Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 49 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2019 - 2020
TÊN DỰ ÁN DỰ THI:
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng
dịng họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi

Hải Phòng


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hóa, khoa bảng dòng họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Phịng” đã hồn thành. Để hồn thành đề tài có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo
Trần Nhật Giáp – Giáo viên trường THPT Nguyễn Khuyến, sự ủng hộ giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường THPT huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng.
Chúng em chân thành cảm ơn Ban tổ chức Cuộc thi đã tạo ra một sân chơi
khoa học đầy bổ ích và thú vị, giúp chúng em tư duy một cách logic và sáng tạo, tích
lũy được kinh nghiêm quý báu về tư duy khoa học thơng qua cuộc thi. Chúng em
cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Nhật Giáp, các thầy cô giáo
và bạn bè, người thân trong gia đình đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho chúng em
hoàn thành nội dung nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 05
tháng và được ghi nhận là những trải nghiệm thú vị của bản thân khi ứng dụng những
kiến thức đã được học vào thực tế, tìm hiểu sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, kiến thức của chúng em còn hạn chế, việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn
nhiều bỡ ngỡ nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Chúng em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của thầy cơ, các bạn học sinh và


những người quan tâm… để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ

3


TÊN MỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Câu hỏi nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
1.1. Đối tượng khảo sát
1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3. Kế hoạch nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm truyền thống
1.1.2. Khái niệm dòng họ
1.1.3. Văn hóa dịng họ
1.1.4. Khoa bảng
1.1.5. Truyền thống văn hóa, khoa bảng dịng họ
1.1.6. Giữ gìn và phát huy truyền thống
1.2. Khái quát về xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng
1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
1.2.2. Truyền thống hiếu học, khoa bảng

2. Nguồn gốc lịch sử và sự phát triển của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
2.1. Nguồn gốc lịch sử
2.2. Sự phát triển của dòng họ Trần xã Cổ Am
3. Truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am
3.1. Gia phong của dòng họ
3.2. Truyền thống hiếu học, khoa bảng
3.3. Truyền thống yêu nước, cách mạng
3.3.1. Thời kỳ phong kiến
3.3.2. Thời kỳ tiền khởi nghĩa
3.3.3. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945
3.4. Sự nghiệp trước tác của dòng họ Trần xã Cổ Am
3.5. Một số di sản văn hóa tiêu biểu
3.5.1. Chùa Mét – xã Cổ Am: Di tích lịch sử cấp quốc gia
3.5.2. Đền thờ Quận Công Trần Bá Minh – Tại làng Trung Am, xã Lý
Học: Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
3.5.3. Chùa Đơng A – Tại xóm 4, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo
4. Một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ Trần xã Cổ Am
4.1.Thời phong kiến và thực dân Pháp đô hộ
4.2. Thời kỳ tiền khởi nghĩa
4.3. Thời kỳ sau cách mạng tháng tám năm 1945 tới nay

Trang
6
7
7
7
8
8
8

8
8
8
9
9
9
9
9
10
10
10
10
10
10
10
11
11
12
12
12
14
16
16
16
17
17
19
19
20
20

21
21
22
23
4


5. Những giải pháp dòng họ Trần - xã Cổ Am đã làm để giữ gìn và phát huy
truyền thống dòng họ
6. Những việc chưa làm được của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng
7. Giải pháp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dịng
họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phịng trong giai đoạn hiện nay
7.1. Nhóm giải pháp kiến nghị, đề xuất với dòng họ và các cấp các ngành
7.2. Nhóm giải pháp hành động thực tiễn của nhóm nghiên cứu
7.2.1. Biên soạn cuốn tài liệu về “Truyền thống văn hóa và khoa bảng
của dịng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng”
7.2.2.Thành lập trang Fanpage Facebook
7.2.3. Tham gia vào các hoạt động bảo tồn, quảng bá khu quần thể di
tích chùa Mét – Nhà thờ đại tơn của dịng họ
7.2.4. Phối kết hợp với BCH đoàn trường phát động Cuộc thi “Tìm hiểu
về truyền thống văn khóa, khoa bảng của dịng họ Trần xã Cổ Am”.
8. Khảo sát và đánh giá hiệu quả của nhóm giải pháp hành động thực tiễn
8.1. Khảo sát thực trạng nhận thức về việc giữ gìn và phát huy giá trị văn
hóa, khoa bảng dịng họ Trần xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo,Hải Phịng.
8.2. Thơng tin trang Facebook
V. KẾT LUẬN VỀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

25
26
26
27
27
28
28
29
29
29
32
33
35

5


MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong truyền thống của mình, người Việt Nam ln đề cao các quan hệ gia
đình, họ hàng, dịng tộc. Ðiều này thể hiện qua câu tục ngữ “một giọt máu đào hơn
ao nước lã” mà qua bao đời mọi người đều đã thuộc nằm lịng, coi đó là ngun tắc
ứng xử cần được tơn trọng. Nói đến dịng họ là nói đến huyết thống thiêng liêng, là
nói đến nguồn cội với sự ngưỡng vọng, thành kính của mỗi người con trong họ tộc:
“…Con người có tổ, có tơng
Như cây có cội, như sơng có nguồn…”
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em với hơn 300 dòng họ (Theo số liệu đăng
ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO - Việt Nam). Các dịng họ
Việt Nam đã góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có
những dịng họ nịng cốt vươn lên nắm giữ vương quyền lãnh đạo. Nhiều dịng họ

thơng qua công đức tên tuổi các danh nhân trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, tín ngưỡng đã trở thành những danh gia vọng tộc lưu truyền hậu thế.
Trong những trang sử anh hùng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam, họ
Trần có những đóng góp to lớn, tiêu biểu là những chiến cơng hiển hách chống giặc
ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, nhân dân ta đã ba lần đánh thắng quân
Nguyên – Mông, đội quân xâm lược hùng mạnh, hung bạo bậc nhất của thế giới trong
thế kỷ thứ XIII. Nói về triều Trần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét, đánh giá:
“ Thời Trần văn giỏi, võ nhiều
Ngoài dân thịnh vượng trong triều hiền minh”.
Dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng là một dịng
họ lâu đời, có bề dày lịch sử - văn hóa, có truyền thống vẻ vang, đáng tự hào, sản sinh
ra nhiều người con ưu tú, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước, được ghi trong nhiều trang sử sách và lưu truyền trong dân gian. Cụ thủy tổ
họ Trần xã Cổ Am là Trần Khắc Trang, là võ tướng thời Trần, là con nuôi của Thiên
tử và vợ ông là vú nuôi của một vị vua Trần. Theo gia phả thì ơng ở xã Trần Xá,
huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Tương truyền sau khi
thất bại trong cuộc giao chiến với bọn giặc Minh xâm lược vào năm 1407, Trần Khắc
Trang đã đem gia đình vào khu rừng Mét mai danh ẩn tích. Trong thời gian ẩn cư,
ơng đã xây dựng ngơi chùa trên nền đất gia đình và có tên gọi chùa Mét. Chùa nay
vẫn cịn, ở đây cịn có bảo tháp đặt mộ chí ghi rõ tên tuổi, chức vụ ơng. Dịng dõi ơng
nhiều người đỗ đạt cao. Trong thời kỳ phong kiến Cổ Am có 3 người đỗ đại khoa thi
họ Trần chiếm 2 người là: Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến
chức Hữu thị lang bộ binh, khi mất còn được truy phong chức Tả thị lang. Trần Công
Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm; đi dẹp giặc bị
tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Các nhà Trần Tiêu (1900 - 1954)
6


và Khái Hưng (Trần Khánh Dư) (1896 - 1947) đều là di duệ của Trần Khắc Trang.
Sau các mạng tháng tám năm 1945 có nhiều người họ Trần xã Cổ Am đỗ đạt, thành

danh trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước như GS Trần
Bảng (lĩnh vực chèo), NSND Trần Đắc (Đạo diễn điện ảnh), PGS.TS Trần Trọng Hải
(y học), PGS.TS Trần Trọng Hựu (Luật pháp),...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng thì vai
trị của dịng họ đối với việc định hướng bản sắc văn hóa gia đình, dịng tộc là rất
quan trọng. Truyền thống dịng họ góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lịch sử dòng họ cũng như những đóng góp của dịng
họ với đất nước là vấn đề rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.
Qua việc tìm hiểu và thống kê bước đầu cho thấy, cho đến nay đã có một số tài
liệu của các tác giả đi trước viết về dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành
phố Hải Phòng như:
- Kỷ yếu hội thảo “Chùa Mét – Những giá trị lịch sử văn hóa” nhân kỷ niệm
430 năm ngày mất của Danh nhân văn hố trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm do Giáo
hội phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phịng phối hợp với Viện nghiên cứu tơn giáo
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội vào tháng 1 năm 2016.
- Kỷ yếu “Họ Trần huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng”, NXB Hải Phòng
năm 2017.
- Cuốn “80 năm lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Cổ Am”.
- Cuốn “Tiến sĩ nho học Hải Dương” - Chuyên khảo được Hội đồng chỉ đạo
biên soạn Địa chí Hải Dương xuất bản thành sách với tiêu đề "Tiến sĩ nho học Hải
Dương (1075-1919)" - Năm 1999.
- Sách “Các nhân vật lịch sử Hải Phịng” - Sở Văn hóa Thơng tin Hải Phịng &
Thư viện Tổng hợp Thành phố Hải Phòng, do Nhà xuất bản Hải Phịng, 1998,...
Nhìn chung, các tác giả với các cơng trình, bài viết nêu trên đã đề cập đến các
nội dung: Nguồn gốc, một số nhân vật tiêu biểu, một số di sản của dòng họ Trần ở
huyện Vĩnh Bảo nói chung và họ Trần xã Cổ Am nói riêng. Tuy nhiên, các tư liệu cịn
rời rạc, ít thơng tin, chưa đầy đủ, thiếu toàn diện, chưa hệ thống về q trình phát
triển, truyền thống văn hố, khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am và đánh giá về
những đóng góp của dịng họ đối với q hương, đất nước còn hạn chế, chưa đầy đủ.

