Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

(Luận án tiến sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phòng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

LÊ THỊ THẢO

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

LÊ THỊ THẢO

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHĨNG DÂN TỘC

Chun ngành:
Mã số:

Hồ Chí Minh học
62 31 27 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS Lê Mậu Hãn
PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. Lê Mậu Hãn và
PGS.TS. Nguyễn Quốc Bảo. Các tài liệu khoa học được sử dụng trong luận án là
chính xác, trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Lê Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các
Phịng và Khoa Khoa học Chính trị học, nay tơi đã hồn thành chương trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng
quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Chính trị học - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa
học: PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. TS Nguyễn Quốc Bảo, GS. TS Phùng Hữu Phú, GS.

TS Vũ Dương Ninh, GS. TS Mạch Quang Thắng, PGS. TS Lại Quốc Khánh, PGS.
TS Phạm Ngọc Anh, PGS. TS Vũ Quang Hiển, PGS. TS Đinh Xuân Lý, PGS. TS
Bùi Đình Phong, PGS. TS Trần Minh Trưởng, PGS.TS Trịnh Đình Tùng và một số
nhà khoa học khác đã trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến chun mơn để tơi tiếp
thu, chỉnh sửa và hồn thiện luận án.
Tơi cũng vơ cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình,
bạn bè và các đồng nghiệp trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện bản
luận án tiến sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 7
1.2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 19
Chƣơng 2. KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC .......... 22
2.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 22
2.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc ........................................................................................................ 29
2.3. Đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ...................... 54
Chƣơng 3. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI
PHĨNG DÂN TỘC ............................................................................................. 69
3.1. Đối tượng, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ................................. 69
3.2. Con đường của cách mạng giải phóng dân tộc - độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội ........................................................................................................... 78
3.3. Tính chủ động, độc lập và khả năng giành thắng lợi trước của cách mạng

giải phóng dân tộc ở thuộc địa ............................................................................. 84
3.4. Phương thức tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ..................................... 88
3.5. Những nhân tố, điều kiện đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc .. 94
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC ........................................................................................................... 115
4.1. Giá trị đối với thời đại .................................................................................. 115
4.2. Giá trị đối với dân tộc ................................................................................... 129
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 154
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BCH

: Ban Chấp hành

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

BVTQ

: Bảo vệ Tổ quốc

CMVS

: Cách mạng vô sản


CMDTDC

: Cách mạng dân tộc dân chủ

CMGPDT

: Cách mạng giải phóng dân tộc

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTD

: Chủ nghĩa thực dân

GPDT

: Giải phóng dân tộc

ĐLDT

: Độc lập dân tộc

MTDTTN

: Mặt trận Dân tộc thống nhất

MTDTGPMNVN


: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

TW

: Trung ương


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong dịng chảy lịch sử các vĩ nhân của dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh1,
lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, được vinh danh với hai danh hiệu cao
quý: anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố kiệt xuất của Việt Nam. Nghị
quyết của UNESCO tôn vinh Người “là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của
cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiêp giải phóng dân tộc
(GPDT)của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc, vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [169,tr.5].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (CMGPDT) là một
nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống quan điểm của Người, có giá trị trong “Học
thuyết giải phóng” [76, tr.12] của Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điển về con
đường GPDT, giải phóng xã hội, giải phóng con người;về lực lượng GPDT; về
phương pháp cách mạng, khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh cách mạng…
Tư tưởng đó được hình thành từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước, bắt gặp ánh
sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với quá trình hoạt động thực tiễn sơi nổi,
phong phú. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT mang bản chất cách mạng và khoa
học, đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên giành được thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử, hồn thành sự nghiệp GPDT, đưa dân tộc ta từ đêm dài nô
lệ bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã khẳng định: “Thắng lợi to lớn của sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước, cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng

Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh…, người anh hùng dân tộc vĩ đại…, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự
nghiệp giải phóng nhân dân, thống nhất Tổ quốc, cho sự nghiệp của Đảng và của dân
tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước ta, để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau những
di sản bất diệt!” [40, tr.10].
Đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
kết quả đó trước hết được mở ra từ con đường cứu nước và GPDT của Hồ Chí
Minh từ những năm 20 của thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
1

Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau, tuy nhiên, luận án thống nhất tên gọi của Người
qua các thời kỳ là Hồ Chí Minh.

1


GPDTđã dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp GPDT, đưa dân tộc
ta từ đêm dài nô lệ bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.
Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của
Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới,
quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII nêu lên bài học: “Trong quá trình đổi mới phải
chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh” [47, tr.69]. Đây được xem là giá trị trường tồn của tư tưởng
Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT.
Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới

và trong nước hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề mới, “các mâu thuẫn cơ bản trên thế
giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển.
Hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu
tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh
chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp
tục diễn ra phức tạp” [43, tr.67]. Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động gây ra
những bất ổn đối với an ninh của các dân tộc và hịa bình trên thế giới. Chủ
nghĩa khủng bố và chính sách lợi dụng chống khủng bố để bành trướng, can
thiệp thay đổi thế giới theo chiều hướng phức tạp hơn, kém an ninh hơn. Điều đó
đặt tất cả các quốc gia trên thế giới đứng trước những bất ổn, khó lường trong
thực hiện mục tiêu hịa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm
mưu “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ bằng các thủ đoạn chiến tranh ngầm, kích
động các lực lượng chống đối, xun tạc các chính sách dân tộc, tơn giáo, đòi “tự do,
dân chủ, nhân quyền” để nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội, phủ nhận giá trị của độc
lập dân tộc. Họ đem “dân chủ”, “nhân quyền” đối lập với “chủ quyền dân tộc”, cho

