các tác nhân từ môi trường, tự nhiên. Kĩ năng làm chủ bản
thân là một trong những kĩ năng được giáo viên ngày nay rất chú trọng rèn
luyện cho học sinh vì trong thực tế quan sát, qua điều tra cho thấy kĩ năng này

của học sinh rất yếu thậm chí là khơng có. Kĩ năng Tự phục vụ Đặt mục tiêu
Lập kế hoạch cho bản thân Đảm nhận trách nhiệm Kiểm xoát cảm xúc Ứng phó
phù hợp Tự bảo vệ bản thân Quản lí thời gian Số lượng học sinh 18/38 0/38
0/38 3/38 10/38 12/38 12/38 5/38 5.2 Mốt số bài học lồng ghép kĩ năng Tự phục
vụ Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ mạnh? Bài 8: Vệ sinh tuổi
dậy thì Bài 9-10: Thực hành nói khơng với các chất gây nghiện Bài 12: Phịng
bệnh sốt rét Bài 13: Phòng bệnh sốt xuyết huyết Bài 15: Phòng bệnh viêm gan A
Bài18: Phòng tránh bị xâm hại Bài 19: Phịng tránh tai nạn giao thơng đường bộ
Bài 32: Tơ sợi … 5.3 Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm chủ bản thân Để rèn
luyện kĩ năng này, người giáo viên không chỉ rèn luyện học sinh thông qua môn
Khoa học mà phải luôn luôn rèn luyện học sinh trong các mơn học khác và
ngồi giờ lên lớp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tơi chỉ xin trình bày
một số phương pháp dành cho môn Khoa học. * Phương pháp khơi gợi sự tự ý
thức Phương pháp khơi gợi sự tự ý thức được sử dụng trong việc rèn kĩ năng tự
đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tự bảo vệ bản thân và kĩ năng tự phục vụ.


Phương pháp này không thể tách rời nội dung của bài học. Giáo viên muốn hình
thành kĩ năng nào trong bài học thì trước mắt giáo viên phải làm sao cho học
sinh hiểu cặn kẽ, sâu sắc nội dung của bài học từ đó học sinh sẽ tự hiểu phải
thay đổi hành vi sao cho phù hợp. VD: Để hình thành kĩ năng tự đảm nhận trách
nhiệm chăm sóc phụ nữ mang thai trong gia đình và có hành vi phù hợp với
những phụ nữ mang thai gặp trên đường trong bài 5. Giáo viên cần phải làm cho
học sinh thấy người phụ nữ mang thai vất vả như thế nào. Họ cần gì? Tại sao lại
phải dành cho họ những gì tốt nhất? Từ việc học sinh hiểu rõ vấn đề, học sinh sẽ
tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm với mẹ và em của mình đồng thời học
sinh sẽ có những hành vi phù hợp với những người phụ nữ đang mang thai gặp
trên đường. VD: Để hình thành kĩ năng tự đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi
trường trong bài 65, 66, 67, 68 giáo viên cần làm sao cho học sinh hiểu thật rõ,
thật kĩ càng môi trường quan trọng như thế nào với đời sống của con người.

Học sinh hiểu nếu môi trường bị huỷ hoại thì đời sống của con người tại nơi đó
sẽ ra sao? Từ việc hiểu rõ nó sẽ tác động đến sự tự ý thức của bản thân. Học
sinh sẽ tự đảm nhận trách nhiệm phải bảo vệ môi trường đúng với khả năng của
mình như làm vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh của gia đình, của lớp học,
nhắc nhở mọi người chung tay bảo vệ môi trường… * Phương pháp ba phút một
công việc “ Ba phút một cơng việc” là một cách nói khái qt về việc qui định
thời gian hồn thành cơng việc của học sinh. Đây là phương pháp rèn luyện cho
học sinh phong cách nhanh nhẹn, rèn cho học sinh kĩ năng quản lí thời gian để
hồn thành cơng việc của mình. Phương pháp này cũng giúp học sinh hình


thành kĩ năng lập kế hoạch cho những công việc nhỏ từ đó có kĩ năng lập kế
hoạch cho bản thân trong một thời gian dài hơn. Phương pháp này có thể áp
dụng được trong tất cả các mơn học trong chương trình lớp 5. Giáo viên sẽ giao
cho học sinh một công việc cụ thể và yêu cầu học sinh hồn thành cơng việc đó
trong một khoảng thời gian nhất định. Hết khoảng thời gian đó giáo viên bắt
buộc học sinh phải hồn thành cơng việc giáo viên giao cho. Điều cần lưu ý
trong phương pháp này là giáo viên phải tự mình trải nghiệm cơng việc, từ đó
tính tốn khả năng hồn thành cơng việc cho học sinh. Có như vậy việc giao
thời gian cho các em mới phù hợp và sát thực. VD: Bài 32: Tơ sợi Trong bài này
học sinh phải tiến hành thí nghiệm để tìm ra sự khác nhau và giống nhau về tính
chất của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. Giáo viên sẽ qui định cho học sinh
hồn thành thí nghiệm và phiếu bài tập trong thời gian 5 phút. Nếu bạn nào
hoàn thành đúng thời gian sẽ được 10 điểm phần thực hành. Trước khi tiến hành
thí nghiệm giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim thực hiện thí nghiệm để
học sinh hình dung được cơng việc, từ đó các em biết lập kế hoạch cơng việc thí
nghiệm sao cho nhanh nhất, hồn thành thí nghiệm đúng thời gian. Phần 3: KẾT
LUẬN 1. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng một số phương pháp nêu trên tôi
thấy các em học sinh lớp 5.1 có nhiều tiến bộ về kĩ năng sống.Nếu như trước kia
nhiều em chưa biết trình bày ý kiến của mình, chưa biết cách lắng nghe ý kiến

