Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật trong mặt trời vẫn mọc của ernest hemingway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Hằng

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
MẶT TRỜI VẪN MỌC CỦA ERNEST HEMINGWAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.02.45

Giáo viên hướng dẫn


PGS. TS LÊ HUY BẮC

HÀ NỘI, 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, lời đầu tiên tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lê Huy Bắc,
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ
tôi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Ngồi ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo

trong Tổ Văn học nước ngồi cùng các thầy cô trong khoa Văn
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập
và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, người thân,
bạn bè ln bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian
qua để tôi có điều kiện thực hiện tốt đề tài khoa học này!
Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng



MỤC LỤC

Mở đầu ........................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 11
5. Đóng góp của luận văn........................................................................ 11
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 12

Chƣơng 1. Nhân vật qua lời kể .................................................................. 13
1.1. Jake - người kể chuyện..................................................................... 13
1.2. Brett qua lời kể ................................................................................. 26
Chƣơng 2. Nhân vật qua đối thoại ............................................................ 35
2.1. Jake: Vết thương chiến tranh không thể lành .................................. 35
2.2. Brett - Jake mối tình vơ vọng ........................................................... 50
Chƣơng 3. Nhân vật qua không gian ........................................................ 60
2.3. Không gian khách sạn, quán bar, quán cà phê ................................. 60
2.3. Không gian mở: con đường, trường đấu .......................................... 69
Kết luận ........................................................................................................ 80
Thƣ mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 83



Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Ernest Hemingway là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế kỉ hai
mươi, người đã dành cả đời mình để cống hiến cho nền văn học nhân loại. Với
những cống hiến đó, ơng xứng đáng được nhận được giải Nobel. Diễn từ
Nobel lần thứ 54 cho Hemingway có đoạn viết “Vai trị của Hemingway như
một trong những nhà kiến tạo phong cách vĩ đại nhất trong kỉ nguyên này là rất
rõ ràng trong nghệ thuật tự sự của cả Mỹ và Châu Âu trong hơn hai lăm năm
qua, nổi bật nhất là những cuộc đối thoại sinh động và những cuộc khẩu chiến
mà trong đó ơng đã tạo ra một chuẩn mực rất dễ bắt chước nhưng đồng thời rất

khó đạt được”. Qua nhận xét trên chúng ta thấy được vai trò của Hemingway
trong cách tân văn chương và nghệ thuật tự sự khơng chỉ của Mỹ, của Châu Âu
và trên tồn thế giới.
Ernest Hemingway là con thứ hai trong một gia đình đơng anh chị em.
Ơng ra đời tại Oak Park năm 1899. Cha Hemingway, Clarence Edmonds
Hemingway là một bác sĩ và mẹ ông bà Grace Hall Hemingway là một giáo
viên. Mẹ Hemingway là người ngoan đạo và có tài năng âm nhạc. Bà luôn
muốn hướng Hemingway về tôn giáo và âm nhạc nhưng bà sớm thất vọng, bởi
trong khi học thanh nhạc ông luôn tranh thủ giờ nghỉ giải lao để biến lớp học
thành sàn đấu bốc. Hemingway ít chịu ảnh hưởng từ phía người mẹ. Trái lại
ơng chịu ảnh hưởng từ người cha nhiều hơn. Ông thường cùng cha đi câu cá và
xem các mơn thể thao. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh thiên nhiên cùng các đề

tài câu cá, săn bắn, thể thao thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của
ông.
Hemingway được đánh giá là một trong những nhà văn Mỹ vĩ đại nhất
mọi thời đại. Ông viết nhiều thể loại nhưng thành công chủ yếu là ở lĩnh vực
truyện ngắn và tiểu thuyết. Hemingway bắt đầu sáng tác khá sớm và một số
truyện ngắn của ông đã được đăng báo từ năm 1921. Tập sách đầu tiên của ông


được xuất bản năm 1923, đó là tập Ba câu chuyện và mười bài thơ. Thời kì
này ơng chủ yếu sáng tác truyện ngắn. Đến năm 1926 ông cho ra mắt tiểu
thuyết Mặt trời vẫn mọc, sau đó là Giã từ vũ khí (1929) và Có và khơng
(1937). Từ sau 1937 ơng ít sáng tác truyện ngắn mà chuyển dần sang lĩnh vực

tiểu thuyết. Tác phẩm tiêu biểu là Chuông nguyện hồn ai (1940). Sau 1940,
truyện ngắn của ông không đạt được nhiều thành tựu. Tác phẩm tiêu biểu nhất
của ông giai đoạn này là Ông già và biển cả (1952).
Với thời gian cầm bút khoảng bốn mươi năm thì sự nghiệp văn học của
Hemingway là không quá đồ sộ nhưng có nhiều tác phẩm có giá trị như Mặt
trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chng nguyện hồn ai và đặc biệt là Ông già và
biển cả (tác phẩm góp phần quan trọng trong việc đem lại cho Hemingway giải
thưởng Pulitzer và Nobel văn học). Trong số những tác phẩm có giá trị đó thì
Mặt trời vẫn mọc có một vị trí quan trọng. Đây là tiểu thuyết đầu tay nhưng nó
cũng đã khẳng định được tài năng và phong cách của ông.
Cho đến cuối thế kỉ 20, tác phẩm Mặt trời vẫn mọc vẫn được đánh giá rất
cao: tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật đối thoại của Hemingway và cả cho

ngun lí tảng băng trơi của ơng.
Tác phẩm kể về Jake và nhóm bạn của anh. Họ ra khỏi chiến tranh, bước
vào cuộc sống đời thường nhưng vẫn bị chiến tranh ám ảnh. Họ sống cuộc
sống của những thanh niên thuộc “thế hệ vứt đi”. Cuộc đời họ là những tháng
ngày ăn chơi say xỉn. Họ uống rượu, đi câu và đặc biệt là tham dự lễ hội đấu
bò ở Tây Ban Nha. Họ sống đồng nghĩa với lãng quên. Họ sống gấp để rồi chết
gấp bởi thế gian này ngồi những cuộc chơi đó ra thì có cịn gì là ý nghĩa.
Trong tác phẩm, ngồi Jake và Brett cịn có nhiều nhân vật như nhà văn
Cohn, Bill, Mike, Francis, Romero,... nhưng Jake và Brett là hai nhân vật
chính. Hai nhân vật này thể hiện rõ đặc điểm của nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Hemingway.
Xây dựng nhân vật luôn là vấn đề cốt lõi của tác phẩm văn học. Trong

một tác phẩm văn học (nhất là ở loại hình tự sự) khơng thể thiếu nhân vật bởi
đó là hình thức cơ bản để nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Do đó


