Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

5 tiếng việt cho người nước ngoài cuốn 4 phạm thị bích hằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

GIÁO TRÌNH
TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGỒI
QUYỂN 4

PHẠM THỊ BÍCH HẰNG

Tháng 6/ 2020


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là quyển thứ 4 trong bộ sách
gồm 5 quyển do giảng viên ngành Việt Nam học – Khoa Đông phương, thuộc
trường Đại học Lạc Hồng biên soạn. Giáo trình có tất cả 10 bài, trong đó có 8
bài học và 2 bài ôn tập. Mỗi bài dự kiến giảng dạy trong 15 tiết xoay quanh 4 kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết.
- 4 tiết ngữ pháp và thực hành viết.
- 4 tiết cho luyện nói (theo chủ đề - tự nêu ý kiến về vấn đề đặt ra, hội thoại
mẫu và thực hành nói)
- 3 tiết – nghe (Nghe và trả lời câu hỏi, điền từ và viết tóm tắt bài nghe).
- 4 tiết - đọc (Tập đọc từ tiếng Việt, trả lời câu hỏi, tìm từ tương đương, tìm
ý chính từng đoạn và ý chính tồn bài…)
Tổng số tiết dự kiến giảng dạy là 150 tiết
Giáo trình được biên soạn nhằm cố gắng đáp ứng yêu cầu khung năng lực
tiếng Việt được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành theo thơng tư số 17/2015/TTBGDĐT, ngày 01/09/1015, đó là: Học viên “hiểu được ý chính của một văn bản
tương đối phức tạp về các chủ đề khác nhau, kể cả những trao đổi có nội dung
thuộc lĩnh vực chuyên mơn của bản thân. Có khả năng giao tiếp trơi chảy, tự
nhiên với người Việt; viết được những văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề
khác nhau và nêu được quan điểm của mình về một vấn đề, chỉ ra được những


ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau”.
Bên cạnh đó, mỗi bài trong giáo trình cịn có thêm một mục giới thiệu một
nét văn hóa Việt Nam nhằm giúp người học sử dụng tiếng Việt một cách hiệu
quả hơn khi giao tiếp với người bản xứ.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với kinh nghiệm chưa nhiều, chắc chắn
quyển giáo trình này sẽ vẫn cịn những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
góp ý của quý đồng nghiệp cũng như bạn đọc để quyển sách này được hoàn
thiện hơn.
Tác giả

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................................... 1
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
BÀI 1. KỶ NIỆM.....................................................................................................................................6
1. THẢO LUẬN.............................................................................................................................. 6
2. HỘI THOẠI................................................................................................................................. 6
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI................................................................................................8
4. TỪ VỰNG................................................................................................................................... 8
5. NGỮ PHÁP..................................................................................................................................9
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................11
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................14
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................15
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT.............................................................................. 17
BÀI 2. DỰ ĐỊNH TƯƠNG LAI............................................................................................................18
1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 18
2. HỘI THOẠI............................................................................................................................... 19
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI..............................................................................................21

4. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 21
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 21
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................22
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................25
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................26
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT.............................................................................. 28
BÀI 3. VIỆC LÀM................................................................................................................................ 29
1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 29
2. HỘI THOẠI............................................................................................................................... 30
2


3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI..............................................................................................31
4. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 32
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 32
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................33
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................37
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................37
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT.............................................................................. 39
BÀI 4. GIAO THÔNG...........................................................................................................................40
1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 40
2. HỘI THOẠI............................................................................................................................... 40
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI..............................................................................................42
4. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 42
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 42
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................43
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................48
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................49
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HĨA VIỆT.............................................................................. 50
BÀI 5. ƠN TẬP..................................................................................................................................... 51

1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 51
2. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 52
3. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 55
4. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................56
5. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................60
6. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................61
7. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HĨA VIỆT.............................................................................. 63
BÀI 6. NƠNG THƠN - THÀNH THỊ................................................................................................... 64
1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 64
3


2. HỘI THOẠI............................................................................................................................... 64
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI..............................................................................................66
4. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 66
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 67
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................69
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................72
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................74
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT............................................................................. 75
BÀI 7. BẬN RỘN - RẢNH RỖI........................................................................................................... 76
1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 76
2. HỘI THOẠI............................................................................................................................... 76
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI..............................................................................................78
4. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 78
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 79
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................80
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................85
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................86
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HĨA VIỆT.............................................................................. 88

