Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kết quả phân lập Schizochytrium mangrove giàu lipid phục vụ cho nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.91 KB, 15 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

KẾT QUẢ PHÂN LẬP Schizochytrium MANGROVE GIÀU LIPID
PHỤC VỤ CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Võ Minh Sơn1*, Vương Thị Hồng Hạnh1
TĨM TẮT
Acid béo khơng no cao phân tử (PUFA) là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho động vật thủy sản, giúp
tăng trưởng, tăng tỉ lệ sống và sinh sản, cải thiện hệ số thức ăn. Do những hạn chế cung cấp PUFA
từ động vật và thực vật, nhiều nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên liệu cung cấp PUFA từ vi sinh
vật và vi tảo. Trong đó vi tảo biển dị dưỡng (hay nấm biển) là nguồn nguyên liệu cung cấp acid béo
không no đầy tiềm năng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập và sàng lọc một số loài
tảo biển dị dưỡng từ lá cây Đước và cây Mắm ở huyện Cần Giờ và Năm Căn có tích lũy lipid cao và
đồng thời khảo sát môi trường dinh dưỡng, điều kiện mơi trường ni cấy. Kết quả phân lập được
lồi Schizochytrium mangrove ĐCM có khả năng tích lũy lipid tổng số 26,65%. Tảo S. mangrovei
ĐCM phát triển thích hợp ở pH 5-6, nồng độ muối 25-30‰, nồng độ đường 50-60 g.l-1, nguồn nitơ
thích hợp bao gồm peptone, cao nấm men và monosodium glutamate.
Từ khoá: PUFA, Schizochytrium, tảo dị dưỡng.

I. MỞ ĐẦU
Acid béo khơng no cao phân tử (PUFA)
đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc màng tế
bào, phát triển hệ thần kinh cho trẻ sơ sinh và
phòng ngừa một số bệnh về tim mạch (Sijtsma
và Swaaf, 2004). Đối với động vật thủy sản,
PUFA giúp phát triển tuyến sinh dục, tăng chất
lượng trứng và cá bột, tăng tỉ lệ sống và tăng
trưởng (Kanazawa và ctv., 1979; Watanabe,
1993; Watanabe và Vassallo-Agius, 2003).
Nguồn cung cấp PUFA như docosahexaenoic
acid (DHA) và eicosapentaenoic acid (EPA),
chủ yếu từ các lồi cá biển như cá trích, cá thu,


cá mòi, cá hồi (Gunstone, 1996). Dầu cá được
ứng dụng phổ biến trong thực phẩm và dược
phẩm, tuy nhiên dầu cá có nhiều khuyết điểm
như chất lượng phụ thuộc vào từng lồi cá, mùa
vụ, vi trí đánh bắt, sự nhiễm tạp của dầu cá do

môi trường ô nhiễm, mùi và vị khó chịu. Ngồi
ra dầu cá cịn chứa hỗn hợp các loại acid béo, do
đó việc tách DHA hay EPA cho giá thành rất cao
(Sijtsma và Swaaf, 2004).
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng PUFA ngày
càng cao, nhiều nghiên cứu tìm những nguồn
cung cấp PUFA cao từ vi sinh vật thay thế cho
dầu cá và thực vật. Dầu vi sinh vật (microbial
oil) hay dầu đơn bào (single-cell oil – SCO) là
bao gồm các vi sinh vật như vi khuẩn, vi tảo
quang dưỡng và dị dưỡng có khả năng tổng
hợp PUFA khi được nuôi cấy trong hệ thống
lên men (Sijtsma và Swaaf, 2004). PUFA được
tổng hợp từ Vibrio sp. nước mặn và nước ngọt
đạt 10,7% (Ando và ctv., 1992; Ringø và ctv.,
1992), Bacterium đạt 16% (Akimoto và ctv.,
1990); vi nấm Mortierella alpina S-4 đạt 23,6%
(Shinmen và ctv., 1992), Saprolegnia parasitica

Phòng Sinh Học Thực Nghiệm – Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.
* Email:

1


38

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
đạt 3,9% (Kendrick và Ratledge, 1992); từ vi tảo
biển quang dưỡng như Isochrysis galbana đạt
6,7% (Alonso và ctv., 1992), Nannochloropsis
oculata đạt 12,9% (Chini Zittelli và ctv., 1999);
và nhóm vi tảo biển dị dưỡng (Thraustochytrid
và labyrinthulid) có khả năng tích lũy HUFA
cao như tảo Crypthecodinium cohnii đạt 30%
(Kyle và Gladue, 1991), tảo Schizochitryum
sp. đạt 35-40% (Yokochi và ctv., 1998) và
Thraustochytrium aureum ATCC 34304 đạt
khoảng 50% (Bajpai và ctv., 1991). Hiện nay,
các nhà khoa học đặc biệt quan tâm tới nhóm
vi sinh vật thuộc nhóm tảo biển hay nấm biển
dị dưỡng, bởi chúng có khả năng sinh trưởng
nhanh, sinh khối cao, tích lũy acid béo mạch dài
đa nối đôi cao (Barclay, 1992).

hàm lượng sterol cao cần thiết cho sự phát triển
của tơm, tích lũy HUFA (ω-3 và ω-6), protein,
carbonhydrate, sắc tố và vitamin. Các yếu tố
dinh dưỡng này giúp cho ấu trùng tôm phát
triển nhanh, tỉ lệ sống cao, tôm post khỏe mạnh
(Barclay, 2006). Tảo Schizochytrium sp. còn
được sử dụng làm giàu luân trùng và Artemia

giúp cho ấu trùng cá biển phát triển tốt và bổ
sung EPA và DHA cho cá bố mẹ giúp tăng
cường chất lượng trứng và tinh trùng (Castillo
và ctv., 2009; Harel và ctv., 2002).

