Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hiệu lực pháp lý của đảo trong phân định biển theo pháp luật và thực tiễn quốc tế luận văn ths luật 60 38 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ TUYẾT LÊ

HIÖU LựC PHáP Lý CủA ĐảO TRONG PHÂN ĐịNH BIểN
THEO PHáP LT Vµ THùC TIƠN QC TÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ TUYẾT LÊ

HIÖU LựC PHáP Lý CủA ĐảO TRONG PHÂN ĐịNH BIểN
THEO PHáP LT Vµ THùC TIƠN QC TÕ
Chun ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Tuyết Lê


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẢO, HIỆU LỰC CỦA ĐẢO VÀ
VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN ........................................................... 7
1.1.

Khái niệm đảo, quần đảo .................................................................. 7

1.1.1.


Khái niệm đảo ..................................................................................... 7

1.1.2.

Khái niệm quần đảo ............................................................................ 9

1.2.

Các yếu tố tạo thành đảo, phân loại đảo ....................................... 10

1.2.1.

Các yếu tố tạo thành đảo ................................................................... 10

1.2.2.

Phân loại đảo và các loại cấu trúc trên biển ...................................... 21

1.3.

Tổng quan về phân định biển và tranh chấp phân định biển ..... 30

1.3.1.

Khái niệm phân định biển ................................................................. 30

1.3.2.

Cơ sở pháp lý của phân định biển ..................................................... 31


1.3.3.

Các phương pháp phân định biển...................................................... 43

1.3.4.

Các hoàn cảnh hữu quan ảnh hưởng đến quá trình phân định biển ......... 45

Chương 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ
HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA ĐẢO TRONG PHÂN ĐỊNH BIỂN..... 49
2.1.

Khái niệm “quy chế pháp lý của đảo” và “hiệu lực pháp lý
của đảo” trong phân định biển ...................................................... 49


2.1.1.

Các định nghĩa................................................................................... 49

2.1.2.

Ý nghĩa, vai trò của “hiệu lực pháp lý của đảo” trong phân định biển ...... 50

2.2.

Quy chế pháp lý cụ thể của đảo theo quy định của C ng
ước Luật Biển 1 2 ......................................................................... 51


2.2.1.

Những v ng biển của đảo thuộc quốc gia ven biển .......................... 51

2.2.2.

V ng biển của quốc gia quần đảo ..................................................... 56

2.2.3.

V ng biển và quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc nổi lúc chìm ...... 58

2.2.4.

Quy chế của các đảo nhân tạo, thiết bị và cơng trình trên biển ........ 58

2.3.

Các loại hiệu lực của đảo trong phân định biển ........................... 60

2.4.

Thực tiễn quốc tế về hiệu lực pháp lý của đảo trong phân
định biển........................................................................................... 64

2.4.1.

Hiệu lực của đảo xem xét trong thực tiễn phân định giữa các
nhóm quốc gia ................................................................................... 65


2.4.2.

Hiệu lực của đảo trong phân định biển giữa các quốc gia có bờ
biển tiếp liền hoặc đối diện ................................................................ 68

2.4.3.

Hiệu lực của đảo trong phân định lãnh hải, v ng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa, thềm lục địa mở rộng ..................................... 70

2.4.4.

Hiệu lực của đảo xem xét trong thực tiễn một số hiệp định phân
định biển của các nước ...................................................................... 78

Chương 3: HIỆU LỰC CỦA ĐẢO TRONG PHÂN ĐỊNH BIỂN
CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG ................................................. 80
3.1.

Tổng quan về Biển Đ ng và vấn đề chủ quyền của Việt nam..... 80

3.1.1.

Vị trí địa lý của Biển Đông ............................................................... 80

3.1.2.

Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông............................. 82

3.2.


Thực tiễn vấn đề hiệu lực đảo trong hoạt động phân định
biển của Việt Nam với các quốc gia láng giềng ............................ 83

3.2.1.

Phân định biển Việt Nam - Thái Lan ................................................ 83


3.2.2.

Phân định biển Việt Nam - Indonesia ............................................... 85

3.2.3.

Phân định biển Việt Nam - Trung Quốc ........................................... 86

3.3.

Vai trò của vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phân
định Biển Đ ng ................................................................................ 93

3.3.1.

Phạm vi địa lý của hai v ng đảo Hoàng Sa, Trường Sa ................... 93

3.3.2.

Hiệu lực pháp lý của hai v ng đảo Hoàng Sa, Trường Sa ................ 94


3.3.3.

Hiệu lực pháp lý của các thực thể thuộc hai v ng đảo Hoàng
Sa, Trường Sa .................................................................................... 96

3.4.

Định hướng và đề xuất cho Việt Nam liên quan đến vấn đề
hiệu lực của đảo trong hoạch định các vùng biển ở Biển Đ ng ... 100

3.4.1.

Đối với việc tiếp tục phân định các khu vực chồng lấn với các
quốc gia láng giềng ......................................................................... 100

3.4.2.

