Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu phương pháp trắc quang xác định asen bằng thuốc thử safranine

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NGUYỄN LÊ THANH VÂN

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP TRẮC QUANG
XÁC NH ASEN BNG THUC TH SAFRANINE

Luận văn thạc sĩ khoa häc

Hà Nội - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NGUYỄN LÊ THANH VÂN

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP TRẮC QUANG
XÁC NH ASEN BNG THUC TH SAFRANINE

Chuyên ngành: Hóa phân tích
MÃ số: 60.44.29

Luận văn thạc sĩ khoa học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa häc: GS. TS. Trần Tứ Hiếu

Hà Nội - 2012


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG


HÌNH

Trang

Hình 1.1: Ảnh hƣởng của pH đến dạng tồn tại của asen....................... ...........4
Hình 1.2: Đồ thị ảnh hƣởng của pH/Eh đến dạng tồn tại của asen....................4
Hình 1.3: Bệnh ung thƣ da do asen gây ra......................................................11
Hình 1.4: Biểu đồ phân bố khu vực ô nhiễm asen trên thế giới......................13
Hình 1.5: Ơ nhiễm asen tại Việt Nam.............................................................15
Hình 1.6: Ơ nhiễm asen tại đồng bằng châu thổ sơng Hồng...........................16
Hình 3.1: Phổ hấp thụ quang của dung dịch Safranin khi có mặt As(III);
KIO3 và HCl.....................................................................................................33
Hình 3.2: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang theo thời gian.........................35
Hình 3.3 : Ảnh hƣởng của nồng độ KIO3 đến độ hấp thụ quang của dung dịch....37
Hình 3.4: Ảnh hƣởng của nồng độ Safranin đến độ hấp thụ quang của dung
dịch..................................................................................................................39
Hình 3.5. Đồ thị khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ HCl…………...................40
Hình 3.6: Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính xác định As(III).............……...49
Hình 3.7: Đƣờng chuẩn xác định As(III)...................................................….49
Hình 3.8: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 8…52
Hình 3.9: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 1....57
Hình 3.10: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 2..58
Hình 3.11: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 3. 59
Hình 3.12: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 4. 60
Hình 3.13: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 5..61
Hình 3.14: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 6..63
Hình 3.15: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 7..64
Hình 3.16: Đƣờng thêm chuẩn xác định As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 8..66



BẢNG
Bảng 1.1: Hàm lƣợng asen ở các vùng khác nhau trên thế giới……..............13
Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của nồng độ KIO3 đến phép phân tích…….................36
Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của nồng độ Safranin đến phép phân tích……............38
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của nồng độ HCl…………..........................................40
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của ion NO3- đến phép xác định As(III) 6,0ppm…….42
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của ion SO42- đến phép xác định As(III) 6,0ppm ........43
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của ion Ca2+ đến phép xác định As(III) 2,0ppm .........44
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của ion Ba2+ đến phép xác định As(III) 2,0ppm .........45
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của ion Zn2+ đến phép xác định As(III) 6,0ppm .........45
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của ion Fe3+ đến phép xác định As(III) 2,0ppm ........46
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của ion Cu+ đến phép xác định As(III) 2,0ppm ……47
Bảng 3.11: Khảo sát khoảng tuyến tính xác định As(III)………… …….......48
Bảng 3.12: Xác định hàm lƣợng asen trong mẫu nƣớc ngầm số 8…..............52
Bảng 3.13: Đánh giá độ lặp lại của phƣơng pháp…………….…...…….. ....54
Bảng 3.14: Thông tin về các mẫu nƣớc ngầm……………………………... 55
Bảng 3.15: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 1………..56
Bảng 3.16: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm số 2.....…….57
Bảng 3.17: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm 3...........…..58
Bảng 3.18: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm 4......……...59
Bảng 3.19: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm 5.......……..60
Bảng 3.20: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm 6.......……..62
Bảng 3.21: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm 7.................63
Bảng 3.22: Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm 8...........…..65


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Giới thiệu chung về asen ............................................................................ 3

1.1.1. Các dạng tồn tại và tính chất lý hóa học của asen (As) .......................... 3
1.1.1.1. Các dạng tồn tại của asen ..................................................................... 3
1.1.1.2. Tính chất vật lý..................................................................................... 5
1.1.1.3. Tính chất hóa học ................................................................................. 5
1.1.2. Độc tính của asen và sự tích lũy trong cơ thể ngƣời ............................... 9
1.1.3. Ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm trên thế giới và Việt Nam .................. 12
1.1.3.1. Ô nhiễm Asen trên thế giới ................................................................ 12
1.1.3.2. Ô nhiễm asen tại Việt Nam ................................................................ 15
1.2. Một số phƣơng pháp xác định Asen ........................................................ 17
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích đo quang phân tử ............................................. 17
1.2.1.1. Phƣơng pháp đo quang với bạc dietyl đithiocacbamat ...................... 17
1.2.1.2. Phƣơng pháp xanh molipden ............................................................. 17
1.2.1.3. Đo quang xác định asen sau khi hấp thụ asin bằng hỗn hợp ............. 18
1.2.1.4. Phƣơng pháp xác định asen bằng thuốc thử Leuco crystal violet (LCV) 19
1.2.1.5. Phƣơng pháp động học xúc tác .......................................................... 19
1.2.1.6. Xác định lƣợng vết As(III) bằng phƣơng pháp động học- trắc quang
dựa trên ảnh hƣởng ức chế phản ứng giữa kalibromua và kalibromat
trong môi trƣờng axit ............................................................................ 20
1.2.1.7. Xác định As(III) dựa trên hệ Ce(IV)/Ce(III). .................................... 20
1.2.1.8. Phƣơng pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS) .......................... 21
1.2.2. Phƣơng pháp huỳnh quang .................................................................... 23
1.2.2.1. Xác định As(III) bằng thuốc thử fluorescein ..................................... 23