Là một người con có nguồn gốc dịng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phịng, ln được ơng bà, bố mẹ và người thân giáo dục về truyền
thống của dòng họ, tự hào về truyền thống dòng họ, mong muốn được đóng góp cơng
sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dịng họ, chúng tơi
đã quyết định chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng
dịng họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
7


II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài hướng đến phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nguồn gốc và lịch sử phát triển dòng họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phịng như thế nào?
- Truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng được thể hiện như thế nào?
- Những đóng góp của dịng họ đối với quê hương, đất nước?
- Giải pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống dòng họ Trần ở xã Cổ Am,
huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay?
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các truyền thống văn hóa, khoa bảng của dịng họ Trần ở xã Cổ
Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Từ đó thấy được những đóng góp về
chính trị, văn hóa của dòng họ Trần xã Cổ Am với quê hương, đất nước trong lịch sử
cũng như trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
- Đề xuất giải pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống dòng họ Trần ở xã Cổ
Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
1.1. Đối tượng khảo sát

Đề tài nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử phát triển và văn hóa truyền thống tiêu
biểu của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng cũng như
những đóng góp của dịng họ này đối với lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Trên cơ sở tài liệu hiện có, chúng tơi tìm hiểu lịch sử, văn
hóa, khoa bảng dòng họ Trần xã Cổ Am trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến
năm 2019 (bắt đầu từ nguồn gốc là cụ Thủy tổ cho đến hiện nay).
- Phạm vi khơng gian: Chủ yếu, chúng tơi tìm hiểu dịng họ Trần xã Cổ Am
trên địa bàn xã Cổ Am; họ Trần làng Trung Am xã Lý Học; họ Trần làng Dương Am
xã Trấn Dương thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng. Nhưng trong q trình
phát triển, dịng họ Trần xã Cổ Am có sự lan tỏa đi các nơi khác. Do đó, trong đề tài
chúng tơi có đề cập đến một số khơng gian có liên quan (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng; tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, thành phố Hà Nội,…).
1.3. Kế hoạch nghiên cứu
- Từ 01/6/2019 đến 30/6/2019: hình thành ý tưởng, tìm giáo viên hướng dẫn và
người bảo trợ.
- Từ 01/7/2019 đến 15/7/2019 lập kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm tài liệu.
- Từ 15/7/2019 đến 30/7/2019: Sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến các kiến thức về giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống khoa bảng của dòng
họ Trần xã Cổ Am.
8


- Từ 01/8/2019 đến 30/8/2019: nghiên cứu nguồn gốc dòng họ Trần ở xã Cổ Am
và sự phát triển của dịng họ Trần ở xã Cổ Am. Tìm hiểu truyền thống văn hóa, khoa
bảng dịng họ Trần ở xã Cổ Am. Những nhân vật tiêu biểu của dòng họ Trần xã Cổ
Am trong lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Điền dã khảo sát thực tế tại chùa
Mét, các dòng họ Trần xã Cổ Am trong huyện, phỏng vấn người cao tuổi và trưởng
tộc của dòng họ tại địa bàn nghiên cứu.
- Từ 01/09/2019 đến 15/09/2019 đề xuất những giải pháp giữ gìn và phát huy

truyền thống dịng họ.
- Từ ngày 16/09/2019 đến 30/9/2019: Thiết kế nội dung đăng tải các bài viết trên
các trang mạng. Tiến hành các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa
khu di tích chùa Mét.
- Từ 01/10/2019 đến 30/10/2019 viết báo cáo và hoàn thiện đề tài.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử: Tác giả vận dụng phương pháp này để để tìm hiểu
nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Trần xã Cổ Am. Thông qua
các nguồn tư liệu, tác giả làm rõ được giá trị văn hóa cũng như giá trị lịch sử của
dịng họ trong lịch sử văn hóa nước nhà. Từ đó đánh giá một cách khách quan những
đóng góp to lớn về kinh tế, văn hóa của dịng họ đối với lịch sử quê hương và lịch sử
dân tộc. Đặc biệt, thông qua công tác xử lý tư liệu, tác giả làm rõ được truyền thống
hiếu học từ đời xưa truyền lại trong dòng họ. Là một nét đẹp trong văn hóa dịng họ
nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
- Phương pháp logic: Trên cơ sở khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử văn
hóa truyền thống của mảnh đất và con người nơi đây, tác giả đã làm rõ được ý nghĩa
to lớn của những truyền thống trong dòng họ nhất là truyền thống hiếu học. Để hình
thành nên truyền thống tốt đẹp đó là cả một quá trình từ khi mới hình thành của dòng
họ. Từ đời thứ nhất cụ tổ đã là dòng dõi Hoàng tộc nhà Trần, là người yêu nước.
Những đời con cháu kế tiếp về sau ln có sự đóng góp cho cơng cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước. Đây cũng chính là lý do mà dịng họ Trần xã Cổ Am xứng đáng
được vinh danh và đề cao không chỉ thời trước mà trong cả xã hội hiện đại ngày nay.
Các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau, khơng chỉ là người trong dịng tộc mà đối
với cả người Việt Nam cũng ln thể hiện lịng biết ơn sâu sắc.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu thống kê: Đây là phương
pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu sử
học nói riêng.
- Nguồn tài liệu liên quan đến đề tài được nghiên cứu: được thu thập tương đối

đa dạng, phong phú, bao gồm các tài liệu thành văn, lưu trữ và tài liệu điền dã. Trong
đề tài tác giả sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu của dòng họ Trần - Cổ Am như: Gia phả,
văn bia. Các tác phẩm trực tiếp đề cập tới lịch sử dịng họ. Để có được thơng tin đầy
9


đủ, chính xác, tác giả đã tiến hành sử lý, tổng hợp số liệu có đủ độ tin cậy phục vụ
mục đích nghiên cứu đề tài và đưa ra những nhận định, kết luận cho đề tài ở các cách
tiếp cận khác nhau.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Quá trình hình thành, phát triển của dịng
họ Trần - Cổ Am đã có những đóng góp to lớn trong lịch sử văn hóa quê hương nói
riêng và dân tộc nói chung. Để làm rõ được điều đó, tác giả cần đánh giá khách quan,
căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Ở đây tác giả chú ý tới gia
phong, tinh thần hiếu học, sự đóng góp trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa của dịng họ
Trần xã Cổ Am cho quê hương đất nước. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu để giúp các thế hệ con cháu mai sau được học tập nhiều hơn. Đồng thời cũng sẽ
là những tấm gương sáng trong công cuộc rèn đức luyện tài cho cộng đồng xã hội.
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Được vận dụng trong quá trình đi khảo sát
thực tế ở địa phương, với các kỹ năng quan sát, phỏng vấn người cao tuổi và trưởng
tộc của dòng họ tại địa bàn nghiên cứu... Trên sơ sở đó, tác giả có so sánh, giám định
tư liệu để có được những căn cứ khoa học nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp chuyên gia: Khi nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành tham khảo
ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa, dịng họ, lãnh
đạo các phịng, ban của của huyện,… từ đó, đưa ra những kết luận, nhận định xác
thực cho đề tài.
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm truyền thống
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, chúng tôi chọn khái niệm trong cuốn Từ

điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học do Hồng Phê chủ biên định nghĩa truyền
thống là “Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền lại
từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
1.1.2. Khái niệm dịng họ
Có rất nhiều định nghĩa về dịng họ người Việt của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Chung quy lại có thể hiểu như sau: dịng họ là một tổ chức cơ sở gồm
nhiều gia đình cùng dòng máu, cùng tổ tiên quy hợp với nhau thành dịng họ. Chính
mối quan hệ quan trọng nhất - mối quan hệ huyết thống đó đã khiến dịng họ người
Việt hình thành hàng loạt mối quan hệ khác: quan hệ kinh tế với chế độ lưu giữ và
trao truyền gia sản, quan hệ tín ngưỡng thờ tổ tiên mà trước hết là thờ thủy tổ, quan
hệ cộng đồng của các thành viên cùng sống trong một thiết chế xã hội được tổ chức
theo nguyên tắc luân lý… Đây là một quan niệm mang tính chất tiền đề lý luận mà
chúng tơi sử dụng cho nghiên cứu về dịng họ và văn hóa dịng họ trong đề tài này.
1.1.3. Văn hóa dịng họ
Trong cơng trình này, chúng tơi nghiên cứu văn hóa dịng họ bao hàm các
thành tố: Những giá trị vật thể như gia phả, bia ký, từ đường, lăng mộ…; các giá trị
phi vật thể như bề dày truyền thống của dòng họ (truyền thống hiếu học, khoa bảng;
truyền thống yêu nước, cách mạng; sự nghiệp trước tác của dòng họ;...); quy ước
dòng họ, việc thờ cúng tổ tiên và nghi lễ, mối quan hệ giữa các thành viên nội tộc,
mối quan hệ với xã hội; vai trò và vị trí của dịng họ đối với sự phát triển của địa
10


phương, đối với đất nước…
1.1.4. Khoa bảng
Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt: Khoa bảng là cái bảng danh dự, liệt kê tên
họ các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử thời phong kiến, phần lớn được tuyển
chọn làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa bảng là tính từ để chỉ
những người đỗ đạt này.
1.1.5. Truyền thống văn hóa, khoa bảng dịng họ

