Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng trong đất nhiễm bẩn bằng cây cỏ cú (Cyperus rotundus L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.65 KB, 8 trang )

Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG
TRONG ĐẤT NHIỄM BẨNBẰNG CÂY CỎ CÚ
(Cyperus rotundus L.)
Nguyễn Minh Kỳ1*, Trần Văn Lâm2, Nguyễn Cơng Mạnh1, Nguyễn Hồng Lâm3
1
Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh,
2
Trung tâm Phát triển Mơi trường và Con người
3
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
*Email:
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng cây cỏ cú (Cyperus rotundus L.) nhằm ổn định và xử lý
một số kim loại nặng (Cd, Pb) trong đất nhiễm bẩn. Kết quả cho thấy khả năng hấp thu tốt các kim loại nặng như Cd
và Pb trong môi trường đất bị ô nhiễm. Quá trình ổn định các kim loại nặng cho thấy xu hướng suy giảm theo thời
gian trong 60 ngày thí nghiệm. Hiệu quả loại bỏ kim loại nặng Cd và Pb ở mức độ khá cao với lần lượt hiệu suất cao
nhất tương đương 60,7 % và 71,6 % sau kết thúc thí nghiệm. Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và nền tảng đề xuất
giải pháp thích hợp nhằm mục đích xử lý đất ơ nhiễm và bảo vệ mơi trường.
Từ khóa: Cyperus rotundus L., đất nhiễm bẩn, hấp thu, kim loại nặng, xử lý.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn nạn mang tính tồn cầu [1, 2]. Mặt trái của các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội phát sinh chất thải, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng
đồng. Ô nhiễm kim loại nặng vẫn đang là một trong những vấn đề môi trường nan giải cần phải tiếp tục giải
quyết [3]. Sự nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất sẽ gây ra những tác động tiêu cực và lâu dài cho con người. Do
đó, cần có giải pháp thích hợp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường trước khi quá muộn. Trong xu thế phát triển
bền vững, việc tiếp cận nghiên cứu và khám phá theo hướng sinh thái là tất yếu. Nhìn chung, quá trình xử lý và
ổn định các kim loại độc trong đất sử dụng hệ thực vật rất khả thi [4]. Công nghệ hấp thu kim loại nặng trong
môi trường đất được tiến hành từ lâu ở các nước phát triển như châu Âu và Mỹ [5]. Gần đây, việc sử dụng công


nghệ hấp thu, ổn định kim loại nặng bằng thực vật trong môi trường đất cho thấy hiệu quả cao và là giải pháp
thân thiện môi trường [6, 7]. Các loài thực vật như Euphorbia cheiradenia, Scariola orientals, Centaurea
virgata, Gundelia tournefortii và Eleagnum angustifolia đã được sử dụng khảo sát đánh giá khả năng xử lý các
kim loại như Pb, Zn, Cu, Ni và Cd [8].
Ở nước ta, hoạt động nghiên cứu ứng dụng hệ thực vật xử lý kim loại nặng trong đất cũng được quan tâm.
Các loài thực vật được thử nghiệm khảo sát xử lý ô nhiễm kim loại nặng phổ biến như cỏ vetiver, cây dương xỉ,
cỏ nến,... [9-12]. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm và là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nên rất
tiềm năng phát triển cơng nghệ xanh trong việc giải quyết bài tốn bảo vệ môi trường. Mặt khác, cây cỏ cú
(Cyperus rotundus L.) là loài phổ biến ở nước ta nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào tiến hành khảo sát, đánh
giá tiềm năng hấp thu và ổn định sự nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát
đánh giá khả năng ổn định các kim loại nặng như Cd, Pb trong đất nhiễm bẩn bằng thực vật sử dụng cây cỏ cú
Cyperus rotundus L. Qua đó, góp phần cung cấp cơ sở khoa học, đề ra giải pháp thích hợp ổn định và xử lý tình
trạng ơ nhiễm kim loại nặng trong mơi trường đất.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Thực vật: Cây cỏ cú (Cyperus rotundus L.) được nghiên cứu tuyển chọn những cây khỏe mạnh, không sâu
bệnh, cắt đều với chiều dài thân 12 cm.
- Tính chất đất thí nghiệm: Đất trồng thí nghiệm được sử dụng trực tiếp sau khi thu và thuộc loại đất cát pha
với các chỉ tiêu dinh dưỡng mô tả ở Bảng 1.