Thraustochytrid là sinh vật đơn bào nước
mặn (marine protist) hay vi sinh vật giống
nấm (fungi-like microbe), hay còn gọi là tảo
biển dị dưỡng (marine heterotrophic) được
xếp vào lớp Labryinthulomycetes, ngành
Heterokontophyta, giới Chromista, bao gồm
các giống Thraustochytrium, Aplanochytrium,
Japonochytrium, Ulkenia, và Schizochytrium.
Thraustochytrid thường gặp ở vùng cửa
sông, vùng rừng ngập mặn, kiểu dinh dưỡng
hoại sinh, phân hủy các hợp chất hữu cơ và
trầm tích (Kamlangdee và Fan, 2003). Nhóm
Thraustochytrid có khả năng sử dụng đa dạng
các nguồn carbon và nitrogen (Goldstein, 1963),
tiết ra enzyme ngoại bào cellulase, amylase
(Raghu-kumar, 2002) và ngồi ra cịn tích lũy
carotenoid (Carmona và ctv., 2003).

Blume, tḥc họ Đước Rhizophoraceae) và lá

Sinh khối tảo Schizochytrium sp. khô hay
tươi được sử dụng dùng làm thức ăn trực tiếp
cho ấu trùng tôm hay làm giàu thông qua luân
trùng và Artemia. Tảo Schizochytrium sp. có
nhiều ưu điểm thích hợp cho việc ương ni ấu

trùng tơm như kích thước nhỏ hơn 50μm, chứa

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
Mẫu lá Đước (Rhizophora apiculata
Mắm (Avicennia sp. Vierrh, thuộc họ Cỏ roi
ngựa Verbenaceae) đang trong giai đoạn phân
hủy tại các rừng ngập mặn thuộc xã Tam Hiệp,
huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chi Minh và
huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Môi trường phân lập đã được cải tiến có
kí hiệu GPYc (Hồng và ctv., 2008) bao gồm:
glucose (20 g/l), cao nấm men (4 g/l), agar (16
g/l) và nước biển có độ mặn 25‰. Môi trường
sau khi hấp tiệt trùng, đợi nguội, bổ sung thêm
kháng sinh, bao gồm Streptomiceine 50000 IU/
ml (0,1%), Peniciline 50000 IU/ml (0,1%) và
Ampiciline 50000 IU/ml (0,1%).
Môi trường lỏng sau khi phân lập (Hồng và
ctv., 2008), vi tảo được nuôi cấy trên mơi trường
cơ bản M1 cải tiến, có thành phần glucose (30
g/l), cao nấm men (10 g/l) và nước biển có độ
mặn 25‰. Hấp tiệt trùng 121oC, 1 atm, trong 15
phút trước khi sử dụng.
Hóa chất Nile Red/DMSO (Sigma) dùng
nhuộm lipid.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


39


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân lập
Vi tảo Schizochytrium được phân lập theo
phương pháp của Yokochi và ctv., (1998). Các
mẫu lá Đước và lá Mắm được rửa bằng nước
biển đã khử trùng, sau đó đặt lá vào đĩa petri
vô trùng có chứa nước biển 25‰, dùng tăm
bông cạo nhẹ trên mặt lá. Sau đó dịch của lá
được ly tâm 2000rpm, 4ºC trong 10 phút. Loại
bỏ dịch treo, phần còn lại được pha loãng bậc
10 trong nước biển. Mỗi nồng độ pha loãng trải
trên 3 đĩa thạch GPYc. Các đĩa này ủ ở nhiệt
độ 28ºC, trong tối, khoảng 3-5 ngày tiến hành
quan sát trên kính hiển vi. Các tế bào tảo Schizochytrium có dạng hình tròn, có nhiều tế bào
trong 1 nang, hay có các bào tử di động. Chọn
khuẩn lạc tảo Schizochytrium và cấy chuyền
nhiều lần qua đĩa thạch có chứa môi trường
GPYc có bổ sung kháng sinh cho đến khi thu
được khuẩn lạc thuần.
2.2.2 Định tính lipid bằng phương pháp
nhuộm với Nile Red
Bằng phương pháp nhuộm lipid với Nile
Red để tìm ra được những chủng vi tảo có chứa
hạt lipid nhiều hay ít. Phương pháp tiến hành
theo mô tả của AAT Bioquest®, Inc. (2012) được
tóm tắt như sau Dung dịch Nile Red/DMSO và

đệm PBS có nồng độ 200 –1000 nM, bảo quản ở
-20ºC và tránh ánh sáng. Thu sinh khối tảo bằng
cách ly tâm 6000 rpm dịch tế bào trong 10 phút
ở 4ºC, sao cho mật độ tế bào đạt khoảng 1-5×105
(cfu.ml-1). Sau ly tâm, thu cặn, bổ sung 500 μl
dung dịch nhuộm và giữ ở nhiệt độ phòng trong
5-10 phút, tránh ánh sáng. Sau đó loại bỏ dung
dịch nhuộm bằng cách ly tâm và rửa lại sinh khối
bằng đệm PBS. Sau khi nhuộm, tiến hành quan
sát ngay bằng kính hiển vi huỳnh quang ở bước
sóng khoảng 552-636 nm. Tại bước sóng này, hạt
lipid trong tế bào được nhuộm sẽ bắt màu vàng
cam sáng trên nền tế bào màu đen.

40

2.2.3 Định lượng lipid tổng số
Sau khi định tính lipid, tiến hành ni cấy
các chủng trong erlen 500 ml có chứa 250 ml
môi trường M1 trong 4 ngày ở 28oC và lắc 200
rpm. Sau 4 ngày nuôi cấy, sinh khối được thu
bằng cách ly tâm dịch tế bào 6.000 rpm ở 4oC
trong 10 phút. Bỏ dịch, cặn được cấp đông
qua đêm trong tủ -80ºC. Sau đó, tiến hành
đơng khơ nhằm thu sinh khối khô. Đo lipid
tổng bằng phương pháp Folch, tại phịng Phân
tích chất lượng thực phẩm và dinh dưỡng thủy
sản thuộc Trung tâm Công nghệ sau thu hoạch
– Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II.
Sau khi định lượng được sinh khối khơ của

