Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 80 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
_____________

NGUYỄN HÀ SƠN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO ĐỐI TƢỢNG NƠNG DÂN
TẠI HUYỆN HƢƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
______________

NGUYỄN HÀ SƠN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO ĐỐI TƢỢNG NƠNG DÂN
TẠI HUYỆN HƢƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ



HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, khơng sao chép
các cơng trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử
dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và
đúng qui cách. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của
luận văn.
Tác giả

Nguyễn Hà Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo GS.TSKH Nguyễn Đức
Ngữ, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi khi chọn đề tài nghiên cứu vấn
đề truyền thông về biến đổi khí hậu. Thầy ln quan tâm, theo sát, và tận tình hƣớng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn của mình.
Trong thời gian học tập, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô
giáo trong Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu, để tơi có đủ hành trang thực
hiện cơng tác nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn hội nông dân huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã luôn

tạo điều kiện thuận lợi để tôi đƣợc thực hiện khảo sát và thực nghiệm mơ hình này
trong thời gian thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức
chun mơn cịn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tơi rất
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cơ để tơi có thể hồn thiện hơn
cho luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Hà Sơn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 6
1.1. Biến đổi khí hậu tồn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.................................... 6
1.1.1. Biến đổi khí hậu tồn cầu ...................................................................................... 6

1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................................................. 7
1.2. Các nghiên cứu về truyền thơng về biến đổi khí hậu cho nông dân trên thế giới và
Việt Nam........................................................................................................................ 10
1.2.1 Thế giới ................................................................................................................. 10
1.2.2. Việt Nam.............................................................................................................. 12
1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 13
1.4. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 16
1.4.1. Thực trạng vấn đề truyền thơng về biến đổi khí hậu cho nơng dân .................... 16
1.4.2. Hoạt động công tác của nông dân trong phong trào bảo vệ mơi trƣờng, ứng phó
với biến đổi khí hậu ....................................................................................................... 19

iii


CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 21
2.1. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu và truyền thơng biến đổi khí hậu ...................... 21
2.1.1. Các khái niệm ...................................................................................................... 21
2.1.2. Nội dung của thơng điệp truyền thơng về biến đổi khí hậu ................................ 22
2.1.3. Sự cần thiết của nông dân trong tham gia ứng phó biến đổi khí hậu .................. 27
2.2. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 27
2.2.1. Hƣớng tiếp cận truyền thơng về biến đổi khí hậu ............................................... 27
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 28
CHƢƠNG III. XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
....................................................................................................................................... 30
3.1. Xu thế biến đổi khí hậu tại địa phƣơng .................................................................. 30
3.1.1 Nhiệt độ trung bình năm ....................................................................................... 30
3.1.2. Lƣợng mƣa .......................................................................................................... 31
3.1.3. Các hiện tƣợng thiên tai và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến huyện Hƣơng
Khê................................................................................................................................. 32

3.1.3.1. Bão .................................................................................................................... 32
3.1.3.2. Gió tây khơ nóng .............................................................................................. 33
3.1.3.3. Hán hán ............................................................................................................. 34
3.1.3.4. Lũ lụt................................................................................................................. 34
3.2. Thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của hội viên nơng dân huyện Hƣơng
Khê................................................................................................................................. 35
3.3. Các nguyên tắc chỉ đạo để xây dựng mơ hình truyền thơng về biến đổi khí hậu vào
cơng tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê ......................................... 41
3.5. Các loại hình hoạt động truyền thơng về biến đổi khí hậu dựa trên cơng tác hội và
phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê .................................................................. 44

iv


3.6. Xây dựng mơ hình truyền thơng về biến đổi khí hậu lồng ghép vào cơng tác hội và
phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê .................................................................. 46
3.6.1. Xây dựng mơ hình truyền thơng biến đổi khí hậu cho hội viên nông dân tại
huyện Hƣơng Khê.......................................................................................................... 46
3.7. Kiểm nghiệm mô hình ............................................................................................ 53
3.7.1. Mục đích kiểm nghiệm mơ hình .......................................................................... 53
3.7.2. Nội dung kiểm nghiệm ........................................................................................ 53
3.8. Kết quả kiểm nghiệm mơ hình ............................................................................... 54
3.8.1. Các kết quả đã đạt đƣợc ...................................................................................... 54
3.8.2. Đánh giá nhận thức của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê trƣớc và sau khi
triển khai mơ hình truyền thơng biến đổi khí hậu ......................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 61
1. Kết luận...................................................................................................................... 61
2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................PL - 1


v


vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế Anh
(Department for International Development)

HND

Hội Nông dân

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(Japan International Cooperation Agency)

UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc
(United Nations Development Programme)

UNFCCC

Cơng ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu.
(United Nations Framework Convention on Climate Change)

USD

Đô la Mỹ (United States Dollar)

WMO

Tổ chức khí tƣợng thế giới
(World Meteorological Organization)

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đánh giá hiểu biết chung về BĐKH của hội viên nông dân .........................38
Bảng 3.2. Các hiện tƣợng BĐKH tác động đến sản xuất và đời sống của hội viên nông
dân huyện Hƣơng Khê ...................................................................................................40
Bảng 3.3. Chƣơng trình, hoạt động thích ứng, giảm thiểu BĐKH tại huyện Hƣơng Khê