124

Nguyễn Minh Kỳ, Trần Văn Lâm, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Hồng Lâm

Hình 1. Cây cỏ cú Cyperus rotundus L.
Bảng 1. Tính chất đất thí nghiệm
Đơn vị

Hàm lượng


Mức độ

-

7,17±0,21

Trung bình

% đất khơ

1,32±0,45

Thấp

P2O5 dễ tiêu

mg/100 g đất

6,91±2,12

Trung bình

K2O dễ tiêu

mg/100 g đất

12,02±3,47

Trung bình


mg/100 g đất

2,61±1,18

Nghèo nitơ

Cd

ppm

0,08±0,01

Đất sạch

Pb

ppm

2,13±0,15

Đất sạch

Chỉ tiêu
pH
Mùn

+

NH4 dễ tiêu


2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để khảo sát khả năng hấp thu các kim loại nặng Cd, Pb của cỏ cú ở điều kiện thí nghiệm đất cát pha, nghiên
cứu bố trí các nghiệm thức (lặp lại 3 lần) với các nồng độ 0, 10, 20, 30, 40, 50 (ppm). Nghiên cứu sử dụng can
nhựa kích thước H × L × W = 15 × 20 × 25 cm, trong mỗi nghiệm thức sử dụng 2,5 kg đất pha cát sạch, với độ
dày lớp đất tương ứng 10 cm, trồng cỏ cú với khoảng cách đều nhau 3 cm.
Cd0

Cd0

Cd0

Pb0

Pb0

Pb0

Cd1

Cd1

Cd1

Pb1

Pb1

Pb1


Cd2

Cd2

Cd2

Pb2

Pb2

Pb2

Cd3

Cd3

Cd3

Pb3

Pb3

Pb3

Cd4

Cd4

Cd4


Pb4

Pb4

Pb4

Cd5

Cd5

Cd5

Pb5

Pb5

Pb5

Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Cụ thể: (i)_Nghiệm thức Cd0, Cd1, Cd2, Cd3, Cd4, Cd5: Đánh giá khả năng hấp thu Cd, với các nồng độ 0,
10, 20, 30, 40, 50 ppm; (ii)_Nghiệm thức Pb0, Pb1, Pb2, Pb3, Pb4, Pb5: Đánh giá khả năng hấp thu Pb, với các
nồng độ 0, 10, 20, 30, 40, 50 (ppm). Số lượng cỏ cú mỗi thí nghiệm tương ứng 60 cây. Các cây tuyển chọn được
trồng chăm sóc, thích nghi ổn định với thời gian 30 ngày và đạt giai đoạn trưởng thành trước khi đánh giá khả
năng hấp thu kim loại nặng.


125

Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng trong đất nhiễm bẩn
bằng cây cỏ cú (Cyperus rotundus L.)