1.2.2.2. Phƣơng pháp dòng chảy - huỳnh quang xác định axit dimethyl
arsinic(DMAA) trong thuốc diệt cỏ sử dụng phản ứng quang hóa trực tiếp 24
1.2.2.3. Xác định Asen bằng phƣơng pháp huỳnh quang phân tử với hệ thuốc
thử murexit – Cr(VI) ............................................................................. 24
1.2.2.4. Phƣơng pháp biosensor sử dụng vi khuẩn chỉ thị .............................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM ...................................................................... 27

2.1. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... 27
2.1.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp trắc quang xác định hàm lƣợng asen bằng
Safranin. ................................................................................................... 27
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
2.2. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị ....................................................................... 29
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị .................................................................................... 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 33
3.1. Nghiên cứu phƣơng pháp xác định As (III) dựa trên hệ phản ứng oxi hóa
khử As(III), KIO3 và Safranin. .................................................................... 33
3.1.1. Nghiên cứu chọn điều kiện tối ƣu của phản ứng chỉ thị ....................... 33
3.1.1.1. Phổ hấp thụ của sản phẩm phản ứng chỉ thị ....................................... 33
3.1.1.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian phản ứng ................................. 34
3.1.1.3. Ảnh hƣởng của nồng độ KIO3............................................................ 36
3.1.1.4. Ảnh hƣởng của nồng độ thuốc thử Safranine: ................................... 37
3.1.1.5. Ảnh hƣởng của nồng độ HCl: ............................................................ 39
3.1.2. Đánh giá phƣơng pháp phân tích .......................................................... 41
3.1.2.1. Độ chọn lọc của phƣơng pháp phân tích [21] .................................... 41
3.1.2.2. Khảo sát khoảng tuyến tính ................................................................ 47
3.2. Phân tích mẫu thực tế ............................................................................... 55
3.2.1. Xác định hàm lƣợng As(III) trong mẫu nƣớc ngầm ............................. 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67

6


MỞ ĐẦU
Hiện nay, môi trƣờng ô nhiễm là vấn đề mang tính tồn cầu, là hệ quả từ
khai thác mỏ, công nghiệp, nông nghiệp, và các hoạt động quân sự… Cùng
với ơ nhiễm hợp chất hữu cơ thì sự có mặt kim loại và á kim cũng là những
nguồn chính của ơ nhiễm nghiêm trọng có thể đe dọa sức khỏe con ngƣời

[19]. Trong số các nguyên tố độc hại asen (As) - ngun tố có tính độc, chức
năng sinh học rõ ràng đang đƣợc thế giới quan tâm.
Asen là một nguyên tố vi lƣợng rất cần thiết đối với quá trình sinh trƣởng
và phát triển của động thực vật. Asen cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong kỹ
thuật và đời sống nhƣ trong công nghiệp nhuộm, thuốc trừ sâu, dƣợc liệu,
…Tuy nhiên ở hàm lƣợng cao, asen gây tác hại to lớn đối với hệ sinh thái.
Asen cản trở quá trình quang hợp của cây, gây ra hiện tƣợng rụng lá ở thực
vật. Asen cũng rất độc hại đối với con ngƣời và động vật. Khi xâm nhập vào
cơ thể asen có thể gây hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm nhƣ các bệnh dạ dày,
rối loạn chức năng gan, hội chứng đen da và ung thƣ da,…[9] Độc tính của
asen rất khác nhau, asen (III) độc gấp 50 lần asen (V), asen ở dạng vô cơ độc
hơn ở dạng hữu cơ. Do đó hàm lƣợng asen trong mơi trƣờng luôn đƣợc quy
định ở những nồng độ rất thấp. Giới hạn cho phép của asen trong nƣớc sinh
hoạt theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới là 0,01 mg/l, theo tiêu chuẩn VN
5502 – 2003 là 0,01mg/l [8].
Nguồn gây ô nhiễm asen từ công nghiệp, sự đốt cháy các khoáng chứa
asen và nguồn khoáng trong tự nhiên giàu asen trong đó có sự hịa tan các
khống sunfua của asen trong đất là chủ yếu. Asen là thành phần tự nhiên của
lớp trầm tích vỏ trái đất nên nó thƣờng có mặt trong các tầng nƣớc ngầm và
nƣớc mặt. Ở một số khu vực trên thế giới, nƣớc ngầm có hàm lƣợng asen rất
cao do lớp trầm tích có cấu trúc, thành phần hóa học thuận lợi cho việc hòa
tan asen từ đất ra nƣớc. Hiện tƣợng này đƣợc phát hiện tại các khu vực đồng

1


bằng châu thổ thấp trũng, xảy ra lụt lội hàng năm, dịng chảy thủy văn chậm,
các lớp bồi tích trẻ thiếu oxy (mang tính khử) thuận lợi cho việc giải phóng
asen từ đất ra nƣớc. Ơ nhiễm asen trong nƣớc ngầm dùng cho sinh hoạt và
tƣới tiêu đã đƣợc phát hiện trong khoảng 20 năm qua tại Bangladet, Ấn độ,

Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Achentina, Chile, [18]… Ở Việt nam, sự
ô nhiễm asen đã đƣợc phát hiện ở nhiều nơi nhƣ Hà Nội, Hà Nam, Hải
Dƣơng, Phú Thọ, Cà Mau,… Nhiều nghiên cứu về ô nhiễm asen trong nƣớc
giếng khoan tại Việt Nam đã đƣợc tiến hành trong những năm vừa qua. Trong
số các phƣơng pháp phân tích nhƣ phƣơng pháp động học – trắc quang,
phƣơng pháp phổ khối plasma cảm ứng cao tần (ICP - MS), phƣơng pháp phổ
hấp thụ nguyên tử (AAS), hoặc nhiều phƣơng pháp khác ...thì phƣơng pháp
trắc quang là phƣơng pháp đang đƣợc quan tâm nghiên cứu để xác định asen
vì phƣơng pháp này có độ nhạy và độ chính xác cao, quy trình phân tích đơn
giản khơng tốn nhiều hố chất và khơng địi hỏi trang thiết bị đắt tiền. Vì vậy,
để đóng góp vào việc phát triển ứng dụng phƣơng pháp này với đối tƣợng
nghiên cứu là nƣớc ngầm chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu phƣơng pháp
trắc quang xác định asen bằng thuốc thử Safranine”.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về asen
1.1.1. Các dạng tồn tại và tính chất lý hóa học của asen (As)
1.1.1.1. Các dạng tồn tại của asen
Asen (ký hiệu As) có số nguyên tử là 33, là nguyên tố phổ biến thứ 12
trong vỏ trái đất chiếm 1.10-4% tổng số nguyên tử trong vỏ trái đất, khối
lƣợng nguyên tử của nó bằng 74,92; tồn tại chủ yếu ở dạng asen 3 và 5. Asen
có trong các khống vật sunfua: reanga (As 4S4), oripimen (As2S3). Nguyên tố
asen có một vài dạng thù hình, dạng kim loại và dạng khơng kim loại. Dạng
không kim loại của asen đƣợc tạo nên khi làm ngƣng tụ hơi của nó, khi đó
asen có màu vàng, dạng kim loại của asen có màu trắng bạc [3].
Trong tự nhiên, Asen không tồn tại ở dạng đơn chất mà tồn tại dƣới dạng
các hợp chất vô cơ (asenit, asenat) và hữu cơ (metyl asen, dimetyl asen).

Asen có mặt khắp nơi trong tự nhiên, trong đất, trong đá, trong khống,
trong quặng, trong các cơ thể sống…
Asen thƣờng có hàm lƣợng cao trong các khống của sắt, đồng, chì hoặc
trong những khống sunfua, trong đó khống asenopyrit có hàm lƣợng asen
cao nhất.
Tùy theo từng điều kiện môi trƣờng mà asen có thể tồn tại ở nhiều trạng
thái oxi hóa khác nhau: -3, 0, +3,+5. Trong nƣớc tự nhiên, asen tồn tại chủ
yếu ở 2 dạng hợp chất vô cơ là asenat [As(V)], asenit [As(III)]. As(V) là dạng
tồn tại chủ yếu của asen trong nƣớc bề mặt và As(III) là dạng chủ yếu của
asen trong nƣớc ngầm. Dạng As(V) hay các arsenate gồm AsO43-, HAsO42-,
H2AsO4-, H3AsO4; còn dạng As(III) hay các arsenit gồm H3AsO3, H2AsO3-,
HAsO32- và AsO33-. Asen còn tồn tại ở nhiều dạng hợp chất hữu cơ nhƣ:
metylasen, đimetylasen. Các dạng tồn tại của asen trong nƣớc phụ thuộc vào

3


pH và thế oxi hố khử Eh của mơi trƣờng. Ảnh hƣởng của pH đến dạng tồn tại
của asen đƣợc trình bày nhƣ trên hình 1.1 và hình 1.2 [35].

Hình 1.1: Ảnh hưởng của pH đến dạng tồn tại của Asen
Thế ơxi-hóa khử và pH là các yếu tố quyết định đến dạng tồn tại của
asen trong môi trƣờng. Ở điều kiện ơxi-hóa, và pH thấp (nhỏ hơn 6,9) dạng
H2AsO4- chiếm đa số, trong khi ở pH cao HAsO42- lại chiếm ƣu thế (H3AsO40
và AsO43- chỉ có thể tồn tại trong môi trƣờng axit mạnh và bazơ mạnh). Ở
điều kiện khử và pH thấp (<9,2) dạng As(III) không mang điện chiếm đa số
H3AsO3.

Hình 1.2: Đồ thị ảnh hưởng của pH/Eh đến dạng tồn tại của asen


4


1.1.1.2. Tính chất vật lý
Asen là ngun tố có một vài dạng thù hình dạng kim loại và khơng kim
loại. Asen tồn tại 3 dạng Asα: là dạng bền, tƣơng đối cứng giịn; Asβ: dạng vơ
định hình, giịn; Asγ: gồm nhiều phân tử As4 giả bền, mềm nhƣ sáp, dễ tan
trong dung môi CS2. As4 là dạng không kim loại, ở nhiệt độ thƣờng dƣới tác
dụng của ánh sáng nó chuyển sang dạng kim loại. Về tính chất vật lý Asen
mang tính chất của kim loại.
Tỷ trọng: 5,72g/cm3 ở 140C
Nhiệt độ nóng chảy: 8170C ở 37 atm
Nhiệt độ sơi: 6150C
Độ âm điện: χ = 2
M = 74,9216g/mol
Năng lƣợng ion hóa từ thứ nhất đến thứ 5 là: 10,5; 20,1; 28,0; 49,9; 62,5 eV.
1.1.1.3. Tính chất hóa học
Về mặt tính chất hóa học các hợp chất của Asen giống nhƣ tính chất của
một số phi kim.
 Tính chất của asin (AsH3) [4,5,10]
As3- thƣờng tồn tại dƣới dạng AsH3 hoặc asin hữu cơ. AsH3 có cấu tạo tƣơng
tự NH3, PH3.
Nó có một số tính chất vật lý sau:
- Độ dài liên kết As-H: 1,52Ao, góc liên kết 92o
- Năng lƣợng liên kết trung bình = 71 kcal/mol
- Nhiệt độ nóng chảy là: -116oC, nhiệt độ sơi là: -62oC
- Là chất khí khơng màu, nặng hơn khơng khí khoảng 2,7 lần và có mùi
hạnh nhân đắng hay mùi tỏi.
Về hóa tính:
AsH3 là hợp chất thu nhiệt nên dễ bị phân hủy khi đun nóng (300 oC),

asen bám lên thành bình tạo một lớp lấp lánh nhƣ gƣơng.

