Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do ngập lụt của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRƢƠNG VĂN THỊNH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO NGẬP LỤT
CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRƢƠNG VĂN THỊNH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO NGẬP LỤT CỦA
HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH Trần Mạnh Liểu

Hà Nội - 2013



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai các nội dung của Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ rất tận tình của PGS. TSKH Trần Mạnh Liểu (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô
thị - Đại học Quốc gia Hà Nội) người đã trực tiếp hướng dẫn tôi các nội dung khoa học
của cũng như cung cấp số liệu cho Luận văn này.
Bên cạnh đó, để có thể hồn thành luận văn kịp tiến độ, tôi xin cảm ơn các
Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong quá trình triển khai đề tài, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến việc đổi tên đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp trong
Trung tâm Nghiên cứu Đô thị đã giúp đỡ tôi các kỹ thuật về GIS và bản đồ. Và các cơ
quan, đơn vị đã cung cấp số liệu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù luận văn đã được hoàn thành, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu của luận văn
rất rộng, có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả mong nhận được sự góp
ý của Thầy, Cơ và anh chị học viên để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ Đ

V HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................................................................................ 4
1.1. Các khái niệm về tính dễ bị tổn thương.................................................................... 4
1.2. Khái niệm tính dễ bị tổn thương do lũ lụt ................................................................ 5
1.3. Chỉ số dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu ........................................................... 6
1.4. Một số nghiên cứu trong nước.................................................................................. 8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ SỐ LIỆU ................................................................................................................ 11
2.1. Cơ sở phương pháp luận ......................................................................................... 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ....................................................... 12
2.3. Nguồn số liệu .......................................................................................................... 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 16
3.1. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỘI AN ............................................................ 16
3.1.1. Hệ thống giao thông vận tải................................................................................. 16
3.1.2. Hiện trạng và quy hoạch hệ thống cấp nước sạch ............................................... 24
3.1.3. Hệ thống tiêu thoát nước ..................................................................................... 26
3.1.4. Hệ thống cấp điện ................................................................................................ 27
3.2. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN NGẬP LỤT TẠI THÀNH PHỐ
HỘI AN ......................................................................................................................... 28
3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................ 28
3.2.2. Tình hình ngập lụt tại Hội An.............................................................................. 30
3.2.4. Các bản đồ dự báo ngập lụt Hội An theo kịch bản .............................................. 31
3.2.5. Độ cao địa hình với kịch bản ngập lụt ................................................................. 35
3.2.6. Khả năng ngập vĩnh viễn do mực nước biển dâng nếu không có biện pháp ứng
phó ................................................................................................................................. 36
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT THÀNH PHỐ HỘI AN ................................................................................ 38
3.3.1. Tác động của tai biến ngập lụt lên HTGTVT thành phố Hội An ........................ 38


3.3.2. Tác động của tai biến ngập lụt lên hệ thống cung cấp nước sạch ....................... 41
3.3.3. Tác động của tai biến ngập lụt lên hệ thống thoát nước ...................................... 44
3.3.4. Đánh giá tác động của ngập lụt lên hệ thống cung cấp điện ............................... 45
3.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VÀ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
VỚI NGẬP LỤT CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH

PHỐ HỘI AN ............................................................................................................... 46
3.4.1. Đánh giá năng lực thích ứng của CSHT kỹ thuật Hội An với ngập lụt .............. 46
3.4.2. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống CSHT kỹ thuật thành phố Hội
An với ngập lụt .............................................................................................................. 59
3.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỂM NĨNG VỀ NGẬP LỤT.................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 68
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 70


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ Đ

V HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số thông số của hệ thống giao thông đường bộ Hội An theo cấp
đường………….. ........................................................................................................... 16
Bảng 3.2: Phân loại đường theo kết cấu ........................................................................ 17
Bảng 3.3: Thống kê các bến thuyền trên địa bàn thành phố Hội An ............................ 20
Bảng 3.4: Thống kê chiều dài các cấp tuyến ống cấp nước dự kiến xây thêm đến năm
2020 ............................................................................................................................... 25
Bảng 3.5: Phân bố lũ sông Hội An từ tháng 9 đến tháng 12 (giai đoạn năm 1977 đến
2004) .............................................................................................................................. 31
Bảng 3.6: Diện tích ngập vĩnh viễn của một số loại đất ................................................ 38
Bảng 3.7: Thống kê cho điểm các phường, xã theo tỷ lệ % diện tích đường giao thông
bị ngập (kịch bản 2020 và 2050) ................................................................................... 40
Bảng 3.8: Thống kê cho điểm các phường, xã theo tỷ lệ % diện tích đường giao thơng
bị ngập trên 1m (kịch bản 2020 và 2050) ...................................................................... 41
Bảng 3.9: Đánh giá Mức độ phơi bày trước hiểm họa của hệ thống cấp nước với ngập
lụt theo phường, xã ........................................................................................................ 42

Bảng 3.10: Đánh giá tác động của các tai biến đến hệ thống cấp nước Hội An ........... 43
Bảng 3.11: Mức độ phơi bày trước hiểm họa và độ nhạy cảm của mạng lưới tiêu thoát
nước với tai biến ngập lụt theo phường xã .................................................................... 45
Bảng 3.12: Mức độ phơi bày trước hiểm họa và độ nhạy cảm của mạng lưới cấp điện
với tai biến ngập lụt theo phường, xã ............................................................................ 46
Bảng 3.13: Chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống giao thông đường bộ ................... 47
Bảng 3.14: Giá trị chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống giao thông theo phường,
xã.. ................................................................................................................................. 48
Bảng 3.15: Thang đánh giá cho điểm các chỉ tiêu năng lực thích ứng giao thơng ....... 48
Bảng 3.16: Điểm số năng lực thích ứng giao thông số theo phường, xã ...................... 49
Bảng 3.17: Chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống cấp nước ...................................... 50
Bảng 3.18: Giá trị các chỉ số năng lực thích ứng hệ thống cấp nước theo phường, xã . 50
Bảng 3.19: Thang đánh giá cho điểm các chỉ tiêu năng lực thích ứng hệ thống cấp
nước theo phường, xã .................................................................................................... 51
Bảng 3.20: Điểm số năng lực thích ứng hệ thống cấp nước theo phường, xã .............. 51