.......................................................................................................................................41
Bảng 3.4. Lồng ghép truyền thơng biến đổi khí hậu vào công tác hội và phong trào
nông dân tại huyện Hƣơng Khê .....................................................................................47
Bảng 3.5. Kết quả lồng ghép truyền thơng biến đổi khí hậu vào cơng tác Hội và phong
trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, ...........................................................................55
Bảng 3.6. Đánh giá nhận thức của hội viên nông dân về BĐKH ..................................60
Bảng 3.7. So sánh nhận thức của hội viên nông dân về tác động của biến đổi khí hậu
tại huyện Hƣơng Khê trƣớc và sau khi triển khai các mô hình truyền thơng ...............60

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm trạm Hƣơng Khê từ năm 1961 2010 ...............................................................................................................................30
Hình 3.2. Xu thế tổng lƣợng mƣa năm ở trạm Hƣơng Khê (1961 - 2010) ...................31
Hình 3.3. Nhiệt độ tối cao trung bình năm ở trạm Hƣơng Khê (1961-2010) ...............31
Hình 3.4. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm ở trạm Hƣơng Khê (1961-2010) ..............32
Hình 3.5. Độ tuổi của đối tƣợng nghiên cứu .................................................................36
Hình 3.6. Tỷ lệ % nghề nghề nghiệp đóng góp thu nhập gia đình ................................ 36
Hình 3.7. Tỷ lệ % hội viên hội nông dân tham gia tập huấn về BĐKH ........................37
Hình 3.8. Nguồn thơng tin để biết đƣợc về biến đổi khí hậu ........................................38
Hình 3.9. Những ảnh hƣởng do tác động của các thiên tai gây ra ................................ 39
Hình 3.10. Mơ hình truyền thơng biến đổi khí hậu lồng ghép vào cơng tác hội và
phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê ..................................................................53

ii


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của IPCC đã xác nhận rằng BĐKH thực
sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trƣờng tại nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nƣớc chịu
ảnh hƣởng nặng nề nhất do những tác động của BĐKH (IPCC, 2007). Lĩnh vực chịu
tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp,
cơng nghiệp và an ninh lƣơng thực, Ngồi ra BĐKH cịn có thể gây ra những thảm
họa tồn cầu về thiên nhiên – môi trƣờng, đe dọa mạng sống của hàng triệu ngƣời, làm
bùng nổ các đợt dịch bệnh, di cƣ, thậm chí là sự khan hiếm về nhu cầu thiết yếu (nƣớc,
lƣơng thực…) gây ra cƣớp bóc, xung đột, chiến tranh gây nên những mâu thuẫn chính
trị- xã hội ở các nơi trên thế giới.
Nông nghiê ̣p là mô ̣t trong nhƣ̃ng ngành phu ̣ thuô ̣c nhiề u vào điề u kiê ̣n khí hâ ̣u
nên rấ t nh ạy cảm và d ễ bị tổn thƣơng do BĐKH. Theo báo cáo của tổ chức Nông
lƣơng quốc tế (FAO), nhiệt độ Trái đất tăng do BĐKH sẽ khiến các vụ gieo trồng ở
các vùng ôn đới bị kéo dài, nhƣng lại làm cho các vụ gieo trồng ở những khu vực khác
bị rút ngắn. Cùng với quá trình bốc hơi nƣớc bị đẩy nhanh do nhiệt độ tăng, sự biến
đổi mùa vụ này sẽ làm giảm sản lƣợng lƣơng thực cũng nhƣ lƣợng nƣớc cung cấp cho
cây trồng. Ngoài ra , mƣ̣c nƣớc biể n dâng gây ng ập lụt, nhiễm mặn nguồn nƣớc làm
thu he ̣p diê ̣n tích đấ t canh tác , ảnh hƣởng đến nông nghiệp.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm
2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C. Sự nóng lên của bề mặt trái
đất sẽ làm tan băng ở hai đầu cực trái đất cũng nhƣ vùng núi cao, làm mực nƣớc biển
dân thêm khoảng 90 cm, và cụ thể tại Việt Nam là một trong 5 nƣớc đƣợc dự báo sẽ
chịu nhiều ảnh hƣởng lớn của BĐKH trên toàn cầu. Theo Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng (2016), trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình cả nƣớc đã tăng khoảng
0,7 độ C và mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20 cm.

