Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.45 KB, 16 trang )

Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ KINH DOANH

Hướng dẫn học
Bài này giới thiệu những nét khái quát về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của
môn học cũng như các khái niệm cơ bản của mơn học. Ngồi ra, sinh viên cũng cần hiểu
và phân biệt được các loại thang đo trong thống kê, đặc điểm của từng loại cũng như liên
hệ được các loại thang đo đối với các đo lường trong thực tế. Bên cạnh đó, sinh viên cần
hiểu và phân biệt được các loại dữ liệu thống kê cũng như nguồn cung cấp dữ liệu đó.
Phân biệt được các loại điều tra thống kê nhằm thu thập dữ liệu và nhận biết được các
nguyên nhân gây nên sai số trong điều tra thống kê.
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết Thống kê, PGS. TS. Trần Thị Kim Thu chủ biên,
NXB Đại học KTQD, 2012.
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web mơn học.
Nội dung
Bài này trình bày khái niệm về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của thống kê
kinh doanh cũng như các khái niệm thường dùng trong thống kê, trên cơ sở đó nhằm phân
tích để xác định tổng thể thống kê, phân biệt tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê. Ngoài
ra, bài học cũng giới thiệu các loại thang đo dùng để đo lường đối với các hiện tượng kinh
tế xã hội; các loại dữ liệu thống kê và một số vấn đề chung về điều tra thống kê.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
 Trình bày được khái niệm về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của thống


kê kinh doanh.
 Xác định mục đích của việc xác định tổng thể thống kê, phân biệt các loại tổng thể
thống kê.
 Phân biệt giữa tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê.
 Phân biệt được các loại thang đo, lấy ví dụ cho từng trường hợp.
 Phân biệt được các loại dữ liệu thống kê và các nguồn dữ liệu thống kê.
 Phân biệt được các loại điều tra thống kê.
 Phân biệt được các loại sai số trong điều tra thống kê.

STA300_Bai1_v1.0013111226

1


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Tình huống dẫn nhập
Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm BB+cream
Trong năm qua, nhãn hàng Pond’s của Unilever đã tung ra sản phẩm mới là
kem dưỡng trắng da tạo nền BB+ cream giúp che phủ khuyết điểm, dưỡng
trắng dài lâu. Sau một thời gian bán hàng rộng rãi trên nhiều kênh khác nhau,
nhãn hàng muốn thu thập thơng tin về mức độ hài lịng cũng như mong muốn
của khách hàng với sản phẩm mới này nhằm có kế hoạch phát triển trong thời
gian tới.
1.
2.
3.
4.

2


Hãng phải tìm thơng tin đó ở đâu?
Thơng tin cụ thể mà hãng muốn thu thập là gì?
Liệu hãng sẽ lựa chọn cơng cụ nào để đo lường các thông tin muốn thu thập?
Hãng phải dựa vào yếu tố nào để xây dựng kế hoạch phát triển cũng như ra
các quyết định có liên quan?

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Thống kê là khoa học về thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Trong kinh
tế và quản trị kinh doanh những thơng tin có được từ q trình trên giúp cho nhà quản
lý và người ra quyết định có sự hiểu biết sâu sắc hơn về mơi trường kinh tế và kinh
doanh, từ đó đưa ra quyết định chính xác và tốt hơn. Bài học này sẽ đề cập đến một số
vấn đề chung về thống kê kinh doanh; nội dung và các khái niệm cơ bản thường dùng
trong thống kê; các thang đo; các loại dữ liệu thống kê và một số vấn đề chung về điều
tra thống kê.
1.1.

Một số vấn đề chung về thống kê kinh doanh

1.1.1.

Khái niệm chung về thống kê kinh doanh

1.1.1.1.