nghệ thuật xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng của lí luận văn học.
Nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật là nói đến việc nhân vật đó được
miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện nghệ thuật như thế nào.
Nhân vật văn học là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện
thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện
tương ứng. Nhân vật khơng chỉ thể hiện tính cách mà cịn là người dẫn dắt
người đọc vào thế giới đời sống trong tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả

bằng phương tiện nghệ thuật. Cách thức thể hiện nhân vật rất đa dạng và
phong phú, chúng bị chi phối bởi những yếu tố thời đại và thể hiện rõ nét cá
tính sáng tạo của nhà văn.
Đối với thể loại non trẻ như tiểu thuyết, khi mà bản thân các yếu tố nội tại
của nó cịn chưa cố định thì hiển nhiên là nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng
luôn biến đổi.
Ở trên chúng ta đã nhắc đến Hemingway là thiên tài trong nghệ thuật tự sự
cũng như xây dựng được những cuộc đối thoại sinh động. Mặt trời vẫn mọc là
cuốn tiểu thuyết chứa đựng được cả hai yếu tố đó: Vừa có yếu tố kể chuyện
hấp dẫn đồng thời vừa có yếu tố đối thoại sinh động. Luận văn chọn nghiên
cứu tác phẩm và tác giả Hemingway là vì những lí do trên.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tiếng Việt
Ngay từ khi Hemingway còn sống đã có nhiều cơng trình nghiên cứu giới
thiệu về tác phẩm ơng trên tồn thế giới. Cơng việc nghiên cứu đó vẫn được
tiếp tục sau khi ông qua đời.
Ở Việt Nam, Hemingway là tác giả quen thuộc. Tác phẩm của ông được
dịch khá sớm và tương đối đầy đủ. Ông là một trong số các tác giả văn học
nước ngoài được giảng dạy ở trường phổ thông và cả bậc cao đẳng, đại học.
Tên tuổi Hemingway đã xuất hiện trên báo chí từ đầu những năm 1960, cũng
có một số tác phẩm được dịch và giới thiệu trong thời gian này. Đó là hai tiểu
thuyết Chng nguyện hồn ai và Ơng già và biển cả. Tuy nhiên giai đoạn này



ở Việt Nam những nghiên cứu về Hemingway là rất ít ỏi và chủ yếu là những
bài giới thiệu: Phạm Thành Vinh với bài giới thiệu về Chuông nguyện hồn ai
và Huy Phương với bài giới thiệu về Ông già và biển cả. Hai bài giới thiệu này
đều có cách nhìn nhận và đánh giá chưa thật sâu sắc. Ngồi ra cịn có một số
bài tiểu luận nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ tư liệu: Đọc Ông già và biển
cả (Phong Lê đăng trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1962); Hemingway và
những tác phẩm tiêu biểu của ơng (Lê Đình Cúc, Tạp chí Văn học số 7 năm
1976).
Ở miền Nam Việt Nam trước giải phóng thì Hemingway cũng là tác giả
văn học nước ngoài được dịch và giới thiệu nhưng các nhà nghiên cứu chủ yếu
chỉ mới khai thác khía cạnh khái quát nhất về phong cách nghệ thuật và nội
dung tư tưởng trong tác phẩm của ơng.

Thực tế là trước năm 1975 tình hình nghiên cứu về văn học Mỹ nói chung
Hemingway nói riêng cịn lẻ tẻ và khá tự phát. Đa số mới chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu các hiện tượng văn học hoặc là các tác phẩm chứ chưa đi sâu vào
việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về thi pháp hoặc nghệ thuật.
Từ những năm 1980 việc nghiên cứu về Hemingway đã được tiến hành
trên quy mô hệ thống hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý toàn diện hơn về
cuộc đời cũng như các sáng tác của Hemingway: Bi kịch Hemingway (Lê Đình
Cúc, Tạp chí Văn học số 6 năm 1983).
Năm 1984, Vương Trí Nhàn có bài viết Sự tham gia của các nhân vật
trong chiến tranh: trường hợp Hemingway. Vương Trí Nhàn đã giới thiệu đến
người đọc nhà văn Hemingway ở hai khía cạnh: con người thích thể thao và
con người thích những chuyến đi (con người của chủ nghĩa xê dịch). Ông nhấn

mạnh đến sự tham gia của Hemingway trong các cuộc chiến tranh. Ông cho
rằng Hemingway là nhà văn đã mạnh dạn dấn thân vào những mặt trận, những
nơi giao tranh ác liệt để có được những hiểu biết, những cảm xúc thực sự của
người lính. Khơng chỉ nhập cuộc một cách tích cực, Hemingway cịn kêu gọi
các nhà văn khác hãy làm như thế để có được sự trung thực trong phản ánh
chiến tranh đến bạn đọc.


Đến năm 1986, Vương Trí Nhàn có thêm bài viết Bắt đầu từ chỗ đứng của
một người lính. Cũng trong năm này, có một số bài viết về Hemingway được
đăng trên báo như thể thao và văn hóa, Quân đội nhân dân, Sài Gịn giải
phóng. Đó là các bài: Hemingway, con người cuộc đời, năm tháng (Lê Đình

Cúc); Ernest Hemingway, nhà văn và nhà báo bậc thầy về đề tài chống chiến
tranh đế quốc (Nguyễn Tuấn Khanh); Nơi sống và làm việc của văn hào
Hemingway ở Cuba...
Ngoài các bài viết kể trên cịn có một số luận văn sau đại học cũng đã đề
cập đến vấn đề đối thoại, độc thoại nội tâm, cốt truyện… Đáng chú ý là luận
văn của Nguyễn Thị Thu Hiền nghiên cứu về kết cấu của tiểu thuyết Mặt trời
vẫn mọc.
Đến nay đã có năm luận án tiến sĩ về Hemingway: Tiểu thuyết viết về
chiến tranh của Hemingway (Luận án của Lê Đình Cúc), Kiểu nhân vật trung
tâm trong tác phẩm của Hemingway (Luận án của Lê Huy Bắc), Hemingway ở
Việt Nam (Bùi Kim Hạnh), Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua truyện ngắn
của Hemingway (Luận án của Trần Thị Thuận)…

Ngồi ra, số cơng trình nghiên cứu về Hemingway được cơng bố khá
nhiều. Trong đó, ta có thể kể một số cơng trình tiêu biểu sau:
Năm 1990, cuốn sách Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tịi đổi mới
ra đời, Phùng Văn Tửu đã phân tích tiểu thuyết Ơng già và biển cả để chứng
minh luận điểm Tiểu thuyết là đề tài của tiểu thuyết. Trong bài viết này tác giả
đã nêu lên đặc trưng của đối thoại, độc thoại nội tâm, cốt truyện và một số vấn
đề xung quanh nguyên lí Tảng băng trơi.
Trong cuốn Hành trình văn học Mỹ, Nguyễn Đức Đàn đã xếp Hemingway
vào nhóm các nhà tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa và đánh giá văn phong của
Hemingway trong Mặt trời vẫn mọc là “trần trụi, nhàm chán; những đối thoại
rập khn theo lời nói thơng thường đến nỗi khi đưa lên sân khấu cả diễn viên
và khán giả đều chán ngán”. Nhưng cũng đánh giá thêm “trong hoàn cảnh (văn

chương giai đoạn đó) như vậy, sự trần trụi có ý thức và điêu luyện, xuất hiện
như một điều kì diệu”[19;259].