Từ các khái niệm trên và khả năng của bản thân, trong phạm vi đề tài chúng tôi
nghiên cứu truyền thống văn hóa, khoa bảng dịng họ trên các phương diện sau:
- Gia phong của dòng họ.
- Truyền thống hiếu học, khoa bảng.
- Truyền thống yêu nước, cách mạng.
- Sự nghiệp trước tác của dịng họ.
- Di sản văn hóa.
- Một số nhân vật tiêu biểu của dịng họ.
1.1.6. Giữ gìn và phát huy truyền thống
Là bảo vệ, nối tiếp, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
1.2. Khái quát về xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng
1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Cổ Am nằm ở tận cùng phía Đơng nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng,
nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có diện tích 337 ha, là nơi sinh
sống của hơn một nghìn hộ dân. Tên cũ của Cổ Am là vùng Kẻ Úm. Kẻ Úm là từ Hán
Nôm dịch ra quốc ngữ là Cổ Am (Kẻ - Cổ, Úm – Am). Dưới thời Bắc thuộc, Cổ Am
thuộc Châu Hồng. Đến thời nhà Lý, nhà Trần (thế kỷ XI - XIV), Cổ Am thuộc
huyện Tứ Kỳ và Đồng Lại. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Cổ Am thuộc
huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), Cổ
Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, trấn Hải Dương. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945,
Cổ Am là một trong 7 làng thuộc tổng Đông Am (gồm Cổ Am, Đông Am, Liễu Điện,
Tây Am, Đồng Lại, Vạn Hoạch, Hội Am). Đến tháng 3 năm 1956, làng Cổ Am được
tách riêng thành xã Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo. Cổ Am hiện nay có 5 thôn: Thôn
Lê Lợi; thôn Minh Khai; thôn Quốc Tuấn; thôn Thuận Hịa; thơn Gia Cát.
Theo tộc phả, phả ký, văn bia cho thấy người về định cư tại Cổ Am thuở sơ
khai thường là một gia đình, một số gia đình, sau đó phát triển thành dịng họ. Từ
cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX số gia đình ở các nơi khác về định cư tiếp theo
rồi phát triển thành những dòng họ mới và cho đến ngày nay tại Cổ Am có 28 dịng
họ lớn nhỏ. Họ Nguyễn, họ Trần, họ Đào, họ Trịnh, họ Lê, họ Bùi... là những dòng họ
lớn ở Cổ Am.

1.2.2. Truyền thống hiếu học, khoa bảng

11


Theo từ xa xưa, vùng đất này đã nổi tiếng là làng văn hiến, hiếu học với nhiều
ông nghè, ông cống, nhiều bậc trí sĩ đỗ đạt bảng vàng thuở trước.Người nơi khác biết
đến Cổ Am vì nơi đây là vùng đất học: “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện”.
Theo thống kê của các nhà chép sử địa phương, Cổ Am có tới 28 dịng họ.
Trong đó họ Trần, họ Đào và họ Nguyễn là các dòng họ lớn nhất đồng thời cũng là
các dịng họ có nhiều người đỗ đạt nhất. Sử sách còn ghi lại trong thời kỳ phong kiến,
ngay từ thế kỷ XV, Cổ Am đã có hàng chục sĩ tử theo học tại Quốc Tử Giám, Chiêu
văn quán, Tú lâm cục. Trong thời kỳ phong kiến Cổ Am cơ 3 người đỗ đại khoa đó
là: cụ Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang
Bộ binh, khi mất còn được truy phong chức Tả thị lang; cụ Trần Công Hân đỗ tiến sĩ
năm 1733 khi mới 32 tuổi, là một trong “tứ hổ Tràng An”, nổi tiếng là có học vấn
uyên thâm bậc nhất thời bấy giờ; Lê Huy Thái đỗ Phó Bảng năm 1846, đời nhà
Nguyễn. Dưới Triều Nguyễn, ngồi một người đỗ phó bảng là Lê Huy Thái thì Cổ
Am có 19 người đậu thi Hương (cử nhân). Nhiều người Cổ Am được bổ nhiệm làm
các chức quan to. Tiêu biểu: Đào Trọng Kỳ từng giữ chức Thượng thư bộ Lại, Hiệp
biện đại học sĩ; Trần Mỹ làm tổng đốc tỉnh Thái Bình; Lang Trung Bộ hình Vũ Thế
Thấu; Đào Trọng Thiều làm Hàn lâm viện thị độc học sĩ,...
Đến những năm đầu thế kỷ XX, hai cây bút lừng danh của của nhóm Tự lực
văn đồn là nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Giư) và nhà văn Trần Tiêu là hậu duệ
của họ Trần xã Cổ Am.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, có điều kiện được học tập tốt hơn, Cổ
Am có nhiều người đỗ đạt cao, giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, nhà nước:
GS.TS, Trung tướng Hồng Phương, ngun Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự Việt Nam. GS.TS-Viện sĩ Đào Trọng
Thi – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

GS Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam; GS Đào Mạnh Thuật,
Vụ trưởng vụ đào tạo; GS Đào Trọng Côn, nguyên hiệu trưởng Đại học nông nghiệp
Huế; PGS.TS Trần Trọng Hựu - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội
khóa X; GS Trần Bảng, Nguyên Vụ trưởng vụ nghệ thuật sân khấu chèo; PGS.TS
Trịnh Khắc Mạnh nguyên Viện trưởng viện Hán Nơm và cịn nhiều các GS, TS tiêu
biểu khác cũng được sinh ra tại nơi đây. Theo thống kê của địa phương, đến năm
2016 xã Cổ Am có gần 90 người có học hàm GS, PGS, học vị tiến sĩ, chiếm khoảng
50% số tiến sĩ của toàn huyện người Vĩnh Bảo và hàng trăm thạc sĩ,hàng nghìn cử
nhân.
2. Nguồn gốc lịch sử và sự phát triển của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
2.1. Nguồn gốc lịch sử

12


Dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng là một dịng
họ lâu đời và có bề dày lịch sử, có mặt tại Cổ Am từ năm 1407. Đây cịn là dịng họ
có nguồn gốc quyền q và có vị thế trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Theo gia phả dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo và qua nghiên cứu, tìm
hiểu các văn bia tại chùa Mét cho biết: Cụ thủy tổ là Trần Khắc Trang (không rõ năm
sinh, năm mất) quê ở huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân (nay thuộc huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam). Ngài là con nuôi của Hồng Đế triều Trần, Ngài rất có hiểu biết và tận
tâm phục vụ vua Trần. Ngài giữ chức Vũ lâm vệ Trung lang tướng, Tri Phụng thần vệ
sự, lãnh Tam tự quân, thống lãnh Bắc ngạn bộ quân. Thủy tổ bà là Đỗ Thị Ngọc Cực,
tên hiệu Thích Già, Tỳ khâu phu nhân. Thủy tổ bà đảm nhận trọng trách lớn việc
phục vụ trong cung Thánh mẫu mẹ của Thượng Hoàng. Đứng đầu trong các việc thư
sách, trang phục, chăn gối, đèn dầu.
Sách chính sử cùng gia phả họ Trần xã Cổ Am đã ghi: Khi nhà Minh xâm lược
nước ta, vào tháng 3 năm 1407, Trần Khắc Trang, cùng tướng Đỗ Nhân Giám chỉ huy

quân bộ ở bờ bắc (cửa Hàm Tử), chiếu đấu chống giặc và Trần Khắc Trang bị thương.
Ông được một tỳ tướng người Cổ Am đưa về giấu ở đây để chữa vết thương. Sau khi
thất bại trong cuộc chiến với nhà Minh, ông đã đem gia quyến về khu rừng Mét (ở Cổ
Am) nương náu, an cư sinh sống, khai khẩn rừng hoang lập lên ruộng vườn, trang ấp,
cùng gia thuộc ở lại lập nghiệp. Ơng đã bỏ tiền xây dựng ngơi chùa trên mảnh đất mà
gia đình đã khai hoang phục hóa ở khu rừng Mét. Lúc đầu là ngôi từ đường thờ cúng
tổ tiên của dịng họ, sau đó theo thời gian và những biến đổi thế thái, nhà thờ tổ đã
dần được chuyển thành ngôi chùa tại gia, rồi trở thành chùa làng tên gọi chùa Mét.
Chùa nay vẫn còn, ở đây cịn có bảo tháp đặt mộ chí ghi rõ tên tuổi, chức vụ ông.
Theo văn bia “Bia ruộng đất” tại chùa Mét cho biết khi định cư ở đây ơng làm
nhà ở phía tây làng, khai khẩn mở mang đất đai, sau vùng đất vốn hoang sơ này trở
thành tụ điểm dân cư đông đúc. Ruộng đất được dòng họ Trần khai khẩn khá nhiều,
lưu truyền con cháu đến thời Lê và thời Nguyễn vẫn được duy trì, có sổ bạ và khắc
lên bia đá.
2.2. Sự phát triển của dòng họ Trần xã Cổ Am
Theo gia phả của dịng họ Trần xã Cổ Am, tính từ đời cụ thủy tổ Trần Khắc
Trang từ năm 1407 tới nay, dòng họ đã trải qua lịch sử phát triển hơn 610 năm, với 24
- 25 đời con cháu và phát triển thành nhiều ngành, nhiều chi tại quê hương và ở nhiều
nơi. Cụ thể:
- Tại xã Cổ Am có 10 ngành họ Trần, bao gồm: Trần Đình – thơn 2 (ngành
trưởng), Trần Đình – thơn 2 (ngành thứ), Trần Xn – thôn 2, Trần Đăng – thôn 2,
Trần Quốc – thôn 3, Trần Trọng – thôn 4; Trần Văn - thôn 1, Trần Trọng – thôn 1,
Trần Đức – thôn 1, Trần Văn – thôn 2.

