Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) CMMI 5 và việc đánh giá chứng chỉ CMMI 5 tại công ty cổ phần phần mềm FPT luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.27 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Phạm Ngọc Hà

CMMI-5 & Việc đánh giá chứng chỉ CMMI-5 tại
công ty cổ phần phần mềm FPT

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Toản

Hà nội


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho
phép sử dụng.

Phạm Ngọc Hà

1


Lời cảm ơn
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. Nguyễn Quốc Toản,
Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQG Hà nội đã hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình cho tơi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận
văn này.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo Khoa Công nghệ thông tin,


Trường Đại học Công nghệ đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học để
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp công tác tại Công ty cổ phần
phần mềm FPT đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình để hồn thành luận văn này.
Lời cảm ơn cuối cùng xin dành cho gia đình, và bạn bè, những người đã
góp nhiều cơng lao thầm lặng trong suốt thời gian qua.
Xin được cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2006
Phạm Ngọc Hà

2


Mục lục
Lời cam đoan ......................................................................................... 1
Lời cảm ơn ............................................................................................. 2
Mục lục ................................................................................................... 3
Mở đầu .................................................................................................... 5
Chương 1 : Tổng quan .......................................................................... 7
1. Tổng quan về CMM.......................................................................... 7
2. Tình hình áp dụng CMM ở Việt nam : .............................................. 8
3. Các khái niệm sơ lược về CMM : ..................................................... 9
3.1 Định nghĩa & đặc điểm CMM ...................................................... 9
3.2 Cấu trúc của CMM.................................................................... 12
3.3 Cơ sở của CMM ....................................................................... 13
Chương 2 : CMMi-5 ............................................................................. 17
1. Giới thiệu chung ............................................................................. 17
1.1 So sánh CMM và CMMI ........................................................... 17
1.2 Sự khác nhau giữa CMM và CMMI .......................................... 17
1.3 Lợi ích khi thay thế CMM bằng CMMI ...................................... 22

1.4 Các khái niệm chung ................................................................ 24
1.5 Lựa chọn cách biểu đạt quy trình : ........................................... 25
2. Các thành phần của tầng lĩnh vực quy trình .................................. 26
2.1 Các thành phần được yêu cầu, mong đợi và thông tin ............. 26
2.2 Các thành phần được kết hợp với lĩnh vực quy trình ............... 26
3. Việc thể chế hóa quy trình ............................................................. 28
3.1 Thể chế hóa quy trình ............................................................... 28
3.2 Các mục đích khái quát và thực hành khái quát ....................... 31
3.3 Kiểm tra việc áp dụng ............................................................... 34
3.4 Ứng dụng các thực hành khái quát .......................................... 34
3.5 Các lĩnh vực quy trình hỗ trợ các thực hành chuyên biệt ......... 35
4. Việc kết hợp tất cả với nhau .......................................................... 36
4.1 Khái niệm về các mức .............................................................. 36
4.2 Cấu trúc các biểu đạt liên tục và chia theo giai đoạn................ 36
3


4.3 Khái niệm về các mức khả năng .............................................. 38
5. Các lĩnh vực quy trình .................................................................... 39
5.1 Quản lý quy trình ...................................................................... 39
5.2 Quản lý dự án ........................................................................... 42
5.3 Quy trình cơng nghệ ................................................................. 47
5.4 Các quy trình hỗ trợ .................................................................. 50
Chương 3: Quá trình đánh giá chứng chỉ CMMi-5 tại công ty cổ phần
phần mềm FPT ..................................................................................... 54
1. Quá trình đánh giá CMMi-5 nói chung : ......................................... 54
2. Áp dụng quá trình đánh giá CMMi-5 tại FSOFT: ............................ 54
2.1 Tổ chức tham gia đánh giá : ..................................................... 54
2.2 Những người tham gia đánh giá :............................................. 55
2.3 Phạm vi đánh giá : .................................................................... 56

2.4 Quá trình chuẩn bị : .................................................................. 61
2.5 Các công việc và nguồn lực: .................................................... 63
3 Kết quả đánh giá CMMi-5 tại FSOFT .............................................. 66
3.1 Việc đánh giá quy trình của một tổ chức .................................. 66
3.2 Kết quả đánh giá tại FSOFT ..................................................... 66
Kết luận ................................................................................................ 82
Tài liệu tham khảo ............................................................................... 84
Phụ lục.................................................................................................. 85
1. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt :........................................ 85
2. Danh mục các bảng ....................................................................... 86
3. Danh mục các hình vẽ, đồ thị ......................................................... 86
4. Danh mục các ví dụ minh họa ........................................................ 86

4


Mở đầu
Mặc dù nước ta đã ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ thông tin trong các
lĩnh vực của xã hội tuy nhiên việc phát triển nghành công nghệ phần mềm của
nước ta vẫn thuộc loại đang phát triển. Số các công ty và người làm công nghệ
phần mềm vẫn cịn hạn chế. Do vậy việc phát triển cơng nghệ phần mềm theo
tiêu chuẩn quốc tế là đang là bài tốn cấp thiết đặt ra đối với những người làm
cơng nghệ phần mềm nếu muốn phát triển và hội nhập quốc tế.
Trong khn khổ luận văn này tơi muốn trình bày về chứng chỉ CMMi-5 và
quá trình đạt được chứng chỉ CMMi-5 của công ty cổ phần phần mềm FPT. Nói
đến CMM thì những người làm về cơng nghệ phần mềm cũng biết đây là chứng
chỉ danh giá & phổ biến nhất về quy trình phát triển phần mềm. Trong các mức
của CMM thì CMMi-5 hiện tại là mức cao nhất và việc công ty phần mềm đạt
được chứng chỉ sẽ có ý nghĩa rất to lớn về việc xuầt khẩu phần mềm cũng như
việc hội nhập quốc tế.

Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, phần kết luận, tài liệu
tham khảo và phần phụ lục.
Chương 1 trình bày tổng quan về CMM và tình hình áp dụng CMM tại Việt
nam. Nội dung chính tập trung vào việc trình bày các khái niệm sơ lược về CMM,
cấu trúc của CMM và cơ sở cấu tạo của CMM.
Chương 2 trình bày về nội dung của CMMI mức 5 thơng qua việc so sánh với
CMM, nêu các thành phần của CMMI, việc thể chế hóa và các lĩnh vực quy trình
của CMMI. Luận văn đã tiến hành so sánh mức khái quát giữa CMM và CMMI
bằng việc phân tích điểm yếu và các điểm cải tiến của CMM so với CMM. Trong
chương này cũng nêu chi tiết các thành phần và nội dung của các lĩnh vực quy
trình, việc thể hóa và kết hợp các lĩnh vực quy trình này trong tổ chức để đưa ra
một cách nhìn cụ thể hơn về CMMI.
Chương 3 trình bày về quá trình đánh giá CMMI tại tổ chức và nêu một ví dụ
cụ thể tại Việt nam là công ty cổ phần phần mềm FPT. Đầu tiên bản luận văn
đưa ra các khái niệm và chu trình cần thiết để đánh giá CMMI tại một tổ chức.
Chu trình đánh giá được nêu theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức đã đưa ra tiêu
chuẩn CMMI. Về việc áp dụng CMMI tại công ty cổ phần phần mềm FPT thì tác
giả đã dựa theo đúng kinh nghiệm thực tế của bản thân và công ty cổ phần mềm
5


FPT để đưa ra các nội dung và nhận định.
Phần phụ lục trình bày một số thơng số và ví dụ cụ thể trong thơng qua các
hình vẽ, bảng biểu để làm rõ hơn các nội dung đã nêu trong các chương của
bản luận văn.

6


Chương 1 : Tổng quan

1. Tổng quan về CMM
Viện công nghệ phần mềm (SEI) đã đưa ra một số thước đo mà một tổ chức
cụ thể tập trung trong việc cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Hình 1
minh họa mối quan hệ 3 chiều giữa : con người, các thủ tục và các phương
pháp, các công cụ và thiết bị.
Các phương pháp và thủ
tục xác định mối quan hệ
giữa các nhiệm vụ

Người có kỹ
năng, được
đào tạo và

Cơng cụ và
thiết bị

Hình 1 : Mối quan hệ 3 chiều giữa con người, các thủ tục và các phương pháp,
các cơng cụ và thiết bị.
Tuy nhiên cái gì duy trì các mối quan hệ này? Đó chính là các quy trình làm
việc trong tổ chức. Các quy trình này cho phép theo dõi các hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổ chức, địa chỉ hóa và cung cấp cách thức hợp nhất các kiến
thức để làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn. Các quy trình cũng cho phép tổ chức
kiểm soát được nguồn lực và rà soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều này khơng có nghĩa cơng nghệ khơng giữ vai trị quan trọng, đặc biệt là
trong thời điểm hiện nay khi chúng ta đang sống trong một thế giới mà công
nghệ thay đổi từng ngày. Chúng ta sống trong một thế giới năng động nên khi
tập trung vào cung cấp quy trình cho cơ sở hạ tầng rất cần thiết cho việc thích
ứng với thế giới đang thay đổi từng ngày với việc cạnh tranh về con người và
công nghệ ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Trong quá trình sản xuất các tổ chức đã mất khá nhiều thời gian để nhận ra

rằng hiệu quả mà quy trình đem lại đóng vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên ngày
nay đã có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận ra vai trò quan trọng của quy
trình chất lượng. Các quy trình giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
luồng công việc cụ thể, trơn tru hơn không bị cứng nhắc và dễ dàng cải tiến
đồng bộ. Hiệu quả của quy trình cũng khiến cho việc áp dụng cơng nghệ mới trở
nên dễ thích ứng hơn với các đối tượng sản xuất kinh doanh của tổ chức.
7


Vào những năm 30 thế kỷ này, Walter Shewhart bắt đầu làm việc trong việc
cải tiến quy trình với các khái niệm hệ thống hóa kiểm sốt chất lượng. Các khái
niệm này được làm rõ bởi W.Ewards Deming và Joseph Juran, Watts Humphrey,
Ron Radice và các người khác đã mở rộng các khái niệm xa hơn và bắt đầu áp
dụng chúng vào phần mềm trong công việc của họ tại IBM và SEI.
Các mơ hình độ thành thục khả năng tập trung vào việc cải tiến các quy trình
trong một tổ chức. Chúng bao gồm các yếu tố thiết yếu của các hiệu quả của
quy trình cho một hoặc nhiều khái niệm và mơ tả đối với chu trình cải tiến quy
trình.
Nhiệm vụ của CMM được chia thành 3 nhóm mơ hình :


Mơ hình độ thành thục khả năng cho phần mềm (SW-CMM)



Mơ hình độ thành thục khả năng cho cơng nghệ hệ thống



Mơ hình độ thành thục khả năng trong việc phát triển sản phẩm thống

nhất lại (IPD-CMM)

2. Tình hình áp dụng CMM ở Việt nam :
Hầu như các công ty phần mềm tại Việt nam, trừ những tên tuổi lớn như
FSOFT, Paragon Solution, đều bắt đầu ở mức 2. Có ý kiến cho rằng 1 cơng ty
khoảng chừng 30-50 người trở lên thì mới làm CMM được hiệu quả nhất (con số
30 là vì cơng ty phần mềm cỡ trung bình thường chỉ có mức qui mơ như vậy).
Đối với quy mơ như vậy thì CMM mức 2 cũng khơng địi hỏi q nhiều tiêu chí
để đạt được.
Việc đầu tiên muốn áp dụng CMM nghiêm chỉnh là cần có "kinh phí" và q
trình áp dụng theo kinh nghiệm của FSOFT nên bao gồm các bước sau :


Mời 1 chuyên gia về CMM sang đánh giá tổ chức xem có thể làm CMM
được khơng, ở mức nào thì làm được, chuyên gia từ Ấn độ thì rẻ và hiệu
quả đối với Việt nam.



Cử nhân viên đi học hoặc mời chuyên gia về dạy các khóa học về CMM.



Khi đạt được một chứng chỉ về CMM, một thời gian sau SEI sẽ "kiểm tra"
xem công ty bạn vẫn giữ được mức đó hay khơng, có bị hạ xuống hoặc
có thể tiến lên mức cao hơn. Việc đạt được chứng chỉ có giá trị nếu trong
hoạt động hiện tại, cơng ty vẫn duy trì ở mức đó chứ khơng phải đạt được
chứng chỉ rồi sau đó cất đi.