Khái niệm thống kê kinh doanh


Thống kê đã được mô tả như là "khoa học về dữ liệu". Điều này bao gồm tất cả mọi
hoạt động từ lập kế hoạch cho việc thu thập dữ liệu và quản lý dữ liệu cho đến đưa ra
suy luận từ dữ liệu và trình bày kết quả.
Thống kê kinh doanh là một môn học thuộc thống kê học, nghiên cứu hệ thống các
phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện
tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có
của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Như vậy, có thể thấy, thống kê kinh doanh không phải
là khoa học nghiên cứu một phương pháp cụ thể nào
đó mà là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương
pháp được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích các
con số. Những phương pháp này giúp cho chúng ta có
thể tìm ra những ý nghĩa thực tiễn ẩn đằng sau những
con số đó, làm cơ sở cho việc ra các quyết định nhất là
khi phải đối mặt với các tình huống khơng chắc chắn và được sử dụng trong nhiều
ngành như phân tích tài chính, kiểm tốn, quản lý chất lượng, nghiên cứu thị trường…
1.1.1.2.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh

Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể.
Xuất phát từ lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bất kỳ sự vật, hiện
tượng nào cũng đều có hai mặt chất và lượng. Theo đó, mặt chất của hiện tượng là bản
chất trừu tượng giúp ta phân biệt hiện tượng, sự vật đó với những hiện tượng, sự vật
khác. Mặt lượng là những biểu hiện bằng con số, nó cho biết bản chất cụ thể của của
sự vật, hiện tượng thơng qua qui mơ, khối lượng, trình độ phát triển và mối liên hệ
giữa các bộ phận.

Chẳng hạn, sau khi phân tích các thơng tin về cơng ty A, bạn đánh giá là cơng ty A có
tình hình tài chính tốt. Ở đây, tốt là một biểu hiện về mặt chất, nó rất trừu tượng và chỉ
được biểu hiện cụ thể qua các thơng số của nó như doanh số, lợi nhuận, năng suất lao
động, hiệu quả sử dụng vốn...
Giữa hai mặt của hiện tượng bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ mật thiết với nhau. Bất
kỳ chất nào cũng được biểu hiện bằng một lượng cụ thể, lượng nào cũng là lượng của
STA300_Bai1_v1.0013111226

3


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

một chất xác định. Chất của hiện tượng có tính ổn định tương đối còn lượng lại
thường xuyên biến động. Khi lượng thay đổi đến một mức nào đó thì chất sẽ thay đổi.
Chính vì vậy, thống kê chúng ta nghiên cứu mặt lượng nhưng không tách rời mặt chất
mà trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất.
Tuy nhiên, mặt lượng, mặt chất ở đây không phải của một vài hiện tượng đơn lẻ mà
phải của hiện tượng số lớn. Vì theo qui luật số lớn, khi nghiên cứu một số đủ lớn các
hiện tượng cá biệt thì các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bị triệt tiêu làm bộc lộ nhân tố cơ bản,
bản chất của hiện tượng.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của thống kê kinh
doanh là các hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh
doanh, trong đó bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng
cá biệt tạo thành. Thông qua nghiên cứu một số đủ lớn
các đơn vị cá biệt này, chúng ta sẽ rút ra được kết luận
về bản chất, tính qui luật của sự vật, hiện tượng. Kết
luận này có thể sẽ khơng đúng với từng hiện tượng cá
biệt, nhưng nó phản ánh đúng với tồn bộ hiện tượng
nghiên cứu.

Nhưng liệu có phải thống kê chỉ nghiên cứu các hiện tượng số lớn hay không? Câu trả lời
là không. Thống kê chủ yếu nghiên cứu hiện tượng số lớn, nhưng đơi khi thống kê cịn
nghiên cứu cả đơn vị, hiện tượng cá biệt, thường là những hiện tượng có tính chất điển
hình tiên tiến hoặc điển hình lạc hậu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý.
Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng của
hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiện tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn,
trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động của người công nhân, thường rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Ngay trong
cùng một đơn vị, cũng có thể khác nhau giữa các giai đoạn, các thời kỳ... Thậm chí,
giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, nhiều khi cũng tồn tại những khác biệt đáng
kể. Vì vậy, các con số về năng suất lao động của người công nhân trong từng doanh
nghiệp, từng thời kỳ khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau. Như vậy, khi sử dụng các
số liệu thống kê phải luôn gắn nó trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể của hiện
tượng mà số liệu phản ánh.
Mục đích của việc nghiên cứu thống kê là nhằm tìm ra bản chất, tính qui luật của hiện
tượng nghiên cứu. Từ đó, chúng ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng được nghiên
cứu để làm căn cứ cho các quyết định trong quản lý, đồng thời đề xuất được những
giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hiện tượng phát triển theo đúng qui luật.
1.1.2.

