Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường Đại học Sư phạm đối với giáo viên trẻ ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.52 KB, 10 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 188-197
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0043

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trần Thị Yến

Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp giáo viên trẻ hịa nhập, thích ứng với môi
trường làm việc ngay từ những năm đầu vào nghề luôn là mối quan tâm của các trường
sư phạm và trường phổ thông. Hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên trẻ - lực lượng
nòng cốt cho đổi mới giáo dục có ý nghĩa rất thiết thực. Trong khn khổ bài viết, tác giả
sẽ đề cập rõ đến điều này, đồng thời nêu được những thuận lợi và thách thức của giáo viên
trẻ khi mới vào nghề. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp
đối với giáo viên trẻ của Trường Đại học Sư phạm nhằm tăng vai trò, vị thế của trường sư
phạm trong công cuộc đổi mới giáo dục.
Từ khóa: Giáo viên trẻ, hỗ trợ nghề nghiệp, giải pháp, mối liên kết, cơ chế chính sách.

1.

Mở đầu

Giáo viên (GV) trẻ là lực lượng lao động đã được trường sư phạm (SP) cung cấp những kiến
thức, kĩ năng ban đầu, cơ bản để làm nền tảng hành nghề sau khi tốt nghiệp. Với thời gian học tập
3, 4 năm trong trường SP cũng chưa đảm bảo chắc chắn rằng khi ra trường họ có thể làm nghề có
chất lượng như đòi hỏi của thực tiễn là họ phải thực hiện nhiệm vụ “kép” của mình: vững vàng
chun mơn và thành thạo nghiệp vụ. Vì thế, rất cần thiết phải có sự hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp
của trường SP đối với GV trẻ khi họ bắt đầu làm nghề ở trường phổ thơng.


Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới xung quanh, GV trẻ bắt đầu thế giới
công việc ở nhà trường phổ thông là sự chuyển đổi có tính chất bước ngoặt. Liên quan đến vấn đề
này, GV trẻ lúc này đang cần phải thích ứng với rất nhiều sự thay đổi: về các mối quan hệ, về vai
trị từ người học lí thuyết sang người dạy có hoạt động thực hành, thực tiễn đa dạng. . . Như vậy,
GV trẻ rất cần sự hỗ trợ giúp họ trưởng thành hơn trong nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của thực
tiễn giáo dục phổ thông và trách nhiệm với chất lượng giáo dục HS.
Để có đội ngũ GV chất lượng cao, trước tiên cần chú ý đến bồi dưỡng lực lượng GV trẻ đây là lực lượng nịng cốt của cơng cuộc đổi mới giáo dục. Q trình bồi dưỡng này địi hỏi phải
liên tục cải tiến, hoàn thiện do nhu cầu của xã hội đang diễn ra sự thay đổi lớn trên mọi phương
diện. Ngoài ra, quan niệm hiện đại ngày nay cho rằng quá trình đào tạo ở trường sư phạm phải là
đào tạo liên tục: từ đào tạo ban đầu, qua giai đoạn tập sự, đến đào tạo tại chức và bồi dưỡng thường
Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 14/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018.
Liên hệ: Trần Thị Yến, e-mail:

188


Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm...

xuyên. Quá trình này được gọi là “phát triển nghề liên tục”, trong đó có cả những yêu cầu mới như
chuẩn bị và tạo điều kiện đề GV tham gia vào phát triển trường lớp và nghiên cứu khoa học.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng
hỗ trợ GV trẻ trong hướng nghiên cứu thu thập được của đề tài nhiệm vụ cấp Bộ năm 2017 của
Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên thuộc Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp vừa có tính vĩ mô và vi mô về hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp
cho GV trẻ ở trường phổ thông trong giai đoạn tới đây.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu

Vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến hỗ trợ nghề nghiệp giáo viên trẻ

2.1.1. Hỗ trợ nghề nghiệp giáo viên trẻ
Hỗ trợ GV trẻ được hiểu là sự giúp đỡ họ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để họ bù đắp
được những thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng, vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn đầu
mới bước vào nghề và làm gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người GV (thơng
qua q trình chỉ dẫn, hướng dẫn, tư vấn, khuyên bảo, chia sẻ kinh nghiệm. . . ). Từ đó, họ tự thay
đổi và hồn thiện mình, phát huy được tiềm năng và phát triển các kĩ năng nghề nghiệp.
Việc hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ của các trường đại học sư phạm (ĐHSP) là q trình
tác động, hướng dẫn có chủ định, được xem xét với tư cách là một chương trình hoạt động (hoặc
các dịch vụ) của nhà trường làm cho việc phát triển nghề nghiệp của GV trẻ được thực hiện một
cách bền vững, thường xuyên, liên tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu của GV ngay trong quá trình dạy
học và giáo dục ở trường phổ thông. Hiệu quả của việc hỗ trợ được thể hiện qua những thay đổi
tích cực của bản thân GV trẻ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh phổ thông của họ [7].