2.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích phịng thí nghiệm
Phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN 5297:1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung và
TCVN 7538-2:2005 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. Mẫu được xử lý bằng
phương pháp EPA 3051A - Kỹ thuật phá mẫu bằng lị vi sóng và TCVN 6649:2000 (ISO 11466:1995) - Chất
lượng đất - Chiết các nguyên tố vết tan trong cường thủy.
Q trình phân tích phịng thí nghiệm thực hiện theo TCVN 6496:2009 - Chất lượng đất - Xác định crom,
cadimi, coban, đồng, chì, mangan, niken, kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Nghiên cứu tiến hành phân
tích nồng độ các kim loại nặng với tần suất 10 ngày một lần cho tới ngày thứ 60 để đánh giá kết quả (tương ứng
T1, T2, T3, T4, T5 và T6). Phân tích hàm lượng Cd, Pb trong đất và sinh khối theo phương pháp quang phổ hấp
thụ nguyên tử AAS.
2.4. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu
Hiệu quả xử lý kim loại nặng H (%) tính theo cơng thức: H = (Ci-Cf)/Ci × 100 %. Trong đó, Ci, Cf: Nồng độ
kim loại nặng trước và sau xử lý. Q trình phân tích thống kê, xử lý số liệu sẽ được thực hiện bằng phần mềm
Microsoft Excel 2013 và SPSS 13.0 for Windows với mức ý nghĩa α = 0,05.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu quả xử lý kim loại cadimi (Cd)
Ô nhiễm kim loại nặng trong đất là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng mang tính tồn cầu [13,
14]. Bảng 2 trình bày kết quả khả năng ổn định thành phần kim loại nặng Cd trong đất nhiễm bẩn. Quá trình ổn định
các kim loại nặng cho thấy xu hướng suy giảm theo thời gian trong 60 ngày thí nghiệm. Trong đó, với nồng độ khảo
sát 10 ppm có hàm lượng Cd giảm từ 9,11 ± 0,81 ppm (ngày thứ 10) xuống 5,21 ± 0,15 ppm (ngày thứ 60). Tương
tự, kết quả ở nồng độ 40 ppm giảm dần hàm lượng đối với Cd lần lượt 39,01 ± 0,58 ppm (ngày thứ 10); 30,75 ±
0,75 ppm (ngày thứ 40) và 15,41 ± 0,23 ppm (ngày thứ 60). Đối với khả năng hấp thu hàm lượng Cd (với nồng độ
50 ppm) của Cyperus rotundus L. trong đất sau 60 ngày thí nghiệm có kết quả đạt 20,70 ± 0,72 ppm. Có thể thấy
mức độ ổn định và xử lý kim loại nặng khá cao, nhất là đối với các nồng độ khảo sát 10 ppm, 20 ppm và 30 ppm.
Kết quả này chỉ ra sự tương đồng với nghiên cứu loại bỏ các kim loại nặng như Cd, Cr trong đất bằng hệ thực vật cỏ
cú về khả năng hấp thu chất ô nhiễm [15]. Ngồi ra, phân tích ANOVA cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về khả năng xử lý Cd theo nồng độ khảo sát và theo chuỗi thời gian thí nghiệm (p < 0,05).
Bảng 2. Biến động hàm lượng Cd trong đất ở các thí nghiệm theo thời gian
Nồng

độ

Thời gian, ngày
10

(ppm)

