Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia xuân thủy và đề xuất các định hướng ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ SINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG PHĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trương Quang Học

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa
học, Thầy giáo GS.TSKH Trương Quang Học là người đã nhiệt tình hướng dẫn,
góp ý, sửa chữa và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau Đại học,
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều
kiện và hướng dẫn tơi hồn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, chuyên
gia dự án JICA, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh
Nam Định, Lãnh đạo Vườn Quốc gia Xuân Thủy và cộng đồng địa phương 05 xã
vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định – những người đã
cung cấp thơng tin giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Và sau hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và


những người ln động viên, khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Sinh

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vii

MỞ ĐẦU

1


1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

3.1.

Đối tượng nghiên cứu:

2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu

2


4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2

4.1.

Cách tiếp cận:

2

4.1.1.

Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach):

2

4.1.2.

Tiếp cận dựa vào cộng đồng (community based approach):

3

4.2.

Phương pháp nghiên cứu

4


4.2.1.

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu (số liệu thứ cấp)

4

4.2.2.

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp)

4

4.2.3.

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

6

1.1.

Cơ sở lý luận

6

1.1.1.


Một số khái niệm

6

1.1.2.

Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng

8

1.2.

Tổng quan tài liệu

10

1.2.1.

Nghiên cứu trên thế giới

10

1.2.2.

Nghiên cứu trong nước

12

1.2.3.


Các nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy

15

ii


CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

18

2.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

18

2.1.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

18

2.1.2.

Đặc điểm khí tượng thủy văn

20


2.2.

Hiện trạng về đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội khu vực Vườn
Quốc gia Xuân Thủy

22

2.2.1.

Hiện trạng đa dạng sinh học ở VQG Xuân Thủy

22

2.2.2.

Hiện trạng kinh tế - xã hội 5 xã vùng đệm

33

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

37

3.1.

Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu

37


3.1.1.

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam

37

3.1.2.

Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Nam Định

39

3.1.3.

Xu thế biến đổi của các thông số khí hậu chính của tỉnh Nam Định
trong 20 năm qua

3.2.

43

Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến
Vườn Quốc gia Xuân Thủy

47

3.2.1.

Tác động sinh địa lý đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy


47

3.2.2.

Đánh giá mức độ xói lở - bồi tụ tại vùng cửa sông Ba Lạt

54

3.2.3.

Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với
đa dạng sinh học vùng lõi

3.2.4.

60

Đề xuất chỉ thị đa dạng sinh học cho VQG Xuân Thủy trong bối cảnh
của Biến đổi khí hậu

3.3.

62

Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộng
đồng vùng đệm

65

3.3.1.


Các biểu hiện của tác động biến đổi khí hậu tới sinh kế cộng đồng

65

3.3.2.

Nhận thức của cộng đồng về tình trạng gia tăng các hiện tượng thời
tiết, thiên tai và biến đổi khí hậu ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy68

3.4.

Đánh giá năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư
vùng đệm

74
iii


CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 83
4.1.

Tăng bể hấp thụ khí nhà kính

83

4.2.

Giảm phát thải khí nhà kính


84

4.3.

Các biện pháp thích ứng

85

4.4.

Cần quan tâm đến hệ thống quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi
thuỷ sản

86

4.4.1.

Quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản

86

4.4.2.

Quản lý khu du lịch bền vững

87

4.4.3.


Chính sách sử dụng không khéo và bền vững tài nguyên đất ngập
nước ở khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ

4.4.4.

88

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân vùng đệm
của Vườn quốc gia Xn Thuỷ

88

4.4.5.

Chính sách về bảo vệ an ninh quốc phịng

89

4.4.6.

Chính sách về quản lý khu dân cư

89

4.4.7.

Các công nghệ sản xuất ở các xã vùng đệm đã và đang trực tiếp tạo ra
nạn ô nhiễm môi trường và làm suy giảm các chức năng quan trọng

4.4.8.


của hệ sinh thái đất ngập nước ở Vườn Quốc gia.

