Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ) trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 98 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN VN C

TRƯNG CầU GIáM ĐịNH
TRONG QUá TRìNH CHứNG MINH Vụ áN HìNH Sự
THEO LT Tè TơNG H×NH Sù VIƯT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN VN C

TRƯNG CầU GIáM ĐịNH
TRONG QUá TRìNH CHứNG MINH Vụ áN HìNH Sự
THEO LT Tè TơNG H×NH Sù VIƯT NAM
Chun ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tơi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong khóa luận tốt nghiệp đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Đức


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRƢNG CẦU GIÁM
ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH CHỨNG MINH VỤ ÁN HÌNH SỰ ....... 6
1.1.
Khái niệm giám định và trưng cầu giám định ...................................... 6
1.2.

Quá trình chứng minh vụ án hình sự và vai trị của trưng cầu
giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự ........................ 15
1.3.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả trưng cầu giám định .......................... 29
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRƢNG
CẦU GIÁM ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRONG
QUÁ TRÌNH CHỨNG MINH VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH
THANH HĨA .......................................................................................... 34
2.1.
Quy định của pháp luật Việt Nam về trưng cầu giám định từ
năm 1945 đến năm 2003 .................................................................... 34
2.2.
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật giám
định tư pháp năm 2012 về trưng cầu giám định................................. 40
2.3.
Thực tiễn hoạt động trưng cầu giám định trong quá trình chứng
minh vụ án hình sự tại tỉnh Thanh Hố .............................................. 57
Chƣơng 3: CÁC YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRƢNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH
CHỨNG MINH VỤ ÁN HÌNH SỰ .................................................... 74
3.1.
Các yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trưng cầu giám định ........ 74
3.2.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả trưng cầu giám định trong quá
trình chứng minh vụ án hình sự ......................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT:

Cơ quan điều tra

CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
GĐTP:

Giám định tư pháp

GĐV:

Giám định viên

KHHS:

Khoa học hình sự

KLGĐ:

Kết luận giám định

KTHS:

Kỹ thuật hình sự


NTHTT:

Người tiến hành tố tụng

TCGĐ:

Trưng cầu giám định

THTT:

Tiến hành tố tụng

TTHS:

Tố tụng hình sự

VAHS:

Vụ án hình sự


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1. Số liệu các vụ án hình sự điều tra, truy tố, xét xử trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2012 đến năm 2016

59

Bảng 2.2. Số liệu trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa

64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giám định trong tố tụng hình sự là việc sử dụng kiến thức, phương tiện,
phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chun mơn những
vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc
theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Trong rất nhiều vụ án, bắt buộc
phải trưng cầu giám định để sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa
học, kỹ thuật, nghiệp vụ của người giám định là để làm rõ những tình tiết, sự
kiện của vụ án. Bởi lẽ, việc làm rõ những tình tiết, sự kiện của vụ án vượt quá
khả năng chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng. Trưng cầu giám định
được đặt ra khi thuộc một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu
giám định do luật định hoặc khi xét thấy cần thiết phải có kết luận giám định,
nếu khơng có kết luận giám định sẽ khơng làm rõ được những tình tiết quan
trọng có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, không loại bỏ được những mâu
thuẫn, nghi ngờ trong quá trình chứng minh làm rõ sự thật của vụ án.
Tuy nhiên, hoạt động trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh
vụ án hình sự trong những năm vừa qua còn tồn tại rất nhiều bất cập, quy đinh
về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu trong BLTTHS cịn có những điểm

chưa hợp lý nhất định, việc lựa chọn vấn đề cần trưng cầu ngoài các trường
hợp bắt buộc cịn bất cập, trưng cầu khơng đúng người, đúng đối tượng, đúng
thời điểm, tao nên hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu kết luận giám định cho các
vấn đề cần phải chứng minh, lãng phí nguồn lực tài chính cho hoạt động tố
tụng cũng như lãng phí cơng sức của chủ thể giám định. Ngoài nguyên nhân
con người, thực tế cho thấy cịn có sự khơng tương thích giữa quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự với Luật giám định tư pháp các văn bản hướng dẫn.

