ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------
VŨ THỊ HƢỜNG
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC PHÁT SINH
TRONG BỘ BA PHIM BỐ GIÀ CỦA F.F.COPPOLA
TỪ TIỂU THUYẾT CÙNG TÊN CỦA M.PUZO
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------
VŨ THỊ HƢỜNG
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC PHÁT SINH
TRONG BỘ BA PHIM BỐ GIÀ CỦA F.F.COPPOLA
TỪ TIỂU THUYẾT CÙNG TÊN CỦA M.PUZO
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học ngước ngoài
Mã số: 60.22.02.45
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp
Hà Nội - 2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phịng Sau đại
học, q thầy cơ giáo của khoa Văn trường ĐHKHXH&NV đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập tại Trường, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đào Duy Hiệp
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu giúp em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu xót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận
được những góp ý của Thầy, Cơ giáo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017
Người thực hiện
Vũ Thị Hƣờng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ
ba phim bố già của F.F.coppola từ tiểu thuyết cùng tên của M.puzo” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Đào Duy Hiệp; cơng trình chưa được công bố và không trùng lặp
với bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các tư liệu sử dụng, trích dẫn trong luận văn đều
được ghi nguồn gốc chính xác, rõ ràng. Tơi xin chịu trách nhiệm đối với luận
văn của mình.
Học viên
Vũ Thị Hƣờng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
5. Bố cục luận văn ............................................................................................. 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 10
1.1. Xã hội học văn học và Lucien Goldmann ............................................ 10
1.1.1. Xã hội học văn học ..................................................................... 10
1.1.2. Lucien Goldmann........................................................................ 12
1.2. Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh ................................................................ 13
1.2.1. “Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh” theo quan niệm của L.Goldmann . 13
1.2.2. Quan niệm về thế giới (Vision du monde) của Goldmann ......... 18
1.2.3. Sự gắn kết (La cohérence) .......................................................... 20
Tiểu kết:........................................................................................................... 22
Chƣơng 2: NHỮNG TRUNG THÀNH, KHÁC BIỆT TRONG CỐT
TRUYỆN, CẤU TRÚC GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ PHIM ..................... 24
2.1. Cốt truyện ............................................................................................... 24
2.1.1. Cốt truyện: Văn học và điện ảnh ................................................ 28
2.1.2. Tiếp thu, bổ sung và cải biên đường dây cốt truyện ................... 31
2.2. Cấu trúc................................................................................................... 36
2.2.1. Cấu trúc: Văn học và điện ảnh .................................................... 36
2.2.2. Bố cục ......................................................................................... 38
2.2.3. Tổ chức không gian – thời gian .................................................. 40
1
Tiểu kết ............................................................................................................ 46
Chƣơng 3: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ NHÂN VẬT TỪ TIỂU THUYẾT
ĐẾN PHIM BỐ GIÀ ..................................................................................... 47
3.1. Sự xuất hiện các nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Bố già và
trong phim...................................................................................................... 50
3.1.1. Nhân vật Don Vito Corleone ...................................................... 50
3.1.2. Nhân vật Michael Corleone ........................................................ 54
3.2. Tâm lí tội phạm của các nhân vật thể hiện qua nghệ thuật điện ảnh
......................................................................................................................... 57
3.2.1. Diễn xuất của diễn viên............................................................... 58
3.2.2. Nghệ thuật quay và ánh sáng màu sắc ........................................ 61
3.2.3. Một vài thủ pháp nghệ thuật khác ............................................... 64
3.3. Câu chuyên về tội phạm song song với câu chuyện về tình cảm gia
đình: số phận các nhân vật ........................................................................... 67
3.3.1. Don Vito Corleone ...................................................................... 68
3.3.2. Michael Corleone ........................................................................ 69
3.3.3. Kay Adams .................................................................................. 70
3.3.4. Tom Hagen .................................................................................. 71
3.3.5. Sonny Corleone ........................................................................... 72
Tiểu kết ............................................................................................................ 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 77
PHỤ LỤC: BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN TRONG TIỂU THUYẾT
BỐ GIÀ VÀ BỘ BA PHIM CÙNG TÊN ....................................................... 81
2
MỞ ĐẦU
Mario Gianluigi Puzo (1920 – 1999) là một nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ,
được biết đến với những tiểu thuyết về Mafia, đặc biệt là tiểu thuyết Bố già
(1969), sau này ông đồng chuyển thể thành phim cùng Francis Ford Coppola.
Ông là một trong những nhà văn viết về tiểu thuyết tội phạm nổi tiếng nhất
thế giới. Năm 1969, với sự xuất hiện lừng lẫy của Bố già, Puzo đã trở thành
nhà văn được cả thế giới ngưỡng mộ. Suốt một thời gian dài, Bố già luôn
chiếm vị trí đầu trong bảng xếp hạng sách bán chạy nhất hành tinh. Nó đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng và có con số xuất bản đáng kinh ngạc: 11 triệu
bản trong năm 1969 và 21 triệu bản tính đến tháng 7 năm 1999. Bố già Don
Vito Corleone trong tiểu thuyết của ông và những sự kiện bạo liệt quanh ông
ta dường như được bao phủ bởi một màu sắc lãng mạn khiến cuốn sách có sức
hấp dẫn kỳ lạ. Tuy nhiên Puzo không chỉ dừng lại ở việc lãng mạn hóa Bố
già. Tác giả đã xây dựng câu chuyện dựa trên những chất liệu có thật, đã tiểu
thuyết hóa các nhân vật bằng những nét miêu tả chân chất. Nhiều tư liệu gần
đây về mafia cho biết bố già ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một
trong những thủ lĩnh đầu tiên của giới mafia Italia di cư sang Mỹ. Ông cầm
đầu giới giang hồ ở Sicily (Italia) và sau đó là thống sối của nhóm Bàn tay
đen, tiền thân của mafia Mỹ.