90

Biện pháp thích ứng đối với từng lĩnh vực

90

KẾT LUẬN

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BĐKH


Biến đổi khí hậu

Bộ NN & PTNT
CBA

Community Based Approach

CDM

Clean Development
Mechanism

COP

Conference of the Parties

Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Tiếp cận dựa vào cộng
đồng
Cơ chế phát triển sạch

CN – TTCN

Hội nghị cấp cao Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu
Công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp


DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu
Long

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐNN

Đất ngập nước

GIS

Geograpic Information
System


Hệ sinh thái

HST
IPCC
IUCN
JICA

Hệ thống thông tin địa lý

Intergovernmental Panel on
Climate Change
International Union for
Conservation of Nature
Japan International
Cooperation Agency

Ủy ban Liên chính phủ về
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế
Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản

KNK

Khí nhà kính

KXS

Khơng xương sống


KT-XH

Kinh tế - xã hội

KTTS

Khai thác thủy sản

LHQ

Liên Hợp quốc

v


MONRE
MCD

Ministry of Natural Resources
and Environment
Center for Marinelife
Conservation and Community
Development

Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Trung tâm Bảo tồn sinh
vật biển và Phát triển cộng
đồng


SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP
UNEP
UNESCO

UNFCCC

United Nations Development
Programme
United Nations Environment

Programme
United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Oganization
United Nations Framework
Convention on Climate
Change

Vườn Quốc gia

VQG
WMO

Chương trình phát triển
Liên hợp quốc
Chương trình Mơi trường
Liên Hợp quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
Công ước khung của Liên
hợp quốc về Biến đổi khí
hậu

World Meteorological
Organization

XTNP

Tổ chức Khí tượng Thế

giới
Vườn Quốc gia Xuân
Thủy

NLTS

Nguồn lực thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PRA

Participatory Rural Appraisal

RAMSAR

RNM
WB

Bộ công cụ đánh giá nơng
thơn có sự tham gia
Cơng ước quốc tế về bảo
tồn và sử dụng một cách
hợp lý và thích đáng các
vùng đất ngập nước
Rừng ngập mặn
Ngân hàng Thế giới


World Bank

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên Bảng

Trang

1.1

Các biểu hiện chính của BĐKH và tác động tới tự nhiên và đời sống

2.1
2.2

xã hội
Các kiểu quần hợp thực vật chủ yếu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Các kiểu quần hợp rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xn Thủy

9
27
28

2.3
2.4


Các lồi chim có giá trị bảo tồn ở VQG Xuân Thuỷ
Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm

32
33

3.1

Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2)

42

3.2

Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 48

3.3
3.4

Biến động đất đai khu vực VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 1989-2003
Biến động đất đai VQG Xuân Thuỷ giai đoạn 2003 - 2007

3.5
3.6
3.7

Diện tích đất đai bồi xói cửa Ba Lạt trong giai đoạn 1989 - 2007
58
Các loài chim sử dụng làm chỉ thị sinh học

64
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu xảy ra ở khu vực vùng đệm Vườn
Quốc gia Xuân Thủy trong 5 năm trở lại đây
66

3.8

Nhận thức của cộng đồng về một số giả thuyết nguyên nhân gây gia

3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
4.1

55
57

tăng các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ở khu vực trong 5
năm gần đây
69
Hồ sơ thiên tai thống kê tại 5 xã vùng đệm
70
Mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống cộng đồng dân
cư vùng đệm
71
Tổng hợp ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về các tác động và

xu hướng do BĐKH gây ra tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy
72
Tổng hợp nhận thức của cộng đồngvề các giải pháp thích ứng với tác
động của BĐKH
Các giải pháp chủ động thích ứng với BĐKH của cộng đồng địa
phương tại 05 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy
Tổng hợp nhận thức của cộng đồng về các giải pháp mà chính quyền
địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH
Tổng hợp nhận thức của các bên liên quan về các giải pháp mà chính
quyền địa phương có thể làm được để thích ứng với BĐKH
Cơng nghệ thích nghi của vùng ven biển

vii

76
78
80
81
85


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên Hình

STT

Trang

2.1


Vườn Quốc gia Xn Thủy – Huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định

18

2.2

Các hệ sinh thái ĐNN ở VQG Xuân Thủy

24

3.1

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở tỉnh Nam Định

3.2

Nhiệt độ trung bình của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C) so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

3.3

40

Lượng mưa trung bình của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với
thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

3.5

40


Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định

3.4

39

41

Kết quả tính tốn xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với Kịch bản
nước biển dâng (B2)

42

3.6

Nhiệt độ trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990 – 2009

43

3.7

Tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn
1990-2009

45

3.8


Độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009

46

3.9

Tổng số giờ nắng trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn
1990-2009

