Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.51 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------------------------

NGUYỄN NGỌC SƠN

PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬT

HÀ NỘI – 2002


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------------------------

NGUYỄN NGỌC SƠN

PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 50515

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN AM HIỂU


HÀ NỘI - 2002


Mục lục
Trang
Lời mở đầu

1

Ch-ơng 1/ Một số vấn đề chung về hải quan và pháp luật về hải

8

quan

1.1/ Sơ l-ợc sự ra đời của Hải quan và bản chất của Hải quan

8

1.2/ Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam

13

1.2.1/ Kiểm tra, giám sát hải quan

15

1.2.2/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chính sách

17


thu trong lĩnh vực hải quan
1.2.3/ Điều tra, xử lý vi phạm pháp luật hải quan; phòng chống buôn

20

lậu, gian lận th-ơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên
giới
1.2.4/ Thống kê Nhà n-ớc về hải quan

21

1.3/ Sự hình thành và phát triển của pháp luật về hải quan ở n-ớc ta

21

1.3.1/ Tr-ớc năm 1945

21

1.3.2/ Từ năm 1945 đến nay

23

Ch-ơng 2/ Thực trạng pháp luật Hải quan Việt Nam

30

2.1/ Địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam
2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan

2.2.1/ Kiểm tra, giám sát hải quan theo pháp luật Việt Nam
2.2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan theo ph¸p luËt quèc tÕ

30
31
31
42


2.2.3/ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập 45
khẩu
2.2.3.1/ Về cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu

45

2.2.3.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,

49

nhập khẩu
2.3/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thu khác

54

2.4/ Điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; xử phạt

61

vi phạm hành chính và điều tra hình sự của Hải quan
Ch-ơng 3/ Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và một


72

số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hải quan

3.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến hoạt động Hải

72

quan
3.1.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế

72

3.1.2/ Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến hoạt 77
động Hải quan
3.2/ Ph-ơng h-ớng và giải pháp

82

3.2.1/ Chính sách th-ơng mại hàng hoá và hàng rào phi thuế quan

83

3.2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan

86

3.2.3/ Về lĩnh vực thuế quan


93

3.3.4/ Nâng cao thẩm quyền điều tra của Hải quan

95

Kết luận

98

Danh mục tài liêu tham khảo

102


LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà
nƣớc. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức tài chính quốc tế
nhƣ WB, IMF, ADB... và trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm
1995, APEC năm 1998; đang đàm phán gia nhập WTO, đã ký hiệp định
khung với EU, đặc biệt Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu có
hiệu lực từ tháng 12 năm 2001 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta.
Bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác
động đến nƣớc ta nhƣ việc mở rộng thị trƣờng, tăng khả năng thu hút các
nguồn vốn, tạo điều kiện tiếp nhận cơng nghệ mới có hiệu quả hơn..., thì
những u cầu, thách thức mới và những tác động tiêu cực ở mặt nào đó, địi
hỏi phải đƣợc giải quyết sao cho thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo hộ sản xuất
trong nƣớc; bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc; bảo vệ an ninh chính

trị, trật tự an tồn xã hội; giữ vững chủ quyền quốc gia.
Pháp luật hải quan Việt Nam đã góp phần to lớn vào cơng cuộc đổi mới
của đất nƣớc; đóng góp tích cực vào việc hồn thiện pháp luật kinh tế nói
riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Càng có ý nghĩa hơn khi
Luật Hải quan, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất quy định về Hải quan, đã
đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khố X, kỳ họp thứ
9 thơng qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2002. Luật Hải quan ra đời đã giải quyết nhiều yêu cầu cấp bách, đã cơ bản
tạo ra khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan đến
hoạt động hải quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế đối ngoại, sản

1


xuất và lƣu thơng, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, góp phần giữ vững
ổn định chính trị trong điều kiện hội nhập, phát triển nhanh về kinh tế những
năm đầu thập kỷ của thế kỷ 21.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để pháp luật hải quan
nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy đƣợc hiệu quả quản lý. Muốn vậy
vấn đề hết sức quan trọng là làm sao các quy định của pháp luật hải quan phải
đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu và xem xét một cách hệ thống để nhận thức đƣợc
rõ ràng, rộng rãi. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế ln đặt ra những vấn
đề mới, địi hỏi một số lĩnh cụ thể của pháp luật phải thích nghi, trong đó, đặc
biệt là vấn đề thuế quan và hàng rào hải quan. Vì vậy nghiên cứu “Pháp luật
về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay” là vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của thực tế
đời sống kinh tế - xã hội trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc
ta.
2/ Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về pháp luật hải quan Việt Nam nói chung và pháp luật hải

quan trong điều kiện hội nhập kinh tế nói riêng, cho đến nay vẫn là điều khá
mới mẻ và chƣa thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên
cứu, các nhà hoạch định chính sách, các luật gia...
Nguyên nhân của tình trạng trên là do, mặc dù Hải quan đƣợc thành
lập từ rất sớm 10/9/1945, nhƣng trong cơng cuộc bảo vệ tổ quốc, tiến hành và
hồn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, hoạt động của Hải
quan thực tế còn rất hạn chế. Sau năm 1975, do chính sách Nhà nƣớc độc
quyền ngoại thƣơng, quan hệ bn bán, trao đổi hàng hố đƣợc thực hiện chủ
yếu trong Khối SEV. Do vậy, hoạt động của Hải quan vẫn còn hạn chế ở
2