5


AsH3 có tính khử mạnh có thể bốc cháy trong khơng khí. Chúng khử
đƣợc muối của kim loại từ Cu trở về sau:
4AsH3 +10H2SO4 → 3SO2 + 4AsSO4(OH) + 14H2O + 3S↓
AsH3 + 6AgNO3 + 3H2O → 6Ag + 6HNO3 + H3AsO3
AsH3 bốc cháy trong khơng khí tạo thành As2O3
2AsH3 + 3O2 → As2O3 + 3H2O + 44,2 kcal
AsH3 tác dụng với HgCl2 tẩm trên giấy lọc tạo ra hợp chất có màu biến đổi từ
vàng → đỏ → nâu.
AsH2(HgCl) → AsH(HgCl)2 → As(HgCl)3 → As2Hg3
Tính chất này đƣợc áp dụng phân tích bán định lƣợng bằng phƣơng pháp so
màu. AsH3 tác dụng với I2/KI và I2/ CO32- ở pH = 8
AsH3 + 4I2 + 4H2O → H3AsO4 + 8I- + 8H+
 Tính chất hóa học của Asen hóa trị (III) [4,7,23]
Chủ yếu As(III) tồn tại ở dạng các hợp chất nhƣ: As 2O3, As2S3, AsCl3,
AsO33-, H2AsO3…
* As2O3: Là oxit màu trắng hay cịn gọi là asen trắng, ít tan trong nƣớc
(1,7g trong 100g H2O) ở 15oC dung dịch bão hòa chứa khoảng 1,5% As2O3.
Khi tan trong nƣớc tạo thành axit asenơ.
As2O3 + 3H2O → 2As(OH)3
As(OH)3 ≡ H3AsO3 là chất lƣỡng tính nhƣng tính axit trội hơn.
Dạng oxit của As2O3 ở trạng thái khí tồn tại dƣới dạng phân tử kép
As4O6.
Trạng thái rắn tinh thể có màu vàng. Ở 250oC tan vào nƣớc cho dung
dịch 2%. As2O3 tan tốt trong kiềm
As2O3 + 4NaOH → 2NaHAsO3 + H2O

Khi đun nóng, As2O3 bị C,H2 khử dễ dàng sinh ra kim loại
As2O3 + 6H2 → 2As + 3H2O

6


As2O3 (As4O6) thể hiện tính khử khi tác dụng với O3, H2O2, FeCl3,
K2CrO7, HNO3 khi đó ta có:
3As4O6 + 8HNO3 + 14H2O → 12H3AsO4 + 8NO↑
As2O3 tác dụng với kim loại trong môi trƣờng axit
As2O3 + 6Zn + 12HCl → 6ZnCl2 +2AsH3 + H2O
Phản ứng này ứng dụng trong phân tích định lƣợng.
* AsX3: cũng giống nhƣ hợp chất As2O3, AsX3 (X là Cl, Br, I, F) là những
hợp chất dễ dàng thủy phân tạo môi trƣờng axit
AsCl3 + 3H2O → H3AsO3 + 3HCl
AsF3, AsCl3 là chất lỏng không màu, sánh
AsBr3, AsI4 là chất rắn dễ nóng chảy
* Phản ứng hóa học của AsO33H3AsO3 khơng điều chế đƣợc ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung
dịch nƣớc.
Khi đó có cân bằng: H3AsO3 ↔ H2O + HAsO2
Kpl = 6.10-10 cân bằng chuyển dịch mạnh về phía phải.
* Tác dụng với Na2S và (NH4)2S
Các sunfua kim loại kiềm và sunfua amoni đều không tạo đƣợc kết tủa
sunfua với các dung dịch axit H3AsO3 trực tiếp mà tạo muối thio tan
H3AsO3 + 3Na2S → Na3AsS3 + 3N aOH
H3AsO3 + 3(NH4)2S → (NH4)3AsS3 + 3NH4OH
Nhƣng tác dụng giữa AsO33- và Na2S trong môi trƣờng axit HCl 6N tạo
kết tủa vàng
2AsO33- + 12H+ + 3Na2S → As2S3↓ + 6H2O + 6Na+
(vàng)

Có thể tách kết tủa ra đƣợc
* Tác dụng với H2S

7


Tác dụng với H2S trong môi trƣờng axit cho kết tủa màu vàng:
2H3AsO3 + 6HCl → 2AsCl3 + 6H2O
2AsCl3 + 3H2S → As2S3↓ + 6HCl
* Tác dụng với AgNO3
AsO33- + 3Ag+ → Ag3AsO3↓ vàng
Ag3AsO3↓ + 6NH4OH → 3[Ag(NH3)2]+ + AsO33- + 6H2O
* Tác dụng với dung dịch CuSO4
Dung dịch CuSO4 tác dụng với H3AsO3 khi có mặt xút ăn da cho kết
tủa màu vàng lục hyđroasenit đồng
H3AsO3 + CuSO4 → CuHAsO3↓ + H2SO4
NaOH hòa tan đƣợc kết tủa này và dung dịch có màu xanh tím
NaOH + CuHAsO3 → CuNaAsO3 + H2O
Phản ứng này đƣợc dùng trong phân tích định tính
* Tác dụng với Cr2O72- trong mơi trƣờng axit
3AsO33- + Cr2O72- + 8H+ → 3AsO43- + 2Cr3+ + 4H2O
* Tác dụng với I2
Phản ứng trong môi trƣờng NaHCO3 pH = 8
AsO33- + I2 + H2O → AsO43- +2I- + 2H+
Phản ứng này áp dụng phân tích định lƣợng và định tính.
 Các hợp chất của Asen (V) [4,7]
As (V) thƣờng tồn tại ở dạng các hợp chất nhƣ : As 2O5, As2S5, AsCl5,
AsO43-, As(OH)6, H3AsO4… As (V) có mức oxi hóa cao nhất của Asen. Hợp
chất As(V) có tính axit mạnh hơn tính bazơ.
* As2O5: trong các hợp chất As(V) thì hợp chất As2O5 là chất hình khối

giống thủy tinh.
Nó không bền, tan trong nƣớc và bị thủy phân mạnh, có tính chất tƣơng
tự P2O5.

