Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trận chiến xe tăng lớn nhất trong Thế Chiến II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.7 KB, 6 trang )

Trận vòng cung Kursk-Trận chiến xe tăng lớn nhất trong Thế Chiến II

Thời gian Theo Đức: 4 tháng 7 – 20 tháng 7 năm 1943
Theo Liên Xô: 4 tháng 7 – 23 tháng 8 năm 1943

Địa điểm Kursk, Liên Xô
Kết quả Thắng lợi của phía Xô Viết

Tham chiến

Đức Quốc Xã / Liên Xô Chỉ huy


Erich von Manstein, Georgi Zhukov,
Hans von Kluge Konstantin Rokossovskiy, Hermann Hoth Nikolai Vatutin
Walther Model V.D. Sokolovsky
M.M. Popov
Ivan Konev
Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky




Lực lượng
780.900 bộ binh
2.154 xe tăng
2.000 máy bay 2.300.000 bộ binh,
7.000 xe tăng,
5.500 máy bay
Tổn thất
Nguồn Nga:


khoảng 500.000 người, trong đó 160.500 chết
1.000-1.500 xe tăng
1.096 máy bay 863.303 chết, bị thương hoặc bị bắt (254.000 chết)
6.064 xe tăng
1,626 máy bay ,
5.245 khẩu pháo và pháo tự hành


I.Hoàn cảnh lịch sử
Trận vòng cung Kursk là trận đánh lớn xảy ra vào tháng 7 và tháng 8 năm
1943 trong Thế chiến thứ hai giữa quân đội Xô Viết và quân đội Đức Quốc
Xã tại vùng đồng bằng giữa ba thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск),
Belgorod (Белгород) và Oriol (Орёл) thuộc miền trung nước Nga. Trận
đánh này nổi tiếng là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến
tranh, đỉnh điểm trong trận đánh này ngày 12 tháng 7 hai bên đã triển khai
đánh nhau tại cánh đồng Prokhorovka (Прохоровка) trên 1.200 xe tăng và
pháo tự hành diệt tăng.

Với thắng lợi thuộc về phía quân đội Xô Viết, Trận vòng cung Kursk là
bước ngoặt lớn trong Chiến tranh Xô-Đức cũng như trong Thế chiến thứ hai,
sau trận đánh lớn này quân đội Đức Quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động tấn
công chiến lược và rơi vào phòng thủ bị động cho đến khi đầu hàng vào
tháng 5 năm 1945.

II. Lực lượng.
*Wehrmacht Đức
Đạo quân Trung tâm: 21 sư đoàn Đức và 3 sư đoàn Hungaria thuộc quân
đoàn IX với 335.000 người do Thiếu tướng Walther Model chỉ huy. Trong
21 sư đoàn Đức có 6 sư đoàn thiết giáp (các sư đoàn 2, 4, 9, 12, 18, 20), sư
đoàn 10 Panzergrenadier và 14 sư đoàn bộ binh. Tổng cộng quân đoàn IX có

590 xe tăng và 424 pháo tự hành chống tăng.
Đạo quân phía Nam: Quân đoàn IV Thiết giáp do Thiếu tướng Hermann
Hoth chỉ huy cùng với quân của tướng Walter Kempf có 350,000 người,
1269 xe tăng và 245 khẩu pháo. Tất cả 21 sư đoàn dưới sự chỉ huy của
Thống chế Manstein.
Tổng cộng quân Đức có 42 sư đoàn cùng 3 sư đoàn Hungaria.


*Hồng quân Liên Xô
Trên tuyến phòng ngự: Tuyến phòng thủ dài 450 km, sâu 190 km có 60.000
quả mìn, 20.000 pháo và súng cối, 6.000 pháo chống tăng và hàng trăm dàn
Katyusha.
Phương diện quân Trung tâm: 42 sư đoàn, 4 quân đoàn xe tăng do
Konstantin Rokossovsky chỉ huy.
Phương diện quân Voronezh: 35 sư đoàn, 4 quân đoàn xe tăng, 1 quân đoàn
cơ khí do Vatutin chỉ huy.
Phương diện quân Tây: 19 sư đoàn, 2 quân đoàn xe tăng độc lập do V.
Sokolovsky chỉ huy.
Phương diện quân Bryansk: 24 sư đoàn, 1 quân đoàn xe tăng độc lập do M.
Popov chỉ huy.
Phương diện quân thảo nguyên: 7 sư đoàn (có 2 sư đoàn dù), 2 quân đoàn xe
tăng, 1 quân đoàn cơ khí do Ivan Konev chỉ huy.
Tổng cộng Hồng quân Liên Xô có 127 sư đoàn, 13 quân đoàn xe tăng, 2
quân đoàn cơ khí.