Bảng 3.21: Chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống thoát nước.................................... 52
Bảng 3.22: Giá trị các chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống thốt nước theo Phường,
Xã................................................................................................................................... 53
Bảng 3.23: Thang đánh giá cho điểm các chỉ tiêu năng lực thích ứng hệ thống thốt
nước theo phường, xã .................................................................................................... 53
Bảng 3.24: Điểm số năng lực thích ứng hệ thống thoát nước số theo phường, xã ....... 54
Bảng 3.25: Chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống cấp điện ....................................... 55
Bảng 3.26: Giá trị các chỉ số năng lực thích ứng của hệ thống cấp điện theo Phường,
xã ................................................................................................................................... 56
Bảng 3.27: Thang đánh giá cho điểm các chỉ tiêu năng lực thích ứng hệ thống cấp điện
theo Phường, xã ............................................................................................................. 56
Bảng 3.28: Điểm số năng lực thích ứng hệ thống cấp điện theo phường, xã................ 57
Bảng 3.29: Năng lực thích ứng tổng thể với ngập lụt ................................................... 58

DANH MỤC CÁC BIỂU Đ
Biểu đồ 3.1: Diện tích các loại hình đất giao thơng đường bộ theo phường, xã ........... 17
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đường bê tông nhựa và tỷ lệ đất giao thông theo phường, xã ......... 18
Biểu đồ 3.3: Dự kiến diện tích các cấp đường Hội An đến năm 2030 .......................... 23
Biểu đồ 3.4: Dự kiến tỉ lệ đường được rải nhựa và tỉ lệ đất giao thôngtheo phường, xã
đến năm 2030................................................................................................................. 23
Biểu đồ 3.5: Thống kê chiều dài mạng lưới cấp nước, mật độ đường ốngvà dân số theo
phường xã ...................................................................................................................... 24
Biểu đồ 3.6: Chiều dài và mật độ đường ống thoát nước khu nội thị và khu du lịch ven
biển ................................................................................................................................ 26
Biểu đồ 3.7: Diện tích ngập theo độ sâu (kịch bản năm 2020) ..................................... 32
Biểu đồ 3.8: Diện tích ngập lụt theo độ sâu (kịch bản 2050) ........................................ 33
Biểu đồ 3.9: Diện tích ngập lụt theo độ sâu (kịch bản 2100) ........................................ 34
Biểu đồ 3.10: Diện tích và độ sâu ngập theo các cấp độ cao địa hình (kịch bản 2020) 36
Biểu đồ 3.11: Năng lực thích ứng của hệ thống giao thông theo phường, xã ............... 49
Biểu đồ: 3.12: Năng lực thích ứng của hệ thống cấp nước theo phường, xã ................ 51
Biểu đồ 3.13: Năng lực thích ứng của hệ thống thoát nước theo phường, xã ............... 54
Biểu đồ 3.14: Năng lực thích ứng của hệ thống thốt nước theo phường, xã ............... 57
Biểu đồ 3.15: Năng lực thích ứng tổng thể của hệ thống CSHTKT theo phường, xã .. 58


DANH MỤC CÁC SƠ Đ
Sơ đồ 01: Phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương………………...……….11
Sơ đồ 02: Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương…………………………………..13
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thơng vận tải Hội An ................................. 21
Hình 3.2: Bản đồ định hướng phát triển giao thông đường bộ Hội An đến năm
2030 ............................................................................................................................... 22
Hình 3.3: Bản đồ hiện trạng và quy hoạch mạng lưới cấp nước sạch Hội An đến
năm 2020 ....................................................................................................................... 25

Hình 3.4: Bản đồ hiện trạng mạng lưới thốt nước Hội An .......................................... 27
Hình 3.5: Vị trí của Thành phố Hội An ......................................................................... 28
Hình 3.6: Bản đồ dự báo ngập lụt thành phố Hội An theo kịch bản 2020 .................... 32
Hình 3.7: Bản đồ dự báo ngập lụt thành phố Hội An theo kịch bản 2050 .................... 33
Hình 3.8: Bản đồ dự báo ngập lụt thành phố Hội An theo kịch bản 2100 .................... 34
Hình 3.9: Bản đồ dự báo ngập theo độ cao địa hình theo kịch bản 2020 ...................... 36
Hình 3.10: Nguy cơ ngập vĩnh viễn nếu khơng có biện pháp ứng phó ......................... 37
Hình 3.11: Bản đồ ngập lụt đối với HTGTVT cho mức ngập 2020 ............................. 39
Hình 3.12: Bản đồ ngập lụt đối với HTGTVT cho mức ngập 2050 ............................. 39
Hình 3.13: Nguồn dự trữ nước của một hộ gia đình tại xã Cẩm Thanh ........................ 42
Hình 3.14: Vị trí khối Phước Thắng thc xã Cẩm Kim ............................................ 610
Hình 3.15: Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống CSHTKT thành phố Hội An
theo hiện trạng………………...……….………………...……….………………...…60
Hình 3.16: Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống CSHTKT thành phố Hội An
theo quy hoạch………………...……….………………...……….………………...…61
Hình 3.17: Vị trí khối An Mỹ thuộc xã Cẩm Châu ....................................................... 63
Hình 3.18: Vị trí khối An Định và An Hội thuộc phường Minh An ............................. 64


MỞ ĐẦU
Quảng Nam là một tỉnh ven biển với chiều dài bờ biển 125 km, diện tích tự
nhiên khoảng 10.406,83 km2, địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng, đồi núi chiếm 80%
diện tích của tỉnh; địa hình, địa thế tương đối phức tạp, độ dốc lớn nên chia thành 3
vùng sinh thái rõ rệt: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng ven biển. Mặt
khác, hệ thống sông, khe suối nhỏ như: Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ phân bố khá chằng
chịt trải dài từ miền núi đến đồng bằng ven biển. Chính vì vậy mà hàng năm vào mùa
mưa tốc độ dòng chảy rất lớn nên thường xảy ra lũ lụt và sạt lở đất gây thiệt hại rất lớn
về cơ sở vật chất, sản xuất; và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Điển
hình, cơn bão số 1 (Chanchu) năm 2006 hay cơn bão số 9 (Durian) năm 2009 gây thiệt
hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mưa lũ đã làm nhiều tuyến đường giao thông nông

