Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hiệu quả của việc sử dụng hệ thống thổi khí trong ương cá tra từ bột lên hương ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 13 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG THỔI KHÍ
TRONG ƯƠNG CÁ TRA TỪ BỘT LÊN HƯƠNG Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Đinh Thị Thủy1*, Nguyễn Thành Nhân1, Đồn Văn Cường1, Nguyễn Diễm Thư1

TĨM TẮT
Nghiên cứu đã thực hiện 2 nghiệm thức (NT) ương cá tra từ giai đoạn bột lên hương với thời gian
ương 21 ngày, mỗi NT thực hiện 6 ao, mỗi ao có diện tích từ 3.500 đến 3.700 m2, địa điểm tại huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Mật độ thả bột 750 con/m2 và tất cả các yếu tố kỹ thuật ương của 2 NT
đều như nhau, chỉ khác nhau ở NT 1 có cung cấp thổi khí và NT 2 thì khơng. Hệ thống thổi khí được
thiết kế với lượng khí thổi ra từ các đĩa hình trịn, hoạt động qua máy thổi khí và khoảng cách lắp
đặt được tính tốn nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng. Kết quả ghi nhận lượng Moina sp. trong ao giai
đoạn 12 ngày đầu ở NT 1 cao hơn ở NT 2, sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); và lượng Moina
sp. ở cả hai NT đạt cao nhất ở ngày 3 và giảm dần đến ngày 12. Tăng trưởng chiều dài của cá NT
1 có kết quả tốt hơn NT 2, cá bột khi mới thả có chiều dài trung bình từ 5,85 đến 6,30 mm, sau 21
ngày, chiều dài cá đạt 27,7 mm (NT 2) và 37,0 mm (NT 1), sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Các yếu tố thủy lý hóa như nhiệt độ nước, pH, độ kiềm, NH3-N, NO2-N, NO3-N và COD của nước
ao ở 2 NT đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá; riêng hàm lượng oxy hòa tan
(DO) sáng ở NT 2 thấp hơn NT 1 và thấp hơn ngưỡng thích hợp cho cá phát triển, DO sáng ở NT 2
dao động từ 2,95 đến 4,80 mg/l, ở NT 1 dao động từ 4,6 đến 6,25 mg/l, sai khác có ý nghĩa thống
kê (p<0,05), trừ các ngày ương thứ 5, 6 và 16. Cá nuôi ở NT 1 có tần suất và tỷ lệ nhiễm trùng bánh
xe (Trichodina sp.) và tần suất nhiễm vi khuẩn A. hydrophyla thấp hơn cá nuôi ở NT 2, sai khác có
ý nghĩa thống kê (p<0,05); cường độ nhiễm Trichodina sp. của cá ở NT 1 ở mức (+), trong khi ở
NT 2 nhiễm cả hai mức (+) và (++). Tỷ lệ sống trung bình của cá ở NT 1 (37,17%) cao hơn NT 2
(22,82%), sai khác có ý nghĩa thống kê p <0,05 và chỉ số FCR dao động từ 0,36 đến 0,39.
Từ khóa: ương cá tra, hệ thống thổi khí.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cá tra là một


trong những đối tượng nước ngọt được nuôi chủ
lực ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Vì vậy,
nhu cầu cung cấp cá tra giống đảm bảo đủ về số
lượng và có chất lượng tốt được đặt lên hàng đầu.
Thực tế cho thấy với tình hình ương cá tra giống
hiện nay ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long cịn
nhiều bất cập, cá giống có tỷ lệ sống thấp, dịch
bệnh xảy ra thường xuyên, chất lượng con giống
không đảm bảo để đáp ứng tốt cho nhu cầu thực
tế sản xuất trong nuôi cá tra thương phẩm. Theo

Xuân và ctv., (1994), một trong những lý do
cá ương có tỷ lệ sống thấp và chất lượng con
giống không đảm bảo là môi trường nuôi chưa
đáp ứng đúng cho sự sinh trưởng của cá, hàm
lượng oxy hịa tan khơng đảm bảo và các yếu tố
môi trường khác như NH3, NO2, pH, v.v... biến
thiên lớn. Tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của cá
còn bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Đi đôi
với vấn đề dinh dưỡng, ảnh hưởng của mật độ
thả đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá
trong quá trình ương ni cá giống cũng khơng
kém phần quan trọng. Các nghiên cứu trước đã

1. Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường & Bệnh Thủy Sản Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản 2
* Email:

98

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
chứng minh rằng mật độ thả có liên quan đến
tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá (Sahoo
và ctv., 2004; Rahman và ctv., 2005, Schram và
ctv., 2006).
Trước tình hình đó, đề tài „Nghiên cứu các
giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và chất
lượng cá tra từ bột lên giống ở Đồng bằng sơng
Cửu Long” được hình thành và đã được thực
hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2015.
Dựa vào đặc tính sinh học, nhu cầu và sự
phát triển khác nhau của cá theo từng lứa tuổi,
quá trình ương cá tra từ bột lên giống được phân
làm hai giai đoạn, giai đoạn ương từ bột lên
hương và từ hương lên giống. Đối với giai đoạn
ương từ bột lên hương 21 ngày tuổi, việc cải tiến
các yếu tố kỹ thuật đã được nghiên cứu và thực
hiện với mục đích nhằm nâng cao tỷ lệ sống và
chất lượng cá hương để phục vụ tốt cho giai
đoạn ương tiếp theo từ hương lên giống. Các cải
tiến kỹ thuật đã được nghiên cứu và áp dụng từ
quy mô thực nghiệm đến quy mô sản xuất gồm
các yếu tố kỹ thuật về dinh dưỡng, môi trường
và giám sát bệnh, v.v... nhằm giải quyết các vấn
đề ô nhiễm hữu cơ, tạo môi trường nước tốt,
nâng cao sức tăng trưởng, tăng cường sức đề
kháng và khả năng phòng bệnh cho cá. Sử dụng
hệ thống thổi khí trong ương cá tra từ giai đoạn

bột lên hương là một trong những cải tiến được
thực hiện trong đề tài này.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) giai đoạn bột lên hương, với cỡ
cá tra bột từ 1.000 đến 1.050 con/ml.