2.1.2. Vai trò, ý nghĩa
Hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ giúp họ nhanh chóng vượt qua rào cản tâm lý và những khó
khăn ban đầu để bắt nhịp với môi trường làm việc mới - nhà trường phổ thông. Đồng thời, giúp bù
đắp những thiếu hụt, non yếu về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để có sự thành thạo,
tự tin trong hoạt động nghề nghiệp. Sự hỗ trợ này có tác động ảnh hưởng tích cực đến việc phát
triển hoạt động tự học và tự bồi dưỡng của GV trẻ. Trong quá trình hỗ trợ, cần tạo cơ hội cho GV
trẻ thảo luận chuyên môn với người đi trước cũng như được tiếp xúc và làm việc với nhiều người
khác - chuyên gia, giảng viên đại học. . . Từ đó mang lại những thay đổi cho cá nhân mỗi GV trẻ và
cho cả hệ thống giáo dục. Các trường ĐHSP, trong quá trình tham gia hỗ trợ sẽ phát huy tính tích
cực cũng như khuyến khích sự tự tin trong GV trẻ về việc phát triển nghề nghiệp của họ. Đồng
thời, làm tăng thêm vai trò, chức năng và nhiệm vụ ĐHSP trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
đội ngũ GV phổ thông về lâu dài; tạo gắn kết giữa trường ĐHSP - nơi đào tạo giáo viên với việc sử
dụng giáo viên của trường phổ thơng sẽ xóa đi quan niệm bấy lâu nay là sư phạm xa rời phổ thông
[6, 7].
Hỗ trợ GV trẻ nhằm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lối

sống và những tri thức, kĩ năng cần thiết về dạy học và giáo dục, giúp họ vững vàng từng bước
phát triển, nâng cao năng lực nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên phổ
thơng. Chương trình hỗ trợ có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Đào tạo tiếp tục sau tốt nghiệp để GV trẻ hoàn thiện thêm về nghề dạy học, giúp họ vững
vàng, yên tâm gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
189


Trần Thị Yến

- Bồi dưỡng cho GV trẻ có tiềm lực và niềm tin tiếp cận, thích ứng với những thay đổi trong
giáo dục phổ thông và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học bộ môn để vận dụng vào
công tác dạy học và giáo dục.

2.1.3. Thuận lợi và thách thức của giáo viên trẻ khi mới ra trường
Để tìm hiểu khó khăn và thách thức của GV trẻ khi mới vào nghề, chúng tôi đã điều tra,
khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám hiệu, Tổ trường chun mơn, giáo viên có kinh nghiệm
và GV trẻ ở một số trường phổ thông thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Điện Biên, Sơn La,Thái
Bình, Ninh Bình và Hịa Bình vào tháng 10/2017, về kết quả cho thấy:
* Thuận lợi
Hầu hết GV trẻ có kiến thức chuyên mơn vững vàng nên họ khơng gặp khó khăn gì liên
quan đến kiến thức chuyên môn khi giảng dạy ở nhà trường phổ thơng. GV trẻ cịn là người có hiểu
biết về vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. GV trẻ là những người
khơng chỉ trẻ về tuổi đời mà còn trẻ về tuổi nghề. Phần lớn họ có tư cách đạo đức tốt, tác phong
chững chạc, tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp cũng như với HS. Đồng thời, họ có tinh thần tự
học, tự bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách nhà giáo và nâng cao năng lực chuyên môn.
Ban Giám hiệu, các Tổ trưởng chun mơn và giáo viên có kinh nghiệm ở trường THPT
Thái Ninh - Thái Bình cho rằng: “GVT rất tự tin, giàu nhiệt huyết và cảm xúc nghề nghiệp, thích
và hay thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa người học, kiến thức tốt, về chuyên
môn: đủ khả năng dạy học, trẻ tuổi nên nắm bắt thông tin nhanh hơn. . . ”.

