Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Văn Xuôi Của Trần Thanh Cảnh Từ Góc Nhìn Văn Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Hạnh

VĂN XI CỦA TRẦN THANH CẢNH
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƠN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Hạnh

VĂN XI CỦA TRẦN THANH CẢNH
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số
: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƠN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình
khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài
của mình.

Người cam đoan

NGUYỄN THỊ THU HẠNH


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến
PGS.TS. Bùi Thanh Truyền - người thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những
ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Ngữ văn và Phòng
Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã chỉ bảo, giúp đỡ em
trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, q thầy cơ, bạn bè, đồng
nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hạnh



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG
GHIÊN CỨU VĂN HỌC VÀ VĂN XUÔI CỦA TRẦN THANH
CẢNH ......................................................................................................17 
1.1. Hướng tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học ..........................................17 
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học ...................................................................17 
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .......................................................21 
1.1.3. Tính khả dụng của việc nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại từ
góc độ văn hóa .........................................................................................24 
1.2. Nhà văn Trần Thanh Cảnh với những sáng tác đậm tính văn hóa....................27 
1.2.1. Cuộc đời một dược sĩ mê văn ....................................................................27 
1.2.2. Hành trang văn chương Trần Thanh Cảnh .................................................30 
1.2.3. Chỉ dấu văn hóa – nét riêng của trang văn Trần Thanh Cảnh....................34 
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................38 
Chương 2. NỘI DUNG PHẢN ÁNH TRONG VĂN XI CỦA TRẦN
THANH CẢNH TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA ......................................39 
2.1. Cảm thức về tên làng, tên xã trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh ................39 
2.1.1. Vẻ đẹp của tên làng ....................................................................................39 
2.1.2. Ký ức về tên làng trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh ...........................40 
2.2. Cảm thức về vẻ đẹp thuần phong mĩ tục trong văn xuôi của Trần Thanh
Cảnh ..................................................................................................................44 
2.2.1. Nét đẹp tâm hồn của người dân quê – sự tiếp biến truyền thống văn
hóa trong đời sống làng xã .......................................................................44 
2.2.2. Phong tục lối sống sinh hoạt - nét đẹp truyền thống văn hóa trong làng
xã ..............................................................................................................55 



2.3. Hủ tục - bi kịch của con người trong nhịp sống hiện đại..................................62 
2.3.1. Hủ tục và số phận của con người làng Ngọc .............................................62 
2.3.2. Bi kịch – sự tha hóa của con người làng Ngọc ..........................................71 
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................91 
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG VĂN XUÔI CỦA TRẦN
THANH CẢNH TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA ......................................92 
3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung những con người văn hóa ..............................92 
3.1.1. Nhân vật thường dân ..................................................................................92 
3.1.2. Nhân vật lịch sử .........................................................................................98 
3.1.3. Nhân vật kì ảo ..........................................................................................103 
3.2. Nghệ thuật tái hiện khơng gian, biểu tượng văn hóa ......................................108 
3.2.1. Khơng gian văn hóa .................................................................................108 
3.2.2. Biểu tượng văn hóa..........................................................................................122 
3.3. Nghệ thuật sử dụng vốn ngơn ngữ đậm sắc màu văn hóa ..............................139 
3.3.1. Ngơn ngữ giàu sắc thái địa phương .........................................................139 
3.3.2. Ngôn ngữ tiếp biến hiệu quả văn học dân gian ...............................................143 
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................147 
KẾT LUẬN ..............................................................................................................148 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................150 
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, hiện nay văn học, văn hố đang
trong xu thế tồn cầu hố. Văn học chân chính ln tìm thấy con đường phát triển

của mình trong chiều hướng phát triển của văn hoá. Là một thành tố quan trọng của
văn hóa, văn học đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn, quảng bá hình ảnh, bản sắc
dân tộc, qua đó khẳng định đặc trưng, vị thế của mình. Chính vì thế mà nhiều nhà
nghiên cứu đã xem xu thế này là hướng hoạt động chủ đạo của văn học, văn hóa
trong thời kì hội nhập, vì văn hóa là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội.
Edward Said rất có lí khi cho rằng: “Chẳng có nền văn hóa hay văn minh nào tồn tại
biệt lập cả”. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hố, Hồ Chí Minh đã nói trong buổi
triển lãm hội hoạ rằng:“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là
chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Lời của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi các họa sĩ
nhân dịp triển lãm hội họa, đăng trên báo cứu quốc số 1986 ngày 05/01/1952”(dẫn
theo Nguyễn Thị Thọ, 2012), đã khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của văn hóa.
Hay Đảng ta trong q trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, cũng như trong công
cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội đã ln quan tâm, chú trọng, đề cao vai trị,
sức mạnh to lớn của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục
tiêu, động lực và là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước.
Sau Đề cương văn hóa (năm 1943), Đảng tiếp tục ban hành Nghị quyết Trung ương
khóa VIII (năm 1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của đời sống xã
hội trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến. Gần đây
nhất, ngày 09-6-2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị
quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, một trong những mục tiêu quan trọng
mà Đảng ta nhấn mạnh là: “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển
toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân
chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội,