2.2. Phương pháp nghiên cứu và bố trí
thí nghiệm
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 5 đến
tháng 6 năm 2014 với 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 có cung cấp thổi khí và nghiệm
thức 2 khơng cung cấp thổi khí. Mỗi nghiệm
thức bố trí 6 ao; mỗi ao có diện tích từ 3.500
đến 3.700m2. Mật độ thả là 750 con/m2, được
thực hiện tại xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nguồn giống và các
điều kiện ương nuôi khác của 2 nghiệm thức
là như nhau.
2.2.2. Kỹ thuật sàng lọc cá bột
Đánh giá cảm quan ngoại hình qua hoạt
động bơi lội đều xung quanh ao, không tụ tập
dưới đáy ao; có tỷ lệ dị hình thấp, có kích cỡ
đồng đều.
2.2.3. Hệ thống thổi khí và kỹ thuật
thổi khí
Hệ thống thổi khí được sử dụng bằng máy
thổi khí, hoạt động bằng điện. Các đĩa cung

cấp khí hình trịn, có đường kính 27 cm; hệ
thống được nối từ đầu ra của máy đến các đĩa
khí bằng ống nhựa PVC với các cỡ đường kính
tương ứng. Khoảng cách giữa các đĩa thổi khí
là 4 m. Lượng khí thổi từ xung quanh mỗi đĩa
tỏa ra với bán kính là 2 m. Từ ngày ương 1
đến hết ngày ương 2, thổi khí liên tục 24 giờ.
Từ ngày ương 3 đến ngày ương 21, thổi khí 6
giờ/ ngày từ 4 giờ đến 10 giờ. Tuy nhiên, khi
điều kiện thời tiết bất lợi hoặc khi lượng oxy
hịa tan nhỏ hơn 3 mg/l thì tiến hành bổ sung
thổi khí. Hệ thống thổi khí được lắp ráp như
Hình 1.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

99


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 1. Bảng vẽ lắp ráp hệ thống thổi khí
2.2.4. Kỹ thuật kiểm soát thức ăn tự
nhiên trong ao
Thức ăn tự nhiên trong ao được đếm từ ngày
ương 1 đến ngày ương 12. Dùng lưới thu mẫu
sinh vật phù du, lấy 10 lít nước tại 3 vị trí trong
ao đổ qua lưới vớt động vật phù du để lọc mẫu.
Định loại động vật phù du bằng phương pháp
hình thái, xác định mật độ động vật phù du bằng

buồng đếm động vật phù du. Mật độ (con/ml)=
(A*V2)/V1*V trong đó A là số lượng động vật
phù du đếm được trong buồng đếm, V1 là thể
tích mẫu đã đếm(ml), V2 thể tích mẫu đã cơ đặc
(ml), V là thể tích nước thốt qua lưới lọc (L).
2.2.5. Cách tính hệ số chuyển đổi thức ăn
(FCR: Feed conversion ratio)
Hệ số FCR là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn
cho cá ăn và tổng trọng lượng cá thu hoạch được
trên một đơn vị diện tích.
2.2.6. Tính tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống được tính bằng tổng số cá thu x
100%/ Tổng số cá thả
2.2.7. Phương pháp phân tích và định
danh vi khuẩn
Cá được thu nguyên con, mỗi mẫu từ 10
đến 20 con; nghiền và cấy vào môi trường thạch
100

máu, sử dụng test kit API 20E để test sinh hóa
và định danh vi khuẩn theo khóa phân loại của
John và ctv., (1994).
2.2.8. Phương pháp phân tích, định danh
ký sinh trùng và nấm
Cá được thu nguyên con, mỗi mẫu từ 10
đến 20 con; tổng thể bên ngoài cá gồm vây, gốc
vây, da, mắt, v.v... và các bộ phận bên trong như
dịch nhớt, nội tạng gan, thận, ruột, v.v... được
soi tươi qua kính hiển vi soi nổi và quang học.
Đinh loại ký sinh trùng theo khóa phân loại của

Schell (1985). Phân lập và làm thuần nấm bằng
cách cấy mẫu trên môi trường SAB và ủ ở nhiệt
độ phòng 3 đến 5 ngày, sau đó chuyển sang mơi
trường PGYA để làm thuần. Cấy vào hạt bắp
trong nước cất vô trùng, ủ sau 24 giờ ở nhiệt độ
phịng, quan sát dưới kính hiển vi và định danh
dựa theo khóa phân loại của Johnson và ctv.,
(2002).
2.2.9. Phương pháp phân tích các yếu tố
mơi trường
Các yếu tố thủy lý hóa được theo dõi và đo
đạc là oxy hòa tan (DO), pH, nhiệt độ nước, độ
kiềm, NH3, NO2, NO3 và COD. Các yếu tố DO,
pH, nhiệt độ nước đo 2 lần/ ngày, từ 6 đến 7 giờ
sáng và từ 4 đến 5 giờ chiều. Các yếu tố còn lại