Vai trò của thống kê kinh doanh

Thống kê ra đời từ rất lâu và phát triển theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay, thống kê
len lỏi trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống và thông tin thống kê trở thành
một trong những nguồn lực vô giá để đánh giá bản chất và xu hướng phát triển của
hiện tượng. Thông tin thống kê cũng gợi mở cho người sử dụng các biện pháp nhằm
thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hay dự kiến khả năng đạt được trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các con số thống kê có thể được sử dụng nhiều lần với nhiều mục tiêu
khác nhau. Chính vì tính chất khách quan, dễ gây ảnh hưởng và lan rộng của nó mà


4

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

ngày nay, thống kê là một trong những công cụ quản lý quan trọng, có vai trị cung
cấp các thơng tin phục vụ quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Trong thế giới kinh doanh và doanh nghiệp, thống kê là phương pháp định lượng được
sử dụng rộng rãi nhất với bốn ứng dụng quan trọng: 1) tóm tắt dữ liệu kinh doanh, 2)
đưa ra kết luận sơ bộ về dữ liệu đó, 3) thực hiện các dự đốn tin cậy về các hoạt động
kinh doanh và 4) cải thiện quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, thống kê có liên
quan tới việc đưa ra những thơng tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra
quyết định. Nó thường được áp dụng để quản lý kinh doanh, quản lý tài chính, dự báo
bán hàng, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu thị trường. Dữ liệu được sử dụng trong
kinh doanh bao gồm các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc thăm dò dư luận, cơ sở dữ
liệu của người tiêu dùng, doanh số bán hàng và dữ liệu nhu cầu... Vai trò của các nhà
thống kê là xác định xem những dữ liệu nào là cần thiết, cách nó phải được thu thập
và làm thế nào để phân tích dữ liệu đó một cách tốt nhất.
Triết lý
quản lý

Phương pháp
thống kê

Cơng cụ
hành động

Hình 1.1. Ba mặt của quá trình cải thiện chất lượng quản lý


1.1.3.

Một số khái niệm thường dùng trong thống kê

Có 3 khái niệm thường được sử dụng trong thống kê, đó là:
1.1.3.1.

Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể

Tổng thể thống kê là một tập hợp những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành hiện tượng,
cần được quan sát và phân tích. Các đơn vị, phần tử cấu thành nên tổng thể được gọi
là các đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của việc nghiên cứu, bởi vì
mặt lượng của đơn vị tổng thể là các dữ liệu mà người nghiên cứu cần thu thập.
Xác định tổng thể nhằm đưa ra giới hạn về phạm vi nghiên cứu cho người nghiên cứu.
Qua đó chúng ta biết được phải thu thập tài liệu từ những đơn vị nào và ở đâu. Chẳng
hạn, khi muốn nghiên cứu đặc điểm của nhóm khách hàng ưa thích sử dụng một loại
sản phẩm nào đó trên địa bàn thành phố Hà Nội thì tổng thể thống kê sẽ là tổng thể
các khách hàng ưa thích sử dụng loại sản phẩm đó trên địa bàn Hà Nội, mỗi khách
hàng là một đơn vị tổng thể.
Có một số cách phân loại tổng thể dựa trên những căn cứ khác nhau và đáp ứng những
mục đích khác nhau. Cụ thể:
 Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể, chia thành hai loại: tổng thể
bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn.