Đối với việc xác định hiệu lực của các thực thể thuộc hai v ng
đảo Hoàng Sa và Trường Sa ........................................................... 104

KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COC

: Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông


DOC

: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đơng năm 2002

EEZ

: V ng đặc quyền kinh tế

ICJ

: Tịa án Cơng lý quốc tế

ITLOS

: Tịa án quốc tế về Luật biển

UNCLOS : Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Đường phân định lãnh hải giữa Bangladesh và Myanmar
do ITLOS quyết định


73

Hình 3.1. Bản đồ đường phân định ranh giới biển Việt Nam –
Thái Lan theo Hiệp định phân định năm 1997

84

Hình 3.2.

Bản đồ đường phân định ranh giới thềm lục địa Việt
Nam - Indonesia theo Hiệp định phân định năm 2003

85

Hình 3.3. Bản đồ đường phân định ranh giới thềm lục địa Việt
Nam - Trung Quốc theo Hiệp định phân định năm 2000

88

Hình 3.4. V ng đảo Hồng Sa và v ng đảo Trường Sa của Việt
Nam trên Biển Đông

95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dương bao la với nhiều nguồn tài nguyên phong phú chưa được
khai thác. Do vậy, việc chiếm hữu một v ng biển rộng lớn có ý nghĩa rất to
lớn đối với việc phục vụ phát triển kinh tế - kỹ thuật của các quốc gia. Theo

UCLOS 1982, hiệu lực của các đảo là tác động do sự hiện diện của chúng để
có được các v ngg biển bao quanh. Hiệu lực các đảo rất khác nhau trong phân
định biển, để đánh giá hiệu lực của đảo chúng ta phải xem xét đến việc có
thỏa mãn các yếu tố được quy định tại 03 khoản của Điều 121 UCLOS 1982,
đặc biệt là yếu tố dân cư và khả năng phát triển kinh tế. Sự hiện diện của các
đảo tại khu vực phân định tạo nên hồn cảnh đặc biệt, việc tính hiệu lực cho
các đảo t y từng trường hợp có khác nhau nhưng phải đáp ứng ngun tắc
cơng bằng. Từ đó phát sinh những xung đột về xác định chủ quyền quốc gia
trên biển, các đảo trên biển. Hiện nay, tranh chấp về các đảo đang diễn ra
ngày càng phổ biến và có tính chất căng thẳng dẫn đến leo thang xung đột gây
ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, nó cũng là nguy cơ cho các cuộc
chiến tranh lãnh thổ. Trong quá khứ, chúng ta đã biết đến các tranh chấp giữa
Nga và Nhật đối với quần đảo Kuril, tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) giữa
Trung Quốc và Nhật. Việt Nam là một quốc gia ven biển với nhiều hịn đảo,
v ng đảo lớn, nhỏ cũng đang nóng lên với tranh chấp tại V ng đảo Hoàng Sa,
Trường Sa với các quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei
và một thực thể quốc tế đặc biệt - Đài Loan. Do vậy, vấn đề hiệu lực pháp lý
của đảo trong phân định biển theo pháp luật và thực tiễn quốc tế có tính cấp
thiết để đóng góp các biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp trên biển
đang trở nên căng thẳng trên mọi trận tuyến từ ngoại giao, chính trị đến quân
sự, pháp luật trong bối cảnh hiện nay.

1


Để xác định hiệu lực pháp lý của đảo trong phân định biển, chúng ta
cần nghiên cứu và xác định những vấn đề sau: thế nào là đảo? Các trường hợp
đảo được hưởng hiệu lực toàn phần, một phần hoặc bỏ qua hiệu lực trong
phân định các v ng biển lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa… Và phần quan trọng không thể bỏ qua là việc áp dụng những quy

định của UCLOS 1982 trong thực tiễn phân xử quốc tế về hiệu lực của đảo
trong các trường hợp phân định biển giữa các quốc gia. Những kiến thức về
vấn đề này sẽ góp phần:
Thứ nhất: khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật
quốc tế về chế định đảo, hiệu lực pháp lý của đảo; thiết lập hệ luận cứ, luận
chứng phản bác hiệu quả các luận điểm thiếu căn cứ pháp lý hoặc khơng có
cơ sở theo pháp luật quốc tế trong việc xác định hiệu lực của đảo, công trình
nhân tạo trong phân định biển mà Trung Quốc đang cố tình áp dụng sai để tạo
ra các v ng biển thuộc chủ quyền rộng lớn thâu tóm Biển Đơng.
Thứ hai: nêu và phân tích các quyền và nghĩa vụ của Quốc gia ven bờ khi
có sự hiện diện của đảo, xây dựng các cơng trình nhân tạo trong q trình phân
định các v ng biển.
Thứ ba: từ các quy định của UNCLOS 1982, thực tiễn áp dụng vào
các trường hợp phân định biển như thế nào? Trong đó, gần đây nhất là
Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 về về hiệu lực pháp lý đối
với toàn bộ các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa trong vụ Phillippin
kiện Trung Quốc. Điều này chứng minh khi lập trường của các nước cịn
khác xa nhau thì UNCLOS 1982 sẽ là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực để các
bên đối chiếu, điều chỉnh lại yêu sách của mình cho ph hợp và giải quyết
các bất đồng, tranh chấp trên biển.
Thứ tư: tập hợp một số giải pháp, nguyên tắc trong quá trình giải quyết
tranh chấp phân định biển.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu hiệu lực pháp lý của đảo trong phân định biển được coi
là then chốt nhằm cung cấp các lập luận để giải quyết các bất đồng giữa các
quốc gia. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu lớn về vấn đề này.

