Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân có bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG VĂN THẠCH

NHẬN THỨC VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
CỦA THÂN NHÂN CÓ BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG VĂN THẠCH

NHẬN THỨC VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
CỦA THÂN NHÂN CÓ BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: Thí điểm
NGƢỜI HƢỠN DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Bahr Weiss
TS.BS. Lâm Tứ Trung



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn tơi gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
hiệu các thầy cô tại trường Đại học Giáo dục đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn người hướng dẫn khoa học TS.BS Lâm Tứ Trung
đã tận tình hướng dẫn và định hướng quan trong cho nghiên cứu và đặc biệt là
tình thần nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cam ơn đến các lãnh đạo, các nhân viên và các thân nhân
của người bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện và giúp đỡ cho tơi trong q trình thực hiện đề tài
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ln bện cạnh động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 02 năm 2018
Tác giả

Đặng Văn Thạch

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 7
1.1. Các nghiện cứu về nhận thức, thái độ của cộng đồng về sức khoẻ tâm thần. 7
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 7
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 8
1.2 Các khái niệm công cụ đề tài .................................................................... 11
1.2.1 Khái niệm nhận thức .............................................................................. 11
1.2.2 Bệnh tâm thần phân liệt.......................................................................... 18
Chƣơng 2TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................................................... 39
2.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 39
2.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 40
2.3 Chọn mẫu điều tra ..................................................................................... 41
2.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 41
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................ 41
2.4.2 Điều tra bằng bảng hỏi ........................................................................... 42
2.4.3 Phương pháp thống kê toán học ............................................................. 42
CHƢƠNG 3KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ...................................................... 43
3.1 Thực trạng nhận thức của người thân bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt ... 43
3.1.1 Khả năng nhận diện bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân.................. 43
3.1.2 Khả năng nhận biết các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt của thân
nhân người bệnh .............................................................................................. 44
3.1.3. Khả năng nhận biết các nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt ...... 45
3.1.4. Khả năng nhận biết cách tìm kiếm sự trợ giúp ..................................... 47
3.2 Sự khác biệt về nhận thức về tâm thần phân liệt dưới ảnh hưởng của một
ii


số đặc đểm về nhân khẩu học.......................................................................... 48
3.2.1 Sự khác biệt dưới sự ảnh hưởng của trình độ học vấn ........................... 48
3.2.2 Sự khác biệt dưới sự ảnh hưởng của nhóm tuổi. ................................... 54

3.2.3. Sự khác biệt dưới sự ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân..................... 59
3.2.4.Sự khác biệt dưới sự ảnh hưởng của thu nhập. ...................................... 62
3.2.5.Sự khác biệt dưới sự ảnh hưởng của giới tính. ...................................... 66
3.2.5.Sự khác biệt dưới sự ảnh hưởng của nghề nghiệp. ................................ 67
3.3. Mỗi liên hệ giữa khả năng nhận diện bệnh tâm thần phân liệt và cách tìm
kiếm sự trợ giúp. ............................................................................................. 71
3.4.Mỗi liên hệ giữa nhận thức về nguyên nhân và cách tìm kiếm sự trợ giúp .... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BVTTTPHCM Bệnh viện Tân thần Thành Phố Hồ Chí Minh

2

NBTTPL

Người bệnh tâm thần phân liệt


3

NCS

Người chăm sóc

4

SKTT

Sức khỏe Tâm thần

5

THPT

Trung học phổ thơng

6

TTPL

Tâm thần phân liệt

7

RLSKTT

Rối loạn sức khỏe Tâm thần


8

WHO

Tổ chức y tế thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng mô tả nhân khẩu .................................................................... 39
Bảng 3.1: Tên vấn đề người thân đang gặp phải............................................. 43
Bảng 3.2: Mức độ nhận diện các triệu chứng ................................................. 45
Bảng 3.3: Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt ................................. 46
Bảng 3.4: Mức độ nhận thức tìm kiếm sự trợ giúp ......................................... 47
Bảng 3.5: Sự khác trình độ học vấn trong nhận diện nguyên nhân ................ 49
Bảng 3.6: Sự khác biệt trình độ học vấn trong nhận diện triệu chứng ........... 51
Bảng 3.7: Sự khác biệt trình độ học vấn trong nhận tìm kiếm trợ giúp.......... 53
Bảng 3.8: Sự khác biệt nhóm tuổi trong nhận diện tiệu chứng....................... 55
Bảng 3.9: Sự khác biệt nhóm tuổi trong nhận diện nguyên nhân ................... 57
Bảng 3.10: Sự khác biệt nhận thức về triệu chứng dưới ảnh hưởng của tình
trạng hơn nhân ................................................................................................. 59
Bảng 3.11: Sự khác biệt nhận thức về nguyên nhân dưới ảnh hưởng của tình
trạng hơn nhân ................................................................................................. 60
Bảng 3.12: Sự khác biệt nhận thức về cách tìm kiếm trợ giúp dưới ảnh hưởng
của tình trạng hơn nhân ................................................................................... 61
Bảng 3.13: Sự khác biệt nhận thức về triệu chứng dưới ảnh hưởng của mức
thu nhập ........................................................................................................... 63
Bảng 3.14: Sự khác biệt nhận thức về tìm kiếm sự trợ giúp dưới ảnh hưởng

