Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Đặc điểm đất dưới rừng dầu nhiệt đới (Dipterocarpaceae) và khả năng chuyển đổi trồng cao su ở Tây Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.12 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------------

TRÀ NGỌC PHONG

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT DƯỚI RỪNG DẦU NHIỆT ĐỚI
(DIPTEROCARPACEAE) VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI
TRỒNG CAO SU Ở TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020


ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. xii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... xvi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết.........................................................................................................................1
1.2 Ý nghĩa ..................................................................................................................................2
1.3 Mục tiêu.................................................................................................................................3


1.3.1 Mục tiêu tổng quát:............................................................................................................3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi ...........................................................................................................3
1.4.1 Đối tượng: ..........................................................................................................................3
1.4.2 Phạm vi:..............................................................................................................................4
1.5 Đóng góp mới .......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................6
TỔNG QUAN.............................................................................................................................6
1.1 Các nghiên cứu về đất và phân loại đất ...............................................................................6
1.1.1 Các nghiên cứu đất trên thế giới .......................................................................................6
1.1.2 Những nghiên cứu đất ở Việt Nam ..................................................................................8
1.1.3 Những nghiên cứu đất vùng Tây Nguyên........................................................................9
1.1.4 Một số kết quả nghiên cứu về đất dưới rừng dầu nhiệt đới ......................................... 14
1.1.5 Những nghiên cứu về khoáng sét .................................................................................. 22
1.2 Khái quát về rừng dầu nhiệt đới........................................................................................ 28
1.2.1 Trên thế giới .................................................................................................................... 28
1.2.2 Ở Việt Nam ..................................................................................................................... 29
1.2.3 Một số đặc điểm lâm sinh của rừng dầu ....................................................................... 29
1.2.4 Quy mô và phân bố rừng dầu ........................................................................................ 33


x
1.3 Những nghiên cứu liên quan đến cây cao su ................................................................... 34
1.3.1 Sinh thái học cây cao su ................................................................................................. 34
1.3.2 Những kết quả nghiên cứu đánh giá đất trồng cao su ở Việt Nam ............................. 37
1.3.3 Những kết quả đánh giá, phân hạng đất rừng dầu chuyển đổi trồng cao su .... 38
1.4 Khái quát vị trí địa lý của vùng nghiên cứu ..................................................................... 40
1.5 Nhận xét chung của NCS qua quá trình nghiên cứu tổng quan tài liệu ......................... 41
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................. 44
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................................................... 44

2.1 Nội dung ............................................................................................................................. 44
2.2 Phương pháp ...................................................................................................................... 45
2.2.1 Cách tiếp cận (Approaching) ....................................................................................... 45
2.2.2 Phương pháp luận (Methodology) ................................................................................ 46
2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (Methods)........................................................... 46
2.2.4 Thu thập thông tin, khảo sát thực địa ............................................................................ 50
2.2.5. Vật liệu và kỹ thuật nghiên cứu .................................................................................... 52
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................. 54
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................... 54
3.1 Phân bố địa lý đất dưới rừng dầu ở Tây Nguyên............................................................. 54
3.1.1 Phân bố địa lý của cây dầu ở Tây Nguyên.................................................................... 54
3.1.2 Phân bố địa lý của đất dưới rừng dầu Tây Nguyên ...................................................... 56
3.2 Đặc điểm phát sinh đất dưới rừng dầu Tây Nguyên ....................................................... 58
3.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các đặc tính của đất
dưới rừng dầu Tây Nguyên ..................................................................................................... 58
3.2.2. Phân loại đất dưới rừng dầu Tây Nguyên .................................................................... 82
3.2.3 Đặc điểm q trình phong hóa hình thành đất dưới rừng dầu ..................................... 90
3.2.4 Đặc điểm hình thái phẫu diện đất dưới rừng dầu ....................................................... 103
3.3 Đặc tính lý, hóa học và độ phì của đất dưới rừng dầu Tây Nguyên ................... 110
3.3.1 Đặc tính lý học của đất rừng dầu Tây Ngun ........................................................... 110
3.3.2 Đặc tính hóa học và độ phì của đất rừng dầu Tây Nguyên........................................ 113
3.3.3 Đánh giá chung đặc điểm phát sinh, đặc tính lý, hóa học và độ phì của đất rừng dầu
Tây Nguyên ............................................................................................................................ 118


xi
3.4 Khả năng chuyển đổi đất dưới rừng dầu ở Tây Nguyên sang trồng cao su................. 119
3.4.1 Điều kiện để chuyển đổi đất rừng dầu sang trồng cao su........................................... 119
3.4.2 Khả năng mở rộng diện tích trồng cao su từ đất rừng ở Tây Nguyên....................... 120
3.4.3 Khả năng sinh trưởng và phát triển cây cao su trên đất rừng dầu Tây Nguyên..... 122

3.4.4. Đánh giá thích hợp đất đai của đất rừng dầu trồng cao su ở Tây Nguyên............... 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 140
4.1 Kết luận ............................................................................................................................ 140
4.2 Kiến nghị .......................................................................................................................... 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 143


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AFD

Tiếng nguyên bản/tiếng Anh
Tiếng Vit
Agence Franỗaise de
C quan phỏt trin Phỏp ng
Dộveloppement

CEC

Cation Exchange Capacity

Dung tích hấp phụ (dung tích cation
trao đổi)

C/N

Cacbon/Nitro


Tỷ lệ cacbon hữu cơ trên nitơ tổng số

colluvi/coluvi

colluvi/coluvi

deluvi

deluvi

DEM

Digital Elevation Model

Mơ hình số độ cao

diluvi

diluvi

Lũ tích

DTA

Differential thermal analysis
method

Phương pháp phân tích nhiệt vi sai


ESP

Elementary Soil Processes

Tiến trình hình thành đất cơ bản (các
quá trình thổ nhưỡng cơ bản)

FAO/WRB
GPS
IIASA
IRB

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations/World Reference
Base
Global Positioning System

Sườn tích

Tổ chức Lương thực và Nơng
nghiệp Liên hiệp Quốc/Cơ sở tham
chiếu thế giới
Hệ thống Định vị Toàn cầu

Viện phân tích Hệ thống ứng dụng
quốc tế
Cơ sở tham chiếu Phân loại đất quốc
Internetional References Base
tế

International Institute for
Applied Systems Analysis

ISRIC

International Soil resources
information center

Trung tâm thông tin Tài nguyên đất
quốc tế

ISSS

International Society of Soil
Science

Hiệp hội Khoa học Đất quốc tế

Meq

Mili equivalent

Mili đương lượng

NIAPP

National Institute of
Agricultural Planning and
Project


Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng
nghiệp

proluvi

proluvi

Bồi tích

OM

Organic matter

Chất hữu cơ


xiii

Q

Quaternary

Kỷ nhân sinh hoặc Kỷ thứ tư: Thời
gian kéo dài từ 1,5 – 2 triệu năm.

QI

Lower pleistocene

Pleistocene sớm - hạ


QII

Middle pleistocene

Pleistocene giữa – trung

QIII

Upper pleistocene

Pleistocene muộn - thượng

QIV

Holocene

Trầm tích Holocene (cách đây
khoảng 10.000 năm.