BÀI 8. THỂ THAO - GIẢI TRÍ.............................................................................................................89
1. THẢO LUẬN............................................................................................................................ 89
2. HỘI THOẠI............................................................................................................................... 90
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI..............................................................................................91
4. TỪ VỰNG................................................................................................................................. 91
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................... 92
6. THỰC HÀNH VIẾT..................................................................................................................93
7. THỰC HÀNH NGHE................................................................................................................97
8. ĐỌC HIỂU.................................................................................................................................98
4


9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT.............................................................................. 99
BÀI 9. PHONG TỤC VIỆT NAM...................................................................................................... 100
1. THẢO LUẬN.......................................................................................................................... 100
2. HỘI THOẠI............................................................................................................................. 101
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI............................................................................................102
4. TỪ VỰNG............................................................................................................................... 102
5. NGỮ PHÁP............................................................................................................................. 103
6. THỰC HÀNH VIẾT................................................................................................................104
7. THỰC HÀNH NGHE..............................................................................................................108
8. ĐỌC HIỂU...............................................................................................................................109
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT............................................................................ 111
BÀI 10. ÔN TẬP................................................................................................................................. 112
1. THẢO LUẬN.......................................................................................................................... 112
2. TỪ VỰNG............................................................................................................................... 112
3. NGỮ PHÁP............................................................................................................................. 114
4. THỰC HÀNH VIẾT................................................................................................................116
5. THỰC HÀNH NGHE..............................................................................................................119
6. ĐỌC HIỂU...............................................................................................................................120

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................122

5


BÀI 1. KỶ NIỆM
1. THẢO LUẬN
1.1 Vấn đề
Ông bà ta thường nói: “Người
trẻ hay nói về tương lai cịn người già
hay kể về q khứ”. Do đó, người cịn
trẻ thường bắt đầu câu chuyện “mai
mốt tôi sẽ làm cái này, cái kia…”;
trong khi người già lại thường dùng
cụm từ: “hồi trước… khi cịn trẻ …
khi bằng tuổi cậu… tơi …” để bắt đầu
kể về một loạt những kỷ niệm mà họ
rất đỗi tự hào hay những câu chuyện mà dường như ngày nay khơng cịn nữa.
Sau đây là ý kiến của một người có tuổi:
Thời của tơi, ứng xử của người trẻ khác với bây giờ nhiều lắm. Các cô gái
mỗi khi ra đường đều ăn mặc rất kín đáo, quần dài, áo có cổ có tay đàng hồng,
vào đến ngõ là xuống xe dắt bộ và luôn luôn chào hỏi mỗi khi gặp người lớn
tuổi hơn. Còn bây giờ, nhiều cô gái ra đường mặc quần rất ngắn, áo lại càng
ngắn hơn, ngồi trên xe hở lưng, hở eo khiến người đi sau nhìn thấy cũng phải đỏ
mặt. Gặp người lớn chẳng mấy khi chào, lại phóng xe ào ào khiến người đi
đường nhiều phen khiếp vía. Ơi, bọn trẻ bây giờ thật là…
1.2 Thảo luận
1. Bạn nghĩ sao về ý kiến của một người có tuổi trên đây?
2. Theo bạn, tại sao người trẻ ngày nay ít chào hỏi người lớn?
3. Người lớn tuổi thường nghĩ rằng: người thời trước tốt hơn người thời

nay. Bạn có ý kiến gì về việc này.
2. HỘI THOẠI
2.1 Trước cổng một ngơi trường Phổ thơng Trung học, có hai người độ tuổi
trung niên đang đứng nhìn vào:
Trí: Tơi thấy anh quen quen….
6


Tâm: Tôi cũng thấy anh quen
quen… Xin lỗi, anh tên là
gì?
Trí: Tơi tên Trí, Đức Trí là học
sinh khóa 1 của trường này.
Hơm nay có dịp về thăm lại
trường.
Tâm: A, Trí, cậu khơng nhớ ra
mình hả? mình là Tâm, Minh
Tâm đây, cũng học khóa 1 ở lớp B2 nè.
Trí: Trời, hèn gì thấy cậu quen quen mà nãy giờ chưa nhớ ra.
Tâm: Nhớ làm sao được, cũng hơn 20 năm rồi cịn gì. À, dạo này anh làm gì?
Trí: Tơi làm kỹ sư cho công ty điện lực, nay khảo sát chỗ này mai khảo sát chỗ
khác, cứ đi hoài hồi, cịn cậu?
Tâm: À, tơi làm kinh doanh, tơi đang kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đi
nhiều như cậu. Nhiều khi nhớ trường mà khơng có dịp quay lại. Nói thật,
trong suốt thời gian học tập, nhiều kỷ niệm nhất vẫn là ở đây, cậu nhỉ?
Trí: Ừ, cho dù bây giờ ai cũng có gia đình và sự nghiệp nhưng những gì của tuổi
học trị vẫn là những kỷ niệm khó quên, nào là: quán sinh viên, xe bánh mì,
xe nước mía, gánh chè bà Hai… Bây giờ các quán gần trường khác ngày
trước quá.
Tâm: Giống như ngày trước thì ai mà đến ăn. Người ta nói “người già hay nhớ

