Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

(Luận án tiến sĩ) quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 241 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU THỦY

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2012

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU THỦY

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Chuyên ngành:Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
GS, TS. Dương Xuân Ngọc
TS. Nguyễn Quốc Chí


HÀ NỘI - 2012

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .......................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ...........................................................................

vi

Danh mục bảng ........................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ, hình vẽ ....................................................................... ix
Danh mục phụ lục .................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

1

GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ .................................................
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................

9
9

1.1.1. Nghiên cứu về QLĐT giáo viên ......................................................


9

1.1.2. Nghiên cứu về QLĐT GV LLCT .................................................... 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 16
1.2.1. Giảng viên LLCT ........................................................................... 16
1.2.2. Quản lý .......................................................................................... 19
1.2.3. Đào tạo ........................................................................................... 25
1.2.4. Quản lý đào tạo .............................................................................. 32
1.3. Đặc trƣng của khoa học lý luận chính trị và yêu cầu về phẩm chất,
năng lực giảng viên lý luận chính trị......................................................... 36
1.3.1. Đặc trƣng của khoa học lý luận chính trị ........................................ 36
1.3.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực giảng viên lý luận chính trị ...... 40
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính
trị trong thời kỳ đổi mới hiện nay ............................................................. 46
1.4.1. Đặc điểm thời kỳ đổi mới .............................................................. 46
1.4.2. Vai trị của cơng tác giáo dục LLCT trong thời kỳ đổi mới hiện nay ..... 48
1.4.3. Nội dung QLĐT GV LLCT đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới
hiện nay .................................................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................... 63

iii


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIẢNG
VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở NƢỚC
TA HIỆN NAY .......................................................................................
2.1. Quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền .......................................................................................
2.1.1. Đào tạo giảng viên LLCT - nhiệm vụ đặc thù của HVBC-TT .........
2.1.2. Thực trạng QLĐT GV LLCT ở HVBC - TT hiện nay ....................

2.2. Một số kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý đào tạo tại các cơ sở đào
tạo giảng viên lý luận chính trị .................................................................
2.2.1. Kinh nghiệm điều chỉnh mục tiêu và phƣơng thức đào tạo theo
nhu cầu xã hội .........................................................................................
2.2.2. Kinh nghiệm lựa chọn mơ hình đào tạo song song trong QLĐT
GV LLCT .................................................................................................
2.2.3. Kinh nghiệm kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học .................
2.2.4. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ GV thỉnh giảng tham gia thực
hiện nhiệm vụ đào tạo .............................................................................
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG U
CẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY ................................................
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp ..................................................
3.1.1. Nguyên tắc thực tiễn .......................................................................
3.1.2. Nguyên tắc hệ thống .......................................................................
3.1.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển.....................................................
3.2. Giải pháp quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị trình độ đại
học theo mục tiêu đào tạo của thời kỳ đổi mới hiện nay ...........................
3.2.1. Giải pháp 1: mở các chuyên ngành đào tạo GV LLCT trình độ
đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo các mơn khoa học chính trị.......
3.2.2. Giải pháp 2: Xác định chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra hệ đào tạo
GV LLCT. ................................................................................................
3.2.3. Giải pháp 3: Đa dạng hóa các kênh thơng tin quảng bá, tạo
nguồn tuyển sinh .....................................................................................

iv

65
65

65
71
118
118
122
124
126
127

129
129
129
131
132
133
135
139
147


3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo đảm bảo
tính khoa học, hiện đại và tính hệ thống. ................................................. 150
3.2.5. Giải pháp 5: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các bộ quy chế,
quy định về chế độ công tác của GV. ....................................................... 154
3.2.6. Giải pháp 6: Thực hiện chế độ phụ cấp ƣu đãi đặc thù đối với
GV các cơ sở đào tạo GV LLCT .............................................................. 157
3.2.7. Giải pháp 7: Thực hiện chế độ đãi ngộ đặc thù đối với SV hệ
đào tạo GV LLCT .................................................................................... 161
3.2.8. Giải pháp 8: Đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra trong quá
trình đào tạo ............................................................................................ 162

