Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khảo cứu phật thuyết quán vô lượng thọ phật kinh sớ diệu tông sao hội bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.46 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

ĐỖ THỊ VÂN

KHẢO CỨU PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG
THỌ PHẬT KINH SỚ DIỆU TÔNG SAO HỘI BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

ĐỖ THỊ VÂN

KHẢO CỨU PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG
THỌ PHẬT KINH SỚ DIỆU TÔNG SAO HỘI BẢN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60220104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Vƣơng

Hà Nội – 2017



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy GS. TS. Trần Ngọc
Vương người đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành
luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trong Khoa Văn
Học, Ngành Hán Nôm Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn, các thầy cô Viện Hán Nôm đã tận tình truyền đạt nhưng
kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lịng tri ân đến Sư thầy Thích Minh Tâm, các
quý đạo hữu Phật tử, thiện hữu thập phương đã không ngừng hỗ trợ, động
viên, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Học viên thục hiện

Đỗ Thị Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả Luận văn

Đỗ Thị Vân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu ............................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9
5. Nhiệm vụ, mục tiêu và đóng góp của luận văn .................................................... 9
6. Bố cục luận văn .................................................................................................. 10
NỘI DUNG .............................................................................................................. 11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ VÀ BẢN KINH
QUÁN VÔ LƢỢNG THỌ ..................................................................................... 11
1.1. Giới thiệu về pháp môn Tịnh Độ. ................................................................ 11
1.1.1. Dun cớ Phật nói pháp mơn Tịnh Độ ..................................................... 11
1.1.2. Khái quát về quá trình lưu hành và truyền bá pháp môn Tịnh Độ ở Việt
Nam hiện nay. ..................................................................................................... 13
1.2. Giới thiệu chung về hệ thống kinh điển sách luận Tịnh Độ...................... 18
1.2.1. Sơ lược hệ thống Kinh điển đề cập đến Pháp môn Tịnh Độ trong Tam
tạng kinh điển ..................................................................................................... 18
1.2.2. Tịnh Độ tam kinh....................................................................................... 30
1.2.3. Tịnh Độ ngũ kinh....................................................................................... 32
1.2.4. Luận Tịnh Độ ............................................................................................ 33
1.2.5. Một số sách chú giải Kinh điển Tịnh Độ tiêu biểu ...................................... 33
1.2.6. Khái quát tình hình truyền bá và lưu hành kinh sách Tịnh Độ ở Việt Nam .. 34
1.3. Lịch sử dịch thuật và truyền thừa Kinh Quán Vô Lượng Thọ.................. 35
CHƢƠNG 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG
THỌ PHẬT KINH SỚ DIỆU TÔNG SAO HỘI BẢN............................................ 37
2.1. Vấn đề Tác giả ............................................................................................... 37
2.1.1. Ngài Cương Lương Da Xá - Dịch Kinh Phạn ngữ ................................... 37
2.1.2. Thiên Thai Trí Giả Đại Sư – Thuật Sớ ..................................................... 38


1


2.1.3. Tứ Minh Sa Môn Tri Lễ - Thuật Sao ........................................................ 40
2.1.4. Nhật Đông Sa Môn Thực Quán – Phân Hội ............................................ 41
2.1.5. Đường Sa Môn Thiện Đạo – Tập Kí. ....................................................... 42
2.2. Vấn đề Văn bản tác phẩm ............................................................................ 43
2.2.1. Tình trạng văn bản hiện tại ...................................................................... 43
2.2.2. Vấn đề niên đại tác phẩm ......................................................................... 49
2.2.3. Duyên cớ khắc in và lưu truyền bản Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ
Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản ............................................................... 51
2.2.4. Đặc trưng ý nghĩa cấu trúc Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
Sơ Diệu Tông Sao Hội Bản ................................................................................ 55
2.2.5. Mơ hình cấu trúc chi tiết Phật Thuyết Qn Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ
Diệu Tông Sao Hội Bản...................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG
THỌ PHẬT KINH SỚ DIỆU TÔNG SAO HỘI BẢN............................................ 91
3.1. Giải thích đề kinh............................................................................................ 92
3.2. Phần tự ............................................................................................................ 93
3.2.1. Chứng tín tự .............................................................................................. 93
3.2.2. Phát khởi tự .............................................................................................. 94
3.3. Phần chính tơng ............................................................................................ 100
3.3.1. Định thiện ............................................................................................... 100
3.3.2. Tán thiện ................................................................................................. 111
3.3.3. Lợi ích của người thụ trì và truyền bá pháp môn................................... 119
3.4. Phần lƣu thông ............................................................................................ 120
3.4.1. Khải thỉnh lưu thơng .............................................................................. 120
3.4.2. Nêu y báo chính báo lập đề kinh ........................................................... 120
3.4.3. Dặn dò cách thụ trì ................................................................................ 120
3.4.4. So sánh hiển bày sự thù thắng và khuyên người phụng hành ............... 120

3.4.5. Hiển thị công đức niệm Phật ................................................................. 121
3.4.6. Phó chúc lưu thơng ................................................................................ 121

2


3.4.7. Nghe pháp hoan hỉ ................................................................................. 121
3.5. Thuyết kinh tại Kỳ Xà Quật ...................................................................... 121
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 126
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 130

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đạo Phật đến Việt Nam từ rất sớm, ngay từ những triều đại mở đầu nền độc
lập quốc gia, Đạo Phật đã phát huy được vai trị và giá trị của mình. Hệ thống kinh
điển Phật học được các triều đại phong kiến quan tâm khải thỉnh và khắc in. Hiện
nay, số lượng kinh điển thư tịch Phật giáo bằng Hán Văn còn lại đang gặp phải
nhiều vấn đề khó khăn, giá trị của những tác phẩm đó đang đứng trước nguy cơ
quên lãng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách
quan. Nguyên nhân khách quan như: Rất nhiều sách vở thư tịch đã bị ngọn lửa
chiến tranh thiêu chụi, thời tiết khí hậu nóng ẩm số lượng thư tịch bị mục nát tương
đối nhiều, cho đến công tác bảo quản, điều kiện bảo quản không tốt cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự mai một dần các nguồn thư tịch Hán văn quan trọng …Tuy nhiên,
cái nguy hại nhất theo chúng tôi là yếu tố con người. Đó là do sự khác biệt về ngơn
ngữ, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thư tịch Hán văn, những nguời có
thể trực tiếp đọc hiểu những tác phẩm này khơng có nhiều. Cho nên vấn đề đặt ra

với người làm công tác Hán Nôm là: Làm thế nào để kết nối, đưa những thư tịch
của cổ nhân đến gần hơn với mọi người và khai thác được những giá trị của những
thư tịch ấy. Mặt khác trên phương diện tư tưởng tôn giáo, chúng tôi thấy rằng Pháp
môn Tịnh Độ và kinh luận Tịnh Độ, đặc biệt là tác phẩm hội tập Phật Thuyết Quán
Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tơng Sao Hội Bản có vị trí quan trọng đối với
người tu hành trong việc áp dụng phương pháp hành trì và nghiên cứu tư tưởng
Tịnh Độ Tông. Cho nên, việc nghiên cứu một tác phẩm Hán văn Phật giáo có giá trị
lớn, đóng góp vào kho tàng Kinh tạng Việt dịch, khơng chỉ có giá trị về mặt tơn
giáo mà cịn có ý nghĩa lớn với khoa học nghiên cứu dịch thuật, văn hóa xã hội. Đây
là lí do thứ nhất tác giả lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu Phật Thuyết Quán Vô
Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tơng Sao Hội Bản”.
Lí do thứ hai, tác phẩm hội tập Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản là bộ sách q, có thể nói là bộ tổng tập hệ thống sách
chú giải Kinh Quán Vô Lượng Thọ, giữ vai trò quan trọng thiết yếu đối với người