chủng nào có hàm lượng lipid cao nhất, chọn
chủng đó để tiến hành định danh hình thái và
làm đối tượng nghiên cứu cho những khảo
sát tiếp theo.
2.2.4 Định danh tảo bằng hình thái
Quan sát hình thái tế bào tảo theo mô tả của
Raghu-Kumar (1988) để định danh chủng tảo
phân lập. Khuẩn lạc tảo thuần được cấy trên môi
trường M1 lỏng và và quan sát liên tục hình thái
tế bào qua các giai đoạn phát triển bằng kính
hiển vi Quang học BX51 (Olympus, Nhật Bản)
có độ phóng đại 100x.
2.2.5 Khảo sát các yếu tố môi trường ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng
+ Khảo sát môi trường cơ bản và đường
cong tăng trưởng
Khảo sát tăng trưởng của tảo trên các môi
trường cơ bản nhằm chọn ra môi trường thích
hợp cho nhân giống. Các môi trường khảo sát
được chuẩn bị theo mơ tả của các nghiên cứu
trước đó nhưng được cố định nồng độ đường,
nitơ và nồng độ muối. Các môi trường bao gồm
M1 (Hồng và ctv., 2008), môi trường M2 (Honda và ctv., 1998) và M3 (Wu và ctv., 2005) được
mô tả trong Bảng 1. Chuẩn bị mỗi môi trường
50 ml trong erlen 100 ml, mỗi mơi trường lặp

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

lại 3 lần. Các môi trường hấp tiệt trùng 121oC,
1atm trong 15 phút trước khi sử dụng. Riêng
đối với môi trường M2, các thành phần vitamine sẽ được bổ sung sau khi hấp và làm nguội.
Giống được hoạt hóa trong mơi trường lỏng M1
và được cấy vào các bình với cùng mật độ là 5,3

log. Nuôi cấy lỏng lắc 200 rpm ở 28oC trong 5
ngày. Theo dõi mật độ tế bào hàng ngày bằng
cách đếm tế bào với buồng đếm hồng cầu và cân
trọng lượng khô tế bào sau khi lọc ở cùng thể
tích, sau đó sấy ở 105oC trong 2 giờ.

Bảng 1. Thành phần của các môi trường cơ bản
Thành phần

Môi trường M1

Môi trường M2

Môi trường M3

Glucose (g.l )

20

20

20

Cao nấm men (g.l-1)


4

4

4

NaCl (g.l-1)

25

25

25

Monosodium glutamate (g.l-1)

-

2

-

KH2PO4 (g.l )

-

0,1

1


(NH4)2SO4 (g.l-1)

-

0,2

-

MgSO4. 7H2O (g.l-1)

-

-

5

CaCl2 (g.l-1)

-

-

0,2

KCl (g.l-1)

-

-


1

Vitamine B1

-

0,1 µg/L

-

Vitamine B12

-

0,01 µg/L

-

Vitamine H

-

2 µg/ml

-

-1

-1


+ Khảo sát đường cong tăng trưởng
Chủng tảo đuợc hoạt hóa trong mơi trường
cơ bản 4 ngày, sau đó cấy chuyền vào mơi
trường cơ bản tối ưu với mật độ ban đầu là 5,3
log. Nuôi lỏng lắc 200 rpm ở 280C trong 14
ngày. Theo dõi sự thay đổi của mật độ tế bào
(MĐTB), trọng lượng khơ (TLK) và kích thước
tế bào (KTTB) mỗi ngày.
+ Khảo sát pH
Sử dụng mơi trường cơ bản thích hợp để
làm môi trường cho khảo sát pH. Các thành
phần môi trường được cố định, chỉ thay đổi
nồng độ pH của các nghiệm thức. Các nghiệm
thức được chuẩn bị trong các bình erlen 100 ml
chứa 50 ml môi trường khảo sát. Khảo sát ở các
giá trị pH 5; 6; 7; 8 và 9. Mỗi nghiệm thức lặp
lại 3 lần. Chủng khảo sát được hoạt hóa trên mơi
trường M1 và được cấy vào mỗi bình với cùng

một mật ban đầu là 5,3 log. Nuôi lỏng lắc 200
rpm trong 5 ngày ở 28oC. Theo dõi mật độ tế
bào hàng ngày và cân trọng lượng khô.
+ Khảo sát sảnh hưởng của nồng độ
muối, glucose, nguồn nitrogen lên sự tăng
trưởng tế bào
Sử dụng môi trường cơ bản thích hợp để
làm môi trường cho khảo sát các nồng độ muối
10, 15, 20; 25 và 30‰; nồng độ glucose: 20;
30; 40; 50 và 60 g/l; Khảo sát ở các nguồn nitơ

hữu cơ và vô cơ: cao nấm men 4 (g/l), peptone
4 (g/l), monosodium glutamate 1 (g/l), NaNO3
1 (g/l) và NH4Cl 1 (g/l). Các nghiệm thức được
chuẩn bị trong các bình erlen 100 ml chứa 50 ml
mơi trường khảo sát. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần. Chủng khảo sát được cấy vào mỗi bình với
cùng một mật ban đầu là 5,3 log. Nuôi lỏng lắc
200 rpm trong 5 ngày ở 28oC. Theo dõi mật độ
và cân trọng lượng khô.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

41


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
+ Đánh giá ảnh hưởng của môi trường tối
ưu lên sự phát triển của chủng tảo phân lập
Môi trường cơ bản thích hợp ở trên được sử
dụng làm môi trường khảo sát trong thí nghiệm
này. Các thành phần khác của mơi trường đều
được cố định, chỉ thay đổi các giá trị pH, nồng
độ muối, nồng độ đường và nguồn nitơ thích
hợp đã được xác định từ các khảo sát ở trên. Thí
nghiệm được chuẩn bị trong bình erlen 500 ml
chứa 250 ml mơi trường với 3 lần lặp lại. Chủng
khảo sát được cấy chuyển vào các bình mơi
trường có mật đợ 5,3 log. Tiến hành thí nghiệm
trong 5 ngày ở 280C và lắc 200 rpm. Theo dõi
mật độ tế bào hàng bằng cách đếm với buồng

đếm hồng cầu, cân trọng lượng khô tế bào sau
khi lọc ở cùng thể tích, sau đó sấy ở 105oC trong
2 giờ và đo kích thước tế bào. Kết quả được sử
dụng để dựng lại đường cong tăng trưởng cho
chủng đang khảo sát.