Năm 1972 Francis Coppola đã chuyển thể Bố già thành phim. Sau đó vị đạo
diễn tên tuổi này lại đề nghị Puzo hợp tác để viết tiếp kịch bản Bố già và ra
mắt khán giả năm 1974. Bộ phim bất hủ này đã đi vào lịch sử Hollywood và
điện ảnh thế giới với các giải Oscar cho phim hay nhất và cho kịch bản hay
nhất. Vai diễn Bố già cũng đem đến cho hai diễn viên gạo cội Marlon Brando
và Robert De Niro 2 giải Oscar. Kịch bản cho phim Bố già III (xuất hiện trên
màn bạc vào năm 1990). Năm 2007, bộ phim Bố già được Viện điện ảnh Hoa
kỳ chọn bảo tồn bởi tính văn hóa, lịch sử và dấu ấn mỹ thuật nổi bật.
3
1. Lý do chọn đề tài
Hiếm có cuốn tiểu thuyết kinh điển nào lại có thể gói gọn bức tranh của cả
một thời đại, một nền văn hóa và truyền thống mafia Ý sống động, đầy tình
người mà cũng thật đau thương, bạo tàn như thế để rồi sau khi chuyển thể
thành tác phẩm điện ảnh lại vô cùng đặc sắc dù điện ảnh và văn học là hai lĩnh
vực khác nhau. Giờ đây hai lĩnh vực này tồn tại cùng nhau như những người
bạn song hành hỗ trợ lẫn nhau. Dù vậy, từ tiểu thuyết Bố già sang bộ phim
điện ảnh cùng tên có những nét gần gũi song cũng khơng ít khác biệt bởi điện
ảnh và văn học có chất liệu nghệ thuật và phương thức thể hiện khác nhau.
Nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim Bố già của F.F.Coppola từ
tiểu thuyết cùng tên của M.Puzo là một cách để khai mở những điều mới mẻ
về tác phẩm này. Từ đó ta thấy được thành công của việc chuyển thể tác phẩm
Bố già thành phim và sự tham gia của nhà văn trong quá trình ấy khiến ý
nghĩa của tác phẩm vượt ra ngoài những con chữ và để thấy chính tác giả
Mario Puzo cùng đạo diễn Francis Ford Coppola kể mọi điều về thế giới
ngầm, về những con người theo nghiệp giang hồ nhưng lại vơ cùng chính
trực, về một xã hội Mỹ hậu chiến nhiễu nhương trắng đen lẫn lộn, về sự thông
tuệ và những phẩm chất khác cần có của một thủ lĩnh đại gia đình, về những
mảnh đời mà số phận của họ đã gắn chặt với niềm đau và ánh huy hồng của
“triều đại” Corleone hùng mạnh. Bên cạnh đó, đề tài hi vọng sẽ giúp người
đọc hiểu sâu hơn về cốt truyện, cấu trúc giữa tiểu thuyết và phim; thấy được
hệ thống nhân vật đặc biệt là các nhân vật trung tâm và thế giới tâm lí của các
nhân vật.
2. Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu của chúng tơi, tiểu thuyết Bố già, mặc dù đã hết sức quen thuộc
với độc giả Việt Nam, nhưng vẫn chưa được giới nghiên cứu cũng như sinh
4
viên, học viên cao học lấy làm đề tài khoa học.
Tại khoa Văn học, trường ĐHKHXH & NV - HN, những năm gần đây cũng
có một số Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và
điện ảnh:
- “Chất điện ảnh trong văn học qua một số tiểu thuyết của M.Duras” – Đỗ Thị
Ngọc Điệp, năm 2006
- “Mật mã Da Vinci – Từ tiểu thuyết đến điện ảnh (so sánh tác phẩm văn học
và điện ảnh)” – Hà Thị Phượng, năm 2007
- “Kết cấu, người kể chuyện và không gian trong phim Rashomon của đạo
diễn Kurasawa dưới góc nhìn trần thuật học” – Đồn Thị Bích Thủy, năm
2008
- “Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn
tự sự)” – Đỗ Thị Ngọc Điệp, năm 2010
Những đề tài trên ít nhiều cũng gợi ý cho chúng tơi trong q trình triển khai
đề tài về một cuốn tiểu thuyết được chuyển thể sang điện ảnh.
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều bài lẻ trên các trang mạng về của tiểu thuyết
và phim Bố già như: tác giả Nhi Nguyễn đã đưa ra những đánh giá chung về
hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Bố già: “Bao quanh bố già Vito là cả một
mạng lưới các nhân vật phụ và nửa chính nửa phụ khác nhau, mỗi người đều
có những tính cách riêng, những câu chuyện cuộc đời riêng, những số phận
riêng mà thông qua bản dịch tiếng Việt của Ngọc Thứ Lang – bản dịch được
xem là hay nhất từ trước đến giờ của cuốn tiểu thuyết này – với văn phong và
từ ngữ được sử dụng đậm chất thổ ngữ địa phương hào sảng và gần gũi, lại
càng được tôn lên gấp bội. Những nhân vật ấy nổi bật một cách đầy lôi cuốn,
hấp dẫn, thú vị giữa vầng ánh sáng của sự thông tuệ và uy nghiêm đến từ bố
già Vito vốn chi phối toàn bộ cuốn tiểu thuyết này” (nguồn
Bài viết đánh giá sâu
5
sắc về đặc điểm tính cách nhân vật đặc biệt là tính đạo đức trong nhân cách
của nhân vật của tiểu thuyết Bố già từ bản dịch của dịch giả Ngọc Thứ Lang,
qua đó tác giả rút ra những lý giải hữu ích nhằm góp phần đánh giá về vấn đề
nhân vật trong tác phẩm.
Cao Quảng Bình với bài viết Bố già – góc nhìn về mafia đã đưa ra những góc
nhìn mới về thế giới của Mafia như: “Bố già – minh chứng cho thuật Đắc
nhân tâm; Một nước Mĩ loạn lạc dưới gốc nhìn của Mafia, Tình yêu hơn nhân
và gia đình – tia sáng cho cuộc đời tăm tối, chém giết của giới giang hồ”. Bài
viết đã phân tích thế giới của Mafia dưới góc nhìn của tác phẩm và đưa ra
những nhận định xác đáng về thế giới này. Mở ra một hướng nhìn mới về thế
giới tưởng như tăm tối ấy.