của mức thu nhập ............................................................................................ 65
Bảng 3.15: Sự khác biệt nhận thức về triệu chứng dưới ảnh hưởng của
giới tính ........................................................................................................... 66
Bảng 3.16: Sự khác biệt nhận thức về triệu chứng dưới ảnh hưởng của
nghề nghiệp .................................................................................................... 67
Bảng 3.17: Sự khác biệt nhận thức về nguyên nhân dưới ảnh hưởng của
nghề nghiệp .................................................................................................... 68
Bảng 3.17: Sự khác biệt nhận thức về cách tìm kiếm trợ giúp dưới ảnh hưởng
của nghề nghiệp............................................................................................... 69
Bảng 3.18: Khả năng nhận diện bệnh tâm thần phân liệt và cách tìm kiếm
trợ giúp............................................................................................................ 71
Bảng 3.19: Khả năng nhận thức về nguyên nhân và cách tìm kiếm sự trợ giúp... 74
Bảng 3.20: Khả năng nhận thức về nguyên nhân và cách tìm kiếm sự trợ giúp... 76
v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tâm thần phân liệt là rối loạn tâm thần nặng được đặc trưng bởi những
rối loạn về cảm xúc, tư duy và hành vi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng những
triệu chứng dương tính và âm tính, tiến triển mãn tính và hay tái phát. Bệnh
thường khởi phát ở độ tuổi từ 15-35 tuổi, vì vậy ảnh hưởng nhiều đến khả
năng học tập và lao động của bệnh nhân. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO)
vào năm 2013, tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,3-0,7% dân số tương đương
29 triệu người trên thế giới và ở Việt Nam tỉ lệ này là 0,47% [30],[19] . Tỉ lệ
mắcbệnh giữa nam và nữ tương đương nhau nhưng nữ giới có xu hướng phát
muộn hơn [41],[29],[17].
Đặc điểm chung của bệnh TTPL là các rối loạn về tư duy và tri giác,
cảm xúc cùn mòn hoặc khơng phù hợp. Ý thức và năng lực trí tuệ thường vẫn
được duy trì tuy một số thiếu sót về nhận thức có thể xuất hiện trong tiến triển

của bệnh. Rối loạn thường liên quan đến các chức năng cơ bản nhất tạo cho
người bình thường cảm giác về cá tính, sự độc nhất và tính tự chủ của mình.
Do những đặc điểm như trên cho nên việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân
tâm thần phân liệt đang thực sự gặp rất nhiều khó khăn nếu chính những
người thân của bệnh nhân không nhận thức đúng những vấn đề mà bệnh nhân
đang gặp phải.
Các nghiêncứu cho thấy nhận thức thấp về bệnh không những liên quan
đến việc bệnhnhân không đến cơ sở chăm sóc y tế cho đến khi bệnh kéo dài,
trởnên trầm trọng hơn [35] mà còn ảnh hưởng lớn đối với việc tìm kiếm sự
giúpđỡ và cam kết với những can thiệp được đề nghị [37] và cả phịng ngừa
[40].Chính vì thế, trên thế giới trong những năm qua, nghiên cứu hiểu biết về
sứckhỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng của cộng đồng và
cả của bệnh nhân được tiến hành nhằm tìm giải pháp để tăng cường hiệu quả
và cam kết điều trị. Kết quả của các nghiên cứu đi trước đều khẳng định rằng
1


khảnăng hiểu triệu chứng, nhận định về nguyên nhân và ý thức sự ảnh hưởng
củabệnh có ảnh hưởng tích cực đến cách chọn dịch vụ điều trị, sự chăm sóc
của người thân của bệnh nhâncũng như tăng cường niềm tin, sự tuân thủ của
người bệnh về phương pháp trịliệu hay hỗ trợ được chứng minh có hiệu quả
đặc biệt ảnh hưởng đến sự nhìn nhận vấn đề của thân nhân và việc chăm sóc
cho bệnh nhân
Nhưng trên thực tế người nhà thườngdùng những phương pháp phản
khoa học như đưa bệnh nhân đi đến thầy mo, thầy cúng để trị trước khi đưa
đến bệnh viện, hoặc sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình nên che giấu,
nhốt người bệnh lại. Bên cạnh đó là thái độ chán nản, bỏ mặc, hắt hủi, những
điều đó đã làm cản trở q trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh, vì thế
để việc chăm sóc cũng như điều trị đạt hiệu quả tốt thì nhận thức về bệnh là
một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Trong những năm gần