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của hệ giải pháp bằng
phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia .......................................................... 166
3.3.1. Mục đích ........................................................................................ 166
3.3.2. Nội dung xin ý kiến chuyên gia ...................................................... 166
3.3.3. Đối tƣợng xin ý kiến chuyên gia ..................................................... 167
3.3.4. Phƣơng pháp tiến hành .................................................................. 167
3.3.5. Kết quả xin ý kiến chuyên gia......................................................... 168
3.4. Thử nghiệm giải pháp tạo nguồn tuyển sinh giảng viên lý luận
chính trị .................................................................................................... 175
3.4.1. Khái quát về quy trình thử nghiệm ................................................. 175
3.4.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm .......................................................... 177
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................... 182
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 184
1. Kết luận ................................................................................................ 184
2. Khuyến nghị ......................................................................................... 186
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................... 189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 191
PHỤ LỤC................................................................................................ 203

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNXHKH

Chủ nghĩa xã hội khoa học

đ.v.h.t


đơn vị học trình

GV

Giảng viên

HVBC-TT

Học viện Báo chí và Tun truyền

KTCT

Kinh tế chính trị

LLCT

Lý luận chính trị

QLĐT

Quản lý đào tạo

QLGD

Quản lý giáo dục

TT HCM

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Khái qt các mơ hình quản lý .............................................................
32
Bảng 2.1 Tổng hợp ý kiến đánh giá của GV LLCT về sứ mệnh,
mục tiêu đào tạo tại HVBC-TT .............................................................
77
Bảng 2.2 Phân bổ các khối kiến thức trong nội dung chƣơng trình
đào tạo GV LLCT theo số đơn vị học trình ...........................................
78
Bảng 2.3 Khối kiến thức và kỹ năng sƣ phạm trong nội dung
chƣơng trình đào tạo GV LLCT ............................................................
79
Bảng 2.4 Tổng hợp ý kiến đánh giá về chƣơng trình đào tạo GV LLCT

82

Bảng 2.5

Số lƣợng GV LLCT theo trình độ ................................................................
83

Bảng 2.6

Thống kê số GV tham dự các lớp bồi dƣỡng phƣơng
pháp giảng dạy tích cực qua các năm ............................................................

90

Bảng 2.7

Hoạt động nghiên cứu khoa học tại HVBC-TT từ 2005
đến 2010 .......................................................................................................
92

Bảng 2.8

Công tác phát triển Đảng thời gian từ 2005 – 2010 ......................................
99

Bảng 2.9

Tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học của SV LLCT
từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010. ....................................
101

Bảng 2.10 Số đề tài khoa học SV HVBC-TT đoạt giải thƣởng cấp
Bộ từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010

102

Bảng 2.11 Thống kê số hội thảo khoa học SV từ 2005 – 2010 .......................................
103
Bảng 2.12 Phân loại kết quả tốt nghiệp ..........................................................................
116
Bảng 3.1


Kết quả phân tích phiếu điều tra xin ý kiến 114 chuyên
gia là HIệu trƣởng, Hiệu phó các trƣờng chính trị tỉnh,
thành phố về tính cấp thiết và tính khả thi của hệ giải
169
pháp QLĐT GV LLCT (tháng 8/2010) ................................................................

vii


Bảng 3.2

Kết quả phân tích phiếu điều tra xin ý kiến 23 chuyên
gia là cán bộ quản lý cấp khoa, bộ môn của các khoa
LLCT, khoa Mác - Lênin tại một số trƣờng đại học
trên địa bàn Hà Nội về tính cấp thiết và tính khả thi
của hệ giải pháp QLĐT GV LLCT (tháng 9/2010). ......................................
170

Bảng 3.3

Kết quả phân tích phiếu điều tra xin ý kiến 113 GV
trực tiếp giảng dạy các môn LLCT tại một số trƣờng
đại học, Học viện trên địa bàn Hà Nội về tính cấp thiết
và tính khả thi của hệ giải pháp QLĐT GV LLCT
(tháng 9/2010). .............................................................................................
172

viii



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1

Mơ hình đào tạo cử nhân sƣ phạm tại Khoa Sƣ phạm,
Đại học Quốc gia Hà Nội .....................................................................
10

Hình 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cốt lõi của đào
tạo .........................................................................................................
27
Hình 1.3 Quan niệm về chất lƣợng đào tạo .........................................................
34
Hình 1.4 QLĐT theo tiếp cận mục tiêu kết hợp với mô hình
CIPO .....................................................................................................
35
Hình 1.5

Mơ hình cấu trúc năng lực GV LLCT ...................................................
45

Hình 1.6 Cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo GV LLCT ...............................
54
Biểu 2.1

Tỷ lệ GV có trình độ sau đại học ..........................................................
85

Biểu 2.2


Cơ cấu trình độ GV LLCT - năm 2010 .................................................
85

Biểu 2.3

Cơ cấu độ tuổi GV LLCT - năm 2010 ..................................................
86

Biểu 2.4

Giờ giảng bình qn hàng năm tính theo đầu ngƣời .............................
88

Biểu 2.5

Tần suất GV LLCT tham gia giảng dạy cho các cơ sở
đào tạo khác .........................................................................................
88

Biểu 2.6.