13


- Tại các xã khác trong huyện Vĩnh Bảo có: Họ Trần làng Trung Am – xã Lý
Học; Họ Trần Văn làng Dương Am – xã Trấn Dương; Họ Trần Viết – thơn Lơi Trạch
– xã Hịa Bình; Họ Nguyễn Bá (Trần Hữu) – Thôn Tiền Am – Xã Lý Học.

- Một số chi họ Trần gốc Cổ Am sống ở các địa phương khác: Họ Trần Kim ở
Thanh Hóa; họ Trần Hợp ở Hà Nội, Thanh Hóa; một số chi họ Trần tại Phú Thọ;
Thụy Anh – tỉnh Thái Bình; Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương,…
Hiện nay con cháu họ Trần xã cổ Am còn lại ở quê hương chỉ khoảng 1/3 số
lượng người trong dòng họ.
3. Truyền thống văn hóa, khoa bảng của dịng họ Trần xã Cổ Am
3.1. Gia phong của dòng họ
Họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo là một dịng họ khơng chỉ có truyền
thống “sùng văn, thượng võ”, mà cịn có nền nếp gia phong rất thuần hậu, thể hiện
phẩm chất hiền lành, chịu khó, thương người, sống hồ thuận, kính trên, nhường
dưới, ăn ở có trước có sau, có tơn ty trật tự.
Cụ thủy tổ Trần Khắc Trang là một người yêu ước, thương dân, giàu hiếu
nghĩa. Ngài vốn là võ tướng thời Trần mạt, là con nuôi của Thiên tử được vua Trần
trọng dụng, được giữ chức “Vũ lâm vệ trung lang tướng, Tri Phụng Thần vệ sự”. Khi
Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400, ông vẫn được tin dùng. Khi nhà Minh
xâm lược nước ta, tuy biết thế nước suy vi, nhưng với tấm lòng yêu nước, thương
dân, Ngài vẫn cùng với nhà Hồ thống lĩnh quân binh chống lại quân xâm lược Minh
ở vùng Bắc Ngạn, anh dũng đánh giặc và bị thương. Ngài đã được một tỳ tướng
người Cổ Am đưa về giấu ở đây để chữa trị vết thương. Sau đó, Ngài đã đưa gia đình
về Cổ Am nương náu rồi định cư ở đây và xây dựng cơ nghiệp. Biết ơn người đã cứu
mình Ngài đã nhận tì tướng họ Nguyễn người Cổ Am làm con ni, đổi thành họ
Trần, sau này cịn chia đất cho làm ăn sinh sống, lập nghiệp. Trong gia phả đã ghi:
“Lại có riêng một khu đất trong xã ở xứ Đồng Dâu giao cho con nuôi người họ
Nguyễn ở giáp Chính Phần”.
Đến đời thứ 4 có cụ Trần Ơng Sóc vốn là danh sĩ nhà Lê, vì chán cảnh quan
trường nên đã bỏ về đi tu tại ngay chùa Mét của gia đình và làm thầy đồ dạy học
miễn phí cho trẻ em trong vùng.
Đời thứ 5 có cụ Trần Phúc Khanh làm quan triều Lê, về làng Trung Am, xã Lý
Học dựng nghiệp, lập lên chi họ Trần tại nơi đây và có nhiều cơng lao với dân làng
được sắc phong là Thần Hoàng làng.

Đời thứ 7 có cụ Trần Phúc Minh, làng Trung Am, xã Lý Học làm quan triều
Mạc, giữ tới chức “Vũ đại tướng, Hữu thị lang, kiêm chưởng lục khanh Trần quận
công”. Cụ là người u nước, thương dân, có nhiều cơng lao với quê hương. Thấy
quê hương có con đê ngăn mặn ở vùng Hải Đông Dương đã đắp từ đời nhà Lý, song
hàng năm bão táp nước mặn vào đồng ruộng, mùa màng bị thất bát, nhân dân gặp
nhiều khó khăn, khổ cực. Cụ đã dâng sớ xin triều đình để đắp đê lấn biển, cho thuyền
và binh lính đến vùng Đơng Triều lấy đá và cho con cháu của mình xuống đắp đê lấn
14


biển, khai khẩn đất hoang, cùng nhân dân ở đây xây dựng lên làng ấp (nay là vùng
đất Dương Am – xã Trấn Dương - huyện Vĩnh Bảo). Cụ còn dùng 183 mẫu ruộng tư
điền của gia đình làm ruộng công điền, chia cho nhân dân cày cấy sinh sống.
Đến đời thứ 15, có quan tuần phủ Trần Mỹ, đỗ cử nhân khoa Thành Thái, năm
Tân Mão (1891), cũng là người thương dân, giàu hiếu nghĩa. Trần Mỹ có cơng biên
soạn bản “Thần tích làng Thanh Am huyện Gia Lâm” nói về Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Thần tích ghi được các sắc phong, ngày giỗ của thân phụ, thân mẫu, tập
Bạch Vân am thi tập và cả bài văn tế đọc trong ngày giỗ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc
biệt cụ Trần Mỹ là người rất trọng tình nghĩa, tình cảm trước sau như một. Theo cố
nhà văn Nghiêm Đa Văn trong bài viết “Mẹ tơi kể về Tự Lực văn đồn: Những
người mất cả vốn lẫn lời" (Bài đăng Văn học & Dư Luận số 5-1992) ghi theo lời kể
của bà Nguyễn Thị Thừa (Trần Thị Thừa), con út của cụ Nguyễn Đức Tiết cho biết:
Quan tuần phủ Trần Mỹ có ba người bạn đồng khoa thân thiết là: Cụ cử Tiết làng
Diêm Điền, cụ cử Nguyễn làng Xuân Cầu và cụ cử Đặng làng Hành Thiện. Cụ cử
Tiết, tên thật là Nguyễn Đức Tiết, người làng Diêm Điền tổng Hổ Đội, huyện Thụy
Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình đỗ cử
nhân khoa Mậu Tý (1888), nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Ông từng
tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo; Cụ cử
Nguyễn, tên thật là Nguyễn Đạo Quán (1867-?) người làng Xuân Cầu, huyện Văn
Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), đỗ Cử nhân khoa

Tân Mão (1891), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1898).
Ơng làm Tri huyện, sau đó bỏ quan đi dạy học; Cụ cử Đặng, tên thật là Đặng Xuân
Viện (1880 - 1958), người tại làng Hành Thiện (nay thuộc xã Xuân Hồng,
huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), là con thứ tư của cụ nghè Đặng Xuân Bảng,
học rộng nhưng khơng chun về cử nghiệp. Ơng đã làm Thừa phái tỉnh Hưng n
và Hịa Bình, được dăm năm thì xin nghỉ. Ơng có tham gia vào phong trào Đơng
Kinh Nghĩa Thục, bị thực dân phóng kiến theo dõi và bắt quản thúc ở quê nhà. Tình
bằng hữu của các cụ nhà nho ngày xưa rất đặc biệt. Mỗi người một chí hướng, mỗi
người một cảnh ngộ nhưng tình bạn trước sau như một. Cụ Trần Mỹ làm quan cho
triều đình đến tổng đốc, đã nhận các con bạn “làm giặc" về nuôi là con, cho ăn học
thành tài. Cụ Cử làng Hành Thiện có các con trai là cậu Khóa Thiều (Đặng Xuân
Thiều), cậu Khóa Khu (Đặng Xuân Khu); cụ Cử làng Xuân Cầu là người đỡ đầu cho
cháu ruột là bác giáo Hoan (Nguyễn Công Hoan); cụ Cử làng Diêm Điền có bác
Khóa Cảnh (Nguyễn Đức Cảnh),... Khi cụ tuần Trần Mỹ trị nhậm ở Thái Bình, Nam
Định, tất cả các bác, các cậu đều về ở nhà cụ và học ở trường Thành Chung - Nam
Định, trừ một vài người đỗ vào trường bảo hộ tức trường Bưởi Hà Nội. Sau này nhiều
người trở thành con cái của các người bạn đồng khoa ngày nào, đều thành danh:
Khóa Cảnh tức Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng, người
lãnh đạo đầu tiên của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và là Tổng biên tập đầu tiên của báo
Lao động; Giáo Hoan sau này thành nhà văn nổi tiếng Nguyễn Cơng Hoan; Khóa
Thiều là Đặng Xuân Thiều là chiến sĩ cộng sản, nhà thơ cách mạng; Riêng Đặng
Xn Khu có bí danh là Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt
Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam, ơng cịn là thơ với bút
danh Sóng Hồng.
15