Năm 1998, Lê Huy Bắc ra mắt cuốn sách Ernest Hemingway – núi băng
và hiệp sĩ. Đây là cơng trình nghiên cứu khá công phu về tác giả Mỹ này. Cơng
trình giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hemingway với tư cách kép vừa
là một nhà văn đồng thời như một hiệp sĩ. Bên cạnh đó cơng trình cũng giới
thiệu cho người đọc về các kiểu nhân vật trung tâm trong sáng tác của
Hemingway.
Tiểu thuyết Hemingway là công trình nghiên cứu của Lê Đình Cúc về các
tiểu thuyết viết về chiến tranh như Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chng

ngun hồn ai đến tiểu thuyết đem đến cho Hemingway giải thưởng Nobel cao
quý là Ông già và biển cả.
Hemingway những phương trời nghệ thuật (nhiều tác giả) là cuốn sách tập
hợp những bài nghiên cứu về Hemingway của nhiều tác giả do Lê Huy Bắc
tuyển chọn. Cuốn sách đem lại cho người đọc những hiểu biết quý báu về cuộc
đời cũng như những vấn đề cơ bản về phong cách của Hemingway.
Trong chuyên luận Văn học Mỹ: Nghệ thuật viết văn và kĩ xảo, Huy Liên
đã dành cả chương 7 để viết về Hemingway. Tác giả tóm tắt những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hemingway. Đồng thời xác định phong
cách nghệ thuật của Hemingway qua các truyện ngắn: “Ngôn từ ngắn gọn, các
sự kiện không nhiều và các nhân vật thường khơng trải qua một q trình biến
động và phát triển lâu dài nhưng các yếu tố nghệ thuật luôn hàm chứa ý nghĩa

rộng lớn, thể hiện những vấn đề có tầm quan trọng đối với cả đất nước và thế
giới”[41;215]. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích Ơng già và biển cả với
những cách tân về thể loại.
Ngoài ra, các cuốn sách khác cũng có những phần nghiên cứu về
Hemingway như: Văn học Mỹ: quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh tuyển
chọn), Trích giảng văn học Mỹ (Nguyễn Trung Tánh biên soạn).
Trong cuốn Tác phẩm Ernest Hemingway: truyện ngắn và tiểu thuyết (Lê
Huy Bắc chủ biên) ngoài phần giới thiệu những truyện ngắn tiêu biểu và một
số chương trong các tiểu thuyết của Hemingway tác giả cịn có bài giới thiệu
chung về những thành tựu trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết của



Hemingway. Với mỗi phần trích của tiểu thuyết, Lê Huy Bắc có phần nhận xét
chung về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Trong các cơng trình kể trên, đáng lưu ý nhất là luận án của Lê Đình Cúc
đã phân tích khá kĩ ba tiểu thuyết viết về chiến tranh của Heimgway là Mặt
trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí và Chng nguyện hồn ai. Trong cơng trình nghiên
cứu của mình Lê Đình Cúc đã có những nhận xét đánh giá xác đáng về nội
dung và nghệ thuật cũng như các nhân vật của từng tác phẩm. Tuy vậy cơng
trình chưa đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2.2. Tiếng Anh
Ở nước ngồi, chúng tơi thu thập được các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
như cuốn Cẩm nang Cambridge về Hemingway (The Cambridge Companion
to Hemingway) của Scott Donalson, cuốn Ernest Hemingway của James Nagel.

Đây là hai cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về
Hemingway.
Ở bài viết Brett và những phụ nữ khác trong “Mặt trời vẫn mọc”, James
Nagel cho rằng “Khơng có gì so sánh được với Mặt trời vẫn mọc. Với sự xuất
hiện của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình vào ngày 22-10-1926, cuộc đời
của Ernest Hemingway đã mãi mãi thay đổi. Ơng khơng cịn là một nhà văn trẻ
đầy tham vọng, khơng cịn là tác giả của một tập truyện ngắn mỏng “hứa hẹn”,
khơng cịn là một nhà báo viết tiểu thuyết nữa. Cuốn sách đã ngay lập tức xác
định Hemingway có một vị trí quốc tế với cả một thế hệ bị tàn phá bởi chiến
tranh và đau buồn trong suốt thập niên hai mươi bởi sự mất mát lý tưởng”
[56;87]. Cũng trong bài viết này, James Nagel khẳng định Brett không chỉ là
người phụ nữ mà còn là người phụ nữ khác thường ở thế hệ cô. Cô gây ấn

tượng với việc hút thuốc, uống rượu và với cô li dị như một giải pháp cho cuộc
hôn nhân tồi tệ. Cô tiếp nối chủ nghĩa Nữ quyền đã có từ thế kỉ XIX. Nhưng
Brett nổi bật hơn tất cả các nhân vật trong các tác phẩm khác cũng như các
nhân vật nữ khác trong tác phẩm. J. Nagel cũng so sánh Brett với Francis,
Georgette hay Edna. Francis có sự tương phản trực tiếp với Brett. Nếu Francis
muốn độc quyền sở hữu, muốn kết hôn với người đàn ông cô yêu, luôn sợ hãi


bị người yêu bỏ rơi thì Brett lại sẵn sàng chấp nhận bi kịch đau khổ của mình,
ở cơ có sự độc lập về tinh thần cũng như những đòi hỏi về tình u. Cịn
Georgette chỉ xuất hiện thống qua trong tác phẩm, cô là gái mại dâm và với
cô việc trao đổi tình dục đơn thuần là vì tiền, cịn Brett lại chẳng cần tiền. Cơ

sẵn sàng từ chối lời đề nghị hàng nghìn bảng. Cịn Edna, cơ đối lập với Brett,
đơi lúc cơ thay thế vị trí của Brett ở trong nhóm, nhưng khi Brett trở lại cơ bị
lu mờ.
Cũng trong cuốn Cẩm nang Cambridge về Hemingway, J. Gerald
Kennedy có bài viết Hemingway, Hadley và Paris: Sự kiên trì của khát vọng
(Hemingway, Hadley, and Paris: the persistence of desire). Trong bài viết này
Gerald Kennedy cho rằng tác phẩm “Mặt trời vẫn mọc được phát triển từ câu
chuyện cá nhân của Hemingway, từ mối tình của ơng với cơ y tá nhưng
Hemingway đã đẩy câu chuyện của mình vượt qua những tài liệu cá nhân.
Theo ông, nguyên nhân khiến Jake hi sinh tư cách của mình như một người
ham mê đấu bò là để thỏa mãn ham muốn của Brett đối với chàng trai đấu bò.
Ở đây Hemingway cho thấy một cuộc khủng hoảng phức tạp, mỉa mai của các