1


Vấn đề pháp lý, cùng với các vấn đề năng lực của người tiến hành tố tụng,
năng lực của chủ thể trưng cầu, chủ thể giám định là những nguyên nhân
chính dẫn tới những yếu kém chung của cơng tác giám định, trong tố tụng
hình sự ở nước ta hiện nay. Nhiều vụ án mà việc định tội, định khung hình
phạt, giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại phụ thuộc nhiều vào kết quả giám
định, định giá nhưng lại bị “tắc” ở chính điểm nghẽn xung yếu này.
Như vậy, có thể thấy cịn rất nhiều bất cập trên cả hai phương diện
pháp luật và thực tiễn về hoạt động trưng cầu giám định. Việc tiếp tục nghiên
cứu quy định của pháp luật hình sự hoạt động này trong quá trình chứng minh
vụ án hình sự là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt từ thực tiễn áp
dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa – một địa phương có số dân cư đơng nhất
cả nước và có số lượng án phải thụ lý, điều tra liên quan đến giám định, định
giá chiếm tỷ lệ đáng kể. Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Trưng cầu
giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo Luật tố tụng
hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, ở một mức độ khác nhau đã có một số luận án tiến
sỹ, luận văn thạc sỹ, đề tài khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo và một số
bài viết trên tạp chí đã nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài, như:

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ luật học: Các luận án như của
Nguyễn Văn Du (2006), Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta;
Nguyễn Ngọc Hà (2013), Quá trình chứng minh trong điều tra các vụ án xâm
phạm An ninh quốc gia; Vương Văn Bép (2014), Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Đây là những
nghiên cứu về chứng cứ và chứng minh, trong đó trưng cầu giám định được
nghiên cứu như những hoạt động thu thập chứng cứ quan trọng của quá trình

2


chứng minh. Nghiên cứu gần hơn về đề tài này có luận văn thạc sỹ luật học
của Lê Thị Nguyệt Ánh: “Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (Trên cơ
sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” thực hiện năm 2014, nhưng
mới chỉ đề cập một số vấn đề giới hạn trong lĩnh vực giám định tư pháp và
chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về trưng cầu giám định. Mặt khác, các
vấn đề thực tiễn của Thanh Hóa – khác với Hà Nội, Thanh Hóa cũng giống
nhiều tỉnh thành khác là những địa phương cịn ít nhiều hạn chế về năng lực
của chủ thể trưng cầu giám định, chủ thể giám định so với Hà Nội và nhiều
đặc thù khác, cũng rất cần được quan tâm nghiên cứu.
- Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo: các giáo trình nghiệp vụ của
Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân viết về trưng cầu
giám đinh, nhưng chủ yếu ở phương diện hoạt động điều tra, kỹ năng của cán
bộ điều tra. Giáo trình Luật tố tụng hình sự việt Nam năm 2014 của Khoa
Luật, ĐHQGHN (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự việt Nam của Trường
Đại học Luật Hà Nội năm 2010 và giáo trình của một số cơ sở đào tạo khác
cũng có những phần viết về các biện pháp này nhưng chưa nhiều, là một tiểu
mục khiêm tốn của các chương viết về chứng cứ, chứng minh hay chương
viết về hoạt động điều tra.

- Bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành: trước các hạn chế
của pháp luật và thực tiễn hoạt động trưng cầu giám định, đã có tương đối
nhiều các cơng trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành về vấn đề này, gần
đây nhất là số chuyên đề của Tạp chí Dân chủ và pháp luật tháng 6 năm 2016
với các bài viết nhưng chủ yếu ở góc độ thi hành luật giám định tư pháp như:
Nguyễn Thị Thụy, Thực trạng công tác giám định tư pháp và giải pháp để bảo
đảm yêu cầu của hoạt động tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
Hoàng Ngọc Phương, Những yêu cầu đặt ra đối với giám định tư pháp trong
điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và chống tham nhũng; Phạm Tiến Văn,

3


Giám định tư pháp trong hoạt động xây dựng - Những khó khăn từ thực tiễn;
Vũ quốc Thắng, Một số ý kiến qua công tác giám định tư pháp của lực lượng
cơng an; Lưu Quang Huy, Những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám
định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động trưng cầu giám
định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng
các quy định này tại Thanh Hóa.
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào
những vấn đề liên quan đến hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình
sự. Do phạm vi một luận văn thạc sỹ nên học viên tập trung khảo sát, nghiên
cứu thực trạng hoạt động trưng cầu giám định trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
trong thời gian từ 2012 đến 2016.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về trưng cầu giám định trong
quá trình chứng minh vụ án hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về trưng cầu giám định từ thực tiễn tỉnh

Thanh Hóa, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp
luật và nâng cao chất lượng hoạt động trưng cầu nói riêng và hoạt động chứng
minh nói chung trong tố tụng hình sự.
Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Góp phần làm sáng tỏ lý luận về trưng cầu giám định trong quá trình
chứng minh vụ án hình sự;
- Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy đinh
̣ của pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam về trưng cầu giám định từ thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa (giai đoạn 2012-2016), chỉ ra nguyên nhân của các thành công,
cũng như các tồn tại, hạn chế;

4


- Đưa ra các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác để
góp phần nâng cao hiê ̣u quả hoạt động trưng cầu giám định trong q trình
chứng minh của tớ tu ̣ng hin
̀ h sự.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của CN Mác-Lênin, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được luận văn sử
dụng bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ
luật học về vấn đề trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình
sự. Trong luận văn đã giải quyết được đầy đủ các vấn đề lý luận về trưng cầu
giám định, về quá trình chứng minh vụ án hình sự và thực tiễn trưng cầu giám
định trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các đơn vị
đào tạo luật, cơ sở thực tiễn, dùng cho sinh viên, học viên cao học luật, các
kiểm sát viên, điều tra viên và thẩm phán.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về trưng cầu giám đinh
̣ trong quá
trình chứng minh vụ án hình sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt nam về trưng cầu giám định và
thực tiễn thi hành trong quá trình chứng minh vụ án hình sự tại tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả trưng cầu giám
định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự.