3.10

47

Bằng chứng về tác động của nước biển dâng tại khu vực nhà
Môi trường

50

3.11

Thay đổi độ cao đê Vành Lược do tác động của mực nước biển dâng 51

3.12

Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Địnhgiai đoạn 1905 - 1992

52

3.13


Rừng Phi lao cồn Lu chết do ngập nước và nhiễm mặn

53

3.14

Đê Ngự Hàn – Cơng trình quốc gia phịng chống biến đổi khí hậu và
nước biển dâng tỉnh Nam Định

54

3.15

Bản đồ bồi tụ- xói lở cửa Ba Lạt giai đoạn 1989 - 2003

56

3.16

Bản đồ bồi tụ - xói lở cửa Ba Lạt giai đoạn 1989-2007

59

3.17

Bần Myanma trồng thử nghiệm xen lẫn bần chua

61

viii



DANH MỤC HỘP
Tên Hộp

STT

Trang

4.1

Ý kiến của cộng đồng, các bên liên quan về biểu hiện của BĐKH

4.2

Ý kiến của cộng đồng về nhóm đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác
động của BĐKH

67

74

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa và thách thức lớn lao đối với loài
người chúng ta. Là một Quốc gia có chiều dài đường bờ biển khoảng 3.260 km,
với hơn 75% dân số sống tập trung ở các vùng ven biển, Việt Nam được dự đoán

là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu.
Vùng ảnh hưởng nhiều nhất sẽ tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long nơi có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng do đó dễ bị tổn
thương do mực nước biển dâng, sự xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực
đoan như dông, bão, áp thấp nhiệt đới. Ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng chịu tác động
rõ rệt nhất là các vùng đất ngập nước ven biển, bao gồm cả Vườn Quốc gia Xuân
Thủy thuộc tỉnh Nam Định.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đơng
Nam, diện tích tự nhiên 7.100 ha với nhiều sinh cảnh và các loài động thực vật
hoang dã phong phú và độc đáo. Đây cũng là khu RAMSAR đầu tiên của Việt
Nam cũng như của Đông Nam Á (theo Cơng ước bảo tồn những vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước Ramsar, Iran, 1971). VQG Xuân Thủy cũng còn là Khu Dự trữ sinh quyển Châu
thổ sông Hồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh những tác động
tiêu cực của con người, Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn chịu những tác động của
biến đổi khí hậu.
Hiện nay trên phạm vi cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương đang
xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2008) và Chiến lược
Quốc gia về biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2011). Trong bối cảnh đó, chúng
tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi, các cơng trình xây dựng và các mơ
hình sinh kế của cộng đồng địa phương hiện hữu trên vùng triều đều là các nhân
tố đầu vào thiết yếu cho u cầu phát triển mơ hình du lịch sinh thái ở khu vực.
Để ứng phó hữu hiệu với biến đơi khí hậu ở vùng nhạy cảm thuộc hệ sinh thái đất
ngập nước cửa sông ven biển khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tôi xin dự
kiến sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể sau:

90


a. Đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là mục tiêu sống còn của hoạt động du lịch sinh thái.
Bởi vậy các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu ở khu bảo tồn cần được
cân nhắc kỹ và thực hiện chu đáo nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Những khu rừng Phi lao bị chết đứng hàng loạt cần được khoanh vùng
theo dõi diễn biến; Chỉ tiến hành phục hồi rừng khi điều kiện cho phép. Đối với
hệ sinh thái rừng ngập mặn cần xúc tiến các lồi cây có sinh khối lớn hơn (như:
Bần, Đắng, Mắm…) trên các lập địa thích hợp để tăng cường khả năng phịng hộ
của rừng ngập mặn và đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực.
Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng cần được quan tâm nhiều
hơn; Đặc biệt cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục môi trường kết
hợp với ngăn chặn xử lý triệt để các hành vi xâm hại tài nguyên chim thú cùng
các loài động vật hoang dã quý hiếm khác; Nhằm đảm bảo cho các lồi sinh vật
có được điều kiện tồn tại tốt nhất và phát triển lâu bền ngay tại vùng cửa sông
ven biển thuộc địa phận quản lý của Vườn Quốc gia.
b. Đối với các cơng trình xây dựng
Những cơng trình xây dựng mới cần phải khảo sát chính xác và dự báo
mực nước biển dâng cho khoảng thời gian tối thiểu từ 15 - 20 năm tới để thiết lập
chiều cao các cơng trình cho phù hợp, tránh tình trạng vừa mới xây dựng xong đã
phải tơn nền vì ngập nước khi gặp triều cường. Các cơng trình đã xây dựng nếu
bị ngập nước cần có biện pháp xử lý thích hợp: Một số cơng trình đã khấu hao cơ
bản lớn cần phải được thanh lý để xây dựng lại cho thoát ngập và đảm bảo mỹ
quan cũng như tiện ích trong sử dụng. Các cơng trình cịn có khả năng sử dụng
cần phải nghiên cứu biện pháp khắc phục cụ thể như: tôn nền, gia cường các vật
liệu chịu lực tốt hơn đồng thời thường xuyên duy tu bảo trì để cơng trình khơng
gặp phải sự cố đáng tiếc khi chống chọi với điều kiện nước biển ngày càng dâng
cao cùng với những diễn biến về thiên tai ngày càng khôn lường ở khu vực.
c. Đối với các sinh kế của cộng đồng
Các nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở vùng triều cần có biện pháp
thích ứng nhanh với sự thay đổi thường xuyên và mau lẹ của môi trường.