Trong bài viết của mình, độc giả Trúc Vy trong bài giới thiệu sách Bố già (
đã đưa ra cách hiểu về thế
giới ngầm, chỉ ra đặc điểm nhân vật của những ông trùm Mafia mà với Trúc
Vy đó là những “chàng thanh niên, cũng yêu thương, thù hận, rồi những yêu
thương thù hận lớn dần theo năm tháng, đưa đẩy họ như một số phận sắp đặt
trước… trở thành những ông trùm lạnh lùng và tàn nhẫn”. Ngồi ra, Trúc Vy
cịn chỉ ra những những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở, những giằng xé tâm
lý kịch liệt: “Một ông trùm Corleone bị ám hại tan xương nát thịt, tưởng như
gần đất xa trời, đã phải đứng dậy ngay trong cơn nguy kịch, dàn xếp thế trận,
chuyển bại thành thắng, làm kẻ thù khiếp vía bởi sức mạnh sinh tồn của mình.
Một cậu ấm Micheal Corleone bị buộc phải “giết người” mà không có sự lựa
chọn nào khác, buộc phải chứng kiến những người yêu thương nhất của mình,
bị hãm hại ngay trước mắt mình, buộc phải bước chân vào “giới giang hồ” để
bảo vệ những gì cịn lại của gia đình mình”. Bằng cảm nhận tinh tế của mình,
Trúc Vy nhận xét “tác giả là nam giới mà lại diễn tả tâm lý phụ nữ như là thấu
hiểu” các nhân vật nữ trong Bố già cũng mang một khí chất khác, nữ nhi hào
6
kiệt, là người mẹ đau đớn tột cùng khi cảm nhận cái chết tàn khốc của đứa
con trai mình, vẫn cắn răng chịu đựng để giữ được vị thế gia đình trước kẻ
thù.
F. Scott Fitzgerald từng thốt lên: “Thật khơng có lửa nào đủ nóng, cũng chẳng
tươi mới nào đủ nồng so với những ám ảnh chứa chất trong lòng một kẻ nam
nhi, và The Godfather chính là bộ phim sẽ làm thỏa những suy nghĩ thầm kín
ấy”. Như Roger Elbert từng đánh giá là một phim tiệm cận sự hồn hảo, The
Godfather chứa đựng những gì mưu mơ, bạo lực, hấp dẫn, thi vị và “đời” nhất
của môn nghệ thuật thứ bẩy. Nếu đam mê điện ảnh và đặc biệt là một đáng
mày râu, đây chắc chắn là một bộ phim mà bạn không thể chối từ. Hai nhà
phê bình văn học và phê bình phim đã đưa ra những lời nhận xét rất đúng đắn
về nội dung và sức hấp dẫn của bộ phim Bố già.
Trong bài báo trên trang />-phim-bo-gia-nhung-gia-tri-nhan-van-gia-dinh tác giả bài viết đã nói lên
những giá trị nhân văn trong gia đình thơng qua bộ phim Bố già. Tác giả
khẳng định: “Có rất nhiều điều mà chúng ta có thể học được từ bộ phim, về
những cốt lõi giá trị về gia đình và nguyên tắc sống…”. Mỗi người sẽ có mỗi
cảm nhận khác nhau về bộ phim, có người điêu đứng trước những lối diễn
xuất sắc lột tả được tính cách nhân vật, có người qua bộ phim mà nhìn nhận
gần gũi hơn về một xã hội mafia với tác giả bài báo thì “bị ám ảnh mạnh mẽ
về những giá trị làm nên phẩm chất của một người đàn ông theo định nghĩa
của gia tộc Corleone – một người vì gia đình và những thứ họ yêu thương. Đã
là một người đàn ông thì nên thử một lần chìm đắm vào thế giới của
mạch phim Bố già và tìm kiếm cho riêng mình ý nghĩa sống mà nó mang lại,
và hiểu đúng hay sai, nhìn nhận tác phẩm theo nhiều chiều hướng như thế nào
là tùy vào cảm nhận của từng người”.
7
Nhà báo Thịnh Joey trong bài viết Bố già – bộ phim tiệm cận sự hoàn hảo tác
giả bài viết nhận định: “Tác phẩm kinh điển của Francis Ford Coppola chứa
đựng những gì hấp dẫn, thi vị, đời nhất của điện ảnh và là một bộ phim bạn
không thể chối từ” trong đó, người viết có đề cập đến vấn đề Từ tiểu thuyết
lên màn ảnh rộng tuy nhiên bài viết đề cập hết sức sơ lược việc tóm tắt nội
dung tác phẩm, những thành công của tiểu thuyết và của phim.
Những bài viết trên đã phần nào chạm đến được những vấn đề nổi trội như:
nhân vật, giá trị nhân văn, giá trị hiện thực và những bài học rút ra từ tiểu
thuyết Bố già cũng như bộ phim cùng tên nhưng cho đến nay ở Việt Nam
chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề chuyển thể từ tiểu thuyết Bố
già sang điện ảnh nói chung và vấn đề trung thành, sáng tạo từ tiểu thuyết Bố
già sang phim với cơ sở lí thuyết cấu trúc phát sinh. Vì vậy, có thể khẳng định
đây là cơng trình đầu tiên xem xét và nghiên cứu về cấu trúc phát sinh trong
bộ ba phim Bố già của F.F. Coppola từ tiểu thuyết cùng tên của M.Puzo.
Ở nước ngoài, mục từ The Goldfather trên mạng có nhiều bài lẻ về cuộc đời,
sự nghiệp của tác giả Mario Puzo, một số bài viết về hậu trường làm phim,
nhưng chưa có cơng trình nào bàn cụ thể về vấn đề cấu trúc phát sinh trong bộ
ba phim từ tiểu thuyết cùng tên mà luận văn chúng tôi tiến hành. Các tài liệu
nước ngồi chủ yếu là sách cơng cụ, lí thuyết về thể loại. Tơi khẳng định chưa
có cơng trình nào trong và ngoài nước trùng với đề tài luận văn của tôi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong phim Bố già của F.F. Coppola từ tiểu
thuyết cùng tên của M.Puzo. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
bản dịch của dịch giả Ngọc Thứ Lang – bản dịch được đánh giá là hay nhất từ
trước đến nay. Ngồi ra, trong q trình phân tích, chúng tơi sẽ liên hệ, so sánh,
đối chiếu với các phim chuyển thể khác để làm rõ các luận điểm của mình.