2

là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững

chắc cho Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”
(dẫn theo Nguyễn Huy Phịng, 2015).
Xuất hiện trong làng văn không lâu, nhưng Trần Thanh Cảnh đã sớm được nhắc
đến nhờ những trang viết đậm chất văn hóa của mình. Đó là Đại gia, Kỳ nhân làng
Ngọc, Mỹ nhân làng Ngọc, cũng như Quái nhân làng Ngọc với chất liệu đời sống từ
một làng quê trù phú về bức tranh của làng quê rất đổi gần gũi, thân thương với gốc
đa, giếng nước, sân đình…, quanh năm hội hè, đình đám, tất cả đều ăm ắp khơng
gian văn hóa Kinh Bắc. Đến với Đức Thánh Trần người đọc thấy được truyền thống
đánh giặc của nhà Trần trong ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đặc biệt thấy được
những giá trị văn hóa của thời đại nhà Trần, cũng như hình ảnh Trần Quốc Tuấn
trong võ nghiệp lẫy lừng và tình yêu bất diệt của người.
Việc nghiên cứu về Văn xi của Trần Thanh Cảnh từ góc nhìn Văn hóa, là một
vấn đề rất cần thiết, bởi vì khi nói đến văn hóa mà đặc biệt là văn hóa Việt, nó có ý
nghĩa thật sự. Như chúng ta được biết, một dân tộc có thể tồn tại hay khơng, mạnh
hay yếu thì cũng nhờ vào nền văn hóa của dân tộc đó. Văn hóa dân tộc khơng thể
trộn lẫn vào đâu được, nó ln mang phẩm chất, tính cách của dân tộc đó. Cho nên,
nếu đánh mất nền văn hóa của mình thì đồng nghĩa với việc xóa bỏ dân tộc mình, vì
cái gốc của văn hóa là dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng văn hóa của đất
nước, nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Văn xi của Trần Thanh Cảnh từ góc
nhìn văn hóa. Thiết nghĩ đây là một đề tài rất bổ ích, nên chúng tôi đã chọn hướng
tiếp cận văn học qua góc nhìn văn hóa. Vì văn học ln thể hiện văn hóa, tương tác
với văn hóa và chịu sự qui định của văn hóa. Văn xi Việt Nam cũng như một số
nước trên thế giới, đang nở rộ trên văn đàn. Trong đó, tiểu thuyết và truyện ngắn ở
thế kỷ XXI đã phản ánh rõ nét và đầy đủ, trung thực về cuộc sống con người, và đã
thể hiện rất sâu sắc và tinh tế về những giá trị văn hóa của dân tộc, của thời đại. Văn
xi Việt Nam Hậu hiện đại đã xuất hiện nhiều cây bút mới như: Nguyễn Bình
Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… đã đem đến
cho văn học Việt Nam những ánh sáng mới, một gương mặt mới, gắn với tên tuổi
đình đám. Song hành với các tài năng đang nở rộ đó thì sự xuất hiện tên tuổi nhà văn



3

Trần Thanh Cảnh như là một hiện tượng, vì những tác phẩm của ông, đặc biệt truyện
ngắn đã hội tụ đủ tất cả giá trị văn hóa của Việt Nam nói chung và xứ Kinh Bắc nói
riêng. Đồng thời truyện còn truyền tải đến được với bạn đọc những cảm xúc đáng
q, và ln hàm chứa những vần đề nóng bỏng của xã hội, những giá trị đích thực
của cuộc sống mà con người đã vơ tình hay cố ý giẫm đạp lên nó.
Tóm lại, văn xi của Trần Thanh Cảnh qua sự soi chiếu của góc nhìn văn hóa,
là một hướng tiếp cận toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ
thuật đối với sự nghiệp văn chương của ông. Là người Việt Nam, tơi ln tự hào về
những bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vì văn hóa ln hướng con người tới “chân
– thiện – mỹ”. Cùng với sự phát triển của kinh tế, và những đổi thay trong cuộc sống,
ít nhiều bản sắc văn hoá cũng bị biến đổi, mai một đi, cảm giác tiếc nuối, cộng với
tình yêu và niềm tự hào về văn hoá truyền thống của dân tộc, nên chúng tôi đã quyết
định chọn đề tài: Văn xi của Trần Thanh Cảnh từ góc nhìn văn hố. Tính đến thời
điểm này, những cơng trình nghiên cứu về văn xi Trần Thanh Cảnh nói chung và
văn xi qua góc nhìn văn hố của nhà văn vẫn cịn ít. Hi vọng đề tài sẽ đem lại
những điều bổ ích và ý nghĩa nhất cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đặc
biệt nhận ra được những giá trị văn hoá trong những trang văn thấm đượm chất sử và
vị đời của nhà văn Trần Thanh Cảnh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa và văn học
Trên thế giới, việc nghiên cứu về văn hóa đã hình thành từ rất sớm. Hơn một
thế kỷ nay văn hóa học đã trở thành một ngành khoa học có đối tượng và chức năng
riêng, được nghiên cứu ở các nước như: Anh, Nga, Đức, Mỹ và nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Ở nước Anh, nhà nhân loại văn hóa được gắn với tên tuổi nổi tiếng là
Edward Bernett Tylor, ông được coi là đại biểu cho thuyết tiến hóa văn hóa, có
những đóng góp đặc biệt đối với nhân loại học và văn hóa học. Ơng là người đầu tiên
định nghĩa khoa học về văn hóa, xây dựng khái niệm văn hóa như là một di sản của

lịch sử và xã hội. Định nghĩa của E. B.Tylor về văn hóa trong cơng trình “Văn hóa
nguyên thủy” (Primitive Culture,1871), Tylor đã viết: “Khái niệm văn hóa hay văn
minh dùng để chỉ định một tồn thể phức hợp bao gồm đồng thời những tri thức khoa


4

học, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng những khả năng và
những tập quán khác mà con người đã thực hiện được với tư cách là một thành viên
xã hội” (dẫn theo Nguyễn Thừa Hỷ, 2001), định nghĩa này đã được trích dẫn hầu hết
trong các cơng trình nghiên cứu về văn hóa. Drimitive Culture (Văn hóa ngun
thủy), cơng trình gồm hai tập, tập đầu Origins of Culture (Nguồn gốc của văn hóa)
nghiên cứu về nhiều lĩnh vực thuộc nhân loại học như sự tiến hóa xã hội, ngôn ngữ
học và huyền thoại. Tập hai Religion in Primitive Culture (Tôn giáo nguyên thuỷ)
chủ yếu lý giải về tín ngưỡng vật linh (animism). Cơng trình đã gây tiếng vang lớn
và đưa E.B.Tylor lên hàng những nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa ngun thủy,
là cống hiến quan trọng nhất của E.B.Tylor vào kho tàng kiến thức của chúng ta về
quá khứ tiền sử của loài người.
Nhà nghiên cứu văn hóa người Mỹ, tên là Julian Haynes Steward, người đã
đặt nền móng cho lý thuyết về sự biến đổi văn hóa (Cultural ecology), cũng như cho
lý thuyết về sự biến đổi văn hóa (Culture change). Năm 1955, J.Steward xuất bản
cơng trình: Lý thuyết về biến đổi văn hóa - phương pháp về tiến hóa đa hệ (Theory ò
cuture change - The Methodalogy of Multilinear Evalution). Đặc biệt, nhà nghiên
cứu nổi tiếng tên Mikhail Bakhtin, là một nhà triết học, nhà ngữ văn học xuất chúng
đã có cơng trình nổi tiếng về văn hố và văn hố học rất có giá trị đó là: Sáng tác của
Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung Cổ và Phục Hưng”(1965), (dẫn
theo Nguyễn Văn Hiệu, 2007). Ngoài ra, cơ sở triết học của văn hóa học có thể được
tìm thấy trong truyền thống tri thức của Đức, đặc biệt là những quan điểm của Goeth,
Herder, Windelband, Simmel, Spengler về văn hóa với tư cách là một hệ thống hữu
cơ, bao gồm các hoạt động nhận thức và sáng tạo, gồm: chính trị, kinh tế, nghệ thuật,