20

0,07±0,01a

0,07±0,01a

e

10

e

d

8,43±0,10a

d

6,35±0,44b

d

6,34±0,28b


d

5,21±0,12b

d

20

d

18,55±0,40a

c

16,23±0,50b

c

16,00±0,83b

c

13,76±0,39c

c

11,79±0,50d

c


30

c

28,73±0,50a

b

23,46±0,10c

b

26,64±0,51b

b

25,85±2,54b

b

20,73±0,53d

b

40

b

39,01±0,58a


a

35,52±0,35b

a

33,37±1,00b

a

30,75±0,75c

a

26,38±1,18d

b

50

a

48,93±1,00a

a

a

b


a

a

27,63±1,15d

e

0,05±0,01a

60

0,07±0,01a

35,38±1,15c

e

50

f

40,42±0,58b

e

40

0


9,11±0,81a

0,08±0,01a

30

25,98±0,50e

e

0,06±0,01a
5,21±0,15b

12,20±1,00c
14,19±1,69e
15,41±0,23e

20,70±0,72f

Ghi chú: Các trung bình có cùng chữ cái khơng có sự khác biệt với mức ý nghĩa α = 0,05; Các chữ cái ở
bên trái biểu thị sự khác nhau theo nồng độ; Các chữ cái ở bên phải biểu thị sự khác nhau theo thời gian.
Hình 3 thể hiện hiệu quả xử lý kim loại Cd của Cyperus rotundus L. theo thời gian thí nghiệm. Nhìn chung,
hàm lượng các kim loại nặng giảm dần và hiệu quả xử lý tăng dần qua các mức thời gian T1 đến T6. Hiệu quả
xử lý nhiễm bẩn kim loại Cd trong đất cho thấy sự gia tăng ở thời điểm T3 (ngày thứ 30) tới thời điểm T5 (ngày
thứ 50) và có khuynh hướng tương đối ổn định vào thời điểm T6 (ngày thứ 60). Cụ thể, hiệu suất ổn định và hấp
thu kim loại nặng ở nồng độ 10 ppm đạt lần lượt với mức 44,3 % và 44,2 % ở thời điểm T5 và T6. Kết quả sau


126


Nguyễn Minh Kỳ, Trần Văn Lâm, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Hồng Lâm

thời gian 60 ngày thí nghiệm ở các nồng độ khảo sát 30 ppm, 40 ppm và 50 ppm có hiệu quả cao hơn với các giá
trị tương ứng 52,9 %; 60,7 % và 58,0 %.

Hình 3. Hiệu suất loại bỏ Cd theo thời gian thí nghiệm
3.2. Hiệu quả xử lý kim loại chì (Pb)
Bảng 3. Biến động hàm lượng Pb trong đất ở các thí nghiệm theo thời gian
Thời gian, ngày

Nồng độ
(ppm)

10

20
a

f

8,98±0,10a

e

30
f

e


7,66±0,11a

e

7,49±0,72a

60

10

e

20

d

19,44±0,57a

d

16,21±0,58b

d

14,04±0,51c

c

30


c

27,06±0,95a

c

25,89±1,50a

c

22,40±1,80b

b

20,84±0,50b

c

40

b

40,16±5,32a

b

37,99±7,67b

b


33,67±5,83c

a

26,42±3,82d

b

21,67±3,28e

b

50

a

47,43±1,55a

a

45,22±1,50a

a

36,95±5,13b

a

a


24,58±2,36d

a

1,96±0,18

a

50

0

2,01±0,48

a

40

f

1,84±0,19

a

f

d

6,74±0,65b


e

11,76±1,26d

d

10,11±2,02d

d

15,29±1,50c

c

1,73±0,57

28,75±2,98c

b

e

5,28±1,74c

d

1,56±0,06

1,26±0,42b
4,52±0,69c

5,61±0,51e

10,26±0,92d
13,31±6,82f

20,17±1,02e

Ghi chú: Các trung bình có cùng chữ cái khơng có sự khác biệt với mức ý nghĩa α=0,05; Các chữ cái ở bên
trái biểu thị sự khác nhau theo nồng độ; Các chữ cái ở bên phải biểu thị sự khác nhau theo thời gian.
Liên quan đến khả năng xử lý kim loại Pb, Bảng 3 trình bày tổng hợp sự biến động hàm lượng Pb trong đất ở
các thí nghiệm theo các thời gian khảo sát. Trong đó, hàm lượng Pb được cỏ cú hấp thu, ổn định và được thể
hiện qua mức suy giảm nồng độ theo các nghiệm thức. Đối với nồng độ khảo sát 10 ppm, 20 ppm và 30 ppm, sau
60 ngày thí nghiệm nồng độ Pb đo được giảm mức 4,52 ± 0,69; 5,61 ± 0,51 và 10,26 ± 0,92 ppm. So sánh với
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (QCVN 03MT:2015/BTNMT) cho thấy sự đảm bảo về an tồn mơi trường sinh thái và sức khỏe. Tương tự, các nồng độ
khảo sát 40 ppm và 50 ppm cũng chỉ ra mức độ giảm thiểu tác nhân ô nhiễm trong đất với giá trị 13,31 ± 6,82 và
20,17 ± 1,02 ppm sau thí nghiệm. Đồng thời, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa các nghiệm thức
biến thiên theo nồng độ và thời gian được khẳng định thông qua thủ tục kiểm định ANOVA.
Thực vật hấp thụ kim loại nặng từ đất xảy ra theo phương thức thụ động thông qua hệ thống mao quản, rễ và
q trình vận chuyển tích cực đi qua màng tế bào biểu bì [16-18]. Tương tự hiệu quả loại bỏ Cd, hàm lượng nồng
độ Pb cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian và đặc biệt ở thời điểm giai đoạn T3, T4, T5 và T6 (Hình 4). Cụ
thể ở nồng độ 30 ppm, sau 10 ngày thí nghiệm, q trình hấp thu Pb đạt mức 7,1 %, sau đó tăng dần lên 28,5 %;
47,5 %; 64,8 % ở các thời điểm sau 40 ngày, 50 ngày và 60 ngày. Hiệu quả xử lý Pb đạt cao nhất vào thời điểm