8



3. Các khái niệm sơ lược về CMM :
3.1 Định nghĩa & đặc điểm CMM
CMM cho phần mềm được đưa ra bởi Viện Kỹ nghệ Phần mềm (Software
Engineering Institute - SEI) của Đại học tổng hợp Carnegie Mellon, đã được phổ
biến rộng rãi trên thế giới và là một chương trình tài trợ khơng hồn lại, cơng
khai cho bất kỳ cơng ty nào muốn tiếp nhận nó. CMM mơ tả các nguyên tắc và
các thực tiễn nằm bên trong “mức độ thành thục về khả năng” của quy trình
phần mềm và mục đích giúp đỡ các cơng ty phần mềm hồn thiện khả năng
thuần thục q trình sản xuất phần mềm, đi từ tự phát, hỗn độn tới các quá trình
phần mềm thành thục, có kỷ luật.
Bằng việc thực hiện CMM các cơng ty thu được những lợi ích xác thực, giảm
được rủi ro trong phát triển phần mềm và tăng được tính khả khi - do đó trở
thành đối tác hay một nhà cung ứng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng trên
toàn thế giới. Tuy nhiên, CMM khơng phải khơng địi hỏi chi phí. Những nguồn
lực đáng kể của công ty phải được dành cho việc hướng tới các vùng tiến trình
then chốt, cần thiết để lên từng bậc thang của chứng nhận CMM. CMM đưa ra
các mức biểu thị độ thành thục đã đạt được. Mức 1 ứng với mức độ thành thục
thấp nhất và mức 5 ứng với mức độ thành thục cao nhất. Gần đây, SEI đã xúc
tiến CMMi, một mơ hình kế thừa CMM và các công ty cũng đang bắt đầu triển
khai việc sử dụng mơ hình này. [3]
5/ Đang được tối ưu (Optimizing)
4/ Được quản lý (Managed)
3/ Được xác lập (Defined)
2/ Có thể lặp lại (Repeatable)
1/ Khởi đầu (Initial)

Hình 2: Mơ hình CMM - Các mức đối với phát triển phần mềm.
Giải thích thêm về CMM : [3]

Ngoại trừ mức 1, mỗi mức độ thành thục được phân tích thành các vùng tiến
trình chủ chốt, biểu thị những khu vực mà một tổ chức nên tập trung vào để cải
thiện tiến trình phần mềm của nó.

9


Những vùng tiến trình chủ chốt ở mức 2 tập trung vào những vấn đề của dự
án phần mềm liên quan tới thiết lập kiểm soát cơ bản cho quản lý dự án. Đó là
Quản lý yêu cầu (Requirements Management), Hoạch định dự án phần mềm
(Software Project Planning), Giám sát và theo dõi dự án phần mềm (Software
Project Tracking and Oversight), Quản lý hợp đồng phụ phần mềm (Software
Sub-Contract Management), Bảo đảm chất lượng phần mềm (Software Quality
Assurance), và Quản lý cấu hình phần mềm (Software Configuration
Management).
Các vùng tiến trình chủ chốt ở mức 3 nhằm vào cả hai vấn đề về dự án và tổ
chức, vì một tổ chức (công ty) tạo nên cấu trúc hạ tầng thể chế các quá trình
quản lý và sản xuất phần mềm hiệu quả qua tất cả các dự án. Chúng gồm có
Tiêu điểm Tiến trình Tổ chức (Organization Process Focus), Phân định Tiến
trình Tổ chức (Organization Process Definition), Chương trình Đào tạo (Training
Program), Quản lý phần mềm đã được thống nhất lại (Integrated Software
Management), Công nghệ Sản phẩm Phần mềm (Software Product
Engineering), Phối hợp nhóm (Intergroup Coordination), và Xét duyệt ngang
hàng (Peer Reviews).
Các vùng tiến trình chủ yếu ở mức 4 tập trung vào thiết lập hiểu biết định
lượng của cả quá trình sản xuất phần mềm và các sản phẩm phần mềm đang
được xây dựng. Đó là Quản lý một cách định lượng các quá trình (Quantitative
Process Management) và Quản lý chất lượng phần mềm (Software Quality
Management).
Các vùng tiến trình chủ yếu ở mức 5 bao trùm các vấn đề mà cả tổ chức và

dự án phải nhắm tới để hoàn thiện quá trình sản xuất phần mềm liên tục, đo
đếm được. Đó là Phịng ngừa lỗi (Defect Prevention), Quản lý thay đổi công
nghệ (Technology Change Management), và Quản lý thay đổi quá trình
(Process Change Management) .
Mỗi vùng tiến trình chủ yếu được mô tả như các thực hành cốt yếu thỏa mãn
các mục tiêu của nó. Các thực hành cốt yếu đó mơ tả hạ tầng và các hoạt động
có đóng góp chính cho việc thực hiện và thể chế hố vùng tiến trình chủ yếu một
cách hiệu quả.
Các đặc điểm của 5 mức thành thục CMM: [3]

10


o 1/ Khởi đầu (Initial). Quá trình sản xuất phần mềm được đặc trưng tự
phát, và có lúc thậm chí là hỗn độn. Một số quá trình đã được xác lập,
và sự thành công phụ thuộc vào nỗ lực và anh hùng cá nhân.
o 2/ Có thể lặp lại (Repeatable). Các quá trình quản lý dự án cơ bản
được thiết lập để theo dõi chi phí, thời gian biểu và chức năng. Đã có
quy tắc tiến trình cần thiết để lặp lại các thành công trước đây của các
dự án có ứng dụng tương tự.
o 3/ Được xác lập (Defined). Quá trình sản xuất phần mềm cho cả hoạt
động quản lý và kỹ thuật được văn bản hóa, được chuẩn hóa và được
hịa nhập vào q trình sản xuất phần mềm chuẩn đối với tổ chức. Tất
cả các dự án sử dụng một phiên bản “may đo” được phê chuẩn của
tiêu chuẩn xí nghiệp cho q trình sản xuất phần mềm để phát triển và
bảo trì phần mềm.
o

4/ Được quản lý (Managed). Các biện pháp chi tiết của của quá trình
sản xuất phần mềm và chất lượng sản phẩm được thu thập lại. Cả

quá trình sản xuất phần mềm và các sản phẩm đều được hiểu và
được kiểm tra một cách định lượng.