văn học, triết học, tơn giáo - tín ngưỡng...
Ở các nước phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng, các nhà nghiên
cứu văn hóa Việt Nam theo xu hướng tiếp cận văn học từ văn hóa đã có từ rất lâu,
như: Trần Trọng Kim đã nghiên cứu Truyện Kiều từ quan điểm Phật giáo. Hay Phạm
Quý Thích đã bàn luận Kiều là “nhất phiếu tài tình thiên cổ lụy/ Tân Thanh đáo để vị
thùy thương” (dẫn theo Nguyễn Cẩm Xuyên, 2013). Hoài Thanh trong Thi nhân Việt
Nam phần Một thời đại thi ca được khảo sát từ văn hóa phương Tây. Sau này Phan


5

Ngọc đã vận dụng những yếu tố văn hóa xã hội được ông thai nghén, ấp ủ từ những
năm 60 của thế kỷ trước để viết nên cuốn sách đầu tay của mình: Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, (viết xong năm 1965, xuất bản năm 1985); tiếp
đó là Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994). Đây là hai cơng trình tiêu biểu về
khoa học xã hội và nhân văn của ơng. Ơng đã đề xuất một cách tiếp cận có tính chất
thao tác luận mới đối với văn hóa. Là người ln nổ lực tìm tịi, sáng tạo độc đáo.
Ơng chính là người đã soi đường, là tấm gương lao động tận tụy, gợi mở, khai thác
cho các nhà nghiên cứu về sau này trên các lĩnh vực văn học, văn hóa học và ngơn
ngữ học. Sau năm 1955, Tiếp bước Phan Ngọc là Trần Đình Hượu với cơng trình
nghiên cứu: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Trần Đình Hượu đã chỉ ra
ảnh hưởng của nho giáo đối với văn hóa văn học Việt Nam rất đậm nét. Năm 1994,
Trần Đình Hượu tiếp tục cho ra đời tác phẩm Đến hiện đại từ truyền thống, nói về
việc nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc.
Tác giả đã nghiên cứu văn học Việt Nam từ nho giáo và đã chỉ ra được đặc
điểm của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn. Ơng cũng nêu ra những
hình mẫu nhà Nho (hành đạo, ẩn dật, tài tử), như là một giả thuyết. Điều này về sau,
được Trần Ngọc Vượng trong nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam (1995) cụ thể hóa
bằng một cái nhìn loại hình học. Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn
thực đã lý giải những biểu tượng lấp lửng hai mặt trong thơ bà bằng tín ngưỡng phồn

thực, cịn Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa
(2003), cho rằng nghiên cứu văn học trung đại để tránh hiện đại hóa văn học dân tộc.
Phải nói chưa bao giờ hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa lại xuất
hiện rất nhiều gương mặt tiêu biểu đến như vậy như Đặng Thai Mai, được xem là
nhà văn hóa lớn, ơng ln suy tư trăn trở về tu dưỡng nghệ thuật. Trong tạp chí Tiền
Phong của Hội văn hóa cứu quốc (số 11 ngày 15/05/1946, ơng đã viết: “Sự tu dưỡng
nghệ thuật là một nhật lệnh thượng khẩn trong tình thế văn hóa hiện nay…”. Rồi
Đào Duy Anh, có những đóng góp về nghiên cứu văn hóa thật to lớn. Đúng như nhận
định của nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy: “Những viên đá tảng mà Đào Duy Anh ném
xuống biển học khơng chìm mất tăm, mà đã tạo thành những cột mốc, đôi khi là
những cột mốc đầu tiên, chỉ đường cho những người sau ra khơi”. Một trong những


6

cơng trình nghiên cứu lớn về văn hóa đó là cuốn sách: Việt Nam văn hóa sử cương
(1938). Tiếp đến là Nguyễn Văn Huyên người cùng với học giả Đào Duy Anh đã đặt
nền móng cho nghiên cứu văn hóa, văn minh Việt Nam. Các nghiên cứu của ơng góp
phần khẳng định người Việt Nam có tín ngưỡng của riêng mình thể hiện qua việc thờ
Thành Hồng. Và thơng qua các nghiên cứu với phương pháp và cách tiếp cận khoa
học của Nguyễn Văn Huyên về văn học dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc, địa
lý học, lịch sử,… người ta có thể nhận thấy tinh thần, tâm lý dân tộc Việt Nam. Cho
nên nhà sử học Trần Quốc Vượng đã viết: “Ông là một nhà khoa học nhân văn lớn
và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ XX này”. Cơng trình nghiên cứu của ơng: Sự
thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944), Văn minh nước Nam (1944) và Tìm hiểu
phong cách Nguyễn Du trong truyện kiều (1985). Trần Đình Hượu, nhà nghiên cứu
về văn học và nho giáo trong văn học Việt Nam và lịch sử tư tưởng. Bên cạnh đó thì
Phan Ngọc cũng là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lớn, có những cơng trình
về văn hóa Việt Nam như: Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994); Nho giáo và
văn học Việt Nam cận đại (1995); Cơng trình nghiên cứu về văn hóa: Đến hiện đại từ