127

Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng trong đất nhiễm bẩn
bằng cây cỏ cú (Cyperus rotundus L.)

60 ngày với hiệu suất tương ứng 71,6 % (nồng độ 20 ppm), 64,8 % (nồng độ 30 ppm) và 68,2 % (nồng độ 40 ppm).

Như vậy, khả năng tích lũy kim loại Pb của cỏ cú đạt hiệu quả khá tốt và cho thấy tương tự so với nghiên cứu thu
được với khả năng hấp thu Pb của các loài thực vật khác như dương xỉ [19].

Hình 4. Hiệu suất loại bỏ Pb theo thời gian thí nghiệm
3.3. Đánh giá khả năng tích lũy kim loại trong sinh khối
Bảng 4. Tương quan hàm lượng kim loại nặng trong đất và sinh khối cỏ cú
Nghiệm thức
Cd
(mg/kg)

Pb
(mg/kg)

0

10

20

30

40

50

Đất

0,06 ± 0,01

5,21 ± 0,15 12,20 ± 1,00 14,19 ± 1,69 15,41 ± 0,23 20,70 ± 0,72


Sinh khối

0,01 ± 0,01

1,27 ± 0,33

3,41 ± 1,20

4,35 ± 1,23

Đất

1,26 ± 0,42

4,52 ± 0,69

5,61 ± 0,51

10,26 ± 0,92 13,31 ± 6,82 20,17 ± 1,02

Sinh khối

0,02 ± 0,01

1,26 ± 0,11

3,31 ± 0,32

4,37 ± 0,42


5,21 ± 0,03

6,11 ± 2,94

7,50 ± 0,13

12,12 ± 0,21

Ngoài ra, để đánh giá khả năng hấp thu kim loại nặng, nghiên cứu phân tích sinh khối (thân cỏ cú) nhằm xác
định mối tương quan tích lũy kim loại trong đất và sinh khối (Bảng 4). Hệ số tương quan xác định hàm lượng Cd
và Pb trong đất và sinh khối với giá trị R2 lần lượt là 0,9767 và 0,9587. Từ đó, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ
trong việc hấp thu và vai trị của thực vật góp phần làm giảm nồng độ kim loại nặng sau xử lý.
Sự hấp thu và tích lũy các kim loại nặng như Cd và Pb được thể hiện thông qua kết quả phân tích xác định
các thành phần trong mơi trường đất và sinh khối (Hình 5). Kết quả đánh giá tương quan chỉ ra khả năng thu hút
và giảm nồng độ chất độc của cỏ cú Cyperus rotundus L. để làm sạch đất nhiễm bẩn. Như vậy, các kim loại độc
như Cd, Pb nếu như không được xử lý sẽ là nguyên nhân gây hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người [20] và
q trình rị rỉ, chảy thấm các kim loại độc sẽ gây ảnh hưởng chất lượng môi trường [21]. Đối với kim loại nặng
như Cd và Pb có mức độ hấp thu khá cao và được khẳng định qua hiệu quả xử lý lần lượt 60,7 % (40 ppm) và
71,6 % (20 ppm) sau khi kết thúc thí nghiệm. Khả năng hấp thu kim loại độc trong đất được thực vật giải độc đất
bằng cách tích lũy chất ơ nhiễm trong các bộ phận như thân, rễ [22]. Có thể thấy rằng, đây là giải pháp công
nghệ triển vọng, ưu việt trong việc xử lý kim loại nặng theo hình thức in-situ để góp phần bảo vệ mơi trường và
an tồn sức khỏe [23].