1



Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của BĐKH
trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí
và tổn thất ở các nƣớc đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nƣớc phát triển.
Giai cấp nông dân chiếm phần lớn dân số của nƣớc ta 68,2% (hơn 60 triệu
ngƣời) đang là những ngƣời chủ đạo trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, là những
ngành nghề chịu tác động lớn nhất của BĐKH (Trung ƣơng hội nông dân Việt Nam,
2015). Với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, giai cấp nông dân đã đóng góp
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, khơng
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là cƣ dân nông thôn. Tuy nhiên, trên địa
bàn nông thôn so với thành thị, đời sống vật chất, tinh thần của nơng dân cịn thấp
trình độ dân trí hạn chế, ít đƣợc đào tạo và tiếp cận các phƣơng tiện truyền thông dẫn
tới những nhận thức chung và nhận thức về biến dổi khí hậu nói riêng gặp rất nhiều
hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức và tăng cƣờng năng lực ứng phó
với BĐKH sẽ đặc biệt quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp của các giải
pháp thích ứng cả từ phía chính quyền và khu vực tƣ nhân. Đồng thời tăng cƣờng vai
trò của các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng nhất trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, việc
xây dựng các cơng cụ, mơ hình, giải pháp truyền thơng hiệu quả các thơng tin chính
xác về ứng phó với BĐKH và chia sẻ tri thức từ các nguồn khác nhau là thực sự cần
thiết. Đó sẽ là cơ sở để hỗ trợ cho tất cả quá trình ra quyết định liên quan đến thích
ứng và giảm nhẹ với BĐKH. Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các hình
thức truyền thơng và phƣơng pháp truyền thơng để từ đó lựa chọn và xây dựng một mơ
hình truyền thơng về ứng phó với BĐKH bảo đảm có sự tham gia của các hội viên
nơng dân, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phƣơng đảm bảo tính hiệu quả và
khả thi, đồng thời có thể nhân rộng ra những khu vực, địa phƣơng khác.
Vì vậy, việc xây dựng các chƣơng trình truyền thơng về BĐKH cho ngƣời nơng
dân, mà nịng cơt là hội viên Nơng dân Việt Nam hiện nay rất quan trọng và cấp thiết
nhằm giúp cho họ hiểu rõ các vấn đề về BĐKH ; góp phần nâng cao nhận thức, kiến
thức, kỹ năng ứng phó với BĐKH, nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH

đến con ngƣời và hệ sinh thái, giảm tác động của con ngƣời thông qua các hành động
giảm phát thải khí nhà kính trong trồng trọt, chăn ni và các sinh hoạt hàng ngày.

2


Tác giả lựa chọn huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu xây dựng mơ
hình truyền thơng ứng phó với BĐKH cho đối tƣợng là hội viên nơng dân vì các lý do
sau:
Huyện Hƣơng Khê là một huyện vùng núi khó khăn ở Tây - Nam Hà Tĩnh, có
diện tích tự nhiên của khoảng 127.680 ha. Rừng chiếm khoảng 93.400 ha. Là một
trong những khu vực nền kinh tế phụ thuộc chính vào nơng lâm nghiệp nhƣng lại chịu
rất nhiều tác động của BĐKH nhƣ bão lũ, hạn hạn, sạt lở, lũ quét. Theo kịch bản cuối
thể kỷ 21 nhiệt độ trung bình của tỉnh Hà Tĩnh tăng 3.1ºC (2,5ºC -3,4ºC) giai đoạn từ
năm 2020-2050 nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,6 - 1,7ºC, Mức thay đổi lƣợng mƣa
trung bình năm tăng 3,6%. Nếu nhƣ trƣớc đây, lũ chỉ xuất hiện từ tháng 8 đến tháng
10 thì nay lũ có thể xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 12, khơng chỉ có thể các cơn lũ xảy
ra với dịng chảy mạnh hơn, tốc độ nhanh hơn, đỉnh lũ cao hơn khiến ngƣời dân khơng
kịp ứng phó gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản (UBND tỉnh Hà Tỉnh, 2012).
Huyện Hƣơng Khê có số lƣợng hội viên nơng dân chiếm tỷ lệ lớn: 18.235 hội viên
chiếm 19% dân số của huyện phần lớn tập trung ở các xã nghèo của huyện nhƣ xã Hƣơng
Bình, Phú Gia, Phú Phong, Phúc Đồng… Những nơi có điều kiện giao thơng, cơ sở hạ
tầng thấp, khả năng giao tiếp, tiếp nhận thông tin từ bên ngồi cịn gặp rất nhiều hạn chế
(Hội nơng dân huyện Hƣơng Khê, 2016).
Với những mục đích đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng
mô hình truyền thơng về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho hội viên nông dân trong
huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát

Xây dựng đƣợc mơ hình truyền thơng về BĐKH cho đối tƣợng hội viên nông
dân huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Trang bị cho ngƣời nông dân những kiến thức,
kỹ năng cơ bản và thái độ cần thiết về BĐKH, về nguyên nhân, tác động của BĐKH
đối với con ngƣời và mơi trƣờng, từ đó có cái nhìn tồn diện, sâu sắc về BĐKH tại
Việt Nam nói riêng và tồn cầu nói chung.
* Mục tiêu cụ thể