2.2.6 Xử lý số liệu
Sử dụng phân tích ANOVA một yếu tố để
phân tích số liệu. Khi bảng ANOVA xác định
sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm, phép so
sánh multiple comparision test (Tukey’s) được
sử dụng để so sánh sự khác biệt có ý nghĩa có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức
bằng phần mềm SPSS version 13.0 (SPSS Inc.,
1989-2004). Trước khi phân tích, số liệu số mũ
được chuyển sang dạng log10.
III. KẾT QUẢ
3.1. Phân lập và định danh
40 mẫu lá Mắm và lá Đước được thu nhận
từ huyện Cần Giờ (Hồ Chí Minh) và huyện Năm
Căn (Cà Mau) được dùng làm nguyên liệu cho
phân lập các chủng tảo dị dưỡng. Kết quả được
tóm tắt trong Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả phân lập các chủng vi tảo từ huyện Cần Giờ (Hồ Chí Minh)
và huyện Năm Căn (Cà Mau)
Địa điểm thu mẫu
Huyện Cần
Giờ
Huyện Năm

Căn

muối (‰)

Số mẫu lá

Số khuẩn lạc

Mẫu lá Đước

25

10

0

Mẫu lá Mắm (MCG)

25

10

1

Mẫu lá Đước (ĐCM)

35

10


1

Mẫu lá Mắm

35

10

0

Hai khuẩn lạc phân lập được kí hiệu bằng
chữ viết tắt của tên cây và địa điểm lấy mẫu là
MCG (Mắm Cần Giờ) và ĐCM (Đước Cà Mau).
Hình dạng khuẩn lạc và hình thái tế bào của 2
chủng ĐCM và MCG được thể hiện trong Hình 1.
Hình 1 thể hiện hình ảnh khuẩn lạc của
chủng ĐCM (a) và MCG (c) sau 4 ngày nuôi
cấy trên môi trường thạch GPYc ở 28 oC. Hình 1
(b) và (d) thể hiện các tế bào của 2 chủng ĐCM
(b) và MCG (d) sau 4 ngày nuôi lắc 200 rpm
trong môi trường lỏng M1 ở 28 oC.
42

Nồng độ

c

d

Hình 1. Hình thái khuẩn lạc và tế bào của 2

chủng ĐCM (a, b) và MCG (c, d)
(Kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100X).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Khuẩn lạc ĐCM (a) có đặc điểm trịn, màu
trắng đục, nhám, tâm nhăn và lời, viền bóng và
đều. Tế bào ĐCM (b) khi trưởng thành tạo thành
nang bào tử, hình tròn có đường kính khoảng từ
3,0 – 14,0 µm, bên trong nang có chứa nhiều bào
tử hình cầu nhỏ. Khuẩn lạc của chủng MCG (c)
có hình trịn, màu vàng, nhám, viền bóng và đều.
Tế bào MCG (d) khi trưởng thành tạo thành nang
bào tử, hình tròn, bên trong chứa nhiều nang nhỏ
và mỗi nang chứa nhiều bào tử có hình cầu.

3.2. Chọn lọc chủng tích lũy lipid cao
nhất
3.2.1. Định tính lipid bằng phương pháp
nhuộm với Nile Red
Sau khi nhuộm và quan sát dưới kính hiển
vi huỳnh quang ở bước sóng 552 – 632 nm cho
thấy tế bào của cả 2 chủng MCG và ĐCM đều
bắt màu vàng cam sáng (Hình 2). Điều này
chứng tỏ 2 chủng đều tích trữ lipid.

(a)




(b)

Hình 2. Tế bào chụp dưới kính hiển vi huỳnh quang (40X) ở bước sóng 552 - 632 nm sau khi
được nhuộm với Nile Red, MCG (a) và ĐCM (b).

3.2.2. Định lượng lipid tổng số
Kết quả định luợng lipid được thể hiện ở
Bảng 3. Các chủng trên được nuôi cấy trong
môi trường lỏng M1 (chỉ có các thành phần cơ
bản) ở 28 oC trong 4 ngày để thu sinh khối. Theo
kết quả trong Bảng 3, chủng ĐCM có tỷ lệ phần
trăm lipid tổng (26,65%) cao hơn gấp ba lần so
với mẫu MCG (8,62%).

Bảng 3. Kết quả định lượng lipid tổng
Tên
mẫu

Trạng thái mẫu

(g TLK)

Hàm
lượng
lipid
tổng
(%)


Khối
lượng
mẫu

MCG

Mẫu đông khơ
màu vàng nhạt

3,12

8,62

ĐCM

Mẫu đơng khơ
màu vàng nhạt

3,81

26,65

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

43


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2.3. Định danh bằng hình thái chủng vi
tảo được chọn

Chủng ĐCM được hoạt hóa và cấy chuyển
sang mơi trường M3. Theo dõi liên tục hình thái
tế bào. Trong Hình 3a, nang tế bào truởng thành
chứa nhiều bào tử. Sau 6 giờ, nang tế bào trưởng
thành phóng thích đợng bào tử (Hình 3b), đợng
bào tử có hai tiêm mao. Mỗi động bào tử phát

triển thành tế bào sinh dưỡng (Hình 3c). Hình d,
e, và f, tế bào nhị phân liên tục tạo thành cụm tế
bào có 2, 4 và 8 tế bào).
Dựa theo khoá phân loại giống
Schizochytrium của Raghu-Kumar (1988)
cho thấy chủng ĐCM có đặc tính và hình
thái giớng tảo Schizochytrium mangrovei
Raghu-Kumar.