STA300_Bai1_v1.0013111226

5



Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Tổng thể bộc lộ là tổng thể có ranh giới rõ ràng, các đơn vị của tổng thể được biểu
hiện một cách rõ ràng, dễ xác định. Ví dụ như số doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn, số xe máy được cấp đăng ký trong một tháng tại một thành phố...
Ngược lại, một tổng thể mà các đơn vị của nó không được nhận biết một cách trực
tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Chẳng
hạn, tổng thể những người ưa dùng một loại sản phẩm nào đó, hoặc tổng thể
những người sẽ sử dụng dịch vụ của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong
năm tới... là tổng thể tiềm ẩn.
 Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, có thể chia làm hai loại tổng thể: tổng thể đồng
chất và tổng thể không đồng chất.
Tổng thể đồng chất bao gồm những đơn vị có cùng chung những đặc điểm chủ
yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Tổng thể khơng đồng chất bao gồm những đơn vị khác nhau về loại hình, khác
nhau về những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sự phân
chia này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tính đại diện của các con số
thống kê tính được.
 Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, người ta còn phân biệt tổng thể chung bao gồm
tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu; tổng thể bộ phận chỉ chứa đựng một
phần của tổng thể chung.
1.1.3.2.

Tiêu thức thống kê

Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác
nhau. Ví dụ, mỗi khách hàng trong tổng thể khách
hàng ưa thích sử dụng một sản phẩm nào đó có các đặc
điểm như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, thu nhập… Tuy nhiên khi nghiên cứu thống

kê, căn cứ vào mục đích nghiên cứu cụ thể, người ta
chỉ chọn ra một số đặc điểm để nghiên cứu. Những đặc
điểm này được gọi là tiêu thức thống kê. Như vậy, tiêu
thức thống kê là đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu.
Trong nghiên cứu thống kê, mỗi tiêu thức thống kê còn được gọi là biến. Ví dụ, khi
nghiên cứu đặc điểm của khách hàng, có các biến: giới tính, tuổi, nghề nghiệp… Biểu
hiện của những biến này đối với mỗi khách hàng là khác nhau. Một khách hàng có thể
là nhân viên văn phịng, là nam giới, 28 tuổi, trong khi đó, một khách hàng khác lại là
tổng giám đốc một doanh nghiệp, là nữ giới, 40 tuổi, có thu nhập hàng chục nghìn đơ
la Mỹ một tháng... Tiêu thức giúp xác định rõ từng đơn vị tổng thể, nhờ đó ta có thể
phân biệt đơn vị này với đơn vị khác.
Tiêu thức thống kê gồm các loại sau:


6

Tiêu thức thực thể là loại tiêu thức phản ánh đặc điểm về nội dung của đơn vị
tổng thể. Tùy theo cách biểu hiện có hai loại:
Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh
các thuộc tính của đơn vị tổng thể và khơng có các biểu hiện trực tiếp bằng con
số. Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế, trình độ học vấn...

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Tiêu thức số lượng là tiêu thức phản ánh các đặc điểm về lượng của đơn vị tổng
thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con số, mỗi con số này được gọi là một
lượng biến. Ví dụ: tuổi, thu nhập bình quân tháng, năng suất lao động...

Trong trường hợp, tiêu thức (cả thuộc tính và số lượng) chỉ có hai biểu hiện không
trùng nhau trên một đơn vị tổng thể được gọi đó là tiêu thức thay phiên. Ví dụ:
tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện khơng trùng nhau là nam và nữ. Loại tiêu
thức này có đặc điểm quan trọng là nếu một đơn vị tổng thể nào đó đã nhận biểu
hiện này thì khơng nhận biểu hiện kia. Vì vậy, đây là loại tiêu thức có nhiều ứng
dụng trong thực tế.




1.1.3.3.

Tiêu thức thời gian là loại tiêu thức phản ánh hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất
hiện của nó ở thời gian nào. Ví dụ: Có dữ liệu về số lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam theo quý trong mười năm qua thì “quý” là tiêu thức thời gian.
Tiêu thức không gian là loại tiêu thức phản ánh phạm vi lãnh thổ của hiện tượng
nghiên cứu. Ví dụ tiêu thức “tỉnh/thành phố” trong dữ liệu phản ánh giá trị sản
xuất công nghiệp của Việt Nam theo tỉnh/thành...