3


- Cung cấp đƣợc cho hội viên nông dân những kiến thức, có cái nhìn đúng đắn về
BĐKH đang diễn ra trên tồn cầu và Việt Nam từ đó nâng cao nhận thức về cách ứng
xử với môi trƣờng.
- Mô hình trên sẽ là mơ hình thí điểm cho các mơ hình truyền thơng về BĐKH
cho hội viên nơng dân ở các khu vực khác.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng về nhận thức cũng nhƣ kết quả của đề tài sau khi kết
thúc. Qua đó, rút kinh nghiệm và hồn thiện tài liệu cũng nhƣ phƣơng pháp truyền
thông về BĐKH cho phù hợp để từ đó làm cơ sở xây dựng các mơ hình truyền thơng
cho đối tƣợng hội viên nông dân ở các địa phƣơng khác.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu :
Hội nông dân các xã thuộc huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Các buổi sinh hoạt tập thể của các chi hội trƣởng hội viên
Nông dân trong các xã cùng các buổi công tác hoạt động của hội viên Hội nông dân
thuộc các xã trong huyện.
- Về thời gian: Các chuỗi số liệu thống kê khí hậu đƣợc thu thập từ trạm khí tƣợng
huyện Hƣơng Khê trong khoảng thời gian 50 năm (1961-2010), Các buổi hoạt động của
hội nông dân trong địa bàn.
- Về giới hạn nội dung nghiên cứu: lồng ghép truyền thông về Biến đổi khí hậu

vào các chƣơng trình hoạt động của nông dân huyện Hƣơng Khê.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
* Câu hỏi nghiên cứu :
- Hội viên nông dân đóng vai trị nhƣ thế nào trong truyền thơng BĐKH?
- Những nhận thức, hiểu biết của giai cấp nông dân về biến đổi khí hậu hiện
nay?
- Việc xây dựng các mơ hình truyền thơng nhƣ thế nào để phù hợp với đối
tƣợng truyền thông và đạt đƣợc hiệu quả cao ?
- Những thuận lợi và thách thứ trong việc xây dựng và truyển khai các mơ hình
truyền thơng về BĐKH cho đối tƣợng nông dân?
* Giả thuyết nghiên cứu

4


- Là địa bàn nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng của BĐKH trong tƣơng lai
nhƣng nhận thức của ngƣời dân về BĐKH cịn hạn chế do đó việc đƣa ra các giải pháp
truyền thông về BĐKH phù hợp, khả thi sẽ nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, tăng khả
năng thích ứng với BĐKH
- Với địa bàn sản xuất nông nghiệp lớn nhƣ huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh thì
việc xây dựng mơ hình truyền thơng cho ngƣời nông dân trong vùng là một việc hết sức
cần thiết.
- Giải pháp truyền thông đƣợc xây dựng phù hợp, hiệu quả và có thể nhân rộng
sang các địa phƣơng khác.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và các mục lục ra luận văn bao gồm:
Chƣơng I: Tổng quan các nghiên cứu về truyền thông BĐKH
Chƣơng II: Cơ sở lý luận, hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng III: Xây dựng mơ hình truyền thông về BĐKH


5


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Biến đổi khí hậu tồn cầu và biến đổi khí hậu tại Việt Nam
1.1.1. Biến đổi khí hậu tồn cầu
Theo IPCC (2013), nhiệt độ trung bình tồn cầu có xu thế tăng lên rõ rệt kể từ
những năm 1950, nhiều kỷ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã đƣợc xác lập trong vài
thập kỷ qua. Khí quyển và đại dƣơng ấm lên, lƣợng tuyết và băng giảm, mực nƣớc
biển tăng, nồng độ các khí nhà kính tăng. Biến đổi của nhiệt độ có xu thế chung là tăng
nhanh hơn ở vùng vĩ độ cao so với vùng vĩ độ thấp; tăng nhanh hơn ở các vùng sâu
trong lục địa so với vùng ven biển và hải đảo; nhiệt độ tối thấp tăng nhanh hơn so với
nhiệt độ tối cao. Số ngày và số đêm lạnh có xu thế giảm; số ngày và số đêm nóng, số
đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mơ tồn cầu. Cùng với sự tăng nhanh của nhiệt
độ, diện tích băng cũng có xu thế giảm, giảm đáng kể nhất trong những năm gần đây.
Xu thế biến đổi lƣợng mƣa tăng ở đa phần các khu vực trên quy mơ tồn cầu
trong thời kỳ 1901-2010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở các vùng vĩ độ trung
bình và cao; ngƣợc lại, nhiều khu vực nhiệt đới có xu thế giảm. Xu thế tăng/giảm của
lƣợng mƣa phản ánh rõ ràng hơn trong giai đoạn 1951-2010 so với giai đoạn 19012010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở khu vực Châu Mỹ, Tây Âu, Úc; xu thế
giảm rõ ràng nhất ở khu vực Châu Phi và Trung Quốc. IPCC cũng tiếp tục khẳng định
số vùng có số đợt mƣa lớn tăng nhiều hơn số vùng có số đợt mƣa lớn giảm. Hạn hán
khơng có xu thế rõ ràng do hạn chế về số liệu quan trắc và đánh giá hạn. Xu thế về tần
số bão là chƣa rõ ràng, tuy nhiên gần nhƣ chắc chắn rằng số cơn bão mạnh cũng nhƣ
cƣờng độ của các cơn bão mạnh đã tăng lên (IPCC, 2013).
Số liệu tại các trạm quan trắc mực nƣớc biển cho thấy mực nƣớc biển có xu thế
tăng tồn cầu. Tuy nhiên sự gia tăng mực nƣớc biển là không đồng nhất giữa các khu
vực, cá biệt tại một số trạm mực nƣớc có xu thế giảm. Nguyên nhân là do quá trình
khối băng tan vào đại dƣơng làm thay đổi lực tải lên lớp vỏ trái đất, dẫn đến sự phản
ứng lại của lớp vỏ trái đất đến lớp chất lỏng trên đại dƣơng làm mực nƣớc biển tƣơng

đối giảm mạnh ngay tại các khu vực có băng tan nhƣ Alaska, Scandinavia nhƣng lại
gây tăng tại hầu hết các khu vực khác trên toàn cầu (IPCC, 2013).