về quá khứ, còn anh chưa già mấy mà sao…
2.2 Trả lời câu hỏi sau:
- Tâm và Trí là gì của nhau?
- Tâm có thường về thăm trường cũ khơng?
- Trí đã qn những kỷ niệm gì về ngơi trường Phổ thông Trung học?
2.3 Thuật lại nội dung hội thoại
……………………………………………………………………………………
7


…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI
3.1 Mẫu câu cần ghi nhớ
- Tôi thấy anh quen quen mà chưa nhớ ra.
- Giống như ngày trước thì ai mà đến ăn.
- Tơi cũng đi nhiều như cậu.
3.2 Thực hành nói
- Mỗi bạn kể lại một kỷ niệm của bản thân, các bạn khác có thể đặt câu hỏi với
người kể.
4. TỪ VỰNG
4.1 Điền các từ sau vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

thay đổi, hiện đại, nhơ nhớ, trở lại, thay thế
Nếu bạn từng đến Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15 năm trước và bây
giờ ………………..thì có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên. Thành phố ngày
nay …………………….rất nhanh. Đường xá như rộng hơn, nhiều hơn trước.
Những cao ốc …………………..xen lẫn những căn nhà cổ xưa san sát nhau. Xe
buýt, xe hơi, xe tắc xi, xe máy …………………..phần lớn xe Dasu, xe xích lơ,
xe đạp chậm chạp ngày nào.
8


Tơi rất thích ngắm nhìn thành phố phát triển từng ngày nhưng tơi cũng
thấy ……………………cái khơng khí êm đềm của ngày trước.
4.2 Đánh dấu (X) vào ô của các cụm từ gần nghĩa hay đồng nghĩa dưới đây:
Có tuổi

Phóng xe ào ào

Nhơ nhớ

Phát triển

Chạy xe rất
nhanh
Đi lên
Người già
Nhớ một chút

5. NGỮ PHÁP
5.1. ……….ra:
- Vị trí: đứng sau động từ hay tính từ.

- Từ “ra” biểu thị kết quả hay hiệu quả như mong muốn của một hành động mà
trước đó chưa có.
Ví dụ:
- Tơi hiểu ra rồi.
- Tơi nghĩ ra rồi.
- Tơi tìm ra rồi.
- Tơi thấy cơ kỳ này đẹp ra.
Chú ý:
- Từ “ra” khác với “thấy”
Ví dụ:
- Tơi nghe thấy rồi.

Chỉ hành động nghe được tiếng động nào đó.

- Tơi nghe ra rồi.
đã nghe.

Chỉ hành động nghe và phân biệt được tiếng mà mình
9


5.2 … thì…. từ rút gọn trong kết cấu “nếu …. thì”
Ví dụ:
- Mẹ có hỏi thì chị nói em về rồi nhé! (Nếu mẹ mà hỏi thì chị nói em về rồi nhé!)
5.3. Dạng láy đơi của tính từ nhằm giảm nhẹ mức độ thường dùng trong khẩu
ngữ
Dạng láy đơi được cấu tạo bằng cách lặp lại một tính từ đơn tiết, trong đó,
tiếng láy được đặt trước tính từ được láy đã thay đổi thanh điệu và âm cuối theo
quy luật sau:
a.