* Những thách thức
Dạy học và giáo dục HS như thế nào để đạt được mục tiêu và hiệu quả là một nhiệm vụ đầy
khó khăn trước mắt đối với GV mới vào nghề. Vào thời điểm bắt đầu nghề dạy học, những kinh
nghiệm của GV trẻ thường có được đều từ quan sát và trải nghiệm khi ở vai trò là SV trong trường
sư phạm. Các kiến thức về mặt lí luận và thực tiễn được học từ trường sư phạm chưa đủ để đảm
bảo chắc chắn rằng khi ra trường họ có thể bắt tay ngay vào cơng việc thực sự của một nhà giáo
ngay sau khi tốt nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, ở thời điểm GV trẻ mới vào nghề (khoảng 3 - 5 năm), họ rất lúng túng
về nghiệp vụ dạy học. Họ không chỉ yếu một số kĩ năng dạy học và giáo dục cần thiết (kĩ năng
thiết kế giáo án, kĩ năng phân bố thời gian giảng dạy, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng
giáo dục HS cá biệt, kĩ năng quản lí lớp học, kĩ năng phối hợp với cha mẹ HS và cộng đồng, kĩ
năng xử lí các tình huống sư phạm, kĩ năng lập kế hoạch giảng dạy, kĩ năng thiết lập mối quan hệ
với HS). . . mà còn rất thiếu kĩ năng mềm (thiếu nhất là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiềm chế cơn
nóng giận và kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực).
Về chuyên môn, GV trẻ cũng chưa thực sự tự tin biết lựa chọn, sử dụng đúng và đủ liều
lượng nội dung kiến thức phù hợp vào khi thiết kế bài dạy. Phỏng vấn nhóm GV trẻ trẻ trường
THPT Thái Ninh - Thái Bình và trường THPT Kim Bơi - Hịa Bình cùng cho rằng: “Kiến thức
chun mơn của chúng em khơng khó để dạy theo chương trình và SGK hiện hành, cái khó với
chúng em là đưa nội dung kiến thức bao nhiêu cho một tiết học là vừa và phù hợp với đối tượng
từng lớp. Kinh nghiệm này chúng em phải quan sát, học hỏi các thầy cô đi trước rất nhiều. . . ”. Bởi
thế, họ có nhu cầu cao (trên 90%) mong muốn được hỗ trợ nhằm hoàn thiện chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm của bản thân để đáp ứng với công việc và yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông
hiện nay. Theo kết quả điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài cho thấy: có 95,4% GV trẻ
(GV tập sự) hiện cơng tác tại một số trường THPT thuộc 7 tỉnh thành phía bắc (Điện Biên, Sơn La,
190


Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm...

Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An) có trình độ đại học trở lên có nhu cầu được bồi dưỡng,

hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian mới vào nghề.
Về tâm lí: “Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm xúc bị “sốc” với thực tế và bị “vỡ mộng”
là vấn đề mà đa số GV trẻ trải qua trong những năm đầu mới vào nghề. Đó là “sự sụp đổ” của
những lí tưởng giáo điều được tạo nên từ các chương trình đào tạo GV khi đối diện với sự lộn xộn
của thực tế lớp học. . . ” [1]. Đồng thời, qua thảo luận, trao đổi trực tiếp ở trường phổ thông, chúng
tôi biết được nhiều GV mới ra trường lại có tâm lí né tránh hoặc sợ bị phân cơng làm cơng tác chủ
nhiệm lớp hoặc cơng tác đồn thể của trường do phải đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ, khó
xử lí trong giáo dục HS xảy ra.
Hiện nay, giáo viên trong các nhà trường phổ thông phần lớn vẫn có thói quen dạy học theo
phương pháp truyền thống, nghĩa là chủ yếu dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều cho
HS dẫn đến hoạt động của HS là ghi nhớ kiến thức rời rạc, có sẵn, không được vận dụng kiến thức
vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống - GV trẻ khơng nằm ngồi cách dạy
trên vì nếu vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng nâng cao năng lực thì GV trẻ sẽ rất
khó khăn trong kiểm soát thời gian và kiến thức cần dạy trong một tiết học.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thơng mới cịn địi hỏi giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích hợp, phân hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương
pháp học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực HS. Một đòi
hỏi nữa là chương trình GD phổ thơng mới u cầu tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt
động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS. Vì thế, GV trẻ bên cạnh việc phải có năng lực sáng tạo
cịn phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn và đánh giá các hoạt động này và xem đây
như là những cơ hội để thực hiện phát triển năng lực, hình thành kĩ năng mềm cho HS thơng qua
nhiều hoạt động đa dạng.
Những điều này cũng đã được khẳng định trong đánh giá nghiên cứu của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung. Qua số liệu điều tra của GV trẻ, cán bộ quản lí và GV hướng dẫn về những
khó khăn mà GV trẻ gặp phải khi giảng dạy cũng như những điểm yếu nhất thì gần như 100% GV
trẻ, và cán bộ quản lí đều cho rằng họ khơng gặp khó khăn gì liên quan đến kiến thức chun mơn.
Những khó khăn hoặc điểm yếu mà họ nêu ra chỉ liên quan đến các vấn đề về phương pháp giảng
dạy - giáo dục, xử lí các tình huống, khơng hiểu đặc điểm tâm lí HS, khó khăn trong cơng tác chủ
nhiệm lớp... tức là các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ sư phạm. Đây là điểm mạnh nổi trội nhất
được tất cả các GV trẻ, SV năm cuối cũng như Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn nhận