6


Những tổn thất về kinh tế từ thiên tai liên quan đến thời tiết và khí hậu đã tăng
lên. Các thiệt hại do thiên tai liên quan đến khí hậu và khí hậu tồn cầu báo cáo trong
vài thập kỷ gần đây phản ánh chủ yếu các thiệt hại trực tiếp đến tài sản và phân bố
khơng đều. Ƣớc tính tổn thất hàng năm dao động từ năm 1980 từ vài tỷ USD lên trên
200 tỷ USD (năm 2010), với giá trị cao nhất cho năm 2005 (năm cơn bão Katrina).
Ƣớc tính tổn thất là ƣớc tính thấp hơn bởi vì nhiều tác động, nhƣ mất mạng sống con
ngƣời, di sản văn hoá, và dịch vụ hệ sinh thái, rất khó để đánh giá và quy đổi thành
tiền. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2008, trên 95% số ca tử vong do thiên tai
xảy ra ở các nƣớc đang phát triển. Giai đoạn từ 2001 đến 2006, thiệt hại chiếm khoảng
1% GDP đối với các quốc gia có thu nhập trung bình, trong khi tỷ lệ này là khoảng
0,3% GDP cho các nƣớc có thu nhập thấp và dƣới 0,1% GDP đối với các nƣớc có thu
nhập cao (IPCC, 2012).
Năm 2015, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục là khu vực dễ bị thiên
tai nhất trên thế giới. Trong khu vực này có 160 các loại thiên tai đã đƣợc ghi nhận,
chiếm 47% trong tổng số 344 thiên tai trên thế giới. Khu vực này chịu nhiều thảm họa
thảm khốc với hơn 16.000 trƣờng hợp tử vong - tăng gấp đôi so với năm 2014. Thiệt
hại về kinh tế trong năm 2015 lên tới 45,1 tỷ USD và thậm chí tổn thất gián tiếp cao
hơn. Tuy nhiên, những con số này là những đánh giá thấp bởi vì khơng có đánh giá có
hệ thống về chi phí của tất cả các thảm hoạ đã xảy ra ở khu vực, đặc biệt là các thảm
họa chậm nhƣ hạn hán, sóng nhiệt và cháy rừng. Thiên tai đã ảnh hƣởng 2,24 tỷ ngƣời
trong khu vực và gây ra thiệt hại lên đến hơn 400 tỷ đô la kể từ năm 1970, bao gồm
những thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà ở, trƣờng học, cơ sở y tế và đƣờng xá. Chi phí
kinh tế liên quan đến thiên tai trong khu vực đang gia tăng. Theo tỷ lệ GDP, thiệt hại
cũng có xu hƣớng tăng từ 0,16% trong thập niên 1970 lên 0,34% trong thập niên từ

năm 2005 đến năm 2014. Trên cơ sở trung bình hàng năm, chi phí của thiên tai cho
khu vực đã tăng từ 1,8 tỷ USD trong thời gian những năm 1970, lên tới 73,8 tỷ USD
trong giai đoạn từ 2004 đến 2013, tăng 40 lần, chiếm 49% tổng tổn thất hàng năm trên
tồn cầu (ESCAP, 2016).
1.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những
thập kỷ gần đây. Trung bình cả nƣớc, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng

7


khoảng 0,620C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,420C. Tốc độ tăng
trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,100C, thấp hơn giá trị trung bình tồn cầu
(0,120C/thập kỷ). Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa
trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Trong 7
vùng khí hậu, khu vực Tây Ngun có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam
Trung Bộ có mức tăng thấp nhất (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2016).
Biến đổi lƣợng mƣa, trong thời kỳ 1958-2014, lƣợng mƣa năm tính trung bình
cả nƣớc có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa
xuân; giảm vào các tháng mùa thu. Nhìn chung, lƣợng mƣa năm ở các khu vực phía
Bắc có xu thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5%/57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng
(từ 6,9% ÷ 19,8%/57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8%/57
năm); khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5%/57 năm). Đối với các
khu vực phía Bắc, lƣợng mƣa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu và tăng nhẹ
vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lƣợng mƣa các mùa ở các
vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đơng (từ 35,3% ÷
80,5%/57 năm) và mùa xuân (từ 9,2% ÷ 37,6%/57 năm) (Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng, 2016).
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp
nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 10C/10 năm. Số ngày

nóng (số ngày có Tx ≥350C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nƣớc, đặc
biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2÷3
ngày/10 năm, nhƣng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực
phía Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2016).
Số lƣợng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi toàn
quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp đƣợc ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2000
đến nay, khô hạn gay gắt hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010 mức độ thiếu
hụt dịng chảy trên hệ thống sơng, suối cả nƣớc so với trung bình nhiều năm từ
60÷90%, mực nƣớc ở nhiều nơi rất thấp, tƣơng ứng với tần suất lặp lại 40÷100 năm.
Năm 2015 mùa mƣa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lƣợng mƣa thiếu hụt nhiều so với
trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nƣớc, đặc biệt là ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên. Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai

8


thập kỷ gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện
những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp.
Mƣa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu: giảm ở hầu
hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các trạm
thuộc các vùng khí hậu khác. Số liệu quan trắc cho thấy mƣa trái mùa và mƣa lớn dị
thƣờng xảy ra nhiều hơn. Trong những năm gần đây, mƣa lớn xảy ra bất thƣờng hơn
cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cƣờng độ.
Về bão và áp thấp nhiệt đới, theo số liệu thống kê thời kỳ 1959-2015, trung
bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên
Biển Đơng, trong đó khoảng 45% số cơn hình thành ngay trên Biển Đơng và 55% số
cơn hình thành từ Thái Bình Dƣơng di chuyển vào. Hiện nay hàng năm có khoảng 7
cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Việt Nam, trong đó có hơn một nửa cơn
bão đổ bộ hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến đất liền nƣớc ta. Nơi có tần suất hoạt động
của bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu vực Bắc Biển Đông.

Khu vực bờ biển miền Trung từ 160N đến 180N và khu vực bờ biển Bắc Bộ (từ 200N
trở lên) có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven
biển Việt Nam. Hoạt động và ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới đến nƣớc ta
trong những năm gần đây có những diễn biến bất thƣờng. Tháng 3/2012, bão Pakhar
đổ bộ vào miền Nam Việt Nam với cƣờng độ gió mạnh nhất theo số liệu qua trắc
đƣợc. Bão Sơn Tinh (10/2012) và Hai Yan (10/2012) có quỹ đạo khác thƣờng khi đổ
bộ vào miền Bắc vào cuối mùa bão. Năm 2013 có số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới đổ
bộ vào Việt Nam nhiều nhất (8 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới).
Thiệt hại về kinh tế do mƣa bão gây ra rất lớn, theo World Bank (2010), bão
Xangsane đổ bộ vào 15 tỉnh ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2006, đã
gây thiệt hại ƣớc tính tổng cộng 624 triệu USD. Năm 2009, bão Ketsana cũng đổ bộ
vào miền Trung làm 163 ngƣời thiệt mạng và thiệt hại về kinh tế ƣớc tính khoảng 750
triệu USD. Trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm
chết và mất tích khoảng 500 ngƣời, bị thƣơng hàng nghìn ngƣời, thiệt hại về kinh tế
vào khoảng 1,5 % GDP. Chỉ tính riêng 5 năm từ 2002 - 2006, thiên tai đã làm khoảng
1.700 ngƣời thiệt mạng, thiệt hại tài sản ƣớc tính khoảng 75.000 tỷ đồng. Tổng giá trị
thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2013 ƣớc tính gần 30.000 tỷ đồng (gấp trên 2

9


lần năm 2012), 313 ngƣời chết, 1150 ngƣời bị thƣơng. Nông nghiệp, bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản và nghề cá bị tổn thƣơng do tất cả các yếu tố BĐKH. Tổng
thiệt hại do thiên tai gây ra lớn nhất đối với các ngành phụ thuộc nhiều vào thời tiết,
khí hậu, địa hình, nền đất nhƣ nơng nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, giao thông (IMHEN và
UNDP (2015).
Khô hạn và thiếu nƣớc kéo dài trong vài tháng rất phổ biến và xảy ra với tần
suất ngày càng cao vào mùa khô tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhƣ các năm
2004, 2005, 2010 và 2015. Các đợt hạn hán trong mùa khô năm 1998 và hạn hán xảy
ra vào giữa năm 2015 là hậu quả của hiện tƣợng El Niño đƣợc coi là những đợt hạn

hán lịch sử, xảy ra trên diện rộng trong cả nƣớc (UNDP, 2016). Vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long lại là một trong những vùng bị ảnh hƣởng nặng nề nhất do ảnh hƣởng của
hạn hán và xâm nhập mặn lên 400.000 ha đất canh tác (CGIAR, 2016). Vì vậy, Chính
phủ đã phải cứu trợ 5.221 tấn lƣơng thực cho ba khu vực bị hạn hán ảnh hƣởng nặng
nề nhất và chi ngân sách 1.008 tỷ (45 triệu USD) cứu trợ cho hạn hán (UNDP, 2016).
1.2. Các nghiên cứu về truyền thông về biến đổi khí hậu cho nơng dân trên thế
giới và Việt Nam
1.2.1 Thế giới
BĐKH toàn cầu đƣợc xem là một trong những thách thức lớn nhất mà xã hội
ngày nay phải đối mặt. Những biến đổi trong điều kiện khí hậu đang ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến nông nghiệp do đây là ngành sản xuất chịu sự ảnh hƣớng lớn đến từ
các thời tiết và khí hậu. Chỉ một sự biến đổi nhỏ về lƣợng mƣa, nhiệt độ, các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan cũng có thể khiến hoạt động sản xuất và thu nhập của ngƣời
nông dân bị tổn hại lớn. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát
triển hiện có năng lực ứng phó thấp và khn khổ chính sách cho quản lý BĐKH chƣa
hồn thiện thì tác động của BĐKH càng trở nên lớn hơn.
Nơng nghiệp cũng là nguồn thải đáng kể các khí nhà kính thúc đẩy nên những
thay đổi về khí hậu (IPCC, 2007). Ủy ban liên chính phủ về BĐKH đã ƣớc tính rằng
nơng nghiệp đóng góp 10% đến 15% phát thải khí nhà kính tồn cầu, bao gồm nitơ
oxit (N2O), metan (CH4), và cacbon đioxit (CO2) (IPCC, 2011). Do đó việc truyền
thông tới các đối tƣợng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm làm giảm lƣợng