Tần suất sử dụng thƣ viện của SV LLCT năm thứ nhất
năm học 2006 – 2007............................................................................
96

Hình 3.1

QLĐT GV LLCT theo yêu cầu của thời kỳ đổi mới
hiện nay ................................................................................................
134


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 Chƣơng trình khung giáo dục đại học các ngành đào
tạo GV LLCT ......................................................................................
203
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát (Dành cho SV LLCT HVBC-TT năm
thứ nhất) ................................................................................................
219
Phụ lục 3 Phiếu xin ý kiến (Dành cho GV LLCT HVBC-TT) ...............................
222
Phụ lục 4 Phiếu xin ý kiến chuyên gia về hệ giải pháp QLĐT GV
LLCT ở nƣớc ta hiện nay ......................................................................
225
Phụ lục 5 Phiếu khảo sát công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp của các
(mẫu 1)

trƣờng trung học phổ thông ..................................................................
227

Phụ lục 5 Phiếu khảo sát kết quả tƣ vấn hƣớng nghiệp ..........................................
229
(mẫu 2)

.

x



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất chấp những khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở
các nƣớc Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam vẫn kiên định con đƣờng đi lên chủ
nghĩa xã hội và đã "giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử"
[55, tr. 20] qua 25 năm đổi mới. Đó là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử khơng chỉ đối với chính Việt Nam mà đối với cả thế giới, trở thành
những minh chứng sống động cho thấy chủ nghĩa xã hội hồn tồn có khả
năng đổi mới để tiếp tục phát triển chứ không phải là sự bế tắc của lịch sử
nhƣ các thế lực thù địch, phản động vẫn rêu rao. Bài học kinh nghiệm đƣợc
rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới,
mở cửa cũng nhƣ trong thực hiện Nghị quyết Đại hội X đƣợc Đảng ta đúc
kết trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) là: “…trong
bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục
tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội" [55, tr. 21].
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng chứng tỏ rằng: nắm chắc và vận
dụng linh hoạt thứ vũ khí tƣ tƣởng sắc bén này chính là cơ sở làm nên sức
mạnh của cả dân tộc Việt Nam, là cơ sở để Đảng cộng sản Việt Nam đƣa con
thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thấm
nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo những nguyên lý, phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề
thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng chính là cơ sở để
cách mạng Việt Nam hồn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình trong thời kỳ
phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo

1



định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vì thế cũng là một
trong những trọng điểm chống phá quyết liệt của các thế lực phản động, thù
địch. Cũng chính bằng những hoạt động phá hoại trên trận địa tƣ tƣởng mà
các thế lực phản động, thù địch đã thành công trong việc xố bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Bỏ trống
trận địa này tức là ta đã tiếp thêm sức mạnh, trang bị thêm vũ khí cho kẻ
địch chống lại chính chúng ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân tộc ta.
Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, việc đảm bảo chất lƣợng giảng
dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (các
mơn LLCT) đang trở thành nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính
chiến lƣợc lâu dài. Một trong bốn quan điểm chỉ đạo của “Chiến lược phát
triển giáo dục 2001 - 2010” đã nêu rõ: “Xây dựng nền giáo dục có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”[42]. Để hiện thực
hóa chiến lƣợc này, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 494/QĐ
- TTg ngày 24/6/2002 phê duyệt Đề án “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, mơn chính trị trong
các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” [111].
Trong thời kỳ đổi mới, do công tác giáo dục LLCT trong các trƣờng
đại học và cao đẳng có những điều chỉnh đáng kể cả về nội dung và phƣơng
pháp, nên nhìn chung cả thầy và trị đã nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai
trị của cơng tác giáo dục LLCT trong hình thành thế giới quan, phƣơng
pháp luận và tƣ duy mới.