o 5/ Đang được tối ưu (Optimizing). Cải tiến khơng ngừng q trình sản
xuất qua phản hồi có định lượng từ quá trình sản xuất và từ thử
nghiệm các ý tưởng và công nghệ mới.
CMM mô tả các khái niệm và các thực hành được đặt dưới độ thành thục
của quy trình phần mềm. Nó cũng được mở rộng để trợ giúp phần mềm của tổ
chức cải tiến độ thành thục quy trình phần mềm của họ trong các lĩnh vực quy
trình hỗn tạp & đặc biệt để làm hồn thiện các khái niệm quy trình sẵn có. Việc
tập trung vào xác định các lĩnh vực quy trình then chốt và các thực hành mẫu sẽ
bao gồm quy trình phần mềm đã ban hành. Nền tảng độ thành thục được cung
cấp bởi CMM sẽ áp dụng cho các trường hợp sau : [2]


Các thực hành có thể được lặp lại bởỉ vì nếu khơng lặp lại một q trình
hay một thực hành nào thì khơng có vấn đề gì cần phải cải tiến. Ở đây có
các điều luật, các thủ tục và các thực hành mà cam kết tổ chức phổ biến
và thực hiện một cách đồng thời.

11




Khơng thể chuyển giao thực hành nhanh chóng giữa các nhóm. Các thực
hành được xác định cần thiết để cho phép chuyển giao giữa các ranh giới
do đó cung cấp vài mức tiêu chuẩn hóa cho tổ chức.




Nhiều sự biến đổi trong việc thực hiện các thực hành được giảm thiểu.
Các đối tượng định lượng được thiết lập cho các nhiệm vụ và các đo đạc
cần thiết được làm và duy trì bởi một ranh giới từ một việc đánh giá trước
đó.



Các thực hành được tiếp tục cải tiến để nâng cấp khả năng của quy trình
(cụ thể ở đây là quá trình tối ưu).

3.2 Cấu trúc của CMM [1]
Các mức độ thành thục (Capability Maturity) là bộ khung được phân lớp
nhằm cung cấp một quá trình cần thiết để ăn khớp với việc cải tiến liên tục (nó
rất quan trọng khi một tổ chức xác định ảnh hưởng của các công nghệ, công cụ
mới đến các hoạt động của tổ chức). Do đó sẽ khơng có vấn đề gì khi thích nghi
CMM bởi vì hiếm khi cần phải bỏ thêm nguồn lực vào các thực hành đã được
nhuần nhuyễn và tồn tại trước đó.
Các lĩnh vực quy trình then chốt (Key process area - KPA) xác định một
chuỗi các thực hành liên quan được thực hiện có lựa chọn nhằm đạt được một
bộ các mục đích quan trọng.
Các mục đích (Goals) của một lĩnh vực quy trình then chốt tóm tắt các trạng
thái phải được tồn tại để lĩnh vực quy trình then chốt đấy có thể được áp dụng
một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Việc mở rộng các mục đích được kết
hợp với việc chỉ ra khối lượng khả năng của tổ chức cần được thiết lập tại mức
thành thục. Các mục đích ký hiệu phạm vi, các ranh giới và việc mở rộng của
từng lĩnh vực quy trình then chốt.
Các chức năng chung (Common function) bao gồm các thực hành được áp
dụng và thể chế hố một lĩnh vực quy trình then chốt. Có 05 loại chức năng
chung như sau : Cam kết thực hiện, khả năng thực hiện, các thực hành được

thực hiện, Đo đạc và phân tích, kiểm tra việc áp dụng.
Các thực hành then chốt (key practices) mô tả các yếu tố của nền tảng và
thực hành mà hiệu quả nhất đối với việc áp dụng và thể chế hóa các khóa của
lĩnh vực quy trình.

12


Các mức độ
thành thục
địa chỉ

Khả năng
quản lý của
mọi người

chứa

để đạt
được

Lĩnh vực quy
trình
tổ chức bởi

Các mục
đích
Các chức
năng chung
chứa


chứa

Áp dụng hoặc
thể chế hóa

Các hành động
then chốt
mơ tả

Cơ sở hành
động hoặc các
hành động

Hình 3 : Mô tả quan hệ cấu trúc của CMM
3.3 Cơ sở của CMM [1]
Tiêu chuẩn xác định quy trình là các thông tin được nêu trong bản mô tả quy
trình phần mềm và được sử dụng khi thực hiện quy trình phần mềm. Để thiết lập
các tiêu chuẩn này thì cần trả lời các câu hỏi cụ thể như sau :
Yếu tố quy trình

Câu hỏi

Mục đích

Tại sao quy trình được thực hiện ?

Đầu vào

Sử dụng các kết quả công việc nào tại đầu vào?


Đầu ra

Tạo ra các kết quả cơng việc nào tại đầu ra?

Vai trị

Người nào (hoặc cái gì) thực hiện các thực hành?

Thực hành

Cái gì được làm?

Tiêu

chuẩn

vào

đầu

Khi nào các quy trình có thể được bắt đầu?

Tiêu chuẩn đầu ra Khi nào các quy trình có thể được xét duyệt hoàn tất?
Thủ tục

Áp dụng các thực hành trong quy trình theo cách thức như
thế nào?

Ngồi ra CMM cịn có các yếu tố quy trình khác như sau:


13




Xét duyệt lại và thẩm tra được thực hiện.



Các kết quả công việc được quản lý và điều khiển (hoặc quản lý cấu
hình).



Các đo đạc được thực hiện.



Quá trình đào tạo.



Các công cụ.

Dưới đây là các định nghĩa về một số khái niệm được nêu trong CMM :


Các quy định là các luật và các quy chế mà chi phối hoặc ràng buộc các
hoạt động.




Các tiêu chuẩn là các định nghĩa về hoạt động hoặc các tiêu chuẩn được
chấp nhận đối với các sản phẩm được chuyển giao giữa hoặc cuối q
trình phát triển.



Quy trình là các văn bản mơ tả việc cần làm trong tổ chức để xây dựng
các sản phẩm mà phù hợp với các tiêu chuẩn được đề ra trong các quy
định.



Các thủ tục là các văn bản mô tả các hướng dẫn chi tiết từng bước khi áp
dụng một quy trình.