III.Diễn biến

Sau thất bại lớn tại trận Stalingrad tháng 2 năm 1943, nước Đức Quốc Xã
vẫn còn rất mạnh và còn rất nhiều tiềm lực. Adolf Hitler quyết định tổ chức
một trận đánh lớn vào mùa hè năm 1943 để giành lại thế chủ động chiến

lược gọi là Chiến dịch Citadel (tiếng Đức: Unternehmen Zitadelle). Điểm
quyết chiến sẽ là khu vực vòng cung Kursk vì hình dạng chiến tuyến ở đây
rất thuận lợi cho một chiến dịch tấn công bao vây: phòng tuyến của quân đội
Liên Xô tạo thành một vòng cung lồi ăn sâu về phía địch: có đáy vòng cung
là đường nối giữa ba thành phố: ở phía bắc là Oriol phía nam là Belgorod,
còn Kursk là thành phố trung tâm nằm trong lòng hậu phương quân phòng
thủ Xô Viết. Quân Đức dự định bằng hai mũi tiến công từ Belgorod và Oriol
đánh thẳng đến Kursk cắt khúc lồi vòng cung Kursk, bao vây và tiêu diệt số
quân Xô Viết đang phòng thủ tại đây.

Cánh quân phía bắc của Đức thuộc cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống
chế Đức Günther von Kluge chỉ huy theo kế hoạch sẽ từ Oriol đánh thẳng
xuống phía nam theo phương Oriol – Kursk. Cánh nam thuộc cụm tập đoàn
quân Nam do thống chế Erich von Manstein đánh lên phía bắc theo phương
Belgorod – Kursk. Các lực lượng quân Đức tại mặt trận là là các đơn vị
xung kích mạnh nhất của Đức lúc đó tập trung lại. Đặc biệt phía Đức đặt rất
nhiều hy vọng vào các vũ khí mới là tăng con cọp và tăng con báo. Cánh
nam của Đức mạnh hơn có 9 trong tổng số 15 sư đoàn xe tăng và là các sư
đoàn xe tăng thiện chiến và sung sức nhất của Đức trong đó có 3 sư đoàn xe
tăng
SS (Đầu lâu chết, Adolf Hitler và Đế chế). Do các khúc mắc trong việc đảm
bảo số xe tăng con cọp cho chiến dịch nên Hitler quyết định lùi trận đánh lại
sau hai tháng cho đến tận tháng 7 năm 1943. Trong trận chiến này của Đức
yếu tố bí mật, bất ngờ đã không còn, tình báo Liên Xô đã biết trước về ý
định và thời điểm tiến công và quân đội Xô Viết đã tích cực phòng bị.


Phía quân đội Xô Viết đối mặt với khối quân cánh bắc của Đức là phương
diện quân Trung tâm của đại tướng tư lệnh Konstantin Konstantinovich
Rokossovsky, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Georgi Konstantinovich

Zhukov). Đối mặt với cánh nam của Đức là phương diện quân Voronezh –
tư lệnh: đại tướng Nikolai Fyodorovich Vatutin, đại diện đại bản doanh:
nguyên soái Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky. Trong hậu tuyến phòng
ngự Xô Viết có phương diện quân Thảo nguyên của Thượng tướng tư lệnh
Ivan Stepanovich Koniev làm dự bị chiến dịch và phản công sau này. Số
lượng quân đội Xô Viết phòng ngự tại khu vực vòng cung Kursk và các lực
lượng pháo binh không quân đều vượt trội áp đảo so với phía Đức.

Quân đội Xô Viết chủ trương chủ động chuyển sang phòng ngự dựa vào trận
tuyến phòng thủ chống tăng có chiều sâu nhiều tầng nhiều lớp để bẻ gẫy và
tiêu hao mũi nhọn xe tăng của đối phương sau đó chuyển sang phản công.
Để chống lại lực lượng tiến công của Đức phía Liên Xô đã biến vòng cung
Kursk thành một trận địa phòng ngự vô cùng kiên cố có nhiều tầng nhiều lớp
có chiều sâu khoảng hơn 100 km dày đặc các vật cản, mìn chống tăng, hàng
rào, mìn chống bộ binh và hệ thống liên hoàn các vị trí pháo chống tăng và
bộ binh phòng ngự. Ngay phía sau tuyến phòng ngự là các tập đoàn quân xe
tăng và bộ binh cơ giới làm nhiệm vụ dự bị sẵn sàng trám lỗ bị quân địch
chọc thủng và chuẩn bị phản công.