Chỉ tiêu thống kê

Nếu như tiêu thức thống kê phản ánh đặc điểm của đơn
vị tổng thể thì chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của
số lớn đơn vị tổng thể hoặc cả tổng thể. Chỉ tiêu thống
kê có được do việc tổng hợp các đặc điểm của nhiều
đơn vị, hiện tượng cá biệt thành những con số của một
số lớn hiện tượng trong điều kiện thời gian, không gian
cụ thể để biểu hiện rõ bản chất, quy luật của hiện
tượng nghiên cứu.
Như vậy, chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt

chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, khơng gian cụ thể.
Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng A năm 2012 là 3200 tỷ đồng.
Chỉ tiêu thống kê bao gồm hai mặt: khái niệm và mức độ của chỉ tiêu. Mặt khái niệm
của chỉ tiêu bao gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian và không gian.
Mức độ của chỉ tiêu là các trị số phản ánh quy mô, quan hệ so sánh hoặc cường độ của
hiện tượng với đơn vị tính phù hợp.
Tùy theo các tiêu thức phân loại khác nhau, chỉ tiêu thống kê có thể được phân thành
các loại sau:
 Theo hình thức biểu hiện, chia thành hai loại:
Chỉ tiêu hiện vật là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên hoặc đơn vị đo
lường quy ước. Ví dụ: số dân (đơn vị "người"), sản lượng sản phẩm sản xuất (đơn
vị "mét", "tấn")...
Chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ như đồng Việt Nam, đô
la Mỹ... Ví dụ: GDP, giá trị sản xuất cơng nghiệp (đơn vị đồng Việt Nam), FDI
(đơn vị đô la Mỹ)...
 Theo tính chất biểu hiện, chia thành hai loại:
Chỉ tiêu tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng. Ví dụ:
Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng A năm 2012 đạt 5764 tỷ đồng.
STA300_Bai1_v1.0013111226

7


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.
Ví dụ: tốc độ phát triển doanh thu của doanh nghiệp A năm 2012 so với năm 2011
là 110%.
 Theo đặc điểm về thời gian, chia thành hai loại:
Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng

thời gian nhất định, phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu.
Chỉ tiêu thời điểm phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời
điểm nhất định, không phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ
tiêu này phản ánh nguồn lực như lao động, vốn... khơng thể cộng với nhau để tính
chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn.
 Theo nội dung phản ánh, chia thành hai loại:
Chỉ tiêu số (khối) lượng phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu
theo thời gian và địa điểm cụ thể.
Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện trình độ phổ biến và mối quan hệ so sánh trong tổng thể.
Trong thống kê, mặt lượng bao giờ cũng đi liền với mặt chất của hiện tượng được
nghiên cứu. Tuy nhiên, khơng phải sự vật, hiện tượng nào cũng có thể lượng hoá
được. Do vậy, để lượng hoá, nhất là khi xử lý các tiêu thức thuộc tính, người ta phải
dùng tới các thang đo.
1.2.

Thang đo trong thống kê

Tuỳ theo tính chất của dữ liệu thống kê mà ta có thể sử dụng các loại thang đo khác
nhau. Có 4 loại thang đo chủ yếu sau:
1.2.1.

Thang đo định danh

Thang đo định danh là đánh số các biểu hiện cùng loại của
tiêu thức, thường dùng với các tiêu thức thuộc tính mà các
biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác nhau không
theo một trật tự xác định nào như: giới tính, khu vực địa lý,
nghề nghiệp, tơn giáo...
Ví dụ: Với tiêu thức giới tính chỉ có hai loại nam và nữ và
khơng có trật tự nào giữa hai loại này; vì vậy có thể đánh số

các biểu hiện nam là 1 và nữ là 2 hoặc ngược lại.
Đặc điểm của loại thang đo này là các con số khơng có quan
hệ hơn kém, khơng thực hiện được tất cả các phép tính, chỉ
dùng để mã hóa và đếm tần số xuất hiện của từng biểu hiện.
1.2.2.