Việc đào tạo là các họat động đào tạo kiến thức hoặc các kỹ năng sử
dụng thủ tục.



Các cơng cụ là các chương trình phần mềm (hoặc phần cứng) hỗ trợ áp
dụng các thủ tục một cách tự động

Bộ khung của CMM được mở rộng để hướng dẫn cách đánh giá một tổ
chức/một dự án phù hợp với CMM. Đối với từng mức độ thành thục có 05 loại

danh sách kiểm
Loại
Quy định

Tiêu chuẩn
Quy trình

tra như sau:
Mơ tả
Mơ tả nội dung các quy định và mục đích KPA được
khuyến cáo bởi CMM.
Mô tả các nội dung được khuyến cáo bởi CMM của sản
phẩm quy trình được lựa chọn.
Mơ tả các nội dung thơng tin quy trình được khuyến cáo

14


bởi CMM của. Các danh sách thẩm tra được xác định
cho:

Thủ tục



Các vai trò



Tiêu chuẩn đầu vào




Các đầu vào



Các thực hành



Các đầu ra



Tiêu chuẩn đầu ra



Thực hiện xét duyệt lại và thẩm tra



Kết quả công việc được quản lý và điều khiển



Các đo đạc




Các thủ tục được ghi lại bằng văn bản



Q trình đào tạo



Các cơng cụ

Mơ tả nội dung được khuyến cáo của CMM.
Cung cấp cái nhìn tổng thể về toàn bộ các mức độ thành
thục. Các danh sách các xét duyệt lại được cung cấp chi
tiết theo từng mục sau:


Các lĩnh vực quy trình then chốt (Key Process
Areas-KPA )



(Key Process Areas-KPA )

Tổng thể về các
mức độ

Các mục đích của các lĩnh vực quy trình then chốt




Các quy chế



Các tiêu chuẩn



Các mơ tả quỷ trình



Các thủ tục



Đào tạo



Các cơng cụ



Các xét duyệt lại và thẩm tra được thực hiện



Các kết quả công việc được quản lý và điều khiển


15




Các đo đạc

16


Chương 2 : CMMi-5
1. Giới thiệu chung
1.1 So sánh CMM và CMMI [3]
Khái niệm CMM về phần mềm được nêu vắn tắt như sau:


CMM là mơ hình đánh giá mức độ thành thục khả năng đầu tiên và được
chấp nhận trên tồn thế giới đối với các cơng ty phát triển phần mềm.



Phiên bản cuối cùng của CMM về phần mềm được SEI công bố rộng rãi
ra công chúng vào năm 1993. CMM đã được SEI thay thế bởi CMMI vào
tháng 8 năm 2000.

Khi thay thế CMM bằng CMMI thì cần đánh giá sự cải tiến khác nhau giữa
CMM và CMMI ngồi ra cịn cần đánh giá các lợi ích mà khi nâng cấp lên CMMI
sẽ đạt được.
1.2 Sự khác nhau giữa CMM và CMMI [3]

CMM là một mơ hình quy trình khá thành cơng và đã từng được xem là có ưu
điểm mềm dẻo, có thể áp dụng cho nhiều tổ chức với những điều kiện khác
nhau.Tuy nhiên người sử dụng CMM gặp khó khăn khi phải lựa chọn giữa nhiều
cấu trúc, định dạng, mục đích và cách thức khác nhau khi đo đạc độ thành thục
và điều này đã gây ra nhiều hỗn độn khi áp dụng, đặc biệt khi dùng vài quy trình
với nhau. Ngồi ra người sử dụng CMM cũng sẽ gặp khó khăn khi thống nhất lại
vào một chương trình cải tiến chung và khi lựa chọn nhà cung cấp hoặc nhà
thầu phụ.
CMMI khi được đưa ra vẫn giữ được tính mềm dẻo, có thể áp dụng cho
nhiều tổ chức với những điều kiện khác nhau của CMM nhưng đồng thời khắc
phục các vấn đề trên bởi việc xây dựng một bộ quy trình thống nhất lại, cải tiến
các thực hành dựa trên các từng thành phần của quy trình khác nhau và các bài
học rút ra từ CMM, thiết lập một cơ cấu thích ứng với sự thống nhất lại mơ hình
độ thành thục về khả năng trong tương lai và tạo ra sự kết hợp giữa đánh giá và
đào tạo các sản phẩm”. Nghĩa là CMMI về nguyên lý thì theo nguyên lý của
CMM, nhưng về công nghệ, về công cụ, về cụ thể CMMI đưa ra một hệ thống

17


khác với hệ thống được đưa ra cho CMM trước đây nhưng vẫn đảm bảo được
tính mềm dẻo của CMM. Do vậy CMMI đã được tạo ra để tăng cường sự tiện lợi
của các mơ hình độ thành thục đối với công nghệ phần mềm và các ngành khác
và việc này được thực hiện bởi việc thống nhất lại các mặt quản lý và được định
lượng, nhờ đó mà tránh được các lúng túng trong công việc quản lý và dễ cho
các đơn vị muốn ứng dụng. Sự khác nhau giữa CMMI và CMM này được phản
ánh qua việc thay thế có chọn lọc các lĩnh vực quy trình, thêm các lĩnh vực quy
trình mới, thay đổi cách biểu đạt và mở rộng phạm vi ứng dụng. Nội dung cụ thể
sự khác nhau trong từng phần này sẽ được nêu dưới đây.
1.2.1 Thay thế có chọn lọc các lĩnh vực quy trình [3]