Hiện nay, đã có một số bài báo, bài tham luận liên quan đến vấn đề này, cụ thể
như sau: (i) của tác giả Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến: Bài viết "Vấn đề phân
định biển trong Luật Quốc tế hiện đại" đăng tải trên Tạp chí Khoa học ĐHQG,
Kinh tế - Luật năm 2007; Bài viết “Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo
và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa”, đăng tải trên Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học năm 2009; Bài Tham luận "Địa vị pháp lý
của Đảo trong phân định Biển" tại Hội thảo Quốc gia về Biển Đông lần thứ hai
vào năm 2011; (ii) của tác giả Nguyễn H ng Cường, "Nguyên tắc công bằng
trong phân định thềm lục địa và các vùng biển trong Luật Quốc tế hiện đại",
đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, năm 2014.
Tuy nhiên, trong phạm vi là một bài báo hay một bài tham luận nên
cịn mang tính lẻ tẻ chưa có sự hệ thống và xâu chuỗi vấn đề hiệu lực của
đảo trong phân định biển từ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển để
giúp những người quan tâm đến vần đề này có kiến thức một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, các bài báo, bài tham luận chưa đi sâu vào thực tiễn vận dụng,
giải thích các quy định trên tại các cơ quan tài phán quốc tế, các điều ước
quốc tế song phương và pháp luật từng quốc gia về hiệu lực pháp lý của đảo,
quần đảo và các thực thể khác trong phân định biển. Hơn nữa, các bài báo,
bài tham luận này đã được viết từ lâu (năm 2007, 2009, 2011, 2014) nên
chưa cập nhật các thông tin mới diễn ra trên thực tiễn. Do đó, đề tài sẽ
nghiên cứu, rà soát lại và cập nhật quan điểm ph hợp chính xác nhất trên cơ
sở những tri thức mới nhất về đảo, làm rõ hơn hiệu lực của đảo trong phân
định biển theo pháp luật và thực tiễn quốc tế.

3


Đề tài sẽ tiếp thu, tổng hợp lại những kết quả đã được đúc rút, đồng
thời tiếp tục tìm hiểu, đi sâu và phát triển những nội dung chưa được nghiên
cứu, nghiên cứu đã cũ hoặc nghiên cứu chưa sâu nhằm đóng góp cho nền

luật học Việt Nam trong lĩnh vực biển, đảo những tri thức mới nhất, chuẩn
xác nhất, đầy đủ nhất, góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
trên Biển Đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật
quốc tế, trong đó chủ yếu là các quy định của Công ước Luật biển 1982; các
quy định pháp luật của Việt Nam và các quốc gia hữu quan; thực tiễn áp dụng
pháp luật quốc tế của các cơ quan tài phán quốc tế và sự giải thích trong các
điều ước quốc tế; các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngồi nước về
các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận văn.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm cả không gian lẫn thời gian
theo sát mục tiêu nghiên cứu: từ lý luận đến thực tiễn; từ pháp luật quốc gia
đến pháp luật quốc tế; từ trước đến sau khi hình thành Cơng ước Luật biển
1982; từ pháp luật đến các lĩnh vực khác như địa lý, lịch sử, quân sự…
4. Tính mới của đề tài
Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu thường chú trọng đến khía cạnh
quy chế pháp lý của đảo mà chưa chú trọng nhiều đến việc vận dụng quy chế
pháp lý để xác định hiệu lực pháp lý của đảo trong phân định biển. Đề tài tập
trung đi sâu nghiên cứu và xác định hiệu lực pháp lý của đảo một khía cạnh quan
trọng nhưng từ trước đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu sâu và chuyên biệt.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những tri thức đa ngành
mới nhất, trong đó trọng tâm là tri thức pháp luật quốc tế trong và ngoài
nước liên quan đến phạm vi, hiệu lực của đảo, quy chế pháp lý các v ng
biển... Đề tài cũng sẽ dành phần lớn dung lượng để nghiên cứu về quy chế

4


pháp lý của các đảo nhân tạo, cơng trình, thiết bị trên biển theo pháp luật
và thực tiễn quốc tế. Đây là vấn đề đã được đề cập từ lâu nhưng ít được

quan tâm, nghiên cứu, cập nhật.
Từ những nghiên cứu trên, đề tài cũng sẽ đề xuất giải pháp cụ thể,
những bước đi cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan điểm của mình
trong vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến hai v ng đảo Hoàng Sa,
Trường Sa, bao gồm: giải pháp đàm phán, thương lượng; giải pháp trung gian,
hòa giải; giải pháp sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế; giải pháp tạm
thời;... và các điều kiện đảm bảo nhằm thực thi hiệu quả các giải pháp trên.
Bằng việc giải quyết những vấn đề trên, Luận văn là một cơng trình
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp
phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn
Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, Luận văn được thể hiện trên cơ
sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm cơ bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta, giữ vững lập trường chính trị và đường
lối ngoại giao với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với chủ trương
hịa bình, hợp tác c ng phát triển, tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
Luận văn đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh luật học, tiếp cận dưới
góc độ luật so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Ngồi ra, cịn dựa trên sự kết hợp
giữa phương pháp nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phương pháp tích
hợp liên ngành, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và
lịch sử, đánh giá, diễn giải, dự báo, sử dụng số liệu thống kê,...
Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn
trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra

5


6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

được bố trí kết cấu thành ba phần như sau:
Chương 1. Tổng quan về Đảo, hiệu lực của Đảo và vấn đề phân định biển.
Chương 2. Quy chế pháp lý của Đảo theo quy định của Luật Pháp Quốc
tế và thực tiễn Quốc tế về hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển.
Chương 3. Hiệu lực của Đảo trong phân định biển của Việt Nam ở
Biển Đông.