Dạng
gốc

Dạng
chuyển

Tính từ có âm cuối Thanh điệu
là: -p, -t, -ch, -c

-p

-m

-t

-n

-ch

-c

Nặng

Sắc

-nh -ng Huyền ngang

Ví dụ
Tính từ gốc


Dạng láy

đẹp

đèm đẹp

mát

man mát

sạch

sành sạch

nhức

nhưng nhức

b. Tính từ khác: chỉ thay đổi thanh điệu
- Trường hợp giữ nguyên thanh điệu trong tiếng láy khi tính từ mang thanh
ngang và thanh huyền.
Ví dụ:
Vui

vui vui;

Lo

lo lo;


Buồn

buồn buồn;

Vàng

vàng vàng
10


- Trường hợp tính từ mang thanh nặng thì tiếng láy được thay bằng thanh huyền.
Ví dụ:
Ngộ

ngồ ngộ

Lộ

lồ lộ

- Trường hợp tính từ mang các thanh khác thì tiếng láy được thay bằng thanh
ngang.
Ví dụ:
Nhỏ

nho nhỏ

Tím


tim tím



ro rõ

6. THỰC HÀNH VIẾT
6.1 Chọn “ra” hay “thấy” để điền vào các câu sau:
1. Anh có nghe ………………tiếng ai đang hát đấy khơng?
2. Lan có nhận ……………….. anh Nam đã học cùng lớp B2 với tụi mình đang
đứng ở đằng kia khơng?
3. Khi họ hiểu …………….. thì mọi chuyện đã quá muộn rồi.
4. Tơi nhận ……………… anh Nam là người tốt.
5. Anh có nghĩ ………….. cách gì để giải quyết vấn đề đó chưa?
6.2 Kết hợp hai phần dưới đây và viết câu hồn chỉnh vào khung cho sẵn:
1. Khi cịn nhỏ tơi thường hay đau ốm….
2. Khi cịn trẻ ơng ấy uống nhiều lắm…
3. Nhắc đến chuyện cũ…..
4. Chị phải cố nhớ đã để sổ tay ở đâu …
5. Nếu trước đây anh ấy không quá tự ái …

11


a. thì bà ấy sẽ buồn lắm.
b. thì mới có thể tìm ra số điện thoại của anh ấy được.
c. thì có lẽ bây giờ họ đã kết hơn rồi.
d. mỗi lần phải 5 lon là ít.
e. nên mẹ tơi vất vả lắm.


1. ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
2. ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
3. ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
4. ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
5. ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

6.3 Chuyển các tính từ (in nghiêng) trong câu thành dạng láy đơi (để chỉ mức độ
ít hơn)
Ví dụ: Căn hộ khá đẹp kia là của ai vậy? – Căn hộ đèm đẹp kia là của ai vậy?
1. Nhận được lời khen của cô giáo, bạn ấy cảm thấy khá vui.
……………………………………………………………………………..
12


2. Sao hôm nay trong anh ấy hơi buồn nhỉ?
……………………………………………………………………………..
3. Ở nhà một mình, nó thấy hơi sợ.
……………………………………………………………………………..
4. Nghe chị kể chuyện về mẹ, nó thấy mắt mình hơi ướt.
……………………………………………………………………………..
5. Hôm nay nét mặt anh ấy hơi khác, không biết có chuyện gì khơng?
……………………………………………………………………………..
6.4 Hồn thành các câu dưới đây:
Ví dụ: Dở như thế thì ai mà đến ăn.
1. …………………………………………………thì sao tơi nghe được.

2. …………………………………………………thì ai mà mua.
3. …………………………………………………thì sao tơi làm được.
4. …………………………………………………thì sao mà tơi ngủ được.
5. …………………………………………………thì sao tôi vui được.
6.5 Viết một đoạn văn khooảng 250 – 300 chữ kể về kỷ niệm của bạn
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
13


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7. THỰC HÀNH NGHE
7.1 Nghe và trả lời câu hỏi
- Nhân vật được nói đến là ai?
……………………………………………………………………………………
14


- Cơ ấy là người như thế nào?
……………………………………………………………………………………
- Khi cịn là sinh viên năm thứ nhất, cô đối xử với các chàng trai theo đuổi cô ấy
như thế nào?
……………………………………………………………………………………
- Khi là sinh viên năm thứ ba, cơ ấy có người yêu phải không?
……………………………………………………………………………………
- Khi là sinh viên năm thứ tư, cơ ấy có rất nhều người u phải khơng?
……………………………………………………………………………………
- Tại sao khi gần 40 tuổi, cô ấy vẫn chưa kết hơn?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7.2 Viết tóm tắt nội dung bài nghe.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