giá trị mà người đọc thấy như nó là sự thu nhỏ của sự xuống cấp của đạo đức
xã hội thời kì này” [56;201].
Allen Josephs trong bài viết Cảm thức Tây Ban Nha của Hemingway
(Hemingway’s Spanish sensibility) đã đi sâu tìm hiểu những yếu tố liên quan
đến đất nước Tây Ban Nha trong các tác phẩm của Hemingway, đặc biệt là đấu
bị. Riêng trong Mặt trời vẫn mọc, ơng cho rằng “Jake là người kể chuyện, anh
không chỉ là người chứng kiến các trận đấu bò mà còn là người thực sự hiểu
biết về đấu bò. Anh là người nước ngồi u thích đấu bị chứ khơng phải
người Tây Ban Nha – những người thực sự hiểu và đánh giá cao về đấu bò”.
Allen Josephs cũng cho rằng ở đây đấu bò đã “vượt ra khỏi cảm giác trực tiếp
của trận đấu bị, nó trở thành tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm. Đấu bị trở thành
một mơn nghệ thuật chứ không phải là môn thể thao như nhiều người nghĩ”

[57;229].
Adeline R. Tintner trong bài viết Cuộc tranh luận của Hemingway và


James (Hemingway’s quarrel with James) đã có sự so sánh hai tác phẩm là
Mặt trời vẫn mọc và Ngài đại sứ. Adeline Tintnerán cảnh sống tù túng
mà lang thang khắp nơi. Những chuyến đi đã ngấm vào máu thịt họ. Họ thèm
nếm trải những cảm xúc ở sân ga, bến tàu nơi bắt đầu cho những chuyến đi.
Họ đi để được đổi thay, được thấy có cái gì đó mới mẻ. Nhưng không phải bao
giờ họ cũng đạt được điều mong muốn. Nhiều khi họ thấy buồn, thấy đau trên
những chuyến đi. Bởi đi nhiều nhưng không tránh được cảm giác cô đơn. Tâm
hồn cô đơn của những kẻ tha hương không được khỏa lấp bởi những cảnh mới,

người mới.
Mặt trời vẫn mọc bắt đầu là một dự định cho chuyến đi của Cohn tới Nam
Mỹ và khép lại cũng là một chuyến đi của Jake và Brett. Họ ra đi từ Paris, nay
lại trở về Paris. Nó như một vòng luẩn quẩn. Nhưng ngay cả khi đã kết thúc
tác phẩm thì chuyến đi của họ cũng vẫn cịn dang dở. Trên đường trở về Paris,
Jake gợi ý xem Brett có muốn xem Madrit khơng và Brett đã đồng ý. Chuyến
đi của họ lại tiếp tục. Sự kết thúc hóa ra lại là sự bắt đầu cho một hành trình
mới. Lễ hội đã kết thúc rồi, và họ cũng đã chán ngấy Paris. Trở về Paris là trở
về với cuộc sống thực tại, với cuộc sống, với công việc hàng ngày. Mà họ thì
đã chán ngấy những cơng việc đó, chán ngấy cuộc đời vơ nghĩa của chính họ



trên đất Paris. Jake chán làm một anh kí giả quèn. Brett vừa chia tay Romero,
giờ đây khi cô trở lại Paris cô lại tiếp tục phải sánh bước với Mike. Nhưng
trong cơ đã có cái gì đó rạn vỡ. Cô không muốn tiếp tục như trước nữa.
Họ cần một nơi khác để đến. Đi để thấy lòng bớt trống trải, được thấy
rằng “Lý ra chúng ta đã có thể có những phút giây sung sướng bên nhau”. Bởi
khi đi ngoài đường họ được đi cùng nhau, được an ủi đơi chút cho vơi đi
những trống trải trong lịng, cho sự cơ đơn ngủ n trong chốc lát. Cịn đến khi
về nhà là mỗi người một ngả. Mỗi người là một thế giới riêng. Mỗi người phải
tự mình chống chọi với nỗi cơ đơn và tự mình vượt qua nỗi đau khơng thể xóa
mờ.
Những khi ở ngồi đường mà họ không biết đi đâu họ thường loanh
quanh qua các con phố để giết thời gian. Một lần Jake và Brett gặp nhau, lúc

mà cả hai đã chán ngấy mọi thứ, Jake thì chán cơ gái điếm mà anh đi cùng và
những người bạn, cịn Brett thì chán nhóm bạn của cơ. Hai người tách mình ra
khỏi nơi ồn ào đó. Nhưng họ lại chưa xác định được là nên đi đâu.
“Bảo anh ta đi đâu bây giờ?”− Tôi hỏi.
“Ồ! Cứ bảo anh ta lái vịng vịng”.
Ngay cả khi chỉ có hai người thì việc xác định đi đâu cũng thật khó khăn.
Họ khơng thể trở về nhà. Nhà gắn liền với tổ ấm, với hạnh phúc gia đình.
Nhưng hai người lại không thể hạnh phúc bên nhau theo nghĩa của một gia
đình. Họ chỉ có thể chọn một nơi khác, một quán cà phê, một quán bar khác
mà thôi. Nếu chỉ có hai người ở riêng với nhau thì họ được sống thật với cảm
xúc của mình. Jake dù vẫn yêu vẫn đam mê Brett nhưng anh chấp nhận mình
là người đàn ơng bất lực. Cịn Brett, cơ vẫn u Jake, vẫn thấy “rùng mình”

khi Jake chạm vào. Nhưng cái rùng mình rất bản năng đàn bà đó lại khơng
được đáp ứng trọn vẹn. Khi chỉ có hai người, Jake đã đánh thức bản năng đàn
bà trong Brett vậy mà anh lại không thể đáp ứng nhu cầu rất bản năng của cô.
Kết quả là cả hai đều đau khổ. Jake chấp nhận điều đó như một lẽ tất nhiên.
Cịn Brett cơ ln thấy mình “thật khổ sở”, thấy “đau đớn quá chừng”. Độc giả
thấy thương thay cho Brett, cô yêu mà lại không được yêu một cách trọn vẹn.