2



Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy vẫn tồn tại một bộ phận không
nhỏ SV các trƣờng đại học, cao đẳng vẫn chƣa ý thức đƣợc đầy đủ vị trí, vai
trị của các mơn khoa học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh - những mơn
học cung cấp phƣơng pháp luận, rèn luyện khả năng tƣ duy khoa học - vì vậy
mà chƣa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chỉ học một cách thụ động,
miễn cƣỡng qua loa, chiếu lệ, học mang tính chất đối phó, hầu nhƣ khơng có
khả năng ứng dụng, vận dụng trong thực tiễn. Một trong những nguyên nhân
khiến SV còn chƣa thực sự hứng thú, say mê đối với các môn học LLCT là
GV chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn, chƣa có tính thuyết phục trong giảng dạy các
mơn học này. Nói cách khác, đội ngũ GV các mơn LLCT chƣa chuyển tải
đƣợc đến với ngƣời học những giá trị lý luận và thực tiễn của các môn học
này. Có thể nói, chất lƣợng giảng dạy, học tập các môn học này ở các trƣờng
đại học, cao đẳng trong cả nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ
đặt ra. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta vẫn còn bỏ trống trận địa tƣ
tƣởng - trận địa có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng.
Muốn có đội ngũ GV đáp ứng u cầu nêu trên thì cơng tác đào tạo
nên đội ngũ GV ấy cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Chất lƣợng đội ngũ GV
LLCT sẽ phụ thuộc phần lớn vào chất lƣợng đào tạo GV LLCT trong nhà
trƣờng đại học. Mặc dù vậy, công tác QLĐT GV LLCT đã đáp ứng đƣợc
yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của các thời kỳ trƣớc lại đang bộc lộ những
bất cập trƣớc những đòi hỏi của thời kỳ cách mạng hiện nay. “Quản lý đào
tạo giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới hiện nay” vì thế đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý
giáo dục.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLĐT GV LLCT trình
độ đại học hiện nay, đề xuất các giải pháp QLĐT phù hợp với thực tiễn Việt
Nam nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GV LLCT nói riêng, chất
lƣợng giảng dạy, học tập LLCT nói chung đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi
mới hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về QLĐT GV LLCT.
- Nghiên cứu thực tiễn QLĐT GV LLCT ở nƣớc ta hiện nay, trong đó
tập trung nghiên cứu sâu (nghiên cứu điển hình) về QLĐT GV LLCT tại
HVBC-TT, chỉ ra những bất cập trong QLĐT và nguyên nhân của những bất
cập đó.
- Đề xuất các giải pháp QLĐT nhằm khắc phục những bất cập và từng
bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo GV LLCT đáp ứng những đòi hỏi của thời
kỳ đổi mới hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: q trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị.
- Đối tƣợng nghiên cứu: quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đào tạo GV LLCT có nhiều trình độ đào tạo khác nhau: cử nhân,
thạc sĩ, tiến sĩ. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu QLĐT GV trình độ cử nhân
các ngành LLCT.
- Hiện có một số cơ sở đào tạo trình độ đại học ngành LLCT nhƣ
4


trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh…, khoa Giáo dục chính trị - Trƣờng Đại học Sƣ phạm. Tuy vậy, do
điều kiện hạn chế, luận án chủ yếu tiến hành khảo sát, điều tra tại HVBC-TT
với các số liệu từ năm 2005 - 2010, có tham khảo thêm kinh nghiệm QLĐT

của Khoa Giáo dục chính trị, trƣờng Đại học Sƣ phạm và Trung tâm Đào
tạo, Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- QLĐT nói chung, QLĐT GV LLCT trình độ đại học nói riêng cần
đáp ứng những tiêu chí nào để đảm bảo chất lƣợng đào tạo?
- Đối chiếu với những tiêu chí đó, thực tiễn QLĐT GV LLCT ở nƣớc
ta hiện nay có những bất cập gì và ngun nhân của những bất cập đó?
- Cần đƣợc thực hiện những giải pháp QLĐT nào để khắc phục đƣợc
những bất cập đó, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay?
5.2. Giả thuyết khoa học
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác giáo dục LLCT đối mặt với
những yêu cầu mới ngày càng cao khiến việc giảng dạy LLCT theo kiểu
"truyền giáo", nặng về tuyên truyền, áp đặt nhƣ đã từng diễn ra trong những
thời kỳ trƣớc đây khơng cịn phù hợp. Thực tế này đặt ra u cầu cao hơn về
phẩm chất, năng lực GV trực tiếp giảng dạy các môn học này. Các giải pháp
QLĐT theo tiếp cận mục tiêu, bám sát và cụ thể hóa nhu cầu của xã hội, của
ngành học và của bản thân ngƣời học sẽ góp phần bảo đảm và từng bƣớc
nâng cao chất lƣợng đào tạo GV LLCT, đồng thời tạo nên những thay đổi căn
bản về chất lƣợng giảng dạy LLCT trong hệ thống giáo dục đại học nƣớc ta.