truyền thống (1996). Nguyễn Văn Dân, với nhiều cơng trình nghiên cứu: Phương
pháp luận nghiên cứu văn học (2004); Văn hóa và phát triển trong bối cảnh tồn cầu
hóa (2006); Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
(2009). Và chúng ta không thể không kể đến Trần Đình Sử, đã nghiên cứu về văn
học và văn hóa tâm linh, cùng các bài viết về giá trị văn hóa của văn học Việt Nam.
Có nhiều nhà nghiên cứu mở rộng phương pháp tiếp cận văn học qua góc nhìn
văn hóa như: Văn học trong hành trình văn hóa, của Trường Lưu, Viện văn hóa và
Nhà xuất bản (Nxb), Văn hóa thơng tin, (1999); Văn học trung đại Việt Nam dưới
góc nhìn văn hóa, Trần Nho Thìn, Nxb Giáo dục, (2003); Một nền văn hóa văn nghệ
đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, Hà Minh Đức,
Nxb Khoa học xã hội, (2005); Gỉai mã văn học từ mã văn hóa, Trần Lê Bảo, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, (2011); Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm
linh, Lê Thu Yến (Chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, (2015); Tiểu
thuyết phong tục Việt Nam, Cao Thị Ngọc Hà, Nxb Giáo dục Việt Nam, (2016); Bản
sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Nguyễn Bá Thành, Nxb Đại học Quốc gia Hà


7

Nội, (2018); Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học,
Trần Nho Thìn, Nxb Giáo dục Việt Nam, (2018).
Về một số luận án, thạc sĩ và khóa luận như: Thơ mới từ góc độ văn hóa – văn
học, luận án tiến sĩ, Hoàng Thị Huế, Học viện Khoa học xã hội, (2007); Văn chương
Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận án tiến sĩ, Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện khoa
học xã hội, (2013); Văn học kinh Bắc – Vùng thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm, Luận
án tiến sĩ, Trần Đức Hoàn, Trường Đại học Thái Ngun, (2013); Địa danh Bắc Ninh
dưới góc nhìn văn hóa, luận án thạc sĩ, Nguyễn Văn Hải, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, (2014); Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ,
Phạm Thị Thu Hương, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, (2015)…

2.2. Những nghiên cứu về sáng tác của Trần Thanh cảnh
Nhà văn Trần Thanh Cảnh, hơn 50 tuổi mới bắt đầu cầm bút, tính đến thời
điểm này, nhà văn đã xuất bản ba tập truyện ngắn Đại gia (2013), Kỳ nhân làng
Ngọc 2015), Mỹ nhân làng Ngọc (2016), cùng với hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần
(2018) và Quái nhân làng Ngọc (2019). Phải nói những trang viết của nhà văn đã để
lại những dấu ấn về cuộc sống, con người, đặc biệt là con người Kinh Bắc quê hương
của ông rất đậm nét. Đã có rất nhiều bài viết, bài báo, bài phỏng vấn, tham luận, buổi
tọa đàm về văn xuôi của Trần Thanh Cảnh. Hầu như các ý kiến đều đánh giá rất cao
về tài năng, phẩm chất và giá trị văn chương của Trần Thanh Cảnh, kể cả truyện
ngắn lẫn tiểu thuyết. Đúng như nhà văn Sương Nguyệt Minh đã nhận xét: “Trần
Thanh Cảnh là cây bút mạnh về đời sống. Anh đã thu nạp hết hiện thực, cho đến một
thời điểm thích hợp thì cho nó vở ịa theo dịng chảy con chữ” (dẫn theo Quỳnh Anh,
2015). Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét: “Là một người từng trải và va vấp
nhiều, Trần Thanh Cảnh đến với văn chương như một cứu cánh. Văn học trước thời
kì đổi mới ln chạy theo những cái bất thường, cịn văn học sau đó tìm về những cái
bình thường, hay cái đạo của đời thường và Trần Thanh Cảnh là người đã phát hiện
ra một trong những cái đạo ấy” (dẫn theo Quỳnh Anh, 2015). Đọc những trang văn
của Trần Thanh Cảnh,, chúng ta thấy nhà văn rất chú tâm vào những cái thường nhật,
những mâu thuẩn, xung đột, phức tạp với bao quan hệ nhân sinh chồng chéo lên


8

nhau.
Trong tập truyện ngắn Đại gia đầu tay của Trần Thanh Cảnh, Đoàn Lê Giang
cũng đã nhận xét: “Văn viết hay, già dặn, câu chuyện đầy chất sống và nhiều suy
tư”. Đặc biệt có giọng văn “hài hước, trần trụi, trải đời, sex, và có chút suy tư”
(Trần Thanh Cảnh, 2013). Và “đằng sau những ngôn từ của thời hiện đại: sex, kinh
doanh, chính trị, là câu của bản năng gốc: Tình, Tiền, Danh. Tính cách đại gia đa
diện và đầy mâu thuẩn: tốt và xấu, cao cả và thấp hèn, lý tưởng và trần tục... đan xen

với nhau” (Trần Thanh Cảnh, 2013).
Nhận xét đánh giá về tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” nhà phê bình Hồi
Nam đã so sánh và thấy điểm tương đồng giữa việc nhà thơ Hoàng Cầm viết về tập
thơ: Về kinh Bắc vào cuối năm 1959 đầu năm 1960, với việc nhà văn Trần Thanh
Cảnh viết tập truyện ngắn Kỳ nhân làng ngọc trong hai năm 2013-2014 (in năm
2015, Nxb Trẻ được Hội nhà văn Việt Nam trao thưởng về văn xi 2015). Hồi
Nam đã viết:
“Đó là chỗ cả hai đã lấy hành vi viết như một phương cách để cân bằng với cái thực
tại khắc nghiệt mà họ đang phải đối mặt hàng ngày: với Hồng Cầm là tình cảnh bị
câu thúc, bị kiêm tỏa trong cái án văn chương lớn vào bậc nhất nhì của thế kỷ XX,
với Trần Thanh Cảnh là những sóng gió thương trường đang làm lao đao cả nền
kinh tế mà ơng vật vã tồn tại trong đó với tư cách một doanh nghiệp…”. Nhưng cũng
có những điểm khác: “Hoàng Cầm viết về Kinh Bắc của tâm cảnh, trong một trạng
thái hồi cố”, còn Kinh Bắc của Trần Thanh Cảnh là Kinh Bắc của thực cảnh, Kinh
Bắc được viết trong một sự quan sát và tiếp xúc rất gần gủi, thậm chí khi ơng đẩy
Kinh Bắc về phía quá khứ xa thì Kinh Bắc ấy vẫn chịu sự chi phối của lập trường
hiện tại. Chưa hết, Hoàng Cầm gọi tên Kinh Bắc khi viết về Kinh Bắc, còn Trần
Thanh Cảnh lại gom tất cả những nhận biết về Kinh Bắc của mình mà nhào nặn, hư
cấu, tạo thành một cái làng giả định mà ông đặt tên là làng Ngọc. Chỉ vài khía cạnh
như vậy thơi, có lẽ là đủ để thấy rằng với tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc, Trần