2


rằng, quá nhấn mạnh độc lập, chủ quyền dân tộc sẽ làm phương hại đến “dân chủ”,
“nhân quyền”, đặt “nhân quyền” cao hơn “chủ quyền”. Ở Biển Đông, cuộc đấu tranh
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
vẫn là cuộc đấu tranh khó khăn và kiên trì lâu dài. Chính thực tiễn đó địi hỏi phải
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT một cách thấu đáo, tổng kết thành
triết lý phát triển xã hội Việt Nam theo những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh trong thời đại
mới, khi cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác
nhau, nhằm giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đến nay đã có nhiều cơng

trình nghiên cứu dưới các cấp độ và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các cơng
trình đó hoặc là nghiên cứu dưới dạng đại cương, hoặc là nghiên cứu trong mối quan
hệ với hệ thống tư tưởng, quan điểm khác của Người, hoặc chỉ nghiên cứu giới hạn
trong một giai đoạn nhất định của sự nghiệp GPDT,v.v... Vì vậy, từ góc độ tiếp cận
của khoa học chính trị, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn
đang đặt ra trên đây.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận án nghiên cứuquá trình phát triển, đặc điểm vànội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng GPDT, qua đó đánh giá giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT đối với dân tộc và thời đại cũng như giá trị định hướng con đường phát
triển của dân tộc Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện nhiệm vụ cơ bản:
+ Phân tích, làm rõ khái niệm, q trình phát triển và đặc điểm tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT.
+ Phân tích, luận giải hệ thống lý luận CMGPDT của Hồ Chí Minh, từ nhu
cầu khách quan của sự nghiệp GPDT đến con đường, phương thức và những nhân
tố, điều kiện bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp GPDT ở Việt Nam.
+ Phân tích, đánh giá giá trị thời đại và dân tộccủa tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT. Tư tưởng đó góp phần soi đường cho sự nghiệp GPDT Việt Nam đi đến
thắng lợi cuối cùng, tiếp tục định hướng con đường đổi mới đất hiện nay. Hơn thế

3


nữa, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT cịn bổ sung, làm phong phú thêm lý luận
Mác – Lênin, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh GPDT trên thế giới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, giá
trị của tư tưởng đó đối với dân tộc và thời đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng GPDTở Việt Nam.
- Luận án nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
trên phương diện đối với thời đại và đối với dân tộc Việt Nam trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
- Luận án nghiên cứu hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng GPDT thông qua những tác phẩm, văn kiện và quá trình Người chỉ đạo cách
mạng Việt Nam. Tuy nhiên, tiếp cận với tư cách hệ thống lý luận, tư tưởng nền tảng,
do đó, luận án khơng đi sâu phân tích sự kiện lịch sử để chứng minh cho lý luận của
Người mà coi đó là chân lý hiện thực đã được lịch sử kiểm nghiệm và minh chứng.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận:
Luận án sử dụng phương luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí
Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng cách mạng GPDT và quan điểm
về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học chính trị
và khoa học liên ngành nhưphương pháp lịch sử - lôgic; phương pháp phân tíchtổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp phân tích tài liệu…Các
phương pháp có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ
của luận án.

4


4.3. Nguồn tài liệu:

Để hoàn thành được những nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã tham khảo các
nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nguồn tài liệu chủ yếu, được sử dụng trong luận án là bộ Hồ Chí
Minh tồn tập, 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011;
bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản trong các năm 2016 và một số văn kiện của Đảng được in
trong bộ Văn kiện Đảng tồn tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản
bắt đầu từ năm 1998.
Thứ hai, các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơng
trình nghiên cứu cấp Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là về tư tưởng cách mạng
GPDT, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, các cơng trình của các nhà nghiên cứu trong nước liên quan đến đề
tài luận án về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh được cơng bố dưới dạng
sách, các bài nghiên cứu trên các Tạp chí khoa học, Hội thảo khoa học quốc gia và
quốc tế.
Thứ tư, các bài viết, bài phát biểu của một số nguyên thủ quốc gia, một số
chính trị gia trên thế giới về Hồ Chí Minh cũng như các cơng trình nghiên cứu của
các học giả nước ngoài về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm, q trình phát triển và đặc điểm tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT. Q trình đó gắn với cuộc đời hoạt
động cách mạng khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy bản lĩnh của Hồ Chí Minh.
- Phân tích, luận giải hệ thống lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng GPDT, đặc biệt là sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiến hành chiến
tranh GPDT, “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Luận giải hệ thống quan điểm
của Hồ Chí Minh từ con đường cứu nước, GPDT đến lực lượng và những điều
kiện để đảm bảo sự nghiệp GPDT thành công.
- Trên cơ sở những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT, luận án
đánh giá giá trị dân tộc và thời đại. Đồng thời, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn
của đất nước 30 năm đổi mới, luận án đề xuất những định hướng cần tiếp tục vận