đây, nhận thức được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm trên các
chuyên ngành và đối tượng khác nhau như: tâm lý học, tâm thần học, y tế
công cộng, xã hội học, giáo dục học
Việc điều trị tâm thần phân liệt cịn nhiều khó khăn do bệnh nhân và
gia đình họ hay bỏ thuốc điều trị củng cố. Nguyên nhân chính của việc bỏ
thuốc điều trị củng cố là do bệnh nhân và gia đình họ hiểu biết rất ít về bệnh
tâm thần phân liệt, dẫn đến việc cho rằng bệnh đã khỏi, không cần điều trị
củng cố nữa.
Điều tra nhận thức của thân nhân bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt
giúp chúng ta biết được những sai lầm trong nhận thức của họ về bệnh này, từ
đó có cách tiếp cận và tư vấn chính xác cho họ. tuy nhiên tại Việt Nam hiện
nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu bài bản chuyên sâu về
nhận thức của người thân đối với bệnh TTPL đang điều trị.
Từ những lý do trên, trước những đòi hỏi của thực tiễn, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: Nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân
có bệnh nhân đang điều trị tại BV tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng nhận thức
của thân nhân có người thân bị tâm thần phân liệt về: (1) các biểu hiện của
tâm thần phân liệt (2) nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt (3) cách thức tìm
kiếm sự trợ giúp khi có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó, đưa ra
một số khuyến nghị, đề xuất cho các cơ sở chuyên khoa và cộng đồng nhằm
tìm các biện pháp nâng cao hiểu biết về bệnh tâm thần phân liệt cũng như ứng
dụng và phát triển những liệu pháp tâm lý phù hợp với nguồn lực sẵn có mà
vẫn được chấp nhận về mặt khoa học, văn hóa, kinh tế và xã hội.
Từ những mục đích nghiên cứu của đề tài, đặt ra một số câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1. Thực trạng nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân
bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tâm thần TP HCM trong việc nhận diện
các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh
Câu hỏi 2. Nhận thức của thân nhân người bệnh về bệnh tâm thần phân liệt
có sự khác biệt nào khơng giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, thu nhập hay khơng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
2.2.1 Nghiên cứu lý luận.
Tìm hiểu cơ sở lý luận tổng quan về tâm thần phân liệt, tìm hiểu về
hiểu biết của thân nhân của bệnh nhân về tâm thần phân liệt. Cụ thể đề tài
nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các biểu hiện của tâm thần phân liệt, nguyên nhân
được nhận biết bệnh tâm thần phân liệt và cách giải quyết vấn đề của thân
nhân khi người nhà mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt.
2.2.2 Nghiên cứu thực tiễn
Triển khai khảo sát và thu thập dữ liệu – khảo sát về nhận thức về bệnh
tâm thần phân liệt của thân nhân bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện
tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh
Tiến hành phân tích số liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài đã đặt
ra, và chứng minh hoăc bác bỏ các giả thuyết của đề tài.
3


3. Giả thuyết nghiên cứu.
Các giả thuyết được đặt ra cho kết quả nghiên cứu như sau
Giả thuyết 1:
Thân nhân bệnh nhân không nhận diện được hoặc nhận diện không đầy
đủ về các triệu chứng và không thể gọi tên chính xác bệnh mà người thân của
mình đang mắc phải.
Giả thuyết 2:
Nhận thức của thân nhân bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt có sự khác

biệt giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và phân bổ
dân cư hay không
4. khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Tất cả các thân nhân có người nhà được chẩn đốn tâm thần phân liệt
theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD – 10 hoặc DSM – IV đang được điều trị nội
trú, cũng như ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cỡ mẫu: 100 thân nhân có người thân đang điều trị tại tại Bệnh viện Tâm
thần Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên, tất cả các thân nhân đưa người bệnh
tới khám, cũng như các thân nhân có người thân đang điều trị nội trú tại hai
cơ sở của Bệnh viện Tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh được bác sĩ chẩn
đốn tâm thần phân liệt trên lâm sàng theo đúng các tiêu chẩn chẩn đốn và
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chọn mẫu đã đề ra sẽ được chọn tham gia vào
nghiên cứu.
4.2.Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân có bệnh nhân tâm thần
phân liệt về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, cách giải quyết vấn đề
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này sẽ hệ thống lại toàn bộ cơ sở lý thuyết về tâm thần
phân liệt, nhận thức và đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về tâm thần
4


phân liệt, nhận thức của cộng đồng về tâm thần phân liệt, nhận thức của thân
nhân, người chăm sóc bệnh nhân về tâm thần phân liệt bằng việc tham khảo các
cơng trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chun ngành trong và ngoài nước
5.2 Điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi là dạng câu hỏi được xây dựng và nghiên cứu và thực hiện ở

nước ngoài, sau khi được dịch đã áp dụng thực hiện với một nhóm nhỏ người
tham gia để điều chỉnh, thích ứng cho phù hợp với ngơn ngữ, văn hóa thơng
qua một đề tài khảo sát về nhận thực được thực hiện trước đó (2015)
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý thông tin và các kết
quả thu được từ bảng khảo sát
6. Giới hạn đề tài
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của đề tài này
chỉ giới hạn ở các mặt sau:
Khả năng nhận biết về các triệu chứng của tâm thần phân liệt
Khả năng nhận biết về nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt
Cách người thân của người bệnh tâm thần phân liệt giải quyết vấn đề
6.2 Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu
Địa bạn khảo sát: Do thời gian và nhân lực có hạn nên chúng tơi chỉ
tiến hành khảo sát tại Bệnh viện Tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh (Thành
Phố Hồ Chí Minh)
Giới hạn về Thởi gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
5/2017 đến tháng 11/2017
6.3 giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể: Thân nhân của bệnh nhân từ từ 16 tuổi có người thân được
chẩn đoán tâm thần phân liệt đến khám hoặc đang điều trị nội trú tại
BVTTTPHCM. Tiêu chuẩn loại trừ là những thân nhân dưới 16 tuổi, người
không biết chữ và không đồng ý tham gia nghiên cứu này
5