thôn ở các địa phương vùng trũng thấp bị sạt lở, hư hỏng làm tắc nghẽn giao thơng;
trên 200 nghìn nhà dân bị sập, ngập và tốc mái; hàng nghìn tàu đánh cá ở các địa
phương ven biển bị đánh chìm ngồi khơi và hàng chục ngàn người bị thiệt mạng.
Thiệt hại ước tính hơn 10.000 tỷ đồng [3]
Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam nằm trong khu vực đồng bằng ven
biển miền Trung với các đặc trưng hệ thống sơng ngịi dày đặc, ngắn và dốc nên do khi
có bão kết hợp với hoạt động khơng khí lạnh thường gây mưa lớn trên diện rộng, nước
lũ đổ về rất nhanh.Vì là vùng hạ lưu cạnh biển nên các trận mưa lớn kết hợp triều
cường làm mực nước sông càng tăng nhanh. Những năm gần đây, các trận bão và mưa
lớn ảnh hưởng đến Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam có xu hướng ngày càng mạnh
và khốc liệt hơn, diện tích bị ngập lụt ngày càng rộng và mức ngập càng sâu hơn.
Tại Hội An, mùa lũ hàng năm thường từ tháng 9, 10 đến tháng 12. Trong mỗi
mùa lũ thường có từ 3 - 5 trận lũ lớn. Năm 1964 do mưa kéo dài nhiều ngày nên lũ xảy
ra trên diện rộng với mực nước rất cao (3,40m). Từ năm 1997 đến 2004 đã xuất hiện
38 trận lũ có đỉnh tại trạm Hội An trên 1,7m. Năm 1996 đến 1999 Quảng Nam có 15
trận lũ lớn, đăc biệt lớn năm 1999 với đỉnh lũ gần 3m. Năm 2006 Hội An có 2 trận lũ
trên báo động 3 với đỉnh lũ 1,82m. Năm 2007 Hội An chịu 5 trận lũ, trong đó có 2 đợt
đặc biệt lớn với đỉnh lũ liên tiếp là 2,03m và 3,28m [4]. Gần đây nhất là trận lụt do
mưa bão vào tháng 11 năm 2013 gây thiệt hại về nhà cửa, gián đoạn giao thông và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thành phố.

1


Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHTKT) là một bộ phận rất quan trọng, là cơ
sở nền tảng cho sự phát triển của các đơ thị nói chung và thành phố Hội An nói riêng.
Với các tính chất đặc thù của mình, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần được ưu tiên
đầu tư phát triển nhanh trước một bước nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tổ
chức không gian đô thị, củng cố an ninh - quốc phịng cũng như có khả năng thích ứng
với BĐKH trong tương lai.

Từ thực tế trên, đánh giá tính dễ bị tổn thương với ngập lụt của hệ thống cơ sở
hạ tầng (CSHT) thành phố Hội An là rất quan trọng. Đây là căn cứ giúp các nhà quản
lý có thể đưa ra các chính sách phù hợp, các chương trình đầu tư hiệu quả nhằm nâng
cao năng lực thích ứng và giảm thiểu thiệt hại đối với ngập lụt. Trên cơ sở đó, đề tài
“Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do ngập lụt của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
thành phố Hội An” được lựa chọn thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến của ngập lụt tại thành phố Hội An
- Đánh giá năng lực thích ứng và mức độ dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đối với tai biến ngập lụt
- Đề xuất kiến nghị nâng cao năng lực thích ứng cho hệ thống CSHTKT thành
phố Hội An
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Hệ thống
giao thông, cấp nước, thoát nước và hệ thống cấp điện.
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu của đề tài thuộc phạm vi khu vực đất
liền thành phố Hội An, bao gồm 11 phường, xã: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm
Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Hà và Cẩm Thanh.
Riêng khu vực đảo Cù Lao Chàm do khơng có đủ số liệu và cách xa khu vực đất liền
của thành phố nên không đánh giá trong nghiên cứu này.
Để đạt được những mục tiêu trên, nghiên cứu cần phải giải quyết một số nội
dung sau:
1. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân ngập lụt tại thành phố Hội An – tỉnh
Quảng Nam.
2. Dự báo diễn biến ngập lụt theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước
biển dâng cho thành phố Hội An.

2


3. Phân tích mức độ phơi bày trước hiểm họa và mức độ nhạy cảm của hệ thống

cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hội An đối với tai biến ngập lụt.
4. Đánh giá năng lực thích ứng và mức độ dễ bị tổn thương của hạ tầng kỹ thuật
thành phố Hội An đối với tai biến ngập lụt.
Luận văn trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài được tiến hành từ đầu năm
2013. Ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo
cáo luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu
Chương 2: Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Các khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng
Đối với lĩnh vực tự nhiên và mơi trường, các khái niệm về tính dễ bị tổn thương
đối với các tác nhân từ khí hậu là rất khác nhau. Có thể chỉ ra một số quan điểm về
đánh giá tính dễ bị tổn thương như sau: (1) Quan điểm chú trọng đến sự tiếp xúc với
các hiểm họa sinh lý, bao gồm phân tích điều kiện phân bố của các hiểm họa, khu vực
hiểm họa mà con người đang sống, mức độ thiệt hại và phân tích các đặc trưng tác
động. (2) Quan điểm chú trọng đến các khía cạnh xã hội và các tổn thương liên quan
đến xã hội nhằm đối phó với các tác động xấu trong cộng đồng và có tính đến khả
năng chống chịu và khả năng tự phục hổi đối với các hiểm họa. (3) Sự kết hợp cả hai
quan điểm trên, xác định tính dễ bị tổn thương bao gồm cả hiểm họa nơi mà chứa đựng
rủi ro lý-sinh cũng như là những hành động thích ứng của xã hội [1].
Quan điểm thứ nhất,
Dow (1995) cho rằng tính dễ bị tổn thương có thể được định nghĩa là “khả năng
bị thương” hoặc “thiệt hại tiềm năng”. Tác giả coi trọng tính dễ bị tổn thương về khía
cạnh các tác nhân bên ngoài. Các yếu tố nội tại bên trong của đối tượng bị tác động

hay năng lực thích ứng chưa được đề cập đến trong quan điểm của tác giả [14].
Quan điểm thứ hai,
Blaikie et al. (1994) cho rằng tính dễ bị tổn thương trong khn khổ khía cạnh
con người (hay xã hội) như là “đặc tính của họ có thể dự đốn, đối phó, chống lại và
phục hồi từ tác động của thiên tai” nó là sự kết hợp của các yếu tố nhằm xác định mức
độ cuộc sống và sinh kế của con người bị tác động bởi những rủi ro bên ngoài. Tuy
nhiên mức độ phơi nhiễm hoặc nguy cơ xảy ra tai biến không được đề cập trong khái
niệm của các tác giả [10]
Quan điểm thứ ba,
Trong điều kiện tiếp xúc với một số căng thẳng hoặc khủng hoảng, tính dễ bị
tổn thương khơng chỉ bởi tiếp xúc với sự nguy hiểm mà còn phụ thuộc vào khả năng
đối phó của những đối tượng bị ảnh hưởng. Khả năng đối phó được xác định như một
sự kết hợp giữa sự kháng cự và khả năng phục hồi tổn thương một cách nhanh chóng.
Trong báo cáo đánh giá lần thứ II của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(IPCC) (xem glossary of term, phụ lục B, Waston et al, 1996) định nghĩa tính dễ bị tổn
4