91


- Đối với nghề nuôi tôm: phải chuyển hẳn sang hướng nuôi tôm sinh thái,
vừa giữ rừng vừa nuôi tổng hợp các loài thuỷ sản tự nhiên ở khu vực. Mặt khác
các cơng trình xây dựng như: “làm nhà, xây cống và đắp các bờ đầm để nuôi
tôm…” cũng phải được tơn tạo cho tương thích để tránh bị nước thuỷ triều tràn
bờ và ngập nhà đầm như đã từng xảy ra trong những năm vừa qua.
- Đối với nghề nuôi ngao: song song với công việc cải tạo bãi cho phù hợp
vẫn cần phải có quy hoạch ni khoa học. Chỉ tiến hành nuôi ngao thương phẩm
trên các bãi bồi có độ ngập nước vừa phải và có tỷ lệ cát lẫn phù sa phù hợp với
sinh thái của lồi ngao. Khi nhiệt độ bình qn nóng hơn cùng các yếu tố gây ô
nhiễm khác sẽ trực tiếp tạo nên các đợt dịch bệnh gây chết ngao hàng loạt. Cần
có biện pháp quan trắc phịng ngừa và xử lý kịp thời để hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại xảy ra. Các cơng trình phục vụ ni ngao như bả lưới vây và nhà
chòi cũng phải được gia cố và nâng cao để thoát ngập khi gặp triều cường. Các
vây bả cũng phải được tính tốn sao cho khơng gây cản trở dịng chảy và q
trình trao đổi chất ở khu vực.
- Đối với nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên: Các công cụ phục vụ cho
công việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên như lưới, vây bả, nhà chòi và đăng
đáy cần phải được nâng cấp cho tương thích với chiều cao ngày càng lớn của mực
nước biển. Các nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự do cũng gánh chịu những hậu
quả tương tự như những nghề khác ở vùng triều và rủi ro ngày càng khôn lường khiến
cho người dân địa phương vừa phải cảnh giác cao độ vừa phải thích nghi nhanh chóng
với những sự thay đổi bất thường của thiên tai với tần suất ngày càng dày thêm.
Những sự thay đổi về điều kiện tự nhiên do hệ quả từ biến đổi khí hậu đem
lại như: nhiệt độ nóng hơn, ô nhiễm môi trường nặng nề hơn… cũng sẽ gây tác
động tiêu cực đến công nghệ nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản dựa
nhiều vào điều kiện tự nhiên của cộng đồng dân địa phương ở khu vực.
- Đối với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái: Đây cũng là một sinh kế đặc

thù ở khu vực đất ngập nước cửa sông ven biển. Bởi vậy cũng cần phải xác lập một
cơ chế thích ứng hiệu quả, việc chuẩn bị cho khách đi du lịch phải hết sức chu đáo.
Phải nắm chắc lịch con nước và tình hình thời tiết, đồng thời tìm hiểu kỹ các luồng
lạch để hướng dẫn khách đi thăm an toàn và đạt được hiệu quả mong đợi.
92