5


dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT nhằm soi rọi sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền, quốc gia, dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận và phương
pháp luận đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Góp phần cũng cố niềm tin, sự kiên định với mục tiêu, con đường cách mạng Việt
Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và
đại học ở Việt Nam cũng như cơng tác tun truyền tư tưởng Hồ Chí Minh trong
toàn xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
gồm 4 chương, 12 tiết.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu q trình phát triển, đặc điểm và nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT là một phương thức quan trọng để nhận thức sâu sắc hệ thống tư tưởng
đó của Người. Đó là sự phản ánh yêu cầu của thực tiễn, đồng thời cũng là phương

hướng để giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam đặt ra. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT có q trình vận động phù hợp với quá trình vận động của
thực tiễn chiến tranh GPDT.
1.1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngồi
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như sự nghiệp
GPDT của Người nói riêng đã được khơng ít các nhà khoa học, các học giả, các chính
khách quốc tế quan tâm, nghiên cứu, trong đó phải kể đến:
Tác giả Philíp Đờvile (1993), Paris - Sài Gịn - Hà Nội,Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh; L.A. Pátti (1995), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng; G. Xanhtơny (1970), Đối
diện với Hồ Chí minh, Nxb Sơi, Paris, bản dịch tiếng Việt lưu Bảo tàng Hồ Chí
Minh; Furata Motoo (1997), Hồ Chí Minh GPDT và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội; William Duiker (2000): Ho Chi Minh A life Hyperion, New York, America
(Bản dịch tiếng Việt); Jonh Lê Văn Hóa (2003), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc
trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb HN; Daniel Hémery (1980), Tuổi trẻ
của một người dân thuộc địa lưu vong, Tạp chí Approchs. Bản dịch tiếng Việt,
tr.39; Pitơ Pinlơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Nícxơn, Nxb
Thơng tin lý luận, HN; Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập
1, 2, Nxb Qn đội nhân dân, HN; Cácphơn Claudơvít (1981), Bàn về chiến tranh,
Nxb Quân đội nhân dân, HN; Philip B. Đavixơn (1995), Những bí mật của cuộc
chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN; Daniel Ellsberg (2006), Những
bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ lầu Năm Góc), Nxb
Cơng an nhân dân, HN; Henry Kitsinggiơ (1998), Những năm tháng ở Nhà Trắng
(1968–1973), Thư viện quân đội, Hà Nội; Sophie Quynn (2002): Ho Chi Minh The

7


missing years (Hồ Chí Minh những năm lưu lạc), The University of Caliphornia,
Press; Daniel Hémery (1990), Từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ... Từ
việc nghiên cứu các công trình nêu trên, có thể rút ra mấy nhận xét sau:

Một là, rất nhiều trong các tác giả của các cơng trình trên là nhân chứng,
sống cùng thời, hiểu về Hồ Chí Minh và Việt Nam nên tư liệu phong phú. Họ có cái
nhìn thiện cảm, kính trọng và khâm phục Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu đều cho
thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT trong đó “Tư tưởng về sự tự chủ của cách
mạng thuộc địa trong tương lai đã được khẳng định một cách cơ bản” [67, tr.103]
của Hồ Chí Minh là một minh chứng cho bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh, trở thành
chân lý cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở, là tiền
đề, hướng đi quyết định sự thành cơng trên con đường GPDT của Hồ Chí Minh.
Hai là, các cơng trình nêu trên đã ít nhiều chỉ ra cơ sở hình thành, những
quan điểm Hồ Chí Minh về CMGPDT. Các tác giả đều thừa nhận, Hồ Chí Minh là
một nhà chính trị, nhà ngoại giao xuất sắc, ln “nắm vững diễn biến phức tạp của
tình hình chính trị thế giới và biết hành động theo thời thế”. Kể cả những người ở
bên kia chiến tuyến cũng coi Hồ Chí Minh như “một đối thủ đáng được kính trọng
và người bênh vực cho các dân tộc yếu hèn bị áp bức” [27, tr.614], thành công của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là đã nắm chắc được đối phương, đồn kết được
tồn dân, khơng chỉ nhân dân Việt Nam mà còn là nhân dân thế giới trong sự nghiệp
GPDT, điều đó góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. “Chìa khóa để
mở ra khả năng kháng chiến là sự động viên thường xuyên nông dân và nhân
dân”[67, tr.77–78].
Ba là, các cơng trình nêu trên chủ yếu tiếp cận và nghiên cứu về Hồ Chí
Minh dưới góc độ lịch sử tư tưởng, tiếp cận theo tiến trình lịch sử, theo các sự kiện
lịch sử từ khi người tham gia hoạt động cách mạng cho đến khi Người qua đời,
không rút ra hệ thống, quan điểm lý luận. Dù vậy, chúng tôi vẫn coi đây là những tư
liệu quý để tham khảo trong nghiên cứu đề tài của mình.
1.1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu của học giả trong nước
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu q trình hình thành và phát triển, đặc
điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT
Song song với nghiên cứu về nguồn gốc, việc nghiên cứu quá trình hình thành
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được đặt ra, tiêu biểu là các cơng trình: Lê


