Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

(Luận án tiến sĩ) vai trò của sanyutei encho trong đời sống xã hội văn hóa nhật bản thời kỳ minh trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.75 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

NGUYỄN DƯƠNG ĐỖ QUYÊN

VAI TRÒ CỦA SANYUTEI ENCHO
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI - VĂN HÓA NHẬT BẢN
THỜI KỲ MINH TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

NGUYỄN DƯƠNG ĐỖ QUYÊN

VAI TRÒ CỦA SANYUTEI ENCHO
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI - VĂN HÓA NHẬT BẢN
THỜI KỲ MINH TRỊ
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới cận đại và hiện đại
Mã số: 62225005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA LUẬN ÁN
THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

GS.TS. Nguyễn Văn Kim

GS.TSKH. Vũ Minh Giang

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Dương Đỗ Quyên


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất tới GS.TS. Nguyễn Văn Kim,
người Thầy luôn tận tâm chỉ bảo và động viên, khích lệ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu. Tơi cũng xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới các
Thầy Cơ giáo Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử và Bộ môn Nhật Bản
học, Khoa Đông Phương học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN), các nhà nghiên cứu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vì

những ý kiến chỉ bảo quý báu và động viên ân cần đã giúp tơi ngày càng trau
dồi cách nhìn và phương pháp nghiên cứu trong q trình hồn thiện luận án.
Tơi xin dành sự kính trọng và lịng biết ơn đặc biệt tới Giáo sư Nobuhiro
Shinji (Đại học Meiji), cố Giáo sư Masuda Shinichiro (Đại học Seitoku
Tokyo), ông Sugimoto Atsushi (nguyên Giám đốc Quỹ Chấn hưng Văn hóa –
nguyên Giám đốc Nhà hát Rozé, thành phố Fuji, tỉnh Shizuoka), các nhà
nghiên cứu tại Đại học Showa, Đại học Kyoto, các nghệ sĩ kể chuyện - tấu nói
Rakugo, những người thân và bạn bè Nhật Bản đã ln nhiệt tình trao đổi,
chia sẻ những tri thức mới về vấn đề nghiên cứu cũng như hỗ trợ để tơi có thể
tiếp cận nhiều nguồn tư liệu và tài liệu nghiên cứu quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ và gia đình tơi, chỗ dựa tinh thần vững
chãi để tơi có thể vững tâm và bền chí, phấn đấu hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Dương Đỗ Quyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7
4. Thuật ngữ và khái niệm liên quan ........................................................................ 8
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 13
6. Nguồn sử liệu được sử dụng trong luận án ........................................................... 14
7. Đóng góp của luận án ........................................................................................... 15
8. Bố cục luận án ....................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 17

1.1. Khái quát về nghiên cứu lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị ........................... 17
1.2. Nghiên cứu tiến trình cận đại hóa nền nghệ thuật đại chúng, chuyển biến
xã hội và văn hóa đơ thị thời Minh Trị ................................................................. 19
1.2.1. Nghiên cứu q trình cận đại hóa nghệ thuật đại chúng .................................... 19
1.2.2. Nghiên cứu q trình cận đại hóa xã hội và văn hóa đơ thị............................ 20
1.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nghệ thuật đại chúng và xã hội đô thị ............ 21
1.3. Nghiên cứu về Sanyutei Encho ....................................................................... 23
1.3.1. Nghiên cứu trên phương diện lịch sử .............................................................. 23
1.3.2. Nghiên cứu trên phương diện văn học ............................................................ 27
1.3.3. Nghiên cứu trên phương diện nghệ thuật........................................................ 32
Tiểu kết: Nghiên cứu về Sanyutei Encho - một số vấn đề bỏ ngỏ .......................... 33
CHƯƠNG 2: TIẾP BIẾN VĂN HĨA VÀ VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA THỊ DÂN
EDO TRONG TIẾN TRÌNH CẬN ĐẠI HÓA NHẬT BẢN - NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP SANYUTEI ENCHO.................................................................. 37
2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội Nhật Bản những năm cuối thời Edo ................. 38
2.2. Cận đại hóa và những chuyển biến xã hội – văn hóa thời Minh Trị .......... 39
2.2.1. Diễn tiến mạnh mẽ của trào lưu Văn minh khai hóa ...................................... 40
2.2.2. Sự trỗi dậy của xu hướng Quốc túy bảo tồn....................................................... 45
1


2.3. Văn hóa thị dân - tiếp biến và hội nhập trong cận đại hóa .......................... 50
2.3.1. Xã hội và văn hóa thị dân Edo – một tiền đề của cận đại hóa ........................ 50
2.3.2. Chuyển biến cận đại hóa xã hội và văn hóa thị dân Edo ................................ 55
2.3.3. Nghệ thuật tạp kỹ Yose và kể chuyện - tấu nói Rakugo - Tính liên tục và
q trình tiếp biến ..................................................................................................... 57
2.4. Sanyutei Encho - Khái lược về thân thế và sự nghiệp .................................. 64
Tiểu kết .................................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SANYUTEI ENCHO
TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ .......................................... 72

3.1. Đóng góp của Encho trong kế thừa truyền thống văn hóa Edo .................. 72
3.1.1. Vai trò thủ lĩnh trong bảo lưu truyền thống văn hóa đại chúng Edo .............. 72
3.1.2. Phát triển truyền thống văn nghệ Edo trong sáng tác mới Rakugo ................ 79
3.1.3. Hoạt động của Encho trong các hội văn nhân đô thị ...................................... 84
3.2. Đóng góp của Encho trong sáng tạo văn hóa mới thời cận đại ................... 89
3.2.1. Sự chiếm lĩnh của tác phẩm Encho trên sân khấu Nhật Bản cận đại.............. 89
3.2.2. Đóng góp của Encho trong phổ biến văn hóa chữ in đại chúng ..................... 94
3.2.3. Ngơn ngữ thị dân trong sáng tác của Encho – hình mẫu của ngôn ngữ
thành văn cận đại ...................................................................................................... 99
Tiểu kết .................................................................................................................... 102
CHƯƠNG 4: ĐÓNG GÓP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SANYUTEI ENCHO
TRONG XÃ HỘI NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ .............................................. 105
4.1. Đóng góp của Encho trong cơng cuộc giáo dục tư tưởng quốc dân ............ 105
4.1.1. Vai trò của văn nghệ sĩ đơ thị trong nhận thức của chính quyền.................... 105
4.1.2. Xây dựng hình mẫu con người thời đại qua sáng tác “Shiobara Tasuke” ...... 110
4.2. Đóng góp của Encho trong chuyển biến nhận thức và tư tưởng xã hội
về cận đại hóa............................................................................................................... 116
4.2.1. Encho và văn nghệ sĩ đơ thị - nhân tố truyền dẫn tinh thần cận đại hóa ............. 116
4.2.2. Tuyên truyền và phản biện về chính sách Văn minh khai hóa ............................ 122
4.2.3. Truyền bá tri thức và tư tưởng phương Tây .......................................................... 127
4.3. Đóng góp và ảnh hưởng của Encho trong truyền thơng báo chí ................. 133
4.3.1. Cơng chúng và quan hệ xã hội của Encho nhìn từ báo chí ............................. 133
4.3.2. Encho và báo chí - sự kết giao giữa truyền thông đại chúng cũ và mới ......... 137
Tiểu kết .................................................................................................................... 142
2