Nửa đầu thế kỷ XX có nhà văn Trần Tiêu, đời thứ 17 họ Trần xã Cổ Am. Mặc
dù xuất thân trong một gia đình quan lại quyền quý (cha ông là quan Tuần phủ Trần
Mỹ), nhưng ông rất thương cảm với những người nông dân nghèo khổ và căm ghét

bọn cường hào ác bá. Ông là một nhà văn độc đáo.... Trần Tiêu viết về những người
nghèo khổ với sự thương cảm giàu tính nhân văn. Làng quê trong tác phẩm của Trần
Tiêu như những bức tranh buồn, tĩnh lặng tuy khơng xáo trộn nhiều nhưng vẫn mang
tính bi kịch như bao làng quê trong cuộc đời cũ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị
cho các thế hệ sau.
Trong nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế ký XXI có PGS.TS - Thầy thuốc nhân
dân Trần Trọng Hải. Ơng là người rất thương cảm và có nhiều việc làm giúp ích với
các bệnh nhân bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt
Nam. Ơng nhận thấy rằng, cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ tiến hành với 80 triệu lít
chất hóa học được rải xuống, trong đó có khoảng 400 kg dioxin đã khiến cho khoảng
4,8 triệu người bị phơi nhiễm dioxin, 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam.
Chính vì nỗi đau ấy, ơng đã xin thành lập Dự án “Tổ chức phục hồi chức năng tại
cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam”. Đây là dự án mang tính xã hội và nhân văn cao, góp phần trực tiếp giải quyết
hậu quả chất độc hóa học/dioxin lên sức khỏe con người. Sau 4 năm triển khai, dự án
đã cung cấp dịch vụ và chuyển giao kiến thức về phục hồi chức năng cho ba tỉnh
tham gia dự án, đã tiến hành điều tra cơ bản và phát hiện nhu cầu về phục hồi chức
năng cho 14.886 nạn nhân và người khuyết tật, đạt 170% kế hoạch đề ra; đã xây dựng
và đào tạo được mạng lưới cộng tác viên phục hồi chức năng tại cộng đồng; đã tổ
chức khám cho 6.670 nạn nhân và người khuyết tật ở ba tỉnh, 7.600 nạn nhân được
phục hồi chức năng tại nhà, 343 nạn nhân đã được phẫu thuật hoặc phục hồi chức
năng tại bệnh viện, 820 nạn nhân được cấp phát dụng cụ tự tạo cho người khuyết tật.
Dự án đã xây dựng phần mềm quản lý thông tin người khuyết tật, 1.740 lượt cộng tác
viên và các cán bộ y tế địa phương được tập huấn, 223 cán bộ y tế của 60 tỉnh và 14
trường đại học trên toàn quốc được đào tạo chuyên ngành về phục hồi chức năng cho
nạn nhân chất độc hóa học dioxin, xây dựng được 3 văn phòng quản lý nạn nhân ở 3
huyện. Dự án đã hỗ trợ công tác xây dựng tài liệu hướng dẫn về tổ chức phục hồi
chức năng cho nạn nhân, đã phát hành 29.800 cuốn tài liệu hướng dẫn phục hồi chức
năng.
Ngày nay, các gia đình họ Trần xã Cổ Am luôn chấp hành tốt mọi chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt chủ chương nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa. Hàng năm, theo bình xét của chính quyền địa phương, hầu như 100%
gia đình trong họ Trần xã Cổ Am đều đạt gia đình văn hóa. Trong đó số nhiều gia
đình của dịng họ đạt gia đình văn hóa cấp huyện, cấp thành phố…
3.2. Truyền thống hiếu học, khoa bảng

16


3.2.1. Truyền thống hiếu học, khoa bảng của họ Trần xã Cổ Am được thể hiện
nổi bật trên các phương diện đó là: coi trọng việc học hành, coi trọng người có học,
có nhiều người đỗ đạt cao, được hình thành từ lâu đời và truyền từ đời này sang đời
khác.
Trong thời kỳ phong kiến, từ thế kỷ XV có nhiều người họ Trần xã Cổ Am học
tập trong Quốc tử giám, Chiêu văn quán, Tú lâm cục và có nhiều người đỗ đạt cao.
Trong số 3 vị đỗ đại khoa người Cổ Am thì họ Trần có 2 vị đó là:
+ Tiến sĩ Trần Lương Bật (1631 - ?) - đời thứ 9: Năm 34 tuổi đỗ Đệ tam giáp
đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị 2 (1664). Ông làm quan tới
chức Binh bộ Hữu thị lang, tước Nam. Sau khi mất được tặng chức Tả thị lang
(Tương đương chức Thứ trưởng ngày nay).
+ Tiến sĩ Trần Công Hân (1702 - ?) - đời thứ 10: Thi Hương đỗ Giải nguyên,
ông làm quan tri huyện. Sau đó ơng tiếp tục thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733), năm 32 tuổi. Ông làm quan tới chức
Hàn Lâm viện Đãi chế. Tử trận được phong tặng Đơng các đại học sĩ.
Ngồi hai vị đỗ đại khoa kể trên, theo thống kê chưa đầy đủ trong thời kỳ
phong kiến họ Trần xã Cổ Am cịn có hơn 30 người đỗ cử nhân, hơn 40 người đỗ tú
tài, được giữ nhiều trọng trách trong triều đình và địa phương như: tổng đốc, tri phủ,
tri huyện,...
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhất là từ khi đất nước hịa bình thống nhất,
người họ Trần xã Cổ Am có điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học, phát huy

truyền thống cha ông, nhiều người họ Trần xã Cổ Am thành danh trên nhiều lĩnh vực
khác nhau: khoa học – kỹ thuật, văn hóa – nghệ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, kinh
tế, chính trị, quân sự, quản lý,… Theo thống kê chưa đầy đủ,hiện nay dòng họ Trần
xã Cổ Am có 24 người có học vị tiến sĩ, học hàm GS, PGS chiếm khoảng 25% số
lượng GS, PGS, tiến sĩ của toàn xã Cổ Am. Đây là một tỉ lệ lớn, đáng tự hào, chứng
tỏ dòng họ vẫn phát huy được truyền thống hiếu học, đỗ đạt cao. Tiêu biểu là:
+ GS.NSND Trần Bảng (sinh năm 1926) - Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo
Trung ương, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hoá -Thơng tin. Ơng
là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo đã có đóng góp to lớn cho nghệ thuật
sân khấu chèo nước nhà.
+ GS.TS Trần Tiến (sinh năm 1931): Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp, một
chuyên gia về ngành Vật lý nguyên tử .
+ PGS.TS Trần Trọng Hựu (1942 – 1999): Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban
pháp luật của Quốc hội khóa X. Ơng là một chuyên gia hàng đầu về Luật pháp. Ông
đã nghiên cứu và để lại trên 60 cơng trình khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ về Nhà
nước và pháp luật.
+ PGS.TS–TTND Trần Trọng Hải (sinh năm 1947)- Nguyên Vụ trưởng vụ
Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế;Viện trưởng Viện khoa học điều dưỡng và phục hồi chức
17


năng; Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học New Yok – Hoa Kỳ; Chủ tịch Hội phục hồi
chức năng Việt Nam.
Trong dịng họ có nhiều gia đình cả bố mẹ và con cái đều có trình độ cử nhân
trở lên. Đặc biệt có nhiều gia đình có từ 2 người là GS, PGS, tiến sĩ trở lên như: Gia
đình nhà văn Trần Tiêu có 2 con là GS.NSND Trần Bảng, GS.TS Trần Tiến (Việt kiều
Pháp), các cháu đều là cử nhân và thạc sĩ; Gia đình cụ Trần Hợp Đức có các con:
Trần Hợp Thanh, Trần Hợp Trí là tiến sĩ; các cháu đều thạc sĩ, cử nhân;...
Ngồi ra cịn nhiều tiến sĩ, hàng chục thạc sĩ, hàng trăm cử nhân hiện đang
công tác tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học trong nước và nước ngoài.

Hiện nay, số lượng con em người họ Trần xã Cổ Am đỗ đại học hàng năm cũng ngày
một tăng, chỉ tính riêng ở tại quê hương, mỗi năm cũng vài chục em, nhiều em đỗ vào
các trường danh tiếng trong nước và nước ngồi. Nhiều gia đình có tất cả các thành
viên bố mẹ, con cái đều có trình độ đại học trở lên. Ngay ở nông thôn xã Cổ Am, đời
sống kinh tế cịn gặp khó khăn cũng có những gia đình có đến 2-3 người con vào đại
học. Mỗi năm dịng họ có 15-20 học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố, có cả học
sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. Tiêu biểu: Trần Trọng Đan (sinh năm 1987) - Huy
chương bạc Toán quốc tế năm 2005; Trần Thị Thi (sinh năm 1989) - đạt giải Nhì, giải
ba Pháp ngữ năm học 2006 – 2007, 2007 – 2008…
Trong thời kỳ kháng chiến, xây dựng và phát triển đất nước, nhiều con em họ
Trần gốc Cổ Am có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước, được giữ chức vụ chủ
chốt ở Trung ương và địa phương. Tiêu biểu là: Trần Dương - Nguyên thứ trưởng Bộ
Nội thương, nguyên Bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo; Trần Hồng - Nguyên cục trưởng cục
văn hóa nghệ thuật, Bộ văn hóa - Thơng tin; Nguyên Bí thư huyện ủy huyện Vĩnh
Bảo; Trần Bảng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu, Bộ văn hóa - Thơng
tin; Trần Trọng Hựu - Ngun Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội (khóa X);
Trần Trọng Hải - Nguyên Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, Bộ Y tế; Trần Trọng Sót Nguyên ủy viên thường vụ thành ủy, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNN thành phố Hải
Phòng; Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng tổ chức -Viện khoa học xã hội Việt
Nam;...Nhiều người được phong tặng chức danh GS, PGS, NSND, NSƯT, Thầy
thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú,...
3.2.2. Truyền thống hiếu học của họ Trần xã Cổ Am cịn được thể hiện ở việc
ln có nhiều người làm nghề dạy học, mở trường học góp phần nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Theo sử sách, chùa Mét xã Cổ Am khơng chỉ là là cơ sở tín ngưỡng đơn thuần
của một vùng mà chùa Mét cũng chính là ngơi trường học đầu tiên ở nơi đây từ thế
kỷ XV. Các nhà sư ở nơi đây trong đó có nhiều người thuộc dịng họ Trần xã Cổ Am
cũng chính là thầy dạy học và nhà chùa là trường học. Chùa Mét chính là ngơi trường
học đầu tiên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người thày đầu tiên của Nguyễn
Bỉnh Khiêm là trụ trì Trần Ơng Sóc, nhà sư vốn là một danh sĩ nhà Lê, văn võ song
18