Giới hạn về cỡ mẫu: Do giới hạn về nhân lực, địa lý và thời gian nghiên cứu
tương đối ngắn cho nên tác giả chỉ chọn mẫu là 100 thân nhân có bệnh nhận
đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo thì luận văn gồm ba phần với các nội dung chính sau
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các nghiện cứu về nhận thức, thái độ của cộng đồng về sức khoẻ
tâm thần
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về khả năng nhận thức về các vấn đề sức khoẻ tâm
thần thần nói chung và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt nói riêng trên
cộng đồng tại Việt Nam trong những năm qua chưa được quan tâm một cách
đúng mực. Tuy cũng có một số nghiên cứu được thực hiện nhưng với một quy
mơ cịn nhỏ trên địa bàn cịn hẹp nên tính đại diện cịn chưa cao.
Nghiên cứu của Ts.Trần Thành Nam (năm 2001) về nhận thức của cha mẹ về
sức khoẻ tâm thần tại khu vực Hà Nội chỉ ra rằng đa số các bậc cha mẹ
(78,6%) cho rằng các tổn thương về SKTT là biểu hiện của các tổn thương về
não bộ,viêm não dẫn đến suy giảm hoặc mất ý thức [7]. Nghiên cứu của Trần
Thành Nam cũng cho thấy ngồi các nhóm ngun nhân như: Tâm sinh lý, xã
hội thì nguyên nhân về yếu tố tâm linh cũng là một yếu tố quan trọng gây ra
vấn đề về rối loạn về sức SKTT
Nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh,Trần Hữu Bình và Nguyễn Thanh
Hương (năm 2010) về Kiến thức - thái độ - thực hành của người chăm sóc
chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở

huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc. Khảo sát tiến hành phỏng vấn toàn bộ 100
người chăm sóc chính bệnh nhân TTPL đang được quản lý:Kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ khá cao người chăm sóc khơng biết các dấu hiệu của bệnh
TTPL, trong nghiên cứu này chỉ ra rằng: Tỷ lệ NCSC biết được NBTTPL cần
được giúp vệ sinh cá nhân hàng ngày và giúp người bệnh tham gia sinh hoạt
xã hội để hòa nhập cộng đồng là rất thấp, bên cạch đó đa số người chăm sóc
khi được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu có thái độ chưa thật khả quan đối với
NBTTPL. Nhiều người cho rằng NBTTPL tham gia lao động và sinh hoạt xã
7


hội hịa nhập cộng đồng thì khơng những khơng hiệu quả trong cơng việc mà
cịn gây ra những phiền tối cho gia đình và cộng đồng. Đa số người chăm
sóc chỉ quan tâm chú trọng đến việc thực hành cho người bệnh uống thuốc,
giúp vệ sinh cá nhân hàng ngày, đưa người bệnh đi khám và lĩnh thuốc là khá
cao. Trong khi đó, các hoạt động giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng lại
rất thấp.[5]
Nghiên cứu của Cao Tiến Đức và Nguyễn Tất Định tìm hiểu nhận thức
của người dân trong cộng đồng tại Hà Nội (năm 2013) về nguyên nhân, biện
pháp can thiệp trợ giúp người bệnh mắc bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả cho
thấy đại đa số người dân được khảo sát tại khu vực Hà Nội có nhận thức khá mơ
hồ về bệnh tâm thần phân liệt, đa số người dân nhận thức sai rằng tâm thần phân
liệt là bệnh Thần kinh. Về nguyên nhân 26,33% cho rằng TTPL là do nguyên
nhân sinh học; 20,83% cho là nguyên nhân tâm lý; 5,67% cho là do vấn đề xã
hội; 4,17% cho rằng TTPL thuộc về vấn đề cá nhân. Nhóm có người thân bị
bệnh tâm thần cho rằng yếu tố sinh học là nguyên nhân chính.[3]
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Về vấn đề nhận thức về sức khỏe tâm thần cũng như tâm thần phân liệt
đã có những nghiên cứu sâu rộng về nhận thức và thái độ của người dân đối
với vấn đế này. Như nghiên cứu vào năm 2007 của một tổ chức ở Ireland về

“Nhận thức và thái độ của người dân Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm
thần”[26]. Nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người dân nhằm thông báo
cho sự phát triển nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân
Ireland hướng đến việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về sức khỏe tâm thần
của người dân. Những người thực hiện nghiên cứu này cũng có mong muốn
phát triển khả năng ứng phó của người dân Ireland đối với những rối loạn sức
khỏe tâm thần. Ngồi ra có thể kể đến nghiên cứu của tổ chức Y tế ở Ireland
về “Thái độ và nhận thức của người dân Bắc Ireland đối với vấn đề Sức khỏe
tâm thần” [25]. Những người thực hiện nghiên cứu này cho rằng đây là
nghiên cứu cần thiết để giúp thông tin cho cộng đồng các vấn đề sức khỏe tâm
8


thần, đồng thời đây là một cách tiếp cận toàn dân để hiểu và giải quyết các
nguy cơ gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần cũng như các yếu tố bảo vệ giúp
người dân phòng ngừa và chữa trị khi gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần.
Các nghiên cứu nhằm đưa ra những chiến lược phòng ngừa RLSKTT cũng
khá phổ biến trên thế giới. Trong đó phải kể đến “Hướng dẫn về phòng chống
RLSKTT (2011) củahiệp hội tâm thần Châu Âu”, hướng dẫn này đã nói rằng
“Một cơ sở khoa học cho thấy bằng chứng chúng ta có thể ngăn ngừa nhiều
rối loạn tâm thần, tình cảm và hành vi trước khi họ bắt đầu gặp phải những rối
loạn này” [49].
Về vấn đề chữa trị có bài viết của bác sĩ tâm thần Allen Frances (2013)
nói về vấn đề sự tin cậy đối với các chẩn đoán tâm thần và cho rằng các chẩn
đốn vẫn cịn dựa hồn toàn vào đánh giá chủ quan [49].
Các tác giả Christine A. Harrison, Mark R.Dadds, và Glen Smith thuộc Trường
Tâm lý học của Đại học Queensland, Brisbane, Queensland, Úc đã thực hiện
nghiên cứu về các chỉ trích của các gia đình có bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ở các gia đình có nhiều lời chỉ trích thì bệnh nhân có
nhiều triệu chứng tiêu cực hơn so với nhóm cịn lại