phạm vi, mức độ nhất định. Với chủ trƣơng đổi mới, mở cửa của Đảng cộng
sản Việt Nam, từ năm 1986 nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nƣớc; thì hoạt
động của Hải quan ngày càng trở nên cần thiết với yêu cầu về phạm vi, địa
bàn hoạt động rõ ràng, thực quyền, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã
hội và tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế và phát
triển đất nƣớc.
Trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đã có những bài viết, bài

tham luận có liên quan và một số cơng trình khoa học, luận án, đề tài nghiên
cứu về Hải quan và pháp luật về hải quan, có thể kể đến nhƣ:
“Tham gia quá trình tồn cầu hố nền kinh tế và những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam về phƣơng diện pháp lý” (T.S Hà Hùng Cƣờng, tham luận
tại hội thảo “Những thách thức về phƣơng diện pháp lý trƣớc quá trình tồn
cầu hố” tháng 10/2000, Nhà Pháp luật Việt-Pháp).
“Mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong thập niên đầu của
thế kỷ 21 và nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt

Nam” (T.S Uông Chu Lƣu, tham luận tại toạ đàm về “Các mục tiêu chiến
lƣợc về phát triển kinh tế xã hội tác động đến nhu cầu phát triển hệ thống
pháp luật Việt Nam” tháng 6/2001 tại Hà Nội).
“Tìm hiểu pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá và đại diện thƣơng
mại” (TS Nguyễn Am Hiểu, NXB Đà Nẵng, 2000).
“Pháp luật Thƣơng mại Việt Nam trƣớc thách thức của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế” (TS Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật
số 6/2000).

3


“Sự cần thiết phải triển khai khai thuê Hải quan” (Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp ngành của Cục Giám sát quản lý- Tổng cục Hải quan, mã số 03N98, năm 1998).
“Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm tra sau giải phóng hàng hố nhập
khẩu” (Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Cục kiểm tra thu thuế xuất nhập
khẩu- Tổng cục Hải quan, mã số 02 - N99, năm 1999).
“Nghiên cứu các nội dung cơ bản của thủ tục hải quan qua việc rà soát,
hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật hải quan và xuất nhập khẩu”
(Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan,
mã số 05 - N 2000, năm 2000)
“Nghiên cứu xác định lộ trình tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá hải
quan GATT/WTO và các giải pháp thực thi” (Đề tài nghiên cứu cấp ngành
của Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu- Tổng cục Hải quan, mã số 08 N2000, năm 2000)
Tuy nhiên, các bài viết, các đề tài trên đây chỉ mới đề cập đến từng lĩnh
vực cụ thể mang tính đơn lẻ, nêu vấn đề hoặc giải quyết những công việc cụ
thể. Chƣa có một cơng trình khoa học vừa có tính lý luận, vừa có tính thực
tiễn nghiên cứu tổng thể về pháp luật hải quan Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
3/ Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan bằng pháp luật, tìm hiểu
thực trạng các quy định của pháp luật về hải quan, từ đó đánh giá tình hình áp
dụng pháp luật về hải quan trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của
Hải quan, kiến nghị những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống pháp luật
4


về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế, thực hiện các điều ƣớc quốc tế,
các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Nhằm thực hiện mục đích trên, nhiêm vụ của luận văn là:
. Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc trong việc xây
dựng pháp luật về hải quan.
. Nghiên cứu thực trạng pháp luật hải quan trong thời kỳ mở cửa và hội
nhập kinh tế, trên cơ sở so sánh với các thời kỳ trƣớc.
. Trên cơ sở tham khảo pháp luật hải quan cũng nhƣ kinh nghiệm quản
lý về hải quan của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới; đảm bảo lộ
trình cắt giảm thuế quan theo chƣơng trình CEPT/AFTA, APEC, thực hiện trị
giá hải quan GATT/WTO, Cơng ƣớc HS về hệ thống điều hồ mơ tả và mã
hố hàng hố, trên cơ sở tham gia có bảo lƣu Cơng ƣớc KYOTO về hài hồ
và đơn giản hố thủ tục hải quan. Luận văn cịn có nhiệm vụ đánh giá việc
thực hiện pháp luật hải quan trong tình hình hiện nay, từ đó đóng góp một số
giải pháp cụ thể nhằm thực thi một cách hữu hiệu Luật Hải quan, cũng nhƣ
hoàn thiện pháp luật hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động hải quan là một loại hoạt động quản lý của Nhà nƣớc, sử
dụng các biện pháp mang tính chất quan thuế hay phi quan thuế; nhằm kiểm
tra, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải, hành
khách xuất cảnh, nhập cảnh; thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thu khác
liên quan đến hoạt động hải quan; phịng chống bn lậu, gian lận thƣơng mại

và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Hiểu theo nghĩa rộng, pháp luật về hải quan là tổng thể các quy phạm
pháp luật, điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về
5


hải quan, tức là điều chỉnh hoạt động của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý
nhà nƣớc và của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan. Đó là một
lĩnh vực rất rộng liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật.
Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, pháp luật về hải quan có thể hiểu là những
quy định về Hải quan, đó là một lĩnh vực hoạt động, và đó cịn là một chế
định pháp lý về quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; về tổ chức và hoạt động của cơ quan
hải quan. Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về hải quan theo nghĩa hẹp
này.
5/ Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, đƣờng lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng,
định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp hệ thống, điều tra, phân
tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ các luận điểm.
6/ Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống các quan điểm lý
luận cũng nhƣ thực tiễn về pháp luật hải quan.
Luận văn đề cập và phân tích những yêu cầu và lộ trình hội nhập kinh
tế của nƣớc ta, đồng thời góp phần giải quyết nhiệm vụ xây dựng, thực thi,
hoàn thiện pháp luật hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
6



Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật hải quan; nêu và
phân tích để làm rõ những điểm mới, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
cũng nhƣ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, và các vấn đề còn tồn tại, bất
cập cùng một số đề xuất, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hải
quan.
Luận văn cịn phân tích và kiến nghị những vấn đề mang tính cấp thiết
mà Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ và quá trình đàm phán ra nhập
WTO, cũng nhƣ các cam kết, thoả thuận mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
đã đề cập, nhƣ việc thực hiện trị giá hải quan GATT/WTO, thực hiện
CEPT/AFTA, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề xác định xuất xứ của
hàng hoá nhập khẩu làm cơ sở cho việc thực hiện các ƣu đãi về thuế quan...
7/ Bố cục của luận văn
Luận văn gồm: Lời mở đầu, ba chƣơng, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo.
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về hải quan và pháp luật về hải quan
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật hải quan Việt Nam
Chƣơng 3: Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hải quan

7


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẢI QUAN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN
1.1/ Sơ lƣợc sự ra đời của Hải quan và bản chất của Hải quan
Trong các tác phẩm kinh điển, khi phân tích về nguồn gốc của nhà
nƣớc, về sở hữu tƣ nhân, về sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất

qua các hình thái kinh tế xã hội; Các Mác - Ăng Ghen - Lê Nin đã chỉ rõ, hoạt
động hải quan xuất hiện cùng với sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá.
Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là
phân công lao động xã hội, và sự tách biệt về kinh tế giữa ngƣời sản xuất này
với ngƣời sản xuất khác, do các quan hệ sở hữu khác nhau về tƣ liệu sản xuất
quy định. Do phân công lao động xã hội nên mỗi ngƣời chỉ sản xuất một hay
một vài sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi
ngƣời cần có nhiều loại sản phẩm, địi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản
phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Do chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, mà
ngƣời chủ tƣ liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tƣ liệu sản xuất
và những sản phẩm do họ sản xuất ra; ngƣời sản xuất này muốn sử dụng sản
phẩm của ngƣời sản xuất khác thì phải thơng qua trao đổi sản phẩm lao động
cho nhau dƣới hình thức mua - bán. Cùng với nền sản xuất hàng hoá, dần dần
xuất hiện “Giai cấp, đã khơng cịn tham gia sản xuất, mà chỉ làm việc trao đổi
hàng hố, đó chính là các thƣơng gia”[1,165]
Sự xuất hiện của tầng lớp thƣơng gia “Đã tạo khả năng xuất hiện các
quan hệ thƣơng mại vƣợt ra ngoài phạm vi của các địa bàn gần nhất, mà việc
thực hiện nó phụ thuộc vào các phƣơng tiện giao thơng hiện có, vào tình trạng
an toàn xã hội trên các con đƣờng đƣợc đảm bảo bằng các quan hệ chính trị,
8


vào các nhu cầu ít hay nhiều tuỳ thuộc vào mức độ phát triển tại các vùng mà
các quan hệ đó có thể với tới đƣợc”. [2,52-53]
Việc di chuyển của các thƣơng đồn thƣờng khơng an tồn mà các di
tích lịch sử của Ai Cập cổ đại (thế kỷ XVI - XII TCN) đã cho thấy bằng
chứng của các vụ cƣớp bóc cũng nhƣ các khiếu nại của các thƣơng nhân. Do
vậy duy trì một đội ngũ bảo vệ là một gánh nặng về kinh tế và không phải khi
nào cũng có hiệu quả đối với các thƣơng nhân. Cho nên họ đã tìm một giải
pháp khác thay cho chi phí để ni dƣỡng đội ngũ bảo vệ đắt tiền, đó là chi

một loại thuế đặc biệt - tiền thân của thuế quan “Thuế hải quan phát sinh từ
các khoản thu mà các lãnh chúa phong kiến thu của các thƣơng nhân đi qua
lãnh địa của họ, để bằng cách đó thốt khỏi việc bị cƣớp bóc, các khoản thu
này về sau cũng đƣợc thu bởi các thành phố và khi xuất hiện các nhà nƣớc
hiện đại thì chúng trở thành phƣơng tiện thuận tiện nhất để thu tiền cho ngân
khố” [2,57]
Sự hình thành các quốc gia độc lập là điều kiện chính trị cho việc xuất
hiện chính sách hải quan. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, giai cấp chủ nơ
ra đời; họ tìm cách chiếm đoạt lao động của các thành viên khác trong xã hội
và thúc đẩy sự phát triển của nghề thủ công, buôn bán, đẩy nhanh sự tách biệt
giữa thành thị và nông thôn, “Cùng với các thành thị đã xuất hiện yêu cầu
quản lý, cảnh sát, thuế khố...” [2,50]. Để duy trì bộ máy nhà nƣớc, giới chủ nô
đã thu các loại thuế và thu khác từ việc buôn bán và từ việc vận chuyển quá
cảnh hàng hoá. Tại Ba Bi Lon, quốc gia trung tâm kinh tế và văn hoá của thế
giới thời cổ đại, mọi hàng hoá đƣa vào đều bị kiểm tra và đều phải nộp thuế.
Thời kỳ đó hoạt động hải quan phát triển nhất là ở Hy Lạp cổ đại, đó là
do hồn cảnh địa lý của đất nƣớc này không mấy thuận lợi, ngƣời dân sinh
sống chủ yếu dựa vào bn bán; họ phải nhập lúa mì từ Ai Cập và vùng Hắc
Hải...; thuế hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đƣợc quy định bằng 1/10 trị
9