8


Duẩn (1981), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội,
tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, HN; Hoàng Tùng (1992), Góp
phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, HN; Song Thành (1993), “Vấn đề
dân tộc và giải phóng dân tộc từ Các Mác đến Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số
6; Nguyễn Bá Linh (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh – một số nội dung cơ bản, Nxb
CTQG, HN; Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, HN; Mạch Quang Thắng (Chủ biên) (2009), Hồ Chí
Minh – Nhà cách mạng sáng tạo do, Nxb CTQG, HN; Phạm Hồng Chương và Dỗn
Thị Chín (Đồng chủ biên) (2016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN;
Bộ giáo dục và Đạo tạo (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN;
Trần Thị Minh Tuyết (2015), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb LLCT, HN… Qua
khảo cứu các cơng trình trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, những cơng trình nêu trên đã cho chúng ta cái nhìn khá sâu sắc và
tồn diện về bước đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và q trình
hình thành hệ thống các tư tưởng cụ thể của Người trên từng lĩnh vực nói riêng (như
q trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, q trình hình
thành tư tưởng qn sự Hồ Chí Minh, q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng Cộng sản Việt Nam…) thông qua các mốc thời gian và sự kiện tiêu biểu
trong hoạt động thực tiễn của Người.
Hai là, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đều phân kỳ dựa vào những
mốc lớn trong quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Nếu xét về q trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, phần lớn các tác giả đều thống nhất
phân chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành tư tương yêu nước và chí hướng
cách mạng (Trước năm 1911); Giai đoạn tìm tịi con đường cứu nước, khảo nghiệm
(1911–1920); Giai đoạn hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam (1921–1930); Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì, kiểm
nghiệm và khẳng định trong thực tiễn con đường đã xác định cho cách mạng Việt

Nam (1930–1941) (ở giai đoạn này một số nhà nghiên cứu lấy dấu mốc từ 1930 –
1945. Các tác giả cho rằng, chọn đến năm 1945 vì nó đánh dấu sự kết thúc giai đoạn
tư tưởng Hồ Chí Minh bị thử thách, kiệm nghiệm và được khẳng đinh trong thực tế,
bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đồng thời, đây cũng là dấu
mốc (1945) mở đầu cho giai đoạn tư tưởng của Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển);
Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển

9


và hiện thực hóa trong thực tiễn (1941–1969). Việc phân kỳ như vậy đòi hỏi các
nhà nghiên cứu, sau khi phân tích sự kiện thơng qua các giai đoạn của tiến trình lịch
sử, cần rút ra hệ thống quan điểm, lý luận để đánh giá giai đoạn sau phải có những
bước phát triển hơn so với giai đoạn trước.
Ba là, xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu khác nhau mà các cơng
trình có sự phân kỳ khác nhau. Có tác giả gộp 2 giai đoạn (1890-1911 và 1911–
1920) thành một giai đoạn và đây được xem là giai đoạn, thời kỳ trước năm 1920.
Có tác giả lại lấy dấu mốc năm Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (1911) để
phân chia, đánh dấu giai đoạn bắt đầu cho việc hình thành tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh (1911–1930) [166, tr.58]. Nhìn chung, sự phân kỳ này cịn phụ thuộc việc
hình thành từng tư tưởng cụ thể.
Nhìn chung, qua khảo sát các cơng trình nêu trên cho thấy, các nghiên cứu chủ
yếu đi vào nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tương Hồ Chí Minh nói
chung. Đã có cơng trình nghiên cứu q trình hình thành và phát triển trên những nội
dung tư tưởng cụ thể nhưng chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT theo phân kỳ lịch sử và khái quát hóa tư
tưởng hoặc nghiên cứu đến nay chưa được các tác giả quan tâm, chưa được nghiên cứu
thành hệ thống. Tất nhiên, khi nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT, tác giả xem những nghiên cứu của những người đi trước là những chỉ dẫn,
cách tiếp cận, là định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên cứu quá trình hình

thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT khơng nằm ngoài những dấu
mốc quan trọng và sự phân kỳ của các giai đoạn này.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT
Đây là mảng nghiên cứu còn chưa nhiều, những năm gần đây các nghiên cứu
mới bắt đầu đi vào chiều sâu trong hệ thống quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Trước hết, phải kể đến cơng trình của tác giả Mạch Quang Thắng với Hồ Chí Minh
nhà cách mạng sáng tạo, đã dành một phần trong chương IV để đi vào “Khái luận
về đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh”. Từ trang 125 đến trang 132, tác giả đã nêu lên
ba đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc điểm thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí
Minh có sự kế thừa và phát triển truyền thống Việt Nam, tinh hoa trí thức văn hóa
của nhân loại; Đặc điểm thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ

10


tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo của Hồ Chí Minh; Đặc điểm thứ ba, tư tưởng Hồ
Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận lịch sử có giá trị và ý nghĩa thời đại. Đây
mới chỉ là những khái quát về đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, cơng
trình khơng đi nghiên cứu đặc điểm của từng tư tưởng cụ thể. Tuy vậy, tác giả luận
án xem đây là những định hướng, gợi mở để luận án đi vào nghiên cứu đặc điểm tư
tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT.
Tác giả Hồng Trang và Phạm Ngọc Anh trong cuốn Tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay đã khái quát những
nét chính về đặc điểm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh (từ trang 44 đến trang 46).
Đặc điểm đó được thể hiện trên những nội dung cơ bản. Trước hết, tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh lấy triết học Mác – Lênin và chủ nghĩa cộng sản khoa học làm cơ
sở lý luận với bản chất giải phóng hồn tồn con người thốt khỏi mọi áp bức, bất
cơng, bóc lột; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mang tính dân tộc, tính giai cấp,
tính nhân loại; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mang tính lý luận, tính thực tiễn và

tính thời đại rộng lớn. Các tác giả đồng thời xem chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, được quán triệt trong tất cả các nội dung của hệ tư tưởng
Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi đi vào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT sẽ có mối quan hệ chặt chẽ và có nhiều điểm chung với đặc điểm tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Tác giả Trần Thị Minh Tuyết trong cuốn Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng
đã dành một phần (từ trang 12 đến trang 14) đi vào phân tích đặc điểm tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh trên các khía cạnh, đó khơng phải là tư tưởng qn sự thuần túy mà
là tư tưởng quân sự chính trị, phục vụ cho mục tiêu chính trị; khi nghiên cứu đặc
điểm tư tưởng qn sự Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại ở các trước tác mà phải dựa
vào thực tiễn hoạt động quân sự của Hồ Chí Minh, thực tiễn chỉ đạo khởi nghĩa và
chiến tranh cách mạng. Đó cịn là sự thống nhất giữa tư tưởng và phương pháp. Dù
mới dừng lại ở những nét khái quát nhưng ít nhiều đã gợi mở cho tác giả trong việc
nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT.
Như vậy, thơng qua khảo sát các cơng trình khoa học cho thấy, mặc dù đã có
những cơng trình đi vào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
cũng như đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh trên những nội dung cụ thể nhưng chưa
nhiều. Cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu đặc điểm tư tưởng Hồ Chí

11


Minh về cách mạng GPDT. Những nghiên cứu nêu trên sẽ là những gợi mở, định
hướng cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài của luận án của mình.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc
Thành tựu nghiên cứu những năm cuối thập kỷ XX là Đề tài KX02.12: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc do Trịnh
Nhu làm chủ nhiệm. Liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT,
cơng trình đã dành chương 4 với dung lượng 48 trang để đi vào phân tích 6 vấn đề

cơ bản nhất trong hệ thống tư tưởng GPDT. Một là, về con đường của cách mạng
Việt Nam – con đường CMVS chính là con đường đưa tới thắng lợi triệt để của sự
nghiệp cách mạng. Hai là, CMGPDT là sự nghiệp của các giai cấp, tầng lớp nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ba là, CMGPDT cần được tiến hành chủ động, độc
lập, sáng tạo. Bốn là, khả năng thắng lợi trước của cách mạng thuộc địa và đóng
góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vơ sản ở chính quốc. Năm là,
CMGPDT phải thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực. Sáu là, về chiến lược
và sách lược của CMGPDT. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT mang lại độc lập,
tự do cho dân tộc là mục tiêu cao cả mà Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu và dấn
thân. Từ những nghiên cứu đó, tác giả đã đi đến kết luận: “Tư tưởng của Hồ Chí
Minh về CMGPDT là hệ thống các luận điểm của Người về con đường cứu nước,
về chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng GPDT Việt Nam khỏi mọi ách
áp bức nô dịch dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc
lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội”[128, tr.93]. Đó chính là mục tiêu cao cả mà Hồ Chí
Minh suốt đời phấn đấu và hi sinh. Hạn chế của công trình là chưa nêu ra được đặc
điểm, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT. Cách
tiếp cận nội dung cịn mang tính truyền thống. Đề tài chưa đánh giá giá trị thời đại,
giá trị thực tiễn mới dừng lại ở Đại hội VIII (1996).
Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc do Nguyễn Khánh
Bật chủ biên. Các tác giả đã đi vào phân tích nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT là sự lựa chọn con đường GPDT theo con đường CMVS,
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của lịch sử dân