SPP

Specific Pedogenic Processes

Các quá trình phát sinh đất đặc trưng

United Nations Environment
Program
United Nations Educational,
Scientific and Cultural

Organization
United States Department of
Agriculture

Chương trình mơi trường Liên hiệp
quốc

Volume

Thể tích

Vietnam Society of Soil
Science
The Western Highlands AgroForestry Scientific and
Technical Institute
World Geographic System

Hội Khoa học Đất Việt Nam

World reference base for soil
resources

Cơ sở tham chiếu Tài nguyên đất thế
giới

UNEP
UNESCO

USDA
V

VSSS
WASI

WGS
WRB

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc

Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm
nghiệp Tây Nguyên

Hệ thống Địa lý thế giới


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các đơn vị phân loại đất Tây Nguyên (năm 1985) .................................. 12
Bảng 1.2: Thống kê diện tích đất Tây Nguyên (2015) ............................................. 13
Bảng 1.3: Phân loại và quy mô các loại đất vùng dự án (năm 2009) ...................... 21
Bảng 1.4: Phân loại và quy mô các loại đất vùng dự án mở rộng (năm 2013) ........ 22
Bảng 1.5: Thành phần và mức độ phân bố khoáng sét trong một số loại đất đỏ và đất
xám vùng ĐNB ......................................................................................................... 27
Bảng 1.6: Quan hệ giữa thành phần khoáng sét với các dạng kali trong đất ........... 27
Bảng 1.7: Các trạng thái chính trong rừng dầu và các đặc trưng của chúng ............ 32
Bảng 1.8: Đặc trưng đa dạng sinh học rừng dầu nhiệt đới Tây Nguyên .................. 33
Bảng 1.9: Thang chuẩn đánh giá đất trồng cao su tại Việt Nam (tầng 0 - 30 cm) ... 36

Bảng 1.10: Bảng phân loại mức độ giới hạn các yếu tố chủ yếu của đất trồng cao su... 36
Bảng 3.1: Phân bố địa lý đất dưới rừng dầu Tây Nguyên tổng quát ........................ 57
Bảng 3.2: Yếu tố khí hậu của một số trạm ở Tây Nguyên ....................................... 59
Bảng 3.3: Khả năng xuất hiện cực trị của nhiệt độ ứng với các chu kỳ lặp lại ........ 60
Bảng 3.4: Cán cân bức xạ ở Buôn Ma Thuộc Kcal/cm2/tháng................................. 61
Bảng 3.5: Tỷ lệ mưa tháng so với tổng lượng mưa năm (%) ................................... 63
Bảng 3.6: Trữ lượng khai thác tiềm năng của khu vực trong tỉnh Đắk Lắk ............ 75
Bảng 3.7: Tổng hợp hiện trạng thủy lợi vùng Tây Nguyên năm 2015 .................... 76
Bảng 3.8: Quan hệ giữa quần hợp thực vật với các yếu tố nhiệt ẩm ở vùng rừng dầu.... 78
Bảng 3.9: Diễn biến đất có rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 1995 - 2015 .... 79
Bảng 3.10: Bảng phân loại đất dưới rừng dầu Tây Nguyên ................................... 83
Bảng 3.11: Thống kê quỹ đất dưới rừng dầu Tây Nguyên theo độ dốc ................. 85
Bảng 3.12: Thống kê quỹ đất dưới rừng dầu Tây Nguyên theo tầng dày ................ 87
Bảng 3.13: So sánh kết quả phân tích thành phần khống vật trong một số loại đất
chính vùng tập trung nghiên cứu với các đất cùng loại ở vùng ĐNB ...................... 91
Bảng 3.14: Thành phần tổng số (% trọng lượng nung) và các tỷ lệ phân tử SiO2 với R2O3,
Al2O3, Fe2O3 trong đất dưới rừng dầu và trong sét tách từ khối vật liệu của đất ............ 96
Bảng 3.15: So sánh kết quả phân tích thành phần tổng số trong các mẫu sét nung
(<0,001mm) vùng tập trung nghiên cứu với các đất cùng loại ở vùng ĐNB ......... 101


xv
Bảng 3.16: So sánh TPCG (07 cấp) một số loại đất chính vùng nghiên cứu với các
đất cùng loại ở vùng Đông Nam bộ ........................................................................ 111
Bảng 3.17: Kết quả phân tích đặc tính hóa học của đất dưới rừng dầu Tây Nguyên .... 114
Bảng 3.18: Diện tích cao su trồng mới khu vực Tây nguyên từ 2009-2013 .......... 120
Bảng 3.19: So sánh sinh trưởng cao su trên đất dưới rừng dầu và đất khác (n=10)...... 125
Bảng 3.20: Các cấp phân vị và phân loại thích hợp đất đai ................................... 126
Bảng 3.22: Phân cấp các yếu tố sinh thái theo mức độ hạn chế đối với cây cao su ...... 127
Bảng 3.23: Phân cấp mức độ thích hợp của các yếu tố sinh thái đất đối với cây

cao su ............................................................................................................. 128
Bảng 3.24: Phân bố các đơn vị đất đai của đất trồng cao su theo đơn vị hành
chính tỉnh ............................................................................................................... 129
Bảng 3.25: Kết quả đánh giá thích hợp đất đai của đất rừng dầu cho cây cao su .. 135
Bảng 3.26: Diện tích đất ở các mức thích hợp cho cây cao su chia theo đơn vị hành
chính cấp tỉnh.......................................................................................................... 136


xvi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các khu vực khảo sát nghiên cứu trong Chương trình Tây Nguyên
2, 1985 (Đề tài 48C- 05 -01). Nguồn [52]. ............................................................... 11
Hình 1.2: Cấu trúc tinh thể khoáng kaolinite. Nguồn: [23], [118]. .......................... 25
Hình 1.3: Cấu trúc tinh thể các khống sét Montmorillonit (a) và Chlorites (b) ..... 26
Hình 1.4: Sơ đồ vị trí vùng Tây Ngun .................................................................. 41
Hình 3.1: Chồng xếp các lớp thông tin xây dựng bản đồ hiện trạng rừng dầu Tây
Nguyên năm 2015 ..................................................................................................... 54
Hình 3.2: Phân bố địa lý rừng dầu ở Tây Ngun .................................................... 55
Hình 3.3: Mơ hình chồng xếp các lớp thơng tin xây dựng CSDL ban đầu và bản đồ
gốc đất rừng dầu ở Tây Nguyên ............................................................................... 56
Hình 3.4: Địa hình, địa mạo TN trên mơ hình DEM tích hợp ảnh vệ tinh ............... 65
Hình 3.5: Lát cắt địa hình dọc theo chiều thẳng đứng từ Cửa Khẩu Bờ Y tỉnh Kon Tum
đến hết ranh Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng trên mơ hình DEM (Thực hiện bằng AcrGIS) 66
Hình 3.6: Địa hình tỉnh Đắk Lắk trên mơ hình số độ cao (DEM), thực hiện bằng
phần mềm AcrGIS .................................................................................................... 67
Hình 3.7: Địa hình, địa mạo tỉnh Đắk Lắk trên mơ hình số độ cao (DEM) có tích
hợp ảnh vệ tinh ......................................................................................................... 68
Hình 3.8: Lát cắt địa hình và mối quan hệ giữa chúng với mẫu chất/đá mẹ toàn vùng
Tây Nguyên (dọc theo chiều thẳng từ Cửa Khẩu Bờ Y tỉnh Kon Tum đến hết ranh

Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng). ....................................................................................... 69
Hình 3.9: Lát cắt địa hình và mối quan hệ giữa chúng với mẫu chất/đá mẹ vùng
nghiên cứu tập trung (tỉnh Đắk Lắk) ........................................................................ 72
Hình 3.10: Vùng tập trung của rừng khộp - Nguồn: [31] ......................................... 77
Hình 3.11: Rừng dầu được bảo tồn tại vườn Quốc gia Yok Đơn và rừng dầu tái sinh . 79
Hình 3.12: Phân bố địa lý đất rừng dầu ở Tây Nguyên ............................................ 84
Hình 3.13: Bản đồ phân bố độ dốc đất rừng dầu ở Tây Nguyên .............................. 86
Hình 3.14: Bản đồ phân cấp độ dày tầng đất rừng dầu ở Tây Nguyên .................... 88
Hình 3.15: Kết quả XRD mẫu số T-885 (đất Xa) .................................................... 92
Hình 3.16: Kết quả XRD mẫu số T-887 (đất Fs) ..................................................... 92


xvii
Hình 3.17: Q trình tái tích tụ silic trong đất rừng dầu Tây Nguyên ..................... 93
Hình 3.18: Tỷ lệ phân tử SiO2 : R2O3 trong các loại đất vùng NC ...................... 102
Hình 3.19: Tỷ lệ phân tử SiO2 : Al2O3 trong các loại đất vùng NC ..................... 102
Hình 3.20: Cảnh quan nơi Đồn phúc tra làm việc ................................................ 103
Hình 3.21: Cảnh quan và hoạt động khảo sát tại nơi đào KT - 100 ....................... 104
Hình 3.22: Phẫu diện KT-100 ................................................................................ 104
Hình 3.23: Phẫu diện CPƯ-08 và hoạt động nơi đào phẫu diện ............................ 105
Hình 3.24: Cảnh quan nơi đào PD ĐL - 60 ............................................................ 106
Hình 3.25: Phẫu diện ĐL - 60 ................................................................................ 106
Hình 3.26: Phẫu diện GL - 90 và cảnh quan nơi đào phẫu diện............................ 107
Hình 3.27: Phẫu diện DK - 325 .............................................................................. 108
Hình 3.28: Cảnh quan nơi đào PD DK - 325 ......................................................... 108
Hình 3.29: Phẫu diện KT-30 .................................................................................. 109
Hình 3.30: Bình quân tỷ lệ cát - thịt - sét trong TPCG của các loại đất ................. 110
Hình 3.31: So sánh tỷ lệ cát thô trong tầng đất mặt (tầng A) của các loại đất vùng
nghiên cứu với mẫu đất ở vùng đối chứng/so sánh ................................................ 112
Hình 3.32: So sánh tỷ lệ hạt sét trong tầng đất mặt (tầng A) của các loại đất vùng

nghiên cứu với mẫu đất ở vùng đối chứng/so sánh ................................................ 112
Hình 3.33: So sánh tỷ lệ thành phần cấp hạt trong tầng tích tụ (Bt) của các loại đất
vùng nghiên cứu với mẫu đối chứng/so sánh vùng ĐNB....................................... 113
Hình 3.34: Giá trị bình quân pH ở các tầng đất của các loại đất vùng nghiên cứu 115
Hình 3.35: Giá trị bình quân CEC và Cation trao đổi của các loại đất .................. 115
Hình 3.36: Bình quân OM% và đạm, lân, kali tổng số của các loại đất (các tầng) 116
Hình 3.37: So sánh TRB trong tầng B đất vùng nghiên cứu với các đất cùng loại ở
vùng đối chứng/so sánh .......................................................................................... 117
Hình 3.38: Phân bố địa lý của cây cao su ở Tây Nguyên. ...................................... 121
Hình 3.39: Cao su trồng trên đất Fs nhiều đá lẫn 2-4 năm tại xã Ia Lâu, huyện Chư
Prơng, tỉnh Gia Lai. ................................................................................................ 122
Hình 3.40: Cao su đến năm thứ 4 bắt đầu chết ngọn tại xã Ia Lâu - Chư Prơng - Gia Lai 123
Hình 3.41: Tăng trưởng cây cao su trên đất rừng dầu giai đoạn KTCB. ............... 124
Hình 3.42: So sánh năng suất (mơ hình) mủ cao su trên đất rừng dầu và đất đỏ bazan . 124


xviii
Hình 3.43: Chồng xếp các lớp thơng tin xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng rừng
dầu Tây Nguyên...................................................................................................... 129
Hình 3.44: Bản đồ đơn vị đất đai vùng rừng dầu Tây Nguyên .............................. 131
Hình 3.45: Bản đồ đánh giá thích hợp đất đai của đất rừng dầu trồng cao su ở Tây
Nguyên ................................................................................................................... 137


1

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Đất là thể tự nhiên đặc biệt, là lớp bề mặt có hoạt tính cao của vỏ phong hóa
được hình thành do tác động tổng hợp của 5 yếu tố (khí hậu, sinh vật, đá mẹ và mẫu

chất, địa hình, thời gian) [29], [156]; đất là tài nguyên vô cùng quý báu của con
người. Vấn đề gia tăng dân số và sự phát triển không ngừng của xã hội làm cho đất
ngày càng trở nên quý hiếm hơn. Vì vậy, nghiên cứu phân loại đất để biết được đặc
điểm từng loại nhằm đề xuất hướng sử dụng hiệu quả cũng như cải tạo và bảo vệ đất
là hoạt động không thể thiếu của Khoa học đất.
Ở Việt Nam, phân loại đất được tiến hành khá sớm, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu cấp quốc gia cho các vùng trên cả nước, trong đó có Tây Nguyên nhằm
mục đích thống kê quỹ đất phục vụ đánh giá khả năng thích nghi đất đai để chuyển
đổi cơ cấu cây trồng. Trong các chương trình đó, nổi bật là Chương trình Tây
Nguyên 1, 2, 3. Tuy nhiên các chương trình này chủ yếu đặt trọng tâm vào nghiên
cứu phần đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp, một khu vực rộng lớn đất dưới các
thảm rừng, đặc biệt đất dưới rừng dầu nhiệt đới (sau đây gọi là rừng dầu) cịn ít được
đề cập.
Một trong những ưu tiên nghiên cứu đất nhiệt đới là nghiên cứu đất dưới
rừng nghèo kiệt (Soils under poor – exhausted forests) [186]. Tiến hành nghiên cứu
những đất đó cần thiết xem xét q trình phong hóa hình thành đất bởi ý nghĩa cơ
bản của nó trong địa lý học và khoa học đất [166], [172], giúp đánh giá sự tiến hóa,
phân loại và đề xuất hướng sử dụng các đất này một cách bền vững [72], [205]. Ở
Việt Nam, từ trước và gần đây đã có một số nghiên cứu về đất rừng nghèo kiệt
nhưng thường chỉ khảo sát sự phân bố, đánh giá các chỉ tiêu độ phì và khả năng sản
xuất [31], [51]. Việc chẩn đoán phát sinh học (genesis) các quá trình hình thành đất
đặc trưng (SPP) dưới rừng dầu đến nay chưa có số liệu đầy đủ.
Rừng dầu ở nước ta người dân địa phương thường gọi "rừng khộp” là rừng
nghèo kiệt rất đặc trưng với các cây thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế,
bao gồm các loài cây như Dầu đồng, Dầu trà beng, Cà chít và một số lồi có giá trị
khác như Cẩm liên, Căm xe, Giáng hương, Bằng lăng,…. Rừng dầu phát triển trong
một điều kiện đặc biệt: Ln có một mùa mưa ngập úng và một mùa khô khắc nghiệt