6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẢO, HIỆU LỰC CỦA ĐẢO
VÀ VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN
1.1. Khái niệm đảo, quần đảo
1.1.1. Khái niệm đảo
Tồn tại rất nhiều các khái niệm về đảo trên các phương diện khoa học
khác nhau. Một khái niệm đơn giản thì “Đảo hay hịn đảo là phần đất được
bao quanh hồn tồn bởi nước nhưng khơng phải là một lục địa; tuy vậy,
khơng có một kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa”.
Về phương diện khoa học địa lý thì đảo là: Phần đất bị bao bọc xung
quanh bởi nước, thường xuyên nhô lên cao, không bị ngập khi mực nước thủy
triều lên cao nhất. Nguồn gốc hình thành đảo có thể là một phần của lục địa do
quá trình tách dần và lún xuống gây ra như các đảo Nhật Bản, Malaysia,
Indonesia, SriLanka… hoặc do hoạt động dưới núi lửa tạo thành như Hawai…
Có các đảo với nhiều dạng và các kích cỡ từ đảo san hô cho đến đảo lục địa.
Nhiều đảo đơn độc hay tụ hợp lại thành quần đảo hay kéo dài thành vịng
cung đảo. Đảo có thể là lục địa nếu nó nằm trên thềm lục địa và đai dương,
nếu có thể tách rời lục địa bằng một bồn vực hay một bồn trũng đại dương.
Trong các loại này ta phân biệt chằng hạn như các quần đảo Thái Bình
Dương, các đảo cao, núi nguồn gốc từ núi lửa, các đảo thấp nguồn gốc san hô,

đảo san hô gần các đầm phà khép kín, đảo nhân tạo…
Các khái niệm nêu trên và kế thừa sự phát triển của các quy định trong
lịch sử đã góp phần để xây dựng khái niệm thống nhất về Đảo trên phương
diện pháp lý tại Công ước Luật biển năm 1982.
* Khái niệm về Đảo trước Công ước 1958
Lần đầu tiên khái niệm về đảo được nhắc đến một cách chính thức là tại

7


Hội nghị pháp điển hóa La Hay 1930. Theo đó, các nhà khoa học pháp lý đã
đưa ra khái niệm về đảo đó là: “Một vùng đất có nước bao bọc xung quanh
thường xuyên ở mực nước cao”. Khái niệm này còn hết sức sơ lược và chưa thể
khái quát hết được các yếu tố cấu thành đảo mà chủ yếu vẫn dựa vào các khái
niệm vật lý tự nhiên và chỉ xét trên các yếu tố như v ng đất có nước bao bọc,
thường xuyên trên mực nước cao… Tại thời điểm đó đảo cũng như quy chế
pháp lý về đảo chưa được các quốc gia hay các nhà khoa học pháp lý quan tâm.
* Khái niệm về đảo trong Công ước 1958
Tại Hội nghị Geneve 1958 các quốc gia đã thống nhất đưa ra khái niệm
về đảo: “Đảo là vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc khi thủy triều
lên vùng đất này vẫn nổi trên mặt nước”. Khái niệm này đã phát triển cao hơn
so với khái niệm tại Hội nghị pháp điển hóa La Hay 1930 và ph hợp với tình
hình phát triển khoa học kỹ thuật của các quốc gia trên thế giới theo hướng có
khả năng xây dựng các cơng trình nhân tạo trên biển nhằm mục đích chiếm
hữu lãnh thổ.
* Khái niệm về đảo trong Công ước 1982
Khái niệm về đảo trong Công ước 1982 tại Hội nghị Liên hiệp quốc về
Luật Biển lần thứ 3 đã kế thừa các khái niệm về đảo từ Hội nghị pháp điển hóa
La Hay 1930 và Công ước 1958, đồng thời bổ sung các vấn đề về hình thành
v ng đặc quyền kinh tế và nguồn gốc hình thành đảo. Khái niệm này đã bao

quát được sự phát triển về khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế của các quốc gia
trên thế giới. Khái niệm này được quy định tại Điều 121 của Công ước 1982:
Chế độ các đảo
1. Một đảo là một v ng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi
thủy triều lên v ng đất này vẫn ở trên mặt nước.
2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, v ng tiếp
giáp, v ng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được