xét. Họ đều khẳng định sự vững vàng về kiến thức chuyên môn của GV trẻ và SV năm cuối: các
em nắm chắc và sâu lĩnh vực bộ môn mà mình phụ trách dạy [4].
Như vậy, GV trẻ rất cần được giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ từ các
tổ chức, đồng nghiệp, nhất là từ phía trường ĐHSP - nơi trực tiếp đào tạo họ.

2.2.

Một số giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm
đối với giáo viên trẻ

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp vừa có tính vĩ mơ và vi mô
về hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường ĐHSP cho GV trẻ ở trường phổ thông. Do đào tạo,
bồi dưỡng GV liên quan đến cả hệ thống giáo dục quốc dân. Riêng các trường sư phạm, nơi đào
tạo đội ngũ nhà giáo, nhằm mục tiêu phục vụ sự đổi mới ở trường phổ thơng thì sự liên kết trường
sư phạm với trường phổ thông mang ý nghĩa vô cùng quan trọng - trong các giải pháp, chúng tôi
191


Trần Thị Yến

sẽ tập trung đi sâu trình bày giải pháp liên kết trường sư phạm với trường phổ thông. Bởi nó góp
phần phát triển đội ngũ nhà giáo, giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi
mới giáo dục.

2.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách và tạo lập mối liên kết giữa các trường ĐHSP với các
trường phổ thông trong việc hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp đối với giáo viên trẻ
Nhiệm vụ hỗ trợ GV trẻ trong xu thế ngày nay đỏi hỏi sự vào cuộc theo tinh thần hợp tác,
chủ động và sáng tạo của bộ ba cơ quan quản lí, Bộ Giáo dục & Đào tạo - trường ĐHSP - nhà
trường phổ thông. Nhưng hiện nay Giáo dục của chúng ta vẫn thiếu sự gắn kết bên trong giữa
trường phổ thông với trường ĐHSP, vẫn đang là rào cản cho sự nhất quán trong hỗ trợ GV trẻ. Do

vậy, việc cần có cơ chế, chính sách và tạo lập mối liên kết hoạt động hỗ trợ GV trẻ của trường
ĐHSP sau đào tạo là việc làm cấp bách trước mắt của toàn ngành giáo dục.
* Bộ Giáo dục & Đào tạo
Để tạo cơ chế thuận lợi cho việc hỗ trợ GV trẻ nâng cao năng lực nghề nghiệp và sớm thích
ứng với môi trường làm việc ở trường phổ thông. Cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục & Đào tạo cần:
- Phân cấp quản lí và trao quyền tự chủ: Bộ giao nhiệm vụ cho các trường ĐHSP hỗ trợ GV
trẻ sau khi ra trường và xem đây là một quá trình “phát triển nghề liên tục” trong đào tạo GV của
các trường ĐHSP.
- Ban hành các văn bản pháp lí quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trường ĐHSP
trong việc hỗ trợ GV trẻ.
- Cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả cho các hoạt động hỗ trợ cho
GV trẻ ở trường phổ thông.
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách
hỗ trợ GV trẻ ở trường phổ thông cho các trường ĐHSP.
- Tạo cơ chế chính sách, chế tài tạo sự liên kết trong hỗ trợ GV trẻ về chuyên môn, nghiệp
vụ và nghiên cứu khoa học giữa các trường ĐHSP với các trường THPT.
Theo đó: Cần có cơ chế phối kết hợp giữa giảng viên ĐHSP với GV trẻ trong việc hỗ trợ
họ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học của bản thân khi mới vào
nghề. Hay, cần có cơ chế phối kết hợp giữa giảng viên đại học với giáo viên có kinh nghiệm (người
tư vấn) ở trường phổ thông làm nhiệm vụ hỗ trợ GV trẻ trong việc hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp cho
GV trẻ. Trong cơ chế phối kết hợp giữa trường ĐHSP với trường phổ thông cũng cần quy định rõ
trường ĐHSP làm gì và trường phổ thơng làm gì giúp cho các cơ quan này hoạt động một cách
hiệu quả.
* Trường đại học sư phạm
Trường ĐHSP là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho trường phổ thông,
là nơi “tạo ra sản phẩm” - là những giáo viên có năng lực chun mơn vững vàng, có phẩm chất
nghề nghiệp và những kĩ năng sư phạm cần thiết [3]. Vì thế, để đáp ứng đổi mới giáo dục cũng
như làm tăng vai trò, vị thế của trường ĐHSP trong công cuộc đổi mới giáo dục. Các trường sư
phạm cần khắc phục ngay các bất cập, đặc biệt là gắn mục tiêu, yêu cầu giáo dục phổ thơng mới
vào việc đào tạo. Đồng thời, cần tính toán điều chỉnh cơ chế phối hợp với trường phổ thông nhằm

hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ mới vào nghề. Đây vừa là trọng trách và cũng là một cơ hội để các
trường ĐHSP khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong đào tạo, bồi dưỡng theo tính chất
chuỗi liên thơng, khép kín.
192


Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm...

Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm và trường cán bộ quản lí giáo dục trong cả
nước (ngày 27/12/2017) vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị: “Trước yêu cầu đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng, các trường sư phạm nhanh chóng xây dựng danh mục giảng viên
sư phạm chủ chốt ở tất cả các môn học, đội ngũ này cần tham gia tích cực để góp ý cho các mơn
học theo hướng kiến thức phải sát với thực tiễn và kế thừa hiện hành. Đồng thời, tham gia vào xây
dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi
mới” [5].
Từ những điều vừa nêu, chúng tôi đề xuất trường ĐHSP cần phải tiến hành một số công
việc sau:
- Xây dựng quy chế và các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên trong việc hỗ trợ
GV phổ thông. Cụ thể là, quy định nhiệm vụ của giảng viên phải có thêm chức năng hỗ trợ SV sau
tốt nghiệp (GV trẻ), khi thực hiện nhiệm vụ này có kiểm tra đánh giá chất lượng của hoạt động.
- Có hợp đồng trách nhiệm giữa trường ĐHSP với cơ quan quản lí (Sở GD&ĐT), với cơ sở
giáo dục phổ thông (trường phổ thông) trong hoạt động hỗ trợ GV trẻ.
- Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ 2 chiều giữa giảng viên các trường
ĐHSP với GV trẻ ở các trường phổ thơng.
- Có chương trình, tài liệu hỗ trợ GV trẻ.
- Có đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, giàu kinh nghiệm và rất
am hiểu thực tiễn phổ thông.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ bằng công nghệ thông tin: trang Web, trang bị thiết bị công
nghệ. . . để kết nối với GV trẻ các trường phổ thông.
- Liên kết với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ GV trẻ.

Khảo sát đề tài còn cho thấy: “Một số GV trẻ giữ được quan hệ tốt với giảng viên ở trường
phạm, với bạn bè cùng học thời SV thì vượt qua những khó khăn dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của
mạng lưới này khi cần thiết”. Vì thế, thiết lập mối quan hệ và tận dụng được mạng lưới này rất cần
thiết cho GV trẻ mới vào nghề và cần chuẩn bị từ lúc họ còn là SV sư phạm. Bên cạnh đó, những
kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp, tra cứu tài liệu. . . cũng cần chú ý bồi dưỡng và
tích luỹ ngay từ khi còn học trong các trường sư phạm.
Khuyến nghị: Các trường ĐHSP, cần “xây dựng mỗi nhà trường thành một cộng đồng phát
triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục trong đó cần thiết phải có giải pháp xây dựng giáo vên
chủ chốt” [2].
*Trường phổ thông
Trường phổ thông là cơ sở sử dụng “sản phẩm” của trường ĐHSP, đồng thời là nơi GV trẻ
làm việc và cống hiến. Vì thế, ngay từ khi tiếp nhận GV trẻ, các nhà trường phổ thơng cần:
- Có cơ chế, quy định phù hợp cho GV trẻ được tham gia các chương trình hỗ trợ từ trường
ĐHSP.
- Tạo ra môi trường học tập, môi trường phát triển nghề để giảng viên và GV trẻ hợp tác,
chia sẻ một cách hiệu quả.
- Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên có kinh nghiệm (bồi dưỡng GV trẻ) ở trường phổ
thông với trường ĐHSP giúp hai bên trao đổi, học hỏi lẫn nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ
GV trẻ.
- Trường phổ thông và giáo viên có kinh nghiệm các mơn học cần nhận thức rõ trách nhiệm
193