Hình 3. Sự phát triển hình thái tế bào của chủng ĐCM được quan sát
bằng kính hiển vi quang học (độ phóng đại 100X)
44

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2.4. Khảo sát các yếu tố môi trường ảnh
hưởng tới sự tăng trưởng của tảo
3.2.4.1. Khảo sát môi trường cơ bản và
đường cong tăng trưởng
Thí nghiệm này tiến hành khảo sát 3 mơi
trường cơ bản M1, M2, M3 (thành phần được

nêu trong Bảng 1), chủng Schizochytrium
mangrovei ĐCM được hoạt hóa, sau đó cấy
chuyển vào môi trường với mật độ ban đầu là
5,3 (log). Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ
tế bào (MĐTB) và trọng lượng khô (TLK) của

chủng S. mangrovei ĐCM khi nuôi trên môi
trường M1 (MĐTB: 7,46 ± 0,04 log; TLK: 8,39
± 0,42 mg/ml) và môi trường M3 (MĐTB: 7,53
± 0,05 log; TLK: 11,89 ± 0,23 mg/ml) cao khác
biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với môi trường
M2 (mật độ: 7,05 ± 0,11 log; TLK: 1,47 ± 0,11
mg/ml). Trong đó, TLK của tảo được nuôi trong
môi trường M3 cao nhất và khác biệt có ý nghĩa
(p < 0,05) so với mơi trường M1 và M2. Kết quả
thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4. Mật độ tế bào và trọng lượng khô của tảo S. mangrovei ĐCM
được nuôi trên 3 môi trường trong 5 ngày
Môi trường

Mật độ tế bào
(log cfu/ml)

Trọng lượng khô (mg/ml)

M1

7,46 ± 0,04a


8,39 ± 0,42B

M2

7,05 ± 0,11b

1,47 ± 0,11C

M3

7,53 ± 0,05a

11,89 ± 0,23A

Sự thay đổi mật độ, trọng lượng khô và

thước tăng dần đến ngày thứ 10 (12,29 µm).

kích thước tế bào khi ni trên mơi trường

Từ ngày 10 đến ngày 14 (10,87 µm) KTTB

M3 cho thấy (Hình 4) MĐTB ban đầu (5,30

giảm dần. Điều này có thể lý giải là do tế bào

± 0,06 log) tăng rất nhanh từ ngày đầu tiên

trưởng thành phóng thích bào tử nên kích


(7,74 ± 0,03 log) và ổn định cho đến ngày thứ

thước trung bình giảm dần.

10 (7,78 ± 0,03 log). Từ ngày thứ 10 đến ngày
thứ 14 (7,54 ± 0,05 log) MĐTB bắt đầu giảm
nhẹ. Trong khi đó, TLK của tế bào tương ứng
với mật độ ban đầu chỉ đạt 0,02 ± 0,01 (mg/
ml) đã bắt đầu tăng mạnh đến ngày thứ 3 (9,68
± 0,02 mg/ml) và duy trì ổn định đến ngày thứ
10 (9,41 ± 0,34 mg/ml). Từ ngày thứ 10 thì
giảm dần đến ngày thứ 14 (8,48 ± 0,35 mg/
ml). KTTB từ mơi trường hoạt hóa ban đầu
có kích thước lớn 14,1 (µm). Sau 1 ngày giảm
mạnh cịn 6,3µm do q trình phóng thích bào
tử hàng loạt, các bào tử được giải phóng ban
đầu có kích thước nhỏ sau đó phát triển kích

Hình 4. Diễn biến sự thay đổi của mật độ tế
bào, trọng lượng khô và kích thước tế bào của
chủng S. mangrovei ĐCM sau khi ni 14 ngày
trên mơi trường M3.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

45


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2.4.2. Ảnh hưởng các yếu tố môi trường

lên tăng trưởng
+ Khảo sát ảnh hưởng của pH
Chủng S. mangrovei ĐCM có khả năng
phát triển trên môi trường pH từ 5 – 9. MĐTB
ở các pH 5 (7,19 ± 0,02 log), pH 6 (7,21 ± 0,01

log) cao khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với
các môi trường có pH 7, 8, 9. Đối với chỉ tiêu
TLK, ở pH 6 (3,24 ± 0,10 log) cao khác biệt có
ý nghĩa (p < 0,05) so với các mơi trường có pH
cịn lại. Tóm lại, tảo S. mangrovei ĐCM phát
triển tốt nhất ở pH 6 (Hình 5).

Hình 5. Mật độ tế bào và trọng lượng khô của tảo S. mangrovei ĐCM được ni
trên các mơi trường có pH khác nhau sau 5 ngày.

+ Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối
Chủng S. mangrovei ĐCM có khả phát
triển ở các nồng độ muối từ 10‰ đến 30‰.
MĐTB ở các nồng độ muối khác nhau khác
biệt khơng có ý nghĩa (p > 0,05). Tuy nhiên,

TLK của tảo S. mangrovei ĐCM khi nuôi ở các
nồng độ muối 25‰ (11,23 ± 1,25 mg/ml) và
30‰ (11,83 ± 0,15 mg/ml) cao khác biệt có ý
nghĩa (p < 0,05) so với các nồng độ muối khác
(Hình 6).

Hình 6. Mật độ tế bào và trọng lượng khô của tảo S. mangrovei ĐCM được nuôi trên các mơi
trường có nồng độ muối khác nhau sau 5 ngày.

46

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
+ Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ
glucose

0,09 log) và 50 g/l (7,39 ± 0,08 log) khác biệt

Chủng S. mangrovei ĐCM đều có khả

glucose 60 g/l (22,57 ± 0,31 mg/ml) cao khác

năng phát triển tốt ở các nồng độ đường từ 20

biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với những nồng

- 60 g/l (Hình 7). MĐTB ở nồng độ đường 60

độ còn lại. TLK ở nồng độ glucose 50 g/l và

g/l (7,54 ± 0,11 log) cao khác biệt có ý nghĩa

60 g/l khác biệt khng có ý nghĩa thống kê (p

(p < 0,05) so với nồng độ 30 g/l (7,31 ± 0,10

< 0,05). Do vậy, trong thí nghiệm khảo sát


log). MĐTB ở các nồng độ 20 g/l (7,46 ± 0,35

môi trường TU của đề tài, sử dụng nồng độ

log), 30 g/l (7,31 ± 0,10 log), 40 g/l (7,43 ±

glucose 50 g/l.

khơng có ý nghĩa (p > 0,05). TLK ở nồng độ

Hình 7. Mật độ tế bào và trọng lượng khô của tảo S. mangrovei ĐCM được ni trên các mơi
trường có nồng độ glucose khác nhau sau 5 ngày.