Di chuyển nhiều không chỉ qua các thành phố, các đất nước mà ngay cả
tại Paris họ cũng chẳng mấy khi ở yên. Họ đi từ khu này đến khu khác ngay
trong một buổi tối để nếm trải những không khí khác nhau. Lúc muốn ồn ào thì
họ đến qn bar. Khi cần yên tĩnh thì họ tìm sang một quán cà phê khác. Thế

nên những cái tên đường phố, những quảng trường xuất hiện dày đặc trong tác
phẩm:
“Chúng tôi đi qua cầu, ngược lên phố Cardinal Lemoine.Chúng tôi đi tuốt
tới quảng trường Contrescarpe… Chúng tôi tới phố Hàng Sắt, đi dọc phố đó
cho tới tận khi nó dẫn chúng tơi tới phía bắc và phía nam của phố Saint
Jacques, sau đó chúng tơi đi về phương nam, qua Val de Braxo thụt vào phía
sau một khu đất và hàng rào sát tới đại lộ Prol Roayal” [26;97,98]
“Chúng tôi bước dọc theo Boivcayane tới Montparnasse qua Lilas,
Lavinho và tất cả những quán cà phê nhỏ, quán Demoine qua phố tới Rotonde
qua những ánh đèn và bàn cửa hiệu này tới Select ” [26;98].
Cũng có lần Jake và Brett tách mình ra khỏi đám đông nhưng họ không
muốn trở về nhà bởi khi đó nỗi đau lại hiện về. Nếu ở riêng với nhau trong

phịng thì họ khó có thể tránh được cảm giác ham muốn của những kẻ đang
yêu. Thế nên họ thường ở ngoài đường. Họ đi từ phố này đến phố khác, ra
khỏi quán cà phê này thì lại đến một quán cà phê hay một tiệm ăn khác. Họ đi
để quên đi nỗi đau. Họ đi như đang thực hiện sự lưu đày của cuộc đời mình.
Có thể đó là con đường nối các quán cà phê, các nhà hàng hay các khách sạn.
Những tên phố, tên quán cà phê hay các quảng trường được nhắc đi nhắc lại.
Đó là cà phê Select, cà phê Rotonde… khách sạn Crillon, khách sạn
Montoya… Các nhân vật dường như lấy cuộc sống bên ngoài (ngoài đường
phố) là chốn nương thân. Phải chăng vì đường phố lúc nào cũng đơng, lúc nào
cũng có cơ hội để gặp gỡ mọi người nên họ thích ở ngồi phố hơn là giam
mình trong phịng riêng.
Ngồi các khơng gian như qn cà phê, khách sạn… thì quảng trường là

khơng gian được nhắc đến nhiều trong tác phẩm. Điều này dễ hiểu bởi quảng
trường chính là nơi tổ chức lễ hội. Tên đầu tiên của tác phẩm khi được xuất


bản là Fiesta (Lễ hội). Các chương viết về lễ hội chiếm dung lượng lớn trong
tác phẩm. Và chủ đề lễ hội cũng là một trong những chủ đề của tác phẩm. Đến
lễ hội là chuyến đi quan trọng nhất trong các chuyến đi của Jake và nhóm bạn
của anh. Tại lễ hội các nhân vật được sống trong không khí vui nhộn, họ tạm
qn đi chính bản thân mình để hòa vào với niềm vui của mọi người. Trước
khi ngày hội bắt đầu, mọi thứ thật yên tĩnh. Những người dân Tây Ban Nha
mến khách và nhiệt tình đã chuẩn bị kĩ lưỡng cho ngày hội, chỉ đến đúng lúc
mọi thứ mới bùng nổ. Lễ hội bắt đầu. Nó không ngừng nghỉ trong suốt bảy

ngày bảy đêm.
“Trưa chủ nhật, mồng 6 tháng 7, ngày hội bùng nổ. Khơng cịn cách nào
khác để diễn tả nó nữa. Từ nơng thơn, người ta tới suốt ngày, nhưng họ đồng
hóa với dân thành phố và bạn không nhận ra họ đâu. Quảng trường yên tĩnh
trong nắng mặt trời như những ngày khác”[26;190]
Vì đã có sự chuẩn bị chu đáo nên chỉ cần tiếng pháo nổ báo hiệu ngày hội
đã bắt đầu là ngay lập tức. Tất cả mọi người, từ người dân địa phương đến
khách du lịch đều tham gia vào lễ hội một cách cuồng nhiệt.
“Trước khi người bồi mang sheri đến, pháo bắn báo hiệu ngày hội bay vút
trên quảng trường. Quả bóng khói lơ lửng trên bầu trời giống như mảnh đạn nổ
bung và trong khi tơi cịn đang ngắm thì một quả đạn nữa lại vút lên, kéo một
vệt khói lên bầu trời trong sáng. Tơi nhìn thấy ánh sáng bé khi nó nổ bung và

một đám màu khói nữa lại xuất hiện. Đến lúc trái rốc két thứ hai nổ thì có
nhiều người ở đường vịm mà một phút trước đó cịn vắng tanh, đến nỗi người
hầu bàn cầm chai rượu giơ cao lên đầu khó lịng len qua đám đông đến chỗ
chúng tôi. Người ta đổ về quảng trường từ bốn phía và ở cuối phố chúng tôi
nghe thấy tiếng sáo tiếng trống đi tới” [26;192].
Lễ hội diễn ra 7 ngày đêm. Cũng là thời gian họ say sưa bét nhè mà không
phải để ý tới bất cứ điều gì khác. “Ngày hội thực sự bắt đầu, nó tiếp tục bảy
ngày bảy đêm. Nhảy múa tiếp tục, uống rượu tiếp tục và những tiếng ồn cũng
tiếp tục. Những điều đã xảy ra chỉ có thể xảy ra trong ngày hội. Cuối cùng mọi
thứ trở nên hoàn tồn khơng thật và dường như khơng có gì có thể có một hậu



quả nào hết. Hình như nghĩ đến một hậu quả trong ngày hội là lạc điệu. Trong
suốt cả những ngày hội, người ta có cảm giác, ngay cả lúc nó n ắng, làmình
phải hét lên một nhận định nào đó người ta mới nghe thấy được. Bất cứ một
hành động nào người ta đều có cảm giác như thế” [26;193].
Trong lễ hội thì đấu bị là tiết mục thu hút sự chú ý của mọi người nhất.
Và đây cũng là sở thích của Jake. Đến với lễ hội Jake được sống với những sở
thích của mình. Anh gặp bạn bè, ăn uống, xem đấu bị… Khi hịa mình vào
trận đấu bị sơi nổi khi thấy sự dũng cảm nhanh nhẹn của các đấu sĩ chống lại
con bò rừng anh được là chính anh, anh cũng chẳng bận tâm lo lắng bất kì điều
gì khác.
“Mấy người đàn ơng trên nóc tường ngả người kéo cửa bãi rào. Rồi họ mở
cửa chuồng.