5


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRƢNG CẦU GIÁM ĐỊNH TRONG
QUÁ TRÌNH CHỨNG MINH VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm giám định và trƣng cầu giám định
1.1.1. Khái niệm giám định
Điều tra vụ án hình sự do Điều tra viên chủ trì và bên cạnh đó có Kiểm
sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều tra. Như vậy, tất yếu sẽ có những
trường hợp mà những tình tiết, nội dung liên quan đến người thực hiện hành
vi phạm tội, năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, người làm
chứng, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội, đối tượng tác động của tội
phạm và những thiệt hại do tội phạm gây ra, nguyên nhân điều kiện xảy ra
phạm tội để có biện pháp phịng ngừa tội phạm một cách hữu hiệu... vượt quá

tầm hiểu biết của Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc sự hiểu biết của Điều tra
viên, Kiểm sát viên không thể bằng những nhà chun mơn trong các lĩnh vực
đó được. Trong những trường hợp này để có thể đưa ra những giả thuyết điều
tra sát hợp và áp dụng những biện pháp điều tra hữu hiệu nhằm làm sáng tỏ sự
thật khách quan về vụ án, ngăn chặn tội phạm có thể tiếp tục xảy ra, truy bắt
các đối tượng kịp thời, giảm thiểu tác hại của tội phạm... thì các Cơ quan tiến
hành tố tụng phải sử dụng đến những kiến thức của những người có chun
mơn trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật hoặc một lĩnh
vực cụ thể của đời sống xã hội. Đây chính là hoạt động Trưng cầu giám định.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “giám định” là “việc xem xét và kết luận về một
sự vật, hiện tượng mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định” [42, tr. 463].
Từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng có cách định nghĩa tương tự về nghĩa của từ
giám định trong ngành luật là “kiểm tra và kết luận về một hiện tượng hoặc một
vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định”[41, tr. 389].

6


Như vậy,“giám định” là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện kỹ
thuật, kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, xem xét, đánh giá và đưa ra kết
luận về một sự vật, hiện tượng, từ đó giúp cho con người có những nhận thức
khách quan để giải quyết một vấn đề nào đó.
1.1.2. Khái niệm trưng cầu giám định
Trong quá trình giải quyết các vụ án hoặc vụ việc mang tính hình sự,
các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử tiến hành trưng cầu giám định thì hoạt
động trưng cầu giám định có thêm tên gọi khác là GĐTP hình sự. Như vậy,
trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là quá trình chứng minh vụ án hình
sự, đó chính là hoạt động giám định trong q trình giải quyết các vụ án hoặc
vụ việc mang tính hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (TTHS)
trưng cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa, hoạt động trưng cầu giám định không

những được quy định và chịu sự điều chỉnh của các quy định về GĐTP mà
còn chịu sự điều chỉnh và được quy định trong các văn bản TTHS, trong đó
Bộ luật TTHS là một trong những văn bản chính yếu và quan trọng nhất. Do
đó, để các quy định về giám định trong Bộ luật TTHS thật sự phát huy được
tác dụng và đi vào cuộc sống nhằm đạt được mục đích của TTHS, địi hỏi
ngoài việc phù hợp với các văn bản pháp luật quy định về trưng cầu giám
định nói chung cịn phải phù hợp với các định hướng trong xây dựng pháp
luật của Đảng, Nhà nước và những yêu cầu của chính sách hình sự mà cơng
cuộc cải cách tư pháp đang đặt ra.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật TTHS năm 2003 thì kết
luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ để giải quyết một vụ án
hoặc vụ việc mang tính hình sự nên hoạt động giám định đóng một vai trị hết
sức quan trọng nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng ban hành các quyết
định tố tụng một cách khách quan, đầy đủ, đúng đắn và kịp thời.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về trưng cầu giám định. Theo