4


học Phật nói chung và các hành giả tu Tịnh Độ nói riêng. Vì đây là bộ hội tập đầy
đủ nhất cho Kinh Quán Vô Lượng Thọ, một trong ba bộ kinh quan trọng của Tịnh
Độ Tông (Đại A Di Đà và A Di Đà Kinh). Sách này hội đủ các đời dịch thuật chú
giải, từ Chính Kinh, Sớ, Diệu tơng sao và tập kí, trình bày chú giải một cách lớp
lang, một mạch chính kinh được chú giải bằng lời Sớ do ngài Trí Giả soạn thuật,
sau đó là lời Sao của Ngài Tri Lễ lại giải độc lại chính Kinh và phần Sớ, tổng kết lại
tồn đoạn bằng lời tập kí trình bày nghĩa lí của ngài Thiện Đạo. Bằng sự logic, công
tác văn bản học tỉ mỉ, phương thức giải độc văn bản của ngài Thực Quán cho bộ hội
tập này có giá trị học thuật lớn, giá trị giáo học và tư tưởng quan trọng. Một tác
phẩm có giá trị lớn như vậy, khơng có lí do gì chúng ta lại khơng nghiên cứu, khai
phát nghiên cứu giá trị nội dung và giá trị học thuật.
Thứ ba, tác phẩm hội tập này là thư tịch quí phải đến thời Pháp mới xuất hiện

ở trường Viễn Đông Bác Cổ và quí giá hơn để khắc in lưu truyền bộ tổng tập này là
biết bao nhân lực vật lực tận tâm gia công mới thành tựu. Bộ hội tập Phật Thuyết
Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản này được các vị tổ sư
đánh giá cao, bộ sách quí nước ta chưa từng thấy có, mãi đến thời Pháp thuộc, khi
Pháp thành lập Trường Viễn Đông Bác Cổ với sự xuất hiện của rất nhiều đầu sách,
trong đó cả hệ thống kinh điển sách luận nhà Phật cũng có mặt. Một bộ Tạng thư
quan trọng đó là Tam Tạng Kinh của Nhật Bản cũng được du nhập vào nước ta.
Trong lời tựa Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội
Bản (quyển thủ, tr1), Hịa Thượng Thanh Hanh có bày tỏ rằng: “Thường suy nghĩ
rằng: Vân Thê đại sư, “Đại khái từ khi có Phật pháp đến nay, là tập đại thành của
Thiên Thai tông. Đối với Tam tạng thánh giáo, có rất nhiều trước thuật. Trong số
những trước thuật đó, giáo mơn Tịnh Độ riêng có Qn Kinh Sớ. Ắt là lấy quán tâm
quán Phật mà cắt nghĩa, nhờ thế đắc được Phật tâm vi diệu, khế hội ý chỉ của kinh.
Kế tiếp sau đó pháp sư Tri Lễ, làm Diệu Tông Sao để phát huy sáng tỏ nghĩa sớ.
Đều là khéo làm khéo thuật vậy. Có thể khen là một nhà giáo qn, mn đời tơn
kính ngưỡng mộ. Kẻ hậu học này, trước có đọc trước tác của các nhà, từng thấy
dẫn nhiều Quán Kinh Sớ Sao, biết rằng pháp quán rất thâm huyền, nhưng chưa

5


từng thấy sách này, trong nước thì thiếu hẳn. Vẫn lấy để lịng chuyện ấy, thường ơm
khát vọng may ra thì gặp được. Đến năm Khải Định thứ sáu, được biết trong trường
Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội có bản Tam Tạng Phật kinh của Nhật Bản, liền đích
thân đến, tận mắt chứng kiến. Sau về sai các đệ tử trong sơn môn, đến tận nơi xin
phép người Pháp sao lấy mục lục… Nhân vì tơi kiểm duyệt mục lục thấy bản sớ sao
kinh này, và bản tập kí của Hịa thượng Thiện Đạo, thì rất lấy làm vui mừng, coi
như là của báu cịn sót lại, ý muốn hợp khắc” (常思! 雲棲大師曰:蓋自有佛法已來、
天台集其大成。 然以三藏聖教、屢多著述。而著術之中其凈土教門、特出觀
經疏。則以觀心觀佛釋之。而妙得佛心、契乎經旨。計後知禮法師作妙宗鈔。

以發明疏義。 允為善作善述。 可謂一家教觀萬代宗仰者矣。及期後代日東沙
門以疏鈔合為會本、得便觀覽。且斯後學前日讀諸家著作曾見盛引觀經疏鈔
則知觀法深玄。然其書未見而本國闕如。每懷渴望之心萬得遇。適於啟定六
年得聞河城大法博古場中有日本三藏佛經。親見的事。後回即使門內後昆親
往依處乞法抄取目錄。。。因予檢目錄見此經疏鈔并善道和上集記則倍倍喜
躍以為遺珍而意欲合刻). Một bộ kinh sách được chư vị tổ sư đề cao coi trọng như
vậy, việc khắc in lưu truyền là cả sự hi sinh cống hiến về cả nhân lực vật lực của các
bậc tiền bối đi trước, kẻ hậu học chúng ta há lại để cho viên ngọc trân quí ấy bị
quên lãng mai một được. Cho nên, với tấm lòng cầu đạo tha thiết, mong muốn
hoằng truyền pháp môn Tịnh Độ, đem đến an lạc cho muôn người, kẻ hậu học hèn
kém chẳng ngại sự ngu dốt mạnh dạn lựa chọn khảo cứu bộ hội tập Phật Thuyết
Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản, nhằm khai thác giá trị
nội dung triết lí Phật học Tịnh Độ Tông được thể hiện trong tác phẩm, nghiên cứu
nhận định tính giáo học, giá trị học thuật trên các phương diện văn bản học, giải độc,
ngôn ngữ học của tác phẩm, cống hiến vào kho tàng thư tịch Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề tu đạo và hoằng đạo đối với mỗi hành giả tu Phật là hai vấn đề quan
trọng, có quan hệ mật thiết với nhau. Triệt để tư tưởng từ bi – trí tuệ, lấy tự lợi – lợi
tha làm động lực cho lộ trình tiến tu đạo nghiệp, những người con Phật trên khắp

