Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ss thư viện và lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.32 KB, 17 trang )

Câu 2: So sánh thư viện và trung tâm lưu trữ
Có thể thấy được lưu trữ và thư viện là hai nghành gần nhau vì
có các chức năng gần như giống nhau, nói một cách khác lưu
trữ và thư viện đều có mục đích cung cấp nhiều thơng tin nhất
cho người sử dụng, đáp ứng như cầu của người dân trong tồn
xã hội. Ngồi những u cầu về trình độ chun mơn nghiệp vụ
riêng thì các u cầu cịn lại của nhân viên lưu trữ và thư viện
thì gần tương đồng nhau.
Về chức năng
Chức năng của thư viện và trung tâm lưu trữ có sự giống nhau
về các chức năng giáo dục, văn hóa, thơng tin. Tuy nhiên thư
viện sự khác là có cả chức năng giải trí đây là điểm khác biệt
lớn nhất của thư viện.
Thư viện:
Thư viện gồm có các chức năng cơ bản sau:
-

-

-

Chức năng văn hóa: thư viện tu thập, tàng trữ, bảo quản
và truyền bá di sản văn hóa của nhân loại cũng như của
đất nước được lưu giữ trong các tài liệu, là trung tâm sinh
hoạt văn hóa, trung tâm mở mang dân trí.
Chức năng giáo dục: ở Việt Nam thời phong kiến (đời Trần,
đời Lê) thư viện đồng thời cũng là trường học. Chức năng
giáo dục của thư viện công cộng thực hiện thừ thế kỷ XVI,
thể hiện ở hai điểm chính la tham gia vào việc xóa mù chữ
cho nhân dân và nâng cao trình độ dân trí, chun mơn
cho các tầng lớp dân cư trong vùng. Trong các lần sử đổi


của Tuyên ngôn (1972, 1994), chức năng giáo dục ngày
càng thể hiện rõ hơn: “Thư viện công cộng mở ra sự tiếp
cận tới tri thức ở cơ sở (địa phương), đảm bảo những điều
kiện chủ yếu cho việc học tập liên tục…”. Cho đến nay,
các thưu viện hiện đại vẫ tiếp tục thực hiện chức năng
giáo dục của mình.
Chức năng thơng tin: các thông tin do thư viện cung cấp
không chỉ là thông tin khoa học, kỹ thuật mà cả những


-

thông tin hàng ngày, không chỉ thông tin thư mục mà cả
thơng tin chính văn, khơng chỉ thơng tin trong nước mà cả
thông tin ở bất cứ nơi nào trong thế giới.
Chức năng giải trí: tham gia vào việc tổ chức sử dụng thời
gian nhà rỗi cho nhân dân bằng cách cung cấp sách báo
và các phương tiện nghe – nhìn khác để đáp ứng nhu cầu
giải trí. Chức năng giải trí thể hiện rõ nhất ở thư viện cơng
cộng.

Lưu trữ:
Trung tâm lưu trữ gồm có các chức năng chủ yếu như sau:
-

Chức năng giáo dục
Chức năng thông tin

- Chức năng văn hóa: tài liệu lưu trữ là một di sản quý báu,
phản ánh trực tiếp những thành quả lao động, sáng tạo về vật

châtt và tinh thần cảu nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử, là
tấm gương phản chiếu trình độ tiến hóa của dân tộc qua nhiều
mặt
Về nhiệm vụ:
Thư viện:
- Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc
trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt
động do thư viện tổ chức;
- Thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu; bảo
quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu,
hư nát theo quy chế của thư viện;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu
thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách,
báo trong nhân dân;
- Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa
học;
- Thực hiện sự liên thông giữa các thư viện trong nước; hợp
tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài theo quy định của
Chính phủ;


- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến vào công tác thư viện, từng bước hiện đại hóa thư
viện;
- Tổ chức bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho người làm
công tác thư viện;
- Bảo quản cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài sản khác của thư
viện.
Lưu trữ:
Tùy vị trí cơ quan lưu trữ ở cấp trung ương hay địa phương, hay