12


tộc, “phù hợp với sự phát triển của dân tộc và thời đại”[10, tr.70] và “Trong mỗi
giai đoạn, thời kỳ lịch sử, con đường cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội đều được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng

sáng tạo và cụ thể bằng những chủ trương, đường lối thích hợp” [10, tr.95].
Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh của tác giả Trịnh Nhu, Vũ
Dương Ninh đã phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “con đường
GPDT” trên các mặt biểu hiện phong phú và độc đáo, về các mối quan hệ giữa độc lập
và tự do, dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế. Qua đó các tác giả khẳng định tính đúng
đắn, sáng tạo của các quan điểm, cũng như cách giải quyết chính xác và khoa học của
Người về vấn đề dân tộc và CMGPDT Việt Nam trong hoàn cảnh một nước thuộc địa
theo đúng quy luật phát triển của dân tộc, của thời đại.
Bùi Đình Phong với Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh đã đi sâu luận chứng tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm
về cách mạng Việt Nam trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là ĐLDT gắn liền với
CNXH. Cuộc cách mạng đó phải là cách mạng dân chủ mới, từ vai trò lãnh đạo đến
mục tiêu cách mạng, từ động lực cách mạng đến lực lượng cách mạng đều được đặt
trên quan điểm của giai cấp công nhân. Tính triệt để của cách mạng chính là tư
tưởng về ĐLDT gắn liền với CNXH mà mục đích cuối cùng là vì hạnh phúc của
con người, của nhân dân.
Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 1945) của Nguyễn Đình Thuận, bước đầu đã hệ thống những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến
thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là con đường CMGPDT theo con
đường CMVS, con đường dẫn tới thắng lợi triệt để của sự nghiệp cứu nước, GPDT;
đó là mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc; tư
tưởng về chiến lược và sách lược trong CMGPDT; và CMGPDT phải thực hiện bằng
con đường cách mạng bạo lực. Đây chính là những vấn đề cốt lõi, cơ bản của sự
nghiệp GPDT ở Việt Nam.
Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX của
Phạm Quốc Thành đã luận chứng hế thống quan điểm GPDT của Hồ Chí Minh từ xác
định đối tượng của cách mạng thuộc địa, đến xác định con đường GPDT của dân tộc
thuộc địa, đến việc tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh của toàn dân tộc chống đế

13



quốc. Mối quan hệ quốc tế và đoàn kết của cách mạng thuộc địa với cách mạng thế giới.
Về phương pháp cách mạng cũng như vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân
chính. Đó là hệ thống những quan điểm cơ bản trở thành nội dung và sức mạnh làm nên
cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT cịn phải kể đến hệ thống các cơng trình nghiên cứu ít nhiều có liên
quan đến vấn đề nêu trên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư
tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXb CTQG, HN; Phùng
Hữu Phú (Chủ biên) (1995), Chiến lược đồn kết Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN;
Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN; Bùi Phan
Kỳ (Chủ biên) (2013), Về học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb
CTQG, HN…
Các bài viết liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT được
đăng tải trên các Tạp chí, trong Hội thảo khoa học quốc tế: Hồ Chí Minh – Anh hùng
giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa (1990), Nxb Khoa học xã hội, HN; Viện
Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành
chính, HN; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Trường Đại học Xanh
Pêtécpua (2015): Di sản Hồ Chí Minh với thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, HN…
Cùng với các đề tài, sách chuyên khảo, tham khảo còn phải kể đến các luận
văn, luận án: Nguyễn Đình Thuận (2002): Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc (1911-1945), Luận án tiến sĩ chuyên ngành triết học,
Hà Nội;Nguyễn Thị Lương Un (2015): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con
người, Luận án tiến sĩ Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội…
Như vậy, với nội dung này, hầu hết các tác giả đều cho rằng, tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT là nội dung cơ bản, cốt lõi trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí

Minh. Giành lại độc lập, tự do là khát vọng cháy bỏng của các dân tộc bị áp bức
trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh là một trong những người tượng trưng cho ý chí và
khát vọng đó.

14


GPDT là nhiệm vụ hàng đầu, trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam.
CMGPDT, xét về thực chất, trước hết là đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lược của đế
quốc, thực dân, giành độc lập, tự do cho dân tộc, lựa chọn con đường phát triển của dân
tộc phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Do đó, CMGPDT thành cơng phải tiến lên
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
CMGPDT phải được thực hiện bằng con đường CMVS, phải đoàn kết được
toàn dân trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân
với đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản. Giải phóng gơng cùm nơ lệ cho
đồng bào là việc “chung của dân chúng”, phải ra sức tập hợp lực lượng, xây dựng
sức mạnh dân tộc chống đế quốc. CMGPDT phải tiến hành một cách chủ động,
sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Cần tăng cường
tình đồn kết giữa nhân dân Việt Nam với các lực lượng u chuộng hịa bình và
tiến bộ trên thế giới. Cuộc cách mạng đó phải được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè
quốc tế và phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực của quần chúng.
Cuộc CMGPDT muốn thắng lợi phải xây dựng đội tiền phong vững mạnh để
giác ngộ và tổ chức dân chúng. Đảng đó phải có lý luận tiên phong dẫn đường, có đội
ngũ đảng viên gương mẫu, biết hy sinh vì cách mạng, nguyện phấn đấu vì nhân dân, vì
Tổ quốc. Ngồi lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc Đảng khơng có lợi ích gì khác.
Có thể thấy, bằng các cách tiếp cận khác nhau nhưng các học giả đều khẳng
định rằng, Hồ Chí Minh là một người yêu nước, một người đi tiên phong trong phong
trào đấu tranh GPDT. Hồ Chí Minh là người Việt Nam tiêu biểu cho ý chí quyết thắng
trong cuộc đấu tranh đòi tự do và ĐLDT. Sức mạnh của sự nghiệp GPDT là sức mạnh
của đường lối đúng đắn, sức mạnh đồn kết, đồng lịng của một dân tộc anh hùng. Tuy