thương: “Mức độ mà những thay đổi khí hậu có thể hủy hoại hoặc gây hại tới một hệ
thống; nó phụ thuộc khơng chỉ vào tính nhạy cảm của một hệ thống mà cịn phụ thuộc
vào khả năng thích ứng đối với những điều kiện khí hậu mới”. Theo quan điểm trên,
tính dễ bị tổn thương liên quan chặt chẽ đến những biến đổi khí hậu tiềm tàng và năng
lực ứng phó thích nghi, nó được xem như những tác động cịn lại của biến đổi khí hậu
sau khi các biện pháp thích ứng được thực hiện [10]
Trong báo cáo lần thứ IV của IPCC 2007 [17], định nghĩa rằng: khả năng dễ bị
tổn thương là “mức độ mà một hệ thống mẫn cảm và khơng có khả năng đối phó với
những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, kể cả tính dễ biến đổi khí hậu và các
cực đoan khí hậu. Khả năng dễ bị tổn thương là một hàm số của đặc tính, độ lớn và tỷ
lệ của biến đổi khí hậu và mức biến đổi mà một hệ thống bị phơi nhiễm, tính nhạy cảm
cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó”

Các định nghĩa nói trên đã ngày càng khẳng định sự phát triển của quan điểm
thứ 3, trong đó các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động của con người và
các tác động của thiên tai ngày càng có chiều hướng tăng lên. Do đó, các định nghĩa về
tính dễ bị tổn thương đã dần được cải thiện để thể hiện cách nhìn tồn diện của xã hội,
liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội của một hệ thống.
Nghiên cứu này sử dụng quan điểm của IPCC (2012) trong việc đánh giá tính
dễ bị tổn thương dựa trên cách tiếp cận tổng hợp. Xem xét đối tượng bị ảnh hưởng
khơng chỉ trên góc độ tiếp xúc với những thiên tai mà còn dựa trên năng lực ứng phó
và khả năng thích ứng với những tác động từ thiên tai đó.
1.2. Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng do lũ lụt
Một số nghiên cứu định nghĩa về tính dễ bị tổn thương do lũ lụt là việc xem xét
lựa chọn tiếp xúc, nhạy cảm, và các chỉ số đối phó của người dân trong khu vực
nghiên cứu . Phân tích các chỉ số này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các đặc tính dễ
bị tổn thương của người dân và tác động với nguy cơ lũ lụt [1]. Khi định lượng được
tính dễ bị tổn thương của một vùng nào đó thì sẽ cung cấp những thông tin cần thiết
hỗ trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà
xã hội phải hứng chịu
Đối với tính dễ bị tổn thương khu vực ven biển với ngập lụt, Balica et al (2012)
[12] xem xét tính dễ bị tổn thương với ngập như sau: “một hệ thống bị tổn thương bởi
ngập lụt được xem xét bởi sự phơi nhiễm cộng với năng lực nội lực của hệ thống đó để
5


chống chịu, đối phó, hồi phục hoặc thích ứng đối với hoàn cảnh thực tế”. Small và
Nicholls (2003) cho rằng, một số lượng lớn dân số ở khu vực ven biển có nguy cơ cao
bị ảnh hưởng bởi ngập lụt và số lượng bị ảnh hưởng ngày càng tăng. Một mặt, một số
khu vực dân cư được bảo vệ trước ngập lụt bởi các biện pháp cơng trình và phi cơng
trình như một phần của chiến lược chống chịu. Tuy nhiên, một vài khu vực khác thì
ngược lại, khơng có hệ thống ngăn ngừa ngập lụt hoặc có nhưng rất yếu. Hậu quả là
gián đoạn hoặc mất mát về kinh tế, thiệt hại về người và tài sản.

1.3. Một s nghi n cứu ngo i nƣớc
Tính dễ bị tổn thương có nguồn gốc từ nghiên những cứu nghèo đói và nó giải
thích tại sao cùng một nguy cơ lại có ảnh hưởng khác nhau lên các đối tượng. Có
nhiều loại tính dễ bị tổn thương khác nhau gắn liền với từng đối tượng hoặc hợp phần
cụ thể như: xã hội, cơ sở hạ tầng, sinh thái, kinh tế [20]. Trong đó, các chỉ số dễ bị tổn
thương đã được phát triển như một cơng thức đánh giá nhanh và thích hợp cho mơ tả
các mối liên quan về tính dễ bị tổn thương của các hợp phần khác nhau. Đơn giản nhất
là những đánh giá tính dễ bị tổn thương về mặt vật lý, trong khi phức tạp hơn là đánh
giá tổn thương về mặt kinh tế và xã hội. Một số nghiên cứu đã xây dựng chỉ số tính dễ
bị tổn thương và đã đươc áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia như:
Bộ chỉ số tính dễ bị tổn thương xã hội (SoVI) sử dụng 42 biến về kinh tế-xã hội
thuộc 11 yếu tố độc lập là: tuổi, dân tộc, giáo dục, cấu trúc gia đình, sư phụ thuộc về
mặt xã hội, nghề nghiệp…) [15]. Những chỉ số này đã được áp dụng trong đánh giá
tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội khu vực ven biển ở Bắc Mỹ và Châu Úc.
Năm 2010, McLaughlin và Cooper [19] đã phát triển một bơ chỉ số tính dễ bị
tổn thương đa tỷ lệ để xác định mức độ rủi ro tai biến tại các khu vực ven biển theo
quy mơ khơng gian: tính dễ bị tổn thương cho cấp độ quốc gia, cấp độ vùng và địa
phương. Bộ chỉ số của McLaughilin và Cooper bao gồm 6 biến: Dân số, mạng lưới
thông tin liên lạc và giao thông, di sản văn hóa, đường sắt, sử dụng đất và tình trạng
bảo tồn. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề đến tính dễ bị tổn thương do xói lở và ngập
lụt
Rasmus Heltberg và Misha Bonch-Osmolovskiy (2010) [23] đã xây dựng chỉ số
dễ bị tổn thương để đánh giá tác động của đổi khí hậu đối với Tajikistan. Trong đó, các
tác giả xem xét tính dễ bị tổn thương như là một hàm của mức độ phơi bày trước hiểm
họa đối với thay đổi khí hậu và tai biến tự nhiên; mức độ nhạy cảm đối với những tác
6