đặc trưng nhưng nhìn chung nhiệm vụ của các trung tâm lưu
trữ bao gồm những nội dung sau:
- Thực hiện các hoạt động về sưu tầm, thu thập, bổ sung
tài liệu lưu trữ; chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, bảo vệ, thống
kê, bảo quản và bảo hiểm tài liệu lưu trữ; tổ chức giải mật, công
bố, giới thiệu, triển lãm, trưng bày và tổ chức phục vụ khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; quyết định danh mục tài liệu hạn
chế sử dụng đối với tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại các
Trung tâm Lưu trữ quốc gia; tổ chức thực hiện lưu trữ tài liệu
điện tử của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu
vào Lưu trữ quốc gia theo quy định của Luật Lưu trữ; thực hiện
cung cấp dịch vụ công về văn thư, lưu trữ.
- Hợp tác quốc tế về văn thư, lưu trữ; nghiên cứu khoa học,
ứng dụng và chuyển giao công nghệ về văn thư, lưu trữ; hiện
đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật công tác văn thư, lưu trữ; xây
dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính
nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơng tác bảo
vệ chính trị nội bộ;
- Tổ chức quản lý bộ máy; sử dụng và quản lý công chức;
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động;
- Quản lý tài sản, tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản.
Về vị trí và vai trị trong xã hội


Thư viện: Thư viện đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong xã
hội, có ý nghĩa, tác dụng xã hội to lớn, thể hiện ở những mặt
sau:
-


-

Thư viện là “kho vàng” của nền văn hóa dân tộc
Thư viện là trung tâm luân chuyển sách báo rộng rãi trong
đông đảo quần chúng nhân dân lao động, là nơi sử dụng
sách báo, tài liệu mang tính tập thể và xã hội hợp lý nhất
và tiết kiệm nhất
Thư viện giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và
đào tạo nhân lực cho đất nước
Thư viện góp phần đắc lực phát triển sản xuất, phát triển
các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật
Thư viện là trung tâm thông tin, tạo điều kiện cho người sử
dụng tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và thông tin ở tất
cả các dạng thức.

Lưu trữ:
Tài liệu lưu trữ có vai trị rất quan trọng đối với tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta, đặc
biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá cao ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ. Ngay từ
những ngày đầu nước nhà giành được độc lập, Hồ Chí Minh, Chủ
tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm
1946 về cơng tác cơng văn, giấy tờ, trong đó, Người đã chỉ rõ
“tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết
quốc gia” và đánh giá “tài liệu lưu trữ là tài sản quý báu, có tác
dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh
nghiệm, định hướng chương trình kế hoạch cơng tác và phương
châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng
như khoa học kỹ thuật.

-

-

Trung tâm lưu trữ có vai trị quan trọng trong việc bảo
quản các thông tin quá khứ, lịch sử phục vụ cho nhu cầu
phát triển của đất nước
Trung tâm chứ đựng các nguồn thông tin gốc đảm bảo cho
việc nghiên cứu một cách chính xác và hiệu quả.
Bảo quản các tài nguyên các thông tin mật, quý hiếm


-

-

Trung tâm lưu trữ giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ
các nhu cầu nghiên cứu, góp phần thiết thực vào việc khơi
phục nhiều cơng trình quan trọng sau chiến tranh, cũng
như cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển kinh tế
xã hội của đất nước
Các cơ quan lưu trữ nhà nước phục vụ các hồ sơ lưu trữ
cho tất cả các cơng dân nên góp phần đắc lực chống tham
nhũng khi người dân có quyền truy cập vào hồ sơ lưu trữ
được tạo ra bởi chính phủ và các ngành khác nhau.

Nói chung các trung tâm lưu trữ có vai trị đặc biệt trong xã
hội cũng như là sự phát triển của một đất nước, quyền lực
kinh tế và quyền lực chính trị sẽ bị giảm xuống nếu nhà cầm
quyền khơng kiểm sốt tốt các kho lưu trữ nhà nước.