giá hàng hoá, sau này ngƣời ta nhận thấy thu thuế nhẹ hơn sẽ thúc đẩy thƣơng
mại, từ đó thu lợi đƣợc nhiều hơn, do đó họ giảm dần thuế, thậm chí chỉ cịn
1/100 trị giá hàng hố; một số hàng hố nhập khẩu nhƣ vũ khí, trang thiết bị
qn sự đƣợc miễn thuế; các đồng minh của Hy Lạp đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế
quan.[96,27]
Thu thuế hải quan đƣợc tiến hành tại các cảng biển, các chợ thành thị
và tại các trạm thuế quan trên biên giới đƣờng bộ; thuế hải quan thƣờng đƣợc
thu nộp bằng vàng hoặc bạc. ở Hy Lạp cổ đại, việc thu thuế quan đƣợc giao

khoán cho những công dân nổi tiếng, hàng năm họ phải nộp cho nhà nƣớc
một khoản tiền nhất định và đƣợc hƣởng phần thu vƣợt, nếu chƣa nộp đƣợc
họ có thể đƣợc tạm hỗn, nếu khơng hồn thành nghĩa vụ giao nộp thì có thể
bị phạt tù.
Vào thế kỷ XII - XIII, với xu hƣớng dần dần nới rộng quan hệ kinh tế
giữa các thành phố và các cơng quốc. Chính sách thuế quan cũng đƣợc
chuyển theo hƣớng tạo ra một hệ thống thuế quan chung trên biên giới phía
ngồi của quốc gia. Tuy nhiên q trình thống nhất hố luật lệ hải quan ở các
quốc gia diễn ra trong một thời gian dài; Anh và Scotland diễn ra vào năm
1707; Anh và Irland năm 1823; tại Pháp chế độ hải quan thống nhất vào năm
1790; nƣớc Áo hình thành chính sách hải quan chung của mình vào năm
1775-1851; ở Italia hàng rào thuế quan giữa các vùng chỉ biến mất vào năm
1859; cịn nƣớc Đức q trình thống nhất thuế quan diễn ra suốt từ năm 1842
đến 1888.[93,5] Trong thời kỳ này các quốc gia can thiệp rất tích cực vào ngoại
thƣơng, đặt ra các luật lệ thúc đẩy việc tích luỹ tiền tệ cho ngân khố, nhƣ việc
đƣa ra các quy định hàng hoá chỉ đƣợc đi qua những địa điểm nhất định, để
tiện cho việc kiểm soát và thu thuế quan.
Nói chung, luật lệ hải quan thời kỳ này chỉ đơn thuần mang tính chất tài
chính và tính chất thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu cũng giống nhƣ hàng
10


hoá xuất khẩu. Nhƣ ở Pháp, luật thuế quan năm 1664 có tới 700 điều quy định
việc nhập khẩu hàng hoá và 900 điều quy định đối với việc xuất khẩu hàng
hoá, cho thấy luật lệ hải quan thời kỳ này đã đƣợc quy định chi tiết nhƣ thế
nào.
Từ cuối thế kỷ XVII, xuất hiện xu hƣớng bảo hộ giữa các quốc gia,
nhiều đạo luật đã đƣợc thông qua để hạn chế nhập khẩu hàng hoá của các
nƣớc khác và khuyến khích xuất khẩu hàng hố trong nƣớc; nhƣ Luật Hàng
hải Cromwel năm 1651 của Anh quy định về việc hàng hoá nhập vào Anh,

nếu chở bằng tàu của nƣớc khác sẽ bị đánh thuế gấp đôi so với chở bằng tàu
nƣớc Anh. Các quốc gia châu Âu cũng ban hành các luật lệ bảo hộ không chỉ
thƣơng mại mà còn sản xuất nữa. Về vấn đề này Mác và Ăng ghen đã viết: “
Cùng với sự xuất hiện của các công xƣởng, các dân tộc khác nhau đã bắt đầu
cạnh tranh với nhau, tiến hành các cuộc đấu tranh thƣơng mại, với sự giúp đỡ
của các cuộc chiến tranh, các loại thuế bảo hộ và các hệ thống cấm đốn,
trong khi đó trƣớc kia các dân tộc đó do quan hệ với nhau nên đã tiến hành
việc trao đổi một cách hồ bình. Từ nay thƣơng mại đã mang tính chất chính
trị” [2,56]
Năm 1650, nƣớc Anh ban hành luật cấm ngƣời nƣớc ngồi bn bán tại
các nƣớc thuộc địa của Anh nếu khơng đƣọc chính phủ Anh cho phép. Nƣớc
Pháp, vào các năm từ 1815 đã ban hành các luật lệ bảo hộ, phải đến những
năm 60 của thế kỷ đó mới chuyển sang hƣớng tự do hố thƣơng mại. Tại
nƣớc Đức, mƣời tám công quốc do nƣớc Phổ đứng đầu đã thành lập liên minh
thuế quan, bỏ hết các hàng rào thuế quan trong nội địa, tạo nên một thị trƣờng
thống nhất.
Nói tóm lại, hoạt động hải quan đã xuất hiện từ lâu đời, từ khi có sự
phân cơng lao động và sản xuất hàng hố, hoạt động hải quan gắn liền với sự
xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hố. Để bảo vệ lợi ích của mình, mỗi cộng
11