128

Nguyễn Minh Kỳ, Trần Văn Lâm, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Hồng Lâm

Hình 5. Tương quan hàm lượng kim loại nặng

4. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng Cyperus rotundus L. xử lý và ổn định đất nhiễm bẩn kim
loại nặng như Cd và Pb. Hiệu quả xử lý các kim loại nặng của cỏ cú chỉ ra sự gia tăng mức độ hiệu suất theo thời
gian thí nghiệm. Kết quả loại bỏ kim loại nặng như Cd và Pb có mức độ hấp thu cao với lần lượt hiệu suất cao
nhất tương đương 60,7 % và 71,6 % sau 60 ngày kết thúc thí nghiệm. Ngoài ra, mức độ ổn định Cd và Pb cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng xử lý theo nồng độ khảo sát và theo chuỗi thời gian thí
nghiệm. Nghiên cứu thể hiện tiềm năng hấp thu và ổn định sự nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất bằng loài thực
vật phổ biến ở nước ta và góp phần cung cấp cơ sở khoa học, đề ra giải pháp thích hợp trong việc xử lý tình trạng
ơ nhiễm kim loại nặng trong mơi trường đất cho tương lai./.

[1].
[2].
[3].
[4].

[5].
[6].
[7].

[8].
[9].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trevors J.T., 2010. What is a global environmental pollution problem? Water, Air, & Soil Pollution,
210: 1-2.
Li X., Jin L. and Kan H., 2019. Air pollution: A global problem needs local fixes. Nature, 570: 437-439.
Zwolak A., Sarzyńska M., Szpyrka E. and Stawarczyk K., 2019. Sources of soil pollution by heavy
metals and their accumulation in vegetables: A review. Water, Air, & Soil Pollution, 230: 164.
Petelka J., Abraham J., Bockreis A., Deikumah J. P. and Zerbe S., 2019. Soil heavy metal(loid) pollution
and phytoremediation potential of native plants on a former gold mine in Ghana. Water, Air, & Soil

Pollution, 230: 267.
Mitch M.L., 2000. The use of plants for the removal of toxic metals from contaminated soil. American
Association for the Advancement of Science, the US.
Ali H., Khan E. and Sajad M.A., 2013. Phytoremediation of heavy metals-concepts and applications.
Chemosphere, 91(7): 869-881.
Dadea C., Russo A., Tagliavini M., Mimmo T. and Zerbe S., 2017. Tree species as tools for
biomonitoring and phytoremediation in urban environments: A review with special regard to heavy
metals. Arboriculture & Urban Forestry, 43(434): 155-167.
Abdolkarim C. and Behrouz E.M., 2007. Removal of heavy metals by native accumulator plants. Int. J.
Agri. Biol., 9(3): 462-465.
Bùi Thị Kim Anh, 2011. Nghiên cứu sử dụng thực vật (dương xỉ) để xử lý ô nhiễm Asen trong đất vùng
khai thác khoáng sản. Luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia, Hà Nội.


Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng trong đất nhiễm bẩn
bằng cây cỏ cú (Cyperus rotundus L.)

[10].

[11].

[12].
[13].
[14].

[15].

[16].
[17].

[18].

[19].

[20].
[21].
[22].
[23].