Về nguồn tài nguyên thông tin
Nguồn tài nguyên thông tin của thư viện và lưu trữ đều là
những nguồn tài nguyên phục vụ chủ yếu trong đời sống xã hội,
tuy nhiên tùy vào chức năng và nhiệm vụ thì có sự khác nhau.
Nguồn tài ngun thơng tin thư viện có sự phong phú hơn vì
đáp ứng nhu cầu của tồn xã hội, tài ngun thơng tin của
trung tâm lưu trữ với chức năng bảo quản và chủ yếu là các tài
liệu có giá trị lịch sử nên ít phong phú hơn và đa dạng hơn.
Thư viện: thư viện có nguồn tài ngun thơng tin phong phú,
đa dạng nhiều thể loại, không chỉ những thông tin trong nước
mà còn cả quốc tế.
Ở nước ta các nguồn tài nguyên thông tin thư viện nổi bậc là ở:
-

Thư viện Quốc gia: hiện nay cơ sở dữ liệu sách từ 1945 của
thư viện tổng cộng hơn 100 000 biểu ghi, được cập nhật
thường xuyên

-

Thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tài liệu
trung tâm là các địa chí là những tài liệu liên quan đến địa
phương.


-

Thư viện quận, huyện: các thư viện quậnm huyện mạnh
(chiếm tỉ lệ rất ít) có vốn sách khoảng từ 10.000-15.000
bản, gần 40 loại và tạp chí. Những thư viện kém vốn sách

dưới 8000, 18 loại báo và tạp chí. Sách thương bổ sung
theo tỷ lệ: 30% tài liệu chính trị xã hội, 30% tài liệu khoa
học kỹ thuật, 30% tài liệu văn học nghệ thuật và 10% các
loại khác.

-

Thư viện phường, xã: chủ yếu là các loại sách báo.

-

Hệ thống các thư viện khoa học và các thư viện khoa học
chuyên ngành, thư viện của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, cao đẳng cũng chiếm nguồn tài nguyên
thông tin rất lớn.

Lưu trữ: nguồn tài nguyên thông tin trong các trung tâm lưu
trữ là các tài liệu lưu trữ, những tài liệu chứa đựng thông tin lịch
sử phản ánh quá trình xây dựng và phát triển tổ quốc là chủ
yếu, kém phong phú hơn nguồn tài nguyên thông tin ở thư viện.
Ở nước ta, các nguồn tài nguyên thông tin lưu trữ tập trung ở
các trung tâm lưu trữ và các cơ quan lưu lưu trữ đại phương và
bộ ngàng, tài liệu lưu trữ được chia thành 4 loại gồm:
-

Tài liệu văn tự thành văn (tài liệu hành chính thơng
thường, tài liệu quản lý hành chính).

-


Tài liệu khoa học kỹ thuật (cơng nghệ).

-

Tài liệu nghe nhìn (phim điện ảnh, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi
hình).

-

Tài liệu điện tử, tài liệu kỹ thuật số

Các trung tâm lưu trữ chứa đựng một lượng các tài nguyên lưu
trữ lớn như:
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I: tài liệu hình thành trong quá
trình hoạt động các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân


thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1945 trở về trước
trên địa bàn từ Quảng bình trở ra Bắc. Nổi bậc là khối tài liệu
Hán-Nôm, khối tài liệu tiếng Pháp, khối tài liệu kỹ thuật về kiến
trúc, giao thông đường bộ, thủy lợi miền Trung.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: tài liệu hình thành trong quá
trình hoạt động các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân
thời kỳ phong kiến, thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, Mỹ-Ngụy và
của nhà nước CHXHCN Việt Nam trên địa bàn Đồng Nai vào
phía Nam. Các tài liệu được viết bằng nhiều thứ chữ như HánNôm, Pháp, Anh, Campuchia và chữ Quốc ngữ, được khắc trên
gỗ, vẽ, in trên vải và nhiều loại giấy khác nhau, gồm 55 phông
và khối phông tài liệu, 13.938 m giá tài liệu, tư liệu, 4.396 đĩa
và 597 cuộn băng ghi âm, hơn 70.000 phim, ảnh, microfilm.
-


Tài liệu hành chính phản ánh đầy đủ các lĩnh vực qn sự,
kinh tế, chính trị, văn hóa tiêu biểu như sưu tập Mộc bản
(bản in), Thống đốc Nam kỳ, Tịa đại biểu Chính phủ Việt
Nam,…