7


cuốn sách Những vấn đề chung về khoa học điều tra hình sự - Tập 3 Chiến
thuật điều tra hình sự do GS.TS. Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn, Học viện
Cảnh sát nhân dân chủ trì soạn thảo thì:
Trưng cầu giám định là việc cơ quan tiến hành tố tụng ra
quyết định trưng cầu những người có kiến thức chuyên môn của các
lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa, thủ cơng… theo quy định của
pháp luật để nghiên cứu kết luận những vấn đề cần làm rõ trong quá
trình điều tra truy tố, xét xử, vụ án hình sự [24, tr. 275].
Cịn giáo trình Chiến thuật điều tra hình sự của Trường Đại học kiểm
sát Hà Nội, thì:
Trưng cầu giám định là hoạt động của Cơ quan tiến hành tố

tụng thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá, kết luận vấn đề liên quan
đến nội dung vụ án của các nhà chun mơn thuộc lĩnh vực họ có
hiểu biết nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án đó
thơng qua một quyết định trưng cầu giám định [34, tr. 196].
Còn theo Từ điển Luật học – Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp xuất
bản đưa ra khái niệm:
Trưng cầu giám định là hoạt động tố tụng hình sự của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thể hiện bằng việc
ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn cần
thiết về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ... theo quy định
của pháp luật để nghiên cứu, kết luận về những vấn đề cần làm rõ
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự [39, tr. 821].
Chúng tôi cho rằng trưng cầu giám định vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi xét thấy cần thiết phải sử
dụng những kiến thức chuyên môn, chuyên ngành của một chủ thể thứ ba để làm

8


rõ những tình tiết nào đó của vụ án hình sự vượt ra khỏi nhận thức của cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, qua đó đảm bảo tính chính xác và tính
khách quan của các chứng cứ thu về từ nguồn kết luận giám định.
Qua nghiên cứu các khái niệm trên ta có thể thấy, hoạt động trưng cầu
giám định trong tố tụng hình sự có những đặc điểm sau đây:
Trưng cầu giám định trong TTHS là hoạt động của cơ quan chuyên
môn nhằm đưa ra kết luận có tính chất khoa học về các vấn đề có liên quan
đến vụ án hình sự, phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động
này được tiến hành bởi các cơ quan chuyên môn theo trình tự, thủ tục, thời
hạn do BLTTHS quy định. Các cơ quan chuyên môn sẽ sử dụng tri thức khoa
học để nghiên cứu, kết luận các vấn đề cần giám định nhằm xác lập, thu thập,

củng cố, kiểm tra và đánh giá các tài liệu, chứng cứ phục vụ cho khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Từ những phân tích trên có thể rút
ra một số đặc điểm cơ bản của trưng cầu giám định trong TTHS như sau:
Thứ nhất đây là hoạt động được thực hiện theo một quy trình bơi quy
định của BLTTHS do cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự hoặc người có yêu cầu giám định theo quy định
của pháp luật.
Hoạt động giám định phải được thực hiện theo một quy trình do pháp
luật tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ về thủ tục, thời hạn, hình thức,
chủ thể trưng cầu giám định, người có quyền yêu cầu giám định, trường hợp
giám định... Các thủ tục này được quy định trong BLTTHS và trong Luật
Giám định tư pháp.
Thứ hai đây là hoạt động khơng mang tính hành chính, mệnh lệnh –
phục tùng mà mang tính khoa học, chất lượng, giá trị của kết luận giám định
không phụ thuộc vào cấp hành chính mà phụ thuộc vào trình độ, năng lực và
uy tín của tổ chức, người giám định.

9


Trưng cầu giám định là hoạt động mang tính khoa học, chun mơn
cao. Tính chun mơn khoa học trong q trình thực hiện giám định thể hiện
ở việc người thực hiện giám định hoàn toàn độc lập và chủ động lựa chọn
phương pháp giám định phù hợp và tự chịu trách nhiệm về kết luận giám định
mà không bị ràng buộc, áp đặt bởi các cơ quan chủ quản. Kết quả giám định
và giá trị sử dụng của chúng cũng khơng phụ thuộc vào cấp hành chính hay
lần giám định mà phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của tổ chức giám định,
người giám định và phương pháp khoa học được áp dụng.
Thứ ba các kết quả giám định đưa ra phải dựa trên các căn cứ khoa học,
có độ tin cậy cao nhưng vẫn bị thay thế bằng các kết quả giám định khác.

Hoạt động trưng cầu giám định trong TTHS được thực hiện trên cơ sở
các phương pháp khoa học, trình tự thủ tục tiến hành giám định cũng trên cơ
sở khoa học nên kết quả giám định được đưa ra cũng phải dựa trên các căn cứ
khoa học đã được thừa nhận. Tuy nhiên không phải tất cả các kết luận giám
định đều là bất di bất dịch mà kết luận giám đinh vẫn được bổ sung hoặc thay
thế bởi các kết quả giám định khác. Luật Giám định tư pháp quy định trong
trường hợp cơ quan THTT khơng đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu
rõ lý do, nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì phải giám định
bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục đã quy định.
Có thể nói với những đặc điểm trên, kết quả giám định luôn được các
CQTHTT coi là một nguồn chứng cứ đặc biệt quan trọng và hữu ích trong
việc giải quyết vụ án hình sự. Nguồn chứng cứ này vừa khách quan của vụ án
đồng thời đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động chứng minh. Đây là cơ sở,
căn cứ để định tội danh và áp dụng khung hình phạt đối với người phạm tội.
Trưng cầu giám định có thể đặt ra trong các thủ tục tố tụng khác nhau
như dân sự, hình sự, hành chính… nhưng về bản chất, đều là hoạt động tham
vấn chuyên môn của chủ thể thứ ba nhằm làm sáng tỏ những tình tiết của vụ
án. Trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự là một
10