8. ĐỌC HIỂU
NGƯỜI BẠN THỜI THƠ ẤU
Trước đây, tôi và Bờm (tên gọi
ở nhà của Mỹ Hạnh) cùng sống ở
một vùng quê. Ba tơi làm nghề bn
bán, cịn ba Bờm là nơng dân. Tôi và
Bờm chơi thân với nhau, đi học
cũng đi với nhau, đi bắt cua cũng đi
15


với nhau, đi chơi cũng đi cùng nhau. Cứ mỗi khi tan học, chúng tôi cùng chạy
ngay ra suối bắt cua, hái xồi rừng, chùm bóp, nặn hình người bằng đất sét bên
bờ suối… Là con gái, nhưng Bờm cũng nghịch ngợm khơng kém gì con trai.
Hồi đó, Bờm gầy nhom, tóc lưa thưa cháy nắng vì khơng bao giờ đội mũ, nước
da cũng đen nhẻm, chỉ có đơi mắt sáng và trong veo như dòng nước là nét nổi
bật trên khn mặt. Chúng tơi đã có những ngày thơ ấu thú vị và đầy ắp tiếng
cười.
Năm tôi 12 tuổi, gia đình tơi chuyển về thành phố tìm kếm cơ hội mở rộng kinh
doanh. Đó là khi tơi mới kết thúc năm học lớp 6 được một tuần. Hôm tôi đi trời
nắng đẹp, Bờm nhìn theo chiếc xe chở gia đình tơi lăn bánh với khn mặt đẫm
nước mắt, cánh tay của nó vẫy vẫy như muốn níu kéo một phần tuổi thơ đang từ
từ đi mất. Cịn tơi cũng cảm thấy hụt hẫng khi một phần tuổi thơ của mình bị bỏ

lại ở một vùng quê.
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, mới đó mà đã mười năm trời, tơi đã tốt nghiệp
Đại học trở thành một giám đốc trẻ kế nghiệp cơng ty kinh doanh của gia đình.
Từ đó đến nay, tôi chưa một lần trở lại quê cũ, chưa từng gặp lại cô bạn Bờm
của tuổi ấu thơ. Mặc dù thời gian đầu tơi có gặp lại cơ bé Bờm trong giấc mơ,
vẫn hình ảnh một cơ bé tám tuổi, gầy gị, đen nhẻm, tóc loe hoe cháy nắng.
Hôm qua, tôi được Trường Đại học Lạc Hồng mời thuyết trình đề tài: “Bí quyết
kinh doanh thành cơng trong thời đại công nghệ 4.0”. Khi tôi chuẩn bị ra xe,
một cơ bé sinh viên tóc dài, da trắng, rất xinh bước đến chào tơi và hỏi: Anh
Trung cịn nhớ em khơng? Em là Mỹ Hạnh, hồi nhỏ có tên là Bờm nè! Tôi thật
sự ngỡ ngàng và vô cùng mừng rỡ, Hạnh thay đổi nhiều quá… cũng đúng thôi,
mười năm rồi cịn gì.
1. Tìm ý chính đoạn 1.
……………………………………………………………………………………
2. tìm ý chính đoạn 2.
……………………………………………………………………………………
3. Tìm ý chính đoạn 3.
…………………………………………………………………………………..
4. Tìm ý chính đoạn 4.
16


…………………………………………………………………………………..
5. Tìm ý chính tồn bài.
…………………………………………………………………………………..
9. GIỚI THIỆU MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT
PHONG TỤC CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT
Đối với các nước phương tây, các cách chào khi gặp nhau được gọi là
“greeting” trong tiếng Anh hay “salutations” trong tiếng Pháp. Tuy nhiên trong
tiếng Việt, các cách chào được gọi chung là “chào hỏi”. Người Việt thường có

ba cách chào khi giao tiếp:
Thứ nhất: Dùng lời chào. Ví dụ: Chào ông, chào bà, chào anh, chào chị… Sau
lời chào sẽ là hỏi thăm, hỏi thăm về sức khỏe, về công ăn việc làm, về gia đình,
con cái… những câu hỏi như thế nhằm thể hiện sự quan tâm đối với nhau.
Thứ hai: Dùng câu hỏi để chào. Ví
dụ: Anh đi đâu đấy? Chị đang làm gì
đấy? Bác khoẻ khơng ạ?... Khi
người Việt dùng câu hỏi thay cho lời
chào chẳng hạn như: Cô đi đâu đấy?
câu hỏi này chỉ nhằm mục đích chào
nên câu trả lời cũng cùng mục đích
đó. Vì vậy, họ muốn trả lời đúng vấn
đề hay hay không là tùy người được
chào quyết định. Nếu họ không muốn trả lời chính xác thì chỉ cần nói: Vâng,
Tơi đi đến kia một tí! Cịn nếu ta muốn trả lời chính xác nơi mình đi thì cũng
khơng sao. Đơi khi những câu hỏi để chào của người Việt tạo nên “cú sốc văn
hóa” đối với những ai khơng cùng văn hóa hay khơng hiểu văn hóa của người
Việt. Họ thường phàn nàn là người Việt q tị mị. Bởi vì, người phương tây
thường quan niệm rằng: đã hỏi thì phải trả lời chính xác và có những điều họ
khơng muốn cho người khác biết như đi đâu, làm gì… nên họ lúng túng và khó
chịu khi được hỏi những câu như vậy.
- Dùng cử chỉ để chào. Ví dụ như: vẫy tay, cúi đầu, mỉm cười… Cách chào này
chỉ dành cho người rất thân quen, bạn bè đồng trang lứa, với người nhỏ hơn…
hoặc dùng khi mình khơng có thời gian hay khoảng cách quá xa.
17