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 152
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 162
Phụ lục 1: Niên biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Sanyutei Encho ........................ 163
Phụ lục 2: Một số nhân vật tiêu biểu thời Minh Trị có nhiều liên hệ với Encho ..... 169
Phụ lục 3: Bảng thống kê các sáng tác của Sanyutei Encho ..................................... 177
Phụ lục 4: Tóm tắt nội dung một số sáng tác tiêu biểu của Sanyutei Encho ............ 182
Phụ lục 5: Bảng thống kê số lượng khán giả của sân khấu thời Minh Trị................ 191
Phụ lục 6: Khái quát lịch sử phát triển của kể chuyện - tấu nói Rakugo .................. 192
Phụ lục 7: Một số tư liệu hình ảnh về đời sống xã hội thời Minh Trị ...................... 194
Phụ lục 8: Một số tư liệu hình ảnh về sự nghiệp của Sanyutei Encho...................... 197
Phụ lục 9: Danh mục đối tượng và nội dung khảo sát thực địa - phỏng vấn
tại Nhật Bản .............................................................................................................. 205
Phụ lục 10: Một số tư liệu hình ảnh nghiên cứu thực địa của tác giả luận án .......... 207

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cũng như nhiều quốc gia châu Á, Nhật Bản bước vào thời cận đại trước áp lực
ngày càng mạnh mẽ của nhiều cường quốc phương Tây. Từ năm 1854, sau khi ký
hiệp ước với Mỹ, Nhật Bản đã phải ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với Nga,
Anh, Pháp, Hà Lan,... Nền độc lập của dân tộc Nhật Bản bị đe dọa nghiêm trọng
[10; tr.479-506]. Trong bối cảnh đó, chính quyền Minh Trị non trẻ đã sớm xác định
mục tiêu “Học tập, đuổi kịp và vượt liệt cường phương Tây”, tiến hành cận đại hóa
đất nước một cách tồn diện và mạnh mẽ. Nhờ vậy, Nhật Bản đã giữ vững được nền
độc lập và xác lập vị thế khu vực và quốc tế khơng lâu sau đó.
Trong nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, quá trình cải cách thời Minh Trị là một đề
tài luôn được đông đảo học giả trong và ngoài Nhật Bản dành nhiều mối quan tâm
khảo cứu. Các nhà nghiên cứu châu Á và Việt Nam cũng có nhiều cơng trình viết về

thời Minh Trị. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đó thường chỉ tập trung phân tích những
chuyển biến và thành cơng của cơng cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế hay giáo dục và đề cao vai trò của các nhà lãnh đạo và lực lượng võ sĩ - trí thức
tinh hoa. Trong khi đó, q trình chuyển biến của quần chúng, một lực lượng đơng
đảo góp phần quan trọng tạo nên thành công căn bản của công cuộc cải cách xã hội,
cận đại hóa Nhật Bản trong thời kỳ này lại ít được quan tâm khảo cứu. Bên cạnh
đó, một vấn đề khác cũng chưa được quan tâm đúng mức là q trình tiếp biến của
các truyền thống văn hóa trong xu thế tiếp nhận mạnh mẽ những giá trị mới từ bên
ngoài, cụ thể là văn minh phương Tây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
căn bản khiến việc nhận thức và học tập mơ hình thành cơng của Nhật Bản tại nhiều
quốc gia Đơng Á đương thời cịn ít nhiều chưa thật tồn diện.
Trên thực tế, để có được những phát triển "thần kỳ" đầu thời cận đại, xã hội
Nhật Bản một mặt được trang bị những nền tảng xã hội và văn hóa quan trọng từ
thời Edo (1600-1868), mặt khác đã phải trải qua những năm tháng vận động mãnh
liệt với nhiều khó khăn, thách thức. Được khởi xướng và dẫn dắt bởi một lực
lượng tinh hoa cấp tiến, đông đảo quần chúng bao gồm thị dân, nông dân, võ sĩ...
4


vốn ban đầu bị cuốn theo một cách thụ động, đã từng bước trưởng thành, thích
ứng và tham gia một cách tích cực vào cơng cuộc cải biến xã hội trong từng lĩnh
vực cụ thể với nhiều đóng góp khác nhau.
Trong lĩnh vực văn hóa, chính quyền Minh Trị cũng sớm nhận thức tầm quan
trọng của việc cận đại hóa nền văn hóa - nghệ thuật đại chúng, tìm kiếm và xác
lập những phương thức biểu hiện mới, cũng như nâng cao năng lực thưởng thức
và ứng xử của công chúng, nhằm khẳng định vị thế đồng đẳng về văn hóa với các
quốc gia tiên tiến phương Tây. Là một quy luật, truyền thống văn hóa nói chung,
nghệ thuật đại chúng nói riêng, thường gắn chặt và sống bền bỉ trong đời sống xã
hội. Bởi vậy, quá trình chuyển biến của văn hóa - nghệ thuật đại chúng khơng chỉ
phản ánh, mà cịn góp phần thúc đẩy những chuyển biến về tinh thần, thị hiếu,

nhận thức và tư tưởng của chính quyền cũng như cơng chúng Nhật Bản.
Ngày nay, tại Bảo tàng Edo - Tokyo (ở Tokyo) nơi trưng bày về lịch sử phát
triển của đô thị Edo - Tokyo, người ta phục dựng ngay tại gian trung tâm một mơ
hình Yose - rạp hát đại chúng thịnh hành trong thời Edo - Minh Trị. Điều này phần
nào cho thấy tầm quan trọng của truyền thống văn hóa - nghệ thuật này trong lịch sử
phát triển của xã hội đô thị. Nghệ thuật kể chuyện - tấu nói độc diễn Rakugo, hình
thức biểu diễn chủ đạo và hấp dẫn nhất của rạp hát đại chúng Yose, sau hơn 400
năm hình thành và phát triển, vẫn tồn tại bền bỉ, độc đáo và sinh động trong đời
sống văn hóa - nghệ thuật Nhật Bản hiện đại. Trong sự chuyển biến thời đại từ thời
cận thế sang cận đại của nước Nhật, rạp hát Yose và nghệ thuật kể chuyện - tấu nói
Rakugo đã ln là một phần thiết yếu trong đời sống văn hóa đơ thị, cũng như tham
gia tích cực như một xúc tác cận đại hóa xã hội.
Trong khi đó, tại Việt Nam, đặc điểm và vai trị của Rakugo nói riêng, văn hóa nghệ thuật đại chúng Nhật Bản nói chung lại hầu như ít được biết đến. Ở một khía
cạnh khác, trong nghiên cứu lịch sử tại Việt Nam, so với các lĩnh vực lịch sử chính
trị, xã hội hay quan hệ quốc tế, nghiên cứu về lịch sử văn hóa - nghệ thuật thế giới
nói chung, Nhật Bản nói riêng cịn chưa được quan tâm thỏa đáng. Mặc dù cần phải
khẳng định, văn hóa - nghệ thuật là một lĩnh vực quan trọng thể hiện truyền thống
lịch sử của một xã hội cũng như trình độ phát triển của xã hội đó trong hiện tại,
5


nhưng trên thực tế, vai trị của văn hóa - nghệ thuật và các nhà sáng tạo văn hóa tư tưởng lại chưa được quan tâm, đánh giá đúng mức.
Minh Trị Duy tân còn là một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản bởi sự xuất
hiện đông đảo những thế hệ người tài đầy nhiệt huyết, có nhiều đóng góp xuất sắc
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cận đại. Trong khi đó, nghiên cứu ở Việt Nam
về các danh nhân thời đại Minh Trị còn rất hạn chế, ngồi một số khơng nhiều về
nhà tư tưởng - cải cách Fukuzawa Yukichi hay đại văn hào Natsume Soseki. Các
cơng trình phần nhiều mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát chân dung nhân
vật hay dịch tác phẩm, chứ chưa khảo cứu, đánh giá sâu về vai trị và những đóng
góp của mỗi cá nhân đó trong bối cảnh xã hội Nhật Bản đương thời.