129

Đồng Thị Minh Hậu, Hoàng Thị Thanh Thủy và Đào Phú Quốc, 2008. Nghiên cứu và lựa chọn một số
thực vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng (Cr, Cu, Zn) trong bùn nạo vét kênh Tân Hóa - Lị Gốm.
Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ, 11(04): 59-67.
Đặng Văn Minh và Nguyễn Duy Hải, 2011. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu kim loại nặng
của cây cỏ vetiver, dương xỉ và sậy trên đất sau khai thác thiếc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp
chí Khoa học và Cơng nghệ, 85(9): 13-16.
Võ Châu Tuấn và Võ Văn Minh, 2011. Khả năng xử lý crôm trong mơi trường đất của cỏ vetiver. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 18: 69-71.
Wuana R.A. and Okieimen F.E., 2011. Heavy metals in contaminated soils: A review of sources,
chemistry, risks and best available strategies for remediation. ISRN Ecology, 2011: 1-20.
Tóth G., Hermann T., Szatmári G. and Pásztor L., 2016. Maps of heavy metals in the soils of the
European Union and proposed priority areas for detailed assessment. Science of the Total Environment,
565: 1054-1062.
Subhashini V. and Swamy A.V.V.S., 2014. Phytoremediation of cadmium and chromium, contaminated
soils by Cyperus rotundus. L.. American International Journal of Research in Science, Technology,
Engineering & Mathematics, 6(1): 97-101.
Lehmann C. and Rebele F., 2004. Assessing the potential for cad-mium phytoremediation with
Calamagrostis epigejos: A potexperiment. International Journal of Phytoremediation, 6(2): 169-183.
Mahajan P. and Kaushal J., 2018. Role of phytoremediation in reducing cadmium toxicity in soil and

water. Journal of Toxicology, 2018: 4864365.
Muthusaravanan S., Sivarajasekar N., Vivek J.S., Paramasivan T., Naushad Mu., Prakashmaran J.,
Gayathri V. and Al-Duaij O.K., 2018. Phytoremediation of heavy metals: mechanisms, methods and
enhancements. Environ Chem Lett., 16: 1339-1359.
Trần Văn Tựa, Nguyễn Trung Kiên, Đỗ Tuấn Anh và Đặng Đình Kim, 2011. Nghiên cứu khả năng chống
chịu và hấp thu chì Pb, Zn của dương xỉ Pteris Vittata L. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, 49(4): 101109.
Chibuike G.U. and Obiora S.C., 2014. Heavy metal polluted soils: Effect on plants and bioremediation
methods. Applied and Environmental Soil Science, 2014: 1-12.
Marina M.M., 2003. Heavy metals removal from anaerobically digested sludge. Doctoral Thesis.
Wageningen University, the Netherlands.
Ebbs S.D. and Kochian L.V., 1997. Toxicity of Zn and Cu to Brassica species: Implacations for
phytoremediation. J. Environ. Qual., 26: 776-781.
Taha T.A. and Abdallah S.M., 2004. Towards a more safe environment, phytoremediation of some
heavy metals from contaminated soils in Egypt: Hydrophobic and hydrophilic fractions. International
Conf. on Water Resources & Arid Environment, Ain Shams Univ., Egypt.


130

Nguyễn Minh Kỳ, Trần Văn Lâm, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Hoàng Lâm

A STUDY ON THE STABILITY OF SOME HEAVY METALS IN CONTAMINATED
SOIL USING NUT GRASS (Cyperus rotundus L.)
Nguyen Minh Ky1*, Tran Van Lam2, Nguyen Cong Manh1, Nguyen Hoang Lam3
1
Nong Lam University of Ho Chi Minh City,
2
Center for Development for Environment and People
3
Danang University of Science and Technology

*Email:
Abstract: This presents findings of a study that investigated the use of nut grass to treat heavy mentals (Cd, Pb) in
contaminated soil. The results showed the ability to absorb the heavy metals such as Cd and Pb in contaminated soil
environment. The process of stabilizing heavy metals showed the decreasing trend in during the 60-days in the
experiments. The efficiency of removing heavy metals Cd and Pb were quite high with the highest performance
respectively 60.7 % and 71.6 % after the experiment. The study provides a scientific data and the basis for proposing
appropriate solutions to treat the contaminated soil and to protect the environment protection.
Keywords: Cyperus rotundus L., contaminated soil, heavy metals, removal.



×