8


hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các
lãnh thổ đất liền khác.
3. Những hòn đảo đá nào khơng thích hợp cho con người đến
ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có v ng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa [16, Điều 121].
Như vậy, khoản 1 Điều 121 là sự kế thừa đối với những khái niệm đã
đước xây dựng từ trước đó. Mặt khác, điểm mới và đặc biệt tiến bộ của Công
ước 1982 là tại Khoản 2 Điều 121 đã đề cập đến việc một đảo nếu thỏa mãn
các điều kiện tại khoản 3 thì sẽ có địa vị pháp lý một cách đầy đủ có nghĩa là
đảo đó sẽ có v ng lãnh hải, v ng tiếp giáp lãnh hải, v ng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa. Các v ng biển này sẽ được xác định như đúng với lãnh thổ đất
liền theo các quy định của Công ước; Khoản 3 Điều 121 đã đưa ra sự phân
biệt đối với một đảo bình thường và một đảo đá. Theo đó, nếu một đảo khơng
thích hợp cho người đến sinh sống và khơng có đời sống kinh tế riêng có
nghĩa nó sẽ là đảo đá và chỉ có v ng lãnh hải và v ng tiếp giáp lãnh hải chứ
khơng có v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Quy định này là căn cứ xác
định v ng biển đối với một hòn đảo thông thường và đảo đá; giải quyết được
nhiều tranh cãi giữa các quốc gia trong các trường hợp lợi dụng đảo đá yêu
sách đòi chủ quyền đối với các v ng biển.

1.1.2. Khái niệm quần đảo
Theo Công ước Luật biển 1982:
Quần đảo là một nhóm các đảo, bao gồm các bộ phận của các
đảo, các v ng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có
liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể
thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về
mặt lịch sử [16, Điều 46, Khoản 2].
Trong quy chế dành cho quần đảo dường như cũng nhấn mạnh đến sự

9


hiện diện chủ yếu của “đảo” và các bộ phận hữu cơ của đảo; đối với các thực
thể khác trong quần đảo, lại được tập trung vào mối liên hệ của chúng với đảo
và bộ phận của đảo hơn là sự hiện diện mang tính độc lập này.
“Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay
nhiều quần đảo và có thể bao gồm một số hòn đảo khác” [16, Điều 46, khoản 1].
Quốc gia sở hữu một tổng thể các quần đảo có thể được coi là một quốc gia
quần đảo, được hoạch định các v ng biển giống như đối với các quốc gia ven
biển khác, chỉ khác biệt ở khả năng sử dụng đường cơ sở thẳng nối các điểm
là các đảo ở tận ngoài khơi xa với những điều kiện theo quy định Công ước.
Điều này khiến cho quốc gia quần đảo có được v ng nước quần đảo phía
trong đường cơ sở rất rộng lớn.
1.2. Các yếu tố tạo thành đảo, phân loại đảo
1.2.1. Các yếu tố tạo thành đảo
Khi Cơng ước 1982 có hiệu lực thi hành đã góp phần giải quyết các
tranh chấp về đảo và nó cũng trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc
gia xác định chủ quyền cũng như xác định các v ng biển của đảo đó. Tuy
nhiên, cần phải đi sâu phân tích các yếu tố tạo thành đảo do có sự khác biệt rất
lớn về địa vị pháp lý giữa đảo đá và đảo thơng thường. Vì vậy, việc xác định

một đảo có đáp ứng với điều kiện tại khoản 3 Điều 121 Cơng ước 1982 hay
khơng có một ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên, ta phân tích khoản 1 Điều 121,
đảo là một “v ng đất hình thành tự nhiên”:
- Một vùng đất
“Yêu cầu đảo theo nghĩa pháp lý phải là một v ng đất đã được ghi nhận
từ lâu. Như đã phân tích ở trên yêu cầu này có hai yếu tố. Thứ nhất, v ng đất
đó phải gắn tự nhiên với đáy biển. Thứ hai, v ng đất đó phải tồn tại thường
xuyên trên mặt biển. Hay nói một cách khác, khi nói đảo là “một v ng đất” thì
cũng có nghĩa là đảo khơng thể là vật thả trôi hay là các tảng băng mà phải

10


gắn hữu cơ với đáy biển. Cả Khoản 1 Điều 10 của Công ước 1958 về Lãnh
hải và V ng tiếp giáp và Khoản 1 Điều 121 của Công ước Luật Biển 1982
c ng thống nhất khẳng định đảo phải là v ng đất tự nhiên. Như vậy, cả hai
Công ước đều quy định thành phần cấu tạo địa chất của đảo là một tiêu chuẩn
để xác định quy chế đảo” [9].
Từ cơ sở những khái niệm về khoa học địa lý mà Công ước 1982 đã
đưa ra những khái niệm về mặt pháp lý trước hết đảo phải là một v ng đất và
nó phải gắn liền với đáy biển, khác với các vật thể trôi. Yếu tố cần xem xét kế
tiếp là nguồn gốc hình thành của đảo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 121
Công ước 1982 nhất thiết đảo phải có nguồn gốc hình thành từ tự nhiên.
- Nguồn gốc tự nhiên
“Trước Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển lần I, yếu tố đảo phải
là một v ng đất hình thành tự nhiên chưa được coi là một tiêu chuẩn để xác
định quy chế đảo. Tại Hội nghị Pháp điển hóa Luật pháp quốc tế La Hay năm
1930, một số nước như Pháp, Đức vẫn còn đề nghị dành cho các cấu trúc
nhân tạo quy chế đảo. Hội nghị không chấp nhận đề nghị này và không dành
quy chế đảo cho các đảo nhân tạo. Tuy vậy, Hội nghị cũng không loại đảo