“Tôi cúi xuống cố nhìn vào trong chuồng. Nó tối. Có người lấy thanh sắt
gõ vào chuồng. Bên trong một cái gì dường như nổ tung. Con bị tót gõ sừng
hết bên này sang bên kia vào gỗ làm nên những tiếng động ầm ầm. Sau đó tơi
nhìn thấy cái mỏm đen và bóng của đơi sừng, và rồi tiếng lộp cộp trong hịm
gỗ, con bị xơng thẳng ra và lao vào trong bãi rào, trượt hai chân trước trên
rơm khi nó dừng lại, đầu ngửng cao, cái bướu lớn trên cổ căng phồng, cơ bắp
trên mình nó rung lên khi nó nhìn đám đơng trên tường đá. Hai con bị non lủi
ép vào tường, đầu chúng thụt vào, cặp mắt theo dõi con bị đực.
“Con bị trơng thấy chúng và tấn cơng. Một người hét lên từ phía sau một
trong những chiếc hòm, lấy mũ đập vào những tấm gỗ và con bò trước khi lao
tới, con bò non quay ngoắt lại, lấy đà lao về phía người đàn ơng đứng sau
những tấm gỗ với tốc độ khủng khiếp, sừng phải sục tìm.

“Trời ơi, đẹp q,” – Brett nói
Chúng tơi nhìn xuống nó.
“Xem cách nó sử dụng sừng kìa,” – tơi nói. – “Tạt trái tạt phải giống như
một võ sĩ”.
“Thực ư?”
“Nhìn xem”.


“Quạt nhanh quá”.
“Đợi chút. Một chút nữa là có một con khác” [26;174,175].
Lúc này Jake chỉ tập trung vào những trận đấu bò. Trước những chú bò
anh chẳng hề quan tâm đến bất cứ thứ gì khác. Anh quan sát trận đấu. Anh

cảm nhận được sự dũng cảm của người đấu bò cũng như thấy được sự giả dối
khi người đấu bị cố tình muốn lừa khán giả. Với Jake xem đấu bị khơng phải
là sự tị mị hay thú vui bất chợt mà đó là sự đam mê. Chính bởi có sự đam mê
này mà anh được ơng chủ khách sạn đánh giá là một Aficionado, và ông sẵn
sàng dành cho anh nhiều sự ưu ái cũng như bỏ qua cho nhóm bạn của anh
những điều khơng phải.
Cịn Brett, lễ hội là nơi cô gặp được chàng trai trẻ Romero. Người cơ thực
sự có cảm tình và cũng rất yêu cô. Cô đến lễ hội với những người đàn ông
khác nhưng trong lễ hội khi Romero xuất hiện những người đàn ơng kia dường
như khơng tồn tại. Thậm chí kể cả Mike – người cô định lấy làm chồng. Cơ
đến với họ đâu phải vì tình u mà để thỏa mãn nhu cầu sinh lí của con người
bình thường, để vơi đi nỗi đau trong tình yêu với Jake. Cịn với Jake đó là nhu

cầu được đồng cảm, chia sẻ tinh thần. Với Romero thì lại khác. Sự ngây thơ,
dũng cảm chân thật của chàng trai trẻ đã làm trái tim cơ xao xuyến. Đó là một
tình u chân thật. Nhưng tình u đó cũng khơng thể đi đến hôn nhân được.
Không chỉ là do sự chênh lệch lớn về tuổi tác mà quan trong hơn là họ khác
nhau về thế hệ. Bởi là người của thế hệ trước “thế hệ lạc lõng”, “thế hệ mất
mát”, “thế hệ vứt đi”, Brett bước ra khỏi chiến tranh với những tổn thương tinh
thần không thể chữa lành. Cô và những người như cô sống đồng nghĩa với sự
trốn chạy quá khứ và lạc lõng với thực tại. Nói cách khác là họ khơng thể hịa
mình vào với nhịp sống của con người bình thường – những con người chưa
trải qua chiến tranh, không biết đến tổn thương, mất mát. Romero lại q trẻ.
Anh ta có sự ngây thơ trong sáng, sơi nổi nhiệt tình nhưng anh khơng thể hiểu
được những nỗi đau mà Brett trải qua. Thế nên anh hành động không giống

những người đàn ông mà Brett từng chung chạ. Trong khi những người khác
chấp nhận Brett như cô vốn thế thì Romero lại muốn Brett thay đổi. Anh ta


muốn kết hơn với Brett, muốn Brett để tóc dài. Hay anh ta đang cố gắng đưa
Brett trở về quỹ đạo của cuộc sống bình thường: hơn nhân và gia đình. Nếu
anh ta chấp nhận Brett như chính bản thân cơ thì cơ ở bên anh ta. Cịn khi anh
ta muốn Brett thay đổi thì cơ rời xa anh. Bởi Brett không muốn và cũng không
thể trở lại với cuộc sống của người phụ nữ bình thường. Cơ chỉ có thể sống
như cơ đã từng sống. Cơ là chính cơ chứ không phải ai khác.
Cả Jake và Brett đến cùng nhóm bạn của họ đến với lễ hội để được sống
thật với bản thân, để được thay đổi cảm nhận về cuộc sống của một đất nước

khác, một không gian khác. Trong lễ hội họ nhận thức được sự ồn ã, náo nhiệt
của cuộc sống bên ngồi chỉ có thể khiến con người tạm quên đi nỗi đau của
bản thân chứ nó khơng thể khỏa lấp được nỗi đau đó. Thậm chí có khi nó cịn
khiến người ta thấy đau đớn hơn. Đó là khi Cohn nhận ra rằng anh ta dù có cố
gắng bao nhiêu cũng khơng thể hịa nhập được vào với nhóm của Jake bởi anh
ta khơng thuộc về “thế hệ vứt đi”. Tại đây Mike cũng thấy được Brett sẵn sàng
đánh đổi anh ta để đi với anh chàng đấu bị Romero. Jake thì dù trong lúc say
nhất vẫn thấy cuộc sống của mình như địa ngục. Còn Brett sau lễ hội đã rời bỏ
Romero. Lễ hội càng đến lúc náo nhiệt nhất cũng là khi con người nếm trải tận
cùng của nỗi cô đơn.
Khi ngày hội đã hết, quảng trường trống trơn, mọi người lại trở lại với
nhịp sống bình thường. Thành phố trở nên yên ả. Jake và nhóm bạn của anh lại

bắt đầu cho hành trình trở về Paris, lại bắt đầu cuộc sống đầy chán chường, tẻ
nhạt như trước.
*
Không gian của tác phẩm chủ yếu là khơng gian cơng cộng. Đó là các
quán cà phê, quán bar, khách sạn, rộng hơn nữa đó là những con đường, là
quảng trường nơi diễn ra lễ hội. Khơng gian riêng tư rất ít khi xuất hiện.
Dường như phòng riêng, nhà là lãnh địa cấm, là khu vực khơng thể xâm phạm.
Nó đồng nghĩa với nỗi đau và sự cô đơn. Các nhân vật đều di chuyển rất nhiều.
Con người phải xê dịch chứ không được ở yên một chỗ. Khi ở yên một nơi nào
đó lâu lâu họ cảm thấy ngột ngạt và cần một nơi khác khiến họ thấy thoải mái.