hoạt động tố tụng nhằm chứng minh vụ án hình sự được tiến hành bởi các cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng với nội dung thể hiện bằng
việc ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chun mơn cần thiết về
các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ... theo quy định của pháp luật để
nghiên cứu, kết luận về những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Trong BLTTHS năm 2003 và Luật giám định tư pháp năm 2012 có sự
phân loại thành các hình thức trưng cầu giám định khác nhau, dựa trên cơ sở
các tiêu chí khác nhau. Điều này thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng

thực hiện chức năng của mình, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tính
huống cụ thể của vụ án hình sự, theo u cầu chứng minh mà có thể đưa ra
hình thức trưng cầu giám định cho phù hợp.
Hình thức trưng cầu giám định là cách thức mà Cơ quan tiến hành tố
tụng thực hiện việc trưng cầu giám định. Trong q trình điều tra các vụ án
hình sự có sáu cách thức được Cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng lấy ý kiến,
kết luận của các nhà chuyên môn phục vụ cho công tác điều tra thể hiện bằng
sáu hình thức trưng cầu giám định sau:
- Trưng cầu giám định lần đầu: Là lần đầu tiên Cơ quan tiến hành tố
tụng lấy ý kiến, kết luận của các nhà chun mơn để làm sáng tỏ một tình tiết
nào đó của vụ án nhằm phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết vụ án.
- Trưng cầu giám định lại: Là việc Cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục
lấy ý kiến, kết luận của các nhà chuyên môn để làm sáng tỏ một tình tiết nào
đó của vụ án nhằm phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết vụ án mặc dù
tình tiết đó đã có kết luận của các nhà chuyên môn sau khi được trưng cầu
giám định lần đầu.
Căn cứ để tiến hành trưng cầu giám định lại có thể là do nghi ngờ về
tính khách quan, khoa học của kết luận giám định lần đầu hoặc kết luận trưng

11


cầu giám định lần đầu mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ khác mà Cơ quan
tiến hành tố tụng đã có về vụ án.
Khi quyết định trưng cầu giám định lại Cơ quan tiến hành tố tụng phải
nêu rõ căn cứ để trưng cầu giám định lại.
- Trưng cầu giám định bổ sung: Là việc Cơ quan tiến hành tố tụng tiếp
tục lấy ý kiến, kết luận của các nhà chun mơn để làm sáng tỏ một tình tiết
nào đó của vụ án nhằm phục vụ cho cơng tác điều tra khi kết luận lần đầu
chưa đầy đủ hoặc trong quá trình điều tra, Cơ quan tiến hành tố tụng thu thập

được các tài liệu, chứng cứ mới đòi hỏi tiếp tục lấy ý kiến, kết luận của các
nhà chuyên môn hay quyết định trưng cầu giám định lần đầu chưa đưa ra hết
các câu hỏi đối với người giám định.
Giám định bổ sung có thể do người đã giám định trước đó tiến hành,
hoặc cũng có thể do người khác tiến hành.
- Trưng cầu cá nhân giám định: là việc Cơ quan tiến hành tố tụng lấy ý
kiến, kết luận của một nhà chuyên môn (người giám định) cụ thể của lĩnh vực
tri thức tiến hành giám định.
- Trưng cầu tập thể giám định: là việc cơ quan tiến hành tố tụng lấy ý
kiến, kết luận của một số nhà chun mơn (người giám định) có cùng một
chun ngành hay lĩnh vực hiểu biết để cùng tiến hành giám định.
Trưng cầu tập thể giám định khi những sự vấn đề cần giám định rất
phức tạp đòi hỏi phải có sự phân tích, nghiên cứu của một tập thể người giám
định mới có thể đưa ra được các kết luận khoa học, chính xác.
- Trưng cầu giám định tổ hợp (đa ngành giám định): Là việc Cơ quan
tiến hành tố tụng lấy ý kiến, kết luận của một số nhà chuyên môn (người giám
định) của nhiều ngành khoa học khác nhau cùng tiến hành giám định đối với
một hoặc nhiều vấn đề của một vụ án.