6


năm châu luôn nâng cao ý thức về xứ mệnh “Sứ giả Như Lai, hành Như Lai xứ, tác Như
Lai sự”, ln nỗ lực, tinh tiến trên bước đường tìm cầu chân lí, vượt thốt sinh tử.
Một trong những nhiệm vụ trọng yếu được các Tổ sư đề cao là lưu giữ hoằng
truyền giáo pháp của Đức Phật. Đối với vấn đề lưu truyền giáo pháp có hai phương
diện: Một là phiên dịch kinh điển, sách luận cho phù hợp với ngôn ngữ từng quốc
độ, vừa là lưu giữ lại lời dạy của Đức Phật cho đời sau, vừa là để người học Phật có
cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn, tồn diện hơn với chân lí Đức Phật; Thứ hai, rộng

truyền lời dạy của Đức Phật, đưa giáo pháp từ bi – trí tuệ của Phật đến với tất cả
mọi loài chúng sinh, mở rộng trên khắp hành tinh, nhằm đem đến an vui, hịa bình
và hạnh phúc cho tồn nhân loại.
Cơng tác nghiên cứu dịch thuật hệ thống kinh điển Phật học nói chung, hệ
thống kinh điển sách luận Tịnh Độ nói riêng, thời đại nào cũng được chú trọng,
nhận được nhiều sự quan tâm của giới xuất gia cũng như tại gia. Hệ thống kinh điển,
sách luận Tịnh Độ được dịch sang Việt văn tương đối phong phú. Các bậc tổ sư
Tịnh Độ ở Việt Nam đã có một số dịch thuật và trước tác vơ cùng giá trị, được coi
là nền tảng cho tư tưởng Tịnh Độ tông, nhằm hoằng truyền giáo nghĩa Tịnh Độ, hỗ
trợ cho việc hành trì pháp mơn Tịnh Độ, đem lại lợi ích thành tựu sở nguyện sở tu.
Một số Kinh điển, sách luận Tịnh Độ mang tính nền móng cho Tịnh Độ Tông ở
Việt Nam như: Bộ Kinh Tam Bảo, Đường về cực lạc của Hịa Thượng Thích Trí
Tịnh, Di Đà Kinh sớ sao của Hịa Thượng Thích Hành Trụ, Kinh Di Đà Lược Giải
Viên Trung Sao của Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, Liên Tơng bảo giám của Thượng
Tọa Thích Minh Thành, Kinh Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình
Đẳng Giác của Đại Đức Thích Như Hịa …
Nói đến hệ thống kinh điển Tịnh Độ là nói đến ba bộ kinh trọng yếu: Đại bản
A Di Đà Kinh, Tiểu bản A Di Đà Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Tuy
nhiên, phần lớn các kinh điển Tịnh Độ được lựa chọn dịch sang Việt văn, phần
nhiều liên quan đến Đại bản A Di Đà Kinh và Tiểu bản A Di Đà Kinh, riêng về
Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh xuất hiện ít. Ba bộ kinh này đối với Tịnh Độ pháp
mơn đóng vai trị như kiềng ba chân không thể thiếu đi phần nào. Trên thực tế hai

7


bộ Kinh A Di Đà dường như được biết đến nhiều hơn so với bộ Quán Vô Lượng
Thọ Kinh. Với mong muốn hoằng truyền, xiển dương pháp môn Tịnh Độ, đem đến
cho người tu kẻ học cái nhìn tồn diện hơn về pháp môn Tịnh Độ, chúng tôi đã tiến
hành khảo cứu tác phẩm Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông

Sao Hội Bản là bản tổng tập toàn diện nhất về hệ thống chú giải Kinh Quán Vô
Lượng Thọ. Bản hội tập này là tổng tập của các đời Tổ sư Tịnh Độ Trung Hoa và
Nhật Bản chú giải cho Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Từ Ngài Cương Lương Da Xá
dịch kinh từ Phạn ngữ sang Hán ngữ, tiếp đến là Thiên Thai Trí Giả Đại Sư thời
Trần - Tùy bên Trung Quốc thuật Sớ, thời Đường Sa Mơn Thiện Đạo tập kí, thời
Bắc Tống Tứ Minh Sa Mơn Tri Lễ thuật Sao, thời Thiên Hồng Nguyên Linh Nhật
Đông Sa Môn Thực Quán phân hội. Bản hội tập này đến với Việt Nam vào thời
Nửa phong kiến nửa thuộc địa, do Hịa Thượng Thích Thanh Hanh khởi xướng khắc
in. Từ đó đến nay đã hơn trăm năm, một khoảng thời gian không quá dài nhưng
cũng không ngắn để một tác phẩm tuyệt hảo như vậy bị quên lãng. Thời gian lịch sử,
những đổi thay thời cuộc, binh hỏa chiến tranh, có những cái đã bị che lấp đi, qn
lãng đi một cách khơng đáng có, nhưng tất cả những giá trị của nó vẫn vẹn nguyên,
như viên ngọc q cịn sót lại giữa biển cát sỏi khô cằn. Thật tiếc là trong suốt hơn
100 năm qua đã chưa có sự quan tâm đích đáng với nó, cũng chưa có bản Việt văn
nào giải mã sách này và truyền bá đến mọi người. Nhưng cũng như ngọc q một
khi tìm thấy thì sẽ trở thành vơ giá, đem đến lợi ích cho mn người, luận văn
“Khảo cứu Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản”
là đề tài mới hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu giá trị lợi ích của Pháp môn
Tịnh Độ qua pháp môn tu quán.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
Đối tương nghiên cứu và phạm vi tư liệu chính trong luận văn này là Quán
Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội Bản, tàng bản Chùa Vĩnh Nghiêm,
Bản scan tại Thư Viện Quốc Gia, số hiệu R5056, R5057, R5058. Gồm 5 quyển,
cộng thêm phần thủ và phần tự, phụ lục ghi danh công đức.