8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn : phương pháp nghiên cứu
cấu trúc phát sinh; phương pháp xã hội học – lịch sử; phương pháp tự sự học;
phương pháp liên ngành cùng các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
triển khai thành ba chương.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chƣơng 2: NHỮNG TRUNG THÀNH VÀ KHÁC BIỆT TRONG CỐT
TRUYỆN VÀ CẤU TRÚC GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ PHIM
Chƣơng 3: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ NHÂN VẬT TỪ TIỂU THUYẾT
ĐẾN PHIM BỐ GIÀ
9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Xã hội học văn học và Lucien Goldmann
1.1.1. Xã hội học văn học
Văn học đồng thời thuộc về ba thế giới khác nhau đó là thế giới tinh thần cá
nhân, thế giới các hình thức trừu tượng và thế giới các cấu trúc tập thể. Điều
này gây khó khăn cho việc nghiên cứu văn học. Trong nhiều thế kỉ, lịch sử
văn học thường chỉ quan tâm nghiên cứu đến các nhà văn, tác phẩm và
thường xem nhẹ bối cảnh đời sống tập thể. Vấn đề quan hệ giữa văn học và xã
hội không được đặt ra một cách có ý thức.
Nhưng sự chuyển biến đã bắt đầu từ thế kỉ XVI và tăng nhanh vào thế kỉ
XVIII. Một mặt các tri thức ngày càng trở nên chun mơn hóa và các lĩnh
vực khoa học và kỹ thuật dần dần tách rời khỏi văn học với nghĩa hẹp; văn
học trở thành một lĩnh vực dành cho giải trí. Vốn khơng phải là một hoạt động
có tính lợi nhuận, văn học bắt buộc tìm cách thiết lập các quan hệ hữu cơ mới
đối với tập thể xã hội.
Sự chun mơn hóa các lĩnh vực tri thức, cũng như sự phát triển đại chúng đạt
tới mức cao nhất vào khoảng năm 1800. Đó là thời điểm văn học bắt đầu có ý
thức về yếu tố xã hội của mình. Tác phẩm của bà De Stael Về văn học trong
quan hệ với các thể chế xã hội có thể được coi là nghiên cứu đầu tiên tại Pháp
nhằm tìm hiểu về văn học và xã hội. Bà De Stael định nghĩa mục đích của
mình trong Lời nói đầu như sau: “Tơi có dự định tìm hiểu ảnh hưởng của tôn
giáo, phong tục và luật pháp tới văn học, cũng như ảnh hưởng của văn học tới
tôn giáo, phong tục và luật pháp” [7]. Vào thời điểm đó, khi mà các khái niệm
“hiện đại ”và “dân tộc” được sử dụng với một nội dung mới, tác phẩm của bà
De Stael cũng cịn nhằm mục đích lý giải sự đa dạng của văn học trong thời gian
và trong không gian bởi các đặc trưng và các biến đổi của xã hội loài người.
Tác phẩm đồ sộ Lịch sử văn học Anh (1885) của H.Taine có thể được coi như
10
tiếp nối những tư tưởng của bà De Stael. H. Taine là một trong các nhà tư
tưởng Pháp có ảnh hưởng lớn nhất vào nửa sau thể kỷ XIX và là người đã
khẳng định vai trò của văn học trong việc nghiên cứu lịch sử, thậm chí là điều
kiện khơng thể thiếu để tiến tới việc hiểu biết lịch sử một cách tồn diện. Từ
đó trở đi, các nhà văn học sử, cũng như các nhà phê bình văn học khơng cịn
có lý do để bỏ qua ảnh hưởng của các hoàn cảnh bên ngoài, đặc biệt là hoàn
cảnh xã hội, đối với hoạt động văn học.
Tiếp đến là định nghĩa về văn học của Vladimir Jdanov vào năm 1956 văn
học cần phải được xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời đối với đời
sống xã hội, trên nền các yếu tố lịch sử và xã hội có ảnh hưởng tới nhà văn.
Quan niệm chủ quan và võ đoán cho rằng mỗi cuốn sách là một cá thể độc lập
và tách rời là không thể được chấp nhận. Theo định nghĩa này thì phương
pháp của Jdanov “coi tiêu chí đầu tiên để đánh giá bất kỳ tác phẩm nghệ thuật
nào là độ phản ánh trung thành thế giới hiện thực với tồn bộ các khía cạnh
phức tạp của nó” [30]. Phương pháp xã hội học Xơ Viết này gặp phải sự phản
đối chủ yếu từ trường phái hình thức là một trường phái tìm cách áp dụng mỹ
học vào việc nghiên cứu các hình thức và phương pháp của tác phẩm văn học.
Trường phái hình thức chính thức bị phê phán từ những năm 1930 ở Liên Xô.
Từ cuối thế kỷ XIX cho đến ngày nay, khoa học về văn học này là một trong
những yếu tố chủ yếu ngăn cản việc hình thành một bộ mơn xã hội học văn
học thực thụ.
Đối với lịch sử văn học, một trong những ý tưởng phong phú nhất có lẽ l
khỏi nim th h c Franỗois Mentrộ a ra t những năm 1920 một cách
có hệ thống trong tác phẩm Các thế hệ xã hội. Nhưng Albert Thibaudet mới là
người đầu tiên có cơng áp dụng một cách sáng tạo ý tưởng phân biệt các thế
hệ và mang lại độ sâu xã hội học cho lịch sử văn học trong tác phẩm có tính cách
mạng Lịch sử văn học Pháp từ 1780 đến ngày nay được công bố năm 1937.
11
Tiếp đó tác phẩm kinh điển của Henri Peyre, Các thế hệ văn học (1948) đã
chứng minh ý nghĩa xã hội học của “vấn đề cảm hứng tập thể là vấn đề thế hệ
văn học”. Ngồi ra cịn có Guy Michaud là người đã đưa ra trong tác
phẩm Dẫn luận vào một khoa học về văn học ý tưởng về một bộ môn xã hội
học văn học hiểu với nghĩa như chúng ta biết ngày nay.