Thang đo thứ bậc

Thang đo thứ bậc là thang đo định danh và giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan
hệ hơn kém. Thang đo thứ bậc thường dùng để đo các tiêu thức thuộc tính mà các biểu
hiện có quan hệ thứ tự như đo thái độ đối với một hành vi nào đó (hồn tồn đồng ý,
đồng ý, hồn tồn không đồng ý) hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm, bậc thợ...
Thang đo thứ bậc có đặc điểm là sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức không
nhất thiết phải bằng nhau và chưa biết được khoảng cách giữa các số thứ tự đó gần
hay xa bao nhiêu vì vậy khơng thực hiện được các phép tính cộng trừ nhân chia mà
8

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

chỉ nói lên đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối căn cứ trên sự giải thích
"lớn hơn" hay "nhỏ hơn" mà thôi.
1.2.3.

Thang đo khoảng

Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng khơng có
điểm gốc 0 tuyệt đối. Ví dụ như nhiệt độ khơng khí, hoặc khi phải đánh giá về mức độ

hài lịng khi sử dụng một sản phẩm nào đó theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu hồn tồn
khơng hài lịng, khách hàng cho điểm 0, cịn nếu hồn tồn hài lòng, khách hàng cho
điểm 10...
Nếu ở thang đo thứ bậc, ta chỉ có thể so sánh sự hơn kém về chất giữa các đơn vị theo
một tiêu thức nào đó, thì thang đo khoảng, nhờ có tiêu chuẩn đo được quy định chính
xác, ta có thể đánh giá được mức độ hơn kém cụ thể về mặt lượng. Do vậy, thang đo
này ln có đơn vị đo và được sử dụng cho các tiêu thức số lượng. Từ đó, ta có thể
thực hiện các phép tính cộng, trừ, tính được các đặc trưng thống kê như trung bình,
phương sai...
Thang đo khoảng có hạn chế là khơng có điểm gốc 0 tuyệt đối trên thực tế, mà chỉ có
những điểm xác định các khoảng theo trật tự nào đó, nếu có điểm 0 thì đó chỉ là quy ước.
Ví dụ nhiệt độ khơng khí đo theo độ C, điểm 00C chỉ là điểm quy ước tại đó nước đóng
băng. Do chưa có điểm gốc là số 0, nên khơng so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo.
1.2.4.

Thang đo tỷ lệ

Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với một điểm gốc 0
tuyệt đối (một trị số thật) được coi như là điểm xuất
phát của độ dài đo lường trên thang đo. Do có điểm
gốc 0, nên có thể giúp so sánh được tỷ lệ giữa các trị
số đo. Ví dụ: các đơn vị đo lường vật lý thơng thường
(kg, mét...), thu nhập, số lao động...
Đây là loại thang đo định lượng chặt chẽ nhất (có đơn
vị đo và giá trị 0 tuyệt đối). Với thang đo này, ta có thể thực hiện được tất cả các cơng
cụ tốn thống kê để tính tốn và phân tích số liệu.
Trong các thang đo trên, tuần tự thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang
đo trước, đồng thời việc xây dựng thang đo cũng phức tạp hơn. Hai loại đầu được sử
dụng để đo lường các dấu hiệu định tính và được gọi là thang định tính. Hai loại sau là
thang định lượng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được thang đo

hồn hảo mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu mà
sử dụng thang đo cho thích hợp.
1.3.

Dữ liệu thống kê

1.3.1.

Khái niệm dữ liệu thống kê

Dữ liệu thống kê là các sự kiện và số liệu được thu thập, tổng hợp và phân tích để trình
bày và giải thích ý nghĩa của chúng. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong một nghiên
cứu cụ thể được gọi là bộ dữ liệu phục vụ cho cuộc nghiên cứu đó.
Cấu tạo của một bộ dữ liệu bao gồm các đơn vị tổng thể, các biến và các giá trị quan sát.
Các đơn vị tổng thể là các thực thể mà chúng ta cần phải quan sát, thu thập dữ liệu của