8


As2O5 + 3H2O → 2H3AsO4
As2O5 phân hủy ở nhiệt độ cao (400oC) thành oxi và oxit có số oxi hóa
thấp hơn.
2As2O5 → As4O6 + 2O2
Tác dụng với HCl
2As2O5 + 8HCl → As4O6 + 4H2O + 4Cl2
* As2S5: Có màu vàng, không tan trong nƣớc và HCl chỉ tan trong NaOH
và HNO3 đặc, nƣớc cƣờng thủy.
As2S5 + 6NaOH → Na3AsS4 + Na3AsO3S + 3H2O
3As2S5 + 10HNO3 đặc + 4H2O → 6H3AsO4 + 10NO + 15S
* Dạng AsO43- và H3AsO4
- Tác dụng với H2S
Trong môi trƣờng axit HCl 6N nguội, asenic sẽ tác dụng với H2S tạo ra S
ngay nhƣng dung dịch vẫn không màu, chỉ một thời gian khi As(V) bị khử về
As(III) thì kết tủa vàng mới xuất hiện.
H3AsO4 + H2S → H3AsO3 + S↓ + H2O
2H3AsO3 + 6HCl → 2AsCl3 + 6H2O
2AsCl3 + 3H2S → As2S3↓ + 6 HCl
(vàng)
- Tác dụng với hỗn hợp MgCl2, NH3 và NH4+
H3AsO4 + MgCl2 + 3NH4OH → MgNH4AsO4 ↓+ 2NH4Cl + 3H2O
1.1.2. Độc tính của asen và sự tích lũy trong cơ thể người
Asen là chất độc mạnh có khả năng gây ung thƣ cao, liều LD50 đối với

con ngƣời là 1 – 4 mg/kg trọng lƣợng cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các
trạng thái oxi hóa của asen mà asen thể hiện tính độc khác nhau. Cả As(III) và
As(V) đều là những chất độc, các hợp chất asen vô cơ độc hơn so với asen

9


hữu cơ [1]. Tính độc của asen theo thứ tự: AsH3>asenit> asenat >
monomethyl arsenoic axit (MMAA) > dimethyl arsenic axit (DMAA). Có
khoảng 60 – 70% asen vơ cơ đi vào cơ thể và đƣợc giải phóng ra ngồi bằng
đƣờng nƣớc tiểu ở dạng DMAA và MMAA [26,28].
- Cơ chế gây độc của As(III)
Khi bị nhiễm độc AsO3-, As(III) sẽ tấn cơng vào nhóm hoạt động –SH
của enzym, khóa chặt chức năng hoạt động của enzym làm tê liệt hoạt động
của enzym. Khi bị nhiễm As(III) ở nồng độ cao, nó sẽ làm đơng tụ protein có
thể là do As(III) tấn cơng vào các liên kết có nhóm sunfua trong protein [14].
- Cơ chế gây độc của As(V) (AsO4-): có tính chất tƣơng tự nhƣ PO43-, nó
sẽ thực hiện phản ứng thay thế PO43- gây ức chế enzym ngăn cản tạo ra chất
ATP (Adenozin triphotohat) là chất sản sinh ra năng lƣợng cho cơ thể. Khi bị
nhiễm AsO4- sẽ tham gia phản ứng thế PO43-, tạo ra sản phẩm không phải là
ATP, nên không sản sinh ra năng lƣợng cho cơ thể [14].
Tóm lại, tác dụng độc của asen là do nó làm đơng tụ protein, tác dụng
với nhóm chức hoạt động –SH của enzym làm cho enzym bị thụ động hóa,
mất hẳn khả năng hoạt động sinh hóa của enzym, phá hủy q trình photphat
tạo ATP.
Những chất có thể giải độc Asen là những hợp chất có chứa các nhóm chức
–SH, ví dụ 2,3- dimecaptopropanol. Hợp chất này có thể tạo phức với AsO33-,
nhờ vậy mà AsO33- không phản ứng với các nhóm –SH của enzyme nữa.
Asen đƣợc xem nhƣ là chất gây ung thƣ đối với con ngƣời nhƣng khả
năng gây ung thƣ phụ thuộc vào các dạng hóa học của asen nhƣ trạng thái oxi

hóa. Một tỷ lệ nhỏ asen sau khi đi vào cơ thể sẽ đƣợc tích tụ trong các phần
của cơ thể và sau đó sẽ đƣợc bài tiết ra ngồi qua tóc, móng, da, phân và mồ
hơi. Sự tích lũy asen trong cơ thể sau 5 – 10 năm sẽ gây ra bệnh về asen [35].
Các bệnh thƣờng gặp khi bị nhiễm độc asen là ung thƣ da, bàng quang và ung

10


thƣ phổi và gan... Điều này thƣờng xảy ra ở vùng có sự phơi nhiễm asen hoặc
những vùng có hàm lƣợng asen cao trong nƣớc uống [20,25].