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
được thu và đo mỗi tuần 1 lần. Chỉ tiêu DO đo
bằng máy đo oxy cầm tay; đo pH bằng máy đo
pH cầm tay; nhiết kế đo nhiệt độ nước; độ kiềm
đo bằng phương pháp chuẩn độ. Các chỉ tiêu
NH3, NO2, NO3 và COD được đo theo phương
pháp phân tích theo tiêu chuẩn của Boyd và
Tucker (1992) và Clescerl và ctv., (2005).
2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý bằng
phần mềm Exel phiên bản 2007 và phần

mềm SPSS 19.0.
III. KẾT QUẢ
Trong quá trình ương cá tra từ giai đoạn
bột lên hương (21 ngày), chúng tôi đã thực
hiện cải tiến một số các giải pháp kỹ thuật
nhằm đạt hiệu quả cao về tỷ lệ sống và đảm
bảo chất lượng cá tra để thực hiện ương ở
giai đoạn tiếp theo. Các giải pháp kỹ thuật đã
được cải tiến như (i) Hạn chế sự hiện diện của
ấu trùng chuồn chuồn, bọ gạo, bắp cày bằng
cách thực hiện lấy nước vào ban đêm để hạn
chế việc đẻ trứng của địch hại; khi nước được
lấy vào thì dùng sản phẩm có tính chất chuyên
biệt đủ mạnh để diệt được trứng của các
loài chuồn chuồn, bọ gạo, bắp cày; rút ngắn
khoảng cách thời gian giữa giai đoạn lấy nước
vào và giai đoạn thả bột; che chắn, rào lưới ao
ni với mắc lưới thích hợp; dùng váng dầu
hôi kéo trên mặt ao (trường hợp có nghi ngờ
ao ương có xuất hiện ấu trùng chuồn chuồn,
bọ gạo, bắp cày); (ii) Giải pháp đảm bảo nhu
cầu oxy hịa tan (DO) bằng cách gắn hệ thống
thổi khí; (iii) Giải pháp ổn định điều kiện các
yếu tố thủy lý hóa (độ kiềm, NH3, pH, v.v...
bằng cách tiến hành xi phông nền đáy định kỳ
hàng tuần (hoặc hai tuần tùy theo mức độ tích
tụ cặn bã của đáy ao ương) là một trong những
giải pháp giúp hạ thấp hàm lượng NH3 trong

nước. Thực hiện nâng độ kiềm bằng giải pháp

dùng vôi Dolomite (thành phần gồm CaCO3:
30%, MgCO3:20% và P2O5: 1%), liều dùng
tùy thuộc vào pH của đất và của nước, và tùy
thuộc vào chỉ số giảm của độ kiềm; (iv) Cải
tiến các yếu tố kỹ thuật dinh dưỡng bằng cách
tìm nguồn dinh dưỡng thích hợp để gây ương
Moina sp. trong ao đủ để cung cấp cho cá bột
trong giai đoạn tuổi nhỏ và chú ý đến khẩu
phần ăn đảm bảo chất lượng và số lượng. Tất
cả các biện pháp kỹ thuật đều thực hiện như
nhau ở 2 nghiệm thức; một điểm khác nhau
được đánh giá trong bài báo này là so sánh
hiệu quả đạt được giữa nghiệm thức có cung
cấp thổi khí và nghiệm thức khơng cung cấp
thổi khí. Hiệu quả đạt được sẽ đánh giá thông
qua kết quả khảo sát lượng thức thức ăn tự
nhiên (Moina sp.) trong ao giai đoạn 12 ngày
đầu; diễn biến của các yếu tố thủy lý hóa nước
ao ni; tình trạng sức khỏe cá nuôi, sự tăng
trưởng về chiều dài của cá và tỷ lệ sống của
cá sau 21 ngày.
3.1. Lượng thức ăn tự nhiên (Moina sp.)
trong ao giai đoạn 12 ngày đầu
Các lồi thuộc nhóm Zooplankton được
xem là nguồn thức ăn trong ương nuôi cá giống
ở giai đoạn đầu, sau khi tiêu thụ hết nỗn hồng
và bắt đầu tập ăn. Đối với cá tra, Moina sp. được
xem là nguồn thức ăn quan trọng trong giai
đoạn 12 ngày đầu, bên cạnh các nguồn thức ăn
bổ sung khác như bột sữa, thức ăn công nghiệp

dạng bột mịn và mảnh với 40% độ đạm. Kết
quả ở hình 2 cho thấy lượng Moina sp. trong
nước ao có chiều hướng tăng cao đến ngày thứ
3 và sau đó giảm dần đến ngày thứ 12 và lượng
này ở nghiệm thức có thổi khí ln cao hơn ở
nghiệm thức khơng có thổi khí, sai khác có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) trừ các ngày thứ 1,
4, 5 và 12.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

101


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 2. Diễn biến lượng Moina sp. trong ao giai đoạn 12 ngày đầu
3.2. Tăng trưởng chiều dài của cá

Hình 3. Chiều dài cá trong giai đoạn ương 21 ngày
Tăng trưởng cá được đánh giá bởi chiều dài
cá; ở ngày thứ nhất, chiều dài cá ở 2 nghiệm
thức là như nhau, dao động từ 5,85 đến 6,30
mm. Ở các ngày ương thứ 7, 14 và 21, chiều dài
cá ở nghiệm thức có thổi khí ln cao hơn chiều
dài cá ở nghiệm thức khơng thổi khí, sai khác có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Hình 3).
3.3. Các yếu tố thủy lý hóa của nước ao
ni
Các nghiệm thức được bố trí vào tháng

5 và 6, đây là thời điểm mùa khô ở vùng
ĐBSCL và là mùa thuận cho việc ương nuôi
cá. Nhiệt độ nước buổi sáng dao động từ
102