2

[31], [51]. Hiện nay ở nước ta loại rừng này có diện tích khoảng 933.000 ha, tập
trung nhiều nhất ở Tây Nguyên với 500.000 ha [31]. Chú ý rằng, rừng dầu cũng rất
phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanma,
Indonesia, Malaysia [89].
Triển khai thực hiện Chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế vùng
Tây Nguyên, năm 2009, tỉnh Đắk Lắk có chủ trương cho khảo sát khoảng 72 ngàn ha
đất rừng nghèo kiệt dự kiến chuyển sang trồng cao su, trong đó chủ yếu là đất rừng
dầu nghèo kiệt. Việc chuyển đất rừng dầu sang trồng cao su trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk nói riêng và tồn vùng Tây Ngun nói chung đã có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy
vậy, các ý kiến nêu ra đều chưa có căn cứ khoa học, trong đó việc hiểu biết về đặc
điểm đất dưới rừng dầu cũng như mức độ thích nghi của cây cao su trên đất rừng dầu
là vấn đề “nổi cộm”.
Trên nền tảng đề tài đã nghiên cứu ở cấp thạc sĩ (2011), nghiên cứu sinh (NCS)
muốn nghiên cứu phát sinh học (genesis) đất dưới rừng dầu ở Tây Nguyên nhằm
phát hiện phân bố địa lý, đặc tính lý hóa học và độ phì của các loại đất, từ đó giúp
đưa ra nhận định về khả năng chuyển đổi đất rừng dầu nghèo kiệt sang trồng cao su.
Do vậy, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm đất dưới rừng dầu nhiệt đới
(Dipterocarpaceae) và khả năng chuyển đổi trồng cao su ở Tây Nguyên” được
thực hiện. Kết quả của đề tài sẽ bổ sung cơ sở khoa học cho chiến lược quản lý, sử
dụng tài nguyên đất hiệu quả, trong đó có đất dưới rừng dầu, đồng thời góp phần trả
lời câu hỏi: “Có nên chăng việc chuyển rừng dầu nghèo kiệt sang trồng cao su ở Tây
Nguyên Việt Nam”.
1.2 Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu, phát hiện đặc điểm đất rừng dầu về phân bố địa lý ở Tây Nguyên,

Việt Nam; về đặc điểm phát sinh và tính chất, độ phì của đất.
Cung cấp thông tin về đặc trưng của thảm thực vật cũng như hệ sinh thái đặc
thù của rừng dầu và các vấn đề liên quan đến đất dưới rừng dầu.
Chỉ ra ưu, nhược điểm của các loại đất dưới rừng dầu cũng như khả năng thích

hợp của đất đối với cây cao su nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách, chiến lược quản lý, sử dụng tài nguyên đất của Tây Nguyên có hiệu quả.


3
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đặc điểm đất dưới rừng dầu vùng Tây Nguyên, và đánh giá
mức độ thích hợp đất đai cho cây cao su là cơ sở khoa học đề xuất các vùng đất có khả
năng chuyển đổi trồng cao su, với các mức độ thích hợp khác nhau, qua đó cung cấp

thơng tin hữu ích cho các nhà lãnh đạo, quản lý hoạch định chính sách, lựa chọn
phương án quy hoạch sử sụng đất hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo
vệ đất, bảo vệ môi trường, nhất là bảo tồn hệ sinh thái rừng đặc biệt của Tây
Nguyên - rừng dầu nhiệt đới.
1.3 Mục tiêu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu đặc điểm phát sinh học (genesis) đất dưới rừng dầu và đánh giá
mức độ thích hợp đất đai cho cây cao su làm cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi đất
rừng dầu nghèo kiệt sang trồng cao su.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Kiểm kê sự phân bố địa lý đất dưới rừng dầu Tây Nguyên, trong đó xác định
diện tích phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên đến địa giới hành chính cấp huyện.
- Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh đất rừng dầu Tây Nguyên, trong đó đi sâu
nghiên cứu các quá trình phát sinh đất đặc trưng.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các đặc tính của đất rừng dầu, tiến hành đánh
giá mức độ thích hợp đất đai cho cây cao su và đề xuất/khuyến nghị những khu vực
có khả năng chuyển đổi trồng cao su.
- Khoanh định những khu vực cần bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng dầu Tây
Nguyên.
1.4 Đối tượng và phạm vi

1.4.1 Đối tượng:
- Đất dưới rừng dầu.
- Các quá trình phát sinh đất đặc trưng, các yếu tố hình thành đất.
- Hệ sinh thái rừng dầu, đặc biệt là cây họ dầu và các lâm phần của chúng.
- Cây cao su và khả năng thích nghi với đất rừng dầu.


4
- Người trồng cao su và các công ty, nông, lâm trường có liên quan.
1.4.2 Phạm vi:
- Về khơng gian: Những khu vực rừng dầu ở Tây Nguyên thuộc các tỉnh Đắk
Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nơng, trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu tại vùng
bình nguyên Ea Súp tỉnh Đắk Lắk và một số huyện như Chư Prông (Gia Lai), Ia
H’drai và Sa Thầy (Kon Tum) - nơi có loại rừng này tập trung nhiều nhất.
- Về thời gian: Thơng qua các chương trình, dự án mà Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp đã ký với các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk, NCS
đã tham gia thực hiện nghiên cứu về đất dưới rừng dầu Tây Nguyên từ năm 2009 2018, với khoảng thời gian 09 năm đủ để có một khối lượng tư liệu lớn, có độ tin cậy
cao giúp hồn thiện luận án tiến sĩ.
1.5 Đóng góp mới

Đề tài có những đóng góp mới như sau:
- Về nghiên cứu địa lý đất:
Bằng khảo sát bề mặt, kết hợp giải đoán ảnh vệ tinh và sử dụng công nghệ GIS
để chồng xếp các lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất đã xác định tổng diện tích đất
dưới rừng dầu Tây Nguyên là 565.000 ha - vượt 65.000 ha so với con số 500.000 ha
công bố trước đây; với việc phát hiện thêm 65.000 ha đất rừng dầu và sự phân bố của
chúng ở từng địa bàn cấp huyện cụ thể sẽ giúp việc hoạch định các chính sách quản
lý, bảo vệ và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất dưới rừng dầu có hiệu quả hơn.
- Về nghiên cứu nguồn gốc phát sinh học đất:
Bằng những khảo sát hình thái học phát sinh (sự xuất hiện tầng A2l xám sáng

trong phẫu diện đất) và kết quả phân tích, đề tài đã nghiên cứu chỉ số Harrassowits
SiO
Al2O3