Hệ thống xã hội học văn học đầu tiên là hệ thống có nguồn gốc từ tư tưởng
của Georges Lukacs và được học trò của Lukacs là Lucien Goldmann hình
thành một cách có hệ thống sau Đại chiến thế giới thứ II. Mặc dù chịu ảnh
hưởng của mác xít, chủ nghĩa cấu trúc phát sinh của Lucien Goldmann quan
tâm đến các vấn đề đặc biệt thuộc về mỹ học. Giả thuyết cơ bản của
Goldmann là “tính chất tập thể của sáng tạo văn học có nguồn gốc từ việc cấu
trúc của không gian tác phẩm tương đương với các cấu trúc tinh thần của một
số nhóm xã hội, hoặc có quan hệ với chúng” [36].
1.1.2. Lucien Goldmann
Lucien Goldmann (1913-1970) là nhà triết học, phê bình văn học Pháp, sinh
năm 1913 tại Bucarest (Rumani). Sau một thời gian học ở Vienne, ông
chuyển sang Paris, từ năm 1934, ông học triết học, kinh tế và tiếng Đức. Tại
đây ông đã tiếp xúc với các tác phẩm của các nhà văn, nhà tư tưởng của thế
giới tại thủ đơ của nước Pháp.
Ơng chủ trương xác lập một xã hội văn học đích thực, vượt qua lối viết lịch
sử văn học truyền thống thường hay miêu tả các yếu tố bên ngồi và bình tán
tác phẩm. Ơng quan tâm trước hết đến văn bản, tiến hành “sự phân tích mỹ
học nội tại” để tìm ra ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Xã hội học văn học
theo phương pháp của Goldmann coi tác phẩm văn học như một sản phẩm đặt
trong ngữ cảnh xã hội và lịch sử. Tác giả văn học được xác định bởi những
điều kiện lịch sử cụ thể, còn tác phẩm của anh ta là sự thể hiện thế giới, là sự
sáng tạo có cấu trúc của một vũ trụ riêng, được xác định bởi những điều kiện
12
lịch sử cụ thể, còn tác phẩm của anh ta là sự thể hiện thế giới, là sự sáng tạo
có cầu trúc của một vũ trụ riêng, được xác định bằng các quan hệ xã hội và
lịch sử. Đồng thời, Goldmann chỉ ra sự bất cập của lối nghiên cứu xã hội học
theo thuyết nhân quả. Theo ông, lối tiếp cận này khơng thể nắm bắt và giải
thích được bản chất của những hiện tượng thuộc về công việc sáng tạo. Chịu
ảnh hưởng từ G.Lukacs, nhưng ông không đồng ý với quan điểm “phản ánh
hiện thực” của G. Lukacs và cho rằng người nghệ sĩ cần “sáng tạo ra những
thực thể sống động”.
Các tác phẩm chính của ơng gồm có:
Cộng đồng nhân loại và vũ trụ của Kant (1945)
Các khoa học xã hội và triết học (1952)
Thượng đế ấn giấu (1956)
Nghiên cứu phép biện chứng (1958),
Vì một xã hội học của tiểu thuyết (1964)
Chủ nghĩa Marx và các khoa học xã hội (1970)
Sáng tạo văn hoá trong xã hội hiện đại (1971)
Những cấu trúc tinh thần và sang tạo văn hoá (1974)
1.2. Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh
1.2.1. “Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh” theo quan niệm của
L.Goldmann
Có người gọi ông là “nhà phê bình văn học và nhà xã hội học” khi đề cập đến
chủ nghĩa cấu trúc phát sinh và văn học, khá nhiều người đã gắn tên tuổi ơng
với lý luận mác xít gọi ơng là nhà phê bình mác xít (R. Fayolle), cũng có khi
cho rằng ơng là nhà phê bình theo hướng mác xít – cấu trúc (Phương Lựu),
hoặc cũng đặt vào nhóm lí luận mác xít, nhưng cụ thể hơn, là “nhà lý luận xã
hội học” với phương thức tiếp cận văn học theo hướng mơ hình phát sinh
(Trương Đăng Dung)… Phần nhiều trong số các nhà nghiên cứu thường gắn
13
tập hợp từ “chủ nghĩa cấu trúc phát sinh” với những quan niệm của
L.Goldmann được thể hiện qua các tác phẩm (P.Zima, G.Fabre, Deramaix),
hoặc nhắc tới “phương pháp cấu trúc phát sinh” và nhấn mạnh đóng góp của
ơng về mặt phương pháp (Đỗ Lai Thúy). Lại có người nhắc đến “mơ hình của
Goldmann” đồng thời gắn với các thuật ngữ “chủ nghĩa cấu trúc” và “sự giải
thích phát sinh” (P.Dirkx). [36, tr.60 – 61]
Goldmann trong cuốn sách Vì một xã hội học tiểu thuyết cũng khẳng định:
“Phân tích cấu trúc - phát sinh trong lịch sử văn học chỉ là sự áp dụng một
phương pháp tổng quát, theo chúng tôi đó là phương pháp duy nhất có giá trị
trong khoa học nhân văn, vào trong lĩnh vực này. Đối với chúng tơi, sáng tạo
văn hố là một lĩnh vực của hành vi con người, tuy là đặc biệt, nhưng về bản
chất vẫn giống mọi lĩnh vực khác, và chính vì thế mà nó cũng được chi phối
bởi những quy luật như trong các lĩnh vực khác và cũng đặt ra cho nghiên
cứu khoa học những khó khăn nếu khơng đúng như thế thì cũng là cùng
loại.” [36, tr.260].
Như vậy có thể thấy theo Goldmann tác phẩm văn học không chỉ là sản phẩm
đơn giản của tâm lý cá nhân, mà là sự kết tinh có tính gắn kết của việc thể
hiện thế giới thuộc về nhóm xã hội.
Phê bình văn học của Goldmann dựa vào phương pháp phân tích, đặc biệt ơng
quan tâm đến tính tồn thể (totalité) là một trong những khái niệm có tính
chìa khóa của chủ nghĩa cấu trúc. Goldmann chỉ ra những tương đồng giữa
các cấu trúc của một tác phẩm văn học hay triết học với những cấu trúc xã hội
và kinh tế của một nhóm xã hội hay một giai cấp mà nhà văn hướng tới.