8


Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu đề ra của luận văn, căn cứ theo giới hạn thời
gian và dung lượng cho phép của luận văn Thạc sĩ chúng tôi cũng tham khảo các

kinh điển, sách luận Phật giáo, đặc biệt là Kinh điển sách luận Tịnh Độ tông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp văn bản học: Để tìm hiểu các vấn đề văn bản tác phẩm
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp phiên dịch học và ngôn ngữ học
5. Nhiệm vụ, mục tiêu và đóng góp của luận văn
Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi xác định nhiệm vụ chính là giải quyết tốt
vấn đề minh giải văn bản, mô phỏng giới thiệu đặc trưng cấu trúc tác phẩm và nêu
lên nội dung cơ bản của Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông
Sao Hội Bản, nhằm cung cấp cho người đọc thông tin cơ bản nhất về bộ hội bản quí
giá này. Đồng thời hướng tới nhiệm vụ mục tiêu sau khóa luận này là đưa đến cho
bạn đọc cũng như hành giả tu tập, nghiên cứu Phật học bản dịch thuật hoàn chỉnh
của tác phẩm này. Qua đó, giúp cho người đọc tiếp cận với bộ hội bản qui mô và giá
trị, người đọc có được cái nhìn khái qt về cấu trúc cũng như nội dung tập sách
này. Do vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề văn bản tác phẩm, cùng những
đánh giá, phân tích mang tính tổng quan về đặc thù, cũng như những giá trị tác
phẩm mang lại. Mở ra một hướng mới cho việc tu tập Tịnh Độ, vì thơng thường áp
dụng trì danh niệm Phật, mà phép qn Tây Phương Thập lục thì ít người thực hiện,
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày nay, thông qua bộ kinh này người thực hiện muốn kết
hợp hai xu hướng Thiền Tịnh song tu, mà chư vị Tổ trước đã đặt ra, nhằm đem lại
nhiều lợi ích về tri thức, đặc biệt là giúp hành giả tu tập đắc lực hơn. Tuy rằng, kẻ
hậu học kém cỏi mà lại mang tâm nguyện lớn, sợ rằng cũng không tránh khỏi điều
thất thố trái lời Phật ý tổ, nhưng mong rằng với tâm huyết của kẻ hậu học hoằng
dương Tịnh Độ lợi ích quần sinh, thì đề tài này sẽ là món ăn mới cho người tu học
TịnhĐộ nói riêng, học Phật nói chung, rất mong nhận được sự chỉ giáo sửa chữa
đóng góp của chư vị thiện hữu.

9



6. Bố cục luận văn
Phần mở đầu: Nêu lên các mục về Lí do lựa chọn đề tài, lịch sử vấn đề nghiên

cứu, đối tượng, phạm vi, phương nghiên cứu, cơ sở khoa học cho việc thực
hiện luận văn.
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương một: Giải quyết các vấn tổng quan về pháp môn Tịnh Độ, sự truyền
thừa và hệ thống kinh điển.
Chương hai: Giải quyết các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của
luận văn về tác giả, tác phẩm, duyên cớ khắc in lưu truyền, niên đại tác
phẩm,… Chương ba: Giải quyết vấn đề nội dung tác phẩm truyền tải, cấu trúc
tác phẩm, ý nghĩa nội dung và hình thức tác phẩm.
Phần kết luận: Đưa ra những nhận xét đánh giá của người thực hiện đề tài,
cũng như những đóng góp và hướng phát triển tiếp theo trong nghiên cứu.

10


NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ VÀ BẢN KINH
QN VƠ LƢỢNG THỌ
Chương này trình bày các vấn đề tổng về pháp môn Tịnh Độ trên ba phương
diện: Sự hình thành và lưu truyền pháp mơn Tịnh độ nói chung và Pháp mơn Tịnh
Độ ở Việt Nam nói riêng; Kinh điển Tịnh Độ; Q trình hình thành, lưu truyền và
chú giải của Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Bao gồm các mục cụ thể như sau:
1.1. Giới thiệu về pháp mơn Tịnh Độ.
1.1.1. Dun cớ Phật nói pháp mơn Tịnh Độ
Đức Phật nói rằng: “Phật và chúng sinh cùng một thể tính bình đẳng khơng
phân biệt”. Nếu nhận chân được thể tính sáng suốt nhiệm màu ấy thì sẽ khơng có
“Tịnh” và “Nhơ”, khơng có “Phật” và “Chúng sinh”, tất cả đều thanh tịnh sáng suốt.

Dù là ngọn cỏ hạt cát cũng đều là Tịnh Độ, dù là cõi Sa Bà ác trược hay Tây
Phương Cực Lạc thì cũng đều là cõi Tịnh Độ, mỗi niệm mỗi hơi thở đều là tịnh
niệm, đều là Di Đà – Thích Ca, mọi cử chỉ động chân cất tay đều là Pháp thân chư
Phật. Nhân do khí bẩm vật dục che lấp, tam độc thiêu đốt, Phật tuệ sáng suốt của
chúng sinh ngày một mờ tối, xa rời Phật tính, cho rằng Phật và chúng sinh có cao có
thấp. Tâm chạy theo cảnh, đắm vào hình sắc, “tâm viên ý mã” trôi nổi theo qui luật
biến đổi “sinh - trụ - dị - diệt”, bởi vậy mà mới phân cao thấp, nhân ngã, Tịnh độ uế
độ, mới có đau khổ và an vui. Từ đó mà phân ra chúng sinh, Phật, Thánh, đường đi
cũng khác, tám nạn ba đường, trôi lăn trong sáu ngả, lặn hụp trong ba cõi, từ mê này
đến mê khác, cứ quay tròn trong vòng sinh tử hàng trăm nghìn kiếp chưa biết bao
giờ ra khỏi. Do vậy, Đức Phật khai thị nhân địa của Đức Phật A Di Đà, để chỉ dạy
cho chúng sinh pháp môn niệm Phật tam muội, chỉ rõ Tịnh độ làm nơi trở về. Niệm
Phật để trở về với Phật tính vẳng lặng thanh tịnh, đầy đủ năng lực độ mình độ người,
viên thành đạo quả, vào Tam - ma - địa thành đẳng chính giác, như người mê tỉnh
giấc mộng dài.
Tại sao Phật nói pháp mơn Tịnh độ? Như chúng ta đã biết, thuốc không phân
đắt rẻ, hễ chữa lành bệnh thì gọi là diệu dược. Pháp khơng phân biệt cao thấp, cứ

11


giúp người giải thốt an vui thì là diệu pháp. Bệnh thì có mn nghìn thứ, căn cơ có
nhiều bậc thượng trung hạ khác nhau, do đó mà Đức Phật nói ra 84000 pháp mơn để
giáo hóa chúng sinh. Phàm công dụng của thuốc cốt là chữa lành thân bệnh, pháp để
chữa lành tâm bệnh. Bởi vậy vạn pháp đều cùng một thể, Tịnh Độ là pháp môn thâu
nhiếp mọi căn cơ, đó là con đường tắt đi đến cõi Cực Lạc “hồnh siêu tam giới”.
Nơi đó khơng có tên đường ác, khơng có tiếng khổ, thuần là cơng đức phúc tướng
trang nghiêm. Người sinh ở nước đó khơng cịn thối chuyển nơi đạo vơ thượng
chính đẳng chính giác, thường được cùng với các bậc thượng thiện tri thức, siêng tu
tinh tiến. Đặc biệt là hạnh nguyện tiếp dẫn tất thảy chúng sinh niệm Phật của Đức