27,85 đến 29,10oC, nhiệt độ chiều từ 31,20
đến 32,45oC (Hình 4), các giá trị này đều
nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá
phát triển. Theo Boyd (1998) khoảng nhiệt độ
thích hợp cho sự phát triển của cá nhiệt đới từ
28 đến 32oC. Dương Thúy Yên (2003) đã chỉ
ra khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá tra ở Việt
Nam (P. hypophthalmus) từ 16,7 đến 40,8oC.
Nếu môi trường nước ao có nhiệt độ thích hợp
với thân nhiệt của cá thì cá sẽ có tăng trưởng
nhanh, vì thế, việc giữ được ổn định nhiệt độ
nước ao nuôi nằm trong ngưỡng thích hợp cho
cá là điều hết sức cần thiết.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 4. Nhiệt độ nước ao nuôi
Giá trị pH sáng, chiều dao động từ 7,35
đến 8,85 (Hình 5); độ kiềm nằm trong khoảng
từ 70,0 đến 104,5 mg/l (Hình 6). pH là một
trong những nhân tố mơi trường có ảnh hưởng
lớn trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng,

tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng của vật

nuôi thủy sản. Swingle (1969) cho rằng, giá
trị pH từ 6,5 đến 9,0 là thích hợp cho các lồi
tơm, cá. pH thích hợp cho nhóm cá da trơn từ
6,5 đến 9,0; nếu pH từ 9,0 đến 11,0 sẽ dễ gây
stress cho cá; và nếu pH lớn hơn 11 sẽ gây
chết cá.

Hình 5. Giá trị pH nước ao ni

Hình 6. Độ kiềm (mg/l)
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

103


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hàm lượng oxy hịa tan (DO) buổi chiều ở 2
nghiệm thức có và khơng có thổi khí nằm trong
khoảng từ 4,75 đến 7,40 mg/l. Có sự khác biệt
của giá trị DO sáng; DO sáng ở nghiệm thức
khơng thổi khí dao động từ 2,95 đến 4,80 mg/l

và DO sáng ở nghiệm thức thổi khí dao động từ
4,6 đến 6,25 mg/l, sai khác có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) ở tất cả các ngày ni, trừ các ngày
thứ 5, 6 và 16 (Hình 7).

Hình 7. Hàm lượng oxy hòa tan (mg/l)

Hàm lượng NH3-N ở 2 nghiệm thức có
giá trị từ 0,013 đến 0,023 mg/l (Bảng 1). Theo
Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út (2006) thì
hàm lượng NH3-N gây độc đối với cá từ 0,6 đến
2 mg/l. Cá có thể chịu đựng được 0,01 đến 0,05
mg/l (NH3-N) nếu lượng oxy hòa tan và nhiệt độ
nước nằm trong khoảng thích hợp.
Theo Trương Quốc Phú (2000) thì hàm
lượng NO2-N cho phép trong các ao nuôi cá là
từ 0,01 đến 1 mg/l; nồng độ thích hợp nhất từ
0,01 đến 0,1 mg/l (Lê Như Xuân và ctv.,1994).
Lượng NO2-N của các nghiệm thức trong nghiên
cứu này có giá trị nhỏ hơn 0,1 mg/l (Bảng 1);
như vậy hàm lượng này nằm trong khoảng giá
trị thích hợp.

Q trình nitrate hóa cần oxy để oxy hóa
amonia (amoniac và amonium) thành nitrite
(sản phẩm trung gian) và tiếp tục sử dụng

104

oxy đề oxy hóa NO2-N (nitrite) thành NO3-N
(nitrate) (Boyd, 1998). Yếu tố chính cho q
trình hình thành nitrate là lượng oxy hịa
tan và sự đóng góp của vi khuẩn nitrate hóa
(Nitrobacter) (Phạm Quốc Nguyên và ctv.,
2014). Theo Boyd (1998) ở nồng độ từ 0,2 đến
10 mg/l nitrate không gây hại cho cá. Giá trị
NO3-N (nitrate) trong nghiên cứu này dao động

trong khoảng từ 0,21 đến 0,66 mg/l (Bảng 1).
Hàm lượng COD dao động từ 10,25 đến
12,75 mg/l (Bảng 1). Theo tiêu chuẩn ngành
thủy sản (2002) thì COD của ao ni cá tra
phải nhỏ hơn 15 mg/l. Nếu nước ao ni có
hàm lượng COD cao thì khả năng cá dễ mắc
bệnh cao. Chỉ số COD trung bình của các
nghiệm thức trong nghiên cứu này có giá trị tối
đa ở mức 13 mg/l, nằm trong khoảng giới hạn
cho phép.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 1. Các yếu tố N-NH3 (mg/l), N-NO2 (mg/l), N-NO3 (mg/l) và COD (mg/l)
Chỉ tiêu

Ngày ương

1

7

14

21

NT có thổi khí


0,016 ± 0,006

0,016 ± 0,001

0,019 ± 0,002

0,013 ± 0,000

NT khơng thổi khí

0,023 ± 0,011

0,017 ± 0,010

0,014 ± 0,005

0,018 ± 0,004

NT có thổi khí

0,018 ± 0,004

0,019 ± 0,001

0,014 ± 0,001

0,021 ± 0,001

NT khơng thổi khí


0,017 ± 0,002

0,017 ± 0,004

0,018 ± 0,004

0,017 ± 0,002

NT có thổi khí

0,21 ± 0,05

0,23 ± 0,04

0,23 ± 0,08

0,34 ± 0,04

NT không thổi khí

0,32 ± 0,12

0,66 ± 0,18

0,56 ± 0,15

0,55 ± 0,17

NT có thổi khí


11,75 ± 0,35

11,55 ± 1,48

12,60 ± 1,98

12,75 ± 2,76

NT khơng thổi khí

11,23 ± 0,04

11,35 ± 0,68

11,18 ± 0,25

10,25 ± 0,01

N-NH3 (mg/l)(TB± ĐLC)