Sanyutei Encho (三遊亭圓朝, 1839-1900) là tác gia và nghệ sĩ kể chuyện - tấu
nói Rakugo đại diện cho truyền thống văn hóa - nghệ thuật đại chúng, một danh
nhân văn hóa Nhật Bản thời Minh Trị. Ông sống 29 năm trong giai đoạn cuối thời
Edo (1600-1868) và 32 năm trong giai đoạn đầu thời Minh Trị (1868-1912). Là một
thị dân Edo, sống trọn đời tại một đô thị là tâm điểm của cuộc chuyển mình thời đại
từ thành Edo phong kiến trở thành thủ đô Tokyo hiện đại, cuộc đời và sự nghiệp
hoạt động của Encho gắn bó và phản ánh những đổi thay to lớn của Nhật Bản thời
Minh Trị.
Bởi vậy, trước hết, nghiên cứu về vai trò của Sanyutei Encho cùng nghệ thuật
kể chuyện - tấu nói Rakugo trong thời kỳ chuyển giao lịch sử đó có ý nghĩa nhận
thức về quá trình phát triển của lịch sử văn hóa - nghệ thuật và xã hội Nhật Bản.
Quan trọng hơn, nghiên cứu cịn mang ý nghĩa thực tiễn đóng góp một cách tiếp
mới nhằm lý giải sự chuyển mình, bứt phá của Nhật Bản từ một xã hội Á Đông
thành một quốc gia hiện đại tiếp nhận những giá trị văn minh phương Tây đỉnh cao,
nhưng vẫn bảo lưu được những đặc tính văn hóa truyền thống - điều vẫn là một câu
hỏi nóng đang tìm lời giải đáp ở Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Là một cơng trình nghiên cứu tích hợp về lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa và lịch
sử nghệ thuật Nhật Bản, luận án xác định mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:
6


- Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp, vai trị đóng góp của Sanyutei Encho trong
đời sống xã hội – văn hóa Nhật Bản, nhà hoạt động văn hóa - nghệ thuật đại chúng
tiêu biểu cuối thời Edo - đầu thời Minh Trị với tư cách một nghiên cứu trường hợp
trong việc phân tích vai trị của tầng lớp văn nghệ sĩ đô thị trong việc lôi cuốn các
tầng lớp xã hội, và quá trình tiếp biến của truyền thống văn hóa thị dân Edo - một
tiền đề và nội lực quan trọng của cận đại hóa xã hội và văn hóa Nhật Bản, đóng
góp một cách tiếp cận mới nhằm lý giải mức độ toàn diện và sâu sắc của công cuộc

cải cách Nhật Bản thời Minh Trị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ những chuyển biến và xu hướng phát triển của lịch sử văn
hóa Nhật Bản thời Minh Trị; phân tích q trình kế thừa và tiếp biến của nghệ thuật
đại chúng Yose và kể chuyện - tấu nói Rakugo (gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp
của Sanyutei Encho) từ một truyền thống của xã hội và văn hóa thị dân phát triển
mạnh mẽ trong thời Edo trở thành loại hình mang dấu ấn cận đại hóa thời Minh Trị.
- Từ đó, khảo cứu các nguồn sử liệu gốc, tư liệu và nghiên cứu về Sanyutei
Encho trong liên hệ đa chiều và mật thiết với các sự kiện và bối cảnh của thời đại
nhằm làm rõ cuộc đời, sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội, những đóng góp và
ảnh hưởng chủ yếu của Sanyutei Encho trong đời sống văn hóa - xã hội Nhật Bản
thời Minh Trị.
- Qua nghiên cứu sự nghiệp của Sanyutei Encho và tác động xã hội sâu rộng
của văn hóa - nghệ thuật và văn nghệ sĩ đơ thị trong thành cơng của q trình cận
đại hóa Nhật Bản, góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc định hướng đúng
đắn sự phát triển của văn hóa - nghệ thuật đại chúng và nghệ thuật truyền thống
trong đời sống xã hội và sự nghiệp bảo tồn, phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là thân thế, sự nghiệp, đóng góp và
ảnh hưởng của Sanyutei Encho với tư cách là một thị dân, bình dân Edo, một nhà
sáng tạo và thủ lĩnh văn hóa tinh thần, văn hóa đại chúng, một trí thức và nhà hoạt
động xã hội trong đời sống văn hóa - xã hội Nhật Bản thời Minh Trị.
7


Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu này trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt sôi
động của xã hội Nhật Bản thời Edo - Minh Trị, trong luận án, một số chân dung
chính khách, nhà tư bản, nhà báo và văn nghệ sĩ đại chúng tiêu biểu có quan hệ mật
thiết với cá nhân Encho và ảnh hưởng xã hội của nghệ thuật Encho cũng sẽ được

liên hệ phân tích. Việc mở rộng đối tượng nghiên cứu góp phần cung cấp cách nhìn
tồn diện và sâu sắc hơn về vai trò, ảnh hưởng của Encho cũng như bối cảnh văn
hóa - xã hội thời Minh Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án là toàn bộ cuộc đời hoạt động của
Sanyutei Encho trong bối cảnh xã hội Nhật Bản khoảng 30 năm cuối thời Edo
(1839-1868) và gần hết thời Minh Trị (1868-1900). Trước và sau thời gian này,
những tiền đề xã hội và văn hóa - nghệ thuật truyền thống gắn với sự kế thừa và
phát triển của Encho cũng sẽ được đề cập ở mức độ cần thiết.
- Phạm vi không gian nghiên cứu tương ứng với không gian địa lý của Nhật
Bản gắn liền với mức độ lan toả sâu rộng của tên tuổi và nghệ thuật của Encho,
trong đó đặc biệt là đô thị Edo - Tokyo, nơi diễn ra phần lớn sự nghiệp hoạt động
của ông đồng thời là trung tâm của những chuyển biến xã hội thời đại. Những ảnh
hưởng của văn minh phương Tây từ bên ngoài tới Encho và Nhật Bản cũng nằm
trong phạm vi được đề cập trong chừng mực có liên quan.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu gắn liền trực tiếp với đối tượng nghiên cứu
chính - Sanyutei Encho - là quá trình chuyển biến và phát huy vai trị của văn hóa nghệ thuật đại chúng đơ thị, tiêu biểu là kể chuyện - tấu nói Rakugo, từ thời Edo
sang thời Minh Trị.
4. Thuật ngữ và khái niệm liên quan
Do đặc thù của một cơng trình luận án lịch sử có đối tượng nghiên cứu nước
ngoài, bởi vậy, nhằm giúp hiểu rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dưới đây, luận
án cung cấp những kiến giải cơ bản của một số thuật ngữ có tính chất xương sống
của tồn bộ nội dung luận án trên cơ sở tham khảo một số bộ từ điển uy tín của
Nhật Bản và thế giới.