Di chuyển qua các không gian khác nhau tránh cho họ được cảm giác nhàm
chán đơn điệu của cuộc sống hàng ngày. Cohn muốn đến Nam Mỹ để viết
cuốn sách mới. Jake, Brett, Mike, Bill… muốn đến Tây Ban Nha để đi câu và
xem đấu bò. Cuộc sống của họ là những chuyến đi không ngừng.
Nhân vật là những con người cô đơn. Di chuyển là cách để họ trốn chạy
nỗi đau. Đó là cách để họ phải tự chịu sự lưu đày của cuộc đời họ. Cả Jake,
Brett đều phải tự chịu sự lưu đày của cuộc đời mình qua những chuyến đi. Họ
đi nhưng nhiều khi không biết là đi đâu. Đi chỉ để được đi. Để thay đổi thực
đơn cho cảm giác. Những chuyến đi có điểm khởi đầu nhưng khơng có điểm
kết thúc như chính sự lưu đày mà họ trải qua. Sự lưu đày diễn ra trong tâm hồn
họ khi nó đã bắt đầu rồi thì có cách nào kết thúc được khơng? Có chăng chỉ khi
họ vượt qua được cảm giác mất mát mà chiến tranh đem đến, khi họ có thể

chấp nhận, hịa mình vào với cuộc sống hiện tại như bao người khác mà thôi.


Kết luận

Hemingway là một trong những nhà văn vĩ đại nhất mọi thời. Ơng viết
nhiều thể loại trong đó thành công nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết. Với
truyện ngắn, Hemingway đã sớm khẳng định được tài năng của mình.
Hemingway nổi tiếng vì cách viết dung dị và kiệm lời. Để tạo nên cách viết
kiệm lời đó thì ngun tắc “tảng băng trôi” được khai thác triệt để. Mặt trời
vẫn mọc là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Hemingway. Cuốn sách đã thêm một
lần khẳng định tài năng của Hemingway, ông cũng là một trong những tiểu

thuyết gia có ảnh hưởng lớn đến nhân loại.
Trong tác phẩm Mặt trời vẫn mọc có nhiều nhân vật nhưng luận văn tập
trung vào hai nhân vật chính là Jake và Brett. Thơng qua việc khảo sát tác
phẩm và so sánh đối chiếu với những tác phẩm khác chúng tôi thấy được
những đặc trưng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hemingway. Đó là:
Mặc dù tác phẩm được trần thuật ở ngôi thứ nhất nhưng người kể chuyện
mang những nét rất mới. Điểm khác biệt so với cách kể truyền thống là nhân
vật khơng được nhắc đến với lai lịch đầy đủ. Ngồi cái tên, người đọc khơng
biết gì về q khứ của nhân vật. Người đọc chỉ biết được rất ít về cuộc sống
hiện tại của nhân vật.
Nhân vật chỉ còn là một mảng của hiện tại. Nhân vật tự kể về mình như
người xa lạ. Cịn khi kể về người khác giọng kể không phải là của “người biết

tuốt” nữa. Nhân vật kể lại những gì mình chứng kiến, mình cảm nhận. Cịn
những gì khơng biết, người kể nhường lời cho chính người trong cuộc hoặc là
nhân vật khác tham gia vào chuyện đó kể lại. Do vậy, có nhiều lúc câu chuyện
được kể lại bằng giọng kể của người khác chứ không phải là của người kể
chuyện.
Hemingway nổi tiếng không chỉ bởi ngun tắc “tảng băng trơi” mà ơng
cịn đóng góp lớn trong nghệ thuật đối thoại. Đặc trưng đối thoại của
Hemingway đã sớm được khẳng định từ truyện ngắn và phát triển thêm ở thể


loại tiểu thuyết. Nếu như qua lời người kể chuyện (cũng đồng thời là nhân vật
chính) người đọc biết được rất ít về cuộc đời của anh ta, thì qua đối thoại tính

cách nhân vật hiện lên rõ ràng hơn. Đối thoại của Hemingway thường bị lược
bỏ đi các chú thích, các trích dẫn dài dịng. Điều này khiến cho người đọc
nhiều khi rất khó xác định câu nói là phát ngơn của nhân vật nào. Nó mang
tính chất đa thanh.
Khơng chỉ lược đi chú thích, đối thoại của Hemingway cịn có nhiều
khoảng trống giữa lời của các nhân vật. Các nhân vật khi tham gia câu chuyện
vẫn mang trong đầu những suy nghĩ riêng. Mỗi người vẫn ruổi theo những suy
nghĩ riêng của mình. Điều này tuy chưa đến mức “ơng nói gà, bà nói vịt”
nhưng câu chuyện nhiều khi vẫn khơng liền mạch. Câu trả lời có khi khơng ăn
nhập với câu hỏi. Đó là tính chất thiếu nhân quả trong cuộc thoại.
Thiếu nhân quả, “khoảng trống” giữa lời của các nhân vật tạo điều kiện
cho người đọc tham gia vào câu chuyện một cách tích cực hơn. Người đọc

nhiều khi phải ráp nối những câu thoại của các nhân vật với các sự kiện khác
nhau thì mới có được một nội dung liền mạch.
Vừa là nhân vật chính, đồng thời là người kể chuyện, người tham gia vào
hầu hết các sự kiện của câu chuyện, Jake nói chuyện với rất nhiều nhân vật. Có
những cuộc thoại chỉ ngắn gọn với người lạ nhưng lại cho người đọc thấy
những suy nghĩ của anh. Những giá trị đạo đức bị đảo lộn khơng thương tiếc.
Tình u vốn là một cái gì đó cao cả thiêng liêng giờ khiến con người thêm
đau khổ. Các nhân vật quay cuồng với rượu mạnh và thú vui thể xác. Tình yêu
thuần túy tinh thần không tồn tại. Thú vui thể xác cũng không đem lại hạnh
phúc cho con người. Những người yêu nhau không thể hạnh phúc được với
nhau. Hạnh phúc chỉ là kỉ niệm mà thơi. Chỉ có nỗi đau hiện tại là hiện hữu, là
thực.