nhân tạo ra khỏi khái niệm đảo. Báo cáo của Ủy ban Luật pháp quốc tế của
Liên hợp quốc năm 1954 còn đề nghị các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm có nhà
cửa xây dựng ở trên cũng được hưởng quy chế đảo. Đề nghị này không được
thông qua, nhưng các thành viên của Ủy ban cũng khơng khơng ủng hộ việc
địi hỏi đảo nhất thiết phải là v ng đất tự nhiên. Ủy ban đã thông qua đề nghị
của ông S.H. Lauterpacht là: “Đảo phải thường xuyên ở trên mức nước cao
trong các hồn cảnh bình thường”. Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật
Biển lần I, tiêu chuẩn đảo phải là một v ng đất hình thành một cách tự nhiên
đã được các quốc gia coi là một tiêu chuẩn để xác định quy chế đảo và ghi
nhận chính thức trong Điều 10 của Công ước 1958 về Lãnh hải và V ng tiếp

11


giáp. Công ước Luật biển 1982 cũng đã ghi nhận nội dung tương tự trong
Điều 121. Như vậy, trong cả Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần I
và lần III, các quốc gia đã dứt khốt khơng dành cho các cơng trình nhân tạo
quy chế đảo d nó có kích thước và đặc điểm như thế nào” [9].
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao nguồn gốc hình thành đảo lại quan trọng
đến vậy? Câu trả lời đúng đắn nhất là: tại thời điểm hiện tại có rất nhiều quốc
gia có tiềm lực mạnh về kinh tế và khoa học kỹ thuật, có đủ khả năng để xây
dựng những hòn đảo nhân tạo và nếu như cho những hòn đảo nhân tạo được
hưởng đầy đủ quy chế pháp lý như đối với đảo tự nhiên thì chắc chắn các
quốc gia lớn sẽ tận dụng các cơng trình nhân tạo này để mở rộng chủ quyền
trên biển. Vì vậy, để một đảo được hưởng một quy chế pháp lý đầy đủ nó phải
đáp ứng điều kiện về nguồn gốc hình thành là đảo tự nhiên. Yếu tố được nêu
tiếp theo là kích thước của một hịn đảo. Tại thời điểm bắt đầu, yếu tố kích
thước khơng được đưa vào một trong các yếu tố xác định một hòn đảo. Tuy
nhiên, có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng nếu một hịn đảo có kích
thước q nhỏ thì khơng được xác định là đảo.

- Kích thước
“Vấn đề một đảo phải có kích thước như thế nào mới được coi là một
đảo thật sự đã được thảo luận nhiều từ cuối thế kỷ 19 cho đến Hội nghị của
Liên hợp quốc về Luật Biển lần I nhưng chưa đạt được những thỏa thuận cụ
thể nào. Dự thảo Luật Biển của Hội nghị Pháp điển hóa Luật pháp quốc tế La
Haye năm 1930 và các Công ước Luật Biển 1958 đều khơng nhắc đến yếu tố
kích thước trong khái niệm đảo. Như vậy thì d nhỏ đến như thế nào thì đảo
cũng có lãnh hải và thậm chí cả thềm lục địa. Tuy vậy, đến trước Hội nghị của
Liên hợp quốc về Luật Biển lần III, quan điểm truyền thống về kích thước của
đảo bắt đầu thay đổi. Tại Ủy ban Đáy đại dương của Liên hợp quốc, Malta đã
đưa ra đề nghị là đảo phải có diện tích trên 1km2. Trong Hội nghị này, một số

12


đại diện của Tổ chức thống nhất Châu Phi đã ra Tuyên bố về các vấn đề của
Luật Biển, trong đó cơng nhận sự cần thiết phải tính đến các yếu tố và hồn
cảnh đặc biệt, bao gồm cả kích thước của đảo. “Đối với các đảo nhỏ dưới
1km2, các nước Châu Phi và Rumani đề nghị không dành cho các đảo này có
các v ng biển như các đảo khác mà chỉ dành cho các đảo này những v ng
biển có giới hạn hạn chế” [31]. Các chuyên gia nhận thấy nếu bất kỳ đảo nào
d có kích thước nhỏ đến đâu cũng có các v ng biển xung quanh nó thì sẽ tạo
ra lợi ích khơng bình đẳng cho các quốc gia ven biển có các đảo nhỏ và khơng
có người nằm rải rác khắp đại dương, thậm chí có thể tạo ra các v ng đặc
quyền kinh tế của các quốc gia đó tính từ ven biển. Bắt nguồn từ ngun nhân
đó, khái niệm đảo trong Cơng ước 1958 về Lãnh hải và V ng tiếp giáp đã
được sửa đổi lại. Tuy nhiên, việc xác định kích thước của đảo đã vấp phải sự
phản đối của các quốc gia có đảo nhỏ như Anh, Venezuela và các quốc đảo ở
Nam Thái Bình Dương. Họ lập luận rằng các đảo tuy nhỏ nhưng có dân sinh
sống và có khả năng tự cung tự cấp thì khơng thể bị bỏ qua. Các đảo nhỏ có