8


- Thời Minh Trị: khởi đầu bằng dấu mốc năm 1867 khi Thiên hồng Minh Trị
lên ngơi và Mạc phủ Tokugawa trao trả lại quyền điều hành đất nước cho Thiên

hoàng, chấm dứt 7 thế kỷ chế độ phong kiến quân sự Mạc phủ (hoặc năm 1868 khi
Thiên hoàng Minh Trị công bố bản “Ngũ điều ngự thệ” (五条御誓, Lời thề năm
điều) và dời đô từ Kyoto về Edo - đại bản doanh của chính quyền Mạc Phủ
Tokugawa trong hơn 260 năm, đồng thời đổi tên Edo thành Tokyo), và kết thúc vào
năm 1912 khi Thiên hoàng Minh Trị băng hà. Trên thực tế, “Meiji” (明治) là cách
gọi chính thống trong nhận thức và nghiên cứu về Nhật Bản trên thế giới. Tuy vậy,
do sự chưa phổ biến của cách gọi này tại Việt Nam, luận án sử dụng cách gọi quen
thuộc “Minh Trị” theo âm Hán Việt, nhưng khuyến nghị việc sử dụng thuật ngữ
“Meiji” trong các nghiên cứu về sau để thống nhất với cách gọi chung của thế giới.
- Thời Edo (江戸, Giang Hộ): còn được gọi là thời Tokugawa (徳川) theo họ
Tokugawa, dòng họ võ sĩ nắm quyền điều hành chính quyền Mạc phủ trung ương.
Thời kỳ này được coi là bắt đầu từ năm 1600 (khi Tokugawa Ieyasu giành quyền
thống trị lãnh thổ Nhật Bản sau trận thắng Sekigahara) hoặc năm 1603 (khi Tướng
quân Tokugawa Ieyasu chọn vùng đầm lầy Musashino ở Edo (Tokyo ngày nay) làm
đại bản doanh thiết lập chế độ Mạc phủ mới, bởi vậy thời Edo được gọi theo tên của
thủ phủ Edo), và kết thúc vào năm 1867 (hoặc 1868).
- “Cận đại hóa”: Thời Minh Trị tương ứng với thời cận đại trong lịch sử Nhật
Bản. Sự chuyển biến từ thời cận thế (tương ứng với thời Edo) sang thời cận đại
được giới nghiên cứu lịch sử Nhật Bản gọi là "cận đại hóa” (近代化). Theo
Heibonsha’s World Encyclopedia, khái niệm “cận đại hóa” tương ứng với
“modernization” hay “modernism”, “hàm nghĩa sự chuyển biến từ xã hội tiền cận
đại như xã hội truyền thống hay xã hội phong kiến thành xã hội cận đại, cùng với
những thay đổi trong các lĩnh vực xã hội và văn hóa. Nhưng do sự xung đột với
phương Tây và dưới chính sách áp đặt từ trên xuống nhằm đuổi kịp và vượt phương
Tây, khái niệm này đã phát triển với ý nghĩa độc đáo là áp dụng mơ hình cận đại
của phương Tây, chủ ý du nhập thể chế chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa nhằm
mục đích phát triển đất nước”.
9



Trên thực tế, ở phương Tây, quá trình “cận đại hóa” nền khoa học kỹ thuật và
sản xuất cơng nghiệp đã diễn ra từ sớm trong thế kỷ XVI. Còn tại nhiều quốc gia
châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, quá trình này chỉ mới bắt đầu trong
thời hiện đại và còn đang diễn tiến, nên “modernization” đã được dịch theo âm Hán
Việt là “hiện đại hóa”. Nhằm phản ánh đúng bản chất của quá trình lịch sử tại các
quốc gia, thiết nghĩ nên phân định rõ khái niệm “cận đại hóa” với “hiện đại hóa”.
Từ nhận thức đó, tác giả luận án mạnh dạn sử dụng khái niệm “cận đại hóa” để
trình bày về thời Minh Trị ở Nhật Bản.
- “Thị dân”: Trong lịch sử Nhật Bản, có ba thuật ngữ hàm nghĩa tương đương
là “đinh chúng” (町衆), “đinh nhân” (町人) và “thị dân” (市民), tương ứng với ba
thời kỳ nối tiếp nhau. Nếu như “đinh chúng” chủ yếu dùng để chỉ tầng lớp thương
nhân và thợ thủ công phát triển tại Kyoto - đô thị trung tâm trong thời kỳ từ
Muromachi (室町, 1337-1573) đến Sengoku (戦国, 1467-1600) (tương ứng với nửa
sau của thời trung thế), thì “đinh nhân” là cách gọi chỉ những cư dân đô thị sống
trong thời cận thế (thời Edo). Theo “Nhật Bản đại bách khoa toàn thư” (日本大百
科全書), “Ngoài tầng lớp thị dân trung và thượng lưu, cịn có nhiều hạng dân khác
nhau, đặc biệt những cư dân nghèo, thuê nhà trọ trong các câu chuyện Rakugo. Nếu
xét một cách khắt khe, họ không được xếp vào tầng lớp thị dân, nhưng trên thực tế
lại là một bộ phận đông đảo sống bám trụ ở đơ thị”. Trong khi đó, “thị dân” là thuật
ngữ mới, hình thành trong thời Minh Trị, được trực dịch từ “citizen” - một thuật
ngữ đã được sử dụng lâu đời ở phương Tây.
Theo Heibonsha’s World Encyclopedia, ở phương Tây, qua mỗi thời kỳ, khái
niệm “thị dân” có nhiều biến đổi về ý nghĩa, “từ chỗ là “quốc dân” (thời Hy lạp cổ
đại) đến “cư dân sống trong thành” (còn gọi là bourgeois) (thời trung đại ở phương
Tây) - khi các đô thị khéo léo điều tiết mối quan hệ đối lập với lãnh chúa, nhà thờ
và nhà vua, mặt khác nắm giữ quyền tự trị như quyền đúc tiền, quyền thu thuế,
quyền tài phán, hơn nữa, cịn sở hữu qn đội riêng có khả năng chống ngoại xâm.
Việc điều hành đô thị tự trị được thị dân tiến hành một cách tự chủ và có kỷ luật
riêng, là cơ sở của sự hình thành quốc gia cận đại. Giữ vai trò trung tâm trong giới
10