KẾT LUẬN
Từ các kết quả thu được của Luận văn, có thể nêu lên một số kết luận sau:
1. Vườn Quốc gia Xuân Thủy có đa dạng sinh học rất cao. Cho tới nay đã
thống kê được 115 loài thuộc 101 chi của 45 họ thực vật phân bố tại 8 kiểu quần
xã thực vật đặc thù cho các điều kiện sống khác nhau. Các quần xã thực vật chủ
yếu gồm có rừng trồng phi lao, cịn cỏ ngạn, cỏ lông công, rau muống biển và lác
nước. Vườn được đặc trưng bởi các kiểu quần xã rừng ngập mặn như quần xã ưu
thế Trang, quần xã ưu thế Sú, quần xã Sú – Trang - Bần, và quần xã Sú – Trang Đước - Bần. Hệ động vật cũng rất phong phú, với 122 loài cá thuộc 13 bộ, 46 họ;
245 lồi cơn trùng thuộc 13 bộ, 81 họ; 26 lồi bị sát - ếch nhái, trong đó có 9 lồi
nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 17 lồi bị sát thuộc 8 họ, 2 bộ. Vườn Quốc gia Xuân
Thủy là vùng đất ngập nước có khu hệ chim khá phong phú với 220 loài thuộc 41
họ của 11 bộ, trong đó 72 lồi đã được ghi nhận trong đợt khảo sát tháng
12/2012. Đặc biệt, kết quả chuyến điều tra đã bổ sung 01 loài cho danh sách chim
của VQG Xuân Thủy so với dẫn liệu trước đây là loài Diều Trắng (Elanus
caeruleus (Desfontaines, 1789)). Lồi cị mỏ thìa – loài chim di cư đặc trưng của
Vườn cũng đã được ghi nhận khoảng 45 cá thể xuất hiện tại Vườn trong chuyến
điều tra vào mùa đông 2012.
2. Các chỉ số về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và tổng số giờ nắng trên
phạm vi tỉnh Nam Định được thống kê trong 20 năm qua có sự biến đổi rõ rệt.
Qua mỗi thập kỉ, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Nam Định đã tăng khoảng
0,10C và nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vòng 20 năm qua. Lượng mưa
năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1.650 mm. Mỗi năm trung bình có
khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất không đều theo

thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa
mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm
tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Số giờ nắng trung bình năm là 1.468,82 giờ.
Số liệu chỉ ra số giờ nắng trung bình những năm 1990 là 1.596,54 giờ, đến năm
2009 là 1.501,64 giờ; như vậy trong 20 năm qua số giờ nắng trung bình năm

93


giảm 94,9 giờ (số giờ nắng trung bình mỗi năm giảm 4,74 giờ/năm). Kết quả này
thể hiện số giờ nắng khu vực Nam Định giảm dần qua các năm.
3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu tác động đến hệ sinh thái Vườn
Quốc gia Xuân Thủy và đời sống của cộng đồng dân cư vùng đệm, thể hiện qua
các tác động sinh địa lý như: mất đất, tăng lũ lụt, bão lốc, xói mịn bờ biển và
nhiễm mặn. Kết quả đánh giá mức độ xói lở - bồi tụ tại vùng cửa sông Ba Lạt
thời kỳ 1989 - 2007 cho thấy tốc độ xói lở giai đoạn năm 1989 - 2003 là
21,25m/năm, nhưng tăng đột biến gấp 2,5 lần lên tới 50,78m/năm vào thời kỳ
2003 - 2007. Các lạch Vọp và lạch Trà ngày càng được bồi tụ và dịng bị thu hẹp
dần. Các dịng sơng này có xu thế bị bồi lấp hẳn, do đó sẽ nối liền các cồn cát với
đất liền. Với tốc độ bồi tụ và điều kiện thiên nhiên như hiện nay, trong khoảng 10
-20 năm nữa sơng Vọp có thể bị bồi lấp hoàn toàn.
4. Tài nguyên rừng là nhân tố chịu tác động đầu tiên từ biến đổi khí hậu,
các dài rừng phi lao ở cồn Lu được trồng từ những năm 90, nay đã khép tán và
đạt chiều cao gần thành thục nhưng những năm gần đây so ảnh hưởng bởi triều
cường ngập tràn qua và bị ngâm nước nhiều giờ nên đã bị chết đứng hàng loạt.
Rừng ngập mặn đại trà như Trang và Sú có chiều cao hạn chế từ 2 – 4m khó lịng
thích ứng được với những trận triều cường nước có thể dâng lên dến 4,5m, chức
năng phịng hộ và cung cấp mơi sinh đã suy giảm. Cây bần chua ở vùng cửa sông
đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và độ mặn. Những năm gần đây,
mật độ bần chua đã suy giảm rõ rệt do nhiệt độ giảm nhiều và kéo dài vào mùa