Việc thay thế có chọn lọc các lĩnh vực quy trình được thực hiện trên tất cả
các mức độ thành thục từ 2,3,4 cho đến 5.
Tại mức độ thành thục 2, phần ảnh hưởng lớn nhất khi thay thế CMM bằng
CMMI là lĩnh vực quy trình “Quản lý hợp đồng phụ phần mềm” (Software
Subcontract Management -SSM) trong CMM được thay bằng lĩnh vực quy trình
“Quản lý các thỏa ước về nhà thầu phụ” (Supplier Agreement Management
-SAM) trong CMMI. Trong CMM thì “Quản lý hợp đồng phụ phần mềm” bị giới
hạn trong phạm vi phát triển các phần mềm cho các hợp đồng phụ. Trong CMMI
thì phạm vi của “Quản lý các thỏa ước về nhà thầu phụ” được mở rộng cho phần
việc lên kế hoạch và kiểm tra đối với bất cứ thỏa ước nào với các nhà cung cấp
phần mềm, phần cứng hoặc các hệ thống con được kết hợp trong sản phẩm.
Khi áp dụng “Quản lý hợp đồng phụ phần mềm” thì các tổ chức (hoặc các dự án)
không bắt buộc phải thực hiện các phần việc trên và điều này đã tạo ra các rủi ro
không cần thiết. Tuy nhiên khi các tổ chức áp dụng “Quản lý các thỏa ước về
nhà thầu phụ” do trong phạm vi của “Quản lý các thỏa ước về nhà thầu phụ” đã
bao gồm phần việc trên nên các tổ chức đương nhiên sẽ phải thực hiện và như
vậy sẽ xảy ra các rủi ro nói trên. Một phần thay đổi quan trọng khác là việc tăng
cường chức năng của lĩnh vực quy trình “Phân tích và đo đạc” (Measurement
and Analysis-MA). Cụ thể là trong CMM thì các chức năng đo đạc là các chức
năng chung được nêu trong từng lĩnh vực quy trình then chốt nhưng trong CMMI
thì nó được nêu cụ thể và riêng biệt trong một vài lĩnh vực quy trình ngồi ra nó
cũng được nêu trong phần “Các thực hành khái quát” của từng lĩnh vực quy

18


trình. Mặt khác cịn có một phần thay đổi khá rõ ràng là việc nhấn mạnh các hoạt
động xác định và lôi kéo những người liên quan. Việc này được thực hiện trong
CMMI bởi việc thêm một thực hành chuyên biệt vào lĩnh vực quy trình “Lập kế
hoạch dự án” và thêm một thực hành khái quát đối với từng lĩnh vực quy trình.

Một số lĩnh vực quy trình khác như “Quản lý cấu hình”, “Đảm bảo chất lượng”,
“Quản lý u cầu” cũng có sự thay đổi. Ví dụ như trong quy trình “Đảm bảo chất
lượng” là việc thay cụm từ "xét duyệt một cách độc lập" bằng "xét duyệt các đối
tượng”. Việc thay đổi cách tiếp cận này sẽ giúp cho việc ứng dụng lĩnh vực quy
trình theo đúng yêu cầu thực tế khi đối tượng là cái mà cần được xét duyệt.
Tại mức độ thành thục 3, trong CMM thì hầu hết các kỹ thuật đều được nêu
trong phần “Cơng nghệ sản phẩm phần mềm” cịn trong CMMI chúng được lựa
chọn và nêu trong 05 lĩnh vực quy trình riêng biệt như “Phát triển yêu cầu”
(Requirements Development - RD), “Giải pháp về Kỹ thuật” (Technical
Solutions-TS)[ví dụ trong thiết kế, tạo mã, kiểm thử], “Thống nhất lại sản phẩm”
(Product Integration-PI), Thẩm tra (Verification-VER) và "Xác nhận tính hợp lệ”
(Validation-VAL). Giống như ở mức 2 thì có nhiều lĩnh vực quy trình bị thay đổi
khi thay thế CMM bằng CMMI ví dụ như các lĩnh vực quy trình “Phối hợp giữa
các nhóm cùng làm việc” (Intergroup Coordination-IC) và “Quản lý phần mềm đã
được thống nhất lại” (Integrated Software Management - ISM) trong CMM được
gộp vào thành lĩnh vực quy trình “Quản lý các dự án một cách thống nhất”
(Integrated Project Management-IPM) trong CMMI. Các lĩnh vực quy trình liên
quan đến các lĩnh vực quy trình bị thay đổi như “Tiêu điểm tiến trình tổ chức”
(Organizational Process Focus-OPF) và “Xác định quy trình của tổ chức –OPD)
cũng bị ảnh hưởng khi mở rộng phạm vi nội dung quy trình trong CMMI. Điều
này sẽ giúp tăng số khách hàng được hỗ trợ bởi các lĩnh vực quy trình và số
lượng các lĩnh vực quy trình được bảo trì.
Tại mức độ thành thục 4 thì lĩnh vực quy trình “Quản lý chất lượng phần
mềm” (Software Quality Management - SQM) tập trung vào việc đạt được các
mục đích chun biệt của lượng hóa chất lượng sản phẩm cịn lĩnh vực quy
trình “Quản lý một cách định lượng các quá trình” (Quantitative Process
Management - QPM) thì lại tập trung vào kiểm sốt q trình thực hiện lượng
hóa của quy trình phần mềm. Cả hai lĩnh vực quy trình trên đều phải chịu sự
thay đổi lớn khi thay thế CMM bằng CMMI. Trong CMMI thì chúng được cấu trúc
lại trong cùng một lĩnh vực quy trình và được đổi tên thành “Quản lý dự án lượng

19


hóa” Quantitative Project Management -QPM). Lĩnh vực quy trình này được xây
dựng bên trong lĩnh vực quy trình “Quản lý các dự án một cách thống nhất”
(Integrated Project Management -IPM) cùng với các lĩnh vực quy trình cơng
nghệ tại mức độ thành thục 3.
Tại mức độ thành thục 5, trong CMM các lĩnh vực quy trình “Quản việc thay
đổi cơng nghệ” (Technology Change Management - TCM hoặc TC) và “Quản lý
thay đổi quy trình” (Process Change Management – PCM hoặc PC) tập trung
vào phần việc cải tiến công nghệ và quy trình. Trong CMM đây là hai lĩnh vực
quy trình riêng biệt tuy nhiên trong CMMI thì chúng đã được hợp thành lĩnh vực
quy trình “Phát triển và đổi mới tổ chức” (Organizational Innovation and
Deployment – OID hoặc ID) và sẽ bao gồm các phần việc cải tiến khác ngồi
cơng nghê và quy trình. Ngồi ra lĩnh vực quy trình “Ngăn ngừa lỗi” được đổi tên
thành “Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp” (Causal Analysis and
Resolution - CAR). Cả hai lĩnh vực quy trình OID and CAR được sử dụng cùng
với nhau để tìm ra nguyên nhân chung của các vấn đề, giảm thời gian làm việc
và tăng hiệu suất cơng việc
1.2.2 Thêm các lĩnh vực quy trình mới
Tại mức độ thành thục 3, số lượng lĩnh vực quy trình then chốt được tăng từ
7 trong CMM lên 14 lĩnh vực quy trình trong CMMI. Một số lĩnh vực quy trình
tăng lên là do việc tinh chế lại nội dung tuy nhiên cũng có nhiều nội dung mới
được đưa vào. Ví dụ như lĩnh vực quy trình “Quản lý rủi ro” được thêm vào
CMMI mức 3 bởi vì hiếm khi quản lý dự án nào mà khơng có phần quản lý rủi ro.
Trong CMM thì nó được nêu như một phần của lĩnh vực quy trình then chốt “Lập
kế hoạch dự án” và “Kiểm tra và thẩm tra dự án” của độ thành thục mức 2.
Ngoài ra một lĩnh vực quy trình khác được thêm vào là “Phân tích việc ra quyết
định và đưa ra giải pháp” (Decision Analysis and Resolution-DAR). Các tổ chức
về công nghệ hệ thống thơng tin đã có các tài liệu quy trình ghi lại các quyết định