12


Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định
Giám định pháp y là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa
học kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về phương diện y học những vấn đề có
liên quan đến sự kiện chết người, thương tích...theo văn bản trưng cầu của
CQTHTT nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Hoạt động GĐTP trong lĩnh vực pháp y nhằm mục đích nghiên cứu
ứng dụng hầu hết tất cả những khoa học kỹ thuật vào việc xác định mức độ
tổn hại sức khỏe, phẩm giá con người, nguyên nhân tử vong bởi những hành

vi xâm hại đến thân thể khi CQTHTT yêu cầu giám định làm căn cứ cho
việc khởi tố vụ án, xác định tội danh, định khung hình phạt… Do vậy đối
tượng của giám định pháp y là những thương tích trên cơ thể sống; tử thi;
dấu vết, tang vật như: tóc, lơng, máu, tinh dịch, nước bọt, mồ hơi, nước tiểu;
vật gây thương tích như bom, mìn, súng, đạn, vật sắc nhọn, vật sắc, vật tày;
trên hồ sơ, tài liệu.
Giám định pháp y tâm thần: là một bộ phận của tâm thần học, phát
triển cùng với sự phát triển chung của ngành tâm thần học. Giám định pháp y
tâm thần là việc sử dụng kiến thức trong lĩnh vực y học tâm thần để xem xét
những vấn đề có liên quan đến cá nhân như vấn đề về sức khỏe tâm thần, xác
định chính xác những đối tượng bị nghi rối loạn tâm thần có bị bệnh tâm thần
hay khơng, mức độ nặng nhẹ, từ đó xác định năng lực trách nhiệm hành vi
phạm pháp. Mục đích của giám định pháp y tâm thần nhằm giám định tình
trạng sức khỏe- sức khỏe tâm thần của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm
chứng [18, tr.20-23].
Giám định kỹ thuật hình sự: là việc sử dụng những kiến thức, phương
pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn trong khoa học hình sự để xác
định hoặc truy nguyên các hiện tượng vật chất như con người, sự vật, hiện
tượng… có liên quan đến vụ án hình sự.

13


Hoạt động giám định trong lĩnh vực này thực hiện các nhiệm vụ truy
nguyên nhằm làm sáng tỏ một vụ việc có tính hình sự với mục đích xác định
và chứng minh sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất đang có liên quan
đến vụ việc với những hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá
trình điều tra.
Giám định xây dựng: là hoạt động của cá nhân, tổ chức có năng lực
giám định sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp

vụ để kết luận về chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng những vấn đề cú liên
quan đến vụ án, đặc biệt là những vụ án về xây dựng.
Giám định môi trường: đánh giá nguồn tác động và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các hoạt động và các yếu tố đến mơi trường.
Giám định văn hóa: việc sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa
học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành để giám định các loại hình tác phẩm
văn học- nghệ thuật và văn hóa phẩm, đưa ra kết luận về chuyên ngành văn
hóa có liên quan đến vụ án do người GĐTP thực hiện.
Giám định giao thơng cơng chính: do GĐV có đủ năng lực cũng như
điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật tiến hành để kết luận về những vấn đề về
chun ngành giao thơng cơng chính có liên quan đến vụ án như việc giám
định chất lượng cơng trình cầu đường, giám định tính chất an tồn giao thơng,
giám định chất lượng phương tiện giao thơng, giám định chất lượng cây xanh
trồng trên hè phố…
Như vậy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, những căn cứ phân loại
khác nhau mà GĐTP được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân
loại này có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động GĐTP, xác
định trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan chủ quản. Hơn nữa, việc
phân loại này cũng giúp CQTHTT lựa chọn cá nhân, cơ quan, tổ chức phù
hợp để TCGĐ.

14


1.2. Quá trình chứng minh vụ án hình sự và vai trị của trƣng cầu
giám định trong q trình chứng minh vụ án hình sự
1.2.1. Quá trình chứng minh vụ án hình sự
Quá trình chứng minh vụ án hình sự bắt đầu từ khi có quyết định khởi
tố vụ án bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các cơ quan tiến hành tố
tụng khác nhau như: hoạt động điều tra, hoạt động truy tố và hoạt động xét