đơng. Một số lồi động thực vật thủy sinh cũng chịu tác động của sự thay đổi
mực nước biển khiến cho tập tính và sinh trưởng khơng ổn định. Nhiều lồi chim
cư trú như cị mỏ thìa, ngỗng trời, sâm cầm hay cà kheo giảm hẳn sự xuất hiện,
nguyên nhân do mực nước biển dâng cao chiếm mất những mô đất cao là nơi
dừng chân của chúng khi tới mùa di trú.
5. Bước đầu đề xuất bộ chỉ thị đa dạng sinh học nhằm đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu tới khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Phương pháp đánh
giá dựa trên việc theo dõi sự biến động về số lượng cá thể một số lồi chim di trú
như: cị mỏ thìa, choắt mỏ thẳng đi đên, mịng bể mỏ ngắn; hay sự thay đổi các
94


hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc hữu; đồng thời theo dõi mức độ thay đổi của các
chỉ số môi trường như chất lượng môi trường nước ở vùng cửa sơng.
6. Một số định hướng ứng phó dành cho VQG Xuân Thủy được đề xuất
nhằm giảm tốc độ dâng lên của mực nước biển và tăng các bể hấp thụ khí nhà
kính. Các kế hoạch trồng rừng và tái trồng rừng ngập mặn cùng với các chương
trình quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản được đề nghị quan tâm nhằm đảm bảo
lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương và lợi ích lâu dài cho khu Ramsar
Xuân Thủy.

95


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Đánh giá tác động, xác định
các giải pháp ứng phó và triển khai các kế hoạch hành động trong lĩnh vực

nông nghiệp, thủy sản, Dự thảo đề án “Phát triển lĩnh vực nông nghiệp và
thủy sản bền vững cho tỉnh Nam Định trong điều kiện Biến đổi khí hậu”.

2.

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2010. Nghiên cứu tác động của
Biến đổi khí hậu đến nơng nghiệp – nông thôn và đề xuất các giải pháp
giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

3.

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, UNDP, 2011, Tài liệu kỹ thuật
Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

4.

Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2012, Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam,
Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền
vững (RIO+20)

5.

Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với Biến đổi khí hậu, Hà Nội.

6.

Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng cho Việt Nam.


7.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Các chiến lược thích ứng cho sinh kế
ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của Biến đổi khí hậu ở miền
Trung Việt Nam.

8.

Bộ Tài nguyên và môi trường, 2010, Báo cáo môi trường quốc gia 2010:
Tổng quan môi trường Việt Nam.

9.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình SEMLA (Nguyễn Đức Ngữ
và Trương Quang Học biên soạn), 2009. Nâng cao nhận thức về biến đổi
khí hậu và bảo vệ môi trường vùng ven biển.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

96


11. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Báo cáo Quốc gia về Đa dạng sinh
học.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường; JICA, 2012. Tài liệu kỹ thuật Dự án “Xây
dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia” (2011-2015) và kết quả
điều tra quan trắc đa dạng sinh học.
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh
học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

14. Dự án PARC, 2006. Tóm tắt chính sách: Xây dựng hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam – Những yêu cầu đổi mới chính sách và thể chế. Dự
án Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở
sinh

thái

cảnh

quan

(PARC)

VIE/95/G31&031.

Cục

Kiểm

Lâm/UNOPS/UNDP/IUCN, Hà Nội.
15. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Trần Minh Phượng
và Nguyễn Hữu Thọ, 2007, Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Vườn Quốc gia
Xuân Thủy, MERC – MCD, Hà Nội, Việt Nam.
16. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012. Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển,
VDF, Hà Nội, Việt Nam.
17. Trương Quang Học, 2007. Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và phát triển
bền vững. Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 7, 2007.
18. Trương Quang Học, 2008c. Hệ sinh thái trong phát triển bền vững. Trong
sách “20 năm Việt Nam học theo hướng liên ngành”, Nxb. Thế Giới, Hà
Nội.

19. Trương Quang Học, 2011a. Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển
toàn cầu thế kỷ XXI.
20. Trương Quang Học, 2011b. Lồng ghép các yếu tố môi trường và Biến đổi
khí hậu vào q trình lập quy hoạch.
21. Trương Quang Học (chủ biên), 2011c. Tài liệu đào tạo tập huấn viên về
Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Trương Quang Học, 2012. Việt nam, thiên nhiên, môi trường và phát triển
bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
97