Brown GW, Birley JLT, Wing JK cũng chỉ ra bằng chứng cho thấy rằng mơi
trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến q trình tiến triển của bệnh tâm
thần phân liệt, đặc biết một số nghiên cứu về việc bày tỏ cảm xúc hoặc các chỉ
trích của những người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đã chứng minh
kết quả rẳng ở môi trường gia đình có mức độ thể hiện cảm xúc ở mức cao có
tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn gấp ba lần so với những gia đình có mức độ thể
hiện cảm xúc thấp.
Như vậy có thể thấy là đã có những nghiên cứu về nhận thức và thái độ
của người dân đối với vấn đề sức khỏe tâm thần và mục đích của những
nghiên cứu này cũng chủ yếu là nhằm đưa ra những chiến lược phát triển khả
năng ứng phó và phịng ngừa rối loạn sức khỏe tâm thần. Còn những nghiên
cứu về nhận thức và thái độ đối với vấn đề Rối loạn sức khỏe tâm thần thì
9


dường như rất ít và chỉ có những nghiên cứu nhằm đo các rối loạn tồn tại ở
mỗi người dân. Chẳng hạn như nghiên cứu của tác giả Bayram, Bilgel.N mô
tả cắt ngang trên 1.617 sinh viên trầm cảm, lo âu và stress với mức độ nặng
vừa phải hoặc cao hơn đã được tìm thấy ở 27%, 47% và 27% người trả lời
tương ứng.
Tác giả Mahadeo Shinde, Amol Desai, Shivaji Pawarđã tiến hành nghiên
cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của những người chăm sóc bệnh nhân
tâm thần phân liệt. Nghiên cứu được thực hiện trên 50 người chăm sóc tại
Viện sức khỏe tâm thần ở Tây Maharashtra, Ấn Độ bằng bảng hỏi bán cấu
trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy 30% người nghiên cứu khơng có kiến thức
về tâm thần phân liệt. Cha và người thân là những người chăm sóc chính cho
bệnh nhân. Người chăm sóc coi can thiệp y tế là quan trọng nhất, nhưng họ
cũng ủng hộ các can thiệp hỗ trợ như tư vấn và hỗ trợ gia đình. Vấn đề tài
chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc theo dõi bệnh
nhân.[39]

Một nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản về kiến thức tâm thần
phân liệt và thái độ hướng tới tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ nhằm phòng
ngừa trước những triệu chứng sớm của tâm thần phân liệt ở học sinh trung
học. Khách thể nghiên cứu gồm 666 ông bố và 613 bà mẹ., trong đó 97,5%
ơng bố đều từ 40 đến 59 tuổi; 78,3% bà mẹ tuổi từ 40 đến 49. Phân tích thống
kê bao gồm kiểm tra chéo, bài kiểm tra chi bình phương và phân tích hồi quy
đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa bố và mẹ
xung quanh kiến thức cơ bản về tâm thần phân liệt (P <0,001); tuy nhiên, bố
và mẹ không có sự khác biệt đáng kể về thái độ của họ đối với tâm thần phân
liệt (P> 0,05). Bố và mẹ có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc tìm kiếm nơi
giúp đỡ, chăm sóc y tế tại một khoa tâm thần (P <0,05) và trong việc tìm
kiếm sự giúp đỡ từ y tá ở trường của con em mình (P <0,001). Các ơng bố và
bà mẹ cũng khác biệt nhau về quyết định khơng tìm kiếm sự giúp đỡ (P
<0,001). Trong phân tích về phản ứng của cha mẹ dành cho một đứa trẻ mất
ngủ và thu rút xã hội, phân tích hồi quy đa biến cho thấy rằng cha và mẹ khác
10


biệt đáng kể trong khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế tại một khoa tâm thần và
từ một y tá nhà trường và có khả năng khơng tìm kiếm sự trợ giúp (P <0,05, P
= 0,001 và P = 0,001). Tóm lại, hành vi giúp đỡ có khác nhau giữa cha và mẹ
Nhật. Do đó những phát hiện này hỗ trợ trong việc phát triển các chương trình
giáo dục tâm thần phân liệt mà mục tiêu là đẩy nhanh sự can thiệp.[48]
Amanda Worrall có một bài viết về kỹ năng và kiến thức của cha mẹ có
con cái được chẩn đoán tâm thần phân liệt. Bài viết được chia thành 2 phần :
phần đầu mô tả sự khám phá ra 4 chủ đề khác nhau mà các bậc cha mẹ muốn
thảo luận : Xấu hổ và buồn phiền, giận dữ và tuyệt vọng, tội lỗi và tự trách
mình, và cách đối phó. Phần sau mơ tả những tài liệu thu thập được tạo qua
những cuộc nói chuyện nâng đỡ họ trong thời gian chịu đựng đau khổ.
Các bậc cha mẹ diễn tả các cung bậc cảm xúc và trải nghiệm đa dạng,