Nhưng khác chủ nghĩa cấu trúc, đối với Goldmann mỗi một tác phẩm triết học
hay văn học có giá trị đều thể hiện cách gắn kết đặc biệt với quan niệm về thế
giới của một nhóm xã hội. Ơng cho rằng chủ thể đích thực của cơng việc sáng
tạo văn hóa văn học khơng phải là cá nhân mà là chủ thể tập thể, bởi những
14
quan hệ gắn bó giữa cá nhân và tập thể (các nhóm xã hội). Chủ thể tập thể cho
phép hiểu tác phẩm văn học là tổng thể những mối quan hệ liên chủ thể được
cấu trúc để tạo ra chủ thể đó. Ơng tiếp cận chủ nghĩa cấu trúc và nhấn mạnh:
“Chủ nghĩa cấu trúc kiếm tìm những cấu trúc mà khơng địi hỏi chúng có một
ý nghĩa. Người ta miêu tả các cấu trúc, nhưng ý nghĩa chức năng lại biến mất”
[29, tr.62]. Ông quan tâm đến những cấu trúc của các sự kiện tổng thể, khẳng
định có thể hiểu tác phẩm văn học từ trong nguồn gốc trên cơ sở xét trong
mối quan hệ với xuất xứ của nó, có nghĩa là từ những cơ chế và hồn cảnh
của xã hội, lịch sử. Tìm hiểu ý nghĩa xã hội của các tác phẩm văn học khi đặt
vào xuất xứ xã hội, lịch sử của chúng đồng thời tiến hành lý giải chức năng xã
hội của các cấu trúc mỹ học cũng là điểm khác biệt giữa chủ nghĩa cấu trúc
phát sinh của Goldmann và các nhà cấu trúc khác. Chủ nghĩa cấu trúc phát
sinh của ông mong muốn chỉ ra rằng tác phẩm văn học có một cấu trúc hàm
nghĩa, quan hệ gắn kết của nó thể hiện một quan niệm về thế giới và cấu trúc
hàm nghĩa của tác phẩm được xác định trong phạm trù của tổng thể rộng lớn
hơn của các sự kiện xã hội và lịch sử, tác phẩm văn học sẽ không được nghiên
cứu thấu đáo nếu chỉ dừng lại ở các sự kiện tiểu sử nhà văn hay từ các nguồn
ảnh hưởng. Goldmann muốn thiết lập những mối quan hệ hàm nghĩa giữa
sáng tạo tinh thần, đời sống xã hội và liên kết khái niệm “cấu trúc hàm nghĩa”
(tiếp thu từ Hegel và Lukacs) với quan niệm về lịch sử.
Tiếp thu các tư tưởng của Marx, ơng đặt ra vấn đề tìm hiểu ai thực sự là chủ
thể của tư duy và hành động. Goldmann đưa ba loại câu trả lời, và chỉ ra
những thái độ khác nhau về bản chất. Goldmann cho thấy chủ thể trong khái
niệm cá nhân như ở các trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm, duy lý và mới
đây là Hiện tượng học; ông quy cá nhân về một hiện tượng phụ đơn giản và
cho là tập thể mới là chủ thể thực sự duy nhất như trong một số hình thái tư
tưởng lãng mạn; ta cũng cịn có thể - và đó là trường hợp tư duy biện chứng
15
của Hegel và đặc biệt là biện chứng duy vật của Marx - công nhận tập thể là
một chủ thể thực thụ (cũng như chủ nghĩa lãng mạn) nhưng đồng thời khơng
qn rằng tập thể đó chỉ là một mạng lưới phức tạp những quan hệ giữa các cá
nhân và ln phải làm rõ cấu trúc của mạng lưới đó và vị trí riêng của những
cá nhân xuất hiện một cách rõ ràng như chủ thể, nếu không phải là chủ thể
cuối cùng thì cũng là chủ thể trực tiếp của hành vi đang nghiên cứu. Mặc dù
chịu ảnh hưởng của chủ ngĩa Marx nhưng Goldmann đã xác định rõ chỗ đứng
của mình khi chỉ ra những điểm bất cập của lối tiếp cận xã hội học văn học
thiên về nội dung: Tất cả các trường phái khác trong xã hội học văn học từ
trước tới nay đều cố gắng thiết lập những quan hệ giữa nội dung của tác phẩm
văn học và nội dung ý thức tập thể. Phương pháp này có hai điểm hạn chế
lớn: Một là khi nghiên cứu xã hội học hoàn toàn (hoặc chủ yếu) hướng về
việc nghiên cứu các sự tương ứng về nội dung, nó bỏ qua tính thống nhất của
tác phẩm, và như vậy là nó bỏ qua tính đặc trưng của văn học. Hai là xã hội
học văn học hướng về nghiên cứu nội dung tác phẩm thường mang tính giai
thoại và đặc biệt chỉ tỏ ra hiệu quả khi nghiên cứu các tác phẩm trung
bình hoặc các trường phái văn học, nhưng lại mất dần khả năng khi tiếp cận
những sáng tác có giá trị. Goldmann đã thể hiện những nét đổi mới của mình:
Ơng khơng quan tâm đến nội dung tư duy, mà chú ý đến cấu trúc hình thức
của một tư duy tập thể. Goldmann cho rằng: “Tính chất tập thể của sáng tạo
văn học có cơ sở trong hiện tượng các cấu trúc của thế giới tác phẩm tương
đồng với các cấu trúc tâm lý của một nhóm xã hội, hoặc nhằm trong mối quan
hệ có thể hiểu được với chúng, trong khi đó thì nhà văn được hồn tồn tự do
trên bình diện nội dung có nghĩa là việc sáng tạo ra các thế giới tưởng tượng
được điều khiển bởi những cấu trúc đó.” [36, tr.265]
Goldmann thường xuyên tham khảo các tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong các tác phẩm của mình. Theo ông, tác phẩm văn học không phải
tấm gương phản ánh những hiện tượng kinh tế, xã hội và lịch sử mà là sự góp
16
phần vào việc tạo nên và hình thành nhận thức tập thể. Nhà văn không sao
chép hiện thực, không phải là người rao giảng các đạo lý. Nhà văn có vai trò
của người sáng tạo ra những con người, sự việc và phải đóng một vai trị năng
động trong tiến trình phát triển của tư tưởng trong xã hội.