23. Phạm Đinh Việt Hồng, Nguyễn Viết Cách, Lê Thanh Bình và Nguyễn Xuân
Dũng, 2007, Vấn đề quản lý ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, VEPA – MCD,
Hà Nội, Việt Nam.
24. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào, 2007. Đa dạng sinh
học ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, MERC – MCD, Hà Nội, Việt Nam.
25. Nguyễn Thị Phượng và cộng sự, 2012, Các biện pháp thích ứng biến đổi khí
hậu của người dân trong phịng tránh thiên tai.
( />26. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011, Kế hoạch hành động
ứng phó với Biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 tầm
nhìn 2020.
27. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2010. Ứng dụng công nghệ
GIS đánh giá sự biến động tài nguyên vùng bờ khu vực Vườn Quốc gia
Xuân Thủy thời kỳ 1989 – 2007.
28. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định, 2011. Kế hoạch chiến lược
quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.
29. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường, 2010, Biến đổi khí hậu
và tác động ở Việt Nam.
30. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường, 2011, Tài liệu hướng
dẫn đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích

ứng.
31. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường, 2012, Tích hợp vấn đề
Biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
32. UNDP, 2011. Cuốn sách những kiến thức cơ bản về Biến đổi khí hậu.
33. UNDP, 2012. Phát Triển Bền Vững và Biến Đổi Khí Hậu ở Việt Nam: dữ
liệu và phân tích dữ liệu.

98


Tiếng Anh
34. Al Gore, Jr., 2006. An Inconvenient Truth: The planetary emegency of
global warming and what we can do about it. Rodale.
35. Carter, T. R.; Parry, M. L.; Nishioka, S.; Harasawa, H., 1994. Technical
Guidelines for Assessing Climate Change Impacts and Adaptations.
36. IPCC,

Climate

Change

2007:

Synthesis

Report,

2007,

www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/ar4_syr_spm.pdf

37. IPONRE, MONRE, 2009. Vietnam Assessment Report on Climate Change
2009.
38. IUCN (McLeod, E.; Sain, R.V.), 2006. Managing mangroves for resilience
to Climate change. The Nature Conservancy.
39. IUCN (Edited by Pérez, A. A.; Fernández, B. H; and Roberto, C. G.), 2010.
Building Resilience to Climate Change: Ecosystem-based adaptation and
lessons from the field.
40. Jonathan, R. M.; Robin, O. M.; and Dennis S. O., 2009. A Review of
Climate-Change Adaptation Strategies for Wildlife Management and
Biodiversity Conservation.
41. Government of Viet Nam and MONRE, 2009. Mekong Delta Climate Change
Forum. Volume 1: Main Report.
42. Than Thi Hien, MCD, 2010. Challenge and Opportunity of Climate
Change.
43. MONRE, 2003. Viet Nam Initial National Communication under the
UNFCC, Hanoi, Vietnam.
44. Nguyen Thanh Nga; Higano, Y.; Yabar H., 2010. Analyse Wetland
Economic Value Case Study in Xuan Thuy National Park, Viet Nam.
45. Mai Trong Nhuan, Nguyen Thi Minh Ngoc, Nghiem Quynh Huong,
Nguyen Thi Hong Hue, Nguyen Tai Tue, Pham Bao Ngoc, 2009.
Assessment of Vietnam Coastal Wetland Vulnerability for Sustainable Use
(Case Study in Xuanthuy Ramsar Site, Vietnam).

99


46. Vietnam-Netherlands Water Partnership On Water for Food and
Ecosystems (WFE), 2008. Integrated and Sustainable use of water
resources for maintaining ecosystems of Xuan Thuy National Park.
47. UN Vietnam, 2009. Vietnam and Climate Change: A Discussion Paper on

Policies for Sustainable Human Development. Hanoi, Viet Nam.
48. UN Vietnam, OXFAM, 2009. Responding to Climate Change in Viet Nam:
Opportunities for Improving Gender Equality. A policy discussion paper.
Hanoi.
49. UNEP, 2012. Viet Nam Technology Needs Assessment for Climate Change
Mitigation.
50. UNDP, 2007. Human Development Report 2007/2008. Fighting climate
change: Human solidarity in a divided world.
51. UNEP, 1995. Global Biodiversity Assessment. Cambridge University
Presss, UK
52.

UNFCCC, 2005. Handbook on Vulnerability and Adaptation Assessment

53. World Bank. 2004. Vietnam - Green Corridor Project
54. World Bank. 2005. Vietnam Environment Monitor 2005-Biodiversity
55. World Bank, 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A
Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working Paper, February
2007.
56. World Bank, 2008, Báo cáo phát triển con người 2007-2008, chương 4:
Thích ứng với xu thế tất yếu: hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế, tr.
167-204
57. World Bank, 2010a. Convenient Solution to an Inconvenient Truth:
Ecosystem-Based Approaches to Climate Change. The World Bank.
58. World Bank, 2010b. World Development Report 2010: Development and
Climate Change. The World Bank.
59. World Bank. 2010. Potential climate change mitigation opportunities in the
agriculture and forestry sector in Vietnam: background paper.