của bạn thì giờ đây kĩ năng này đã hầu hết cả lớp nắm bắt được. Nếu như trước
kia nhiều học sinh còn chưa biết đảm nhận việc chăm sóc cây, dọn dẹp vệ sinh
lớp học thì bây giờ các em đã biết tự mình hồn thành các công việc này mà


không cần sự giám sát của giáo viên. Nếu như trước kia các em còn rụt rè trong
việc đưa ra cách giải quyết vấn đề thì bây giờ các em đã tự tin giải quyết một
vấn đề có liên quan đến bản thân một cách quyết đốn và hợp lí… Bằng quan
sát tơi nhận thấy từ đầu học kì hai cho đến thời đểm hồn thành sáng kiến này
tơi nhận thấy học sinh lớp 5.1 khơng cịn hiện tượng xả rác bừa bãi, học sinh tự
làm vệ sinh lớp học, tự chăm sóc cây. Khơng cịn hiện tượng đánh nhau. Học
sinh biết cách tự chăm sóc bản thân. Học sinh có thói quen vệ sinh tay trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh. Học sinh biết hợp tác theo nhóm một cách nhuần
nhuyễn để hồn thành cơng việc giáo viên giao cho. Những kết quả thông qua
quan sát và thống kê: Kĩ năng đạt được Kĩ năng nhận thức Kĩ năng giao tiếp và
hợp tác Kĩ năng tư duy bình luận Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Kĩ
năng làm chủ bản thân Số lượng học sinh trong lớp 38/38 30/38 28/38 30/38
35/38 2. Ý nghĩa của đề tài Khoa học lớp 5 là một môn học cung cấp cho học
sinh những kiến thức sơ giản ban đầu về con người, tự nhiên, vật chất và mơi
trường. Từ những bài học cụ thể, ngồi việc cung cấp cho học sinh những kiến
thức cần thiết của bài mà thơng qua đó hình thành cho học sinh những kĩ năng
sống cần thiết cho các em. Đề tài này mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả
hình thành những kĩ năng sống trong mục tiêu của môn học. 3. Một số đề xuất
Dạy kĩ năng sống cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và kiên trì của nhà
trường, gia đình và xã hội. Trong đó một mắt xích vơ cùng quan trọng là nhà
trường - cụ thể là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm như là người cầm
lái, người hướng dẫn con thuyền kĩ năng sống đi đúng theo con đường vốn có


của nó. Gia đình và xã hội là nơi các em thực hành những kĩ năng đã được nhà

trường hình thành. Trong quá trình hình thành bất cứ một kĩ năng nào người
giáo viên luôn nhớ một một cụm từ “ sự trải nghiệm”. Chỉ có trải nghiệm mới
hình thành được kĩ năng, chỉ có trải nghiệm thì kĩ năng mới có cơ hội phát triển
và chỉ có trải nghiệm thì chính giáo viên mới nghĩ ra những phương pháp phù
hợp để giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống theo mục tiêu của bài học
một cách hiệu quả nhất. Để hình thành được kĩ năng sống tốt nhất qua mơn
Khoa học thì giáo viên phải là người nắm chắc nội dung chương trình Khoa học
lớp 5, nắm chắc những kĩ năng sống cần đạt được của môn học. Ngồi ra giáo
viên phải tìm hiểu thêm những kiến thức có liên quan đến mơn học thơng qua
các tài liệu. Giáo viên phải là người chăm chỉ quan sát những hành động, ngôn
ngữ, cử chỉ, thái độ của học sinh. Giáo viên phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh
học sinh để tìm hiểu thêm hoạt động của các em ở gia đình. Từ việc quan sát
chăm chỉ như vậy giáo viên sẽ nhận thấy kĩ năng sống của các em đang ở mức
nào? Đang thiếu gì? Cần bổ sung như thế nào? Từ đó giáo viên sẽ đưa ra được
phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho các em đạt hiệu quả. Trên đây là những
gì giáo viên áp dụng trong năm học này và đã nhận được một số thành cơng
nhỏ. Phần trình bày sáng kiến của giáo viên cịn nhiều sai sót, rất mong sự đóng
góp của các lãnh đạo để giáo viên hoàn thiện hơn trong cơng tác của mình.
Người viết Đặng Thị Thúy Mai



×