2
vvvvvtrong
sét (<0,001 mm) tách từ đất giao động từ 3,1 - 3,6) đề tài đã phát hiện:

đất rừng dầu chịu tác động của biến hoá sialit–alit và xuất hiện "sự tái tích tụ silic"
làm cho đất có biểu hiện sialit, mà ở đây do nguồn gốc từ nước cho nên được gọi là
"sialit thuỷ nguyên" (Hydrogenic sialitisation) do đặc điểm địa hình và chế độ nước
đặc trưng. Đây là điểm mới, bởi lẽ đất đồi núi nhiệt đới thường có sự tích tụ tương


5
đối Fe, Al (Ferralitisation), nhưng trong đất dưới rừng dầu thì ngược lại, có sự tích
tụ SiO2.
- Về nghiên cứu ứng dụng:
Đã xác định đất dưới rừng dầu đa phần là đất có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng;
đề tài đã xây dựng bản đồ thích hợp đất đai cho cây cao su trồng trên đất rừng dầu
cho toàn vùng Tây Ngun. Cơng trình đã tái khẳng định tiêu chuẩn bắt buộc chỉ có
thể trồng được cao su khi độ dày tầng đất mặt > 70 cm và hàm lượng đá lẫn + kết
von trong tầng đất không vượt quá 50% khối lượng đồng thời không bị kết chặt thành
tầng cứng rắn bởi lớp sét bên dưới. Trên cơ sở đó khuyến cáo chỉ nên chuyển đổi đất

dưới rừng dầu sang trồng cao su ở những nơi có đủ các điều kiện nêu trên; đồng thời
xác định những vùng rừng dầu để khoanh nuôi bảo vệ.


6


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1 Các nghiên cứu về đất và phân loại đất

1.1.1 Các nghiên cứu đất trên thế giới
1.1.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngành khoa học phân loại đất
- Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội, khi nền sản xuất
chuyển từ săn bắn hái lượm sang giai đoạn chăn nuôi và trồng trọt thì người ta đã nghĩ
đến việc nghiên cứu phân loại đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý hơn và mang lại
những kết quả cao hơn, sự ra đời và phát triển của phân loại đất là điều tất yếu [83].
- Xét về sự phát triển của quan điểm, nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn
phân loại đất có thể phân chia tiến trình phát triển của ngành khoa học phân loại đất
trên thế giới thành 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn phân loại kỹ thuật; 2) Giai đoạn sáng lập
và phát triển thổ nhưỡng học phát sinh; 3) Giai đoạn phát triển phân loại định lượng;
4) Giai đoạn phát triển phân loại kết hợp phát sinh và định lượng [83].
1.1.1.2 Các hệ thống phân loại đất nổi bật:
a) Phân loại đất phát sinh:
Dokuchaev bắt đầu phân loại đất phát sinh năm 1883, tiêu biểu là các hệ thống
phân loại đất quốc gia của Liên Xô, Australia và các nước XHCN. Theo trường phái
này, đất được xác định chủ yếu dựa trên nghiên cứu tổng hợp các yếu tố (theo phương
trình của Dokuchaev: S = f(cl, o, p, r, t) đã được thế giới công nhận như là một phương
trình kinh điển về phát sinh học thổ nhưỡng, trong đó S (soil) - đất, f (funtion) - được
xem như hàm số đa biến về tác động tổng hòa của các yếu tố (các biến): cl (climate) khí hậu, o (organisms) - sinh vật, p (parent rock/materials) - đá mẹ/mẫu chất, r (relief) địa hình, t (time) - thời gian [192]) và các quá trình hình thành đất, hình thái phẫu diện
đất và các kết quả phân tích lý hóa học đất [156], [83]. Trong trường phái phân loại đất
phát sinh, hệ thống phân loại đất của Liên xô là tiêu biểu nhất, phân thành hai hệ thống
ứng với hai thời kỳ là:
- Hệ thống phân loại đất của Liên Xô cũ (1939 - 1969): Hệ thống phân loại đất này
được thực hiện theo quan điểm phát sinh của Dokuchaev và Sibirtsev. Các nhà thổ

nhưỡng Xơ Viết cịn được gọi là “phát sinh sinh thái” [29]. Theo đó, hệ thống phân loại
đất của Liên xô bao gồm 7 cấp phân vị: Lớp (class), lớp phụ (subclass), loại (type), loại
phụ (subtype), hợp (genera), chủng (species) và biến chủng (varieties).


7

- Hệ thống phân loại đất Liên Xô theo FAO/Unesco (1990): Năm 1990,
Vladimir Stolbovoi (Viện nghiên cứu hệ thống ứng dụng đất quốc tế-IIASA) đã xây
dựng chú dẫn bản đồ đất Liên Xô theo phân loại đất thế giới. Theo thống kê đầy đủ,
trong số 28 nhóm đất chính theo phân loại của FAO trên thềm lục địa Liên Xô đã
phát hiện được 20 nhóm. Ở cấp phân vị thứ hai, đất Liên Xơ có 71 đơn vị đất.
b) Phân loại theo tính chất đất:
Theo trường phái này, việc phân loại đất được dựa vào chính bản thân đất, trên
cơ sở sự xuất hiện của các tiêu chuẩn chẩn đoán; gồm các tầng, vật liệu và tính chất
chẩn đốn. Các tiêu chuẩn này được định lượng cụ thể bằng những đặc tính có thể
quan sát được bằng mắt hoặc đo đếm được bằng các phương tiện máy móc. Vì vậy,
phân loại đất theo chẩn đoán định lượng là phương pháp tiến bộ và có nhiều ưu điểm.
Nổi bật nhất là hệ thống phân loại đất của Mỹ [200].
Hệ thống phân loại đất của Mỹ được phát triển từ những năm 1950, cơng bố
chính thức lần thứ nhất vào năm 1975 [194], lần thứ 2 vào năm 1999 [195].
Trong hệ thống phân loại đất của Mỹ năm 1975, gồm có 6 cấp phân vị: Bộ
(order), bộ phụ (suborder), nhóm lớn (great group), nhóm phụ (subgroup), họ
(family) và biểu loại (series). Hệ thống các cấp phân vị này được cấu trúc theo sơ đồ
hình cây từ bộ đến biểu loại.
c) Phân loại đất kết hợp phát sinh và tính chất đất - FAO/WRB:
Cơ sở tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới WRB là một hệ thống phân loại đất
được phát triển từ chú dẫn bản đồ đất thế giới của FAO/UNESCO/ISRIC với sự hợp
tác của Trung tâm Thông tin Đất quốc tế (ISRIC), và được liên hiệp các nhà khoa
học đất quốc tế (IUSS) và tổ chức FAO bảo trợ. Nó thay thế cho các chú dẫn bản đồ