Hình 1.3: Bệnh ung thư da do asen gây ra
Sự phơi nhiễm asen vô cơ xảy ra trong cơ thể thơng qua đƣờng hít khí
bụi cơng nghiệp và q trình chuyển hóa qua đƣờng thức ăn và nƣớc uống. Sự
phơi nhiễm asen hữu cơ xảy ra chủ yếu thông qua chuỗi thức ăn. Nếu một
ngày hít lƣợng bụi asen từ 0,1  4 g/ngày và cơ thể hấp thụ một lƣợng thức
ăn có hàm lƣợng asen ở khoảng từ 7  330 g/ngày thì sau khi đi vào cơ thể
có khoảng 80  100% lƣợng asen đƣợc hấp thụ qua dạ dày và lá phổi; 50 
70% asen đƣợc bài tiết qua đƣờng nƣớc tiểu và một lƣợng nhỏ đƣợc hấp phụ
qua đƣờng tóc, móng tay, móng chân [28].
Ung thƣ da là độc tính phổ biến nhất của asen. Với những vùng có hàm
lƣợng asen trong nƣớc sinh hoạt < 300 g/l, trung bình (300 – 600 g/l), cao
(>600 g/l) thì tỷ lệ ung thƣ da tƣơng ứng sẽ là 2,6/1000; 10,1/1000 và
24,1/1000 [29].
Sức khỏe của con ngƣời bị ảnh hƣởng do quá trình chuyển hóa asen vơ
cơ trong nƣớc ngầm đã trở nên phổ biến. Các nghiên cứu gần đây cho thấy
asen vô cơ có thể thực hiện q trình chuyển hóa trong cơ thể bằng hai quá
trình đan xen nhau: sự khử liên tục và sự methyl hóa: sự khử asen (V) thành
asen (III), tiếp theo là oxi hóa methylasen (V) [20,23]. Trong máu As(V)
đƣợc khử thành As(III) và đƣợc đƣa tới tế bào gan rồi đƣợc methyl hóa tạo


11


thành methylasonate (MA) và dimethylarsenate (DMA). Các hợp chất đƣợc
tạo thành sau q trình methyl hóa ít độc hơn so với asen vơ cơ, do vậy q
trình chuyển hóa này đƣợc xem nhƣ là cơ chế giải độc asen [20]. Một số
nghiên cứu gần đây chỉ ra As vô cơ hóa trị III đã đƣợc methyl hóa trong cơ
thể có tính độc khác nhau trong các loại tế bào của cơ thể. Trong tế bào gan,
axit monomethylarsonơ (MMA) độc gấp 26 lần so với As(III), trong một số
loại tế bào (tế bào gan, tế bào da, tế bào cuống phổi) monomethylarsine
(MMAO) độc hơn so với As vơ cơ hóa trị III [20].
1.1.3. Ô nhiễm asen trong nước ngầm trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay do sự bùng nổ dân số thế giới, vấn đề cung cấp nƣớc sạch cho
sinh hoạt đang là một vấn đề lớn mà xã hội quan tâm. Trong khi nguồn nƣớc
bề mặt: sông, suối, ao, hồ đang ngày càng bị ô nhiễm nặng bởi nƣớc thải sinh
hoạt, nƣớc thải từ các nhà máy công nghiệp thì việc sử dụng nguồn nƣớc
ngầm nhƣ là một giải pháp hữu hiệu cho việc cung cấp nƣớc sạch. Nƣớc
ngầm ít chịu ảnh hƣởng bởi các tác động của con ngƣời. Chất lƣợng nƣớc
ngầm thƣờng tốt hơn chất lƣợng nƣớc bề mặt. Trong nƣớc ngầm, hầu nhƣ
khơng có các hạt keo hay cặn lơ lửng, các chỉ tiêu vi sinh trong nƣớc ngầm
cũng tốt hơn. Tuy nhiên, khi khai thác nguồn nƣớc ngầm, chúng ta phải đối
mặt với một vấn đề rất đáng lo ngại, đó là việc nhiễm độc kim loại nặng, đặc
biệt là asen. Nguồn asen có trong nƣớc ngầm chủ yếu do sự hoà tan các hợp
chất có chứa asen trong đất, đá do q trình phong hố, hoạt động núi lửa và
một phần do q trình sản xuất cơng, nơng nghiệp tạo ra.
1.1.3.1. Ơ nhiễm Asen trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có hàng chục triệu ngƣời đã bị bệnh đen và rụng
móng chân, sừng hoá da, ung thƣ da… do sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt có

nồng độ asen cao. Nhiều nƣớc đã phát hiện hàm lƣợng asen rất cao trong
nguồn nƣớc sinh hoạt nhƣ Canada, Alaska, Chile, Arhentina, Trung Quốc,

12


India, Thái Lan, Bangladesh ... Sự có mặt của asen ở các vùng khác nhau trên
thế giới đƣợc tổng hợp trong bảng 1.1 và hình 1.4 [30].
Bảng 1.1: Hàm lượng asen ở các vùng khác nhau trên thế giới

Hình 1.4: Bản đồ phân bố khu vực ô nhiễm asen trên thế giới [30]
Ở Trung Quốc, trƣờng hợp bệnh nhân nhiễm độc asen đầu tiên đƣợc phát
hiện từ năm 1953. Số liệu thống kê cho thấy 88% nhiễm qua thực phẩm, 5%
từ khơng khí và 7% từ nƣớc uống. Đến năm 1993 mới có 1546 nạn nhân mắc
căn bệnh Asenicosis (bệnh nhiễm độc asen) nhƣng cho đến thời điểm này đã
phát hiện 13500 bệnh nhân, trong số 558000 ngƣời đƣợc kiểm tra ở 462 làng
thuộc 47 vùng bị liệt vào khu vực nhiễm asen cao. Trên cả nƣớc Trung Quốc

13


có tới 13 - 14 triệu ngƣời sống trong những vùng có nguồn nƣớc bị ơ nhiễm
asen cao, tập trung nhiều nhất ở tỉnh An Huy, Sơn Tây, Nội Mông, Ninh Hạ,
Tân Cƣơng. Tại Sơn Tây đã phát hiện 105 làng bị ô nhiễm asen. Hàm lƣợng
asen tối đa thu đƣợc trong nƣớc uống là 4,43 mg/l gấp tới 443 lần giá trị asen
cho phép của tổ chức y tế thế giới WHO (10μg/l).
Khu vực có vấn đề lớn nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Ganges
nằm giữa Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh (Theo Chowdhury và cộng
sự, 1999). Ở Tây Bengal, trên 40 triệu ngƣời có nguy cơ nhiễm độc asen do
sống trong các khu vực có nồng độ asen cao. Tới nay đã có 0,2 triệu ngƣời bị