9

Thanh Cảnh đã cố gắng xác định một cái viết Kinh Bắc khác, khác với chính cái viết
Kinh Bắc của người tiền bối đồng hương nổi danh trong làng thơ Việt” (Hồi Nam,

2016).
Theo nhận định của nhà phê bình Hồi Nam, có lẽ mối bận tâm lớn nhất của Trần
Thanh Cảnh qua những câu chuyện của mình là để nhận diện và khám phá theo cách

riêng của ông về nhân vật, về làng quê của mình, thân thương, huê tình, ngọt ngào,
bên cạnh đó những mãnh đời bất hạnh éo le bậc nhất xứ Kinh Bắc được đề cao. Làng
quê mang sắc thái văn hóa riêng biệt, ngay cả về lối sống, và lẫn cách suy nghĩ.
Nhà văn Hồ Anh Thái trong lời giới thiệu tập truyện ngắn Kỳ nhân làng ngọc
đã viết: “Gặp nhau, người ta có thể chìa ra cái danh thiếp, để tự giới thiệu. Nhà văn
có lẽ chỉ nên chìa ra một tác phẩm của mình để tự giới thiệu. Danh thiếp của nhà
văn chính là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn. Cái danh thiếp ấy của Trần Thanh
Cảnh là truyện Kỳ nhân làng Ngọc” (Trần Thanh Cảnh, 2015). Và làng ngọc ấy
không chỉ dừng lại là một làng ngọc cụ thể, nó được hư cấu để trở nên đa diện, đa
sắc, đa thanh, và nó chỉ là cái cớ để tác giả tự do phóng bút, phóng chiếu cái nhìn của
mình ra thế giới, ra thập loại chúng sinh. Độ nặng, sức dung chứa của câu chuyện do
thế cũng vượt lên so với bản thân câu chuyện được kể.
Bài viết “Mỹ nhân làng Ngọc – Viết cho phận đàn bà cay đắng”, đã nói lên vẻ
đẹp của khơng gian văn hóa Kinh Bắc, ngồn ngộn chất huê tình. Làng Ngọc ấy cũng
hiện lên bao số phận xót xa, cay đắng, nhưng những con người ấy vẫn tìm về cái đạo,
cái nhân văn trong cuộc sống:
“Làng quê bị suy đồi đến mấy nhưng tình người bao đời nay vẫn không thay đổi”;
“Đọc Mỹ nhân làng Ngọc là một trải nghiệm hoang hoải đến kỳ lạ khi nỗi buồn của
các nhân vật bị đẩy tới mức cùng cực. Nếu như kết thúc là một sự khởi đầu mới, thì
dưới giọng văn của tác giả, dấu chấm hết chỉ lá màn kết để bi kịch tiếp theo được
bắt đầu bằng hiện thực dồn nén cô đọng khiến người đọc xót xa” (Mỹ Lan, 2016).


10

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hồi Nam đã từng chia sẻ về tiểu thuyết Đức
Thánh Trần:
“Trần Thanh Cảnh khởi thảo Đức Thánh Trần sau khi đã cho ra mắt độc giả hai tập
truyện ngắn mang đậm chất hoa tình, thậm chí là tinh thần “phóng dục”, khá đặc
trưng cho đất và người Kinh Bắc. Cái “nếp” ấy vẫn được ông giữ lại trong cuốn

tiểu thuyết lịch sử đầu tay này, qua những trường đoạn viết về ái tình hừng hực nhựa
sống và tràn trề đam mê của những người đàn ông, đàn bà Đại Việt thế kỷ XIII”.
Điều đặc biệt nữa là: “tất cả bút lực của tác giả chủ yếu là dành để thể hiện và ngợi
ca những phẩm chất thần thánh của nhân vật, từ đó lý giải việc tại sao Hưng Đạo
Đại Vương lại trở thành linh hồn, thành nguồn tập trung sức mạnh to lớn của quân
dân Đại Việt trong cả ba lần chiến thắng trước quân xâm lược Nguyên Mông”

(Trần Thanh Cảnh, 2018).
Nguyễn Văn Hùng cũng đã khẳng định:
“Trần Thanh Cảnh đã kiếm tìm cho mình một nẻo đi riêng. Nhà văn họ Trần đã lựa
chọn tái hiện các sự kiện tiêu biểu nhất, phục hiện những chân dung ưu tú của thời
đại. Ông đã biến các sự kiện khô khan được ghi trong sử sách thành những câu
chuyện sống động, luận giải sâu sắc các vấn đề đặt ra trong lịch sử: Sự thăng trầm,
lẽ tồn vong của dân tộc trong cơn biến động; Sự đồng lịng nhất trí mn dân cùng
tài năng, đức độ của người lãnh đạo tạo nên sức mạnh kỳ diệu, giúp đất nước vượt
qua những thời khắc cam go; vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, số
phận những sinh linh nhỏ bé, vô danh trong sự chuyển vần của thời cuộc, vấn đề kế
sách bang giao với nước lớn để giữ được hòa hiếu lâu dài...” (Nguyễn Văn Hùng,

2018).
Nhà văn Uông Triều, người đã cùng với nhà văn Trần Thanh Cảnh trong
chuyến đi thực tế đã chia sẻ:


11

“Viết tiểu thuyết lịch sử là một sự hiểm nguy. Nhưng sự mạnh dạn, táo bạo kết hợp
với những khảo cứu thực tiễn và các yếu tố dân gian đã giúp nhà văn Trần Thanh
Cảnh làm nên Đức Thánh Trần. Chính những mối tình trong cuốn tiểu thuyết đã làm
mềm mại đi những vấn đề lịch sử và khiến cho Trần Quốc Tuấn gần gũi với đời

thường hơn. Anh đánh giá thành công nhất trong cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã
dựng nên “Lễ hội mo nang” đời Trần, đó là lý giải và căn cứ cho những mối “huê
tình” đậm đặc trong tác phẩm. Nhà văn đã đi trên con đường chênh vênh nhưng vẫn
có điểm bám” (dẫn theo Minh Thư, 2015).