đất thế giới của FAO trước đó [163], [177].
- Mục tiêu của WRB là: 1) Phát triển một hệ thống có khả năng chấp nhận quốc
tế cho phác họa tài nguyên đất, từ đó các phân loại quốc gia có thể tham chiếu và so
sánh, đối chiếu. Trong đó, cơ sở phân loại đất được nhấn mạnh vào các đặc điểm
hình thái hơn là vào số liệu phân tích thuần túy; 2) Tạo thuận lợi cho việc thực hiện
các thống kê đất và chuyển giao số liệu về đất; trao đổi thông tin khoa học và chuyển
giao kỹ thuật sử dụng đất giữa các vùng [177].
- Về quan điểm phân loại: WRB đã kết hợp các quan điểm phân loại đất hiện
đại, gồm phát sinh và theo tính chất đất.
- Cấu trúc của hệ thống gồm 2 bậc phân vị (a two - tier system of soil
classification): 1) Bậc 1: Nhóm đất tham chiếu (Reference soil groups), gồm 30


8

nhóm, tương đương với cấp giữa bộ và bộ phụ trong hệ thống phân loại đất của Mỹ;
2) Bậc 2 (level of subdivisions): Đơn vị đất (Soil unit) hoặc chi tiết hơn, đơn vị phụ
(Soil subunit) và nhỏ nhất là dạng (phase) đã xác định được trên 120 đơn vị đất trong
30 nhóm đất đã nói ở trên [83], [177].
Theo chú dẫn bản đồ đất thế giới thì diện tích bề mặt của quả đất ước khoảng
51 tỉ hecta, trong đó: biển và đại dương khoảng 36 tỉ hecta, đất liền và hải đảo 15 tỉ
hecta [162].
1.1.2 Những nghiên cứu đất ở Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình áp dụng các hệ thống phân loại đất ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có 3 hệ thống phân loại đất đang được áp dụng cho việc
điều tra xây dựng bản đồ đất.
a) Hệ thống phân loại đất quốc gia Việt Nam:
Được khởi xướng ở Việt Nam từ những năm đầu của thập kỉ 60, cùng với giai
đoạn điều tra xây dựng bản đồ đất Miền bắc Việt Nam [5], [6], [19], [166].
Trên quan điểm phát sinh, việc phân chia đất theo phân loại Việt Nam được dựa

trên cơ sở xem tổng hợp các yếu tố và các quá trình hình thành đất, hình thái phẫu
diện và một số tính chất lý hóa học đất. Bảng hướng dẫn phân loại đất cho bản đồ tỷ
lệ trung bình và lớn [19], gồm có 2 cấp phân vị, nhóm và loại đất; trong đó, đất Việt
Nam được chia ra 14 nhóm với 64 loại (Bảng 1.3). Ở mức chi tiết hơn, một số nhóm
loại “đất tổ hợp” được tách cụ thể hơn, chủ yếu theo mẫu chất hình thành đất và mức
độ phèn mặn, đưa số nhóm, loại đất lên 15 nhóm và 86 loại [130].
Phân loại đất Việt Nam hiện nay [19], [42], [43] đã có những thay đổi đáng kể,
đặc biệt là về quan điểm phân loại đất, “đã kết hợp nguyên tắc phát sinh và tiêu
chuẩn định lượng đối với các cấp, chú ý sử dụng các yếu tố phụ nhất là đối với phân
loại cấp thấp” [177].
Bảng phân loại đất Việt Nam [42], [162], gồm 2 cấp phân vị, nhóm và loại đất;
trong đó, phần tên đất Việt Nam có 19 nhóm và 54 loại đất, phần tên đất theo
FAO/Unesco có 17 nhóm và 51 đơn vị đất. So với bảng phân loại đất dùng cho bản
đồ tỷ lệ lớn (1984), đã bổ sung thêm 4 nhóm đất: Đất mới biến đổi (CM), đất đá bọt
(RK), đất có tầng sét loang lổ (L) và đất nhân tác (N), các nhóm đất còn lại giữ
nguyên tên đất trước đây.
b) Áp dụng hệ thống phân loại đất của Mỹ ở Việt Nam:
Hệ thống phân loại đất của Mỹ [200] chủ yếu được áp dụng trong điều tra xây
dựng bản đồ đất cho một số khu vực ở ĐBSCL từ 1980, 1990 [123].


9

c) Áp dụng hệ thống phân loại đất của FAO/UNESCO/WRB ở Việt Nam:
Từ những năm cuối của thập kỉ 80, hệ thống phân loại đất của FAO/UNESCO
đã được áp dụng vào Việt nam. Do có những ưu điểm về quan điểm, cơ sở phân loại
và phạm vi phổ cập thông tin nên cho đến nay hệ thống phân loại đất của
FAO/UNESCO/WRB đã và đang được áp dụng khá phổ biến trong nghiên cứu phân
loại đất và điều tra lập bản đồ đất ở Việt nam.
1.1.2.2 Những nghiên cứu về đất ở Việt Nam

Giai đoạn trước 1975: Công tác nghiên cứu đất được tiến hành với quy mô lớn
ở cả hai miền Nam và Bắc tập trung vào các vấn đề về phân loại đất và xây dựng các
bản đồ ở những vùng có quy mơ lớn.
Những nghiên cứu sau năm 1975: Trong giai đoạn này trọng tâm công tác
nhằm nghiên cứu xây dựng bản phân loại đất phục vụ cho tỉ lệ bản đồ đất các loại,
nghiên cứu quy phạm điều tra đất phục vụ phát triển trên địa bàn cả nước. Các cơng
trình nghiên cứu về đất trong giai đoạn này đã có sự tham gia của các nhà khoa học
đất hàng đầu Việt Nam như: Phan Liêu, Trần Công Tấu; Lê Thái Bạt; Tôn Thất
Chiểu; Trần An Phong; Nguyễn Khang; Đào Châu Thu; Phạm Quang Khánh,... kết
quả của những cơng trình nghiên cứu đất nói trên trong giai đoạn này là cơ sở khoa
học vững chắc cho việc quản lí và sử dụng tài nguyên đất quốc gia một cách hợp lí
như: (1) Nắm đất và tài nguyên nông nghiệp đến mức sơ đồ tỉ lệ 1/50.000 - 1/25.000
tất cả các huyện miền Nam sau ngày giải phóng; (2) Xây dựng các vùng chuyên canh
và các vùng kinh tế mới nhằm mở rộng hàng triệu ha đất nông nghiệp.
Theo Hội khoa học đất Việt Nam (1996), tổng diện tích tự nhiên (DTTN) của
Việt Nam 33,1 triệu ha, trong đó diện tích sơng suối, núi đá là 1,76 triệu ha, chiếm
5,33% DTTN, còn lại 31,34 triệu ha, chiếm 94,67% DTTN là các loại hình thổ
nhưỡng được chia thành 14 nhóm đất.
Đến nay, cơng tác điều tra, bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉ lệ từ 1/100.000 1/50.000 cho các tỉnh trong cả nước do Viện QH&TKNN thực hiện cơ bản hoàn
thành. Các nghiên cứu nêu trên bước đầu đã hỗ trợ tích cực cho cơng tác thống kê tài
nguyên đất để hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ các
cấp huyện, tỉnh và cả nước[42].
1.1.3 Những nghiên cứu đất vùng Tây Nguyên
Những nghiên cứu trước 1975:
Giai đoạn 1009 - 1914 Hemtry, Maitre khảo sát cao nguyên bao biên giới (Đắk
Nông, Đắk Mil và Di Linh). Năm 1902 Toàn quyền Paul Doumer cho thành lập các