N-NO2 (mg/l)(TB± ĐLC)

N-NO3 (mg/l)(TB± ĐLC)

COD (mg/l)(TB± ĐLC)

3.4. Diễn biến bệnh của cá
Trong 21 ngày ương, cá hoàn toàn không bị
nhiễm nấm (không thể hiện bệnh qua dấu hiệu
lâm sàng và kết quả phân tích nấm); cá nhiễm

bệnh chủ yếu là ký sinh trùng và vi khuẩn. Mức
độ cá nhiễm ký sinh trùng thấp hơn so với vi
khuẩn; nhóm ký sinh trùng được tìm thấy là
trùng bánh xe (Trichodina sp.) và vi khuẩn là
Aeromonas hydrophyla và A. caeviae; kết quả
cũng ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn A.
hydrophyla, chiếm từ 80 đến 90% trong tổng số
các mẫu phân tích có nhiễm khuẩn. Cá nhiễm
khuẩn có biểu hiện lâm sàng điển hình như đỏ
phần đầu và các gốc vây, các tia vây bị hoại tử
và xuất huyết nội tạng.

Tần xuất nhiễm và tỷ lệ nhiễm trùng bánh
xe (Trichodina sp.) của cá ở nghiệm thức khơng
thổi khí (15,48 %; 32,26 %) cao hơn nghiệm
thức có thổi khí (8,33 %; 21,19 %), sai khác có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05); cường độ nhiễm cũng
có kết quả tương tự, ở NT có thổi khí chỉ xảy ra ở
mức (+) trong khi ở NT khơng thổi khí có cường
độ nhiễm ở hai mức (+) và (++) (Bảng 2).
Tần xuất nhiễm vi khuẩn A. hydrophyla cũng
được ghi nhận ở NT có thổi khí (10,71 %) có tần
xuất thấp hơn ở NT khơng thổi khí (19,05 %), sai
khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); tỷ lệ nhiễm
A. hydrophyla ở NT có thổi khí (33,12 %) thấp
hơn ở NT khơng có thổi khí (33,89 %), sai khác
khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (Bảng 3).

Bảng 2. Tần suất nhiễm, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng (Trichodina sp.)


Nghiệm thức
Có thổi khí
Khơng thổi khí

Tần suất nhiễm TB (%) ±
ĐLC
8,33a ± 0,25
15,48b ± 1,03

Tỷ lệ nhiễm TB (%)
± ĐLC
21,19a ± 4,48
32,26b ± 2,41

Cường độ nhiễm
(+)
(+), (++)

Các ký hiệu chữ (a, b) trong mỗi cột, sai khác có ý nghĩa thống kê p < 0,05 trong từng cột;
cường độ nhiễm: (+)<30%; (++) 30-65%
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

105


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 3. Tần suất nhiễm và tỷ lệ nhiễm vi
khuẩn (A. hydrophyla)
Nghiệm
thức

Có thổi
khí
Khơng
thổi khí

Tần suất nhiễm
TB
(%) ± ĐLC

Tỷ lệ nhiễm
TB (%)

10,71a ± 1,68

33,12a ± 4,02

19,05b ± 3,37

33,89a ± 2,08

Các ký hiệu chữ (a, b) trong mỗi cột, sai
khác có ý nghĩa thống kê p < 0,05 trong từng cột
3.5. Tỷ lệ sống của cá
Bảng 4 thể hiện chỉ số chuyển hóa thức
ăn (FCR) và tỷ lệ sống trung bình của 2 nhóm
nghiệm thức. FCR của 2 nhóm ở mức 0,36 và
0,39. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức có thổi
khí (37,17 %) cao hơn ở nghiệm thức khơng
thổi khí (22,82 %), sai khác có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).

Bảng 4. Tỷ lệ sống (TLS) của cá và hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR)

Nghiệm FCR TB ±
TLS TB (%) ± ĐLC
thức
ĐLC
Có thổi
0,36 ± 0,04
37,17b ± 5,89
khí
Khơng
0,39 ± 0,07
22,82a ± 3,70
thổi khí
Các ký hiệu chữ (a) (b) thể hiện sai khác có
ý nghĩa thống kê p < 0,05 ở mỗi cột
IV. THẢO LUẬN
Trong quá trình ương cá tra từ giai đoạn bột
lên hương trải qua 21 ngày với mật độ thả bột
là 750 con/m2, chúng tôi đã thực hiện gây nuôi
thức ăn tự nhiên (Moina sp.) trực tiếp trong ao
với mục đích là bổ sung nguồn thức ăn đủ dinh
dưỡng và được cá tra bột ưa thích trong giai
đoạn 12 ngày đầu. Nguồn thức ăn tự nhiên này
là một trong những yếu tố có tính chất quyết
106