Trần Thị Yến

phối hợp với trường ĐHSP trong hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp đối với GV trẻ, điều chỉnh hoàn
thiện hoạt động và đánh giá năng lực GV trẻ theo chuẩn.
Khuyến nghị: Các trường phổ thông, cần xem GV trẻ như là người học việc và cần có
những chính sách cũng như hành động thiết thực để giúp đỡ các GV này. Trong những năm đầu,
nhà trường cần tạo cơ hội cho GV trẻ thể hiện bản thân, tự rút kinh nghiệm, đồng thời phân công

người hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp và nhiệt tình. Sự giám sát đối với GV trẻ cần tập trung vào mục
tiêu hỗ trợ, cung cấp lời khuyên hơn là nhằm phán xét.
* Giáo viên trẻ
Trước hết, GV trẻ xác định phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để đủ năng lực giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra cũng như đáp ứng kịp thời những yêu cầu ngày càng đa dạng của
HS. Những hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp đối với GV trẻ của các nhà trường (ĐHSP và phổ thông)
được thiết lập cần giúp cho GV trẻ có thái độ sẵn sàng tiếp tục tìm kiếm những giải pháp cho các
vấn đề khó khăn đang gặp phải trong q trình dạy học - giáo dục HS ở nhà trường phổ thông, GV
trẻ phải phát triển những kĩ năng tự học, tự bồi dưỡng từ thực tiễn công tác để thực hiện cơng việc
của mình.
Bản thân GV trẻ muốn nhanh chóng hịa nhập mơi trường làm việc cũng như vượt qua được
rào cản tâm lí khi mới bước vào nghề thì cần phải có:
Thứ nhất: GV trẻ phải có nhu cầu, ý thức, động cơ thực sự trong phát triển nghề nghiệp của
cá nhân.
Thứ hai: Có kiến thức nền tảng ban đầu về chun mơn, có phẩm chất nghề nghiệp và những
kĩ năng SP cần thiết khi giảng dạy ở nhà trường phổ thơng.
Thứ ba: Có khả năng tiếp thu sự hỗ trợ của giảng viên trường SP và giáo viên có kinh nghiệm
ở trường phổ thơng qua nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, gián tiếp qua mạng Iternet. . . ).
Khuyến nghị: Đối với bản thân GV trẻ, sự chuẩn bị tốt về kiến thức chuyên ngành, phương
pháp giảng dạy và tâm lí tự tin là hành trang tối thiểu để bước vào nghề. Bên cạnh đó, những hiểu
biết về tâm lí và giáo dục học cũng cần trang bị ở mức độ lí luận và thực hành giải quyết một số
tình huống sư phạm phổ biến. Ngồi ra, GV trẻ cũng cần xác định vai trò học việc của mình trong
những năm đầu mới vào nghề, từ đó, tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, tích cực tự học, tự nghiên
cứu và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, xác định vai trò học việc để giảm bớt những
căng thẳng và áp lực không cần thiết trong những năm đầu mới vào nghề.

2.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng, hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của
trường ĐHSP đối với giáo viên trẻ
Việc xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng nhằm hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của
trường ĐHSP đối với GV trẻ được dựa trên cơ sở đề xuất theo hướng:

- Kết nối với chuẩn nghề nghiệp GV trung học và chuẩn đầu ra của trường ĐHSP.
- Kết hợp chặt chẽ việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp với việc bồi
dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kết hợp bồi dưỡng tri thức lí luận với việc bồi dưỡng kĩ năng thực hành dạy học, giáo dục.
- Kết nối với thực tiễn (yêu cầu của xã hội, chương trình GD phổ thông...).
- Kết nối và phù hợp với đối tượng giáo viên trẻ ở trường phổ thông.
- Bảo đảm có các tính chất: khoa học, hiện đại, thiết thực và phù hợp với mục tiêu, chương
trình giáo dục trung học phổ thông, với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
194


Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm...