Người Việt rất coi trọng việc chào hỏi, người xưa có câu: “Lời chào cao hơn
mâm cỗ”, đây cũng là một đặc trưng tính cách của người Việt trọng tinh thần
hơn vật chất.

Một số nguyên tắc khi chào hỏi của người Việt như sau:
1. Tư thế: Khi chào ai, ta nên đứng thẳng, mắt nhìn người đối diện, cúi đầu chào
tỏ vẻ kính trọng, vừa chào vừa mỉm cười, thể hiện sự thân thiện và quý mến.
2. Người được chào: Khi được ai chào, thì mình phải lịch sự chào lại, dù mình
là người hơn tuổi hay có chức quyền. Chào người khác bằng cách hất hàm là
một thái độ khiếm nhã, dù họ là người nhỏ hơn hay thuộc cấp của mình. Khi
được chào, nếu đang bận tiếp chuyện với người khác, ta chỉ cần mỉm cười hoặc
gật đầu là được.
3. Sau khi chào: nếu là người gặp lần đầu thì ta phải chủ động giới thiệu bản
thân: Hãy nói với họ bạn là ai, đang làm nghề gì.
4. Thứ tự ưu tiên: Người dưới nên chào người trên trước, khách sẽ chào chủ nhà
trước, người nhìn thấy người quen trước.

BÀI 2. DỰ ĐỊNH TƯƠNG LAI
1. THẢO LUẬN
Mỗi người đều có những dự định
về tương lai, dự định có thể xuất hiện
từ rất sớm và cũng có thể xuất hiện
muộn hơn. Bởi dự định chính là
những mục tiêu mà họ hướng đến để
đạt được điều họ muốn.
Khi còn nhỏ, ba mẹ thường hỏi tôi: lớn lên con sẽ làm gì? Tơi đáp ngay:
Dạ, làm ruộng. Sở dĩ tơi nói như thế vì gia đình tơi đều làm nơng, anh tôi nghỉ
học khá sớm và cũng cùng ba mẹ làm đồng. Cả nhà chỉ cịn mình tơi đi học.
Khi tơi vào học cấp III, cô giáo chủ nhiệm đã làm một cuộc khảo sát nho
nhỏ cho cả lớp, mỗi bạn sẽ ghi tên vào một mảnh giấy và viết vào đó nghề
nghiệp mà mình muốn làm sau này.
Hơm sau, cơ lên lớp và nói: cả lớp 45 bạn mà chỉ có hai bạn chọn nghề sư
phạm, buồn q. Dù cơ khơng nói tên, nhưng tơi biết tơi là một trong 2 bạn đó.
18



Bởi vì, ngồi nghề làm giáo viên và làm ruộng thì lúc đó tơi chưa thể hình dung
các nghề nghiệp khác phải làm những gì.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Bạn có dự định nghề nghiệp từ khi nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dự định nghề nghiệp của bạn?
3. Để dự định của mình thành hiện thực, bạn đã làm gì?
2. HỘI THOẠI
2.1 Trong giờ sinh hoạt lớp 11B2, Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp mỗi người
lấy một mảnh giấy viết tên và dự định nghề nghiệp của mình. Giờ sau, cơ gặp
Hùng, một học sinh trong lớp và cùng
trị chuyện
Hùng:

Em chào cơ, cơ khỏe
khơng ạ?

Cơ giáo:

Chào em! Cám ơn, cô khỏe.
À Hùng này, cô muốn gặp
em chút xíu.

Hùng:

Dạ.