thị dân là những nhà sản xuất và thương nhân có tài sản và trình độ giáo dục, có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng cũng có thể độc lập lựa chọn những lợi ích cá nhân
một cách hợp lý…”
“Ở Nhật Bản, xã hội đơ thị và văn hóa thị dân đã hình thành và phát triển sớm,
nhưng do được bảo trợ và bảo hộ bởi quyền lực quốc gia, nên hầu như không đảm
nhiệm ý niệm mang đầy đủ tính chất thị dân như ở phương Tây”. Dù vậy, đây vẫn là
một đặc trưng hoàn toàn khác biệt giữa Nhật Bản với phần lớn các xã hội châu Á
phong kiến và chính là một yếu tố quan trọng dẫn tới thành cơng của cận đại hóa
thời Minh Trị. Để tránh gây khó hiểu về các thuật ngữ tiếng Nhật chưa quen thuộc
tại Việt Nam, trong luận án, tác giả sử dụng chung cách gọi “thị dân” nhưng bổ
sung chú thích về thời gian hoặc phạm vi nội hàm tùy từng trường hợp khác nhau.
- “Văn hóa đại chúng”: Chỉ đến cuối thời Taisho (1912 - 1926) mới hình
thành khái niệm “Văn hóa đại chúng” (大衆文化) do chịu ảnh hưởng khái niệm
“mass culture” từ phương Tây với ý nghĩa văn hóa của quần chúng trên cơ sở
“sự sụp đổ của cơ cấu giai tầng truyền thống dựa trên địa vị và thân phận, khi
dân số vốn thuộc tầng lớp thấp nhất cũng được phổ cập giáo dục và có cơ hội
tham chính”, “đảm bảo những điều kiện kinh tế cho việc hưởng thụ nhu cầu tiêu
dùng ở một mức độ nhất định (theo The Heibonsha’s World Encyclopedia và
Britannica Encyclopedia). “Văn hóa đại chúng” hàm nghĩa bao trùm các loại
hình “nghệ thuật đại chúng” (大衆演芸, đại chúng diễn nghệ) gồm diễn kịch
(như ca kịch Kabuki và kịch nói), các loại hình tạp kỹ Yose và ca múa nhạc phục
vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đại bộ phận dân chúng (Heibonsha’s World
Encyclopedia).
Theo nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật cận đại Nhật Bản Kurata Yoshihiro,
trong thời cuối Edo - đầu thời Minh Trị, ở Nhật Bản phổ biến khái niệm “du nghệ”
(遊芸) để chỉ những loại hình nghệ thuật kể trên [65; tr.47]. Kể từ năm Minh Trị
34 (1901), khái niệm “du nghệ” được thay thế bằng “diễn nghệ” (演芸), thể hiện
bằng mức độ thường xuyên xuất hiện của thuật ngữ mới này trên các mặt báo.

Trên thực tế, “du nghệ” là hình thức văn hóa đại chúng phổ biến và thịnh hành
11


nhất trong xã hội Nhật Bản, đặc biệt là xã hội thị dân thời cận thế và cận đại. Bởi
vậy, cách diễn đạt “văn hóa đại chúng”, khi được sử dụng trong luận án, mang ý
nghĩa tương đối và có phạm vi hẹp hơn gốc nghĩa.
- Rạp hát Yose (寄席, thời kỳ đầu gọi là Yose-ba (寄せ場) mang ý nghĩa là
nơi tụ tập), ra đời trong giai đoạn cuối thời Edo tại đơ thị Edo, bao gồm các loại
hình biểu diễn thị dân quy mô nhỏ như kể chuyện - tấu nói Rakugo, Kodan, rối,
tranh bóng, xiếc, ảo thuật…
- Rakugo (落語) là tên gọi của loại hình kể chuyện - tấu nói, trung tâm của sân
khấu Yose. Rakugo ra đời vào đầu thời Edo và trong suốt thời kỳ này được gọi là
Otoshi-banashi (落とし噺 - “Lạc thoại” với ý nghĩa “tấu truyện chơi chữ”), vì
ngồi việc hoạt dụng các ngơn từ tượng thanh, tượng hình, đa nghĩa…, thì hài hước
bất ngờ là một yếu tố chủ đạo của loại hình này. Sang thời Minh Trị, tên gọi mới
Rakugo ( “Lạc ngữ”) được sử dụng cho đến ngày nay. Về hình thức trình diễn, đây
là loại hình độc diễn có diễn xuất mang thủ pháp ước lệ và tượng trưng, với hai đạo
cụ diễn duy nhất là một chiếc khăn tay (手拭い) và một chiếc quạt gấp (扇子).
Nghệ sĩ Rakugo (落語家 hoặc 噺家) trong trang phục kimono trung tính, khơng hóa
trang, ngồi chính tọa (正座) giữa sân khấu khơng bài trí, vừa là người dẫn truyện,
vừa thủ tất cả các vai nhân vật. Kho tàng truyện kể Rakugo được phân thành hai
thời kỳ chủ yếu là “Rakugo cổ điển” (古典落語, kế thừa các sáng tác trước và trong
thời Edo) và “Rakugo tân tác” (新作落語, các sáng tác mới được cho là mở đường
bởi Sanyutei Encho từ cuối thời Edo - đầu thời Minh Trị).
Về cơ bản, các thuật ngữ được trình bày thống nhất theo trật tự: [Hán Việt hóa
(nguyên bản tiếng Nhật, trong trường hợp cần thiết bổ sung cách dịch tiếng Việt)]
để tận dụng khả năng biểu nghĩa của từ vựng Hán Việt, thuận tiện cho độc giả
Việt Nam chưa quen thuộc với các khái niệm tiếng Nhật. Nhưng mặt khác, với
những danh từ riêng là thuật ngữ chủ chốt của luận án gắn với các đối tượng

nghiên cứu đặc trưng Nhật Bản như Rakugo, Yose, Kabuki, Noh, hay địa danh và
họ tên người Nhật, luận án chủ trương trình bày theo cách giữ nguyên bản phiên
âm Latin cách đọc theo tiếng Nhật và đặt chú thích tiếng Nhật trong ngoặc đơn.
12


5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Là một cơng trình nghiên cứu lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp chủ
yếu của khoa học lịch sử, đồng thời kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu
liên ngành phổ biến hiện nay như cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu trường
hợp, các phương pháp nghiên cứu xã hội và văn hóa, nghiên cứu khu vực học nhằm
bổ trợ và tối ưu hóa các kết quả nghiên cứu.
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp
Vài thập kỷ gần đây, trên thế giới, ngày càng phổ biến xu hướng nghiên cứu
trường hợp (case-study) trong khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu lịch sử nói
riêng. Xu hướng này được đề cao, bởi thông qua những trường hợp nghiên cứu cụ
thể, điển hình ở tầm vi mơ, giúp làm sâu sắc hơn nhận thức và tri thức về vấn đề
nghiên cứu, khảo sát được tính đa diện của vấn đề, cũng như phát hiện được những
đặc trưng, trường hợp dị biệt.
Từ nhận thức trên, luận án lựa chọn một nhân vật lịch sử là Sanyutei Encho với
ý nghĩa một nghiên cứu trường hợp, một lịch sử thu nhỏ trong diễn trình phát triển
của lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị. Tuy nhiên, một khó khăn trong nghiên cứu
trường hợp chính là sự hạn chế về nguồn tư liệu nghiên cứu, đặc biệt với những đối
tượng, nhân vật lịch sử có tính chất đặc thù. Để khắc phục hạn chế này, bên cạnh
việc khai thác tối đa các tư liệu nghiên cứu trực tiếp, việc liên hệ và đối chiếu với
các tư liệu có tính khái qt hoặc các vấn đề liên quan là vô cùng cần thiết nhằm bổ
sung các tri thức, quan điểm giúp làm sáng rõ vấn đề.
5.2. Nghiên cứu sử liệu và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác
Với tư cách một cơng trình nghiên cứu lịch sử, phương pháp khảo cứu sử liệu
gốc bằng tiếng Nhật trong thời Minh Trị được luận án chú trọng sử dụng. Bên cạnh