tồn, vì chán cảnh quan trường nên bỏ đi tu, thời gian cịn lại dành để dạy chữ miễn
phí cho trẻ em quanh vùng. Từ nơi đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt đầu con đường học
vấn để rồi trở thành nhân tài sáng chói trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI. Khi cáo
quan về quê ở ẩn, ông đã vận động nhân dân qun góp tu sửa, tơn tạo, trùng tu chùa
Mét, dựng cầu Tràng Xuân bằng đá nối liền hai làng Đông Am và Cổ Am để tiện cho
nhân dân qua lại. Ông mở trường dạy học, làm thơ tại chùa Mét và đào tạo được
nhiều học trò nổi tiếng có đức, có tài như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh,
Nguyễn Quyện, Đinh Thì Trung, Trương Thì Cử,…
Thời kỳ tiền khởi nghĩa và trước năm 1954, có anh em nhà nhà văn Khái Hưng
và Trần Tiêu đều tham gia dạy học. Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng thì Khái
Hưng tham gia dạy học ở trường tư thục Thăng Long – Hà Nội. Cịn Trần Tiêu thì vừa
viết văn vừa tham gia dạy học. Sau khi đậu Thành Chung ơng mở trường dạy tư. Sau
vì ốm nặng, ơng trở về Hải Phòng chữa bệnh rồi dạy học tư ở trường trung học Bạch
Đằng.
Đặc biệt, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, có nhiều con em họ Trần xã Cổ
Am công tác tại ngành giáo dục, nhiều người vừa là nhà khoa học, nhà quản lý đồng
thời vừa là nhà giáo tham gia giảng dạy học trị, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của đất nước. Tiêu biểu là GS.NSND Trần Bảng là soạn giả và
nhà nghiên cứu chèo, viết nhiều sách và giảng dạy nhiều lớp học trò thành đạt về lĩnh
vực Nghệ thuật sân khấu chèo; Đạo diễn, NSND Trần Đắc tham gia giảng dạy tại
trường Đại học SKĐA Hà Nội - góp phần đào tạo nên nhiều thế hệ đạo diễn điện ảnh
khắp cả nước; PGS.TS Trần Trọng Hải, vừa là thầy thuốc, nhà quản lý, là nhà giáo
tham gia giảng dạy tại trường Đại học Y tế Công cộng, viết nhiều giáo trình và trực
tiếp giảng dạy nhiều lớp đại học, cao học chuyên ngành Phục hồi chức năng, đào tạo
ra nhiều bác sĩ chữa bệnh cho nhân dân; PGS.TS Trần Trọng Hựu (1942 – 1999)
chuyên ngành Luật, ông viết nhiều giáo trình và trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn cho
nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ và cao học Luật của Viện Nhà nước và pháp luật;
PGS.TS Trần Minh Tuấn: Vụ trưởng vụ tổ chức – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt

Nam; PGS.TS Trần Trường - Nguyên chủ nhiệm bộ môn thống kê trường Đại học
kinh tế Quốc dân; Thiếu tướng Trần Trọng Ngừng nguyên Phó Hiệu tưởng trường
Đại học Nguyễn Huệ; PGS.TS Trần Minh Quân - Ngành kinh tế; TS Trần Thị Trang –
Giảng viên Đại học y Hà Nội; TS Trần Trọng Đức - Giảng viên Học viện kỹ thuật
qn sự,...Ngồi ra cịn rất nhiều người họ Trần xã Cổ Am công tác trong ngành giáo
dục, họ làm cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên từ bậc mầm non đến bậc đại học
đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên cho quê hương, đất nước.
3.3. Truyền thống yêu nước, cách mạng
3.3.1. Thời kỳ phong kiến
Truyền thống yêu nước, cách mạng của dòng họ Trần xã Cổ Am được xuất
phát từ cụ thủy tổ họ Trần là Trần Khắc Trang, Ngài là võ tướng thời Trần mạt, con
19


ni của Hồng đế nhà Trần. Khi Hồ Q Ly cướp ngôi nhà Trần vào năm 1400, ông
vẫn được tin dùng. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, tuy biết thế nước suy vi, nhưng
Ngài vẫn thống lĩnh quân binh chống lại quân xâm lược Minh ở vùng Bắc Ngạn, anh
dũng đánh giặc bị thương, rồi định cư ở đây từ năm 1407.
Đến thế kỷ XVI xuất hiện Trần Phúc Minh ở thôn Trung Am, xã Lý Học (đời
thứ 7 của họ Trần xã Cổ Am): Ngài làm quan triều Mạc, có binh quyền và cơng lao
lớn với triều đình, được giữ chức: Thành tổ phù triều vi quận công, quân khanh lục
bộ Mạc triều quan tước cử Vũ Đại tướng, Hữu thị lang, chưởng lục khanh Trần Quận
Cơng. Ơng cịn là người có cơng khai khẩn lên vùng đất Dương Am – xã Trấn Dương
- huyện Vĩnh Bảo ngày nay.
Thế kỷ XVI, cịn có bà Trần Thị Thắng, người làng Dương Am - xã Trấn
Dương (đời thứ 8 họ Trần xã Cổ Am), cháu nội cụ Trần Phúc Minh, bà là một nữ
tướng đã cùng tướng Đinh Thời Trung giúp vua Mạc Mậu Hợp đánh thắng quân nhà
Lê, chiếm lại được Thăng Long. Bà được vua Mạc phong làm Quận chúa, lại cấp cho
ruộng ở quê làm thực ấp.
Đến thế kỷ XVII, có tiến sĩ Trần Lương Bật (đời thứ 9), ông làm quan đến

chức Hữu Thị lang Bộ Binh, tước Nam (tương đương chức Thứ trưởng Bộ quốc
phòng ngày nay).
Đến thế kỷ XVIII, có tiến sĩ Trần Cơng Hân, sinh năm 1702 (đời thứ 10). Ông
làm quan nhà Lê đến Hàn lâm viện Đãi chế - Phụng sai Lạng Sơn xứ, ông cầm quân
đánh giặc bị tử trận, được phong tặng Đông các Đại học sĩ…
3.3.2. Thời kỳ tiền khởi nghĩa
Cuộc khởi nghĩa năm 1930 do Quốc Dân đảng lãnh đạo, Đào Văn Thê trực
tiếp nhận chỉ thị của thành bộ Hải Phòng truyền đạt đến các chi bộ ở Vĩnh Bảo và là
người chỉ huy chung. Ông Trần Quang Quanh trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh chiếm
huyện đường Vĩnh Bảo, ông Trần Quang Diệu được phân cơng theo sát và bắt tri
huyện Hồng Gia Mơ một tên quan lại khét tiếng tàn ác - cháu nội của Kinh Lược xứ
Bắc Kỳ, Hoàng Cao Khải. Nghĩa quân chiếm được phủ Vĩnh Bảo bắt và giết tên tri
phủ Hồng Gia Mơ. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng khởi nghĩa đã bị thực
dân Pháp thẳng tay đàn áp, cuộc khỏi nghĩa đã bị thất bại. Thực dân Pháp đã bắt và tử
hình Trần Quang Diệu và đày Đào Văn Thê, Trần Nhất Đồng ra Côn Đảo với án tù
chung thân. Sau này Trần Quang Diệu được nhà nước truy tặng liệt sĩ và công nhận là
Lão thành cách mạng.
Cổ Am nói chung, họ Trần xã Cổ Am nói riêng cịn tự hào là q ngoại của nhà
hoạt động cách mạng, người cộng sản kiên trung, liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh - Bí thư
đầu tiên của Thành ủy Hải Phịng, người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Cơng hội Đỏ
Bắc Kỳ và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao động. Thân mẫu của ông là cụ bà
Trần Thị Thùy, người họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Nguyễn Đức Cảnh cịn là
con ni của quan tuần phủ Trần Mỹ người họ Trần xã Cổ Am là bác họ và đồng thời
20


là bạn học của cha ơng. Ơng bị thực dân Pháp giết hại lúc mới 24 tuổi, nhưng cuộc
đời hoạt động cách mạng sôi nổi, vẻ vang, oanh liệt và hình ảnh người anh hùng cộng
sản hiên ngang trước máy chém Nguyễn Đức Cảnh đã làm kẻ thù kính phục, làm
chấn động tình cảm đồng bào, đồng chí với niềm tiếc thương vô hạn, thổi bùng lên

ngọn lủa cách mạng sôi sục của quần chúng, cổ vũ hàng triệu người anh dũng, hiên
ngang dấn bước trên con đường cách mạng.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, có nhiều người họ Trần xã Cổ Am tham
gia hoạt động cách mạng như: Trần Kim Tuế sinh năm 1914, Trần Đình Điển sinh
năm 1917, Trần Thái sinh năm 1923, Trần Mai sinh năm 1923, Trần Dương sinh năm
1925, Trần Hồng sinh năm 1925, Trần Bảng sinh năm 1926,…nhiều người trở thành
lớp đảng viên đầu tiên của xã, của huyện, sau này nhiều người được phong tặng, truy
tặng là lão thành cách mạng, liệt sĩ.
3.3.3. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945
Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Mét là cơ sở đóng quân và là nơi mở lớp
tập huấn, luyện quân chính thức trước khi Nam tiến của đội Vệ Quốc Đoàn thuộc
chiến khu Đông Triều. Nơi đây cũng là cơ sở bám dân, bám đất của cán bộ, đảng viên
và du kích xã Cổ Am, chứng kiến mở đầu chống Pháp của quân và dân xă Cổ Am.
Chùa có sư thầy Lê Văn Mao là đảng viên, chùa trở thành địa chỉ tin cậy khi cán bộ
hoạt động trong lòng địch đi về hội họp, liên lạc, nơi bộ đội tập kết thực hiện nhiệm
vụ chiến đấu. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa được huyện ủy và UBND huyện
Vĩnh Bảo mở lớp bồi dưỡng cán bộ trong huyện. Năm 1998, chùa Mét được nhà
nước tặng Huân chương kháng chiến Hạng ba.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm của dân tộc thế kỷ thứ XX, họ Trần xã Cổ Am tại huyện Vĩnh Bảo có 8
người được xét cơng nhận là lão thành cách mạng, có hàng trăm người đi bộ đội,
cơng an, trực tiếp chiến đấu ở các chiến trường, 2 người được phong hàm cấp tướng,
11 người được phong hàm cấp Đại tá và Thượng tá trở lên, có trên 30 người là
thương binh, bệnh binh, có 32 người được truy tặng liệt sỹ, có 18 bà mẹ là người họ
Trần và dâu họ Trần gốc tại Cổ Am được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng”.
3.4. Sự nghiệp trước tác của dòng họ Trần xã Cổ Am
Vốn là một dòng họ hiếu học, khoa bảng với nhiều danh nhân đậu đạt, vinh hiển.
Dòng họ Trần xã Cổ Am có nhiều tác giả đã đóng góp nhiều tác phẩm trong các lĩnh
vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Các tác phẩm đó thuộc nhiều thể loại như: văn

chương, thơ phú, tiểu thuyết, sách; tác phẩm sân khấu, điện ảnh; các cơng trình khoa
học; văn bia, hương ước,...
Trước hết phải kể đến Tiến sĩ Trần Công Hân (1702 -?), ông thuộc đời thứ 10 của
họ Trần xã Cổ Am. Năm 32 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm
Quý Sửu niên hiệu Long Đức năm thứ 2 (1733). Sau khi thi đỗ tiến sĩ ông làm quan
21