nhiều trong số đó là thái độ và niềm tin hiện hành về các bệnh lý tâm thần trên
các nền văn hóa rộng hơn :
 Cảm xúc cô lập chiếm một phần lớn trong cuộc đời
 Một số bậc cha mẹ cảm thấy bị cản trở bởi ý nghĩ tội lội và tự trách bản thân
 “Thất bại” là cảm giác mà họ miêu tả cứ quét qua họ như những cơn
sóng thủy triều. Họ có những suy nghĩ như “ Tôi không xứng đáng làm
cha mẹ” ,”Đây là lỗi lầm của tôi mà con tôi mới bị tâm thần phân liệt”
,”Tơi phải có gì đó yếu đuối truyền qua con tôi : những bộ gen bị lỗi
hay những thứ khác khơng tương thích !” ,”Tơi đã làm gì sai?”
 Xấu hổ và buồn bã là cảm giác chung ,cũng như là cảm giác khơng có
giá trị,cảm giác bất lực và vô vọng.
 Trầm cảm và lo âu thường xuyên là những vị khách không mời mà đến,
để tạo thêm những cảm xúc ở cực trên.(?).[46]
1.2 Các khái niệm công cụ đề tài
1.2.1 Khái niệm nhận thức
1.2.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa về nhận thức, ở đây xin nêu ra một số định nghĩa
thường được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam.

11


Theo từ điển Tiếng Việt, Nhận thức là kết quả của quá trình phản ánh
và tái hiện hiện thực trong tư duy, kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế
giới khách quan. [9]
Theo định nghĩa này có thể thấy nhận thức vừa là một q trình phản
ánh có mở đầu, diễn tiến và kết thúc của tư duy con người với hiện thực
khách quan vừa là kết quả của sự phản ánh đó. Khi đã nhận thức được một
hiện thực nào đó hay nói cách khác là có nhận thức về bất kỳ một vấn đề nào
đó trong cuộc sống, con người lại dùng chính nhận thức đó để tiếp tục tiến

hành những quá trình nhận thức mới. Sự nhận biết là nhận thức sơ khai đầu
tiên, giúp con người thu được những kết quả nhận thức ban đầu từ thế giới
khách quan, là cơ sở để con người tiến hành sự phản ánh cao hơn nhằm thu
được sự hiểu biết sâu rộng về sự vật hiện tượng của thế giới.
Theo từ điển triết học, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích
cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên
cơ sở thực tiễn. [6]. Như vậy, để cải tạo thực tiễn hướng đến việc phục vụ cho
cuộc sống, con người khơng ngừng tìm hiểu, tác động vào thế giới khách
quan để có được những nhận thức nhất định về hiện thực khách quan. Với
những nhận thức có được về hiện thực khách quan con người tự nguyện tìm
hiểu và tác động vào thế giới khách quan với thái độ tích cực và những sáng
kiến mới nhằm biến đổi thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống ngày càng phát triển
của con người.
Theo từ điển tâm lý năm 2011 do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên,
nhận thức (tiếng Pháp: Connaisance) là quá trình hoặc kết quả phản ánh và
tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết là hiểu biết thế giới khách quan.
Quá trình ấy đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức, diễn ra ở các
mức độ [14]
+ Kinh nghiệm hàng ngày về các đồ vật và người khác, mang tính tự phát,
thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống.
+ Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ thống với ý
12


thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng – sai.
Trong quá trình nhận thức này, những cái sai sẽ dần dần được loại bỏ
để con người có được nhận thức đúng đắn về hiện thực khách quan.
Theo từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) thì nhận thức là
hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu
biết những quy luật về những hiện tượng, q trình nào đó [2]…

Những quan điểm nêu trên đều có những điểm tương đồng khi định
nghĩa về nhận thức. Cụ thể đều xem nhận thức là một q trình phản ánh hiện
thực khách quan thơng qua sự nhận biết và các bước của tư duy. Sản phẩm
của q trình nhận thức có thể là nhận thức đúng đắn và sai lầm nhưng thơng
qua sự tích cực và tự giác con người sẽ dần dần loại bỏ cái sai và có nhận thức
đúng đắn để cải thiện hiện thực khách quan làm cho nó ngày càng phục vụ
cuộc sống con người ngày một tốt hơn.
Tác giả Phạm Minh Hạc xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của
đời sống tâm lý con người, hai mặt cịn lại là tình cảm và hành động. Trong
khi hoạt động để tồn tại trong thế giới tự nhiên và môi trường xã hội, con
người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực của bản
thân mình, để trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động.
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận
thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Kết quả nhận thức
có thể cho ra sản phẩm là nhận thức đúng hoặc nhận thức sai, nhận thức từng
bộ phận hay nhận thức cái tổng thể, nhận thức một phần hay nhận thức trọn
vẹn sự vật hiện tượng, nhận thức thuộc tính bên ngồi hay đi sâu vào bản chất
bên trong, dẫn đường tìm ra quy luật và chân lý [13].
Như vậy, theo định nghĩa này cần xác định ba yếu tố:
+ Thứ nhất, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Nếu con
người có nhận thức tốt là q trình phản ánh hiện thực khách quan đúng đắn,
đầy đủ.
+ Thứ hai, nhận thức có mối quan hệ với tình cảm, thái độ. Tức là khi con
13


người nhận thức tốt sẽ chỉ đạo, định hướng, điều khiển tình cảm, và giúp con
người tỏ thái độ phù hợp.
+ Thứ ba, nhận thức có mối quan hệ với hành động. Nghĩa là nhận thức tốt sẽ
làm động lực thúc đẩy con người hành động và đạt kết quả tốt.