Cơ giáo:


Hơm trước cơ thăm dị nghề nghiệp tương laicủa cả lớp, hầu hết các
bạn đều chọn các ngành nghề đang “hot” hiện nay như: Công nghệ
thông tin, Quản trị kinh doanh, Bác sĩ, Dược sĩ, cả lớp 40 bạn mà chỉ
có em và Trâm chọn học sư phạm.

Hùng:

Dạ, tại em nghĩ em chỉ phù hợp với nghề sư phạm thơi ạ. Cũng có
thời gian em định sau này thi vào ngành Y nhưng em lại sợ kim. Sợ
cầm kim như thế thì làm bác sĩ thế nào được.

Cơ giáo:

Nhưng nghề sư phạm vừa vất vả vừa ít thu nhập, con gái theo thì
được vì mai mốt trơng chờ vào chồng. Cịn em là con trai, thu nhập
thấp thì sau này làm chỗ dựa cho vợ thế nào được!

Hùng:

Em biết thời bây giờ người ta coi trọng tiền bạc và tìm mọi cách để
kiếm tiền làm việc khơng đúng năng lực. Lẽ ra mọi người nên chọn
nghề nghiệp theo đúng sở trường của mình mới phải! Thưa cơ, em
19


hỏi nếu không đúng xin cô thứ lỗi ạ. Tại sao cơ lại theo nghề sư
phạm?
Cơ giáo:

Cũng như em đó, cơ thích dạy học, cơ thấy mình trẻ lại mỗi khi lên

lớp, thấy mình hiểu biết nhiều hơn khi soạn giáo án, thấy mình hồn
thiện hơn khi tiếp xúc với những ưu điểm của học sinh…

Hùng:

Nhưng cơ có tiếc khi thấy người khác có thu nhập cao, nhất là nhìn
thấy sự thành đạt của bạn bè cô không ạ?

Cô giáo:

Không có đâu, em. Trái lại, cơ ln tự hào về nghề nghiệp của mình.
Nhiều khi, tiền khơng phải là tất cả. Có điều này cơ muốn nói với em,
khơng hiểu sao lúc nào cô cũng thấy em là một người suy nghĩ rất
sâu sắc.

Hùng:

Chắc tại em giống ba em, lúc nào cũng suy với nghĩ ạ!

Cô giáo:

Vào lớp rồi, chào em nhé! Hơm sau có dịp cơ trị sẽ nói chuyện
nhiều hơn.

Hùng:

Dạ, em chào cô!

2.2 Thuật lại nội dung bài hội thoại
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2.3 Trả lời các câu hỏi sau:
- Cô giáo nói chuyện với Hùng về điều gì?
- Hùng chọn nghề gì?
20


- Tại sao cô giáo lại chọn nghề sư phạm?
3. MẪU CÂU - THỰC HÀNH NÓI
- Lẽ ra mọi người nên chọn nghề nghiệp theo đúng sở trường của mình mới phải!
- Chắc tại em giống ba em, lúc nào cũng suy với nghĩ ạ!
- Sợ cầm kim như thế thì làm bác sĩ thế nào được.
4. TỪ VỰNG
4.1 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
ở, tối, rồi, lại, phải, lâu, định, dự
Thứ bảy tuần tới, tôi ……………đi thăm một bạn học cũ ở Đồng Nai. Đã
hai năm …………còn gì, chúng tơi chưa gặp lại nhau. Hơm qua bạn ấy gọi điện
hỏi thăm tơi, tơi mới thấy mình thật vô tâm khi đã ………….không gọi điện
thăm bạn ấy. Lần gặp này, chúng tôi sẽ cùng ăn ……….. với nhau. Có lẽ chúng
tơi cũng sẽ mời thêm một số bạn học khác nữa.
Tôi sẽ trở ……….thành phố vào sáng chủ nhật, chắc là sẽ trễ một chút,
khoảng 8 giờ chẳng hạn, tôi sẽ nghỉ ngơi ………….nhà đến 10 giờ. 11 giờ trưa,
tôi sẽ đi ………………….tiệc cưới của một cô đồng nghiệp làm cùng cơng ty.
Tuy khơng thích nhưng tơi vẫn …………….đi vì sợ cơ ấy buồn.