Phật A Di Đà. Tuệ Viễn Đại sư từng dạy: “Những tên gọi của tam muội trong giáo
pháp có rất nhiều, nhưng cơng đức cao dễ tiến tu, niệm Phật đứng đầu”, do vậy
biết rằng Tịnh Độ là pháp môn tối thắng, phù hợp với căn cơ của muôn người. Bất
luận già trẻ gái trai ai ai cũng chỉ cần một niệm nhất tâm bất loạn thì đều được tiếp
dẫn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì thấy lợi ích vi diệu đó, mà vì tất cả chúng sinh
nói ra pháp mơn Tịnh Độ, nhằm giúp người tu hành sớm được thành tựu. Hơn nữa,
người tu hành muốn được thành Phật tất phải học nhiều pháp môn và trải qua thời
gian ba A tăng kì kiếp như Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm cầu pháp ở khắp mọi
nơi. Nhưng chúng sinh ở cõi Sa Bà ác trược có nhiều chướng ngại, lại khơng
thường được gặp Phật, cho nên sự thành cơng là rất khó. Phật muốn đảm bảo cho
người tu hành chắc chắn có kết quả như ước nguyện và để an lòng những người lo
sợ pháp khó tu khó chứng mà thối chuyển tâm Bồ đề. Bởi vậy, Phật đã nói pháp
mơn Tịnh Độ chỉ chuyên niệm danh hiệu Phật. Pháp này muôn người tu muôn
người chứng, như trong Tứ Liệu Giản, Vĩnh Minh Đại Sư, vị tổ thứ 6 Liên Tông,
đời Tống đã nói:
“Khơng Thiền có Tịnh Độ
Mn người tu mn người chứng
Thấy được Phật Di Đà
Lo gì khơng khai ngộ”

12


Khi đã sinh sang cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, việc tu hành trở nên
thuận lợi, thường được gặp Phật, luôn ở cùng các bậc thượng thiện căn, cảnh giới an
lạc tất thảy đều thuận theo ý nguyện, tất cả đều hiện pháp vi diệu, thẳng đến thành
Phật mà khơng bao giờ cịn thối chuyển.
Hơn thế nữa, Pháp môn Tịnh độ ứng hợp với căn cơ của chúng sinh trong
tam thời giáo. Thời chính pháp chúng sinh nhiếp nơi Luật mà thành tựu sự tu hành.
Thời Tượng pháp chúng sinh nhiếp nơi Thiền mà thành tựu quả vị tu chứng. Riêng

thời Mạt pháp chúng sinh chỉ có nương nơi pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
mà thành tựu được. Như vậy, đặt trong bối cảnh thời kì Mạt pháp này, chúng sinh
căn tính độn lụt chiếm phần nhiều, số người thượng căn thượng trí có thể đốn ngộ
không xuất hiện, Tịnh độ là pháp môn tối diệu xứng hợp với căn cơ của chúng sinh,
thâu nhiếp tất thảy mọi căn cơ và dù dụng công nông sâu có khác nhưng nhất định
đều có được những thành tựu tu tập. Trong Phật Quang Đại Từ Điển (tr6153 - 6165)
có ghi: “Tơng nghĩa của Tơng này là lấy hành nghiệp trong tâm hành giả tu Tịnh
Độ làm nội nhân, lấy nguyện lực của Đức Phật A Di Đà làm duyên bên ngoài. Nếu
nội nhân và ngoại duyên ứng hợp với nhau thì sinh về nước An Lạc”. Do vậy, Tịnh
độ pháp mơn được Đức Phật nói ra vì lịng thương sót chúng sinh, đây là pháp mơn
duy nhất không cần ai thưa hỏi Phật tự thuyết giảng (vô vấn tự thuyết).
1.1.2. Khái quát về quá trình lưu hành và truyền bá pháp môn Tịnh Độ ở Việt
Nam hiện nay.
Tịnh Độ là một trong những pháp môn tu tập phổ biến đối với người Phật tử
tại nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Giáo nghĩa Tịnh Độ tông
thuộc hệ tư tưởng Đại thừa và xuất hiện vào thời kỳ Phật giáo phát triển.
Tịnh Độ nói theo ngơn ngữ nhà Phật, đó là một trong những phương tiện
thiện xảo của Phật nhằm cứu vớt chúng sinh ra khỏi nhà lửa tam giới, thoát khỏi
biển khổ sinh tử luân hồi, trầm luân đau khổ một cách nhanh chóng. Nhất là trong
thời mạt pháp, khi các kinh điển hoại diệt hết, chúng sinh chỉ có thể y cứ vào pháp
mơn Tịnh Độ để tu tập đạt đến giải thoát mà thơi. Trong kinh Vơ Lượng Thọ, Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: “Về đời mai sau, khi các kinh đạo đã diệt hết

13


rồi, ta dùng sức từ bi thương sót, riêng lưu lại kinh này thêm một trăm năm nữa.
Chúng sinh nào gặp được kinh này, tùy theo sở nguyện đều được độ thoát” (Đương
lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh, chỉ trụ bách tuế.
Kì hữu chúng sinh, trị tu kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ). Đây được coi

là lời huyền kí Đức Phật giành riêng cho chúng sinh đời Mạt pháp.
Tịnh Độ được truyền ở Trung Quốc từ đầu thế kỉ thứ nhất, nhưng đến thế kỉ
thứ ba mới chính thức hình thành và phát triển thành tông phái. Đến thời Diêu Tần,
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch một loạt các kinh điển Phật giáo từ tiếng
Phạn sang tiếng Hán, một số kinh điển Tịnh Độ cũng được phiên dịch. Thời Lưu
Tống, Ngài Cương Lương Da Xá dịch Kinh Quán Vô Lượng Thọ từ tiếng Phạn sang
tiếng Hán.
Đến thời Đông Tấn, pháp môn này được phát triển rộng rãi, nhờ vào công
hoằng dương của Huệ Viễn Đại sư (334 - 416). Ngài căn cứ theo ý chỉ của Tịnh Độ
Tam kinh lập ra Tịnh Độ Tông, mở Bạch Liên Xã nơi chùa Đông Lâm. Hội này quy
tụ những người chuyên niệm Phật A Di Đà, bất luận hàng tại gia hay xuất gia. Từ
123 vị sáng lập, số người tham gia ngày một đông nhiều và mau chóng lan rộng
thành phong trào niệm Phật, cầu sinh Tây phương Cực Lạc thế giới. Từ đó cho đến
ngày nay, pháp môn Tịnh Độ hoằng truyền ngày một rộng rãi và phổ cập tới mọi
tầng lớp trong xã hội.
Sự truyền thừa pháp môn Tịnh Độ không giống như các pháp môn khác. Như
đối với Thiền tông, người trước truyền tâm ấn cho người sau, nó mang tính tiếp nối.
Đối với Tịnh Độ tông, mỗi vị tổ sau khi mất, căn cứ vào công lao trong việc xiển
dương giáo pháp và các thụy tướng vãng sinh, để được xưng tôn lên ngôi vị tổ.
Người được coi là tổ đầu tiên của Tịnh Độ tông là ngài Huệ Viễn. Kể từ ngài Huệ
Viễn truyền xuống các ngài như Thiện Đạo, Từ Mẫn, Thừa Viễn, Pháp Chiếu …
cho đến Đại sư Ấn Quang có 13 vị tổ Tịnh Độ Trung Hoa. Ngồi ra, cịn có rất
nhiều các bậc tơn đức tu tập có cơng phu, góp sức lớn vào việc hoằng truyền pháp
mơn và đều có thoại tướng vãng sinh.