10


phát thải đồng thời tăng cƣờng thích ứng, làm giảm các tác hại của BĐKH tới sản xuất
nông nghiệp là rất cần thiết. Trong số các đối tƣợng này, các hộ nông dân nghèo phải
chịu tác động lớn hơn cả vì họ có khả năng thích ứng thấp nhất, họ cũng là đối tƣợng
chính mà truyền thơng hƣớng tới. Tuy nhiên nhận thức của ngƣời nơng dân trên tồn
thế giới về BĐKH vẫn cịn nhiều hạn chế.

Vai trị chính của các nhà truyền thông là tiến hành nghiên cứu về truyền thơng
và mở rộng, phân tích các xu hƣớng nghiên cứu để công tác truyền thông về BĐKH
đạt hiệu quả. Xu hƣớng trong nghiên cứu truyền thông BĐKH trong ngông nghiệp nói
chung và cho nơng dân nói riêng là cần giúp cho nông dân nhận thức đƣợc rằng vấn đề
BĐKH đang diễn ra là có thực, đồng thời đề cập đến trọng tâm về các chủ đề chính
của các nghiên cứu hiện tại, các phƣơng pháp giúp nông dân ứng phó với các tác động
của BĐKH và sản xuất nơng nghiệp ít phát thải phù hợp với điều kiện trái đất nóng
lên.
Đầu tiên, có thể kể tới các nghiên cứu về truyền thông trong vấn đề giúp nông
dân nhận thức đƣợc sự tồn tại của BĐKH nhƣ của Rejesus và cs. (2013), Arbuckle và
cs. (2015). Đây là một vấn đề cơ bản nhƣng chƣa đƣợc chú ý tới, các tác giả đã nghiên
cứu về tình trạng nhận thức của nơng dân Hoa Kỳ về BĐKH, dù là tại một quốc gia
phát triển, có nhiều cơng trình khoa học đi đầu trong vấn đề này nhƣng dƣờng nhƣ
nhận thức của ngƣời dân rất khác biệt. Mặc dù phần lớn nông dân tin rằng BĐKH
đang xảy ra, và cho rằng nó là hoạt động do con ngƣời gây ra. Có một tỷ lệ lớn nông
dân (lên tới 30 %) đƣợc khảo sát tại 4 tiểu bang không tin BĐKH đã đƣợc khoa học
chứng minh hoặc cho rằng khơng có đủ bằng chứng kết luận BĐKH là do con ngƣời
gây ra và không tin rằng nó sẽ ảnh hƣởng xấu đến sản lƣợng cây trồng trung bình và
làm thay đổi năng suất đột biến tại nhiều thời điểm.
Các hoạt động truyền thông cho nông dân của Hiệp hội nông nghiệp Hoa Kỳ
(AFBF) về BĐKH trong năm 2010 chƣa đạt các kết quả tốt, một trong các nguyên
nhân là do sự chia rẽ trong nhận thức của cộng đồng nông dân. Tác giả Weber và Stern
(2011), đã giải thích cho sự khác biệt trong ý kiến của cộng đồng bằng lí do: vì ngun
nhân gây ra BĐKH là các khí nhà kính khơng nhìn thấy đƣợc và các tín hiệu, tác động
của BĐKH tuy đang lan rộng nhƣng lại không đƣợc tuyên truyền mạnh mẽ, khơng
đƣợc ngƣời dân chú ý và đặc biệt khó có thể tiên đốn hoặc giải thích một cách chính
xác.

11



Trong một chiến dịch truyền thông khác tại Anh quốc, kết quả điều tra cho thấy
ngƣời nông dân đôi khi khơng muốn nói về sự BĐKH vì họ thƣờng xun nhìn thấy sự
thay đổi thời tiết và họ cho rằng các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu hiện tại có thể là
một phần của chu kỳ lặp lại mà chúng sẽ xảy ra và cuối cùng sẽ tự hồi phục. Slovic
(2009) nhận định rằng: do khả năng thích ứng và giảm thiểu các mối nguy hiểm tự
nhiên – mà ở đây là tác động mạnh mẽ của BĐKH phụ thuộc phần lớn vào nhận thức
về nguy cơ hoặc niềm tin về sự tồn tại của rủi ro; đồng thời loại nhận thức rủi ro này
đƣợc xây dựng và truyền tải theo xã hội, các sự khác biệt về quan điểm có thể ảnh
hƣởng đến quyết định và hành động nên vai trị và trách nhiệm của các nhà truyền
thơng trong cuộc chiến chống BĐKH ngày càng nặng nề.