định đến tỷ lệ sống và tình trạng sức khỏe cá
nuôi trong giai đoạn này. Trong quá trình ương

cá trê giống (Clarias macrocephalus), Fermin
và Bolivar (1991) đã sử dụng Moina sp. là
nguồn thức ăn chính trong giai đoạn đầu và
cho tỷ lệ sống cao; trường hợp tương tự được
ghi nhận trong ương cá măng (Chanos chanos)
của Watanabe và Fujita, 1983. Nghiên cứu của
Hung và ctv., (2002) đã chứng minh Artemia,
Moina sp. và trùn chỉ (Tubifex) là những thức
ăn phù hợp trong ương nuôi cá tra giống (P.
hypophthalmus) và cá basa giống (P. bocourti)
với kết quả tỷ lệ sống đạt được dao động từ
91,0% đến 93,0%. Kết quả trong nghiên cứu
này đã chỉ ra lượng Moina sp. trong ao tăng cao
ở ngày thứ 3 và giảm dần đến hết ngày 12 và
lượng Moina sp. này cao ở nghiệm thức có thổi
khí so với nghiệm thức khơng thổi khí, sai khác
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trừ các ngày thứ
1, 4, 5 và 12. Như vậy, việc cung cấp hệ thống
thổi khí đã góp phần trong việc tăng sinh khối
Moina sp. trong ao; và thực tế cho thấy rằng,
với hệ thống thổi khí hoạt động 24 giờ ở ngày
ương 1, 2; hoạt động 6 giờ/ngày từ 4 đến 10
giờ sáng ở ngày ương thứ 3 trở đi và hoạt động
khi điều kiện thời tiết bất lợi đã góp phần trong
việc cung cấp thêm oxy hịa tan cho sự hô hấp
của cá tra bột và Moina sp.; mặt khác cịn giúp
khống hóa mơi trường nước ao nhằm tăng hiệu
quả khi sử dụng các sản phẩm như chất xử lý
diệt khuẩn, các chế phẩm vi sinh, v.v...
Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh có

sự khác nhau giữa hàm lượng oxy hòa tan (DO)
của nước ao vào buổi sáng ở 2 nghiệm thức
có và khơng có thổi khí; đối với nghiệm thức
khơng thổi khí thì DO sáng rơi xuống ở mức
nhỏ hơn 3 mg/l trong nhiều ngày; còn đối với
nhóm có thổi khí, giá trị DO ln cao hơn 4mg/l
và dao động từ 4,5 đến 6,5 mg/l. Trong quá trình
ương cá tra, một trong những vấn đề đáng lo
ngại là lượng oxy hịa tan trong nước ao thấp

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
vào buổi sáng (khoảng từ 4-6 giờ), điều này là
do ảnh hưởng của q trình quang hợp và q
trình hơ hấp nên lượng oxy hòa tan trong nước
ao thường cao nhất vào cuối buổi chiều và thấp
nhất sau nửa đêm lúc đầu giờ của buổi sáng.
Với chỉ số DO từ 1,4 đến 5,0 mg/l thì cá tồn tại,
nhưng giảm ăn, tăng trưởng chậm và dễ nhạy
cảm với bệnh tật. Với DO ở mức từ 4 mg/l đến
độ bảo hịa thì là mức thích hợp cho ấu trùng,
cá con và cá giống của cá da trơn. Vì vậy, giá
trị DO sáng ở nhóm khơng cung cấp thổi khí ở
mức nhỏ hơn 3 mg/l và kéo dài trong nhiều ngày
đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển
và tình trạng sức khỏe cá ni. Thật vậy, diễn
biến tăng trưởng về chiều dài cá đã thể hiện sự
chênh lệch giữa 2 nghiệm thức có và khơng có

thổi khí; chiều dài cá sau khi thả 1 tuần đến ngày
thứ 21 ở nghiệm thức có thổi khí ln lớn hơn ở
nghiệm thức khơng thổi khí, sai khác có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Khi ao ương được trang bị hệ thống thổi
khí, hoạt động của hệ thống này ngồi việc
cung cấp lượng oxy hịa tan trong ao, làm
khống hóa và giúp phân tán đều khi sử dụng
các chế phẩm xử lý ao nuôi hoặc chế phẩm
vi sinh, v.v... chúng còn trực tiếp hoặc gián
tiếp giúp giảm thiểu bệnh tật xảy ra. Kết quả
nghiên cứu này đã cho thấy tần suất nhiễm
và tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe (Trichodina sp.)
và tần xuất nhiễm vi khuẩn A. hydrophyla ở
nghiệm thức có thổi khí thấp hơn ở nghiệm
thức khơng thổi khí (sai khác có ý nghĩa thống
kê p < 0,05). Cường độ nhiễm trùng bánh xe
(Trichodina sp.) ở nghiệm thức có thổi khí ở
mức (+), trong khi ở nghiệm thức khơng thổi
khí có hai mức (+) và (++), theo Bùi Quang
Tề (2008) thì cường độ nhiễm Trichodina sp.
từ 20 đến 30 trùng/ thị trường (tương ứng mức
++) với độ phóng đại 10 X đã gây nguy hiểm
cho cá.
Một điều khá quan trọng khi nói đến sự

thành cơng của vụ ni là kết quả tỷ lệ sống, tỷ
lệ sống của cá ở 2 nghiệm thức có và khơng có
thổi khí đều lớn hơn 22,0%, kết quả này đã đánh
dấu sự thành công bước đầu của nghiên cứu này;