5


6. Luận điểm bảo vệ
- Đào tạo GV LLCT hƣớng tới việc hình thành, bồi đắp những phẩm
chất, năng lực nghề nghiệp đặc thù - điều này phải đƣợc thể hiện qua những
yêu cầu cụ thể trong nội dung QLĐT GV LLCT .
- QLĐT GV LLCT ở nƣớc ta hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc những yêu
cầu, nhiệm vụ đào tạo nhân lực trong thời kỳ đổi mới.

- Để đào tạo đƣợc đội ngũ GV LLCT ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ
của thời kỳ đổi mới hiện nay, cần nghiên cứu, đánh giá và cụ thể hóa nhu
cầu xã hội thành mục tiêu đào tạo và triển khai hệ giải pháp QLĐT theo tiếp
cận mục tiêu.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án đƣợc thực hiện theo những quan điểm tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: hoạt động QLĐT GV LLCT đƣợc nhìn nhận là
một tiểu hệ thống trong hệ thống quản lý trƣờng đại học, chịu tác động,
đồng thời có khả năng tạo nên những tác động, ảnh hƣởng đến các tiểu hệ
thống quản lý khác trong trƣờng đại học.
- Tiếp cận phát triển: xem xét vấn đề QLĐT GV LLCT trong tiến trình
vận động và phát triển của thực tiễn đào tạo GV LLCT đã và đang đƣợc
triển khai thực hiện ở Việt Nam, kế thừa và tổng hợp những thành tựu
QLĐT đã có, đồng thời nắm bắt xu thế phát triển và định hƣớng đề xuất giải
pháp QLĐT GV LLCT phù hợp với tình hình đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới
hiện nay.
- Tiếp cận mục tiêu: các giải pháp QLĐT đƣợc định hƣớng nhằm đảm
bảo mục tiêu, tiến tới nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của đất
6


nƣớc đối với hoạt động giáo dục LLCT trong điều kiện cụ thể hiện nay và
lấy mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo làm thƣớc đo mức độ thành công của hệ giải
pháp QLĐT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp, hệ thống hố, phân tích
các tài liệu lý thuyết về QLĐT nói chung và QLĐT giáo viên nói riêng;
phân tích các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đối
với cơng tác đào tạo, giảng dạy LLCT làm cơ sở cho thực hiện đề tài.

- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm: khảo
sát, điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, tổng hợp các
báo cáo thống kê số liệu về thực trạng QLĐT GV LLCT ở nƣớc ta hiện nay.
- Phƣơng pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia để kiểm chứng tính
cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp QLĐT đề xuất.
- Phƣơng pháp thử nghiệm: thử nghiệm trong thực tiễn để kiểm chứng
hiệu quả thực tế cũng nhƣ tính khả thi của giải pháp luận án đã đề xuất.
8. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hố lý thuyết về QLĐT nói chung, QLĐT GV LLCT nói
riêng.
- Xác định đƣợc mơ hình cấu trúc năng lực, phẩm chất đặc thù của GV
LLCT.
- Đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra những bất cập trong QLĐT GV
LLCT hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp QLĐT GV LLCT theo tiếp cận mục tiêu và
phản ánh những đặc thù của ngành nghề trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu
của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
7


9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị
trình độ đại học ở nƣớc ta hiện nay
Chƣơng 3: Giải pháp quản lý đào tạo giảng viên lý luận chính trị trình
độ đại học đáp ứng u cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.