đó, luận án cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu lịch sử như nghiên cứu và
phê phán tài liệu, phương pháp thống kê, nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch đại
và đồng đại…
Ngoài ra, văn học - nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù, có khả năng phản ánh tư
tưởng, thẩm mỹ, giá trị cũng như những biến động lịch sử. Xuất phát từ nhận thức
phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ngày nay coi văn học cũng là một nguồn tri thức
13


lịch sử có giá trị tham khảo quan trọng, đặc biệt với nghiên cứu trường hợp Encho,
một văn nghệ sĩ, tác gia có khối lượng sáng tác đồ sộ với nhiều danh tác còn lưu
truyền tới ngày nay, luận án cũng sử dụng ít nhiều các phương pháp phân tích văn
bản tác phẩm, so sánh và phê phán tài liệu nhằm hiểu biết hơn về giá trị và ảnh
hưởng của tác phẩm Encho cũng như các thông tin, sự kiện về đời sống xã hội Nhật
Bản đương thời được phản ánh qua các sáng tác.
5.3. Nghiên cứu thực địa và phỏng vấn
Bên cạnh nỗ lực tiếp cận nguồn tư liệu gốc, tác giả luận án cũng tích cực tiến
hành nghiên cứu thực địa và phỏng vấn - những phương pháp cơ bản của nghiên
cứu khu vực học qua việc khảo sát các địa danh lịch sử - văn hóa tại Nhật Bản có
liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tác giả luận án cũng coi trọng tác nghiệp phỏng vấn, tham vấn ý kiến của nhiều
chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, trong đó có GS. Nobuhiro Shinji - nhà
nghiên cứu lịch sử văn học thời Edo - Minh Trị cũng đồng thời được coi là chuyên
gia duy nhất về Sanyutei Encho tại Nhật Bản, nhà địa chí - phong tục học Mori
Mayumi - tác giả của cơng trình khảo cứu về Encho bằng phương pháp thực địa,
những nghệ sĩ gạo cội của giới Rakugo đang tiếp nối truyền thống Encho như
Shunputei Koasa, Katsura Utamaru và những nghệ sĩ trẻ triển vọng như Kokontei
Kikuroku, Yanagiya Kogonta. Qua những trao đổi, học tập chuyên môn này, tác giả
luận án mong muốn không chỉ làm sâu sắc hơn tri thức về vai trị và đóng góp của
Encho trong thời Minh Trị, mà còn hiểu biết thêm về sức sống, mức độ ảnh hưởng

của Encho trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật và công chúng hiện đại.
Chi tiết về địa điểm, đối tượng, nội dung và tư liệu hình ảnh ghi lại quá trình
nghiên cứu thực địa - phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục 9 và 10 của luận án.
6. Nguồn sử liệu sử dụng trong luận án
Sử liệu gốc bằng tiếng Nhật trong thời Minh Trị được luận án khảo cứu bao
gồm các tư liệu tiểu sử Encho (trong đó có tiểu sử cho chính ơng tự thuật), các sắc
lệnh, văn bản của chính quyền Minh Trị về phong tục xã hội, văn học - nghệ thuật,
đặc biệt là các loại hình nghệ thuật tạp kỹ đại chúng Yose trong đó có kể chuyện tấu nói Rakugo và liên quan tới sự nghiệp của Encho.
14


Một nguồn sử liệu quan trọng khác là báo chí thời Minh Trị. Đây là một nguồn
sử liệu phong phú nhờ sự phát triển của phong trào dân quyền, tự do ngôn luận kể
từ đầu thời kỳ. Nhiều tờ báo có lịch sử lâu đời đưa tin và bài bình luận về Encho
hoặc đăng các sáng tác của Encho như là một lợi thế cạnh tranh bao gồm Đông
Kinh nhật nhật tân văn (東京日日新聞), Triều dã tân văn (朝野新聞), Trung ương
tân văn (中央新聞), Độc mại tân văn (読売新聞), Đại hòa tân văn (大和新聞),
Thời sự tân báo (時事新報), Bưu điện báo tri (郵便報知)…
Bên cạnh đó, một số ghi chép, bình luận đương thời của các môn đệ, nhà văn,
nhà nghệ thuật, người viết sử đương thời về Encho cũng được luận án khai thác như
là một nguồn tư liệu lịch sử. Có thể kể đến đánh giá của kịch gia Okamoto Kido về
thành cơng của sân khấu hóa các tác phẩm của Encho (năm Minh Trị 18, 25), đánh
giá của nhà văn Tsubouchi Shoyo - người đứng đầu văn đàn Minh Trị - về ngôn ngữ
nghệ thuật của Encho, ghi chép của môn đệ Itcho…
Tư liệu tiểu sử của một số nhân vật tiêu biểu thời Minh Trị có nhiều liên hệ với
Encho như Bộ trưởng Ngoại vụ Inoue Kaoru, nhà báo Fukuchi Ochi, nghệ sĩ
Kabuki Ichikawa Danjuro, tốc ký gia Wakabayashi Kanzo, chính trị gia - doanh gia
Shibusawa Eiichi cũng là những nguồn tư liệu gián tiếp hỗ trợ nghiên cứu về Encho.
Luận án cũng khai thác một số sử liệu thời Minh Trị là những bình luận, đánh
giá về Encho và xã hội Nhật Bản của những người nước ngoài sinh sống và làm

việc ở Nhật Bản, những người chứng kiến và tham gia vào công cuộc cận đại hóa
của nước Nhật. Có thể kể đến nhà báo, nhà văn quốc tế người Anh Lafcadio Hearn
(1850-1904, Koizumi Yakumo - người đã định cư, dạy đại học tại Nhật Bản và
chịu nhiều ảnh hưởng của Encho trong sáng tác truyện ma quái), nhà hoạt động xã
hội, nhà sáng tác và nghệ sĩ kể chuyện - tấu nói Rakugo người Anh Henry Black
(nghệ danh Kairakutei Black), hay công sứ Pháp Jules Adam qua tác phẩm "Au
Japon" về xã hội Nhật Bản và nghệ thuật tạp kỹ Yose năm Minh Trị 32 (1899)…
7. Đóng góp của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về lịch sử Nhật Bản thời
Minh Trị từ cách tiếp cận khảo cứu sâu về sự nghiệp hoạt động của một nhân vật
lịch sử - danh nhân văn hóa đương thời, đồng thời cũng là nghiên cứu đầu tiên tiếp
cận vấn đề từ góc độ lịch sử văn hóa và nghệ thuật.
15


Trong khi các nghiên cứu lịch sử thời cận thế và cận đại Nhật Bản tại Việt Nam
thường có xu hướng đi sâu khảo sát các vấn đề nghiên cứu của mỗi thời kỳ cận thế
hoặc cận đại một cách riêng rẽ mà ít có những liên kết chặt chẽ giữa hai thời kỳ,
luận án chọn nghiên cứu một nhân vật lịch sử sống trọn giữa hai thời kỳ, một mặt kế
thừa những nền tảng quan trọng của văn hóa và xã hội Nhật Bản thời Edo, mặt khác
tham gia tích cực vào cơng cuộc cải biến xã hội thời Minh Trị.
Trong nghiên cứu về Sanyutei Encho, luận án là cơng trình nghiên cứu có quy
mơ đầu tiên tại Việt Nam, cũng là cơng trình đầu tiên lấy Encho làm đối tượng
nghiên cứu trường hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử - xã hội có liên quan
trong thời Minh Trị, cụ thể là vai trò của văn nghệ sĩ đơ thị trong tiến trình cận đại
hóa và q trình tiếp biến của văn hóa Nhật Bản thời Minh Trị.
Bởi vậy, tác giả luận án hy vọng công trình này có thể đóng góp một nghiên
cứu mới và là một tài liệu tham khảo có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử
Nhật Bản nói riêng, lịch sử thế giới cận đại - hiện đại nói chung tại Việt Nam.
8. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương gồm:
Chương 1 trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2 trình bày bối cảnh
xã hội và những xu hướng phát triển văn hóa chủ yếu trong thời Minh Trị, mặt
khác, phân tích những nền tảng xã hội và văn hóa Nhật Bản thời Edo, đặc biệt là
sự kế thừa và tiếp biến của văn hóa và nghệ thuật thị dân trong q trình cận đại
hóa - mơi trường cho sự xuất hiện và phát huy vai trò của Sanyutei Encho. Cụ thể
hơn, trong Chương 3 và Chương 4, luận án đi sâu phân tích vai trị, đóng góp của
Sanyutei Encho trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội - văn hóa Nhật Bản
thời Minh Trị với tư cách một trường hợp nghiên cứu điển hình của q trình tiếp
biến và vai trị của văn hóa thị dân và văn nghệ sĩ đại chúng đơ thị trong tiến trình
cận đại hóa Nhật Bản thời Minh Trị. Phần Phụ lục trình bày các tư liệu hình ảnh,
niên biểu và bảng biểu thống kê góp phần làm rõ nội dung nghiên cứu.