đủ diện tích cho cư dân sinh sống và tồn tại được đề nghị cũng được hưởng
quy chế đảo. Kết thúc, trong Công ước Luật Biển 1982, khái niệm đảo đã
khơng nêu kích thước cụ thể mà chấp nhận một công thức thỏa hiệp là
“Những đảo đá nào khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời
sống kinh tế riêng thì khơng có v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Đây
là một cách gián tiếp hạn chế kích thước của đảo. Rõ ràng là các đảo với diện
tích quá nhỏ thì khó có thể thích hợp cho người đến ở hoặc cho một đời sống
kinh tế riêng” [9].
Như vậy, sau nhiều tranh cãi thì kích thước của đảo khơng được đưa
vào là một trong các yếu tố xác định đảo. Việc này có cơ sở dựa trên thực tế
các hòn đảo nhỏ vẫn được hưởng một quy chế pháp lý đầy đủ có nghĩa là có
cả v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dẫn tới có nhiều v ng chồng lấn

13


gây phức tạp trong việc phân định biển, cũng là nguyên nhân gây ra tranh
chấp trên biển. Thêm vào đó, nếu đưa yếu tố kích thước vào khái niệm xác
định đảo sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền quốc gia cũng như quyền
lợi của quốc gia có nhiều hòn đảo nhỏ. Cuối c ng, phương án xét đến yếu tố
“thích hợp cho người sinh sống” hay có “đời sống riêng” có thể coi là dung
hịa nhu cầu của các quốc gia và không gây ra những xung đột cũng như tránh
được các tranh chấp trên biển.
- Có nước bao bọc
Theo khoản 1 Điều 121 của Công ước 1982 tiêu chuẩn đảo phải là
“…có nước bao bọc xung quanh, khi thủy triều lên vẫn ở trên mặt nước” yếu
tố này nhằm giúp phân biệt với các thực thể tự nhiên khác như bán đảo, bãi
cạn lúc nổi lúc chìm… Trong các trường hợp này thì các thực thể này sẽ
không được hưởng quy chế đầy đủ như đối với một đảo tự nhiên. Điều này đã
được nêu rõ trong Điều 13 Cơng ước năm 1982:

Bãi cạn lúc chìm lúc nổi
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (haut-fonds descouvrants) là những
v ng đất nhơ cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống
thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi tồn bộ
hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng
cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều
thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được d ng làm đường cơ sở
để tính chiều rộng lãnh hải.
Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hồn tồn ở cách lục địa
hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải,
thì chúng khơng có lãnh hải riêng [16, Điều 13].
- Thường xuyên ở trên mực nước biển khi thủy triều lên
“Tại hội nghị pháp điển hóa Lahaye 1930 đảo đã được khái niệm là một

14


v ng đất được hình thành tự nhiên có nước bao quanh và thường xuyên ở trên
mức thủy triều cao nhất. Năm 1954, trong dự thảo Điều 11 về khái niệm đảo
của Báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban Luật pháp quốc tế, đảo được khái niệm là
“một v ng đất có nước bao quanh thường xuyên ở trên mức nước cao”. Trong
khóa họp tiếp theo của Ủy ban, Báo cáo viên đã đề nghị đưa ra cụm từ “trong
hồn cảnh bình thường” vào trước cụm từ “thường xun trên mức nước cao”.
Có 9 phiếu của Ủy ban Luật pháp quốc tế đã ủng hộ đề nghị trên. Tuy vậy,
đồn Mỹ có ý kiến cho rằng u cầu đảo phải ở trên mực nước cao “trong hồn
cảnh bình thường” và ”thường xun” rất mâu thuẫn nhau; dường như khơng
có cái gọi là thủy triều bình thường và bất bình thường. Vì vậy, họ đề nghị
trong khái niệm đảo nên bỏ cụm từ “trong hồn cảnh bình thường” và “thường
xun” đi mà chỉ nêu đơn giản là: đảo là một v ng đất tự nhiên, có nước bao
bọc và ở trên mặt biển khi thủy triều lên. Dự thảo định nghĩa đảo của đoàn Mỹ

đã được Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần I chấp nhận và được đưa
vào trong Điều 10 của Công ước 1958 về Lãnh hải và V ng tiếp giáp” [9].
Tại Công ước 1958 đã sử dụng yếu tố “thường xuyên nổi trên mực
nước biển khi thủy triều lên” để xác định một thực thể có được hưởng quy chế
đầy đủ của một đảo không so với các thực thể khác. Quy định này được Công
ước 1982 kế thừa đầy đủ tại Điều 13 khi cho rằng các bãi cạn lúc nổi lúc chìm
thì sẽ khơng được hưởng quy chế pháp lý đầy đủ có nghĩa là các bãi cạn này
sẽ chỉ có v ng lãnh hải và tiếp giáp mà khơng có v ng thềm lục địa và đặc
quyền kinh tế. Ngoài ra, Điều 11 của Công ước 1958 cũng quy định một quy
chế pháp lý hạn chế hơn quy chế pháp lý dành cho dành cho đảo đối với các
thực thể tự nhiên nửa nổi nửa chìm. Cụ thể nếu các thực thể tự nhiên ở dưới
mực nước thủy triều cao nhất và trên mực nước thủy triều thấp nhất, nằm
hoàn tồn hay từng phần khơng vượt q chiều rộng của lãnh hải của đất liền
hoặc một đảo thì đường ngấn thủy triều thấp nhất sẽ được sử dụng để đo