5. NGỮ PHÁP
5.1 Kết cấu “Lẽ ra… mới phải” nhằm biểu thị ý sự việc phải diễn ra như thế này
chứ không phải như thế kia.
Ví dụ: Anh ấy lại thi rớt nữa rồi. Lẽ ra anh ta cần học tập chăm chỉ hơn mới
phải.
5.2 “… thế nào được”: đứng ở cuối câu phủ định biểu thị ý nghĩa “khơng có khả
năng” hay “khơng thể như thế được”
Ví dụ: Anh ấy làm giám đốc thế nào được!
5.3 Tổ hợp “Cả … lẫn….” hay “ … cả … lẫn….” được dùng trong câu có hai
đối tượng và cả hai đều được nhắm đến.
21


Ví dụ:
- Cả tơi lẫn chị gái tơi đều thích đi mua sắm.
- Tơi thích cả đơi giày này lẫn đôi giày kia.
5.4 Tổ hợp “Mỗi …. một” được dùng trong câu biểu thị sự khác nhau giữa các
phần tử của cùng một tập hợp.
Ví dụ: Hơm nay trong lớp mình mỗi người mặc một kiểu.
6. THỰC HÀNH VIẾT
6.1 Dùng kết cấu ngữ pháp “Lẽ ra … mới phải” để nêu ý kiến của bạn về những
tình huống thực tế sau đây:
Mẫu: Tình huống thực: Anh Nam khơng làm việc chăm chỉ nên bị đuổi việc.
Ý kiến của bạn: Lẽ ra anh ấy nên làm việc chăm chỉ mới phải.
1. Thúy hay thất bại vì cơ ấy làm việc khơng có kế hoạch.
………………………………………………………………………………........
2. Anh Trí bị hủy hợp đồng vì anh Nam không cho mượn tiền như đã hứa.
……………………………………………………………………………………
3. Tâm bị cơ giáo phạt vì khơng làm bài tập về nhà.
……………………………………………………………………………………

4. Cơng ty bị phá sản vì ơng giám đốc không nghe theo ý kiến của hội đồng
quản trị.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Dung bị trễ chuyến bay vì sáng nay cơ ấy thức dậy muộn.
……………………………………………………………………………………
6.2 Dùng “…thế nào được” để viết lại những câu sau đây:
Ví dụ: Tơi bận lắm, khơng thể giúp anh ngay bây giờ được.
22


Tơi bận lắm, giúp anh ngay thế nào được.
1. Cịn nhiều vấn đề lắm, kế hoạch này không thể thực hiện ngay được.
……………………………………………………………………………………
2. Cô ấy không thể trở thành bác sĩ được vì q lười học.
……………………………………………………………………………………
3. Chị Lan cịn đi học, không lấy chồng được đâu.
……………………………………………………………………………………
4. Anh Hùng làm việc khơng có kế hoạch cho nên khơng thể chỉ đạo được đâu.
……………………………………………………………………………………
5. Tôi đang chờ ý kiến của Giám đốc, không thể trả lời anh bây giờ được đâu.
……………………………………………………………………………………
6.3 Dùng “cả … lẫn….” để hoàn thành các mẩu đối thoại dưới đây:
Mẫu: Anh Nam làm việc ở văn phòng buổi sáng hay buổi chiều?
- Cả sáng lẫn chiều.
1. Cô đi chợ vào thứ tư hay thứ sáu?
……………………………………………………………………………………
2. Anh về nước vào dịp tết hay địp hè?
……………………………………………………………………………………
3. Chị còn đi học hay đi làm rồi?

……………………………………………………………………………………
4. Chiếc giỏ xách này để mang đi làm hay mang đi chơi?
……………………………………………………………………………………
5. Anh thích ăn bún bò hay ăn phở?
……………………………………………………………………………………
23


6.4 Dùng kết hợp “mỗi… một…” để viết lại các câu sau:
Mẫu: Hai cô Á hậu năm nay, ai cũng có một vẻ đẹp riêng.
- Hai cơ Á hậu đều đẹp, mỗi người một vẻ.
1. Hai anh em tôi không có sở thích giống nhau.
……………………………………………………………………………………
2. Hai thầy giáo ấy có phương pháp giảng dạy riêng.
……………………………………………………………………………………
3. Phở và bún bị có hương vị khơng giống nhau.
……………………………………………………………………………………
4. Tơi và anh Thịnh có cách giải quyết công việc khác nhau.
……………………………………………………………………………………
5. Nha Trang và Đà Lạt là điểm du lịch nổi tiếng, nơi nào cũng có vẻ đẹp riêng.
……………………………………………………………………………………
6.5 Viết đoạn văn khoảng 250 – 300 chữ về dự định nghề nghiệp của bạn trong
tương lai
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
24


×