đồng đã tự quy định những biện pháp có lợi nhất cho mình trong việc kiểm
sốt trao đổi hàng hố để bảo vệ sản xuất, đồng thời thu được lợi nhiều
nhất trong quan hệ với các cộng đồng khác; đó chính là bản chất của hoạt
động hải quan. Có thể nói khơng có trao đổi hàng hố giữa các cộng đồng
dân cƣ, ngày nay là giữa các quốc gia, thì khơng có hoạt động hải quan.
Hiện nay, cơ quan hải quan của các nƣớc, bên cạnh các chức năng
truyền thống nhƣ kiểm tra hàng hoá, thu thuế, đấu tranh chống bn lậu...,
cịn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ về bằng phát minh sáng

chế, các luật lệ về tài chính, hạn nghạch xuất nhập khẩu...; chẳng hạn, Hải
quan Hoa Kỳ có các nhiệm vụ: tính và thu thuế hải quan, các loại phí và lệ
phí, các loại tiền phạt đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu; thực hiện việc kiểm
tra các phƣơng tiện vận tải, kiểm tra ngƣời và hành lý nhập cảnh vào Hoa Kỳ;
hợp tác với các cơ quan liên bang khác trong việc ngăn chặn vận chuyển ma
tuý, dƣợc phẩm bị cấm, tranh ảnh đồi truỵ; yêu cầu cung cấp các số liệu trên
cơ sở Luật về bí mật hoạt động ngân hàng; thực hiện kiểm tra việc tuân thủ
một số luật lệ về các quy tắc và trật tự giao thông hàng hải; bảo đảm việc tuân
thủ các quy định về bản quyền tác giả, nhãn mác thƣơng mại...; bảo vệ lợi ích
ngƣời tiêu dùng qua việc theo dõi hàng hoá nhập khẩu có phù hợp hay khơng
với các tiêu chuẩn và quy chế của luật pháp quốc gia nhƣ ô tô, các chất dễ
cháy, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, mức độ phát xạ của các sản
phẩm điện tử; Luật Hải quan Hoa kỳ còn quy định việc kiểm soát xuất khẩu
mà mục tiêu là ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang
các nƣớc thù địch [94].
Trong những thập niên qua, các thoả thuận đơn phƣơng cũng nhƣ đa
phƣơng về vấn đề hải quan đã đƣợc hình thành giữa các quốc gia, do tính chất
ngày càng gia tăng của các cuộc “chiến tranh” thuế quan; các hiện tƣợng này
đã dẫn đến các cố gắng điều chỉnh quan hệ hải quan ở tầm quốc tế. Việc thành
12


lập Hội đồng hợp tác Hải quan ngày 15 tháng 12 năm 1950

[95,43-58]

; ký thoả

thuận GATT, các vòng đàm phán Uruguay..., đều nằm trong cố gắng của các
quốc gia trong việc điều chỉnh chính sách hải quan, nhằm tạo ra một môi

trƣờng quốc tế thuận lợi nhất cho việc phát triển kinh tế.
Hiện nay, trên thế giới, tuỳ theo ngôn ngữ của từng quốc gia mà Hải
quan mang những tên gọi khác nhau, nhƣng phổ biến là Customs (tiếng Anh),
Douane (tiếng Pháp), Tamojnia (tiếng Nga)…; Hải quan ở các nƣớc khác
nhau cũng có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội và vị trí, vai trị của nhà nƣớc trong từng thời
kỳ; nhƣng nói chung, Hải quan là một cơ quan Nhà nƣớc có những chức
năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
. Kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hành khách và
phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh theo đúng pháp luật.
. Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các sắc thuế, khoản thu khác
theo quy định của pháp luật; thực hiện chính sách thuế quan của Nhà nƣớc
theo nhiệm vụ thẩm quyền đƣợc giao.
. Chống buôn lậu và các hành vi vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ
qua biên giới; điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan khác.
. Thực hiện thống kê Nhà nƣớc về hải quan.
1.2/ Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ truyền thống của Hải quan là bảo vệ không gian
kinh tế của quốc gia. Mục tiêu tổng quát của chức năng, nhiệm vụ này là đảm
bảo việc bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nƣớc.
Chức năng của Hải quan trong xã hội thể hiện qua những mục tiêu mà Hải
quan nhằm đạt đƣợc thơng qua các hoạt động của mình. Những mục tiêu này
thay đổi tuỳ theo hình thái ý thức xã hội và mơ hình phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng,
13


vai trò của Hải quan đã giảm tới mức tối thiểu; Hải quan không tham gia vào
việc thực hiện các chế độ thuế xuất, nhập khẩu vì một lẽ đơn giản là các loại
thuế này hầu nhƣ không tồn tại. Vì việc bn bán ngoại thƣơng, trao đổi hàng