Nội dung hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ được quyết định bởi những khó khăn và nhu cầu
thực tế của GV trẻ ở trường phổ thông. Tuy nhiên, cần tập trung vào 3 nội dung cơ bản sau:
- Hỗ trợ GV trẻ nâng cao năng lực chuyên môn (năng lực chuyên ngành/môn học), bao gồm
cả năng lực nghiên cứu khoa học.
- Hỗ trợ GV trẻ nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm (nghiệp vụ nghề).
- Hỗ trợ GV trẻ phát triển các giá trị, đạo đức nghề nghiệp (phẩm chất đạo đức), bao gồm
cả những kĩ năng mềm (kĩ năng sống, giá trị sống).
Trong các nội dung trên, hỗ trợ GV trẻ cần chú trọng bồi dưỡng để họ có được: phương
pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, phương pháp áp dụng kiến thức đã học
vào công việc cụ thể; rèn luyện các kĩ năng nghề, kĩ năng sống, đạo đức nghề nghiệp cho họ, từng
bước góp phần phát triển năng lực tư duy của GV trẻ. Những điều này phải được cụ thể hóa ở trong
kế hoạch bồi dưỡng hỗ trợ với những thời gian và phương thức cụ thể. Trong kế hoạch hỗ trợ, các
trường SP và các cơ quan chức năng liên quan

2.2.3. Tổ chức thực hiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường ĐHSP
đối với giáo viên trẻ
* Tổ chức thực hiện hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường ĐHSP đối với GV trẻ

Tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp GV trẻ là sự chú ý đến thời
gian đầu mới “nhập nghề” của GV. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năng lực nghề nghiệp của GV
trẻ khơng chỉ được cung cấp gói gọn trong 4 năm đào tạo ở trường đại học mà còn phải được bồi
dưỡng thường xuyên, lâu dài. Những năm đầu dạy học, các GV trẻ cần nhận được sự kèm cặp,
giúp đỡ từ các giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông. Từ các giảng
viên trường đại học có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, về đổi mới phươngpháp giảng dạy
và am hiểu về trường phổ thơng thơng qua các đợt/khóa/chu kì bồi dưỡng/ tập huấn giáo viên hoặc
qua mạng Internet. Trong tổ chức hỗ trợ không phải là ở chỗ cho GV trẻ học thêm kiến thức và
rèn luyện nhiều kĩ năng cụ thể, mà là ở chỗ tổ chức cho họ được tiếp cận nhiều mảng kiến thức và
cách xử lí tình huống khác nhau, biết giải quyết được các tình huống khác nhau theo một cách tối
ưu, trên cơ sở hiểu biết về tình huống và huy động kiến thức, kĩ năng giải quyết tình huống.
Để việc tổ chức thực hiện hỗ trợ GV trẻ của trường ĐHSP dần trở thành chuyên nghiệp,
ngay từ bây giờ trường đại học tiến hành:
Thứ nhất: Khảo sát nhu cầu GV trẻ về hỗ trợ nghề nghiệp.
Thứ hai: Xây dựng nội dung chương trình hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ dựa trên nhu cầu
và khó khăn của họ.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phương pháp, qui trình thực hiện.
Chúng tơi giới thiệu một hoạt động mang tính chất cơng việc thực hiện trong hỗ trợ GV trẻ
như sau:
* Trường đại học sư phạm
- Tổ chức giảng viên theo nhóm chuyên gia (về chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng mềm. . . )
thực hiện hỗ trợ GV trẻ các nội dung gắn với nhu cầu thực tiễn của giáo dục phổ thông theo định
hướng đổi mới GD phổ thông.
- Thiết lập mối quan hệ với các Sở GD&ĐT để giảng viên tiến hành khảo sát về năng lực
của GV trẻ, xác định nhu cầu bồi dưỡng của họ, thu thập thông tin đánh giá của trường phổ thông
về GV trẻ do nhà trường ĐHSP đào tạo để lập kế hoạch hỗ trợ GV trẻ. Đồng thời, bổ sung, rút kinh
195