-

Tài liệu khoa học kỹ thuật chủ yếu là bộ sưu tập bản đồ
các loại qua các thời kỳ từ 1862-1975 và tài liệu nghe nhìn
chủ yếu là phim ảnh thời sự, ghi lại các cuộc tiếp xúc quan
chức Chính quyền Việt Nam cộng hòa, các hội thảo, kinh lý
của các quan chức cao cấp Chính quyền Việt Nam cộng
hịa trước năm 1975,…

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III: tài liệu hình thành trong quá
trình hoạt động các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân
gia, dòng họ tiêu biểu của nước VNDCCH và nước CHXHCN Việt
Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, trên địa
bàn từ Quảng Bình trở ra.
-

Khối tài liệu hành chính có hơn 500 mét giá của 246
phơng, là những tài liệu gốc, chính bản trong đó có những
bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo
nhà nước khác,…


-


Khối tài liệu khoa học kỹ thuật gần 1000 mét giá cảu 32
cơng trình lớn có ý nghĩa quốc gia, trong đó có các phơng
như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường dây 500KV BắcNam,…

-

Khối tài liệu nghe nhìn có gần 96 bộ phim (với gần 500
cuộn phim) thời sự phản ánh cuộc sống sinh hoạt, chiến
đấu, sản xuất của nhân dân ta, trong đó có hơn 20 bộ
phim của các hãng phim nước ngoài quay trong thời điểm
chiến tranh ở Việt Nam. Tài liệu ảnh có gần 10.000 tấm
ảnh dương bẩn và 52.000 tấm phim (âm bản), 258 cuộn
phim điện ảnh, phim thới sự pahnr ánh hoạt động của
Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong cơng cuộc xây dựng
và đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Tài liệu ghi âm bao gồm
4000 cuộn băng với gần 3000 tiếng băng và gần 300 đĩa,
băng video với hai loại chủ yếu là ghi âm sự kiện và ghi
âm nghệ thuật.

-

Tài liệu xuất xứ cá nhân: gồm tài liệu của hơn 50 văn nghệ
sĩ và một số nhà hoạt động tiêu biểu trong lĩnh vực khoa
học xã hội và hơn 7 vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật
cảu các cán bộ đi B trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV: tài liệu hình thành trong quá
trình hoạt động các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân
thời kỳ phong kiến, thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, thời kỳ Việt
Nam Cộng Hòa và CHXHCN Việt Nam từ Quảng Trị đến Bình

Thuận và khu vực Tây Nguyên. Tiêu biểu là kho lưu trữ Mộc bản
ở Đà Lạt có hơn 32.000 tấm Mộc bản, được hình thành chủ yếu
từ hoạt động Nội các, Quốc Sử Quán, Quốc Tư Giám dưới triều
Nguyễn (1908-1945).
Ngoài các trung tâm lưu trữ, khối tài liệu, tài ngun thơng tin
cịn có ở các cơ quan lưu trữ bộ ngành và 63 cơ quan lưu trữ địa
phương thuộc các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Về trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị


Các trung tâm lưu trữ với đặc trưng bảo quản là chủ yếu nên có
những yêu cầu cụ thể để bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ nên
yêu cầu về trụ sở và cơ sở khác với thư viện, ngồi ra với các
u cầu trên thì các thư viện có sự sáng tạo hơn về kiến trúc,
cách bố trí và hiện đại cơ sở vật chất hơn.
Thư viện:
-Trụ sở thư viện được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy phạm
kiến trúc nhằm đảm bảo cho mối quan hệ giữa tài liệu, sách
báo với cán bộ thư viện và người đọc, thức hiện một cách hợp lý
và thuận lợi.
- Kho tài liệu phải cao ráo, thoáng, đủ mặt bằng, được trang
bị những phương tiện, công cụ cần thiết, bằng chất liệu tốt nhất
để bảo quản tốt tài liệu: giá, kệ sách, tủ trưng bày,…
- Các phịng phục vụ, nghiệp vụ có đủ tiện nghi để tạo điều
kiện tốt cho công tác nghiệp vụ và phục vụ.
Lưu trữ:
Vì tính đặc trưng chứa nhiều tài liệu quý, hiếm, lâu năm đặc
biệt phần lớn là tài liệu lịch sử nên yêu cầu về cơ sở vật chất
của các trung tâm lưu trữ chú trọng vào cơng tác bảo quản nên
có nhiều điểm đặc biệt.