Theo báo cáo của Wu và ctv., (2005) cho

nitơ khác nhau. Xét về TLK, giữa các nguồn

thấy, nồng độ glucose thích hợp nhất cho sự

nitơ khơng có sự khác biệt về mặt thống kê (p >

phát triển của chủng Schizochytrium sp. S31 là

0,05). Xét về MĐTB có sự khác biệt rõ rệt. Cao

trong khoảng 20 – 40 g/l. Còn trong báo cáo của

nấm men (7,46 ± 0,04 log) và peptone (7,63 ±


Hồng và ctv., (2007) cho thấy, đối với chủng

0,10 log) có MĐTB cao khác biệt có ý nghĩa (p

Schizochytrium PQ6 và PQ7, nồng độ glucose

< 0,05) so với các môi trường chứa các nguồn

thích hợp trong khoảng 60 – 90 g/l. Trong

nitơ khác. Môi trường chứa NH4Cl (6,31 ± 0,03

nghiên cứu này cho thấy nồng độ 50g/l được
cho là thích hợp cho tăng sinh khối và mật độ tế
bào tảo S. mangrovei ĐCM.
+ Khảo sát ảnh hưởng của các nguồn nitơ
Chủng S. mangrovei ĐCM có khả năng phát
triển được trong mơi trường chứa các nguồn

log) có MĐTB thấp nhất khác biệt có ý nghĩa (p
< 0,05) so với các nguồn nitơ còn lại. Vậy tảo
S. mangrovei ĐCM có khả năng sử dụng các
nguồn nitrogen theo thứ tự: peptone, cao nấm
men (yeast extract), monosodium glutamate,
NaNO3, NH4Cl.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

47



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Theo dõi sự phát triển hàng ngày của chủng

Trong khi đó, ở mơi trường chứa NH4Cl, tế bào

Schizochytrium ĐCM trong các môi trường chứa

phát triển khơng bình thường, kích thước tế bào

các nguồn nitơ khác nhau cho thấy, tế bào trong

nhỏ và trọng lượng khơ thấp. Ở mơi trường có

các mơi trường chứa cao nấm men, peptone và

chứa NaNO3 quan sát thấy, kích thước của tế

monosodium glutamate đều phát triển tốt về

bào lớn và trọng lượng tế bào cao nhưng ngược

mật độ, trọng lượng khơ và kích thước tế bào.

lại mật độ tế bào thấp.

Hình 8. Mật độ tế bào và trọng lượng khô của tảo Schizochytrium ĐCM được nuôi trên các môi
trường có nguồn nitơ khác nhau sau 5 ngày.
+ Đánh giá ảnh hưởng của môi trường
tối ưu

Dựa trên môi trường cơ bản M3 và đồng thời
thay đổi các giá trị pH, nồng độ muối và đường,
nguồn nitơ thông qua các kết quả khảo sát trên

chọn ra nồng độ tối ưu như sau: Môi trường tối
ưu (MTTU) bao gồm: glucose (50g/l), cao nấm
men (4g/l), monosodium glutamate (1g/l), NaCl
(25g/l), CaCl2 (0,2g/l), KCl (1g/l), KH2PO4
(1g/l), MgSO4.7H2O (5g/l) và pH 6.

Hình 9. Mật độ tế bào, trọng lượng khơ và kích thước tế bào của chủng S. mangrovei ĐCM
sau khi nuôi 14 ngày trên môi trường MTTU.
48

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Kết quả khảo sát trên MTTU cho thấy
MĐTB ban đầu là 5,30 ± 0,06 log sau 1 ngày
đã đạt trạng thái cân bằng 7,65 ± 0,06 log. Duy
trì trạng thái cân bằng từ ngày thứ nhất (7,65
± 0,06 log) đến ngày thứ 14 (7,55 ± 0,01 log).
Trong khi đó, TLK ở ngày 0 (0,02 ± 0,01 mg/
ml) vẫn tăng mạnh đến ngày thứ 6 (19,03 ± 0,42
mg/ml) sau đó duy trì cân bằng tới ngày thứ 10
(18,62 ± 0,39 mg/ml). Từ ngày thứ 10 đến ngày
thứ 14 (17 ± 0,78 mg/ml) bắt đầu giảm nhẹ.
KTTB ở ngày 0 là 14,1 µm, sau 1 ngày giảm
mạnh cịn 5,1 µm. Từ ngày 1 (5,1 µm) cho đến

ngày thứ 4 (12,5 µm) tăng mạnh, sau đó tăng
chậm đến ngày thứ 14 (14,31 µm).
Kết quả trên cho thấy trên MTTU, chủng S.
mangrovei ĐCM đã đạt mật độ cực đại và kích
thước tế bào tương đương khi nuôi trên môi
trường cơ bản M3. Tuy nhiên trọng lượng khô
tăng gấp hơn 2 lần (M3: 9,68mg/ml, MTTU:
19,15 mg/ml).
IV. THẢO LUẬN
Leaño và ctv., (2003) phân lập được chủng
Schizochytrium mangrovei (IAo-1 and IXm6), và Schizochytrium sp. BSn-1 có hàm lượng
lipid tổng số 16%-39%. Wu và ctv., (2005)
khảo sát khả năng tích luỹ lipid tổng số của
chủng Schizochytrium sp. S31 (ATCC 20888)
đạt 40% trọng lượng khô. Ở Việt Nam, chủng
tảo Schizochytrium PQ6 và PQ7 được phân lập
từ lá Đước ở vùng biển Phú Quốc có khả năng