thực tế hiện tại ở một số nơng hộ tại Đồng Tháp
nói riêng và vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
nói chung khi ương với mật độ thả bột cùng với
mật độ thả bột trong nghiên cứu này (750 con/
m2), kết quả chỉ đạt tỷ lệ sống trung bình nhỏ
hơn 15,0 %. Khi so sánh tỷ lệ sống của cá ở
nghiệm thức có và khơng có thổi khí thì tỷ lệ
sống của cá ở nghiệm thức có thổi khí (37,17%
± 5,89) lớn hơn ở nghiệm thức khơng thổi khí
(22,82% ± 3,70), sai khác có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) cùng với hệ số chuyển hóa thức ăn
(FCR) của 2 nghiệm thức là 0,36 (± 0,04) và
0,39 (± 0,07). Yang và Lin (2001) đã đạt được
tỷ lệ sống tốt và tăng cao về sản lượng của cá rơ
phi ni bè ở nghiệm thức có cung cấp thổi khí
so với nghiệm thức khơng cung cấp thổi khí, sai
khác có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Trong nghiên
cứu này, rõ ràng rằng, việc cung cấp thổi khí đã
có nhiều tác động tốt đến đời sống của cá và mơi
trường nước của ao ương. Có thể cho rằng, việc
làm này là không mới và thực tế các nông hộ
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang
áp dụng, tuy nhiên, không phải tất cả đều thành
công. Trong nghiên cứu này, một vài điểm quan
trọng mà chúng tơi đã thực hiện là sự tính tốn
khi thiết kế lắp đặt hệ thống thổi khí. Hệ thống
thổi khí được thiết kế giúp lượng khí thổi ra từ
các đĩa khí xoay tròn và được đặt cách đáy từ 20
đến 30 cm đã giúp phân phối đều lượng khí từ
dưới lên trên. Với cách thiết kế có sự tính tốn

khoảng cách khí tỏa ra với bán kính 2 m, đều
nhau đã giúp lượng khí được cung cấp đến mọi
hướng trong ao. Bên cạnh đó, thổi khí theo đúng
kế hoạch và linh hoạt thổi khí khi gặp sự cố bất
thường khi điều kiện thời tiết xấu, v.v... đã được
thực hiện nghiêm túc, cũng đã góp phần làm ổn
định lượng khí trong ao ở mọi thời điểm, hạn
chế cá bị sốc khi gặp sự thay đổi đột ngột do các

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

107


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
điều kiện ngoại cảnh. Việc tính tốn thời gian và
thời điểm thổi khí để đáp ứng đúng và đủ nhu
cầu cần thiết cho cá mà không làm ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế cũng được đặt lên hàng
đầu. Điều quan trọng sau cùng là sự kết hợp hài
hòa và hợp lý của nhiều yếu tố kỹ thuật đã được
cải tiến, trong đó có kỹ thuật cung cấp hệ thống
thổi khí, cùng với việc giám sát diễn biến các
yếu tố thủy lý hóa mơi trường nước ao và giám
sát tình trạng sức khỏe cá ni nhằm có biện
pháp can thiệp hợp lý và kịp thời. Tất cả những
việc trên đã giúp chúng tôi gặt hái được những
kết quả nhất định.
V. KẾT LUẬN
Khi ương cá tra với mật độ 750 con/m2 từ

giai đoạn bột lên hương (21 ngày), việc cung
cấp thổi khí đã có những đóng góp trong việc
tăng sinh khối Moina sp. trong ao giai đoạn 12
ngày đầu. Lượng Moina sp. trong ao ở nghiệm
thức có thổi khí ln cao hơn ở nghiệm thức
khơng thổi khí và sai khác có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05), trừ các ngày thứ 1, 4, 5 và 12.
Với hoạt động của hệ thống thổi khí 24

108

giờ ở ngày ương 1 và 2; 6 giờ (từ 4 đến 10 giờ
sáng) từ ngày ương thứ 3 trở đi và thổi khí khi
gặp điều kiện thời tiết xấu đã giúp hàm lượng
oxy hịa tan (DO) trong nước ao ni duy trì ở
mức ổn định (dao động ở mức > 4 mg/l đến 7
mg/l).
Chiều dài cá sau khi thả 1 tuần đến ngày
thứ 21 ở NT có thổi khí ln cao hơn NT
khơng thổi khí, sai khác có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
Tần suất và tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe
(Trichodina sp.) và tần suất nhiễm vi khuẩn A.
hydrophyla ở nghiệm thức có thổi khí ln thấp
hơn ở nghiệm thức khơng thổi khí, sai khác có ý
nghĩa thống kê p < 0,05. Cường độ nhiễm trùng
bánh xe (Trichodina sp.) ở nghiệm thức có thổi
khí là (+), ở nghiệm thức khơng thổi khí có hai
mức (+) và (++).
Tỷ lệ sống trung bình của cá ở nghiệm thức

có thổi khí (37,17 %) cao hơn ở nghiệm thức
khơng thổi khí (22,82 %), sai khác có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) với hệ số chuyển hóa thức
ăn (FCR) của 2 nghiệm thức là 0,36 và 0,39.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Nguyễn Văn Công
và Trương Quốc Phú, 2014. Diễn biến một số
chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi cá tra
(Pangasianodon hypopthalmus) thâm canh. Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, 2000. Giáo trình phân tích chất
lượng nước và quản lý môi trường ao nuôi. 39
trang.
Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Bài giảng
Quản lý chất lượng nước. Khoa Thủy sản, Trường
Đại học Cần Thơ.
Bùi Quang Tề, 2008. Bệnh truyền nhiễm của động vật
thủy sản. p. 122-128.
Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994. Kỹ thuật
nuôi cá nước ngọt. Sở Khoa học Công nghệ Môi
trường An Giang. 266 trang.
Dương Thúy n, 2003. Khảo sát một số tính trạng,
hình thái, sinh trưởng và sinh lý của cá basa

(P.bocourti), cá tra (P.hypophthalmus) và con lai
của chúng. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Thủy sản.
Trường Đại học Cần Thơ.