100



60. World Bank. 2011, Climate-Resilient Development in Vietnam: Strategic
Directions for the World Bank
61. World Bank (Shah, F. and Ranghieri, F.), 2012. A workbook on planning for
urban resilience in the face of disasters: Adapting experiences from
Vietnam’s cities to other cities. The World Bank.
62. World Bank. 2012. Vietnam - Second Climate Change Development Policy
Operation Program.
63. World Bank. 2012. Vietnam - Climate Change Development Policy Project.
64.

World Bank. 2012. Main report. Vol. 1 of Vietnam - Forest Sector
Development Project.

65. World Bank. 2012. Data sheet. Vol. 2 of Vietnam - Forest Sector
Development Project.
66. WWF Vietnam, 2012. Rapid Integrated & Ecosystem-Based Assessment of
Climate Change Vulnerability & Adaptation for Ben Tre Province, Vietnam.

101


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình đánh giá tác động của thiên tai, thời tiết bất
thường và khả năng ứng phó với tác động biến đổi khí hậu
Phiếu số ………………………………
Xin q vị vui lịng cung cấp đầy đủ thông tin, những thông tin cung cấp theo
phiếu này chỉ nhằm phục vụ cho nghiên cứu luận văn thạc sỹ và hoàn toàn được

bảo mật.
Mã phiếu

Tên người phỏng vấn

Ngày phỏng vấn

Nguyễn Thị Sinh

…../…../2013

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
1. Họ tên người được phỏng vấn : ……………………………….
Giới tính:

Nam



Nữ 

Tuổi: …………… Dân tộc:
…………………………………………………
Trình độ học vấn:
……………………………………………………………
2. Địa chỉ hộ gia đình:
…………………………………………….………………………………
……
3. Số nhân khẩu trong gia đình: ……
……………………………………………

4. Số người hiện đang lao động (có thu nhập): …………….người
Nam:.............người

Nữ:...........người

5. Thời gian (gia đình) ơng/bà sống tại địa phương: …………. Năm
6. Nghề nghiệp:
-

………………………..:………..người

-

………………………..:………..người

-

………………………..:………..người

-

………………………..:………..người

-

………………………..:………..người


7. Thu nhập bình quân:…………………..đồng.hộ gia đình/tháng
8. Nguồn thu nhập chính từ ngành nghề:

o Trồng trọt
o Chăn ni
o Thủy sản (đánh bắt, thu hoạch, nuôi trồng)
o Công nghiệp (sản xuất muối)
o Du lịch và dịch vụ
o Ngành nghề khác
PHẦN II: NỘI DUNG
9. Cơ cấu sử dụng đất của gia đình ông/bà như thế nào?
TT

Loại đất

1

Đất thổ cư

2

Đất ruộng

3

Đầm

4

Vây

5


Đất khác

Diện tích

Tổng
10. Tài sản nhà cửa của các hộ gia đình
Loại
Nhà loại 1:
Nhà xây 2 tầng trở lên, hoặc nhà 1 tầng kiểu mới, tường sơn tốt,
có cơ vật chất tốt
Nhà loại 2:
Nhà cấp 4, được sửa sang tốt, sơn tường mới, mái ngói hoặc mái
bằng, đồ đạc gia đình được xắp xếp gọn gàng
Nhà loại 3:
Nhà cấp 4, nhà cũ, nền gạch/xi-măng/đất, mái ngói cũ hoặc mái
rạ, đồ đạc gia đình xắp xếp tềnh toàng
11.

Đánh dấu (X)


12. Ông/bà cho biết, khoảng 5 năm gần đây, nơi gia đình sinh sống có gặp
những thiên tai hay thời tiết bất thường nào?
T1

T2

T3

T4


T5

T6

T7

T8

T9

T10 T11 T12

Nhiệt độ
cao (nóng)
Khơ hạn
Nhiễm
phèn
Nhiễm mặn
Mưa bất
thường
Lũ lụt
Lốc xốy
Bão
Triều
cường
Sấm sét
Nhiệt độ
thấp (lạnh)
Xói lở bờ,

trượt đất
Các bất
thường
khác (*)
(*): (Liệt kê)
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


×