khi ni mơi trường tới ưu.
Theo nghiên cứu của Barclay (2006) đã chỉ
ra rằng, chi Schizochytrium phát triển tốt trong
mơi trường có pH từ 6,0 – 8,5 nhưng tùy theo
từng lồi sẽ có khoảng pH tối ưu riêng cho sự
phát triển tế bào và tích lũy lipid của lồi đó.
Theo kết quả thí nghiệm có thể thấy, đối với
chủng S. mangrovei ĐCM, có khả năng phát
triển tốt trên mơi trường có tính acid (pH = 5
và pH = 6).
Theo báo cáo của Barclay (2006) đã chỉ ra
rằng chi Schizochytrium có khả năng sống trong

mơi trường có nồng độ muối dưới 75‰ nhưng
tốt hơn nếu nồng độ muối nhỏ hơn 50‰ và tốt
nhất là ở 25‰. Schizochytrium N-2 được phân
lập từ những lá già của cây Đước (Kandelia
candel) tại Hong Kong, có khả năng phát triển
trên mơi trường có độ mặn từ 0 – 30 ‰ và độ
mặn tối ưu cho sự phát triển dao động từ 20 –
30 ‰ (Kamlangdee và Fan, 2003). Theo Leaño
và ctv., (2003) thử nghiệm điều kiện nuôi cấy
các chủng Schizochytrium mangrovei (IAo-1 và
IXm-6) và chủng Schizochytrium sp. BSn-1, cho
thấy chúng phát triển tốt ở độ mặn 15 – 30‰ và
nhiệt độ 20 -30 oC, đạt sinh khối khô 7 mg/ml và
hàm lượng lipid tổng số 16 – 39%. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, chủng Schizochytrium ĐCM
cũng phát triển tốt nhất ở nồng độ muối từ 25 30‰. Điều này phù hợp với những nghiên cứu
trước đây.

tích luỹ lipid tổng số đạt 38%-41% trọng lượng

Theo báo cáo của Wu và ctv., (2005) cho

khô (Hồng và ctv., 2008). Trong nghiên cứu này

thấy, nồng độ glucose thích hợp nhất cho sự

chúng tơi phân lập được chủng tảo ĐCM có

phát triển của chủng Schizochytrium sp. S31 là


khả năng tích luỹ lipid tởng sớ đạt 26,7% trọng

trong khoảng 20 – 40 g/l. Còn trong báo cáo của

lượng khô khi nuôi trên môi trường cơ bản. Do

Hồng và ctv., (2007) cho thấy, đối với chủng

đó chủng ĐCM có tiềm năng tích lũy lipid cao

Schizochytrium PQ6 và PQ7, nồng độ glucose

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

49


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
thích hợp trong khoảng 60 – 90 g/l. Trong
nghiên cứu này cho thấy nồng độ 50g/l được
cho là thích hợp cho tăng sinh khối và mật độ tế
bào tảo S. mangrovei ĐCM.
Theo mô tả của Wu (2005) khảo sát các
nguồn nitơ khác nhau cho thấy cao nấm men
(0,4%) thích hợp cho tảo Schizochytrium sp. phát
triển tăng sinh khối, tích lũy lipid và DHA. Còn
đối với các nguồn nitơ khác như monosodium
glutamate, NH4Cl và NaNO3 thì monosodium
glutamate 0,1% cho kết quả cao nhất cho q
trình tích lũy lipid và phát triển tế bào.

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết quả phân lập được chủng tảo dị dưỡng
Schizochytrium mangrovei ĐCM có khả năng
tích lũy lipid tổng số 26,65%. Tảo S. mangrovei
ĐCM phát triển thích hợp ở pH 5-6, nồng độ
muối 25-30‰, nồng độ đường 50-60 g/l, nguồn
nitơ thích hợp bao gồm peptone, cao nấm men
và monosodium glutamate.

5.2. Đề nghị
Cần nghiên cứu thêm các điều kiện nuôi
cấy nhằm nâng cao hàm lượng lipid và HUFA.
Thử nghiệm ứng dụng tảo S.mangrovei
ĐCM làm giàu luân trùng và Artemia nhằm
nâng cao tỉ lệ sống một số ấu trùng cá biển.
Thử nghiệm dùng tảo S.mangrovei ĐCM
làm thức ăn cho zoea tôm thẻ, ương nuôi động
vật hai mảnh vỏ.
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành nghiên cứu này, tơi xin chân
thành cảm ơn các Anh Chị ở phòng Nguồn Lợi
và Khai thác thủy sản nội địa (Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản II) đã giúp thu mẫu. Tôi
chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo phòng Sinh
học Thực nghiệm và Viện Nghiên Cứu NTTS II
đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho tôi thực
hiện nghiên cứu này. Xin cảm ơn các bạn sinh
viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ đã
cùng tôi nghiên cứu đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Akimoto, M., Ishii, T., Yamagaki, K., Ohtaguchi, K.,
Koide, K., and Yazawa, K., 1990. Production of
eicosapentaenoic acid by a bacterium isolated
from mackerel intestines. Journal of the American
Oil Chemists’ Society 67, 911-915.

Barclay, W. R., 1992. Process for the heterotrophic
production of microbial products with high
concentrations of omega-3 highly unsaturated
fatty acids. U.S. Patent 5, 130, 242.

Alonso, D. L., Grima, E. M., Pérez, J. A. S., Sánchez, J.
L. G., and Camacho, F. G., 1992. Isolation of clones
of Isochrysis galbana rich in eicosapentaenoic
acid. Aquaculture 102, 363-371.

Barclay, W. R., 2006. Schizochytrium and
Thraustochytrium strains for producing high
concentrations of omega-3 unsaturated fatty
acids, Martek Biosciences Corporation, United
States Patent 7,022,512 B2.

Ando, S., Nakajima, K., and Hatano, M., 1992.
Incorporation of n-3 polyunsaturated fatty
acids into phospholipids of a marine bacterium
Vibrio sp. cultivated with sardine oil. Journal of
Fermentation and Bioengineering 73, 169-171.


Carmona, M. L., Naganuma, T., and Yamaoka, Y., 2003.
Identification by HPLC-MS of carotenoids of the
Thraustochytrium CHN-1 strain isolated from the
Seto Inland Sea. Biosci Biotechnol Biochem 67,
884-8.