16


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát về nghiên cứu lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị
Do tầm quan trọng, tính đặc biệt của thời Minh Trị trong lịch sử Nhật Bản
cũng như mức độ phức tạp và phong phú của các vấn đề nghiên cứu về diễn trình
phát triển của đời sống xã hội - văn hóa trong thời kỳ này, thật khó có thể tổng
kết được tất cả những lĩnh vực, thành tựu và vấn đề nghiên cứu tại Nhật Bản và
trên thế giới về lịch sử thời Minh Trị. Chủ đề có tính bao trùm, được tranh luận
nhiều nhất là khía cạnh cận đại hóa, văn minh khai hóa.
Trong một thời gian dài cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX, một xu hướng
nghiên cứu ở cấp độ vĩ mơ về mơ hình phát triển của Nhật Bản được các học giả
phương Tây đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do sử dụng hệ lý thuyết, quan điểm
phương Tây để tranh luận về "tính hiện đại" của công cuộc cải cách Nhật Bản

thời Minh Trị, những nghiên cứu này sau đó đã bị phản biện là mang nặng cách
nhìn thiên kiến văn hóa hoặc đánh đồng q trình "cận đại hóa" Nhật Bản với
"Âu hóa" [130]. Một đề tài tranh luận sôi nổi từng tập trung mối quan tâm lớn
của đông đảo học giả trên thế giới là việc thống nhất một cách định danh cho q
trình cận đại hóa thời Minh Trị là một cuộc "cải cách" (reform) hay "cách mạng"
(revolution), "duy tân" (維新) hay “phục cổ” (restoration) [19; tr.150-161] càng
cho thấy tính chất phức tạp và lý thú của vấn đề.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về lịch
sử cận đại Nhật Bản đã đi đến chia sẻ một nhận thức phổ quát về tính đặc thù của
cơng cuộc "cận đại hóa" Nhật Bản, cũng như vai trị có tính quyết định của các
yếu tố nội sinh (endogenous factors) [19, 103], trong đó có vai trị của truyền
thống văn hóa - xã hội, trong thành cơng của cải cách Minh Trị. Là một trong
những tiến trình cận đại hóa độc đáo và nhanh nhất trên thế giới, thời kỳ này còn
được coi là một nguyên mẫu, "một trường hợp thử nghiệm cho việc nghiên cứu
17


lịch sử văn hóa thế giới" [114; tr.24], cũng như được đánh giá cao về sự ưu trội
với tính chất một cuộc “cải cách” khi so sánh với các cuộc “cách mạng triệt để”
trên thế giới như Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799). Mặt khác, nếu như nhiều
nghiên cứu đánh giá cao những tác động tích cực của cận đại hóa đến đời sống
xã hội Nhật Bản, khơng ít nghiên cứu cũng nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực của
tăng trưởng "nóng" hay như Donald H.Shivley trong “Tradition and
Modernization in Japanese Culture" đã định danh là "bệnh lý của cận đại hóa"
[115, 119, 142].
Tại Việt Nam, trong khoảng ba thập niên trở lại đây, các cơng trình chun
khảo, nghiên cứu liên hệ hoặc dịch thuật có tính mở đường trong nghiên cứu lịch
sử Nhật Bản thời Minh Trị đã được đông đảo giới nghiên cứu đánh giá cao như
"Nhật Bản cận đại" (Vĩnh Sính), "Minh Trị Duy tân và Việt Nam" (Nguyễn Tiến
Lực), "Cải cách Nhật Bản thời Minh Trị (1868-1912)", "Xã hội thành thị và

dịng văn hóa thị dân Nhật Bản thời Edo" (Nguyễn Văn Kim), "Bunmei kaika và
sự biến đổi trong đời sống vật chất của người Nhật" (Phan Hải Linh), "Cải cách
giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị Duy tân" (Đặng Xuân Kháng), 『ベトナムと
日本の近代における「文明開化」-福澤諭吉とファン・ボイ・チャウの
「文明開化」概念を比較して-』(“Văn minh khai hóa” trong thời cận đại ở
Việt Nam và Nhật Bản qua so sánh khái niệm “Văn minh khai hóa” của
Fukuzawa Yukichi và Phan Bội Châu”, Phạm Thị Thu Giang), "Tại sao Nhật
Bản "thành cơng" - Cơng nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản" (Morishima
Micho, Đào Anh Tuấn dịch), "Phúc Ông tự truyện" (Fukuzawa Yukichi, Phạm
Thị Thu Giang dịch)...
Những năm gần đây, nghiên cứu trên thế giới ngày càng có khuynh
hướng tìm tòi mới và khảo cứu sâu các vấn đề, đối tượng nghiên cứu có quy
mơ nhỏ hẹp hoặc có tính liên hệ lẫn nhau. Trong một nghiên cứu đáng chú ý
“New Directions in the Study of Meiji Japan” [125], các tác giả đã khai thác
thêm nhiều vấn đề mới về lịch sử - xã hội thời Minh Trị như mối quan hệ giữa
18


Phật giáo với chính quyền, sự phát triển của triển lãm và bảo tàng, các loại
hình sách tốc ký… Có thể thấy, nghiên cứu về lịch sử thời Minh Trị trên thế
giới hứa hẹn nhiều phát hiện thú vị hơn nữa. Luận án này được thực hiện cũng
với hy vọng đó.
Trên cơ sở nhận thức vai trị quan trọng của các truyền thống văn hóa - xã
hội trong tiến trình cận đại hóa thời Minh Trị như kể trên, trong giới hạn nghiên
cứu của luận án, chúng tơi sẽ trình bày khái quát một số khuynh hướng và đặc
điểm chủ yếu của các nghiên cứu về quá trình chuyển biến của nghệ thuật đại
chúng và đời sống xã hội đô thị Nhật Bản thời Minh Trị, trước khi trình bày sâu
hơn các khuynh hướng nghiên cứu cụ thể về Sanyutei Encho.
1.2. Nghiên cứu tiến trình cận đại hóa nền nghệ thuật đại chúng,
chuyển biến xã hội và văn hóa đơ thị thời Minh Trị