10


sở: Sở địa lý, Sở địa chất, Sở khí tượng, Sở canh nông, Sở thú y, Viện khảo cứu nông
nghiệp, lâm nghiệp, đã có một số bài viết về độ phì nhiêu, về một số cây trồng như
đậu đỗ, ngơ, cà phê, bông, chè, … đăng trong Tập san kinh tế Đông Dương.
Năm 1935, Saurin nghiên cứu địa chất vùng Đông nam Đông Dương, xây
dựng bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/500.000 đã phác họa khái quát về cấu trúc
địa chất lãnh thổ Tây Nguyên (1935 - 1937 - 1944) [83].
Năm 1961 đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu và lập bản đồ đất của chuyên
gia Liên hiệp quốc F.R.Moormann làm chủ biên, xây dựng bản đồ đất tổng quát
Miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (General Soil map of the Republic of V.N).
Dựa trên bản đồ này đã có một số bản đồ cấp tỉnh tỉ lệ 1/250.000 và 1/200.000 được
xây dựng. Bản đồ của Moormann là bản đồ tổng quát, tuy không phản ánh đầy đủ về
phát sinh phân loại và đặc điểm các loại đất nhưng nó đã trở thành một cơ sở khoa
học cho nhiều nghiên sau này [83].
Năm 1971 Thái Công Tụng có viết khái quát về đất Tây Nguyên và đất Đơng
Nam bộ nhưng khơng có bản đồ, và cũng có thể cho rằng đó là những nghiên cứu đất
Tây Nguyên sớm nhất [122].
Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu phân loại đất Tây Nguyên trong giai đoạn này
chưa được nghiên cứu tồn diện, mang tính khái qt, vì đây là khu vực nằm trong vùng
chiến sự ác liệt, điều kiện đi lại khó khăn. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu ở giai
đoạn này là cơ sở khoa học để nghiên cứu phân loại đất cho giai đoạn kế tiếp.
Những nghiên cứu sau 1975: Những năm 1975 - 1985, trên cơ sở những tài liệu
của Moormann và Thái Công Tụng, để nắm được tài ngun đất tồn Tây Ngun đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu ra đời như: Chú giải bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk 1979
[123]; Sơ đồ đất ba tỉnh Tây Nguyên tỉ lệ 1/100.000 năm 1977 - 1979 [51]. Ngồi ra,
cịn nhiều cơng trình nghiên cứu phân loại đất cho vùng chuyên canh và các nông
trường cà phê, chè, dâu tằm tỷ lệ bản đồ 1/10.000 của Vũ Cao Thái, Phạm Quang
Khánh và Nguyễn Bá Nhuận [108]. Trong chương trình điều tra cơ bản Tây Nguyên
giai đoạn 1 (chương trình Tây Nguyên I-1978) đã xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
1/500.000, Cao Liêm và Nguyễn Bá Nhuận chủ trì [64].
Năm 1985, trong chương trình điều tra cơ bản Tây Nguyên 48C giai đoạn 2,

đã nghiên cứu và lập bản đồ đất Tây Nguyên tỉ lệ 1/250.000 (tỷ lệ lớn hơn trước đó)
do Phạm Quang Khánh làm chủ nhiệm đề tài [56]. Cơng trình này tác giả đã nghiên
cứu phân loại một cách khá chi tiết đặc điểm một số loại đất chính theo quan điểm
“phát sinh học Xô Viết” mà đất là sản phẩm tổng hợp của 05 yếu tố: Khí hậu, sinh


11

vật, địa hình, đá mẹ, tuổi địa phương. Phân loại đất dựa trên 02 nguyên tắc cơ bản:
dựa vào tính chất đất và phân biệt các quá trình thổ nhưỡng cơ bản.
Trong bối cảnh đất nước cịn nhiều khó khăn, điều kiện kinh phí có hạn đề tài
khơng đi sâu nghiên cứu phát sinh phân loại đất một cách đầy đủ, các đất ở độ cao
lớn hơn 1000 mét và các vùng đất khơng có khả năng nơng nghiệp (đất cịn rừng)
chủ yếu dựa vào các tài liệu cũ.
Vì những lý do đó, trong chương trình này chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát,
phân loại đất ở tỷ lệ bản đồ lớn (1/25.000-1/10.000) cho các vùng đất đỏ bazan (các
Cao nguyên bazan), khảo sát, phân loại đất ở tỷ lệ bản đồ trung bình - lớn (1/100.000
– 1/50.000) cho các vùng đất nơng nghiệp khơng cịn rừng phục vụ bố trí sản xuất
nơng nghiệp. Riêng các vùng đất cịn rừng, đặc biệt là những vùng rừng dầu ít quan
tâm nghiên cứu.
Cụ thể theo hình và chú thích dưới đây:
Chú thích:
- Những vùng gạch caro là vùng điều
tra chi tiết, tỷ lệ bản đồ lớn 1/10.000;
- Những vùng gạch sọc chéo nét liền là
vùng điều tra, khảo sát xây dựng bản
đồ đất tỷ lệ 1/25.000;
- Những vùng gạch sọc ngang liền nét
là vùng khảo sát, điều tra xây dựng bản
đồ đất tỷ lệ 1/50.000;

- Những vùng gạch ngang nét đứt là
vùng khảo sát, điều tra xây dựng bản
đồ đất tỷ lệ 1/100.000;
- Vùng còn lại (trắng) là vùng khảo sát,
điều tra, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
1/250.000.
Những năm 2001 - 2005, lần lượt
bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 các tỉnh Tây
Nguyên lại một lần nữa được điều tra
bổ sung, chỉnh lý: Bản đồ đất tỉnh Lâm
Đồng [57]; Bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk,
Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai tỷ lệ
1/100.000 [85], [86], [87], [88], [93].

Hình 1.1: Sơ đồ các khu vực khảo sát nghiên
cứu trong Chương trình Tây Nguyên 2, 1985
(Đề tài 48C- 05 -01). Nguồn [52].