Nhemachena và Hassan (2007) đã cho thấy, kết quả của các chƣơng trình
truyền thơng cho đối tƣợng nơng dân tại Châu Phi của Trung tâm Mơi trƣờng, Kinh tế
và Chính sách Châu Phi (CEEPA) còn rất hạn chế. Do vấn đề về nhận thức những rủi
ro của BĐKH còn chƣa rõ ràng nên nhiều hộ nông dân, nhất là các nông dân nghèo có
khả năng thích ứng rất kém. Chƣơng trình hành động của CEEPA đã giúp nâng cao sự
hiểu biết, nhận thức cho một bộ phận nông dân về những BĐKH lâu dài, lựa chọn các
biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo tƣơng lai của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, đối với các hộ nơng dân đã có hiểu biết về BĐKH, họ đã nhận thấy
một số biện pháp nhằm thích ứng với tình trạng nóng lên hiện nay nhƣ: đa dạng hoá
cây trồng, mua bảo hiểm mùa màng, sửa đổi hợp đồng cho thuê và thoát khỏi canh tác
nhằm đáp ứng với thời tiết khắc nghiệt do BĐKH gây ra.
Có thể thấy rằng công tác truyền thông về BĐKH cho nông dân trên thế giới đã
đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, đi kèm với các sự kiện lớn nhƣ các hội nghị về BĐKH
diễn ra. Các công tác này cũng gặp phải những khó khăn nhất định kể cả tại các quốc
gia phát triển nhƣ Anh, Mỹ…
1.2.2. Việt Nam
Các hoạt động truyền thông của Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam đã cho
thấy việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng,

truyền thông của Hội để cung cấp đầy đủ, kịp thời những kiến thức cần thiết về môi
trƣờng, phản ánh những bức xúc về môi trƣờng, đất đai, nguồn nƣớc; thấy rõ hậu quả
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, những nguy cơ, hiểm họa và giải pháp cần thực

12


hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng cho cán bộ, hội viên, nơng dân, từ đó nâng cao
nhận thức, kiến thức, thay đổi thái độ, hành vi theo hƣớng ứng phó thích hợp có hiệu
quả trong đời sống và phát triển sản xuất.
Tuyên truyền kịp thời những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối
với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Phát hiện, bồi dƣỡng, tôn vinh, nhân rộng các mơ hình
tiên tiến, hiệu quả về bảo vệ mơi trƣờng; lên án các hành vi phá hoại môi trƣờng sinh
thái. Biên soạn tài liệu, các ấn phẩm liên quan phù hợp để tuyên truyền; lồng ghép hoạt
động bảo vệ mơi trƣờng, biến đổi khí hậu trong cơng tác Hội và các phong trào nông
dân.
Phấn đấu vận động, hỗ trợ 85% số hộ gia đình hội viên nơng dân có nhà tiêu
hợp vệ sinh; đạt 90% số hộ hội viên thu gom rác thải sinh hoạt theo qui định. Tích cực
tham gia bảo vệ và cải thiện môi trƣờng làng nghề; bảo vệ các lƣu vực sông; môi
trƣờng biển; trồng và bảo vệ rừng. Phấn đấu mỗi cơ sở Hội xây dựng 1 mơ hình chi
Hội sản xuất gắn với bảo vệ mơi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực, ý thức chủ động thích ứng với
biến đổi khí hậu. Hƣớng dẫn, hỗ trợ hội viên, nơng dân trong việc phịng, chống và
giảm nhẹ thiên tai, hạn chế tác động của triều cƣờng, ngập lụt, xâm nhập mặn do nƣớc
biển dâng. Phấn đấu trên 95% cán bộ Hội đƣợc tập huấn về mơi trƣờng và biến đổi khí
hậu. Tham gia các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Có thể thấy hiện nay truyền thông về BĐKH cho đối tƣợng nơng dân đang bắt
đầu có những chuyển biến. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc cùng sự hỗ trợ
của các tổ chức nƣớc ngồi những ngƣời nơng dân đang dần dần tiếp cận những vấn

đề liên quan đến BĐKH. Tuy nhiên do mật độ dân số đông và phân bố khắp các nƣớc
trong khi các chƣơng trình truyền thông hiện nay đang chỉ tập trung ở các tỉnh, thành
phố lớn cho nên có thể thấy vấn đề truyền đạt các thông điệp về BĐKH đến ngƣời
nông dân hiện nay vẫn còn đang rất hạn chế chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.
1.3. Cơ sở pháp lý
Nghị Quyết số 20 - NQ/HNDTW ngày 21/7/2014. Hội nghị lần thứ tƣ Ban
Chấp hành Trung ƣơng Hội nơng dân Việt Nam (Khóa VI) về nâng cao trách nhiệm

13


×