hố đƣợc thực hiện qua các nghị định thƣ. Sau khi tham gia Hội đồng tƣơng
trợ kinh tế các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, tháng 6 năm 1978. Nhà nƣớc đã áp
dụng một số đặc điểm của hệ thống này trong quan hệ bn bán, nhƣ kế
hoạch hố tập trung trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quyết định giá cả
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng biện pháp hành chính, đồng tiền trong
thanh tốn ngoại thƣơng là đồng tiền khơng chuyển đổi đƣợc (rúp/đơla), ngân
hàng thanh tốn giữa các nƣớc trong khối là ngân hàng hợp tác kinh tế; vai trò
của thuế quan khơng đáng kể vì nó chỉ đƣợc đánh vào hàng nhập khẩu phi
mậu dịch, chủ yếu là hàng hố do ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi gửi về cho
thân nhân, hoặc do khách du lịch đƣa vào. Hàng hoá xuất, nhập khẩu mậu
dịch đƣợc điều tiết bằng hạn ngạch, và phân bổ cho các công ty chuyên doanh
của nhà nƣớc, do Trung ƣơng quản lý; một số ít hạn ngạch với số lƣợng
không đáng kể, kim ngạch nhỏ đƣợc dành cho các công ty do địa phƣơng
quản lý. Tất cảc hàng hoá xuất, nhập khẩu vƣợt quá hạn ngạch hoặc không
nằm trong khuôn khổ các nghị định thƣ, thì phải có giấy phép của cơ quan
quản lý thƣơng mại.
Ngày nay, các mục tiêu tổng quát của việc quản lý nhà nƣớc về hải
quan đang đƣợc nhận thức trong bối cảnh chung của q trình phân cơng lao
động quốc tế đang ngày càng trở nên sâu sắc, của việc hình thành và củng cố
các khối kinh tế ở khắp các khu vực địa lý trên thế giới, và của các quyền lợi
cũng nhƣ các nghĩa vụ mà mỗi quốc gia - thành viên của Tổ chức Thƣơng mại
thế giới phải tuân thủ. Các biện pháp bảo hộ, các biểu thuế quan…, của mỗi
quốc gia, thành viên một tổ chức kinh tế nào đó, chủ yếu chỉ đƣợc áp dụng
đối với hàng hố đi từ các nƣớc khơng phải quốc gia thành viên. Tuy nhiên
14


vẫn có rất nhiều lĩnh vực mà các mục tiêu của pháp luật về hải quan hồn tồn
mang tính chất quốc gia, nhƣ các lĩnh vực kiểm soát các quan hệ tài chính với
bên ngồi, hay các lĩnh vực thuộc về kiểm tra, kiểm sốt qua biên giới mang

tính chất vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật…
Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ nhƣ đã trình bày trên, khi nền
kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hải quan có thêm những chức năng, nhiệm
vụ mới, có thể đƣợc cụ thể hố thành các nội dung chính nhƣ sau:
. Tiến hành cơng tác kiểm tra, giám sát về hải quan. Thi hành và bắt
buộc thi hành các biện pháp liên quan đến việc kiểm soát hoạt động ngoại
thƣơng, kiểm soát ngoại hối.
. Thi hành và giám sát việc thi hành các quy chế khác nhau liên quan
đến việc kiểm dịch động, thực vật; vệ sinh dịch tễ; an ninh, trật tự an toàn xã
hội.
. Thông qua việc thực hiện các chế độ thuế quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu. Hải quan tác động lên giá cả của các sản phẩm nhập khẩu,
qua đó điều tiết tiêu dùng xã hội cũng nhƣ đầu tƣ sản xuất.
. Thi hành các biện pháp điều tra nhằm chống buôn lậu, gian lận thƣơng
mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu
dùng.
. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát
triển Hải quan Việt Nam. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lƣợng hải quan.
. Thực hiện thống kê Nhà nƣớc, hợp tác quốc tế về hải quan.
Chức năng cụ thể của Hải quan Việt Nam đƣợc thể hiện chủ yếu ở
những mặt sau:
1.2.1/ Kiểm tra, giám sát hải quan
15


a/ Kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng.
Kiểm soát hạn ngạch
Việc bảo vệ sản xuất trong nƣớc, ngoài các biện pháp khác, cịn đƣợc
thực hiện thơng qua các biện pháp kiểm soát số lƣợng đối với sản phẩm đƣợc

phép nhập khẩu vào thị trƣờng nội địa, hoặc đối với một số ngành hàng xuất
khẩu vào những thị trƣờng có hạn chế nhập khẩu. Tất cả các biện pháp kiểm
soát về số lƣợng này đều nằm trong các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh.
Đối với hàng hoá nhập khẩu, các biện pháp hạn chế về số lƣợng, kết
hợp với các biện pháp mang tính chất quan thuế, chủ yếu là nhằm bảo vệ sản
xuất trong nƣớc và hƣớng dẫn tiêu dùng. Đối với lĩnh vực xuất khẩu, các biện
pháp này nếu đƣợc áp dụng chủ yếu là do sự hạn chế từ nƣớc nhập khẩu hoặc
là do mục đích khác trong quan hệ quốc gia.
Nói chung, áp dụng hạn ngạch đối với hàng hoá nhập khẩu hay xuất
khẩu, chính là việc định ra số lƣợng tối đa hàng hố có thể đƣợc phép nhập
khẩu hay xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi áp dụng hạn ngạch đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Hải quan có
nghĩa vụ giám sát, theo dõi để các loại hàng hoá thuộc chế độ hạn ngạch khi
nhập vào hoặc xuất ra khỏi biên giới, ngoài các chứng từ thủ tục khác phải
thực hiện, phải đáp ứng yêu cầu có giấy phép của cơ quan chức năng. Bên
cạnh đó Hải quan vẫn thực hiện các chính sách thuế quan, vì việc có giấy
phép nhập khẩu hay xuất khẩu, khơng đồng nghĩa với việc đƣợc miễn thuế
xuất khẩu hay nhập khẩu.
Kiểm soát thực hiện các biện pháp cấm
Biện pháp cấm là việc không cho xuất ra hay nhập vào lãnh thổ quốc
gia một số loại hàng hố nào đó. Các biện pháp cấm có thể gồm: Cấm mang
tính chất vệ sinh mơi trƣờng, nhƣ một số loại dƣợc phẩm hố chất độc, các
16