Trần Thị Yến


nghiệm theo những yêu cầu đặt ra của phổ thông đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường
ĐHSP.
* Trường Phổ thông
- Lập kế hoạch hỗ trợ GV trẻ, giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp trước người
học. Giúp GV trẻ cập nhật kiến thức, thông tin mới về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về thực
tiễn GD phổ thơng để họ tự hồn thiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân.
- Tổ chức hội thảo hoặc mời giảng viên ĐHSP tham gia tư vấn, hướng dẫn cho GV trẻ vượt
qua khó khăn, đồng thời hướng dẫn tổ chức hoạt động NCKH cho học sinh PT. . .
* Điều kiện hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của Trường ĐHSP đối với giáo viên trẻ
Các điều kiện giúp tăng cường hỗ trợ GV trẻ một cách bền vững về năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, năng lực phát triển các giá trị, đạo
đức nghề nghiệp trong điều kiện mới được xác định như sau:
Một là: Có cơ chế, chính sách và tạo lập mối liên kết giữa các trường ĐHSP với các trường
phổ thông trong việc hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường ĐHSP đối với GV trẻ.
Hai là: Xây dựng nguồn lực giảng viên (chuyên gia) thực hiện hỗ trợ GV trẻ ở trường phổ
thông (đáp ứng số lượng, chất lượng. . . ).
Ba là: Chuẩn bị các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công
tác hỗ trợ.

3.

Kết luận

Nâng cao năng lực nghề nghiệp, giúp GV trẻ hịa nhập, thích ứng với mơi trường làm việc
ngay từ những năm đầu vào nghề luôn là mối quan tâm của các trường SP và trường phổ thơng vì
các trường ĐHSP cung cấp lực lượng lao động đủ năng lực và phẩm chất để hành nghề. Khi GV
trẻ bước vào thực tế trường phổ thông là sự phản ánh một phần chất lượng của trường ĐHSP đào
tạo ra “sản phẩm” đó.
Bằng tóm lược một vài vấn đề nghiên cứu của đề tài liên quan đến hỗ trợ GV trẻ và giải

pháp hỗ trợ họ của trường ĐHSP, bài viết này chỉ đóng góp một số giải pháp có tính vĩ mơ và vi
mơ nhằm chuẩn bị cho sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống các trường ĐHSP Việt Nam trong việc
hỗ trợ nghề nghiệp đối với GV trẻ giúp họ có những trải nghiệm hữu ích và tích cực ở giai đoạn
mới vào nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
196

Phạm Thị Kim Anh, 2017. Vai trò của trường đại học sư phạm trong việc hỗ trợ hoạt động
nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường phổ thơng. Tạp chí Giáo dục & Xã hội, số 78 (139)
tháng 9-2017.
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo bồi dưỡng giáo viên phổ thơng, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên
sư phạm. Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 12 năm 2017.
Trương Thị Bích, 2016. Mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm với trường phổ thông
trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Phát triển đội ngũ
giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Hà Nội ngày 9 tháng 12 năm 2016
Nguyễn thị Kim Dung, 2011. Thực trạng đào tạo giáo viên - nhìn từ khả năng đáp ứng yêu
cầu thực tiễn giáo dục phổ thông của sinh viên năm cuối và giáo viên trẻ. Tạp chí Giáo dục


Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm...

[5]
[6]
[7]

và Xã hội, số 10 (68) tháng 10 năm 2011- tr13-15

Trung tâm Truyền thông giáo dục - Bộ GD&ĐT ( />/tin-tong-hop.aspx?ItemID=5258)
Jeffrey Barrett, Graham Jones, Edward Mooney, Carol Thornton, JoAnn Cady, Patricia
Guinee and Jo Olson, 2002. Working with Novice Teachers: Challenges for Professional
Development. Mathematics Teacher Education and Development Journal, Vol. 4, pp.15-27.
Thomas M. Smith, Richard M.Ingersoll, 2004. What are the effects of Induction and
Mentoring on beginning teacher turnover. American Educational Research Journal, Vol.41,
No. 3, pp. 681-714.
ABSTRACT

Solutions to support the professional activities of the universities of education
for beginning teaches in secondary schools
Tran Thi Yen
Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education
Improving the professional capacity, helping beginning teachers to adapt and integrate
into the working environment right from the early years of their careers is always a concern of
educational institutes. Supporting for professional activities of beginning teachers - the core force
for educational reform has practical meaning. Within the framework of the article, the author will
clearly work on this issue and highlight the advantages and challenges of beginning teachers at the
start of the profession. On this basis, solutions will be provided to support professional activities
for beginning teachers of the educational universities, and thereby increase the role and position
of educational institutes in educational reform.
Keywords: Beginning teachers, career support, solutions, linkages, policy mechanisms.

197



×