động do mức độ phơi bày trước hiểm họa đó và năng lực để thích ứng với biến đối khí
hậu đã và sẽ diễn ra. Trong đó, việc xây dựng chỉ số cho các thành phần của tính dễ bị

tổn thương dựa trên việc lấy trung bình cộng của 3 chỉ số phụ là mức độ phơi bày
trước hiểm họa, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng.
Arief Anshory Yusuf và Herminia A. Francisco (2009) [11] đã dựa trên khung
đánh giá về tính dễ bị tổn thương của IPCC (2007) để đánh giá tính dễ bị tổn thương
cho khu vực Đơng Nam Á. Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương cho cấp độ dưới
quốc gia (quận, tỉnh). Đánh giá được thực hiện bởi việc chồng xếp các bản đồ tai biến
khí hậu, bản đồ về mức độ nhạy cảm, và bản đồ về năng lực thích ứng. Nghiên cứu sử
dụng số liệu về sự phân bố không gian của các tai biến liên quan đến khí hậu khác
nhau tại 530 khu vực (tỉnh, thành phố) của Indonesia, Thái lan, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Malaysia, và Philippin. Bộ Môi trường Nepal (2010)[21] cũng sử dụng
phương pháp này trong nghiên cứu trên để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và thành
lập bản đồ tính dễ bị tổn thương cho các thành phố của Nepal.
Ngoài ra, Cutter et al. (2009) [13] đã đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên
cứu liên quan đến đánh giá tính dễ bị tổn thương về mặt xã hội liên quan đến các hiện
tượng tai biến tự nhiên. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã liệt kê các cơng trình
nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương theo cách khía cạnh như: Khung lý thuyết trong
đánh giá tính dễ bị tổn thương, những đánh giá tính dễ bị tổn thương, đo lường tính dễ
bị tổn thương và xây dựng các chỉ số, bản đồ hóa và tính dễ bị tổn thương về mặt xã
hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu tổng quan này chủ yếu tập trung vào tính dễ bị tổn
thương về mặt xã hội. Chưa đề cập nhiều đến tính dễ bị tổn thương về mặt vật lý, cơ
sở hạ tầng.
O’Brien et al. (2004) [18] đã sử dụng định nghĩa của IPCC về tính dễ bị tổn
thương, bao gồm các yếu tố của mức độ phơi bày trước hiểm họa, mức độ nhạy cảm,
và năng lực thích ứng để lập bản đồ dễ bị tổn thương cho nông nghiệp của Ấn Độ đối
với biến đổi khí hậu và tồn cầu hóa với quy mô dưới quốc gia. Sử dụng kỹ thuật
chồng xếp bản đồ và những nghiên cứu trường hợp để xác định các khu vực có mức
độ dễ bị tổn thương cao
Balica et al. (2012) [12] đã xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương với ngập lụt
cho khu vực ven biển dựa trên cách tiếp cận hệ thống, xem xét tính dễ bị tổn thương
của hệ thống ven biển trên 3 hợp phần chính là: Địa chất - thủy văn, kinh tế-xã hội và

7


thể chế - chính sách. Các tác giả đã xây dựng chỉ số tổn thương cho từng hợp phần
nhằm đưa ra được chỉ số tổn thương tổng hợp cho cả hệ thống. Tuy nhiên, việc đánh
giá tổn thương như trên cho một lĩnh vực cụ thể là tương đối khó khăn trong q trình
chi tiết hóa các chỉ số liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương.
1.4. Một s nghi n cứu trong nƣớc
Tại Việt Nam, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nghiên cứu nước ngồi,
cũng đã có một số nghiên cứu đánh giá về tính dễ bị tổn thương đối với BĐKH cũng
như các tai biến có liên quan. Một số nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu như:
Viet Trinh (2010) [24] đã đánh giá rủi ro do lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn –
Quảng Trị dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương. Tác giả đã
coi tính dễ bị tổn thương do lũ là một hàm của sử dụng đất và mật độ dân số, tuy
nhiên chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, tác giả
chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên
giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế, xã hội là
giống nhau.
Mai Dang (2010) [22] đã nghiên cứu cả về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi
trường trong nghiên cứu tổn thương lũ ở lưu vực sông Đáy. Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng chưa đánh giá được khả năng chống chịu của cộng đồng, khả năng tự phục hồi
của hệ thống và tính nhạy cảm của cộng đồng (sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro,
sự chuẩn bị, các cơng trình biện pháp phịng chống lũ).
Trần Đắc Phu và Trịnh Hữu Vách (2011) [6] đã xây dựng bản đồ phân vùng
tính dễ bị tổn thương sức khỏe dân cư Việt Nam dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng 5 bản đồ chính, theo đó xác định các tỉnh/thành phố
dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH tới sức khỏe người dân. Tính dễ bị tổn
thương do BĐKH được đo lường bằng cách tính tốn các chỉ số thuộc 3 nhóm thành
phần, đó là: mức độ phơi bày trước hiểm họa, mức độ nhạy cảm và năng lực y tế dựa

trên nguồn số liệu thu thập được tại 63 tỉnh/thành phố trong 3 năm 2007, 2008 và
2009. Mỗi chỉ số được gán trọng số riêng biệt và dùng phương pháp chuẩn hóa để
đồng bộ các số liệu cùng nhóm.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần
Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan và Vũ Văn Thăng (2010) [2] về Biến
8


đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam có đánh giá mức độ tổn thương cho các khu vực
khác nhau. Trong đó, khu vực miền Trung được cho là có mức độ tổn thương khơng
đồng đều về nhiệt độ (rất cao ở Bắc Trung Bộ (BTB) nhưng khá thấp ở Nam Trung Bộ
(NTB), về lượng mưa (rất cao ở BTB và khá thấp ở NTB), về dòng chảy mùa cạn
(tăng lên ở BTB nhưng giảm đi ở NTB) và tương đối đồng đều về diện tích ngập,
khơng nghiêm trọng như hai khu vực đồng bằng châu thổ nhưng cũng rất đáng kể. Tuy
nhiên, đánh giá mới chỉ ở mức độ tổng quát, chưa có chỉ số chi tiết cho từng khu vực.
Tại Đà Nẵng, đã có một số các cơng trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi
khí hậu và đánh giá tính dễ bị tổn thương như: (1) “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do
Biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng” thực hiện bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường (IWE). (2) “Xây dựng Bản đồ ngập lụt cho thành phố Đà Nẵng ứng với các
kịch bản BĐKH – Nước biển dâng” thực hiện bởi Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam
(SIWRR). (3) “Đánh giá Tính dễ bị tổn thương cho cộng đồng 2 phường Thọ Quang
(quận Sơn Trà) và Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) được thực hiện bởi tổ chức
“Thách thức với thay đổi [5]”. (4) “Xây dựng kịch bản BĐKH và Nước biển dâng cho
thành phố Đà Nẵng” thực hiện bởi Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thuỷ văn và Mơi
trường. Các nghiên cứu trên được tổ chức bởi “Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có
khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu (ACCCRN)” trong giai đoạn 2009-2010
nhằm phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho thành
phố Đà Nẵng [5]
Tại Quảng Nam, một số đề tài, dự án nghiên cứu về lĩnh vực biến đổi khí hậu
như:

Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng tính ổn định của đường bờ biển tỉnh Quảng
Nam và đề xuất giải pháp thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu” do Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Nam chủ trì. Đề án thuộc hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu do
Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư.
Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến
dịng chảy (lũ lụt, khơ hạn) tại tỉnh Quảng Nam. Dự án đã mô phỏng ngập lụt trên lưu
vực sông Vu Gia - Thu Bồn dựa trên bộ công cụ MIKE-GIS kết hợp với phương pháp
viễn giám và điều tra vết lũ tại thực địa.

9


* Nhận xét chung
Từ các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương nói trên có thể thấy một số các vấn đề
như sau: Xu hướng đánh giá tổn thương ngày càng thể hiện quan điểm tiếp cận theo
hướng tổng hợp, dựa trên việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng (thiên tai, tai biến), mức
độ nhạy cảm hoặc những tổn hại do các tác nhân gây ra, ngoài ra yếu tố về năng lực
thích ứng, chống chịu (năng lực nội tại) của đối tượng là một yếu tố quan trọng không
thể thiếu trong đánh giá tổn thương. Xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ
với hữu cơ với môi trường xung quanh là cách tiếp cận hệ thống ngày càng được sử
dụng rộng rãi.
Đánh giá tổn thương bằng các chỉ số định lượng ngày càng được các nghiên cứu
ưu tiên sử dụng, tuy nhiên xu hướng kết hợp đánh giá định tính và định lượng vẫn
được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam (cách
đánh giá này rất hữu ích với những chỉ số khó định lượng, ngồi ra bản thân các chỉ số
khơng thể nói hết bản chất của vấn đề, phương pháp chuyên gia dựa trên kinh nghiệm
thực tế là những bổ sung đáng tin cậy cho kết quả đánh giá).
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện làm củng cố thêm cho những nghiên cứu
sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với định tính trong nghiên cứu đánh giá tổn
thương. Bên cạnh đó, sẽ cung cấp những khía cạnh mới trong đánh giá tổn thương.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng thành phố Hội An vốn chưa được nghiên cứu
cụ thể.

10


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V SỐ LIỆU
2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương trong nghiên cứu này dựa trên
phương pháp luận về tình trạng dễ bị tổn thương đã được Ủy ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu (IPCC, 2012) [16] sử dụng. Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability)
được xem xét dựa trên 3 yếu tố là: mức độ phơi bày trước hiểm họa (Exposure), mức
độ nhạy cảm (Sensitivity) và năng lực thích ứng (Adaptive capacity).
V = ƒ (E, S, AC) (IPCC, 2012)
Trong đó:
+ Mức độ phơi bày trước hiểm họa (Exposure): được sử dụng để chỉ sự hiện
diện (theo vị trí) của con người, sinh kế, các dịch vụ môi trường và các nguồn tài
nguyên, cơ sở hạ tầng, hoặc các tài sản kinh tế, xã hội hoặc văn hóa ở những nơi có thể
chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự nhiên và vì thế có thể là đối tượng
của những tổn hại, mất mát, hư hỏng tiềm tàng trong tương lai (SREX, trang 32)
+ Mức độ nhạy cảm (Sensitivity): được hiểu là xu hướng tự nhiên của con
người, cơ sở hạ tầng, và môi trường bị ảnh hưởng bởi một hiện tượng nguy hiểm do
thiếu sức chống chịu và xu hướng của xã hội và hệ sinh thái bị thiệt hại như là hậu quả
của các yếu tố nội tại và điều kiện bên ngoài dẫn đến dễ nhận thấy rằng những hệ
thống như vậy một khi bị tác động sẽ sụp đổ hoặc thiệt hại nghiêm trọng và bị phá hủy
do ảnh hưởng của một hiểm họa (SREX, trang 72)
+ Năng lực thích ứng (Adaptive capacity): là khả năng dự đoán và thay đổi cơ
cấu, chức năng, hoặc tổ chức để tồn tại tốt hơn trước các hiểm họa (SREX, trang 72)
+ Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability): đề cập đến khuynh hướng của các yếu

tố nhạy cảm với hiểm họa như con người, cuộc sống của họ, và tài sản bị ảnh hưởng
bất lợi khi bị tác động bởi các hiểm họa (SREX, trang 69)
Mức độ phơi bày trước
hiểm họa (Exposure)

Mức độ nhạy cảm
(Sensitivity)
Năng lực thích ứng
(Adaptive capacity)

Tính dễ bị tổn thƣơng
(Adaptive capacity)