Ngày 5 tháng 7 trận đánh bắt đầu: khai thác tù binh biết chắc chắn cuộc tấn
công của Đức sẽ bắt đầu lúc 3 giờ sáng, vào trước 3 giờ sáng tất cả các cỡ
hoả lực pháo binh mặt trận của quân đội Xô Viết đã đánh phủ đầu vào các vị
trí tập trung xuất phát tấn công của Đức. Đòn phản chuẩn bị này đã rất hiệu
quả: quân tiến công đã chịu tổn thất rất lớn và phải hoãn cuộc tấn công lại
nhiều giờ và khi tiến công không còn độ sắc bén vốn có nữa ( thậm chí đã có
một số xe tăng của Đức Quốc xã bị phá hủy do đòn phản chuẩn bị này ).



Bản đồ diễn biến chiến dịch vòng cung KurskCuộc tiến công của Đức đã
diễn ra rất vất vả không còn sắc nhọn xuyên phá như vốn có của quân đội
Đức trước đây nữa. Trong 1 tuần cánh bắc của thống chế Kluge chỉ thâm
nhập được vào trận địa địch 15-20 km và có chỗ còn bị đối phương phản
công đánh bật trở lại. Tại cánh nam của thống chế von Manstein quân Đức
sắc bén hơn nhưng cũng không tạo nên được đột phá, sau 1 tuần cũng chỉ
tiến sâu được 40-50 km. Cuộc chiến diễn ra rất căng thẳng trên mặt đất và
trên không.

Ngày 11 tháng 7 hai phương diện quân Tây và Bryansk của quân đội Xô
Viết bắt đầu phản công. Đây là các lực lượng phía bắc tiếp giáp với vòng
cung Kursk đe doạ đánh vào sườn trái cánh quân của von Kluge, cánh Bắc
của thống chế von Kluge đã phải ngừng tấn công và chuyển sang phòng ngự.
Để tạo đột phá cho chiến dịch và giải gánh nặng cho cánh bắc của thống chế
von Kluge, ngày 12 tháng 7 quân Đức tung toàn lực xe tăng thiết giáp còn
lại vào trận tại cánh nam của thống chế von Manstein. Xe tăng Đức đã chọc
thủng được phòng thủ của phương diện quân của Vatutin và tiến lên phía
Bắc hướng đến Kursk. Đứng trước tình hình quân Đức chọc thủng phòng
tuyến, cùng ngày Bộ chỉ huy Xô Viết quyết định tung quân dự bị là tập đoàn
quân xe tăng số 5 của trung tướng Pavel Alekseyevich Rotmistrov và tập
đoàn quân cận vệ số 5 của trung tướng Aleksey Semenovich Dzadov thuộc
phương diện quân Thảo nguyên vào chiến đấu để vô hiệu hoá mũi xe tăng
đang định thọc sâu của quân Đức.

Các đơn vị xe tăng hai bên lăn xả vào nhau tại làng Prokhorovka trận đánh
trở thành trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại,
trận đấu tăng này có khoảng 1.200 xe tăng và pháo tự hành diệt tăng của 2
phía tham gia đánh nhau hỗn loạn. Đến cuối ngày phía Đức thiệt hại khoảng

300 xe tăng và phía Liên Xô khoảng 500 xe, thiệt hại này khiến quân Đức
kiệt sức không còn lực lượng dự bị để có thể phát triển tiến công được nữa.
Hơn nữa vào lúc này quân Đồng Minh Anh–Mỹ đã đổ bộ vào Ý, Hitler buộc
phải rút bớt các lực lượng xe tăng sang mặt trận Ý và ra lệnh chấm dứt tấn
công tại vòng cung Kursk.

Đến lúc này trận Kursk tuy chưa chấm dứt nhưng phía Đức về cơ bản đã thất
bại phải lui về phòng thủ từ bỏ tham vọng giành quyền chủ động tiến công
và bao vây tiêu diệt cụm quân Kursk của đối phương. Đến đây bắt đầu giai
đoạn phản công của quân đội Xô Viết.

Liên tiếp trong hơn 1 tháng tiếp theo quân đội Đức phải giật gấu vá vai các
lực lượng vất vả chống đỡ trước sức tiến công của Hồng quân. Tuy đã bỏ
tiến công chuyển sang phòng ngự nhưng quân Đức cũng không đủ lực lượng
để chống lại các phương diện quân Xô Viết phản công theo một kế hoạch đã
được định trước. Đó là các chiến dịch tấn công mang tên Kutuzov và
Rumyantsev với sức mạnh áp đảo đối phương. Lần lượt Belgorod và Oriol
rơi vào tay Hồng quân vào ngày 5 tháng 8 và cuối cùng 23 tháng 8 năm
1943 quân đội Xô Viết chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai, cố đô của

×