đến chức Hàn lâm viện Đãi chế. Sau tử trận, được truy tặng chức Đông các Đại học
sĩ. Trong cuốn Giai thoại kẻ sĩ Việt Nam (Thái Dỗn Hiểu, Hồng Liên - Nxb. VHDT,
1997), nói rằng ơng là một trong “Tứ hổ Tràng An” của thế kỷ XVIII, gồm: Nguyễn
Bá Lân, Đỗ Huy Kỳ, Trần Công Hân, Vũ Diệm. (“Tứ hổ Tràng An” - Chữ dùng
người xưa chỉ “bộ tứ” những người học hành uyên bác, trí tuệ tài hoa, có sức mạnh
phi thường trong trận bút, trường văn). Tuy nhiên, điều đáng tiếc là khơng cịn tác
phẩm nào của ông được lưu lại (đã tán lạc, hoặc không được ghi chép lại...). Rất may
chúng tơi mới tìm hiểu được một tư liệu của PGS.TS Nguyễn Tá Nhí và ThS. Phạm
Hương Lan – Viện nghiên cứu Hán Nôm, hai người đã dịch văn bia “Tân tạo từ vũ
lặc bi khắc thạch” (Khắc đá dựng bia ghi việc xây mới Từ vũ) ở đền Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm và khẳng định Tiến sĩ Trần Cơng Hân chính là người soạn Văn
bia vào năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đời nhà Lê, sau khi ông đỗ
Tiến sĩ được 3 năm. Theo các tác giả năm Vĩnh Hựu thứ 1 (1735), người trong làng
nhớ tới công đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm, liền cho dựng hai tòa miếu ở ngay nền
nhà cũ của ngài để thờ phụng, đến năm sau dân làng mời Tiến sĩ Trần Công Hân viết
ký dựng bia ghi lại.
Nội dung lược dịch của văn bia đó là:
Khắc đá dựng bia ghi việc xây mới Từ vũ.
Vào một ngày nghỉ việc quan chống gậy ra chơi ngoài am lá, chợt có bốn năm
người dân từ xa đến xin tơi viết cho bài k ý văn nói việc xây cất ngôi từ vũ mới của
làng ta. Thấy họ chân tình muốn xây cất ngơi từ vũ thờ phụng tiên thánh tiên hiền,
tơi vơ cùng cảm kích, liền cầm bút ghi lại đầu đuôi sự việc cho khắc vào bia đá để

truyền lại về sau.
Độn Phủ người làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng thi đỗ Đệ tam giáp
Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu (1733), Phó ty ở Chiêu Văn quán Thự Giám sát
ngự sử đạo Sơn Tây soạn.
Văn bia này là tư liệu Hán Nơm ghi chép về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
sớm nhất mà chúng ta biết được đến thời điểm này.
Tuần phủ Trần Mỹ (1863 – 1934), thuộc đời thứ 15 họ Trần xã Cổ Am. Ông đỗ
cử nhân khoa Thành Thái, năm Tân Mão (1891). Ông làm quan tuần phủ Phú Thọ,
Thái Bình, rồi Hà Nam. Ơng là tác giả sách Hàm Dương phong tục khảo nói về việc
sửa đổi phong tục cũ, tổ chức cho dân khai hoang của hào lí xã Hàm Dương, huyện
Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải
Phòng), làm cho xã này trở lên giàu có, no ấm. Ông là người viết Thần tích làng
Thanh Am huyện Gia Lâm thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.Ngồi ra ơng cịn làm thơ, tập
thơ Cổ Phần Lý Khúc do ông viết bằng chữ Nơm, thể thất ngơn bát cú, gồm 33 bài,
trong đó có nhiều bài đề vịnh, từ điệu rất điêu luyện mà ý vị rất sâu xa, được đăng
trên Nam Phong tạp chí, số 25, 26 năm 1919.

22


Trong lĩnh vực văn học phải kể đến hai người con ưu tú của đất Cổ Am là nhà
văn Khái Hưng và Trần Tiêu ở nửa đầu thế kỷ XX.
Khái Hưng (Trần Khánh Giư), sinh năm 1896, là con trai Tuần phủ Trần Mỹ.
Ông là một trong những cây bút chính, là ngơi sao sáng trong "Bát tú" của nhóm Tự
Lực văn đồn, ơng có cơng lớn trong việc đổi mới nền văn hố, góp phần quan trọng
vào việc xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại. Khái Hưng đã để lại một khối
lượng tác phẩm phong phú đa dạng với đủ thể loại: từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến
kịch. Trong đó tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại được ông dành tâm huyết.
Tác phẩm đã in của ông: Truyện dài: Hồn bướm mơ tiên (in 1933), Gánh hàng hoa
(viết chung với Nhất Linh, 1934), Nửa chừng xuân (1934), Đời mưa gió (viết chung

với Nhất Linh,1934), Trống mái (1936), Gia đình (1938), Thốt Ly (1939), Thừa tự
(1940), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940), Đẹp (1941), Băn khoăn (1943). Truyện ngắn: Dọc
đường gió bụi (1936), Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh, 1937), Tiếng suối reo
(1937), Đợi chờ (1939), Hạnh (1940), Đội mũ lệch (1941), Số đào hoa (1962), Cái
ve... Kịch: Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942), Khúc tiêu ai oán (1969).
Trần Tiêu (1900 - 1954) là một nhà văn Việt Nam. Ông là con tuần phủ Trần
Mỹ, là em ruột của Khái Hưng và là "cộng tác viên thân tín" của Tự Lực văn đồn.
Ơng là nhà văn độc đáo của Tự Lực văn đoàn thời nửa đầu thế kỷ XX và là người có
vinh dự viết cuốn tiểu thuyết nông thôn đầu tiên của Việt Nam - tiểu thuyết Con
trâu (Đăng trên báo Ngày nay từ số 140 ra ngày 10/12/1938, sau đó in thành sách,
NXB Đời nay, năm 1940). Độc đáo vì Trần Tiêu là người duy nhất của Tự Lực văn
đoàn (gồm những trí thức văn nghệ sĩ Tây học và trung lưu thành thị) lại sống gắn bó
với nhà quê và tự đảm nhận việc miêu tả trực tiếp và tỉ mỉ đời sống ở nơng thơn.
Ngồi Con trâu, tất cả những truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài của Trần Tiêu đều
có giá trị rất cao vì những mơ tả chân thực về nơng thơn Việt Nam, có thể trở thành tư
liệu “thực tế” cho các thế hệ sau. Những tác phẩm khác của ơng về đề tài này, có thể
kể như: Chồng con (tiểu thuyết, 1941), Sau lũy tre (tập truyện vừa, 1942), Truyện
quê (tập truyện ngắn, 1942)…
Lĩnh vực sân khấu, điện ảnh có các tác giả nổi tiếng người họ Trần xã Cổ Am
trong thế kỷ XX là :
GS-NSND Trần Bảng, sinh năm 1926, ông là con trai nhà văn Trần Tiêu. Ông
là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo nổi tiếng; ơng cịn là hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam. Ông đã khai thác, bảo tồn các vở chèo cổ, lưu giữ các lớp trò của các
nghệ nhân. Ông đã cải biên, xây dựng lại nhiều vở chèo cổ như: Quan Âm Thị
Kính, Suý Vân (từ vở Kim Nham), Nàng Thiệt Thê (từ vở Chu Mãi Thần)... Riêng với
vở Quan Âm Thị Kính đã được ơng dàn dựng lại 3 lần (1956, 1968, 1985). Ơng cịn
dàn dựng nhiều vở chèo hiện đại như: Lọ nước thần, Tình rừng, Cờ giải phóng,
Đường đi đơi ngả, Máu chúng ta đã chảy... Ngồi cơng việc đạo diễn, ơng cịn viết
nhiều kịch bản chèo, như: Con trâu hai nhà, Đường đi đơi ngả, Cơ gái và anh đơ vật,
Tình rừng, Chuyện tình 80 năm, Máu chúng ta đã chảy... Ngồi ra, với những kiến