12
Bảng 1.1: Các đơn vị phân loại đất Tây Nguyên (năm 1985)
STT
I
1
2
3
4
5
II
6

III
7
8
9
10
IV
11
12
13
V
14
15
16
17
18
19
20
21
22
VI
23
24
25
26
VII
27
VIII
28
IX
29

X

TÊN ĐẤT
ĐẤT PHÙ SA
Đất phù sa được bồi
Đất phù sa khổng được bồi chưa phân di
Đất phù sa có tầng loang lỗ
Đất phù sa glây
Đất phù sa ngòi suối
ĐẤT LẦY
Đất lầy
ĐẤT XÁM BẠC MÀU
Đất xám trên phù sa cổ
Đất xám trên đá mácma axit và đá cát
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Đất xám bạc màu trên đá mác ma axít và đá cát
ĐẤT ĐEN
Đất nâu thẩm trên SPPH của đá bọt và đá bazan
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan
Đất đen trên phù sa cổ
ĐẤT ĐỎ VÀNG
Đất nâu tím trên đá bazan
Đất nâu đỏ trên đá bazan
Đất nâu vàng trên đá bazan
Đất đỏ vàng trên đá Đaxit
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất
Đất đỏ vàng trên đá mác ma axít
Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI
Đất mùn nâu vàng trên đá bazan
Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất
Đất mùn vàng đỏ trên đá mácma axit
Đất mùn vàng nhạc trên đá cát
ĐẤT MÙN TRÊN NÚI CAO
Đất mùn vàng nhạc trên núi
ĐẤT DỐC TỤ VÀ THUNG LŨNG
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
ĐẤT XÓI MỊN TRƠ SỎI ĐÁ
Đất xói mịn trơ sỏi đá
AO - HỒ, SƠNG ŚI
TỔNG CỘNG

Nguồn: [56]

KÝ HIỆU
Pb
P
Pf
Pg
Py
J
X
Xa
B
Ba
Ru
Rk
Rp

Ft
Fk
Fu

Fs
Fa
Fq
Fb
Fl
Hk
Hs
Ha
Hq
A
D
E

DIỆN TÍCH
156.038
24.966
26.553
22.311
20.075
62.133
1.716
1.716
559.112
38.681
434.135
3.275

83.021
102.218
66.336
35.672
210
3.776.905
78.953
978.349
197.967
44.461
927.474
1.216.927
259.324
69.459
3.991
666.711
42.583
244.327
370.249
9.552
9.855
9.855
67.176
67.176
160.788
160.788
37.481
5.538.000



13
Cuối năm 2011, một Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước có tên gọi tắt là
Chương trình Tây Ngun 3 với tên đầy đủ “Chương trình Khoa học và Cơng nghệ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2015”, được
triển khai là chương trình khoa học tổng hợp liên ngành, phục vụ phát triển bền vững
Tây Nguyên trong giai đoạn đổi mới của đất nước. Trong đó, điều tra, khảo sát bổ
sung xây dựng bản đồ đất vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000 được tiến hành năm
2013 làm cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với việc xây
dựng CSDL GIS và Atlas điện tử tổng hợp Tây Nguyên là những hợp phần quan
trọng thuộc 2 trong 4 mục tiêu nói trên, kết thúc vào năm 2016 [34], [61].
Kết quả điều tra chỉnh lý cho thấy: Tài nguyên đất vùng Tây Nguyên có 5.366,3
ngàn ha, bằng 98,22% DTTN, gồm 11 nhóm, 29 đơn vị phân loại đất (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Thống kê diện tích đất Tây Nguyên (2015)
Tên đất

TT

Ký hiệu

I

Bãi cát, cồn cát và đất cát biển

C

1

Bãi cát bằng ven sơng

Cb


II

Đất phù sa

2

Diện
Tỷ lệ (%)
tích (1.000ha)
0,2
0,004
0,2

0,004

P

173,1

3,17

Đất phù sa được bồi chua

Pbc

14,9

0,27


3

Đất phù sa không được bồi chua

Pc

30,1

0,55

4

Đất phù sa glây

Pg

23,5

0,43

5

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Pf

44,7

0,82


6

Đất phù sa ngòi suối

Py

59,9

1,10

T

1,5

0,03

J

1,5

0,03

X;B

537,7

9,84

III Đất lầy và than bùn
7


Đất lầy

IV Đất xám bạc màu
8

Đất xám trên phù sa cổ

X

38,6

0,71

9

Đất xám trên đá mác ma axít và đá cát

Xa

419,8

7,68

10 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

B

2,1


0,04

11 Đất xám bạc màu trên đá mác ma axít & đá cát

Ba

76,6

1,40

12 Đất xám glây

Xg

0,6

0,01

DK; XK

2,2

0,04

XK

2,2

0,04


VI Đất đen

R

89,3

1,63

14 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan

Rk

20,2

0,37

15 Đất nâu thẫm trên SPPH của đá bọt và bazan

Ru

69,1

1,26

V

Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn

13 Đất xám nâu vùng bán khô hạn


VII Đất đỏ vàng

F

3.688,0

67,50

16 Đất nâu đỏ trên đá bazan

Fk

1.075,9

19,69


14

Tên đất

TT

Ký hiệu

Diện
Tỷ lệ (%)
tích (1.000ha)
223,9
4,10


17 Đất nâu vàng trên đá bazan

Fu

18 Đất đỏ vàng trên đá mác ma trung tính và axít yếu

Fd

82,2

1,50

19 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

994,8

18,21

20 Đất vàng đỏ trên đá magma axít

Fa

1.085,4

19,87

21 Đất vàng nhạt trên đá cát


Fq

180,5

3,30

22 Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

44,4

0,81

23 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Fl

0,9

0,02

H

631,5

11,56

24 Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan


Hk

46,9

0,86

25 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Hs

257,8

4,72

26 Đất mùn vàng đỏ trên đá magma axít

Ha

326,8

5,98

IX Đất mùn trên núi cao

A

0,6

0,01


27 Đất mùn vàng nhạt trên núi cao

A

0,6

0,01

D

69,0

1,26

28 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

69,0

1,26

XI Đất xói mịn trơ sỏi đá

E

173,2

3,17


29 Đất xói mịn trơ sỏi đá

E

173,2

3,17

5.366,3

98,22

96,0

1,76

1,0

0,02

5.463,3

100,00

VIII Đất mùn vàng đỏ trên núi

X

Đất thung lũng


TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT
Sơng suối, hồ ao
Núi đá
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

Nguồn: [34]
Như vậy, so với kết quả phân loại đất của Đề tài 48C - 05 - 01 (Thuộc Chương
trình Tây Nguyên 2) thì Chương trình Tây Nguyên 3 phân loại đất vùng Tây Ngun
thành 11 nhóm (Chương trình Tây Ngun 2 phân loại đất thành 9 nhóm), trong đó
xuất hiện 02 nhóm đất mới đó là: 1) Bãi cát, cồn cát và đất cát biển và 2) Đất đỏ và
xám nâu vùng bán khô hạn. Tuy nhiên, trong hai lần đều phân loại đất vùng Tây
Nguyên thành 29 đơn vị chú dẫn bản đồ đất.
1.1.4 Một số kết quả nghiên cứu về đất dưới rừng dầu nhiệt đới
1.1.4.1 Trên thế giới
Bởi vì đây cũng là vấn đề rất mới đối với thổ nhưỡng học và đối với khoa học
đất; vì là rừng dầu cho nên chỉ những tài liệu nghiên cứu các đất ở nhiệt đới mới đề
cập mà thơi. Do đó đã có những hạn chế nhất định về tài liệu, đặc biệt là các tài liệu
liên quan ít, khó tiếp cận nên NCS chưa tham khảo được nhiều.


×