Bajpai, P., Bajpai, P., and Ward, O., 1991. Production
of docosahexaenoic acid by Thraustochytrium
aureum. Applied Microbiology and Biotechnology
35, 706-710.

Chini Zittelli, G., Lavista, F., Bastianini, A., Rodolfi,
L., Vincenzini, M., and Tredici, M. R., 1999.
Production of eicosapentaenoic acid by
Nannochloropsis sp. cultures in outdoor tubular

50

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
photobioreactors. Journal of Biotechnology 70,
299-312.

mangroves, Philippines. Fungal Diversity 12,
111-122.

Goldstein, S., 1963. Development and nutrition of new
species of Thraustochytrium. American Journal of

Botany 50, 271-279.

Product Technical Information Sheet, 2012. Nile Red
*UltraPure Grade*, AAT Bioquest®, Inc., US.

Gunstone, F. D., 1996. Fatty acid and lipid chemistry.
Blackie Academic, London.
Honda, D., Yokochi, T., Nakahara, T., Erata, M., and
Higashihara, T., 1998. Schizochytrium limacinum
sp. nov., a new thraustochytrid from a mangrove
area in the west Pacific Ocean. Mycological
Research 102, 439-448.
Hồng, Đ. D., Anh, H. L., and Thu, N. T. H., 2008. Phân
lập được vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium giàu
DHA ở vùng biển huyện đảo Phú Quốc. Tạp chí
sinh học 30, 50-55.
Hồng, Đ. D., Hiền, H. M., Hưng, N. Đ., Nam, H. S.,
Anh, H. L., Thu, N. H., and Chi, Đ. K., 2007.
Nghiên cứu về quá trình sinh tổng hợp DHA từ
các loài vi tảo biển dị dưỡng mới Labyrinthula,
Schizochytrium và ứng dụng. Tạp Chí Khoa Học
và Cơng Nghệ 45, 144-154.
Kamlangdee, N., and Fan, K. W., 2003. Polyunsaturated
fatty acids production by Schizochytrium sp.
isolated from mangrove. Songklanakarin J. Sci.
Technol. 25, 643-650.
Kanazawa, A., Teshima, S., and Endo, M., 1979.
Requirements of prawn Penaeus japonicus for
essential fatty acids. Memories of the Faculty of
Fisheries of Kagoshima University 28, 27-33.

Kendrick, A., and Ratledge, C., 1992. Lipids of
selected molds grown for production of n-3 and
n-6 polyunsaturated fatty acids. Lipids 27, 15-20.
Kyle, D. J., and Gladue, R. M., 1991. Eicosapentaenoic
acids and methods for their production.
International
Patent
Application,
Patent
Cooperation Treaty Publication WO 91/14427,
October 3, 1991.
Leaño, E. M., Gapasin, R. S. J., Polohan, B., and
Vrijmoed, L. L. P., 2003. Growth and fatty
acid production of thraustochytrids from Panay

Raghu-Kumar, S., 1988. Schizochytrium mangrovei sp.
now., a Thraustochytrid from mangroves in India.
Trails. Br. My col. Soc. 90, 627-631.
Raghu-kumar, S., 2002. Ecology of the marine protists,
the Labyrinthulomycetes (Thraustochytrids and
Labyrinthulids). European Journal of Protistology
38, 127-145.
Ringø, E., Jøstensen, J., and Olsen, R., 1992. Production
of eicosapentaenoic acid by freshwater Vibrio.
Lipids 27, 564-566.
Shinmen, Y., Kawashima, H., Shimizu, S., and Yamada,
H., 1992. Concentration of eicosapentaenoic acid
and docosahexaenoic acid in an arachidonic
acid-producing fungus, Mortierella alpina 1S-4,
grown with fish oil. Applied Microbiology and

Biotechnology 38, 301-304.
Sijtsma, L., and Swaaf, M. E., 2004. Biotechnological
production and applications of the ω-3
polyunsaturated fatty acid docosahexaenoic acid.
Applied Microbiology and Biotechnology 64,
146-153.
Watanabe, T., 1993. Importance of docosahexaenoic
acid in marine larval fish. Journal of the World
Aquaculture Society 24, 152-161.
Watanabe, T., and Vassallo-Agius, R., 2003. Broodstock
nutrition research on marine finfish in Japan.
Aquaculture 227, 35-61.
Wu, S.-T., Yu, S.-T., and Lin, L.-P. (2005). Effect of
culture conditions on docosahexaenoic acid
production by Schizochytrium sp. S31. Process
Biochemistry 40, 3103-3108.
Yokochi, T., Honda, D., Higashihara, T., and Nakahara,
T., 1998. Optimization of docosahexaenoic acid
production by Schizochytrium limacinum SR21.
Applied Microbiology and Biotechnology 49,
72-76.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

51


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

RESULTS OF ISOLATION OF Schizochytrium MANGROVE

WITH HIGH LIPID FOR AQUACULTURE
Vo Minh Son1*, Vuong Thi Hong Hanh1
ABSTRACT
PUFA is essential nutrient for aquatic animal, promoting growth, increasing survival rate and reproductivity, improving FCR. Because PUFA/HUFA supplying source is limitated from animals and
plants, many scientist are looking for PUFA/HUFA supplying from micro-bacteria and microalgae
in which heterotrophic microalgae (or marine fungi) have ability to stimulate high unsaturated fatty
acid. This research, heterotrophic microalgae were isolated from leaf of mangrove in Can Gio and
Nam Can province and evaluation of culture condition. The result showned that Schizochitryum
mangrove ĐCM had ability to stimulate 26,65% total lipid. S. mangrove ĐCM was culture in the
medium with pH 5-6, salinity 25-30%0, 50-60 g/l glucose, and nitrogen source is from peptone,
yeast extract, and monosodium glutamate.
Keywords: HUFA, Schizochytrium, heterotrophic microalgae.

Người phản biện: TS. Đặng Tố Vân Cầm
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 10/6/2015
Ngày duyệt đăng: 15/6/2015

Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No 2.
* Email:

1

52

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015




×