nhiễm và nồng độ asen tối đa trong nƣớc cao gấp 370 lần nồng độ cho phép
của WHO. Tại Bangladesh, trƣờng hợp đầu tiên nhiễm asen mới đƣợc phát
hiện vào năm 1993, nhƣng cho đến nay có tới 3000 ngƣời chết vì nhiễm độc
asen mỗi năm và 77 triệu ngƣời có nguy cơ nhiễm asen. Tổ chức Y tế Thế
giới đã phải coi đây là "vụ nhiễm độc tập thể lớn nhất trong lịch sử".
Con số bệnh nhân nhiễm độc asen ở Archentina cũng có tới 20 000
ngƣời. Ngay cả các nƣớc phát triển mạnh nhƣ Mỹ, Nhật Bản cũng đang phải
đối phó với thực trạng ơ nhiễm asen. Ở Mỹ, theo những nghiên cứu mới nhất
cho thấy trên 3 triệu ngƣời dân Mỹ có nguy cơ nhiễm độc asen, mức độ nhiễm
asen trong nƣớc uống dao động từ 0,045 – 0,092 mg/l. Còn ở Nhật Bản,
những nạn nhân đầu tiên có triệu chứng nhiễm asen đã đƣợc phát hiện từ năm
1971, cho đến năm 1995 đã có 217 nạn nhân chết vì asen.

14


1.1.3.2. Ơ nhiễm asen tại Việt Nam

Hình 1.5: Ơ nhiễm asen tại Việt Nam
Do cấu tạo tự nhiên của địa chất, nhiều vùng của nƣớc ta nƣớc ngầm bị
nhiễm asen (thạch tín). Theo thống kê chƣa đầy đủ, ở nƣớc ta hiện có khoảng
hơn 1 triệu giếng khoan, nhiều giếng trong số này có nồng độ asen cao hơn từ
20-50 lần theo tiêu chuẩn của Bộ Ytế 0,01mg/l, gây ảnh hƣởng xấu đến sức
khoẻ, tính mạng của cộng đồng. Vùng nƣớc bị nhiễm asen của nƣớc ta khá
rộng nên việc cảnh báo nhiễm độc từ nƣớc giếng khoan cho khoảng 10 triệu
dân là rất cần thiết. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vùng châu thổ sơng
Hồng có nhiều giếng khoan có hàm lƣợng asen cao vƣợt quá tiêu chuẩn của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và vƣợt quá tiêu chuẩn Bộ Y tế Việt Nam
(0,01mg/l). Những vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là phía Nam Hà Nội,
Hà Nam, Hƣng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dƣơng.


15


Hình 1.6: Ơ nhiễm asen tại đồng bằng châu thổ sông Hồng
Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng phát hiện ra nhiều giếng khoan có
hàm lƣợng asen cao nằm ở Đồng Tháp và An Giang. Sự ô nhiễm asen ở miền
Bắc hiện phổ biến và cao hơn ở miền Nam. Qua điều tra cho thấy 1/4 số hộ
gia đình sử dụng trực tiếp nƣớc ngầm không qua xử lý ở ngoại thành Hà Nội
đã bị ô nhiễm asen, tập trung nhiều ở phía Nam thành phố (20,6%), huyện
Thanh Trì (41%) và Gia Lâm (18,5%). Điều nguy hiểm là asen không gây
mùi khó chịu khi có mặt trong nƣớc ngay cả khi ở hàm lƣợng gây chết ngƣời
nên nếu không phân tích mẫu mà chỉ bằng cảm quan thì khơng thể phát hiện
đƣợc sự tồn tại của asen. Bởi vậy các nhà khoa học cịn gọi asen là “sát thủ vơ
hình’’. Hiện nay có khoảng 13,5% dân số Việt Nam (10-15 triệu ngƣời đang
sử dụng nƣớc ăn từ giếng khoan nên rất dễ bị nhiễm asen).
Từ năm 1999, tổ chức UNICEF, một số cơ quan chính phủ Việt nam, các
viện nghiên cứu đã bắt đầu tập trung nghiên cứu một cách nghiêm túc về asen
và tìm hƣớng giảm nhẹ.

16


1.2. Một số phƣơng pháp xác định Asen
1.2.1. Phương pháp phân tích đo quang phân tử
1.2.1.1. Phương pháp đo quang với bạc dietyl đithiocacbamat
Dùng H mới sinh để khử asen vơ cơ thành asin và dẫn khí asin vào ống
hấp thụ chứa bạc Đietylđithiocacbamat (AgDDC) trong piridin hoặc
cloroform. Khi đó asin bị hấp thụ tạo dung dịch có màu đỏ tím và tiến hành
đo độ hấp thụ quang ở bƣớc sóng  = 535 nm.

AsH3 + 6AgDDC = AsAg33AgDDC + 3H-DDC
AsAg33AgDDC + 3NR3 + 3 HDDC = 6Ag + As(DDC)3 + 3(NR3HDDC)
Trong đó NR3 là bazơ hữu cơ bậc 3 cần thiết cho sản phẩm cuối cùng
hình thành các hạt keo bạc quyết định màu tím đỏ.
Tạp chất AgNO3 ngăn cản phép xác định do tăng cƣờng độ màu, đƣợc
loại bỏ bằng cách hồ tan AgDDC trong piridin sau đó pha loãng bằng nƣớc,
lọc tách DDC, rửa bằng nƣớc trên giấy lọc.
Trong quá trình khử, hợp chất asen thành asin đồng thời cũng tạo ra các
hợp chất dễ bay hơi: SbH3, PH3, GeH3, H2S. Những chất này sau đó cũng tác
dụng với AgDDC cho màu tƣơng tự nhƣ asen. Do đó, để hạn chế ảnh hƣởng
ta phải cho hơi đi qua ống làm sạch chứa bơng thuỷ tinh có tẩm
Pb(CH3COO)2. Để loại trừ ảnh hƣởng của một số nguyên tố và tăng hiệu quả
của quá trình khử thì ngƣời ta khử trƣớc dung dịch bằng cách đƣa SnCl2 và KI
vào (KI, SnCl2 sẽ loại trừ ảnh hƣởng của Pb, muối Ni và làm tăng quá trình
khử asen thành asin) [11].
1.2.1.2. Phương pháp xanh molipden
Nguyên tắc của phƣơng pháp là As(V) phản ứng với molipdat tạo thành
axit dị đa, axit này bị khử bằng hidrazin, SnCl2, hydroquinon hay axit
ascorbic tạo thành molipden xanh hấp thụ quang ở λmax = 840 nm
H3AsO4 + 12(NH4)2MoO4 + 21HNO3 → 12(NH4)3[AsMo12O40] ↓ vàng +
21NH4NO3