xử. Mỗi hoạt động đó đều hàm chứa các hành vi tố tụng khác nhau. Cụ thể:
hoạt động điều tra với tính chất là một giai đoạn tố tụng do Cơ quan điều tra
tiến hành và bao gồm các hành vi tố tụng đặc trưng như: khởi tố vụ án hình
sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can, khám xét, hỏi cung bị can, ghi lời khai
người làm chứng, người bị hại, tiến hành đối chất, nhận dạng v.v... nhằm làm
rõ đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra. Hoạt động truy tố do Viện
kiểm sát tiến hành thể hiện quyền giám sát hoạt động của Cơ quan điều tra và
thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa, đặc trưng bởi các hành vi tố tụng như:
nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu bản kết luận điều tra, viết bản cáo trạng và truy
tố bị can trước Tòa án. Hoạt động xét xử do Tòa án tiến hành là hoạt động
mang tính quyết định cuối cùng nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và
áp dụng các hình phạt tương ứng theo qui định của pháp luật. Hoạt động xét
xử bao gồm các hành vi tố tụng cụ thể như: xét hỏi bị cáo, hỏi người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người tham gia tố tụng khác, xem
xét vật chứng, tranh luận tại phiên tòa, nghị án, tuyên án… Tất cả các hành vi
tố tụng cụ thể đó nhằm đến một mục đích cuối cùng và cao nhất đó là chứng
minh chân lý khách quan của vụ án hình sự.
Quá trình điều tra, truy tố và xét xử chính là q trình chứng minh vụ
án hình sự. Tuy nhiên, nghiên cứu BLTTHS năm 2003 và các văn bản pháp
luật của Nhà nước ta, chúng tơi chưa thấy có một định nghĩa cụ thể về quá
trình chứng minh vụ án hình sự. Trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng,

15


Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án khi điều tra và giải quyết các vụ án
hình sự cần phải chứng minh những sự việc có liên quan đến tội phạm để
khẳng định rằng: tội phạm đó đã được thực hiện, xác định đúng người đã thực
hiện tội phạm đó, và người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.
Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án cần phải xác định phù hợp với hiện

thực khách quan, tức là phải làm sáng tỏ các sự kiện và tình tiết đã xảy ra
trong thực tế. Để đạt được mục tiêu này, Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử
phải dựa vào các chứng cứ để chứng minh rõ tội phạm đã xảy ra, xác định lỗi
của bị can, bị cáo, tức là chứng minh người thực hiện tội phạm và họ phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tội phạm đã thực hiện [31, tr.15-17].
Quá trình chứng minh là quá trình xác định sự thật khách quan đối với
vụ án hình sự, là một quá trình nhận thức cái chưa biết, đi từ chưa biết đến
biết, một quá trình tuân theo các quy luật của phép duy vật biện chứng. Quá
trình này là một quá trình nhận thức chân lý, một quá trình phản ánh biện
chứng các sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất vào trong ý thức con
người, trên cơ sở thực tiễn.
Trên cơ sở những qui định của pháp luật TTHS Việt Nam và các văn
bản pháp luật khác về điều tra, truy tố, xét xử và thực tiễn xét xử có thể hiểu:
Q trình chứng minh trong vụ án hình sự là quá trình mà các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động nhận thức chân lý
về vụ án hình sự. Việc nhận thức về vụ án hình sự là việc phản ánh một cách
khách quan toàn bộ diễn biến về vụ án hình sự, hay nói cách khác là tái dựng
lại được một bức tranh tồn cảnh, chính xác về vụ án hình sự đã xảy ra. Để
đạt được điều này, các chủ thể tiến hành tố tụng phải thực hiện các biện pháp
do pháp luật TTHS quy định, làm sáng tỏ tất cả mọi vấn đề có trong vụ án
hình sự. Việc nghiên cứu các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành dựa
trên cơ sở "chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do bộ

16


luật này quy định, mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm
căn cứ xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi
phạm tội, cũng như tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ
án" [21, tr.54]. Chỉ có dựa vào chứng cứ thì mới làm sáng tỏ được tội phạm,

chỉ rõ được người thực hiện hành vi phạm tội, chỉ có dựa vào chứng cứ thì
người tiến hành tố tụng mới có căn cứ để đưa ra kết luận của mình về tội
phạm, về tính có lỗi của bị can, bị cáo, tính phải chịu hình phạt của bị cáo và
những vấn đề khác có liên quan đến vụ án hình sự.
Khi tội phạm hình sự xảy ra với tính chất "là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt" [34, tr.124] thì việc
áp dụng các biện pháp để tìm ra người thực hiện tội phạm và buộc họ phải
chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước là điều cần thiết. Ở đây,
Nhà nước đã giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ thực hiện.
u cầu khơng để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội đều được Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án hết sức quan tâm chú ý. Trong khi đó
tội phạm là một hiện tượng xã hội phức tạp, hành vi phạm tội là một hành vi
xảy ra trong quá khứ. Kẻ phạm tội xuất phát từ rất nhiều động cơ khác nhau,
có mục đích khác nhau, thủ đoạn khác nhau và ngày càng tinh vi, ln tìm
cách che giấu hành vi phạm tội của mình để nhằm trốn tránh sự trừng phạt
của pháp luật. Các chủ thể tiến hành tố tụng bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán, Hội thẩm là những người khơng chứng kiến tồn bộ diễn
biến ngay từ đầu mọi hành vi phạm tội, lượng thông tin ban đầu mà những
chủ thể này có được khi được giao giải quyết vụ án tương đối hạn chế. Muốn
dựng lại bức tranh đầy đủ, chính xác về tội phạm đã xảy ra để giải quyết vụ án
hình sự thì các chủ thể tiến hành tố tụng phải tiến hành chứng minh nhằm thu
thập các thông tin, các sự kiện tồn tại trong thế giới khách quan nhằm phản
ánh chân lý khách quan của vụ án.