14


Trong Phật Quang Đại Từ Điển trang 1587 có ghi: “Vị Tăng ở đời Lưu Tống
thuộc Nam Triều, người Hoàng Long. Sư xuất gia từ nhỏ, chuyên tinh giới luật.

Trong năm Vĩnh Sơ (420-422), Sư đến Quảng Đông, dừng chân ở Đài Tự. Sau đó,
Sư đến chùa Tiên Sơn đất Giao Chỉ, thường tụng Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán
Vô Lượng Thọ, phát nguyện vãng sinh Tây Phương. Năm Hiếu Kiến thứ 2 (455), Sư
vào núi tự thiêu rồi tịch. Mọi người trong thơn thấy tồn thân Sư sáng chói, ngồi
trên lưng con nai bằng vàng đi về phương Tây. Thâm cảm sự lạ lùng ấy, mọi người
thu nhặt tro xương của Sư, dựng tháp cúng dàng”. Nếu căn cứ theo lời này thì Tịnh
Độ Tơng đến với Việt Nam khá sớm, trước cả Thiền Tơng vì đến năm 580 Ngài Tỳ
Ni Đa Lưu Chi mới đến Việt Nam và chắc chắn người dân Việt Nam đã tiếp nhận
ảnh hưởng tư tưởng Tịnh Độ của Ngài Đàm Hoằng. Như vậy, thời kì này Tịnh Độ
pháp mơn đã được lưu truyền ở đất Giao Châu và chùa Tiên Sơn (Phật Tích) được
coi là chốn tổ Tịnh Độ đầu tiên ở Việt Nam, Ngài Đàm Hoằng là vị Sơ tổ Tịnh Độ ở
Việt Nam.
Thời Đinh – Tiền Lê khoảng năm 973 – 979 Đinh Liễn khi khắc cột kinh A3
(GS. Hà Văn Tấn kí hiệu) có ghi: “Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân
Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh
Khng Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu,
không thờ cha và anh, lại có lịng ác, trái với sự u thương và khoan dung, anh
không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng
Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng đã tranh quan thì khơng
nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100
cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này,
cầu cho tất cả giải thốt, khơng phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho
Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu”, như vậy
việc khắc cột Kinh của Đinh Liễn cầu siêu cho em Đại đức Đính Noa Tăng Noa và
cầu an cho vua cha Đinh Tiên Hoàng, đánh dấu sự nghiệp in khắc Kinh điển Phật
giáo ở nước ta, trong đó Đức Phật A Di Đà được liệt vào vị Phật thứ 7 trong bảy vị

15



Phật Mật Tơng, có cơng năng giải trừ nghiệp chướng và làm cho chúng sinh được
giải thoát.
Đến thời Lý, vua Lý Thánh Tông năm 1057 cho tạc tượng Phật A Di Đà
bằng đá q thiếp vàng, tơn thờ tại chùa Thiên Phúc - Tiên Sơn – Phật Tích vẫn cịn
đến ngày nay. Thiền sư Không Lộ (1052 -1119) đời 21 dịng Thiền Vơ Ngơn Thơng
cho đúc tượng Phật Di Đà thờ tại chùa Quỳnh Lâm – Đông Triều - Quảng Ninh.
Thiền sư Tịnh Lực (1112 – 1175) đời thứ 27 dịng Thiền Vơ Ngơn Thơng đã tu tập
pháp mơn Niệm Phật Tam Muội và chứng Niệm Phật Tam muội.
Thời nhà Trần, Vua Trần Thái Tơng (1218 – 1277) trong Khóa Hư Lục có
chia niệm Phật làm ba bậc: Thượng căn niệm Phật thuộc Thật tướng niệm Phật,
Trung căn niệm Phật thuộc Quán tưởng niệm Phật, Hạ căn niệm Phật thuộc trì danh
niệm Phật. Đến ngài Huyền Quang (1254 – 1334) cho xây dựng Đài Cửu Phẩm
Liên Hoa tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), phương pháp hành trì cứ quay một vịng,
niệm một câu Nam Mơ A Di Đà Phật. Hiện nay, ở chùa Động Ngọ vẫn còn Cối
kinh và Bi kí ghi rằng kiến tạo Cửu Phẩm Liên Hoa năm 1692.
Thời Hậu Lê, Ngài Như Trừng Lân Giác (1696 – 1733) dòng Lâm Tế xiển
dương tư tưởng Thiền Tịnh Mật song tu rất phát triển. Đại sư Phổ Tịnh (1741 –
1830) tu tập Tịnh tơng khi tịch có để lại bài kệ:
“Kinh niên tĩnh tọa đại hùng phong
Thật thị thân cùng đạo bất cùng
Lục tự chun trì thân thụ kí
Lưu truyền hậu thế hiển tông phong”
(Bao năm tĩnh tọa nơi núi rừng
Thực là thân hết đạo chẳng cùng
Sáu chữ chuyên niệm thân thụ kí
Lưu truyền đời sau sáng tổ tơng)
Đến cuối thời Nguyễn bắt đầu từ Tổ Tâm Viên khởi xướng hoằng dương
Tịnh Độ Pháp môn, Tăng tục khắp nơi theo về tu học rất đơng. Đến Hịa Thượng Bồ
Đề Nguyên Biểu (1836 – 1906) kế thừa sự nghiệp hoằng dương Tịnh Độ pháp môn