Sơ đ

1: Phƣơng pháp luận đánh giá t nh dễ bị tổn thƣơng
11


Dựa vào cơ sở phương pháp luận nói trên, đánh giá tổn thương sẽ được dựa trên
việc lựa chọn các tiêu chí cho mỗi hợp phần. Những tiêu chí này sẽ được sử dụng linh
hoạt, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu mức độ chính xác của kết quả đầu ra và
phù hợp với mức độ đáp ứng của số liệu. Các tiêu chí được lựa chọn nhiều và phù hợp
thì kết quả đánh giá tổn thương càng cho độ chính xác cao.
Trong nghiên cứu này, hệ thống cơ sở hạ tầng được xem xét như một tổng thể,
bao gồm các yếu tố thành phần là: Giao thông, cấp nước, thốt nước và cấp điện. Tính
dễ bị tổn thương tổng thể được xem xét dựa trên tính dễ bị tổn thương của các yếu tố
thành phần trên. Cụ thể:
(1) Để đánh giá mức độ phơi bày trước hiểm họa và mức độ nhạy cảm của hệ
thống cơ sở hạ tầng với ngập lụt, nghiên cứu dựa trên việc mô tả chi tiết các đối tượng

bị tác động và yếu tố tác động thông qua đánh giá hiện trạng, quy hoạch hệ thống cơ
sở hạ tầng của thành phố và đánh giá hiện trạng, nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản
biến đổi khí hậu. Dựa trên các bản đồ dự báo ngập lụt, kết quả tham vấn chuyên gia để
đánh giá Mức độ phơi bày trước hiểm họa và độ nhạy cảm cho hệ thống cơ sở hạ tầng.
(2) Năng lực thích ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng được đánh giá tổng thể,
không chỉ được xem xét dựa trên đặc điểm về tính chất, chất lượng của bản thân cơng
trình mà cịn xem xét đến mức độ tiếp cận và khả năng đáp ứng nhu cầu người dân.
2.2. Phƣơng pháp nghi n cứu v kỹ thuật sử dụng
Dựa trên cơ sở phương pháp luận về đánh giá tính dễ bị tổn thương nói trên, tác
giả đã xây dựng khung đánh giá tính dễ bị tổn thương cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ
thuật áp dụng cho thành phố Hội An dựa trên việc kế thừa phương pháp đánh giá của
các tác giả ngoài nước như: Adger (2007); Cutter (2009); Balica (2012). Kết hợp với
phương pháp điều tra tham vấn chuyên gia địa phương về biểu hiện và tác động của
biến đổi khí hậu. Cụ thể, được thể hiện qua sơ đồ sau:

12


Điều tr , khảo
sát thực đị

Phỏng vấn cán
bộ địa phương

K th các nghi n
cứu li n qu n

Thu thập tài
liệu tại thực địa


Số liệu đánh giá E và S
dựa trên phiếu điều tra

Điểm
số E
và S
cho
hệ
thống
giao
thơng

Điểm
số E
và S
cho
hệ
thống
cấp
nước

Điểm
số E
và S
cho
hệ
thống
thốt
nước


Số liệu
thống kê

Điểm
số E
và S
cho
hệ
thống
cấp
nước

Bản đồ dự báo
ngập lụt theo các
kịch bản BĐKH

Bản đồ hiện trạng
và quy hoạch hệ
thống cơ sở hạ tầng

Bản đồ dự báo nguy cơ ngập lụt

đối với hệ thống CSHT theo
các kịch bản BĐKH

Chỉ số
NLT
của
HTGT


Chỉ số
NLT
của
HTCN

Chỉ số
NLT
của
HTTN

Chỉ số
NLT
của
HTCĐ

Điểm số
NLT
của
HTGT

Điểm số
NLT
của
HTCN

Điểm số
NLT
của
HTTN


Điểm số
NLT
của
HTCĐ

Điểm số E và S tổng thể

Điểm số năng lực thích ứng tổng thể

Điểm s về t nh dễ bị
tổn thƣơng

Sơ đ

2: Qu tr nh đánh giá t nh dễ bị tổn thƣơng
13


Các phương pháp nghiên cứu và công cụ được sử dụng trong luận văn cụ thể như sau:
a. Phương pháp điều tra, khảo sát tại thực địa: phương pháp này bao gồm một
các bước sau:
- Bước 1: họp cán bộ, phỏng vấn sâu về ngập lụt và tác động tới hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật thành phố.
- Bước 2: Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các phòng ban của thành
phố phục vụ cho việc đánh giá phục vụ cho đánh giá tổn thương
- Bước 3: Tham vấn cán bộ địa phương về tai biến ngập lụt, ảnh hưởng của tai
biến ngập lụt và đánh giá trọng số cho các thành phần của tính dễ bị tổn thương dựa
trên phiếu điều tra cán bộ. Cụ thể phương pháp chuyên gia được áp dụng trong những
nội dung sau:
- Đánh giá bằng phương pháp định tính về mức độ phơi bày trước hiểm họa và

mức độ nhạy cảm của hệ thống cấp nước, thoát nước và cấp điện đối với tai biến ngập
lụt. Trong nghiên cứu ngày các đối tượng được đánh giá theo 2 mức hiện trạng (số liệu
năm 2011) và quy hoạch (2020, 2030) dựa trên phương pháp chuyên gia với thang
điểm từ 1-4.
- Đánh giá trọng số các hợp phần của hệ thống CSHTKT và các chỉ tiêu thành
phần của năng lực thích ứng được sử dụng kết quả từ phiếu hỏi các cán bộ phòng ban
của thành phố.
b. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và đánh giá tính dễ bị tổn
thương đã được thực hiện tại Hội An.
- Kế thừa kết quả dự báo ngập lụt từ mơ hình thủy lực do Viện Địa lý – Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện năm 2010 phục vụ đánh giá và dự báo
ngập lụt cho Hội An. Phương pháp xây dựng mơ hình ngập lụt như sau:
+ Xây dựng Mơ hình thuỷ lực trên lưu vực sông Vu Gia - Thu là một hợp phần
nằm trong khuôn khổ Dự án Quản lý Rủi ro Thiên tai đựơc sự tài trợ của Hiệp hội
Quốc tế, Quỹ Phát triển Xã hội của Chính phủ Nhật Bản, Chương trình xây dựng năng
lực chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đại sứ quán Hà Lan...Việc xây dựng Mơ
hình thuỷ lực đã đựơc đơn vị tư vấn là Phòng Tài nguyên Nước mặt, Viện Địa lý thuộc
Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cùng nhiều chuyên gia tư vấn trong và ngoài
nước triển khai và chuyển giao cho tỉnh Quảng Nam cuối năm 2010.
14