17


Chứng minh là quá trình nhận thức về vụ án hình sự được các chủ thể
tiến hành tố tụng thực hiện nhằm xác định chân lý khách quan của vụ án. Tức
là xác định sự phù hợp đầy đủ, chính xác của sự kiện phạm tội và tất cả các

tình tiết khác của vụ án để làm rõ mức độ trách nhiệm của người đã thực hiện
hành vi phạm tội, hoặc khẳng định ngược lại là tội phạm không được thực
hiện trong thực tế, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự khơng có lỗi. Việc
nhận thức chân lý khách quan của vụ án hình sự là một quá trình hết sức phức
tạp được tạo bởi các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ do
các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện phù hợp với các qui định của BLTTHS
Việt Nam; quá trình này được thừa nhận là một quá trình nhận thức. Vì vậy
quá trình chứng minh tội phạm cũng phải tuân thủ những qui luật chung của
quá trình nhận thức hiện thực khách quan [14, tr.94].
Như vậy, xuất phát từ sự thừa nhận khả năng nhận thức của con người,
phép biện chứng duy vật đòi hỏi việc nhận thức, việc nghiên cứu các sự vật
hiện tượng trong thế giới khách quan nói chung và các tình tiết của vụ án hình
sự nói riêng phải đảm bảo một cách tồn diện. Q trình chứng minh vụ án
hình sự phải tuân theo những quy tắc logic nhất định như việc nhận thức mọi
hiện tượng của hiện thực. Trước tiên cần thu thập tài liệu thực tế nhất định,
tiếp đến tài liệu đó cần được phân tích, được phân ra từng phần, làm sáng tỏ
từng chi tiết cụ thể, từng mặt của các sự kiện cần được nghiên cứu xem xét;
sau đó sẽ rút ra được những kết luận khái quát tổng hợp về các sự kiện đã
được nghiên cứu. Trên cơ sở các sự kiện đã được xem xét xây dựng nên
những giả thiết chứng minh, rồi sau đó được kiểm tra, đánh giá thận trọng, tỉ
mỉ, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, từ những thông tin, sự kiện riêng lẻ đến
những sự kiện chung nhất và cả bằng tư duy suy diễn, từ đó đi đến những kết
luận cụ thể đối với các sự kiện, tình tiết cụ thể và các dấu hiệu của nó.
Q trình chứng minh trong TTHS là tổng thể những hoạt động của cơ

18


quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố
tụng được thực hiện theo một trật tự nhất định áp dụng đúng các quy định của

pháp luật TTHS, dựa trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ và những tình tiết
khác liên quan đến vụ án, để khẳng định có hay khơng có một tội phạm xảy
ra, tính có lỗi hay khơng có lỗi của một người nào đó, đồng thời xác định
những tình tiết có liên quan đến trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội
phạm. Chính từ q trình đó mà chất lượng, giá trị chứng minh của các thông
tin được khẳng định và bức tranh về sự kiện phạm tội dần được tái hiện như
nó vốn có, các cơ sở giải quyết vụ án được hình thành, củng cố. Tổng hợp các
hành vi đó tạo thành nội dung của quá trình chứng minh vụ án hình sự.
Như vậy, quá trình chứng minh vụ án hình sự là tổng hợp các hành vi
tố tụng hình sự do các chủ thể được Nhà nước trao quyền tiến hành theo trình
tự được Bộ luật tố tụng hình sự quy định để thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Chứng minh trong vụ án hình sự có những vai trị, ý nghĩa như sau.
Mục đích của việc giải quyết VAHS là nhằm bảo vệ chế độ chính trị, trật tự
an tồn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập
thể, của công dân. "Đấu tranh kiên quyết chống âm mưu diễn biến hịa bình,
ngăn chặn các hoạt động gián điệp, biệt kích, bảo vệ nội bộ, bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới, trừng trị bọn tội phạm hình sự, giữ gìn trật tự cơng cộng,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân". Quan điểm này thể hiện ý
chí của tồn Đảng, toàn dân, mà các cơ quan tiến hành tố tụng giữ vị trí hết
sức quan trọng.
Mục đích cơ bản vụ án hình sự là: Phát hiện nhanh chóng và xác định
tội phạm, người phạm tội một cách khách quan, toàn diện, xử lý công minh,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội, qua đó áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội, bảo đảm tính cưỡng chế và thể hiện tính giáo dục của

19



×