nhiên, qua khảo sát vẫn còn một số vấn đề đặt ra:
Một là, nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu là dựa trên những nguồn tư
liệu chưa được đầy đủ, chủ yếu được trích dẫn từ Hồ Chí Minh tuyển tập hoặc toàn
tập 12 tập. Khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng GPDT thơng qua diễn
biến lịch sử mới dừng lại đến năm 1945 khi Cách mạng Tháng Tám thành công và
sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hai là, các cơng trình đã đi vào phân tích, luận chứng nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng dân tộc từ con đường, lực lượng, phương pháp, chiến lược
và sách lược cách mạng. Tuy nhiên, theo tác giả, mỗi cuộc cách mạng nổ ra và

15


giành thắng lợi cịn phải tính đến cả những điều kiện để thực hiện thắng lợi cuộc
cách mạng đó. Tất nhiên, tất cả những nghiên cứu của các cơng trình nêu trên đều là
nguồn tư liệu quý mà tác giả luận án cần tiếp thu, kế thừa.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu giá trị và sự vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Nội dung này là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về CMGPDT. Các cơng trình nghiên cứu khơng chỉ làm rõ những quan điểm
cơ bản mà quan trọng và cần thiết phải đánh giá, rút ra giá trị lý luận và thực tiễn
của tư tưởng đó. Nghiên cứu sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT trong điều kiện thực tiễn mới, góp phần khẳng định sức sống của nó
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngồi
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh cũng là đề tài lớn của nhiều học giả quốc tế.
Đặc biệt, sau sự kiện Hồ Chí Minh được UNESSCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học
và Giáo dục của Liên Hợp quốc) cơng nhận danh hiệu Anh hùng GPDT, nhà văn
hóa kiệt xuất. Tác giả Thu Trang (1989), Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917-1923), Nxb.
Thông tin lý luận, HN; F. Motoo(1997) Hồ Chí Minh giải phóng và đổi mới của,

Trường Đại học Tổng hợp Tơk (Nhật Bản); E Cơ-bê-lép (2000), Đồng chí Hồ Chí
Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Borries Gallasch (Chủ biên) (2012), Thành phố Hồ
Chí Minh giờ khắc số 0 – Những phóng sự về sự kết thúc chiến tranh 30 năm, NXB
Thời đại, TP Hồ Chí Minh; Robert S. McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ – Tấn
thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh – Nhân văn và phát triển, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Санкт петербургский государственный университет Институт Хо Ши
Мина - Националвная политическая академия Хо Ши Мина (2015), Духовное
наследие Хо Ши Мина и современностъ, Санкт - Петербург.
Thông qua những nghiên cứu của học giả nước ngồi, có thể thấy, Hồ Chí
Minh là một trong số ít lãnh tụ được đơng đảo học giả trên thế giới quan tâm,
nghiên cứu. Chủ tịch Đảng Cộng sản Cuba Phiđen Cátxtơrơ cho rằng: “Đồng chí
Hồ Chí Minh đã kết lợp một cách thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và
cuộc đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng bị bọn phong kiến và giai cấp áp bức
và bóc lột. Người đã tìm ra con đường kết hợp giữa tư tưởng yêu nước của các
dân tộc với sự cần thiết phải giải thoát cho họ khỏi sự bóc lột xã hội. Sự nghiệp

16


GPDT và sự nghiệp giải phóng xã hội là hai điều then chốt trong học thuyết của
Người. Đó là một cống hiến khác thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tư
tưởng cách mạng thế giới”[152, tr.76].
Học giả Xôviết E.Cô-bê-lép trong cuốn sách Đồng chí Hồ Chí Minh đã viết:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chiến sĩ xuất sắc khác đấu tranh cho sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, đã chứng minh cho chân lý bất di bất dịch sau đây:
người nào yêu Tổ quốc, yêu nhân dân mình tha thiết thì cũng khơng khi nào phản
bội lại các lý tưởng của tình đồn kết quốc tế và ngược lại, chỉ những người theo
chủ nghĩa quốc tế một cách kiên định thì mới là người yêu nước chân chính, mới
đem lại lợi ích to lớn cho Tổ quốc mình, nhân dân mình”[22, tr.518].