chất gây ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh…; cấm mang tính chất chính trị, nhƣ
các tài liệu có tính chất bí mật quốc gia, hàng hố phục vụ an ninh quốc
phịng; cấm mang tính chất bảo vệ an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, nhƣ
một số loại hàng hoá (quy định cụ thể trong từng giai đoạn), các văn hoá

phẩm, ấn phẩm đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục…
b/ Kiểm soát ngoại hối
Pháp luật liên quan đến việc kiểm sốt các quan hệ tài chính với nƣớc
ngoài, cho phép kiểm tra, giám sát sự chu chuyển của tiền tệ, vàng bạc, đá
quý, các phƣơng tiện thanh tốn khác qua biên giới. Vai trị chính của Hải
quan ở đây là đảm bảo cho việc chuyển tiền tệ theo đúng các quy định của
pháp luật, và ngoài ra cịn cung cấp số liệu thống kê cũng nhƣ góp phần
phịng chống tội phạm "rửa tiền" quốc tế.
Trong q trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động này, Hải
quan tham gia vào việc thi hành các quy chế thông qua biện pháp kiểm tra các
thông tin tài chính đƣợc khai báo trên tờ khai hải quan, và thông qua việc
kiểm tra giám sát để đảm bảo hành khách xuất nhập cảnh tuân thủ pháp luật
về quản lý ngoại hối.
c/ Kiểm soát các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ngƣời
tiêu dùng và Sở hữu trí tuệ
Trong hoạt động của mình, Hải quan cịn có chức năng, nhiệm vụ quan
trọng nhằm bảo vệ sức khoẻ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ.
Thực tế có rất nhiều cơ quan tham gia bảo vệ mơi trƣờng, bảo vệ lợi ích
ngƣời tiêu dùng và bảo vệ các lợi ích khác của Nhà nƣớc cũng nhƣ của nhân
dân, nhƣ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học
công nghệ và môi trƣờng…; các Bộ, ngành ban hành các quy định về tiêu
chuẩn chất lƣợng đối với hàng hoá nhập khẩu, điều kiện đối với hàng hoá
17


xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành. Hải quan là cơ quan
chức năng thông qua việc kiểm tra, kiểm soát đối chiếu với các tiêu chuẩn,
quy định đã ban hành, để thi hành việc bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Hải quan cũng tham gia tích cực vào việc chống sao chép mẫu mã hàng

hoá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Hải quan kiểm tra xuất xứ và nhãn hiệu
thƣơng phẩm hàng hoá nhập khẩu, làm cơ sở cho việc kiểm soát ngoại thƣơng
cũng nhƣ để áp dụng các biện pháp ƣu đãi hay hạn chế thuế quan.
1.2.2/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chính sách thu
trong lĩnh vực hải quan
Biện pháp điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua chính
sách thuế quan ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong quan hệ kinh
tế giữa các quốc gia. Một trong những điều kiện hàng đầu của Tổ chức
Thƣơng mại thế giới là chỉ đƣợc dùng hàng rào thuế quan để quản lý hoạt
động kinh tế đối ngoại.
Những biện pháp thuế quan dùng để điều tiết hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, có thể chia làm hai loại: 1. thuế hải quan (thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu) và các loại thu khác; 2. thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập
khẩu.
Thuế hải quan
Thuế hải quan là nghĩa vụ tài chính mà mọi hàng hố khi nhập khẩu
vào lãnh thổ quốc gia, hay khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài phải chịu.
Đối với nhập khẩu, thuế hải quan có tác dụng bảo vệ sản xuất bằng
cách sao cho khi đánh lên hàng hố nhập khẩu, thì giá cả của hàng hố đó
khơng thấp hơn loại hàng hố đó nếu đƣợc sản xuất trong nƣớc.
Đối với xuất khẩu, thuế hải quan ngồi việc góp phần kích thích sản
xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu thì cịn có tác dụng bảo vệ nguồn
ngun nhiên liệu, tài ngun khống sản, mơi trƣờng tự nhiên, thông qua
18


việc đánh thuế vào những sản phẩm thô cũng nhƣ một số ít loại hàng hố
đƣợc sản xuất từ những ngun vật liệu đó.
Thuế hải quan cịn đƣợc phân ra thành thuế bảo hộ và thuế mang tính
chất tài chính, tuỳ theo mục đích cần đạt đến khi đặt ra các loại thuế đó.