17


Trƣớc khi xác định phải chuyển tất cả các dạng của As về As(V). Các
chất gây ảnh hƣởng Ge, SiO2, P loại bằng chƣng cất, ion PO43-, SiO33- gây cản
trở bị loại bằng chiết clorofom. Phƣơng pháp này thƣờng sử dụng xác định
asen trong quặng có Ge. Giới hạn nồng độ asen cho phép xác định bằng
phƣơng pháp này là 0,01 – 0,2 ppm [22,34]

1.2.1.3. Đo quang xác định asen sau khi hấp thụ asin bằng hỗn hợp
AgNO3-PVA-C2H5OH
Mẫu chứa As(III) và As(V) đƣợc xử lý với KI, NaBH4 trong môi trƣờng
H2SO4 tạo thành asin:
2NaBH4 + 6H3O → 2H3BO3 + 2Na+ + 14H+
12H+ + 2As3+ → 2AsH3 + 3H2 (H+ hidro mới sinh)
Khí asin sinh ra đƣợc hấp thụ vào dung dịch hỗn hợp AgNO 3-HNO3-PVAC2H5OH sẽ tạo ra Ag3As.3AgNO3
AsH3 + 6AgNO3 → Ag3As.3AgNO3 +3HNO3
Ban đầu asin sinh ra phản ứng theo phƣơng trình trên sau đó bị nƣớc
phân hủy theo phản ứng:
2Ag3As.3AgNO3 + 3H2O → 12Ag + As2O3 + 6HNO3
Nhƣng trong dung mơi C2H5OH-H2O thì phản ứng này khơng xảy ra.
Ag3As.3AgNO3 có màu vàng, trong mơi trƣờng axit nitric rất lỗng nó có
thể bền từ 1 đến 2 ngày. Trong dung dịch hấp thụ, nó đƣợc giữ ổn định bởi
rƣợu etylic và axit nitric và đƣợc phân tán đều trong dung dịch khi có mặt
PVA. Đo quang dung dịch sản phẩm phản ứng có màu vàng ở bƣớc sóng 408
nm. Điều kiện tiến hành phản ứng ở nhiệt độ 20-35oC, dung dịch hấp thụ thích
hợp pha từ các dung dịch PVA 1%, AgNO3 0,012M (trong HNO3 4M),
C2H5OH 96% theo thứ tự và tỉ lệ thể tích tƣơng ứng là 1:1:2. Giới hạn định
lƣợng là 1,34 μg As, giới hạn phát hiện là 0,447 μg trong mẫu. Phƣơng pháp
này cho phép xác định tổng lƣợng vết As trong mẫu thực tế với độ nhạy và
chọn lọc cao vì đã qua quá trình tách và làm giàu Asen bằng cách cất asin [16]

18


1.2.1.4. Phương pháp xác định asen bằng thuốc thử Leuco crystal violet (LCV)
Các tác giả Omiagrawal, G.Sunita và V.K.Gupta đã nghiên cứu một
phƣơng pháp xác định lƣợng vết asen trong mẫu mơi trƣờng và sinh học bằng
thuốc thử tím tinh thể Leuco (LCV). Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở phản

ứng của As(III) và KIO3 giải phóng I2. I2 tiếp tục oxi hóa chọn lọc thuốc thử
LCV hình thành sản phẩm màu là tím tinh thể khi có mặt NaOH.
Chất màu tạo thành có cực đại hấp thụ ở 592 nm. Một số kết quả của
phƣơng pháp này: khoảng tuyến tính theo định luật Lambert-Beer là 0,1 μg –
1 μg/ 25ml dung dịch cuối (0,004-0,04 ppm), giới hạn phát hiện là 0,002 μg
As/ml, giá trị độ hấp thụ mol phân tử là 1,49.106 Lmol-1cm-1, phƣơng pháp
loại trừ đƣợc ảnh hƣởng của hầu hết các ion thơng thƣờng có mặt trong nƣớc.
Các tác giả đã áp dụng phƣơng pháp này để xác định As(III) trong các mẫu
môi trƣờng và sinh học nhƣ mẫu tóc, mẫu móng, mẫu huyết thanh, nƣớc tiểu
và các mẫu nƣớc giếng, nƣớc thải, mẫu thực vật… Các kết quả có độ thu hồi
cao và đồng nhất với kết quả kiểm định của phƣơng pháp chuẩn[31].
1.2.1.5. Phương pháp động học xúc tác
Phƣơng pháp này dựa trên tác dụng của chất phân tích với phản ứng chỉ
thị. Đo tốc độ phản ứng chỉ thị khi nồng độ chất định phân trong phản ứng là
hằng số. Ta có phản ứng tốc độ:
Dx/dt = k.(a-x).C.∏c
k: hằng số tốc độ
a: nồng độ ban đầu của chất A
a-x: nồng độ chất asen ở thời điểm t
c: nồng độ chất định phân
∏c: tổng nồng độ chất còn lại và là hằng số
Phƣơng pháp động học xúc tác là phƣơng pháp đơn giản, ít tốn kém, có
thể xác định As(III) dựa trên tác dụng xúc tác của nó với phản ứng oxy hóa

19


×