Nhân vật vì chán chường với cuộc sống thực tại, ngột ngạt khi phải ở yên
một chỗ nên họ thường thực hiện các chuyến đi. Họ di chuyển rất nhiều qua
các không gian khác nhau. Từ các con phố đông đúc, những quán cà phê sang
trọng lịch sự hay những quán bar náo nhiệt ở Paris cho đến những quảng


trường, những công viên yên tĩnh. Từ vùng nông thôn cho tới thành phố, từ
Pháp sang Tây Ban Nha. Có khi là chuyến nghỉ dưỡng, có lúc là chuyến đi
câu, lúc lại là đi xem đấu bò. Di chuyển nhiều nhưng họ cũng chẳng ở lại đâu
lâu. Họ đi có khi chỉ để được đi mà thôi. Đi để thấy có gì đó thay đổi trong
cuộc sống đơn điệu nhàm chán. Họ di chuyển như là cách họ chịu sự lưu đày
của cuộc đời họ. Sự lưu đày trong chính tâm hồn của họ. Khi tâm hồn khơng

bình n thì những cuộc hành trình càng khiến cho tâm hồn thêm náo động.
Mặt trời vẫn mọc là cuốn tiểu thuyết rất thành cơng của Hemingway, bởi
nhiều lí do trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua nghệ thuật xây
dựng nhân vật Jake và Brett người đọc thấy được phong cách viết của
Hemingway: Cơ đọng, súc tích và hấp dẫn.
Jake và Brett là những nhân vật tiêu biểu nhất cho “thế hệ mất mát”. Họ là
những người bị chiến tranh vắt kiệt hết hạnh phúc. Những gì họ có được sau
đó chỉ là nỗi đau, nỗi cơ độc. Khao khát hòa nhập mãi chỉ là chuyện xa vời.
Qua hai nhân vật này, Hemingway đã lên tiếng nói phản đối chiến tranh
đế quốc. Cuộc chiến đó chỉ có lợi cho giới cầm quyền. Những con người vơ tội
là nạn nhân đích thực. Mãi mãi, họ sẽ chẳng thể nào tìm được hạnh phúc cho
cuộc đời.



THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc (1995), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hemingway, Tạp chí
Văn học, số (8).
3. Lê Huy Bắc (1999), Ernest Hemingway núi băng và hiệp sĩ, Nhà xuất bản
Giáo dục.
4. Lê Huy Bắc (1999), Kiểu nhân vật trung tâm của Hemingway, Luận án tiến
sĩ, Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (tuyển chọn) (2000), Truyện ngắn châu Mĩ, Nhà xuất bản Văn
học.
6. Lê Huy Bắc (biên soạn), (2001), Hemingway những phương trời nghệ thuật,
Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Lê Huy Bắc (tuyển chọn) (2001), Hợp tuyển văn học Châu Mĩ, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Lê Huy Bắc, (2002), Phê bình lí luận Văn học Anh, Mĩ, Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Lê Huy Bắc (2003), Văn học Mỹ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nhà xuất
bản Giáo dục.
11. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.

12. Lê Huy Bắc, Tác phẩm Ernest Hemingway – truyện ngắn và tiểu thuyết,
NXB Giáo dục, 2003.
13. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,
Nhà xuất bản Hội nhà văn.
14. Đoàn Thị Minh Chi (1985), Vấn đề thời gian trong tác phẩm Ông già và
biển cả của Ernest Hemingway, luận văn sau đại học, Đại học Sư phạm
Hà Nội.


15. Lê Đình Cúc, Tác gia văn học Mỹ thế kỉ 18–20, NXB Giáo dục, 2007.
16. Lê Đình Cúc (2000), Sự xuất hiện của các nhà văn thế hệ bỏ đi trong văn
học Mỹ, Tạp chí Văn học, số (4).

17. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội.
18. D.Defoe, Robinson Crusoe, NXB Văn học, 2005
19. Nguyễn Đức Đàn, Hành trình văn học Mỹ, NXB Văn học, 1996
20. Đặng Anh Đào, Vấn đề nhân vật chính diện trong Tấn trị đời, luận án
P.T.S Khoa học Ngữ văn - Hà Nội - 1986.
21. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và Phương Tây tiếp nhận và giao thoa
văn học, Nhà Xuất bản Giáo dục.
22. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện
đại, Nhà xuất bản Giáo dục.
23. Đặng Anh Đào (viết chung) (tái bản 1997), Văn học Phương Tây, Nhà xuất
bản Giáo dục.

24. Phan Quang Định (2001), Cuộc đời sôi động đam mê của Hemingway,
Nhà xuất bản Văn học.
25. Hà Minh Đức, Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002
26. Ernest Hemingway (2003), Mặt trời vẫn mọc (The sun also rises), Bùi
Phụng dịch, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
27. Ernest Hemingway (2001), Giã từ vũ khí (A farewell to arms), Hà Giang
Vỵ dịch, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin 2001.
28. Ernest Hemingway (2001), Chng nguyện hồn ai (For whom the bell
tolls), Nguyễn Vĩnh, Hồ Thể Tần dịch, Nhà xuất bản Văn học.
29 Ernest Hemingway (2001), Ông già và biển cả (The old Man and the Sea),
Lê Huy Bắc dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Ernest Hemingway (2001), The old Man and the Sea - Ông già và biển cả,

Sách Song ngữ, Huy Phương dịch, Nhà xuất bản Thế giới.
31. Ernest Hemingway (2002), Từ ánh sáng đầu tiên (True at first light), Phan
Quang Định dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn.


32. Ernest Hemingway (2009), Hội hè miên man (A moveable feast), Nhà
xuất bản Hội nhà văn.
33. Ernest Hemingway (1998), Những hòn đảo giữa dòng nuớc ấm (Islands in
the stream), Nguyễn Trí Lợi dịch, Nhà xuất bản Trẻ.
34. Ernest Hemingway (2001), Tác phẩm Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc,
Đào Thu Hằng tuyển dịch, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
35. Ernest Hemingway (2001), Truyện ngắn Hemingway, Lê Huy Bắc,...

tuyển dịch, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
36. Ernest Hemingway (2001), Truyện cực ngắn của Ernest Hemingway",
Đào Ngọc Chương, Nguyễn Thị Huyền Linh dịch, Nhà xuất bản Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
37. Ernest Hemingway (1985), Một ngày chờ đợi (tập truyện), Mạc Mạc dịch,
Sở văn hóa Thơng tin Nghĩa Bình.
38. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
39. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Trung Tá (chủ
biên) (2004), Từ điển văn học, Nhà xuất bản Thế giới.
40. Nguyễn Thị Khánh, Văn học Mỹ: Quá khứ và hiện tại, Viện Thông tin
KHXH, 1997.
41. Huy Liên, Văn học Mỹ: Nghệ thuật viết văn và kĩ xảo.

42. Phương Lựu (1999), Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương
Tây đương đại, Nhà xuất bản Giáo dục.
43. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học Phương Tây thế kỷ XX,
Nhà xuất bản Văn học.
44. Phương Lựu (chủ biên) (2009), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.
45. G. N. Pospelop, Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1985.
46. Trần Đình Sử (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội.



×