Bên cạnh đó khi nhắc đến lối tiếp cận theo hướng phân tâm học ơng nêu lên
hạn chế. Phân tâm học (ít ra là phân tâm học của Freud), với tư cách là trường
phái cấu trúc phát sinh, khơng có đủ cơ sở và vẫn còn chịu ảnh hưởng của
tinh thần duy khoa học phổ biến trong giới đại học cuối thế kỷ XIX đầu XX.
Theo ơng, Freud hồn tồn khơng chú ý đến khía cạnh thời gian trong tương
lai và cá nhân là một chủ thể tuyệt đối, và những cá nhân khác chỉ có thể là cơ
sở của sự khơng quan tâm đến tương lai.
Khi đề cập đến những hạn chế của Freud, Goldmann phân tích các vấn đề liên
quan đến văn hoá, xã hội và lịch sử, so sánh với lối tiếp cận Mác xít ơng nhận
thấy phân tích theo kiểu mác xít tiến bộ hơn rất nhiều, bởi nó khơng chỉ coi
tương lai như một yếu tố có tính chất giải thích mà cịn là sự thể hiện ý nghĩa
đối với cá nhân của các hành động con người bên cạnh ý nghĩa tập thể của nó.
Khái niệm ý thức tập thể chính xác được dùng để khẳng định mối quan hệ
giữa cấu trúc tinh thần và cấu trúc xã hội: “Chức năng cá nhân (trò chơi, giấc
mơ, triệu chứng bệnh hoạn, sự thăng hoa) và tập thể (giá trị văn học, văn hoá
và nghệ thuật) của tưởng tượng, trong mối quan hệ đối với cấu trúc có nghĩa
của con người và đều thể hiện các tính chất chung là các quan hệ có tính vận
động và có cấu trúc giữa một chủ thể (tập thể hoặc cá nhân) và mơi trường
xung quanh” [36, tr.274].
Từ đó ơng đưa ra giả thuyết trên quan điểm tâm lý, hoạt động của chủ thể
ln được thể hiện dưới dạng một tồn thể khát vọng, một xu hướng, mong
muốn, mà thực tế ngăn cản khơng cho phép được thực hiện hồn tồn. Theo
giả thiết này, Goldmann dễ dàng sử dụng tất cả các cống hiến của phân tâm
17
học Freud của nghiên cứu mác xít về nghệ thuật và sáng tạo văn hoá.
Goldmann chủ trương một lối tiếp cận cấu trúc, nhưng là cấu trúc “phát sinh”
(génétique). Ông tìm đến những cấu trúc thuộc xã hội lịch sử, đến các nhóm
xã hội, và giai cấp mà các tác giả văn học khơng thể khơng có mối quan hệ
cũng là tìm đến căn nguyên của các giá trị văn học.
1.2.2. Quan niệm về thế giới (Vision du monde) của Goldmann
Quan niệm về thế giới là hiện tượng của ý thức tập thể đạt đến độ tối đa sự
sáng sủa trong quan niệm hay cảm xúc trong ý thức của nhà tư tưởng hay của
nhà thơ. Đến lượt họ, nhà tư tưởng hay nhà thơ thể hiện trong tác phẩm quan
niệm về thế giới mà được nhà lịch sử nghiên cứu như một cơng cụ có tính chất
khái niệm; nó được áp dụng văn bản, văn bản cho phép rút ra: Điều cốt yếu
trong những tác phẩm mà nhà nghiên cứu quan tâm và ý nghĩa của các thành
tố bộ phận trong tổng thể của tác phẩm. Goldmann bổ sung thêm là nhà
nghiên cứu lịch sử triết học và lịch sử văn học cần nghiên cứu không những
chỉ quan niệm về thế giới mà các biểu hiện cụ thể của chúng cũng vơ cùng
quan trọng. Ơng căn cứ vào sự chính xác của những nghiên cứu lịch sử và xã
hội học khi đề cập đến khái niệm quan niệm về thế giới, ngồi bản thân văn
bản, ngày nay có một cơng cụ có tính chất quan niệm để nghiên cứu cho phép
tiếp cận tác phẩm văn học bằng một con đường mới, giúp hiểu được một cách
hiệu quả cấu trúc và ý nghĩa của nó. Nhưng khi nhắc đến quan niệm về thế
giới, Goldmann xác định điểm hạn chế của quan niệm này là chỉ có thể tiếp
cận được quan niệm về thế giới qua các tác phẩm lớn của quá khứ.
Trong thực tế, đối với Goldmann quan niệm về thế giới là sự diễn dịch tổng
hợp có tính chất khái niệm đến mức gắn kết vô cùng của những khuynh hướng
thực tế, thuộc cảm xúc, trí tuệ và thậm chí của những đầu tầu kéo những
thành viên của một nhóm. Đó là một tổng thể có mối quan hệ gắn kết giữa các
vấn đề và các câu trả lời, trên bình diện văn học, một cách sáng tạo nhờ vào
18
sự giúp đỡ của từ ngữ, nó được thể hiện bởi một vũ trụ cụ thể của con người
và sự vật.
Goldmann cho rằng mỗi một tác phẩm lớn thuộc triết học hay văn học đều thể
hiện một quan niệm về thế giới của một nhóm xã hội (hay nói khác đi là một
chủ thể mang tính tập thể) điều này khác với các nhà nghiên cứu thuộc trường
phái cấu trúc. Cách tiếp cận xã hội học văn học của ông quan tâm đến những
cấu trúc hàm nghĩa của các tác phẩm trên cơ sở xuất xứ lịch sử và xã hội của
chúng, từ đó hướng tới những phạm trù tổng thể và ông khẳng định bất kỳ tác
phẩm nào thuộc văn học hoặc nghệ thuật có giá trị đều thể hiện một quan
niệm về thế giới.
Nói đến xã hội học văn học của Goldmann, người ta phải quan tâm trước tiên
đến thuật ngữ quan niệm về thế giới - một trong những thuật ngữ chìa khóa
trong hệ thống tư tưởng thừa hưởng từ hệ thống triết học của Hegel và
Lukacs. Từ một nền văn học nào đó được xác định bởi xuất xứ xã hội lịch sử
của tác phẩm ông rút ra những cấu trúc hàm nghĩa.