về kiến trúc, các vấn đề tồn đọng hoặc các quyết định chính của dự án nhưng
chúng lại khơng được xác định cụ thể trong CMM. Ví dụ như trong kỹ thuật là
các thực hành phổ biến có thể được sử dụng một cách hiệu quả bởi việc sử
dụng các cơng cụ. Phần việc này cần có quy trình phần mềm để quản lý và
CMMI đã khắc phục vấn đề này của CMM bằng việc đưa ra lĩnh vực quy trình
DAR.
Ngồi ra CMMI cịn làm hồn thiện thêm các phần mà CMM còn đang dang
20


dở. Một trong những phần đang dở dang là việc xét duyệt ngang hàng lĩnh vực
quy trình (Peer Review KPA) đây là một trong các kỹ thuật kiểm tra được các kỹ
sư sử dụng. Trong CMM phần việc này được xem như là mục đích và thực hành
của các quy trình liên quan đến việc “Thẩm tra” Verification (VER) hơn là một
lĩnh vực quy trình riêng biệt. Ngồi ra cịn có một số lĩnh vực quy trình mới được
thêm vào CMM phiên bản 2.0 như “Cộng đồng hóa các đánh giá phần mềm của
tổ chức” (Organization Software Asset Commonality -OSAC or AC), “Công nghệ
theo loại lĩnh vực” (Domain Engineering – DE), “Sử dụng lại có hệ thống”
(Systematic Reuse), “Phát triển dịng sản phẩm (Product-Line Development).
Các lĩnh vực quy trình này đang được cập nhật trong phiên bản mới nhất của
CMM nên cần phải hoàn thiện trong CMMI.
1.2.3 Thay đổi cách biểu đạt
Trong CMM thì chỉ có lĩnh vực quy trình then chốt (KPA) ở tại một mức
nhưng trong CMMI thì có các biểu đạt khác nhau cho cơng nghệ hệ thống và
cơng nghệ phần mềm. Ví dụ như cách biểu đạt chia theo giai đoạn (staged
representation) cho phép hiểu một cách độc lập và có thứ tự ưu tiên các lĩnh vực
quy trình tuỳ theo mức độ thành thục.
CMMI có thể dùng cách biểu đạt chia theo giai đoạn trong công nghệ phần
mềm để ưu tiên mức cải tiến quy trình của tổ chức tùy theo yêu cầu cụ thể. Tuy
nhiên CMMI cũng có thể dùng cách biểu đạt liên tục để đánh giá mức độ khả

năng của từng lĩnh vực quy trình do đó tổ chức có thể tập trung vào các lĩnh vực
quy trình tốt nhất mà họ cần mà khơng cần phải thiết lập lại mơ hình quy trình.
Do vậy trong CMMI thì việc lựa chọn cách biểu đạt sẽ rất tiện lợi và có thể lựa
chọn một trong hai cách biểu đạt trên hoặc cả hai tùy theo u cầu cụ thể. Ngồi
ra khi có quyết định phát sinh và cần thêm các bằng chứng thì CMM khơng hỗ
trợ nhưng CMMI thì cung cấp sự hỗ trợ ở mức lập kế hoạch và kiểm soát dự án
ví dụ như trong cơng việc lập kế hoach, bố trí nguồn lực và kiểm tra các “Phân
tích việc ra quyết định và đưa ra giải pháp” (DAR) liên quan.
1.2.4 Mở rộng phạm vi ứng dụng
Đây là lợi thế lớn nhất của CMMI tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng rộng nhất
đến các tổ chức đang thay thế CMM bằng CMMI. CMMI không chỉ giới hạn
phạm vi ở mức phát triển và duy trì phần mềm mà cịn mở rộng bao gồm phát
triển hệ thống, thống nhất lại và duy trì các dự án. Các tổ chức cịn có thể áp
dụng CMMI cho các phần việc không liên quan đến kỹ thuật như đấu thầu phần
21


mềm, chuyển giao và hỗ trợ các dịch vụ.
Điểm lợi nhất của việc mở rộng là thêm việc đánh giá các công nghệ về hệ
thống và điều này sẽ đem lại các nguồn lợi dài hạn. Đối với hầu hết các tổ chức
thì CMMI sẽ đưa lại một mơ hình quy trình mới có giá trị trong việc đầu tư. Điều
này đặc biệt đúng với các tổ chức có dịch vụ thống nhất lại hệ thống liên quan
khi phát triển phần cứng song song với phần mềm. Quy trình này đem lại sự hịa
hợp chung giữa thế giới cơng nghệ phần mềm và cơng nghệ hệ thống. Nó thiết
lập sự chia sẻ thông tin bởi việc thiết lập một khung làm việc chung cho việc cải
tiến quy trình.
Để có thể áp dụng CMMI thì các tổ chức đang sử dụng CMM cần so sánh
các quy trình hiện tại của họ với các quy trình của CMMI và đưa ra chiến lược
cải tiến quy trình tuỳ theo yêu cầu của từng tổ chức.



Rất nhiều bài học thu thập được từ việc sử dụng CMM trong lĩnh vực
phần mềm sẽ rất hữu ích khi tiến hành cải tiến quy trình lên CMMI. Các tổ
chức cần đưa ra một cách thức đo đạc quy trình của họ trước khi áp dụng
CMMI.