16


của Tổ Tâm Viên năm 1887 Ngài lập ra Hội Liên Xã Niệm Phật và sáng tác quyển
Liên Xã Niệm Phật Qui Ước, nói rõ lí do thành lập hội, ghi nhận sự vãng sinh của
các hành giả trong hội, phương pháp hành trì, các câu vấn đáp về ý nghĩa niệm Phật,
trình bày sơ lược ý chỉ chư tổ Tịnh Độ, lễ sám nghi Tịnh Độ, danh sách hành giả
tham gia hội và Niệm Phật công cứ. Trong khoảng 30 năm hoằng truyền, pháp môn
Tịnh Độ dần lan rộng khắp miền Bắc, các tổ đời sau kế thừa và phát huy như Tổ
Thanh Hanh khắc rất nhiều bộ kinh Tịnh Độ để lưu truyền, tổ Trung Hậu, tổ Bà Đá,
tổ Trí Hải là những trụ cột cho Phật pháp giai đoạn chấn hưng Phật giáo thời nửa
phong kiến nửa thuộc địa sang thời đầu chủ nghĩa xã hội, cho đến nay sức ảnh
hưởng của trào lưu tư tưởng đó vẫn rất lớn. Mặc dù pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam
khơng ghi lại dịng truyền thừa, cũng chưa hình thành tơng phái chính thức như
Tịnh Tơng Trung Hoa nhưng chính sự phù hợp giữa tơng chỉ tu hành, phương pháp
tu hành và người thực hành, pháp môn này đã đi sâu vào lòng người con Phật, được
nhiều người tiếp nhận, sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” là lời xướng
hỏi thân thuộc của hàng Phật tử khi gặp mặt chào hỏi, ai ai cũng niệm lên trước khi
bắt đầu mọi lời cầu nguyện lễ bái. Tịnh Độ vơ hình trung đã trở thành pháp mơn
phổ cập cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi lúc mọi nơi.
Ở Đàng Trong pháp môn Tịnh Độ xuất hiện muộn hơn, bắt đầu từ tổ Nguyên
Thiều từ Trung Quốc sang, hoằng truyền Tịnh Độ pháp môn, năm 1678 xây dựng
chùa Thập Tháp Di Đà đến năm 1683 khánh thành vua Lê Hi Tông sắc ban biển
vàng “Thập Tháp Di Đà Tự”. Năm 1911, Thiền sư Tâm Tịnh trùng tu chùa Tây
Thiên - Huế cho đúc tượng Phật A Di Đà thờ và đến năm 1926 được vua Khải Định
sắc ban biển vàng “Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự”. Tiếp theo phong trào đó là Hịa
Thượng Thích Trí Tịnh, Hịa Thượng Thích Thiền Tâm trong suốt cuộc đời tu tập
của các ngài đã có nhiều cống hiến cho việc xiển dương pháp môn Tịnh Độ, đưa
pháp môn Tịnh Độ phổ cập đến với mọi người con Phật ở Việt Nam cũng như đồng
bào xa hương. Năm 1955, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh thành lập hội Cực Lạc Liên

Hữu tại chùa Vạn Đức (Thủ Đức, Gia Định), Ngài làm hội trưởng, Hịa Thượng
Huệ Hưng làm liên phó, Đại đức Tịnh Đức làm thư kí, pháp mơn Tịnh Độ được

17


truyền khắp miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1968, Hịa Thượng Thích
Thiền Tâm cùng giúp sức hoằng dương Tịnh Độ, ngài đã soạn dịch nhiều sách Tịnh
Độ, lập ra Hương Nghiêm Tịnh Viện tại Lâm Đồng làm đạo tràng chuyên tu Tịnh
Độ. Các tác phẩm dịch thuật kinh điển và các trước tác của các Ngài đã là nền tảng
cho tư tưởng Tịnh Độ ở Việt Nam, là cơ sở cho kẻ hậu học tu hành pháp môn Tịnh
Độ, truyền bá pháp môn Tịnh Độ thời cận đại cho đến ngày nay. Năm 1971, Hòa
Thượng Bửu Huệ chùa Huệ Nghiêm chủ trương Thiền Tịnh song tu, lập ra hai tịnh
thất luân phiên nhập thất tịnh tu trong suốt 20 năm.
Cho đến nay, Pháp môn Tịnh Độ ngày càng được khẳng định vai trị và giữ
vị trí là pháp mơn chính yếu, giành được sự quan tâm và đánh giá cao, được phần
lớn người xuất gia cùng như Phật tử tại gia lựa chọn. Có thể nhận thấy tơng môn
các Tông phái Thiền học như Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng… đều có xu hướng
tu Tịnh Độ, niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ, hầu hết các chùa đều trở thành đạo tràng
Tịnh Độ.
1.2. Giới thiệu chung về hệ thống kinh điển sách luận Tịnh Độ
Phật giáo được truyền vào Trung Quốc từ cuối thế kỉ thứ nhất, nhưng những
kinh điển Tịnh Độ phải đến thế kỉ thứ III mới bắt đầu được phiên dịch. Thời Ngụy
năm 250 ngài Khương Tăng Khải dịch Vô Lượng Thọ Kinh. Thời Tôn Quyền, cư sĩ
Chi Khiêm dịch Đại A Di Đà Kinh. Đến thời Diêu Tần thế kỉ thứ IV ngài Cưu Ma
La Thập dịch A Di Đà Kinh. Ngài Phật Đà Bạt Đà La, một trong 18 bậc đại hiền ở
Lô Sơn dịch Tân Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Phật Tam Muội Kinh . Ngài Trí
Nghiễm dịch Tịnh Độ Tam Muội. Thời Lưu Tống thế kỉ V ngài Cương Lương Da
Xá dịch Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Thế kỉ thứ VI, ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch Vô
Lượng Thọ Kinh Luận. Đến ngài Thế Thân trước tác Vãng Sinh Tịnh Độ Luận thì hệ

thống Kinh luận Tịnh Độ tương đối hồn chỉnh.
1.2.1. Sơ lược hệ thống Kinh điển đề cập đến Pháp môn Tịnh Độ trong Tam tạng
kinh điển
Tam tạng Kinh điển là tổng tập tất cả giáo pháp Đức Phật và các Thánh Đệ
tử đã truyền dạy bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Những bài Kinh Đức