- Về địa điểm: thuận tiện giao thơng; có địa chất ổn định,
xa các chấn động nền; có địa thế cao, thốt nước nhanh; khơng
ở gần các khu vực dễ gây cháy, nổ, ơ nhiễm và có đất dự phịng
để mở rộng khi cần thiết. Bảo đảm kết cấu bền vững; bảo vệ,
bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ. Thiết kế hợp lý, liên hồn phù
hợp với các loại hình tài liệu và các quy trình nghiệp vụ lưu trữ.
Đáp ứng các u cầu về mỹ quan của cơng trình văn hoá.
- Các kho cũng như các trung tâm lưu trữ phải đảm bảo tốt
các yêu cầu về cách sắp xếp tài liệu, yêu cầu về nhiệt độ và độ
ẩm, chế độ ánh sáng, chế độ vệ sinh môi trường. Ngoài ra để
xây dựng một kho lưu trữ chuyên dụng phải đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu cụ thể về quy mơ, nơi xây dựng, diện tích mỗi phịng
kho, tường kho, cửa kho, chiều cao kho….


- Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ tài liệu được yêu
cầu cao như các hộp, giá cần áp dụng theo tiêu chuẩn mới, giá
đựng phải làm bằng kim loại, nếu bằng gỗ phải ngâm tẩm chất
chống mọt,…Trang bị đầy đủ các máy hút ẩm, máy điều hịa
khơng khí,…
Về nhân lực: yêu cầu nghề nghiệp
Các yêu cầu về nghề nghiệp của hai nghành lưu trữ và thư viện
đã được quy định cụ thể trong các văn bản luật. Chức danh
nghề nghiệp của lưu trữ và thư viện đề được chia thành 3 hạng
và có sự thay đổi yêu cầu năng lực cũng như trình độ về từng
hạng và giảm dần từ hạng II tới hạng IV.
Thư viện:
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện
được phân thành 3 hạng, bao gồm: thư viện viên hạng II, thư
viện viên hạng III và thư viện viên hạng IV cũng giống như lưu

trữ tùy vào hạng chức danh nghề nghiệp mà nhân viên thư viện
hay thư viện viên có những yêu cầu khác nhau được quy định
cụ thể trong Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV
Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành thư viện (Thơng tư liên tịch số 02).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Đối với thư viện viên hạng II: tốt nghiệp đại học về
chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan.
Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư
viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại
ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TTBGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Thơng tư
số 01); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin


(Thơng tư số 03); có chứng chỉ bồi dưỡng chun môn nghiệp
vụ thư viện viên hạng II.
- Đối với thư viện viên hạng III: tốt nghiệp đại học về
chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan.
Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư
viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại
ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03
của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đối với thư viện viên hạng IV: tốt nghiệp trung cấp hoặc
cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác
có liên quan. Nếu tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên
ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền cấp; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy
định tại Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trình
độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin sơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03 của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- Đối với thư viện viên hạng II, ngoài việc nắm vững: đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về cơng tác thư viện và có khả năng vận dụng trong hoạt động
phát triển chuyên ngành thư viện; thực tế về hoạt động thư
viện, xu thế phát triển lĩnh vực chun mơn đang đảm nhận; có
kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác; các ứng dụng của công
nghệ thông tin vào lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận và các
kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được phân
cơng cịn phải tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, hoặc chủ trì 02 (hai) đề
án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được
nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên.
- Đối với thư viện viên hạng III và hạng IV, nắm vững:
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các quy định của ngành về công tác thư viện. Biết được


các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
và các kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được

phân công. Các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thư
viện và lĩnh vực chuyên môn được phân công đối với thư viện
viên hạng III, nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn,
nghiệp vụ thư viện đối với thư viện viên hạng IV.
Ngồi ra, Thơng tư liên tịch số 02 cũng quy định nhiệm vụ cụ
thể đối với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của từng thư viện
viên các hạng II, III và IV.
Về tiêu chuẩn thăng hạng chức danh thư viện viên
- Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng III
lên chức danh thư viện viên hạng II phải có thời gian cơng tác
giữ chức danh thư viện viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu
đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh
thư viện viên hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm.
- Viên chức thăng hạng từ chức danh thư viện viên hạng IV
lên chức danh thư viện viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các
khoản 1, 2, 3 Điều này và có thời gian cơng tác giữ chức danh
thư viện viên hạng IV, như sau: (a) Đối với trường hợp khi tuyển
dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian
cơng tác giữ chức danh thư viện viện hạng IV tối thiểu đủ 02
(hai) năm. (b) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có
trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian cơng tác giữ
chức danh thư viện viên hạng IV tối thiểu 03 (ba) năm.
Lưu trữ:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức
chuyên ngành lưu trữ
- Trung thực, khách quan trong q trình thực hiện cơng
việc.
- Cẩn thận và tuân thủ nghiêm các quy định về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ
lưu trữ.