Những người sử dụng CMM về phần mềm cần được làm quen với
SCAMPI (là phương pháp đánh giá CMMI) trước khi chấp nhận mơ hình
CMMI. Kể từ năm 2005, thì việc tổ chức và sử dụng “một đội đánh giá
của tổ chức đánh giá” (SCAMPI) là cần thiết cho việc đánh giá các tổ
chức sử dụng CMMI về phần mềm.

1.3 Lợi ích khi thay thế CMM bằng CMMI
Khi thay thế CMM bằng CMMI thì sẽ có các lợi ích sau :


Có thêm các mối liên hệ rõ ràng hơn giữa các hoạt động quản lý và công
nghệ đối với các đối tượng kinh doanh.



Mở rộng tính minh bạch của dịng đời sản phẩm và công việc của các kỹ
sư để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được các mong đợi của
khách hàng.



Kết hợp được các bài học thu lượm từ các lĩnh vực khác nhau (ví dụ đo

đạc và quản lý rủi ro).



Bổ sung thêm các thực hành có mức độ thành thục cao.

22




Xác định rõ ràng các chức năng then chốt của tổ chức khi cần thêm các
sản phẩm và dịch vụ.



Tuân thủ đầy đủ hơn với các tiêu chuẩn đáng tin cậy của ISO

Kể từ khi được SEI công bố ra cơng chúng thì CMMI khơng chỉ được sử
dụng trong các cơng ty phần mềm để cải tiến quy trình phần mềm mà đã và
đang được các công ty sử dụng để cải tiến các quy trình về kinh doanh. SEI đã
thu thập các bài học, các vấn đề học được từ những công ty áp dụng đầu tiên để
đưa ra các lợi ích trong việc áp dụng cho các cơng ty phần mềm và tin học. SEI
đã công bố ra công chúng phiên bản CMMI cho phần mềm (CMMI-SW) vào
tháng 8 năm 2002.
Ta có thể thấy một tổ chức khi thích nghi CMMI sẽ khơng ảnh hưởng nhiều
lắm đến việc đầu tư của tổ chức này khi nâng cấp từ các quy trình CMM khác
lên CMMI. Bởi vì các tổ chức đã có quy trình liên quan chặt chẽ với CMM thì sẽ
thấy ngay rằng CMMI được xây dựng trên cơ sở các quy trình CMM mà họ đã
biết. Mối quan hệ này đặc biệt đúng cho các quy trình phần mềm của CMM.

Lượng tiền đầu tư cho việc cải tiến phần mềm được bảo tồn vì khi áp dụng
CMMI thì việc xây dựng quy trình sẽ dựa trên sự đầu tư và sử dụng những bài
học có sẵn khi áp dụng các tiêu chuẩn cải tiến của mơ hình quy trình trước đó.
Các tổ chức hy vọng với kinh nghiệm cải tiến quy trình theo CMMI cho phát
triển phần mềm sẽ được áp dụng cải tiến quy trình cho toàn bộ việc phát triển
sản phẩm với giá thành tiết kiệm bởi thay vì dùng các quy trình CMM cho từng
lĩnh vực như hiện tại.Ví dụ :


Các tổ chức bắt đầu áp dụng các thực hành chủ yếu hơn là thực hành
riêng lẻ thì sẽ tiết kiệm nhiều nguồn lực bởi việc sử dụng các sản phẩm
của CMMI.



Các tổ chức trước đây chỉ tập trung vào công nghệ phần mềm thì sẽ
khơng gặp khó khăn nhiều trong thay thế CMM bằng CMMI Ví dụ như
trong cơng đoạn phát triển u cầu thì do cả CMM và CMMI đều có nên
sẽ khơng gặp khó khăn gì khi thay thế CMM bằng CMMI.

23


Một điểm thuận lợi nữa là có thể xác định dễ dàng cách thức thích nghi
CMMI như sau :


Một tổ chức khi thích nghi CMMI mà chưa có kinh nghiệm về CMM thì sẽ
có các kinh nghiệm giống như việc thích nghi CMM lần đầu. Những vấn
đề khơng tương tự như CMM thì sẽ cần có kế hoạch cho việc thích nghi

và chuyển đổi lên mơ hình CMMI.



CMM về phần mềm và các mơ hình CMMI có nhiều điểm chung, bao gồm
cả các kinh nghiệm quý. Những người đã có kinh nghiệm trong việc sử
dụng CMM về phần mềm sẽ có thể dễ dàng thích nghi với CMMI bởi vì
các hoạt động cải tiến quy trình sẽ tương tự nhau khi sử dụng trong bất
cứ sự chuyển đổi CMM lên CMMI.



Các tổ chức đang chỉ sử dụng CMM về phần mềm sẽ dễ dàng sử dụng
CMMI-SW. CMMI cung cấp thêm các thuộc tính rõ ràng hơn để đảm bảo
các tổ chức chỉ tập trung vào các hành động chưa rõ ràng trong CMM về
phần mềm.

CMMI bao gồm các nội dung giống như CMM cho phần mềm (SW-CMM)
mặc dù một số nội dung đã được cập nhật để phản ánh sự phát triển của công
nghệ phần mềm từ năm 1993 đến nay, ví dụ như “Quản lý rủi ro”, “Đo đạc và
phân tích”. CMMI được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm thu thập được từ
CMM cho phần mềm (SW-CMM) và các mơ hình khác. Do vậy các tổ chức đang
sử dung CMM cho phần mềm (SW-CMM) có thể dễ dàng chuyển đổi sang
CMMI.
1.4 Các khái niệm chung [1,2]
Mục đích của CMMI là cung cấp CMM cho sản phẩm, duy trì và phát triển
dịch vụ nhưng cũng cung cấp một khung làm việc và bao gồm bốn lĩnh vực :


Công nghệ hệ thống




Cơng nghệ phần mềm



Phát triển quy trình và sản phẩm thống nhất lại



Dịch vụ nhà cung cấp

1.4.1 Công nghệ hệ thống
Công nghệ hệ thống bao gồm việc phát triển tồn bộ hệ thống này có thể bao
gồm hoặc khơng bao gồm phần mềm. Các công nghệ hệ thống tập trung vào
24


×