Với mục đích nghiên cứu khơng nhằm tìm hiểu chun sâu về bản chất của
nhận thức mà chỉ lựa chọn và chấp nhận một số quan điểm để làm cơ sở lý
luận theo hướng nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu xin lựa chọn định
nghĩa của tác giả Phạm Minh Hạc để làm cơ sở nghiên cứu vì sự phù hợp của
nó với đối tượng nghiên cứu của đề tài và chúng tôi đặc biệt quan tâm và lưu
ý đến yếu tố thứ nhất và thứ hai nêu trên vì nó là cơ sở cho hướng nghiên cứu
của đề tài và cho thấy được mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ của nhóm
khách thể đối với đối tượng nghiên cứu.
1.2.1.2 Các mức độ của nhận thức
Nhận thức là một quá trình tâm lý hết sức đa dạng, phức tạp và được
thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Hiện nay, trong tâm lý học việc phân chia
các mức độ của q trình nhận thức cũng có nhiều quan niệm khác nhau.
Nhưng quan niệm phổ biến và được dùng rộng rãi nhất là các quan niệm sau:
* Quan niệm thứ nhất: Nhận thức được chia làm hai mức độ là nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính
+ Nhận thức cảm tính: q trình nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp của hoạt
động nhận thức, tuy đơn giản nhưng nó mang lại những tài liệu đầu tiên cho
nhận thức của con người. Nhận thức cảm tính bao gồm quá trình cảm giác và
tri giác [12].
(1) Cảm giác: là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng
thuộc tính, bề ngồi của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các
giác quan của con người (màu sắc, hình dáng, khối lượng…)
Quá trình cảm giác bao gồm 3 khâu như sau:
- Khâu 1: kích thích xuất hiện và tác động vào một cơ quan thụ cảm
- Khâu 2: Xuất hiện xung thần kinh được truyền theo các dây thần kinh tới não
14


-


Khâu 3: Vùng thần kinh cảm giác tương ứng ở vỏ não hoạt động tạo ra

cảm giác Ngoài ra, con người cịn có những cảm giác từ các kích thích xuất
hiện bên trong cơ thể, phản ánh chính các trạng thái cơ thể đang tồn tại (cảm
giác đói, cảm giác khát…)
(2) Tri giác: là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngồi của sự
vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Hình ảnh của sự vật
có được là dựa trên cơ sở của các thông tin do cảm giác đem lại, dựa trên việc
tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngồi thành một thể thống nhất theo đúng
cấu trúc của sự vật, hiện tượng khách quan [12].
Như vậy, cảm giác được coi như là một nguồn cung cấp thông tin đầu vào,
còn tri giác là tổ hợp, diễn giải, gán ý cho các thơng tin đó.
+ Nhận thức lý tính: là q trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên
trong, bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Nhận thức lý
tính gồm có q trình tư duy và tưởng tượng.
(1) Tư duy: là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan
mà trước đó ta chưa biết.
Xét trên phương diện lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì
có các loại tư duy sau
- Tư duy trực quan hành động: đây là loại tư duy xuất hiện sớm nhất về
phương diện phát sinh chủng loại cũng như về phương diện phát sinh cá thể.
Là loại tư duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ
thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được.
- Tư duy trực quan hình ảnh: loại tư duy này chỉ có ở con người, đặc biệt là ở
trẻ nhỏ. Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng
sự cải tổ tình huống chỉ dựa trên bình diện hình ảnh
- Tư duy trừu tượng: là loại tư duy ra đời muộn nhất và chỉ có ở con người.
Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên việc sử dụng
các khái niệm, các kết cấu lôgic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.

15


Ba loại tư duy này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và
chi phối lẫn nhau, trong đó tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan
hình ảnh là cơ sở cho tư duy trừu tượng.
(2) Tưởng tượng: là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.
Về nội dung phản ánh, tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa
từng có trong kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội.
Về phương thức phản ánh, tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng
đã có nhờ phương thức chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, mô phỏng…
Về sản phẩm phản ánh của tượng tượng là những biểu tượng mới được
xây dựng từ các biểu tượng đã có (biểu tượng của trí nhớ). Biểu tượng của
của tưởng tượng mang tính khái quát, biểu tượng của biểu tượng.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức lí tính được bắt đầu và thực
hiện chủ yếu bằng hình ảnh nhưng vẫn mang tính khái qt và gián tiếp.
Tưởng tượng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những
biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính mang lại. Tưởng tượng cũng có
quan hệ chặt chẽ với ngơn ngữ và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn.
* Quan niệm thứ hai: Bloom chia lĩnh vực nhận thức thành 6 mức độ hoạt
động tri thức, theo một tiến trình liên tục từ dễ đến khó [13]:
(1). Biết: chủ yếu là sự ghi nhớ và tái hiện được các sự kiện, khái niệm cơ bản
và các câu trả lời, cũng bao gồm việc có thể xác định, miêu tả, gọi tên, phân
loại, nhận biết một sự vật hiện tượng, khái niệm hoặc mô phỏng, bắt chước
một thao tác.
(2). Hiểu: hiểu nghĩa, có thể tóm tắt nội dung hoặc diễn giải khái niệm, có thể
biến đổi tương đương, hoặc chứng minh sự hiểu biết về các sự kiện và ý
tưởng bằng cách so sánh, đối chiếu, có thể nêu ví dụ minh họa.