Jonh Lê Văn Hóa với cơng trình Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư
tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội, 2003 viết: “Vấn đề quan trọng ở đây
không phải là liệu các học thuyết cách mạng Việt Nam có xuất phát từ chủ nghĩa
Mác – Lênin hay từ một chủ nghĩa nào khác, mà là những học thuyết ấy được Hồ
Chí Minh vận dụng như thế nào vào bối cảnh đặc thù của Việt Nam”[68, tr.364].
Thành cơng của Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đó.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu của học giả trong nước
Cùng với các cơng trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng GPDT, các cơng trình nghiên cứu giá trị cũng như những định hướng cho thực
tiễn xây dựng đất nước trong sự nghiệp đổi mới cũng được nhiều học giả quan tâm.
Về sách chuyên khảo, tham khảo: Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hóa (1990) , Nxb Khoa học xã hội, HN; Phạm Văn Đồng (2012), Hồ
Chí Minh – tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb CTQG, HN; Lê Văn Tích (Chủ
biên) (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh vì hịa bình và tiến bộ của nhân loại,
Nxb CTQG, HN; Phạm Xanh (2001), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào Việt Nam (1921–1930), Nxb CTQG, HN; Trần Thái Bình (2007),
Hồ Chí Minh – sự hình thành một nhân cách lớn, Nxb Trẻ, Viện Hồ Chí Minh
(1998), Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại, Nxb CTQG, HN,...
Về các bài viết đăng tải trên các Tạp chí, Hội thảo quốc tế: Hồ Chí Minh với
tư tưởng ngoại giao vì hịa bình hữu nghị và hợp tác của Trần Minh Trưởng, Đấng
cứu tinh của hịa bình, độc lập và hạnh phúc của Geetesh Sharma; Những sáng tạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận và phương pháp trong cách mạng giải phóng

17


dân tộc ở Việt Nam của Chu Đức Tính; Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc Việt Nam 1920–1945 của Vũ Quang Hiển …
Có thể thấy, dù tiếp cận dưới những góc độ khác nhau, hoặc là trực tiếp hoặc
là những vấn đề riêng lẻ nhưng những giá trị trong tư tưởng về CMGPDT đã bước

đầu được khẳng định.
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về cách mạng GPDT
nói riêng khơng chỉ là sự vận dụng mà còn phát triển sáng tạo lý luận Mác – Lênin
trên nhiều nội dung quan trọng. Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa dân tộc và giai cấp; giữa CMGPDT ở thuộc địa với CMVS ở chính quốc; sáng
tạo trong tổ chức lực lượng toàn dân vào sự nghiệp GPDT.
Thứ hai, khơng chỉ có giá trị lý luận, các nghiên cứu cịn cho rằng, tư tưởng Hồ
Chí Minh về CMGPDT cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Tư tưởng đó góp phần làm nên
những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến
sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Ngày nay, hệ thống những quan điểm đó vẫn là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng ta xây
dựng và cũng cố đường lối đúng đắn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Thứ ba, nghiên cứu của các tác giả đã đi vào phân tích, làm sáng rõ những
đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh góp phần phát triển lý luận Mác – Lênin trên
nhiều nội dung. “Trong mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử, con đường cách mạng Việt
Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đều được Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và cụ thể bằng những chủ trương, đường lối
thích hợp” [10, tr.95]. Điểm thống nhất chung ở chỗ, các tác giả đều đi đến khẳng
định Hồ Chí Minh là một trong những biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc
lập, tự do cho các dân tộc bị áp bức trong thế kỷ XX. Thể hiện quyết tâm, chân lý
sáng ngời của một dân tộc: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do!”. Tư tưởng và tấm
gương đấu tranh bất khuất cho độc lập, tự do của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam
đã trở thành nguồn cỗ vũ mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh giải phóng của các
dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã bắc những nhịp cầu hữu nghị,
đẩy mạnh việc giao lưu, tiếp xúc, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân
tộc, đó chính là cơ sở để duy trì và cũng cố hịa bình trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, tuy nhiên, những nghiên cứu đó vẫn dừng lại ở những nội dung riêng
lẻ, chưa có tính hệ thống, chưa phân tích hệ thống từ giá trị dân tộc đến giá trị thời

18



đại, đồng thời còn là sự vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trong
hội nhập quốc tế, khi những vấn đề về chủ quyền, lãnh thổ, độc lập, vị thế của đất
nước đang đặt ra một cách bức thiết (trong 30 năm đổi mới và phát triển đất nước).
Mặc dù vậy, chúng tôi xem những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham
khảo bổ ích, là những gợi ý quan trọng để chúng tôi hồn thành cơng việc nghiên
cứu của mình một cách tốt nhất.
1.2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng
bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Những kết quả đạt được
Qua khảo cứu các cơng trình liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, có
thể khẳng định nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đã được các tác giả,
các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ sau:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một nội dung cơ bản, cốt
lõi trong hệ thống tư tưởng của Người và cũng là khát vọng, mục đích mà cả cuộc
đời Hồ Chí Minh trăn trở và dấn thân nhằm GPDT, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.GPDT là mục tiêu trước hết trong sự nghiệp giải phóng con người
triệt để của Hồ Chí Minh.
Thứ hai, các cơng trình đã chỉ ra được cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT đó là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống văn hóa của dân
tộc, tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây và đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ ba, các cơng trình đã đi vào phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về
CMGPDT trên những nội dung cơ bản như về con đường cách mạng, về lực lượng
cách mạng, về phương pháp cách mạng, về Đảng cách mạng và mối quan hệ giữa
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Thứ tư, các cơng trình đã phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp giải phóng đất nước, hồn thànhCMDTDC nhân dân, tiến lên CNXH. Các
cơng trình đã bước đầu gợi mở giá trị tư tưởng đó của Người đối với sự nghiệp đổi
mới đất nước hiện nay.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, các cơng trình nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT vẫn cịn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu,
nghiên cứu chưa đầy đủ, vẫn còn những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu:

19


×