Đối với đa số các nƣớc và các nền kinh tế phát triển, mục đích chủ yếu
của thuế hải quan là bảo hộ nền kinh tế, và phạm vi bảo hộ đƣợc hiểu theo
nghĩa rộng, không chỉ cho lĩnh vực sản xuất mà nói chung bảo hộ tất cả những
gì thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh mục đích bảo hộ, thuế quan cịn mang một tính chất khác tuỳ
theo sự theo đuổi của chính phủ khi đặt ra các sắc thuế, ví dụ nhƣ đánh thuế
cao vào các mặt hàng đặc biệt: rƣợu, thuốc lá…để tăng thu cho ngân sách nhà
nƣớc và hƣớng dẫn tiêu dùng. Nhƣng nhìn chung ngày nay xu hƣớng đó ngày
càng giảm để nhƣờng chỗ cho vai trị chính của thuế quan là bảo vệ nền kinh
tế quốc gia.
Biểu thuế quan là cơ sở để Hải quan thu thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu. Biểu thuế quan của đa số các quốc gia ngày nay đều dựa
trên một số tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế, nhƣ Hệ thống điều hồ
mơ tả và mã hố hàng hố HS, hay giá tính thuế đối với hàng hố xuất, nhập
khẩu hoặc là dựa theo phƣơng pháp Brussel (Brussel Value Defination BVD), hoặc là theo phƣơng pháp của Hiệp định chung về thuế quan và
thƣơng mại GATT (gọi tắt là GVD).
Thuế chống phá giá, thuế bù trừ
Thuế chống phá giá là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt đƣợc đánh vào
các loại sản phẩm nhập vào thị trƣờng nội địa với giá thấp bất thƣờng, tức là
khi giá của sản phẩm đó thấp hơn giá bán bình thƣờng trong các giao dịch
thƣơng mại của sản phẩm tƣơng tự tại thị trƣờng nƣớc xuất xứ.

19


Thuế bù trừ là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt đánh vào một loại sản
phẩm nhập khẩu nào đó, nếu sản phẩm này đƣợc nƣớc xuất khẩu trợ giá trực
tiếp hay gián tiếp, và việc nhập khẩu sản phẩm đó vào thị trƣờng nội địa có
thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với việc sản xuất trong nƣớc.
Cả hai loại thuế đó đều có tính chất tạm thời và nói chung chủ yếu đƣợc

áp dụng tại các nƣớc đang phát triển, nhằm đối phó lại với sự cạnh tranh từ
các nền kinh tế mạnh khác.
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu
Đây là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá,
dịch vụ, và ngƣời tiêu dùng phải chịu thuế. Một mặt, thuế gián thu nhằm bảo
đảm sự bình đẳng về thuế giữa các sản phẩm nhập khẩu từ nƣớc ngoài với các
sản phẩm sản xuất trong nƣớc, thể hiện rõ vai trị bảo hộ của thuế quan; mặt
khác, nó cho phép chủ động tham gia vào các chƣơng trình cắt giảm thuế
quan theo các cam kết, thoả thuận quốc tế mà không ảnh hƣởng tới nguồn thu
của ngân sách quốc gia.
1.2.3/ Điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật hải quan; phịng, chống bn
lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Điều tra, xử lý của Hải quan bao gồm các lĩnh vực xử phạt vi phạm
hành chính về hải quan và điều tra hình sự.
Hải quan áp dụng các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp
luật hải quan, bao gồm việc xử phạt vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan; vi phạm các
quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý,
bƣu phẩm, bƣu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam; và các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái
phép hàng hoá qua biên giới Việt Nam mà chƣa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự. Đồng thời áp dụng các biện pháp tạm giữ tang vật vi phạm
20


hay ngƣời vi phạm tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể, nhằm ngăn ngừa và đảm
bảo việc xử phạt.
Đối với lĩnh vực điều tra hình sự, trong bối cảnh của nền kinh tế đang
chuyển đổi, tình hình bn lậu ngày càng phức tạp, có xu hƣớng gia tăng, với
tổ chức và quy mô lớn, liên quan đến nhiều quốc gia, và thậm chí cịn mang

tính quốc tế. Vì vậy, thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan ở đa số các
nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng thêm. Ở Việt Nam, do tính chất đặc thù của
cơng tác hải quan, hoạt động chống gian lận thƣơng mại, chống buôn lậu của
cơ quan Hải quan là rất thích hợp và thuận lợi để xây dựng cơ sở dữ liệu, theo
dõi và khám phá các đƣờng dây, ổ nhóm. Đặc điểm trong hoạt động điều tra
của Hải quan là việc tiến hành hai giai đoạn điều tra, giai đoạn điều tra bí mật
và giai đoạn điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự. Việc xây dựng cơ sở dữ
liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin, chứng cứ và áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để xác định vụ việc vi phạm
pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc pháp luật
hải quan quy định, nhƣng thẩm quyền điều tra của cơ quan hải quan theo pháp
luật tố tụng hình sự thì lại bị giới hạn trong phạm vi nhất định chứ khơng có
thẩm quyền điều tra đầy đủ.
1.2.4/ Thống kê nhà nƣớc về hải quan
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hải quan. Hải quan
thực hiện chức năng thống kê là thống kê nhà nƣớc. Trên cơ sở các số liệu
thống kê hải quan, Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng có thể nắm bắt một
cách nhanh nhất, chính xác nhất tình hình bn bán ngọai thƣơng, những biến
động của thị trƣờng hàng hố và cán cân thƣơng mại quốc gia thơng qua kim
ngạch xuất nhập khẩu…. Từ đó giúp cho Chính phủ có thể cân đối, điều chỉnh
và sử dụng hữu hiệu công cụ điều tiết nền kinh tế quốc gia kịp thời; dự đoán

21


×