23


thức un thâm của mình, ơng đã viết một số cuốn sách nghiên cứu về chèo như:
Khái luận về Chèo, Kỹ thuật biểu diễn Chèo, Chèo - Một hiện tượng Sân khấu dân
tộc...
Đạo diễn - NSND Trần Đắc (1928 – 1996), ơng ngun là phó giám đốc nghệ
thuật Xưởng phim truyện Việt Nam. Ngoài làm phim, quản lý nghệ thuật, ông còn
viết báo, dịch thuật, tham gia giảng dạy tại trường Đại học SKĐA Hà Nội - góp phần
đào tạo nên nhiều thế hệ đạo diễn điện ảnh khắp cả nước và là đạo diễn (và tác giả
kịch bản) của các bộ phim: Ga, Bài ca ra trận, Sao Tháng Tám (Bông Sen vàng Liên
hoan phim Việt Nam lần IV năm 1977), Thời hiện đại,.... những phim đã trở thành
kinh điển của nền Điện ảnh Việt Nam trong thế kỷ XX.
Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực sinh năm 1963, sinh tại Hà Nội, quê ở Cổ Am, huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Anh là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh Việt
Nam. Với vai trò là một diễn viên, Trần Lực đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lịng
khán giả qua các bộ phim: Mẹ chồng tơi, Hoa ban đỏ, Người yêu đi lấy chồng,
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kơng.Trong vai trị là một đạo diễn, anh được đánh giá cao
cả kỹ năng cũng như chuyên môn qua các bộ phim: Chuyện nhà Mộc, Tivi về làng,
Đời chè, Cocktail tình u, Tết này ai đến xơng nhà, Đầu bếp và đại gia...
Trong lĩnh vực khoa học phải kể đến PGS.TS Trần Trọng Hựu lĩnh vực luật
pháp, PGS.TS Trần Trọng Hải lĩnh vực y tế.
PGS. TS. Trần Trọng Hựu (1942 – 1999), nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp
luật của Quốc hội khóa X, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
ngun Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật. Ông là một trong
những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu và pháp luật trong nông nghiệp, pháp luật
kinh tế, pháp luật đất đai và mơi trường ở nước ta. Ơng đã nghiên cứu và để lại trên
60 cơng trình khoa học về Nhà nước và pháp luật. Ông là chủ nhiệm đề tài và là
thành viên nghiên cứu nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ. Các cơng trình nghiên cứu
của ơng nổi bật ở tính đảng, tính lý luận, chặt chẽ và sáng sủa, góp phần xây dựng

quan điểm về đổi mới Nhà nước và pháp luật, đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta.
PGS.TS, Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải sinh năm 1947, ông là Viện
trưởng Viện Khoa học Điều dưỡng và Phục hồi chức năng; Chủ tịch Hội Phục hồi
chức năng Việt Nam; thành viên Viện hàn lâm khoa học New York. Ơng có trên 20
bài báo khoa học và cơng trình khoa học, làm chủ đề tài và tham gia nghiên cứu
nhiều đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ Y tế.
3.5. Một số di sản văn hóa tiêu biểu
3.5.1. Chùa Mét – xã Cổ Am: Di tích lịch sử cấp quốc gia
Chùa Mét là một ngôi cổ tự được xây dựng lâu đời, toạ lạc trên địa bàn xã Cổ
Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XV,
khoảng 1410 – 1412, do cụ Trần Khắc Trang thủy tổ họ Trần xã Cổ Am xây dựng.
Chùa Mét hiện nay bảo lưu được nhiều các giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật,
24


phật giáo...Chùa đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm
1998 (Quyết định số 3518/1998-QĐ-BVHTT, ngày 4/12/1998).
Sách “Chùa cổ Hải Phòng” (NXB
Hải Phòng, 2014) chép: “Kiến trúc chùa
mang phong cách triều Nguyễn… Tòa
Điện phật còn khá nguyên vẹn và chắc
chắn, ít được trang trí mà chủ yếu là bào
trơn đóng bén, đơi chỗ điểm vài đường lá
hoa cách điệu. Đặc biệt, có một số bộ câu
đối hình lịng máng được chạm khắc ngay
Ảnh1: Chùa Mét - xã Cổ Am
trên cột cái rất đẹp. Đây là nét độc đáo
trong kiến trúc chùa Mét”.
3.5.2. Đền thờ Quận Công Trần Bá Minh – Tại làng Trung Am, xã Lý Học: Di
tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Đền thờ Quận Công Trần Bá
Minh, tại làng Trung Am, xã Lý Học,
ông thuộc tổ đời thứ 3 tại của họ Trần ở
thôn Trung Am, xã Lý Học (đời thứ 7
của họ Trần xã Cổ Am). Vào thế kỷ XVI,
làm quan triều Mạc cùng thời với
Nguyễn Bỉnh Khiêm, được phong tước Ảnh 2: Đền thờ Trần Quận Công - xếp hạng Di
tích lịch sử văn hóa cấp TP năm 2012
Quận cơng, giữ chức Võ Đại tướng, Hữu
thị lang, kiêm Thái Bảo, Chưởng lục khanh “Quận Khanh Lục Bộ”. Theo truyền
ngôn của các cụ cao niên trong làng, đền được xây dựng vào thế kỉ 17,18 thời hậu Lê.
Mặc dù ngôi đền không lớn, song kiểu cách kiến trúc xây dựng theo dạng thức truyền
thống, thể hiện một cơng trình tâm linh tín ngưỡng, để phụng thờ các thần dân, giáo
dục truyền thống uống nước nhớ nguồn trong dòng họ, trong cộng đồng.Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đền Trần Quận Công là nơi làm việc, sơ
tán của Đảng và chính quyền xã Lý Học.
Đền thờ Trần Quận Cơng đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp thành
phố năm 2012.
3.5.3. Chùa Đơng A – Tại xóm 4, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phịng
Chùa Đơng A được xây dựng cuối thế kỷ XIX, do tuần phủ Trần Mỹ xây dựng
trên nền đất ở của gia đình tại thơn Phần, làng Cổ Am (nay là thơn Thuận Hịa, xã Cổ
Am). Chùa có non bộ, tạo tác thể tự nhiên trên nền đất chừng 300 m 2, trong lòng non
bộ là hang đặt ban thờ Đức Thánh Trần, phía cửa hang là hồ bán nguyệt. Khi máy bay
Mỹ bắn phá miền Bắc (1970 – 1973) chùa phải tháo dỡ. Đến năm 2005, hậu duệ của
ông GS.NSND Trần Bảng cùng con cháu đã dựng lại ngôi chùa làm nơi thờ cúng.

Ảnh 3. Chùa Đơng A
Xóm 4 - Thơn Thuận Hịa - xã Cổ Am

25



Trong khu chùa có mộ cụ Trần Mỹ và
nhà thờ ngành Trần Trọng (xóm 4 – thơn
Thuận Hịa).
4. Một số nhân vật tiêu biểu của
dòng họ Trần xã Cổ Am đối với quê
hương đất nước
4.1.Thời phong kiến và thực dân
Pháp đô hộ
4.1.1. Trần Khắc Khang (?-?)
Trần Khắc Trang, thủy tổ họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Không rõ
năm sinh, năm mất. Theo gia phả thì ơng ở xã Trần Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý
Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Ông là võ tướng thời Trần mạt, là con ni của Thiên
tử. Ơng giữ chức Vũ Lâm vệ, Trung lang tướng, Tri phụng thần vệ sự, lãnh Tam tự
quân, thống lãnh Bắc Ngạn bộ quân. Khi Hồ Q Ly cướp ngơi nhà Trần năm 1400,
ơng vẫn được nhà Hồ tin dùng. Chính sử cùng gia phả chỉ ghi việc ông cùng tướng
Đỗ Nhân Giám chỉ huy quân bộ ở bờ Nam. Nguyễn Công Chửng chỉ huy thủy quân.
Tả thừa tướng Hồ Nguyên Trừng trực tiếp chỉ huy chiến dịch lớn này. Trận này quân
ta thua, Trần Khắc Trang bị thương. Ông được một tỳ tướng người Cổ Am đưa về
giấu ở đây để chữa vết thương. Khi nhà Minh đặt xong ách đô hộ, Trần Khắc Trang
nương náu ở Cổ Am, xây dựng cơ nghiệp. Ơng cịn dựng chùa Mét ở cuối làng. Chùa
nay vẫn còn, ở đây cịn có bảo tháp đặt mộ chí ghi rõ tên tuổi, chức vụ ơng. Dịng dõi
ơng nhiều người đỗ đạt cao. Các nhà văn Khái Hưng, Trần Tiêu cũng là dịng dõi
Trần Khắc Trang
4.1.2. Trần Q Cơng, tự Phúc Minh (Trần Phúc Minh)
Theo gia phả của họ Trần làng Trung Am, xã Lý Học được Trần Huệ Túc là
hậu duệ của dòng họ ghi chép vào năm 24 niên hiệu vua Cảnh Hưng thời hậu Lê, tức
là năm 1763 và được sao chép vào niên hiệu vua Bảo Đại năm thứ 14 (1939) đã ghi:
ông là Tổ đời thứ 3 họ Trần ở thôn Trung Am, xã Lý Học (đời thứ 7 của họ Trần xã

Cổ Am). Ông làm quan triều Mạc được phong được phong tước Quận công, được giữ
chức Vũ Đại tướng Hữu thị lang, kiêm Chưởng lục khanh. Trong gia phả không ghi
năm sinh, năm mất của ông, chỉ ghi ngày giỗ của ông là 27/7 âm lịch. Ông làm quan
võ nhà Mạc ở vào thế kỷ XVI, cùng thời với Trạng tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ơng có
cơng giúp nhân dân quai đê, lấn biển ở vùng Hải Không Dương (nay là vùng đất
Dương Am thuộc xã Trấn Dương) lập thành ruộng đồng, lập lên hương ấp.
Chính bởi có cơng lao với dân với nước, nên sau này nhân dân địa phương đã
dựng đền thờ Ngài và gọi là đền Trần Quận Công.
4.1.3. Tiến sĩ Trần Lương Bật (1631-?)
Trần Lương Bật (1631-?) người xã Cổ Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am,
huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng). Ơng thuộc đời thứ 9 của họ Trần xã Cổ Am.
26


×