Nhà văn Trần Thanh Cảnh đã tập trung nhiều bút lực nhất để diễn giải về câu
chuyện võ nghiệp lấy lừng và tình yêu bất diệt của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói tác
giả đã xây dựng một Trần Quốc Tuấn của riêng mình, khơng lẫn với những nhân vật
lịch sử hay hình tượng nghệ thuật trong nhiều sáng tác trước và cùng thời với nhà
văn.
Còn nhà phê bình Ngơ Văn Gía, cũng đã nhận xét rất cao về tiểu thuyết Đức
Thánh Trần:
“Sự kết hợp giữa chính sử, quốc sử và tình sử của nhà văn Trần Thanh Cảnh. Chính
sự pha trộn đó đã tạo ra âm hưởng hào sảng, mê dụ của tác phẩm. Bên cạnh đó là
việc sử dụng ngơn ngữ trong những trường đoạn, lúc thì cao trào, khi thì tiết chế đã
đem đến những cung bậc cảm xúc cho người đọc và làm hiển lộ chân dung vị tướng
tài trong mọi hoàn cảnh” (Kim Nhung, 2018).

Một khẳng định nữa, khi nghiên cứu về nhà văn Trần Thanh Cảnh, trong tiểu
thuyết Đức Thánh Trần, khơng chỉ nói về võ nghiệp lẫy lừng, tình u bất diệt của
Trần Quốc Tuấn, mà còn đề cập đến câu chuyện tình về cơng chúa triều Trần tên là
An Tư, một cơng chúa có cuộc đời cũng như số phận đầy bí ẩn, khổ - nhục khi phải
thực hiện sứ mệnh “Mỹ nhân kế” để giúp triều Trần trong việc đánh giặc Ngun –
Mơng. Hồi Hương cũng đã chia sẻ:
“Một “tình sử” trên trang viết có thể gây “sóng gió” cho chính tác giả, bởi ơng diễn


12

tả một cơng chúa An Tư khác hẳn các hình ảnh trước đây trong các tác phẩm văn

học trước đó, một phác họa chân dung cô Công chúa triều Trần sinh động và phóng
khống như hiện thân của hình ảnh vũ nữ được khắc trên các phù điêu Champa, hay
các bức tranh chạm gỗ hình trai gái giao hoan ở đình làng, các bức tranh tố nữ gợi
cảm xn-hạ-thu-đơng..., với nhiều sắc trần tục hơn là thánh thiện khuê các” (Hồi

Hương, 2018).
Có thể nói các bài nhận xét, đánh giá, phẩm bình, nghiên cứu về sáng tác của
Trần Thanh Cảnh tương đối phong phú về các ý kiến, Qua những lời phẩm bình đó,
chúng ta càng thấy tài năng sáng tác của nhà văn Trần Thanh Cảnh hơn.
2.3. Những nghiên cứu đề cập đến văn hóa trong văn xi Trần Thanh
Cảnh
Vấn đề nghiên cứu đề cập đến văn hóa cho tới nay về truyện ngắn, cũng như
tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh vẫn còn khiêm tốn, hạn chế. Phần lớn dừng lại ở
mức độ chung chung, khái quát. Hoặc chỉ khai thác một vài khía cạnh, đặc điểm của
một số tác phẩm riêng lẻ nào đó, nên chưa có cái nhìn cụ thể trong tổng quan về giá
trị văn hóa mà Trần Thanh Cảnh truyền tải. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã
chỉ ra được chỉ dấu riêng trong sáng tác của Trần Thanh Cảnh.
Tác giả Nguyễn Văn Hùng là người đã dành nhiều bài nghiên cứu đề cập về
văn hóa trong các sáng tác của Trần Thanh Cảnh. Bài viết về “Nét đặc sắc của Kỳ
nhân làng Ngọc” đã khẳng định tập truyện ăm ắp không gian văn hóa Kinh Bắc, tất
cả:
“… đều lấy chất liệu từ làng Ngọc, một ngôi làng vùng Kinh Bắc trù phú, ở ven con
sơng Đuống hiền hịa, tựa vào dãy núi Thiên Thai mơ mộng, quanh năm diễn ra hội
hè đình đám sôi động. Với nguồn chất liệu dồi dào, vô tận, Trần Thanh Cảnh tha hồ
ngụp lặn, hít thở, nhào nặn, biến những nguyên liệu sống động thành các sinh thể
nghệ thuật giàu sức sống. Như một người họa sĩ tài hoa, tác giả đã vẽ nên bức tranh
làng quê Việt cổ truyền với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc: gốc đa đầu làng,


13


cây gạo ven sơng, rặng tre xanh mát mái đình rêu phong, đường làng quanh co, bờ
đê lộng gió, bến nước trong vắt, hội hè linh thiêng…” (Nguyễn Văn Hùng, 2017).