1.2.1. Nghiên cứu quá trình cận đại hóa nghệ thuật đại chúng
Trong nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Nhật Bản thời cận đại, cụ thể là thời
Minh Trị, không thể không nhắc đến Kurata Yoshihiro (倉田喜弘, 1931-) một nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này. Kurata là tác giả của
nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng, có giá trị về lịch sử nghệ thuật Nhật
Bản thời cận đại như “Giải trí đại chúng thời Minh Trị - Đại Chính” (『明治大
正の民衆娯楽』), “Văn minh khai hóa trong nghệ thuật” (『芸能の文明開
化』), và “Nghệ thuật” (『芸能』) - quyển 18 trong bộ “Đại hệ tư tưởng cận
đại Nhật Bản” (『日本近代思想大系』) gồm 23 quyển [64]… Kurata cũng
dành nhiều năm dày cơng sưu tầm các bài báo và tạp chí đương thời liên quan
đến nghệ thuật (hiện đang được lưu giữ tại các thư viện hàng đầu Nhật Bản như
kho báo - tạp chí thời Minh Trị thuộc Đại học Tokyo, Thư viện Quốc hội Nhật
Bản, Thư viện tổng hợp phủ Kyoto)… các văn bản, pháp lệnh của chính quyền
Minh Trị liên quan tới nghệ thuật từ các bộ tư liệu “Đơng kinh cảnh thị bản thự
bố đạt tồn thư” (『東京警視本署布達全書』), “Đông kinh cảnh thị bản thự
lục sự” (『東京警視本署録事』), “Cảnh thị lệnh giám” (『警視令監』) và
“Lục sự” (『録事』) của các tỉnh, chủ yếu là Tokyo, và biên tập thành bộ công
19


trình “Nghệ thuật biểu diễn thời Minh Trị - tuyển tập tư liệu” (『明治の演芸
演芸資料選書』) [60-63] gồm 5 quyển có giá trị tham khảo cao bởi sự chi tiết
và tính chính xác về thời gian và nguồn dẫn. Đây cũng là những tư liệu tham
khảo mang tính nền tảng của luận án.
Như trên, Kurata đại diện cho khuynh hướng sưu tầm tư liệu và nghiên cứu
về các lĩnh vực cụ thể trong nghệ thuật thời Minh Trị. Trong các nghiên cứu này,
nghệ thuật đại chúng thường được phân chia thành các loại hình, trong đó có
nghệ thuật tạp kỹ trong các nhà hát bình dân Yose và nghệ thuật kể chuyện - tấu
nói Rakugo. Đáng chú ý là hầu hết các cơng trình theo khuynh hướng này đều
chọn trình bày một tiểu mục về Sanyutei Encho.
Ở một khía cạnh khác, Kurata cũng là nhà nghiên cứu đi đầu trong khuynh

hướng luận giải về q trình chuyển biến, cận đại hóa nghệ thuật Nhật Bản thời
Minh Trị. Trong nghiên cứu “Thời cận đại của Kịch quán và Rạp hát tạp kỹ bình
dân Yose - Từ "Du nghệ" đến "Văn hóa"” (『芝居小屋と寄席の近代-「遊
芸」から「文化」へ』) [65], ông nhận định: việc lý giải những biến chuyển
của các loại hình nghệ thuật đại chúng Nhật Bản trong trào lưu cận đại hóa thời
Minh Trị phải dựa trên cơ sở nắm bắt những thay đổi về phong tục tập qn, tâm
lý và thị hiếu đương thời. Từ đó, ơng tiến hành khảo sát từng biến chuyển trong
lề thói, phong tục, tiêu biểu như việc chính quyền từng bước kiểm soát, cấm
đoán việc ở trần trong đời sống và trên sân khấu, phê phán của Mori Ogai (森鴎
外, một danh sĩ lưu học ở Đức trở về) đối với chất giọng "khàn đục" được coi là
chuẩn mực của kịch Kabuki trên sàn diễn Shintomi-za tiêu biểu của nước Nhật
năm Minh Trị 23 (1890), sự phổ biến của thể loại kịch mừng ngày giỗ các cao
tăng xưa, trong đó khán giả không ngớt niệm chú “Nam mô diệu pháp liên hoa”,
“Nam mô quan thế âm bồ tát” hay tục cạo lông mày và nhuộm răng đen của diễn
viên nữ (đã có gia đình) vẫn cịn tồn tại đến đầu thời Showa… Từ đó, ơng khẳng
định “q trình cận đại hóa trên sân khấu Nhật Bản đã diễn ra không hề đơn giản
như thay một bộ Âu phục” [65; tr.148].
20


1.2.2. Nghiên cứu q trình cận đại hóa xã hội và văn hóa đơ thị
Edo - Tokyo là đơ thị trung tâm của quá trình chuyển mình của Nhật Bản từ
thời Edo sang Minh Trị, bởi vậy là tâm điểm của rất nhiều nghiên cứu về đô thị
theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Một khuynh hướng chủ đạo là xem xét một
cách cặn kẽ sự phát triển của từng lĩnh vực điển hình như giáo dục, kiến trúc, đất
đai, giao thơng, hạ tầng... trong thời Minh Trị.
Bên cạnh đó, một cách tiếp cận khác là khảo sát quá trình chuyển biến của
đô thị Edo -Tokyo từ thời Edo sang thời Minh Trị trong một nội hàm rộng lớn
hơn như “tính liên tục” và “phi liên tục” trong văn hóa thị dân hay không gian đô
thị... Philippe Pons trong "Từ Edo đến Tokyo - Văn hóa thị dân và văn hóa bình

dân Edo" (『江戸から東京へ-町人文化と庶民文化-』) [80] đã đề cao các
“di sản” và “tính liên tục” của các truyền thống văn hóa Edo, trong đó dành
nhiều tiểu mục trình bày về nghệ thuật kể chuyện - tấu nói trong phạm trù “văn
hóa mang tính liên tục". Mặt khác, tác giả cũng khơng bỏ qua những “Hình
tượng hiện đại mang tính đặc thù” từ thời Minh Trị như hiện tượng các khu đô
thị mới nổi Ginza hay Shinjuku, phim ảnh... Kogi Shinzo trong nghiên cứu “Edo
Tokyo - nghiên cứu không gian sống” (『江戸東京 生活空間の研究』) đã chỉ
ra: trong khi các khu đơ thị có truyền thống như Asakusa vẫn tiếp tục được bảo
lưu "tính liên tục" của văn hóa thị dân từ Edo sang Minh Trị, thì Shibuya hay
Ikebukuro vốn là những vùng nơng thơn thuần t có tốc độ đơ thị hóa chậm
trong thời Edo, lại chuyển biến lớn với tốc độ đô thị hóa và cận đại hóa nhanh
chóng kể từ sau thời Minh Trị.
1.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nghệ thuật đại chúng và xã hội đô thị
Sanyutei Encho là một thị dân gốc sinh trưởng và sống trọn đời ở đô thị Edo
- Tokyo. Mặt khác, nghệ thuật kể chuyện - tấu nói Rakugo mà ơng là một đại diện
tiêu biểu cũng lại có lịch sử hình thành và phát triển gắn bó mật thiết với lịch sử
phát triển của đơ thị này. Vì lý do đó, luận án đặt mối quan tâm tới các nghiên cứu
về sự liên hệ giữa những chuyển biến của đô thị Edo - Tokyo với nghệ thuật đại
chúng thời Minh Trị. Có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu như sau:
21


×