15


chiều dài của lãnh hải. Một tác dụng khác của các cấu trúc tự nhiên nửa nổi
nửa chìm sẽ là mở rộng v ng lãnh hải của đảo. Tuy nhiên, đối với các cấu
trúc tự nhiên nằm xa hoàn toàn bờ biển ở một khoảng cách rộng hơn lãnh hải
nó sẽ khơng có bờ biển riêng.
Yếu tố xác định một thực thể có ln nổi trên mực nước biển khi thủy
triều lên là quan trọng nhất giúp phân biệt giữa đảo và những bãi cạn nửa nổi
nửa chìm. Do yếu tố này có tính khoa học và khách quan cao. Nếu các đảo và
bãi cạn nửa nổi nửa chìm có chung quy chế pháp lý sẽ tạo ra sự bất bình đẳng.
Và các quốc gia sẽ lợi dụng các bãi cạn để phân định biển nhằm mở rộng lãnh
thổ trên biển. Trong thực tế đã xẩy ra nhiều các vụ tranh chấp liên quan đến
yếu tố này. Ví dụ như: “Trong vụ tranh chấp giữa Anh và Pháp về ý nghĩa của
quy chế đảo đối với đảo đá Eddystone, phía Anh cho rằng Eddystone có quy

chế của đảo vì nó nổi lên trên mực nước thủy triều cao vào m a xuân. Nhưng
Pháp đã bác bỏ lập luận này với lý do là Luật Tập quán quốc tế không phân
biệt về mức thủy triều lên vào m a xuân hay với mức thủy triều lên vào các
m a khác. Mặc d Eddystone có thể nổi khi thủy triều lên vào m a xn
nhưng nó lại chìm khi thủy triều lên trong các m a khác thì nó vẫn khơng
được coi là một đảo” [31].
Các quốc gia đã đạt được sự thống nhất về địa vị pháp lý của các cấu
trúc nửa nổi nửa chìm. Ta có thể nhận thấy điều này trong cả hai Công ước
1958 và Công ước 1982 khi đều thống nhất không dành quy chế đảo cho các
cấu trúc nửa nổi nửa chìm.
- Thích hợp cho người đến sống hoặc có đời sống kinh tế riêng
Thuật ngữ “thích hợp cho người đến sống” hay “có đời sống kinh tế
riêng” là hai thuật ngữ khơng có định nghĩa cụ thể do vậy đây là một yếu tố
rất khó xác định trên thực tế. Nhiều ý kiến tranh luận của các chuyên gia đã
được đưa ra tại Hội nghị pháp điển hóa Lahaye 1930 mà tiêu biểu có ý kiến

16


cho rằng việc sử dụng yếu tố “thích hợp cho người đến sinh sống” là để phân
biệt giữa đảo nhân tạo và đảo thực sự. Ngoài ra, tại hội nghị này phía Anh
cũng đưa ra một lập luận “một hịn đảo muốn có lãnh hải thì khơng chỉ “thích
hợp để sinh sống mà cịn phải “có thể sử dụng được”. Tuy nhiên lập luận này
đã bị bác bỏ do không thiếu tính chặt chẽ và ph hợp với thực tế xã hội.
“Tại Ủy ban Luật pháp quốc tế khi chuẩn bị cho Hội nghị Luật Biển lần
thứ I, Lauterpacht có ý kiến cho rằng muốn được coi là một đảo thực sự, đảo
đó phải được “chiếm đóng và kiểm sốt có hiệu quả”. Tuy vậy, Báo cáo viên
của Ủy ban đã khơng đồng ý với ý kiến trên vì cho rằng bất cứ một đảo đá
nào cũng có thể sử dụng như một đài quan sát khí tượng hoặc một đài phát
thanh và điều đó có nghĩa là đảo đó đã được kiểm sốt và chiếm đóng có hiệu

quả. Như vậy, tại Hội nghị Luật Biển lần thứ I, tiêu chuẩn “có người ở” hoặc
“có thể sử dụng được” đã không được đưa vào trong khái niệm đảo của Công
ước 1958 về Lãnh hải và V ng tiếp giáp. Đến Hội nghị Liên hợp quốc về
Luật Biển lần III thì tiêu chuẩn “có người ở” đã được sử dụng rộng rãi. Trong
Tuyên bố về các vấn đề của luật biển, các nước Tổ chức Thống nhất Châu phi
đã nêu lên yếu tố dân cư. Tuy vậy, một số nước như Ireland đã phản đối mạnh
mẽ đề nghị dành quyền tài phán cho các đảo khơng có người ở. Trong đề nghị
của Rumani có nêu ra yêu cầu đảo phải duy trì được đời sống kinh tế và xã
hội, trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn “có người ở”. Có đại diện quốc gia còn
nêu đến số lượng cụ thể của dân số trên đảo. Cuối c ng Hội nghị đã nhất trí
chấp nhận tiêu chuẩn “có người ở” để xác định quy chế đảo” [9].
Theo Công ước 1982 quy định, điều kiện để một đảo hưởng quy chế
pháp lý đầy đủ là đảo đó phải “thích hợp cho người đến sống”. Khái niệm này
rất khó để xác định trên thực tế do trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của
các quốc gia là khác nhau. Điều này dẫn đến một hệ quả là với quốc gia có
trình độ khoa học cao thì có nhiều nguồn lực để cải tạo điều kiện sinh hoạt

17


×