Với tiểu thuyết Đức Thánh Trần, Hoài Hương cũng đã nhận định:
“Khơng chỉ viết về đời sống tình cảm của Trần Quốc Tuấn, tiểu thuyết Đức
Thánh Trần còn kể một câu chuyện tình về một Cơng chúa triều Trần có số phận đầy
bí ẩn. Trong chính sử chép về Cơng chúa An Tư chỉ có một dịng, tác giả đã dệt nên
một câu chuyện về cuộc đời vinh - nhục của nàng trong sứ mệnh “mỹ nhân tâm kế”
giúp triều Trần đánh giặc Ngun Mơng.
Một “tình sử” trên trang viết có thể gây “sóng gió” cho chính tác giả, bởi ông diễn
tả một Công chúa An Tư khác hẳn các hình ảnh trước đậy trong các tác phẩm văn
học trước đó, một phác họa chân dung cơ Cơng chúa triều Trần sinh động và phóng
khống như hiện thân của hình ảnh vũ nữ được khắc trên các phù điêu Champa, hay
các bức tranh chạm gỗ hình trai gái giao hoan ở đình làng, các bức tranh tố nữ gợi
cảm xuân- hạ- thu- đông..., với nhiều sắc trần tục hơn là thánh thiện khuê các.
Ngoài “Đức Thánh Trần”, rất nhiều nhân vật có thật trong lịch sử, xuất hiện trong
tác phẩm đều là những chân dung vừa quen vừa lạ, khá khác biệt với cái nhìn quen
thuộc như trước đây. Họ không chỉ là những “thiên tướng”, “thần tướng”, “dị
tướng”… mà rất “đời”, bởi những phẩm chất bình dị, ngay cả kẻ ác cũng có nhân
tính” (Hồi Hương, 2018).

Đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh,
(Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Võ Thị Bích Hân, Trường Đại học Văn Hiến, 2019) đã
nghiên cứu những đặc điểm, tư tưởng tôn vinh giá trị truyền thống qua hình tượng
nhân vật Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và một số đặc điểm về hình thức
nghệ thuật để thấy được những giá trị văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên để viết về cơng trình văn xi của Trần Thanh Cảnh qua hướng



14

tiếp cận văn hóa như đã nói ở trên, đến nay vẫn chưa có cơng trình riêng biệt nào
nghiên cứu về văn xi Trần Thanh Cảnh qua góc nhìn văn hóa. Hầu như tất cả chỉ
mới dừng lại những nhận định khái quát, đánh giá sơ bộ và chủ yếu đi sâu vào ý
tưởng, cảm xúc, cũng như tâm huyết, những dấu ấn của nhà văn Trần Thanh Cảnh
qua những sáng tác của ông. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài Văn xuôi của Trần Thanh Cảnh từ góc nhìn văn hóa, với hy vọng sẽ tìm
hiểu những vấn đề sâu sắc về giá trị, quy mô, đặc biệt là giá trị văn hóa trong sáng
tác của Trần Thanh Cảnh cũng như những thành cơng, những đóng góp của nhà văn
trong văn xi hậu hiện đại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là chỉ ra được những yếu tố văn hóa, cũng như mối
quan hệ giữa văn hóa văn học, đặc biệt là những hiện tượng văn hóa tiêu biểu trong
văn xi của Trần Thanh Cảnh. Điều này góp phần tạo nên thành công cho văn xuôi
của tác giả trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó khẳng
định tài năng độc đáo và những cống hiến hữu ích của Trần Thanh Cảnh trong nền
văn học Việt Nam hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ làm rõ về cách tiếp cận văn hóa và văn xi Trần Thanh Cảnh,
bằng cách chỉ ra những dấu hiệu, phương diện, phương thức biểu hiện, cũng như các
cảm quan văn hóa trong văn xi Trần Thanh Cảnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Văn xuôi của Trần Thanh Cảnh từ góc
nhìn văn hóa. Góc nhìn của luận văn là những yếu tố, những đặc điểm văn hóa trong
văn xuôi của Trần Thanh Cảnh trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Một số
vấn đề được đặt ra trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh: như vấn đề phong tục, tín
ngưỡng, tâm linh, lối sống cộng đồng làng xã, cũng như các biểu tượng và đặc trưng

ngôn ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi sẽ khảo sát tồn bộ sáng tác văn xuôi của Trần Thanh Cảnh. Trong
phạm vi của đề tài, chúng tôi khảo sát các tác phẩm ở hai thể loại là truyện ngắn và


15

tiểu thuyết. Cụ thể về các tập truyện ngắn đó là: Đại gia, (Nxb Hội nhà văn 2013);
Kỳ nhân làng ngọc, (Nxb Trẻ 2015); Mỹ nhân làng ngọc, (Nxb Trẻ 2016). Về tiểu
thuyết: có tiểu thuyết Đức Thánh Trần, (Nxb Hội nhà văn 2017), và tiểu thuyết Quái
nhân làng Ngọc (2019).
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài Văn xuôi của Trần Thanh Cảnh từ góc nhìn văn hóa, chúng tơi sẽ
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đây là phương pháp cơ bản giúp chúng tôi tiếp cận văn học từ góc nhìn văn
hóa lịch sử. Với phương pháp này, chúng tôi sẽ lý giải đầy đủ hơn về những yếu tố
văn hóa, như: phong tục, tập quán, lễ hội,… và chúng tơi có thể vận dụng phương
pháp này để tìm hiểu về nội dung và hình thức của các tác phẩm. Đây cũng là cách
thức giúp chúng tơi tìm hiểu những vấn đề về tư tưởng chính trị, những chiến lược
quân sự trong một tác phẩm lịch sử, cũng như những vấn đề liên quan đến xã hội có
ảnh hưởng tới quá trình sáng tác của nhà văn.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tơi nghiên cứu những hình ảnh, những chi tiết
trong việc chỉ ra các biểu tượng văn hóa trong sáng tác của Trần Thanh Cảnh, để rồi
chúng tơi có thể nhận xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan.
5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận những phương diện nghệ thuật chủ
yếu góp phần thể hiện yếu tố văn hóa trong văn xi Trần Thanh Cảnh.

5.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu sự tiếp thu, kế thừa của các phương
diện văn hóa trong văn xi của Trần Thanh Cảnh, đặc trưng của truyện ngắn, tiểu
thuyết Trần Thanh Cảnh so với các nhà văn khác từ lăng kính văn hóa.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ về mối quan hệ giữa văn hóa với sáng tác văn
học, đặc biệt là trong sáng tác văn xuôi của Trần Thanh Cảnh.
- Luận văn chỉ ra những giá trị văn hóa trong sáng tác của Trần Thanh Cảnh.
Để từ đó thấy được nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong tiểu thuyết và truyện
ngắn của Trần Thanh Cảnh.
- Chỉ ra được những đóng góp mới mẻ của nhà văn Trần Thanh Cảnh trên văn
đàn Việt Nam thời đương đại.