- Tận tụy, trách nhiệm và có tâm huyết với nghề, với công
việc.


- Đoàn kết, khiêm tốn, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Giữ gìn bí mật thơng tin tài liệu theo đúng quy định của
pháp luật và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ, sáng kiến vào công tác lưu trữ.
Tiêu chuẩn, yêu cầu nghề nghiệp:
Viên chức chuyên ngành lưu trữ được phân hạng chức
danh nghề nghiệp gồm lưu trữ viên chính hạng (hạng II), lưu trữ
viên (hạng III) và lưu trữ viên trung cấp (hạng IV). Vì thế tùy vào
phân hạng chức danh nghề nghiệp mà có những yêu cầu khác
nhau được quy định trong Thông tư số 13/2014/TT-BNV Quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp vien chức
chuyên ngành lưu trữ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Đối với lưu trữ viên chính hạng: Tốt nghiệp đại học
chuyên ngành văn thư, lưu trữ trở lên; nếu tốt nghiệp đại học
chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành lưu trữ. Có chứng chỉ ngoại
ngữ trình độ bậc 3 (hoặc tương đương) khung năng lực ngoại
ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có
chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng cơng
nghệ thơng tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin

và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin.
- Đối với lưu trữ viên: Tốt nghiệp từ cao đẳng chuyên
ngành văn thư, lưu trữ trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chun
ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
nghiệp vụ chuyên ngành lưu trữ. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình
độ bậc 2 (hoặc tương đương) khung năng lực ngoại ngữ Việt
Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24


tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có chứng
chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Đối với lưu trữ viên trung cấp: Tốt nghiệp trung cấp
chuyên ngành văn thư, lưu trữ; Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ
bậc 1 (hoặc tương đương) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng
01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Có chứng chỉ tin
học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày
11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ:
- Đối với lưu trữ viên chính hạng: ngồi việc nắm vững:
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác lưu trữu và có khả năng vận dụng trong hoạt
động phát triển chuyên ngành lưu trữ, có lý luận, lịch sử và thực

tiễn công tác lưu trữ Việt Nam, hiểu biết, cập nhật kịp thời
những công nghệ hiện đại, xu thế phát triển về công tác lưu trữ
của thế giới, kiến thức của các mơn khoa học và chun ngành
có liên quan đến việc thu thập, sưu tầm, chỉnh lý, xác định giá
trị, bảo quản, thống kê, khai thác sử dụng tài liệu. Có năng lực
xây dựng phương án quản lý nghiệp vụ lưu trữ và thủ tục hành
chính về lưu trữ; tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy trình
nghiệp vụ lưu trữ.
- Đối với lưu trữ viên: Nắm vững và thực hiện đúng đường
lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước
và các chế độ, quy định của ngành, của cơ quan, tổ chức về
công tác lưu trữ. Nắm được lý thuyết, lịch sử và yêu cầu hoạt
động của ngành lưu trữ, các quy trình nghiệp vụ, các chế độ,
quy định về công tác lưu trữ, kiến thức các mơn khoa học có
liên quan đến u cầu của hoạt động lưu trữ, thực hiện đúng


các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong hoạt động
lưu trữ. Nắm được những vấn đề cơ bản về tổ chức lao động
khoa học trong hoạt động quản lý lưu trữ và có năng lực tổ chức
thực hiện quy trình nghiệp vụ lưu trữ; Có kỹ năng và phương
pháp nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất cải tiến nghiệp vụ lưu trữ;
Có năng lực hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp hiệu quả với đồng
nghiệp để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Đối với lưu trữ viên trung cấp: Nắm được các chủ trương,
đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác lưu trữ; nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt
động lưu trữ; nắm được vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức và mối quan hệ của cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ
chức bộ máy nhà nước; có năng lực thực hiện được các quy