18


Phật thuyết giảng trong suốt 49 năm trụ thế hoằng pháp, mượn cửa phương tiện để
dẫn dắt chúng sinh dứt ác làm lành, tu nhân cơng đức, vượt thốt khổ đau trong sinh
tử luân hồi. Kho tàng Phật pháp ấy dẫu không phải là tất cả giáo pháp chứng ngộ
của Đức Phật: “Những cái mà ta thấy biết như lá cây trong rừng, những cái ta đã
nói chỉ như nắm lá trong tay”, thế nhưng bấy nhiêu cũng đã là vô cùng cho chúng
sinh tu học. Cửa pháp rộng lớn, 84000 nghìn pháp mơn tương ứng với căn cơ của
tất thảy chúng sinh, diệt trừ 84000 trần lao phiền não, đó là những con số ước chừng
cho sự rộng sâu giáo pháp Đức Phật. Trong những pháp mơn đó, Tịnh Độ pháp môn
với căn lượng Đại thừa thâu nhiếp mọi căn cơ thượng trung hạ, số lượng kinh điển
nhắc tới Tịnh Độ trong Tam tạng Kinh điển tương đối nhiều và nằm ở những bộ
kinh mang nội dung tư tưởng trọng yếu giáo pháp Đức Phật. Xin lược qua như sau:
1.2.1.1. Đại bản A Di Đà Kinh
Đại bản A Di Đà Kinh là bộ kinh Đức Phật giảng nói chi tiết về nhân địa tu
hành của Đức Phật A Di Đà từ khi còn là Tỷ Khiêu Pháp Tạng1 phát 48 đại nguyện,
cho đến thành tựu đạo quả A Di Đà Phật giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Bài
Kinh này được nói tại Thành Vương Xá, núi Linh Thứu, thánh chúng đương cơ là
Bồ Tát Di Lặc và A Nan tôn giả. Từ một bản phạn văn khi được dịch ra Hán văn thì
có 5 dị bản: Vơ Lượng Bình Đẳng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Giác Kinh; Vơ Lượng
Thọ Kinh; A Di Đà Kinh; Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh; Bảo Tích Kinh Vơ
Lượng Thọ Như Lai Hội.
1.2.1.2. Qn Vơ Lượng Thọ Phật Kinh

Kinh này được Đức Phật nói tại Thành Vương Xá, núi Kỳ Xà Quật vì Hồng
Hậu Vi Đề Hi vợ vua Tần Bà Sa La mà giảng nói. Nội dung kinh nói về thế giới
Cực Lạc, Đức Phật A Di Đà và 16 phép quán tưởng niệm Phật để sinh về Tây
Phương Cực Lạc.

1

Pháp Tạng Tỉ Khiêu (Dharmakara): là phap danh của Đức Phật A Di Đà khi chưa thành Phật. Kinh Vô
Lượng Thọ gọi là Pháp Tạng. Kinh Bình Đẳng Giác gọi là Đàm – ma – ca – lưu, dịch nghĩa là Pháp Bảo
Tạng. Kinh Đại A Di Đà gọi là Đàm- ma – ca. Luận Trí Độ gọi là Pháp Tích.

19


1.2.1.3. Phật Thuyết A Di Đà Kinh
Khi Đức Phật ở nước Xá vệ, trong Tinh xá Kỳ Hoàn, đã gọi Tôn giả Xá Lợi
Phất mà chỉ bày về Đức Phật A Di Đà, mô tả cảnh sắc Tây Phương và khuyến tấn
mọi người phát tâm niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ. Đây còn được gọi là Tiểu bản A
Di Đà, là bản kinh tóm gọn đầy đủ nhất về cảnh giới Cực Lạc và phương pháp cầu
sinh. Được sử dụng làm thời cơng phu chính trong hệ thống kinh Tịnh Độ.
1.2.1.4. Cổ Âm Thanh Vương Kinh
Kinh này được Đức Phật nói tại thành Chiêm Ba Đại. Nội dung nói về việc
nếu hàng tại gia hay xuất gia thụ trì danh hiệu Phật A Di Đà, đến khi lâm chung sẽ
được Đức Phật A Di Đà và Thánh chúng đến tiếp dẫn.
1.2.1.5. A Di Đà Phật Kệ Kinh
Kinh này là một loạt các bài kệ tán, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xưng tán
khen gợi Đức Phật A Di Đà. Bao gồm: 195 lời khen và 54 lạy, sau mỗi bài kệ là
một lạy.
1.2.1.6. Hoa Nghiêm Kinh
Kinh Hoa Nghiệm gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh,

được Đức Phật nói cho hàng Bồ Tát trong 21 ngày. Đây là bộ kinh bí yếu của chư
Phật, nội dung hàm chứa tinh túy triết lí Đại Thừa, chỉ bày thế giới Hoa tạng của ba
đời chư Phật. Chủ trương “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”, pháp giới trùng
trùng duyên khởi.
-

Quang Minh Giác Phẩm Thứ 9:

Trong phẩm này có thuật, Bồ Tát Văn Thù đứng trước Phật nói kệ rằng:
“Khi đi đứng lúc nằm ngồi
Thường niệm công đức của Phật
Ngày đêm chớ để tạm quên
Phải nên siêng tu như vậy”
-

Hiền Thủ Phẩm Thứ 12:

20


Nội dung phẩm Hiền Thủ này là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi nói hạnh thanh tịnh
khơng trược loạn đại cơng đức rồi, nhưng vì muốn hiển thị cơng đức của tâm Bồ Đề,
nên dùng kệ hỏi Bồ Tát Hiền Thủ. Trong đó có chép rằng:
“Thấy người lâm chung khuyên niệm Phật
Lại chỉ tượng Phật bảo chiêm ngưỡng
Khiến người sinh lịng kính tin Phật
Nên được thành quang minh Như Lai”
-

Thập Địa Phẩm Thứ 26:


Phẩm này được Phật nói ở điện Ma Ni Bảo Tạng, trong cung của Tha Hóa Tự Tại
thiên Vương, cho các hàng Bồ Tát khắp 10 phương, trong đó Bồ Tát Kim Cương
Tạng làm thượng thủ. Trong Phẩm Thập Địa này có nói: “Từ bậc ban đầu cho đến
bậc sau cùng, mỗi địa đều nói rằng tất cả chỗ làm của Bồ Tát đều không rời niệm
Phật”.
-

Nhập Pháp Giới Phẩm Thứ 39:

Phẩm Nhập Pháp Giới này thuật lời Trưởng giả Giải Thoát chỉ dạy Thiện Tài về
pháp môn Tịnh Độ: “Ta nếu muốn thấy Đức Phật A Di Đà ở cõi An Lạc tùy ý liền
thấy được”.
-

Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm Thứ 39:

Đức Vân Tỷ khiêu nói với Thiện Tài rằng: “Ngài chứng được niệm Phật tam
muội và đây là lời của ngài thuật lại công dụng của Niệm Phật tam muội mà ngài
đã chứng được: Ta được môn “Ức niệm nhất thiết chư Phật cảnh giới trí tuệ quang
minh phổ kiến””
-

Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm Thứ 40:

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện này là nói Bồ tát Phổ Hiền khuyến tấn Thiện Tài
cùng chư Bồ tát tu mười nguyện lớn. Đến khi mạng chung, thân căn hư rã, quyến
thuộc tiền của đều lìa tan, chỉ có nguyện lớn này theo mãi khơng rời, sẽ đưa người
vãng sinh Cực Lạc thế giới. Đến Cực Lạc liền thấy Đức Phật A Di Đà, cùng thấy
Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Di Lặc các vị đại Bồ Tát. Tự thấy mình sinh trong

hoa sen, được Phật A Di Đà Thụ Kí. Đã được thụ kí, có sức trí tuệ, tùy cơ của

21


×