16

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về hướng tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học và
văn xi của Trần Thanh Cảnh. Phần này giới thiệu cuộc đời, con người, cũng như
sự nghiệp sáng tác của Trần Thanh Cảnh. Sau đó tập trung giới thiệu một số khái
niệm về văn hóa, văn học. Đồng thời nói lên mối quan hệ giữa văn hóa – văn học.
Đặc biệt là hướng tiếp cận phương pháp văn hóa học, để từ đó làm tiền đề đi sâu vào
tìm hiểu những yếu tố văn hóa trong văn xi của Trần Thanh Cảnh.
Chương 2: Nội dung phản ánh trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh từ góc
nhìn văn hóa. Luận văn tập trung làm rõ các yếu tố văn hóa trong văn xi Trần
Thanh Cảnh. Thơng qua những vấn đề đã tìm hiểu, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận
định về từng loại văn hóa trong văn xi Trần Thanh Cảnh.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi của Trần Thanh Cảnh từ góc

nhìn văn hóa. Đây cũng là chương rất quan trọng, cùng với chương 1 và chương 2 thì
chương 3 góp phần làm nên cái nhìn tổng thể về Văn xi của Trần Thanh Cảnh từ
góc nhìn văn hóa.


17

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VÀ VĂN XUÔI
CỦA TRẦN THANH CẢNH
1.1. Hướng tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học
1.1.1.1.Văn hóa
Sự có mặt của văn hóa cùng với sự xuất hiện của lồi ngươi, văn hóa ln
đem lại giá trị nhận thức của nhân loại, bởi giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có
sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ cho con người luôn hướng đến cái chân – thiện –
mỹ. Hiện nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, điều đó cịn phụ thuộc
vào vị trí vùng miền, tức là vào khơng gian, thời gian, cũng như quan điểm của các
nhà nghiên cứu khác nhau, nhưng chung qui đều đi đến một ý tưởng chung của các
tác giả đều coi văn hóa và sự chuyển hóa giữa chúng đều hướng đến những gì tốt đẹp
cho con người và đời sống xã hội. Vì thế mà có rất nhiều tên tuổi của các nhà văn
hóa nổi tiếng trên thế giới thuộc các trường phái nhân văn như: Dilthey, Casirrer,
Arnold, I.Eliot… và các trường phái thực chứng như: Taylor, Malinowski, Boas,
Kroeber, Benedict, Durkheim… Năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred
Kroeber và Clyde Kluckhohn trong cuốn sách Culture, a critical review of concept
and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định
nghĩa) đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng
trình nổi tiếng thế giới (Phan Ngọc, 2009). Còn đối với Phan Ngọc, tính đến nay trên
thế giới đã có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa (Phan Ngọc, 2015). Dựa trên
vấn đề đó, luận văn xin đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu về văn hóa.

Các nhà khoa học thường chọn lấy định nghĩa của E.B. Tylor như một định
nghĩa đầu tiên, cổ điển, tiêu biểu về văn hóa. Trong cuốn Văn hóa nguyên thủy
(Primitive Culture, London), (1887), Tylor đã viết: “Khái niệm văn hóa hay văn
minh dùng để chỉ định một toàn thể phức hợp bao gồm những tri thức khoa học, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng những khả năng và những
tập quán khác mà con người đã thực hiện được với tư cách là một thành viên xã hội”


18

(dẫn theo Nguyễn Thừa Hỷ, 2001).
Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), (Trung tâm Từ điển học), (2008)
định nghĩa:
1. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong q trình lịch sử. (Kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa
phương Tây).
2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
[nói tổng quát], (sinh hoạt văn hóa văn nghệ).
3. Tri thức, kiến thức khoa học. [nói khái qt], (Học văn hóa, trình độ văn
hóa).
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. (Người thiếu
văn hóa, cư xử rất có văn hóa).
5. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần của một thời kì lịch
sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có
những đặc điểm giống nhau. (Văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Sa Huỳnh) theo như Trần
Ngọc Thêm, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, (1997), đã định
nghĩa như sau: “VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 1999).
Định nghĩa của Phan Ngọc về văn hóa ở trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt

Nam, Nxb Văn hóa – Thơng tin, (2013) như sau:
“Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc
người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mơ hình
hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối
quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu
lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân
hay các các tộc người khác” (Phan Ngọc, 2013).

Trong cuốn Lí luận văn học của Huỳnh Như Phương, Nxb Đại học Quốc gia


19

Tp. Hồ Chí Minh, (2010), đã định nghĩa: “Văn hóa liên quan đến toàn bộ những hoạt
động dưới sự chi phối của các chuẩn mực khác nhau về mặt xã hội và lịch sử cũng
như của các mẫu hình ứng xử được truyền giao trong cộng đồng người ấy” (Huỳnh
Như Phương, 2010).
Theo UNESCO, có đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét
về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt
nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn
hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những
giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo ra những cơng trình vượt trội lên bản thân” (dẫn

theo Tân Việt, 2013).
Ngày 2-11-2011, trong Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa đưa ra tại

Paris, UNESCO đã khẳng định lại ý nghĩa về văn hóa của Hội nghị Văn hóa Thế giới
[MONDIACULT] 1982 tại Mêhicơ như sau:
“…văn hóa cần phải được coi như là tập hợp các nét đặc trưng về mặt tinh thần và
vật chất, về mặt trí tuệ và tình cảm, đặc trưng cho một xã hội hoặc một cộng đồng
mang tính xã hội, và rằng, ngồi văn học và nghệ thuật, nó cịn bao gồm lối sống,
các cách chung sống cùng nhau, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín
ngưỡng” (dẫn theo Nguyễn Văn Dân, 2011).

Định nghĩa về văn hóa rất nhiều, phải nói có bao nhiêu nhà văn hóa thì có bấy
nhiêu định nghĩa. Nhưng dù hiểu văn hóa theo cách nào, thì nhìn chung vẫn thấy văn
hóa chính là do con người sáng tạo nên, văn hóa chính là sản phẩm của con người.


×