8



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về QLĐT giáo viên
Công tác đào tạo giáo viên ở các trƣờng, khoa sƣ phạm (gọi chung là
cơ sở đào tạo giáo viên) không chỉ là mối quan tâm của chính các cơ sở đào
tạo giáo viên mà còn là mối quan tâm chung của cả xã hội. Chất lƣợng của
cả hệ thống giáo dục quốc dân phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ nhà giáo
giảng dạy cho các cấp học khác nhau đƣợc đào tạo nên từ những cỗ máy
cái của nền giáo dục - các cơ sở đào tạo giáo viên. Đào tạo đƣợc những
giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc trong điều kiện hữu hạn các nguồn
lực có thể huy động cho sự nghiệp này thực sự là một thách thức không
nhỏ. Đây cũng là mảng đề tài đƣợc nhiều nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên
cứu… dành thời gian, công sức và tâm huyết nghiên cứu với những góc độ
tiếp cận khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cũng đƣợc cơng bố dƣới nhiều
hình thức: tham luận hội thảo trong và ngoài nƣớc, đề tài khoa học thuộc
nhiều cấp độ, bài viết trên các báo, tạp chí từ trung ƣơng đến địa phƣơng,
báo ngành…
Tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (Kỷ yếu hội thảo Kỷ niệm
45 năm thành lập Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội 1996), các nhà khoa học đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao chất lƣợng giáo viên và vai trò của
trƣờng sƣ phạm trong thực hiện nhiệm vụ này. Các ý kiến tham luận thống
nhất cho rằng: chất lƣợng giáo dục phụ thuộc chặt chẽ vào chất lƣợng đào
9



tạo giáo viên; sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đang đặt ra
những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo giáo viên tại các trƣờng sƣ
phạm - với tƣ cách là đòn bẩy để tạo nên sự đổi mới của cả hệ thống giáo
dục. Những giải pháp đƣợc đƣa ra tại Hội thảo tập trung vào chƣơng trình,
nội dung và phƣơng pháp đào tạo giáo viên, coi đây là những khâu đột phá
nhằm thiết thực đổi mới quá trình đào tạo giáo viên để đáp ứng những biến
đổi về kinh tế, xã hội… đất nƣớc.
Đề tài khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc gia (2003 - 2005), "Nghiên
cứu xây dựng quy trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông chất lượng
cao trong trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực" do tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Lộc chủ trì đã khái quát về các mơ hình và quy trình đào tạo giáo viên trên
thế giới và ở Việt Nam, phân tích cơ sở lý luận về giáo viên chất lƣợng cao.
Đề tài đồng thời xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành mơ
hình và quy trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông chất lƣợng cao
trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ Đại học quốc gia Hà Nội với 3 năm
đầu của khóa học, SV đƣợc đào tạo kiến thức khoa học chuyên sâu tại các
trƣờng đại học thành viên, năm thứ tƣ đƣợc đào tạo về nghiệp vụ sƣ phạm
tại khoa Sƣ phạm theo mô hình 1.1. dƣới đây.

Tuyển sinh
chất lƣợng
cao

Đào tạo cử
nhân khoa
học (3 năm)

Đào tạo sƣ
phạm (1 năm)


Cử nhân sƣ
phạm

Hình 1.1. Mơ hình đào tạo cử nhân sƣ phạm tại khoa Sƣ phạm, Đại
học quốc gia Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết 08/NQ-BCSĐ ngày 4-4-2007 của Ban Cán sự
Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển ngành sƣ phạm từ năm

10


2007 đến năm 2015, hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên cho các cấp học
đều đƣợc kiện toàn. Đến nay, tồn quốc hiện có 133 cơ sở đào tạo, bồi
dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, gồm: 14 trƣờng đại học sƣ
phạm, 49 trƣờng đại học có khoa/ngành sƣ phạm, 39 trƣờng cao đẳng sƣ
phạm, 24 trƣờng cao đẳng có khoa/ngành sƣ phạm, 3 trƣờng trung cấp sƣ
phạm và 4 cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục. Để nâng cao
chất lƣợng đào tạo giáo viên, các cơ sở đào tạo giáo viên không ngừng
nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV. Tính đến năm học 2010-2011, tổng số
GV các trƣờng đại học sƣ phạm là gần 4.400 ngƣời, trong đó, có 18 giáo
sƣ, 192 phó giáo sƣ, 565 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 2.039 thạc sĩ. Tỷ lệ
SV/GV đạt 31 SV/GV.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD&ĐT tại Hội nghị toàn quốc các
trƣờng sƣ phạm vào ngày 27-8-2011, các địa phƣơng và các cơ sở đào tạo
giáo viên đều chƣa có kế hoạch tổng thể để triển khai thực hiện Nghị quyết
08. Đội ngũ giảng viên cốt cán, đầu ngành, cán bộ quản lý của một số cơ sở
đào tạo giáo viên chƣa đủ mạnh. Năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin
và phƣơng pháp giảng dạy của đội ngũ cịn yếu. Chế độ chính sách cho đội
ngũ giảng viên cịn bất cập, ít khuyến khích lao động nhiệt tình và sáng tạo.
Cơ sở vật chất của các khoa/ trƣờng sƣ phạm còn nghèo nàn, lạc hậu. Chuẩn