trình, thủ tục nghiệp vụ lưu trữ theo quy định; nắm được và có
năng lực thực hiện tốt các nguyên tắc bảo vệ tài liệu lưu trữ,
quy phạm kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho kho
lưu trữ, tài liệu lưu trữ và trang thiết bị bảo quản, sử dụng tài
liệu.
Về tiêu chuẩn thăng hạng chức danh lưu trữ viên:
- Đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lưu trữ viên
chính thì phải là người đã chủ trì, tham gia ít nhất 1 (một) đề
tài, đề án nghiên cứu, cơng trình khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh
(hoặc chủ trì ít nhất 1 (một) đề tài, đề án nghiên cứu, cơng trình
khoa học cấp cơ sở) được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và
đánh giá đạt yêu cầu; hoặc là tác giả của ít nhất 3 (ba) bài báo
khoa học được cơng bố trên tạp chí chun ngành; hoặc có ít
nhất 1 (một) sáng kiến được áp dụng có hiệu quả vào cơng tác
lưu trữ được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
- Viên chức thăng hạng từ chức danh lưu trữ viên (hạng
III) lên chức danh lưu trữ viên chính (hạng II) phải có thời gian
cơng tác giữ chức danh lưu trữ viên (hạng III) tối thiểu đủ 9
(chín) năm. Trong đó, đã tốt nghiệp đại học trước khi thi hoặc
xét thăng hạng từ đủ 3 (ba) năm trở lên. Viên chức thăng hạng
từ chức danh lưu trữ viên trung cấp (hạng IV) lên chức danh lưu
trữ viên (hạng III) phải có thời gian cơng tác giữ chức danh lưu
trữ viên trung cấp (hạng IV) tối thiểu từ đủ 3 (ba) năm trở lên.


- Đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lưu trữ viên
chính thì phải là người đã chủ trì, tham gia ít nhất 1 (một) đề
tài, đề án nghiên cứu, cơng trình khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh
(hoặc chủ trì ít nhất 1 (một) đề tài, đề án nghiên cứu, cơng trình
khoa học cấp cơ sở) được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và

đánh giá đạt yêu cầu; hoặc là tác giả của ít nhất 3 (ba) bài báo
khoa học được cơng bố trên tạp chí chun ngành; hoặc có ít
nhất 1 (một) sáng kiến được áp dụng có hiệu quả vào cơng tác
lưu trữ được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận;
- Viên chức thăng hạng từ chức danh lưu trữ viên (hạng III) lên
chức danh lưu trữ viên chính (hạng II) phải có thời gian cơng tác
giữ chức danh lưu trữ viên (hạng III) tối thiểu đủ 9 (chín) năm.
Trong đó, đã tốt nghiệp đại học trước khi thi hoặc xét thăng
hạng từ đủ 3 (ba) năm trở lên. Viên chức thăng hạng từ chức
danh lưu trữ viên trung cấp (hạng IV) lên chức danh lưu trữ viên
(hạng III) phải có thời gian cơng tác giữ chức danh lưu trữ viên
trung cấp (hạng IV) tối thiểu từ đủ 3 (ba) năm trở lên.
Nguồn tài chính
Nguồn tài chính của thư viện và trung tâm lưu trữ có sự khác
nhau, hệ thống các trung tâm lưu trữ nguồn tài chính chủ yếu là


từ ngân sách nhà nước, còn thư viện cso nhiều nguồn tài chính
hơn từ các dịch vụ thư viện, tài trợ và vốn của tổ chức.
Thư viện: Điều 20 Pháp lệnh thư viện năm 2000 quy định các
nguồn tài chính của thư viện bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ;
2. Vốn của tổ chức;
3. Các khoản thu từ phí dịch vụ thư viện;
4. Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài.
Lưu trữ:
Trung tâm lưu trữ là những đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước nên nguồn tài chính chủ yếu là
ngân sách nhà nước. Ngồi ra có một số trung tâm lưu trữ lịch

sử tỉnh thực hiện phương án tự chủ tài chính



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×