Tài liệu tiếng Anh

Boyd, C. E., 1998. Water quality for pond aquaculture.
Resarch and development series. No.43.
International center for aquaculture and aquatic
environtments Alabama quaculture experient
station Auburn University.
Boyd, C. E., and Tucker, C. S., 1992. Water Quality
and Pond Soil Analyses for Aquaculture. Alabama
Agricultural Experiment Station, Auburn
University, Alabama, 183 pp
Clescerl, L. S., Greenberg, A. E., Eaton, A. D., 2005.
Standard Methods for Examination of Water &
Waste water 21st ed. American Public Health
Association
Fermin, A. C., and Bolivar, M. E. C., 1991. Larval
rearing of the Philippine freshwater catfish,
Clarias macrocephalus (Gunther) fed live
zooplankton and artificial diet : A preliminary
study. lsr. }. Aquaculture/Bamidgeh, 43 (3): 87-94.
Hung, L.T., Tuan, N.A., Cacot, P., Lazard, J., 2002.
Larval rearing of the Asian Catfish, Pangasius
bocourti (Siluroidei, Pangasiidae): alternative
feeds and weaning time. Aquaculture;212:115–127




John, D.,1994. Civic nvironmentalism: alternatives
toregulation in states and communities.
Washington, DC: CQ Press. 134p.
Johnson, R. A., Seymour, R. L., Padgett, D. E., 2002.
Biology and the systematic of the Saprolegniaceae.
Available at: />oomycete/ taxonomy and systematics/padgett
book/ (Accessed July 21, 2010)
Sahoo, S. K., Giri. S.S., and Sahu, A.K., 2004. Effect
of stocking density on growth and survival of
Clarias batrachus (Linn,) larvae and fry during
hatchery rearing, Journal of Applied Ichthyology
20: 302-305
Schell, S.C., 1985. Trematodes of North
America,University of Idaho Press, Moscow, 263
pp.
Swingle, H.S., 1969. Methods of Analysis for waters,
organic matter and Pond Bottom Soils Used in
Fisheries Research. Auburn Univ. Auburn, Ala,
119pp.
Schram, E, Van der Heul J. W., Kamstra, A., and
Verdegem, M.C. J., 2006. Stocking density
dependent growth of dover (Solea solea),
Aquaculture 252: 239-247
Rahman, M. A., Mazid, M.A., Rahman, M.R., Khan,
M.N., Hossain, M.A., and Hussain, M.G., 2005.
Effect of stocking density on survival and growth
of critically endangered mashseer, Tor putitora
(Hamilton), in nursery ponds, Aquaculture 249:
275-284

Xuan, L.N., Long, D.N., Kiem, N.V., Thanh, P.M.,
Dung, T.T., Tam, B.M., and Liem, P.T., 1994.
Some biological characteristic and fish culture
techniques in the Mekong Delta, Published by
An Giang Environmental and Technical Science
Department – An Giang province and Can tho
University, Vietnam
Watanabe, T., Kitajima, C., and Fujita, S., 1983.
Nutritional values of live organisms used in Japan
for mass production of fish: A review. Aquaculture,
34: 115-143.
Yang, Y., and Kwei Lin, C., 2001. Effects of biomass
of caged Nile tilapia (Oreochromis niloticus)
and aeration on the growth and yields of all Nile
tilapia in an integrated cage-cum-pond system.
Aquaculture, 195 (3): 253- 267.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

109


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

EFFECTS OF AERATION TO ‘TRA’ CATFISH (Pangasianodon
hypophthalmus) LARVAE REARED IN PONDS IN THE MEKONG DELTA
Dinh Thi Thuy1*, Nguyen Thanh Nhan1, Doan Van Cuong1, Nguyen Diem Thu1

ABSTRACT
Effects of aeration to nursing of tra catfish larvae up to 21 days was investigated with two treatmens,

each consisted of 6 earthern ponds (3,500 – 3,700 m2 each). All experimented ponds are located
in Cai Lay district, Tien Giang province. Stocking density was 750 fish/m2. Two treatments
differed only in the presence of aeration, in which treatment 1 was provided with aeration while
treatment 2 was not. Aeration system consists of circular aeration disks, powered by electrical or
backup diesel blowers.The distance between aeration disks were manipulated to ensure maximum
efficiency. Biomass of Moina sp. for treatment 1 was significantly higher (p < 0.05) than that for
treatment 2, increased at day 3 and thereafter decreased at day 12. Fish length of treatment 1 was
significatnly higher (p < 0.05) than that of treatment 2. At stocking, fish length varied from 5.85
to 6.30 mm. After 21 days, fish length was 37.0 mm for treatment 1 and 27.7 mm for treatment 2,
and this difference was significant (p < 0.05). Water quality parameters such as water temperature,
pH, alkalinity, NH3-N , NO2-N, NO3–N, and COD in both treatments were within limits for fish
development. However, the dissolved oxygen in early morning of treatment 2 was lower than that
of treatment 1 and lower than the required limits. Dissolved oxygen values of treatment 2 ranged
from 2.95 to 4.80 mg/l (except for day 5, 6 and 16), and was significantly different (p < 0.05) from
those of treatment 1. The infection frequency and ratio of Trichodina sp. and A. hydrophila of
treatment 1 was significantly lower (p < 0.05) than those of treatment 2. Effects of the aeration was
also assessed via fish survival rate. Average survival rate of treatment 1 (37.17%) was significantly
higher (p < 0.05) than that of treatment 2 (22.82%). Finally, average FCR for both treatments
ranged from 0.36 to 0.39.
Keywords: rearing, aeration, ‘tra’ catfish.

Người phản biện: TS. Trịnh Quốc Trọng
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015
Ngày duyệt đăng: 25/12/2015

1. Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2
* Email:

110


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016



×