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn thuật ngữ này, ông đã định nghĩa như sau:
“Quan niệm về thế giới là gì? (…) đó khơng phải là một dữ liệu có tính thực
nghiệm trực tiếp, trái lại, đó là một cơng cụ làm việc cần thiết có tính chất
khái niệm để tìm hiểu những thể hiện trực tiếp trong tư duy của các cá nhân.
Tầm quan trọng và tính hiện thực của nó được thể hiện trên cùng một bình
diện thực nghiệm ngay khi ta vượt quá giới hạn tư duy hay tác phẩm chỉ của
một nhà văn. Đã từ lâu, người ta đã chỉ ra những sự tương đồng tồn tại giữa
một số tác phẩm triết học và văn học: Descartes, Pascal và Racine, Schelling
và các nhà lãng mạn Đức, Hegel và Goethes. Mặt khác,(…) những tình trạng
tương tự trong những cấu trúc tổng thể, mà khơng chỉ trong chi tiết, được tìm
thấy khi người ta so sánh đối chiếu các văn bản về bề ngoài rất khác nhau như
những bài viết phê bình của Kant và tác phẩm Tư tưởng của Pascal”. [37]
19
Goldmann đưa cá nhân vào một nhóm xã hội. Theo ông một cá nhân không
thể tự xây dựng một cấu trúc tinh thần có tính chất gắn kết (một quan niệm về
thế giới) bởi một cấu trúc như thế chỉ có thể được xác lập trong mối quan hệ
với nhóm xã hội, cá nhân chỉ có thể thúc đẩy cấu trúc tinh thần ấy đến độ gắn
kết chặt chẽ và chuyển nó về lĩnh vực của sáng tạo, tưởng tượng hoặc của tư
duy khái niệm.
Tóm lại, từ những tác phẩm lớn, có giá trị của nhân loại, nó gắn liền với các
khái niệm lịch sử, xã hội, nhóm xã hội Goldmann đã đưa ra khái niệm quan
niệm về thế giới. Đây là một khái niệm có tính chìa khóa, là cơng cụ về mặt
khái niệm, nó được nghiên cứu khiến phương pháp cấu trúc phát sinh của
Goldmann có chỗ đứng riêng của mình.
1.2.3. Sự gắn kết (La cohérence)
Hiện tượng văn học (một tác phẩm nào đấy), chỉ có thể thực sự được tìm hiểu
khi đặt nó trong khn khổ tổng thể của văn hóa, ý thức xã hội nói chung.
Theo Goldmann, bất kỳ hiện tượng xã hội nào cũng kèm theo những hiện
tượng thuộc ý thức mà đặc tính cấu trúc cơ bản của nó là mức độ thích ứng
với hiện thực. Việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng ý thức chỉ có thể
thực hiện được khi gắn chúng với tổng thể xã hội, tổng thể của hiện thực. Chủ
thể nhận thức của hiện tượng ý thức là sản phẩm của một tổng thể có tác động
qua lại, được xác định bởi xã hội. Goldmann khẳng định: “(…) Tất cả các tác
phẩm văn học có giá trị đều có sự gắn kết và thể hiện một quan niệm về thế
giới; cịn về phần các văn bản khơng đếm xuể khác - được xuất bản hoặc
không, chắc chắn là bởi sự thiếu gắn kết mà phần lớn trong số đó đã khơng
thể thể hiện trong một thế giới đích thực, cũng như trong một thể loại văn học
nghiêm nhặt và thống nhất”. [37]
Phương pháp cấu trúc phát sinh của Goldmann nghiên cứu sự gắn kết nội tại
của tác phẩm trên cơ sở của “ý thức ở dạng khả năng” (chứ không phải ý thức
20
tập thể trên thực tế). Sự gắn kết nội tại này thể hiện tổng thể thái độ của con
người trước thế giới và trước cuộc đời, là câu trả lời hàm nghĩa trước các tình
huống xã hội, lịch sử cụ thể.
Những tác phẩm khơng có giá trị, theo ơng, là bởi chúng thiếu sự gắn kết bên
trong và chỉ thuần là những sản phẩm theo quy ước. Sự gắn kết của một tác
phẩm là ở chỗ nó đã tạo ra những tổng thể mà các bộ phận của chúng có thể
được soi sáng lẫn nhau tùy vào mối liên kết giữa bộ phận này với bộ phận kia
và giữa các bộ phận với tổng thể. Điểm nhấn ở đây được đặt vào từ có tính
gắn kết. Nghĩa có giá trị là nghĩa cho phép tìm thấy sự gắn kết hồn toàn của
tác phẩm, trừ phi là sự gắn kết này không tồn tại, trong trường hợp văn bản
viết đang nghiên cứu khơng có sự quan tâm cơ bản về triết học hay văn học.
Ý nghĩa của một yếu tố phụ thuộc vào tổng thể có tính gắn kết của tác phẩm
mang tính tồn vẹn.
Khi nghiên cứu một trào lưu tư tưởng, Golmann cho rằng không thể chỉ
nghiên cứu bản thân trào lưu tư tưởng mà còn phải làm sáng rõ phần xác đáng
và chưa xác đáng của nó. Đồng thời giải thích quan hệ nhân quả có tính chất
xã hội về sự xuất hiện của trào lưu. (Tại sao trào lưu tư tưởng này lại được xã
hội chấp nhận).
Với mong muốn hướng tới một lối tiếp cận xã hội học của sáng tạo văn học.
Theo ông, tác phẩm văn học khơng chỉ được phê bình, tìm hiểu trong bản thân
nó, trong cấu trúc nội tại của nó (sự sắp xếp các bộ phận khác nhau của trần
thuật, phê bình theo lối phong cách học, theo phương pháp hình thức v.v…)
mà còn trong mối quan hệ với ý thức khả năng của nhóm xã hội đã sản sinh ra
nền văn hóa, trong bối cảnh sản xuất của nó. Chính là trong một tiến trình mà
phê bình văn học tiến tới sự hoàn thiện.
Theo Goldmann, các tác phẩm văn học và triết học tiếp cận tối đa với ý thức
khả năng của các nhóm xã hội đặc biệt mà tinh thần, tư tưởng và thái độ đối
21