+ Q trình xây dựng mơ hình thủy lực, các tác giả đã kết hợp các phương pháp
điều tra, khảo sát tại thực địa, tham vấn cán bộ địa phương, khảo sát vết lũ, thống kê
các dữ liệu khí tượng thủy văn của các trạm đo và các thống kê lũ lụt của địa phương
từ 1964 đến nay và xây dựng mơ hình tốn thủy lực là bộ phần mềm MIKE _ GIS.
Ngoài ra, kịch bản BĐKH được sử dụng cho mơ hình dựa trên kịch bản BĐKH năm
2009 của Bộ TN&MT cho khu vực miền Trung Việt Nam (chi tiết xem tại phụ lục 16)
+ Kết quả mơ hình thủy lực theo 3 kịch bản năm 2020, 2050 và 2100 được sử

dụng để đánh giá mức độ ngập cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Hội An, phục
vụ đánh giá tác động và năng lực thích ứng.
c. Phương pháp chồng xếp bản đồ ngập lụt với bản đồ hiện trạng và quy hoạch
CSHTKT được sử dụng nhằm đánh giá được tác động của ngập lụt đến quy hoạch của
thành phố
d. Sử dụng các cơng cụ tính tốn trên bộ công cụ ARC-GIS cho các số liệu liên
quan đến diện tích ngập, độ sâu ngập lụt ứng với mỗi đối tượng nghiên cứu.
e. Sử dụng phần mềm thống kê excel để phân tích và xử lý số liệu thu thập từ các
phòng ban của thành phố, các số liệu thu thập từ phiếu điều tra
2.3. Ngu n s liệu
* Một số các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài được Trung tâm
Nghiên cứu Đô thị - ĐHQGHN cung cấp và hỗ trợ bao gồm:
+ Các bản đồ dự báo nguy cơ ngập lụt cho tỉnh Quản Nam dựa trên mơ hình
thủy lực do Viện Địa lý thuộc viện Khoa học công nghệ Việt Nam cùng nhiều chuyên
gia tư vấn trong và ngoài nước triển khai và chuyển giao cho tỉnh Quảng Nam cuối
năm 2010. Trong đó, kịch bản được sử dụng cho dự báo dựa trên kịch bản BĐKH của
bộ TN&MT cho khu vực miền Trung Việt Nam (năm 2009).
+ Các báo cáo, số liệu thống kê của các sở ban ngành thành phố Hội An
* Ngồi ra, nghiên cứu cịn sử dụng các báo cáo, số liệu thống kê về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội được thu thập thêm từ các báo cáo của các sở ban ngành thành
phố Hội An trong quá trình triển khai đề tài. Các số liệu điều tra tham vấn chuyên gia
về tác động, ảnh hưởng của ngập lụt đến cơ sở hạ tầng Hội An.

15


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG V QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG KỸ THUẬT TH NH PHỐ HỘI AN
3.1.1. Hệ th ng gi o thơng vận tải

Hội An có hai HTGTVT chính là: hệ thống giao thơng đường bộ và hệ thống
giao thơng đường thủy. Các loại hình giao thơng khác như: đường hàng không và
đường sắt chưa được xây dựng và phát triển. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ chỉ tập
trung đánh giá và mô tả điều kiện hiện trạng cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông
đường bộ và đường thủy của thành phố Hội An.
a. Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải thành phố Hội An
* Hệ thống giao thông đường bộ
Hội An là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên
HTGTVT của thành phố có sự kết nối chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các
tuyến giao thơng liên vùng. Thành phố có hệ thống giao thơng đường bộ đối nội và đối
ngoại tương đối hồn chỉnh với mạng lưới kiểu mơ hình ơ bàn cờ theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam nên tạo điều kiện lưu thông khá thuận lợi giữa các vùng, khu vực với
nhau. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều khu vực có mạng lưới khơng liên tục và đứt qng.
Điển hình, hai xã Cẩm Kim và Tân Hiệp vẫn chưa được nối liền với trung tâm thành
phố bằng đường bộ. Hệ thống giao thơng đường bộ ở Hội An có thể chia làm 3 nhóm
chính là: đường chính đơ thị, đường khu vực và đường nội bộ được thống kê như trên
bảng 3.1
Bảng 3.1: Một s thông s của hệ th ng gi o thông đƣờng bộ Hội An
theo cấp đƣờng

Cấp đường

Diện

Chiều

Tỉ lệ đất giao

Mật độ đường


tích

dài

thơng (so với diện

(so với diện

(ha)

(km)

tích đất dân dụng)

tích đất tự

0.25

Mật độ đường
(km/1000
người)

Đường chính

28.82

22.11

%
1.8


nhiên)
0.48
(km/km2)

Đường khu

38.92

43.29

2.4

0.94

0.48

Đường
vựcnội bộ 125.40
Tổng
193.14

323.17

7.8

6.99

3.60


388.57

12.0

8.41

4.33

Nguồn: Niên giám thống kê Hội An, 2011
16


Do khơng có loại hình giao thơng hàng khơng và đường sắt nên mạng lưới đường
chính đơ thị có chức năng rất quan trọng trong việc kết nối đối ngoại giữa Hội An và
các tỉnh thành lân cận trong mạng lưới giao thông chung của quốc gia. Mạng lưới
đường khu vực và đường nội bộ có chức năng lưu thơng huyết mạch đối nội của thành
phố.
Một trong những yếu tố cần phải kể đến khi đánh giá về sự bền vững của HTGT
là kết cấu nền xây dựng của loại đường đó. Kết cấu nền của loại đường sẽ quyết định
chất lượng và sức chịu tải, đề kháng của đường khi đưa vào sử dụng và chống chọi với
thời tiết cực đoan như lũ lụt và hạn hán. Việc tổng hợp và phân loại đường theo kết
cấu đường sẽ có ý nghĩa và được sử dụng trong việc đánh giá sự tổn thương của
HTGTVT Hội An khi chống chịu với tai biến trong các phần sau.
Bảng 3.2: Phân loại đƣờng theo k t cấu
Cấp đƣờng

Loại k t cấu đƣờng

Đường chính đô thị, liên khu vực


Bê tông rải nhựa

Đường khu vực

Bê tông rải nhựa

Đường nội bộ

Bê tông rải nhựa, bê tông và đường đất

Biểu đồ 3.1 thể hiện mối tương quan giữa diện tích đất giao thơng đường bộ theo
cấp độ đường và loại đường tương ứng theo các phường, xã. Riêng xã Tân Hiệp do
đặc thù hải đảo và chưa có số liệu đầy đủ nên khơng được thể hiên trong báo cáo.
Biểu đ 3.1: Diện tích các loại h nh đất gi o thông đƣờng bộ theo phƣờng, xã
180000

Giao thơng chính
Đường bê tơng nhựa
(m2)
Giao thơng khu vực
Đường Bê tơng nhựa
(m2)
Giao thông nội bộ
Đường Bê tông nhựa
(m2)
Giao thông nội bộ
Đường Bê tông (m2)

160000
140000

120000
m2
100000
80000
60000
40000
20000

Giao thông nội bộ
Đường đất (m2)

0

Nguồn
17

heo t nh toán của tác giả


×