(3). Vận dụng: có thể sử dụng thơng tin hay khái niệm trong tình huống mới,
biết thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng thao tác và các quy tắc theo một
cách khác, có thể giải
16


quyết vấn đề bằng cách áp dụng kiến thức đã thu được, dự đoán các sự kiện
tiếp theo dựa trên dữ kiện đã có.
(4). Phân tích: biết phân chia thơng tin, khái niệm thành những bộ phận, nhận
ra mối quan hệ giữa những bộ phận ấy, biết xem xét động cơ hoặc nguyên
nhân của sự vật, hiện tượng, biết suy luận và tìm bằng chứng cho những nội
dung khái quát
(5). Tổng hợp: biết chắp ghép các thành phần với nhau, khái quát hóa để tạo nên
nội dung mới, biết tái cấu trúc để tạo thành tổng thể mới, biết kết hợp các thông tin
với nhau theo những cách khác nhau hoặc đề xuất các giải pháp thay thế.
(6). Đánh giá: có thể nhận xét, nhận định, phê bình ý nghĩa hoặc giá trị của sự
vật, hiện tượng dựa trên sự xem xét lược sử trình tự vấn đề, có thể lượng định
các các dữ kiện để khẳng định hoặc bác bỏ một luận điểm.
Cách phân chia này của Bloom được biết đến rộng rãi vì tính ứng của nó đặc
biệt là trong lĩnh vực dạy học.
* Quan niệm thứ ba: chia các mức độ nhận thức thành 3 mức độ như sau:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng [11].
+ Nhận biết: tức là có thể nhận lại, thậm chí nhắc lại các tài liệu, các tri thức
theo trình tự nhất định đã được tiếp nhận. Ở mức độ này con người hiểu được
hình thức của tài liệu chứ chưa hiểu được nội dung tài liệu hoặc hiểu một cách
hời hợt. Mức nhận biết giúp con người phân biệt được sự vật, hiện tượng trên
cơ sở những dấu hiệu bề ngoài.
+ Mức độ thông hiểu: Ở mức độ này tức là nắm được nội dung tài liệu, có thể
trình bày được nội dung của tài liệu nhưng chưa vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể.
+ Mức độ vận dụng: là khả năng vận dụng tài liệu đã tiếp thu vào hoàn cảnh

điều kiện cụ thể. Để đạt được mức độ này mỗi người cần phải: Say mê với
cơng việc mình đang làm, có trình độ và kiến thức văn hóa nhất định; có lịng
thương u đối với con người.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ so với
học viên nên trong ba quan niệm nêu trên, người nghiên cứu đánh giá mức độ
nhận thức của thân nhân đối với vấn đề nghiên cứu dựa theo quan niệm thứ
17


ba. Việc lựa chọn quan điểm ngoài việc phù hợp với nhận thức của thân nhân
đối với một vấn đề khá mới mẻ này còn tạo ra những thuận lợi cho người
nghiên cứu trong việc xây dựng nội dung của phiếu điều tra và trong q trình
phân tích các số liệu thu được từ phiếu điều tra.
1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
Nhận thức của mỗi người bị tác động bởi nhiều yếu tố, từ các yếu tố bẩm sinh
đến mơi trường sống, lứa tuổi…Trong đó, có những yếu tố có sự tác động
nhiều nhất như:
(1) Bẩm sinh di truyền: cấu tạo của não bộ, đặc điểm hệ thần kinh, giác
quan… sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người, cụ thể đó là tốc
độ xử lí và tiếp nhận các kiến thức nhanh hay chậm.
(2) Giới tính: Trong q trình phát triển của mỗi người chúng ta, thông qua
việc dạy dỗ, cách cư xử của cha mẹ và những người lớn xung quanh chúng ta
ý thức được “giới tính” của bản thân. Với bản sắc riêng của giới tính nam
hoặc nữ sẽ có những ảnh hưởng nhất định và tạo nên những khác biệt trong
suy nghĩ giữa nam giới và nữ giới.
(3) Lứa tuổi: Ở những giai đoạn lứa tuổi khác nhau cùng với sự trưởng thành
hơn cả về mặt thể lý và tâm lý sẽ có những ảnh hưởng nhất định và tạo nên
những khác biệt trong nhận thức của mỗi người ở mỗi giai đoạn lứa tuổi.
(4)Môi trường sống: Với những môi trường sống khác nhau, chịu ảnh hưởng
từ những gì diễn ra xung quanh bản thân trong mỗi mơi trường sống đó như

từ các mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ với những người xung quanh, với gia
đình, chịu ảnh hưởng từ lối sống của mọi người xung quanh, lối sống của gia
đình…tất cả những yếu tố này sẽ tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến việc
định hướng giá trị sống của mỗi cá nhân. Định hướng giá trị khác nhau ở mỗi
cá nhân sẽ cho thấy quá trình nhận thức khác nhau ở mỗi cá nhân.
1.2.2 Bệnh tâm thần phân liệt
1.2.2.1.Lịch sử tâm thần phân liệt:
- Bệnh tâm thần phân liệt đã được mô tả từ năm 1400 trước cơng ngun và
chính sự đa dạng về lâm sàng của bệnh này đã tiếp tục lôi cuốn sự chú ý của
18


×