đầu ra của các cơ sở đào tạo giáo viên chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ, nhất là
các yêu cầu về nghiệp vụ sƣ phạm. Nội dung, chất lƣợng và cơ cấu đào tạo
giáo viên chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục từng địa phƣơng và cả
nƣớc. Phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của các cơ sở đào tạo giáo
viên có đƣợc đổi mới nhƣng tiến bộ chậm...
Trong những ý kiến, đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo
viên, có ý kiến cho rằng cần có những đổi mới trong phƣơng pháp đào tạo
giáo viên, hƣớng tới việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội và của ngƣời học;

11


nguồn nhân lực tham gia đào tạo giáo viên phải là nhân lực có chất lƣợng,
có năng lực giảng dạy, có năng lực nghiên cứu khoa học, hiểu biết giáo dục
phổ thông... Mặt khác, cần chú ý tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho các
trƣờng sƣ phạm; đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo
giáo viên…
Trong các tháng 9, 10, 11 năm 2009, Dự án phát triển giáo viên trung
học phổ thông và trung học chuyên nghiệp đã tổ chức 8 Hội thảo về mơ hình
đào tạo giáo viên trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, nghiên cứu
kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới. Các hội thảo đã khái quát những đặc
trƣng nổi bật của một số mơ hình đào tạo giáo viên điển hình ở các nƣớc
nhƣ Hoa Kỳ, Cộng hoà liên bang Đức, Anh, Úc, Nhật Bản…, từ đó rút ra
những bài học quý báu ứng dụng cho việc đổi mới đào tạo giáo viên trung
học phổ thông ở Việt Nam.
Có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến đào tạo giáo viên và công
tác QLĐT trong các cơ sở đào tạo giáo viên chú trọng đến việc xây dựng mơ
hình đào tạo giáo viên trong điều kiện Việt Nam; hoặc tiếp cận các yếu tố có
tính quyết định đến vấn đề chất lƣợng đào tạo trong các cơ sở đào tạo này.
1.1.2. Nghiên cứu về QLĐT GV LLCT

Về công tác đào tạo GV LLCT, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị
trí, vai trị của cơng tác giáo dục LLCT nói chung, của đội ngũ nhà giáo
LLCT nói riêng trong việc định hình nền tảng tƣ tƣởng, tinh thần của thế hệ
trẻ và của cả xã hội, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những cấp
độ khác nhau. Các đề tài nghiên cứu thƣờng tiếp cận thực trạng hoạt động
của một hoặc một số thành tố cụ thể cấu thành quá trình đào tạo, đánh giá
những thành công, chỉ ra những bất cập trong q trình vận hành của thành
tố đó, từ đó đề xuất những giải pháp đổi mới, khắc phục hạn chế, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các thành tố. Một số nghiên cứu điển hình thuộc

12


mảng đề tài này là:
- Đề tài KX 10 - 09D "Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng
viên LLCT các trường đại học cao đẳng", do Tô Huy Rứa (1994) làm chủ
nhiệm đã đánh giá khái quát năng lực đào tạo lý luận Mác - Lênin của một
số trƣờng đại học tại Hà Nội, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
từ đó đề xuất một khung chƣơng trình tổng thể đào tạo GV các mơn lý luận
Mác - Lênin với thời lƣợng 4 năm, bao gồm cả thời gian dành cho kiến tập,
thực tập nghiệp vụ sƣ phạm.
- Đề tài KX 10-09 "Đổi mới qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - kiến nghị và giải
pháp" do Phạm Tất Dong (1996) làm chủ nhiệm. Trên cơ sở làm rõ thực
trạng đào tạo đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin và thực trạng giảng dạy
của đội ngũ này, phân tích nguyên nhân của những bất cập dẫn đến chất
lƣợng giảng dạy khoa học Mác - Lênin trong hệ thống các trƣờng đại học,
cao đẳng khơng tƣơng xứng với vị trí, vai trị của các môn học, cũng nhƣ
không tƣơng xứng với kỳ vọng của xã hội đặt vào đội ngũ trí thức Mác Lênin, đề tài đã đề xuất một hệ giải pháp liên quan đến xây dựng và thực
hiện chế độ chính sách để phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng nguồn

nhân lực khoa học trong lĩnh vực này.
- Luận án tiến sĩ Triết học của Phạm Văn Thanh (2001) "Xây dựng
đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học nước ta
hiện nay" đã khẳng định vị trí, vai trị của đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nƣớc. Luận án đã đánh giá
thực trạng nguồn nhân lực khoa học Mác - Lênin (giảng viên, nghiên cứu
viên) trong các trƣờng đại học, trên cơ sở đó đề xuất một hệ giải pháp nhằm
từng bƣớc tăng cƣờng số lƣợng, đồng thời nâng cao chất lƣợng đội ngũ này.
Luận án cũng đề cập đến vấn đề chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở

13


đào tạo LLCT nhƣ một giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực khoa học Mác - Lênin.
- Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Đình Trãi (2001)
“Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác Lênin ở các trường chính trị tỉnh” đã nêu rõ những yêu cầu, biểu hiện đặc
thù trong thực trạng năng lực tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ giảng dạy lý
luận Mác - Lênin và các nguyên nhân yếu kém về năng lực tƣ duy lý luận
của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp
nâng cao năng lực tƣ duy cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại các
trƣờng chính trị tỉnh.
- Đề tài cấp Bộ năm 2002 Phương thức đào tạo đội ngũ giảng viên
LLCT ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay do tác
giả Vũ Đình Hịe làm chủ nhiệm. Thông qua nghiên cứu thực tiễn đào tạo
GV LLCT tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, tác giả phân tích ƣu điểm,
hạn chế của các phƣơng thức đào tạo đang đƣợc triển khai trong việc thực
hiện nhiệm vụ đào tạo GV LLCT. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp phối
hợp các phƣơng thức đào tạo khác nhau (đào tạo chính quy tập trung tại
Phân viện, chính quy khơng tập trung tại các địa phƣơng…) nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu nhân lực cũng nhƣ đảm bảo sự phù hợp với khả năng đào

tạo của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đề tài KX 10-08 "Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa
học Mác - Lênin ở Việt Nam - những vấn đề chung" do Nguyễn Hữu Vui
(2002) làm chủ nhiệm đã khái quát về những phƣơng pháp đƣợc sử dụng
trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin (kể cả ở những cơ sở đào tạo
GV LLCT), phân tích đầy đủ những ƣu điểm, hạn chế của các phƣơng pháp
đó và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các
môn khoa học này. Các giải pháp khả thi đƣợc đề ra nhƣ: Phải bảo vệ chủ

14


nghĩa Mác trên cơ sở phát triển học thuyết đó lên ngang tầm thời đại; xây
dựng chƣơng trình giảng dạy cho phù hợp với các đối tƣợng khác nhau; đổi
mới qui trình giảng dạy; đổi mới hình thức giảng dạy...
- Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu của khoa học Quản lý giáo dục, tác
giả Đặng Thị Bích Liên (2009) đã thực hiện luận án Tiến sĩ Quản lý giáo
dục "Mơ hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong
giai đoạn hiện nay". Luận án đã xác định cấu trúc của mơ hình quản lý cơ sở
đào tạo, bồi dƣỡng chính trị cấp huyện, bao gồm: Sứ mệnh, mục tiêu tổ chức
bộ máy, nhân sự, nội dung chƣơng trình, cơ sở vật chất, kinh phí, cơ chế
quản lý giáo dục, quy trình vận hành quản lý, các mối quan hệ giữa cơ sở
đào tạo bồi dƣỡng chính trị với các cấp, các ngành tác động đến việc hình
thành mơ hình quản lý. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một mơ hình quản
lý cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chính trị cấp huyện với các yếu tố cấu thành mơ
hình mang tính hệ thống, đồng bộ, có mối quan hệ biện chứng với nhau vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hố, vừa có tính năng thích ứng
với nền giáo dục mở, vừa phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị trong q trình đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho cơ sở. Đồng
thời, luận án đã đề xuất hệ giải pháp gồm 7 giải pháp có tính cấp thiết, hợp
lý và khả thi, có tính kế thừa, nhằm thực hiện mơ hình quản lý có hiệu quả

trong thực tế, đảm bảo và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng
chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện.
Ngồi ra, cịn rất nhiều nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí đã đề
xuất nhiều ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo GV LLCT.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên tuy tiếp cận hoạt động đào tạo
GV LLCT từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, nhƣng những giải pháp
đƣợc đề xuất ít nhiều đã phản ánh tính chất của hoạt động QLĐT GV
LLCT. Có thể nhìn nhận những nghiên cứu này đặt nền móng cho việc

15


×