STA300_Bai1_v1.0013111226

9


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

chúng. Một biến là một đặc điểm của đơn vị tổng thể cần được quan sát và phân tích
(tiêu thức thống kê). Những thông tin thu thập được trên mỗi biến của mỗi phần
tử trong một nghiên cứu cung cấp cho chúng ta dữ liệu. Tập hợp những thông tin thu
được trên một đơn vị cá biệt được gọi là một quan sát.
Dữ liệu thống kê được chia ra làm hai loại: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.
Dữ liệu định tính bao gồm các nhãn (label) hay tên được sử dụng để xác định đặc
điểm của mỗi phần tử. Dữ liệu định tính sử dụng thang đo định danh hoặc thang đo

thứ bậc để đo lường, và có thể được ký hiệu bằng các con số hoặc các ký tự.
Dữ liệu định lượng bao gồm các giá trị bằng con số cụ thể. Dữ liệu định lượng được
đo lường bằng thang đo khoảng hoặc thang đo tỷ lệ.
Trong phân tích thống kê, việc lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp phụ thuộc
vào biến đó là biến định tính hay biến định lượng. Nếu là biến định tính, các phương
pháp phân tích thống kê được vận dụng khá hạn chế, chỉ là mô tả dữ liệu bằng cách
đếm số quan sát của từng biểu hiện của biến hoặc tính tỷ lệ các quan sát của từng biểu
hiện đó. Với biến định lượng, có thể áp dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê
hơn do áp dụng được các phép tính số học.
1.3.2.

Các nguồn dữ liệu thống kê

Gồm có hai nguồn như sau:
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn.
Ví dụ, trong các cơng ty ln có các cơ sở dữ liệu về
nhân viên, khách hàng và các hoạt động kinh doanh
của họ. Dữ liệu về tiền lương của nhân viên, tuổi và số
năm kinh nghiệm thường có thể lấy được từ các bộ hồ
sơ cá nhân. Ngày nay, với sự phát triển của mạng
Internet, đây là một nguồn quan trọng cung cấp những
dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu. Hầu hết các cơng ty
đều có trang Web để cung cấp những thơng tin chung
về cơng ty của mình như dữ liệu về doanh số, số nhân viên, số lượng sản phẩm, giá
sản phẩm, và đặc điểm của sản phẩm. Bên cạnh đó, một số cơng ty cịn tổng hợp
những dữ liệu thứ cấp trên Internet. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng là một
nguồn quan trọng khác để thu thập dữ liệu thứ cấp. Ví dụ, Bộ Lao động - Thương binh
Xã hội có những dữ liệu liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tiền lương, quy mô
nguồn lao động, thành viên hiệp hội... Hầu hết các cơ quan Nhà nước thu thập, xử lý
và cung cấp dữ liệu thứ cấp thông qua các trang Web.

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mới được thu thập từ các cuộc điều tra và nghiên cứu thực nghiệm.
Trong nhiều trường hợp, dữ liệu cần cho phân tích khơng có sẵn qua nguồn dữ liệu
thứ cấp. Khi đó, để có được dữ liệu thì cần phải thơng qua thực hiện các nghiên cứu
thống kê. Các nghiên cứu thống kê có thể được chia ra làm hai loại: nghiên cứu thực
nghiệm và quan sát.
Trong nghiên cứu thực nghiệm, việc đầu tiên là phải xác định một biến được quan tâm.
Sau đó, xác định và kiểm soát dữ liệu của một hoặc vài biến có ảnh hưởng tới biến được
quan tâm. Trong nghiên cứu phi thực nghiệm, hay quan sát, các nghiên cứu thống kê
được thực hiện để cố gắng kiểm soát các biến được quan tâm. Một cuộc điều tra khảo
sát thường được tiến hành phổ biến trong nghiên cứu quan sát.
10

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

1.4.

Điều tra thống kê

1.4.1.

Khái niệm điều tra thống kê

Nhiệm vụ chủ yếu của điều tra thống kê là thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết về
hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích. Tuy nhiên, đối
tượng của thống kê thường là những hiện tượng số lớn, phức tạp bao gồm nhiều đơn
vị, phần tử khác nhau. Mặt khác, các hiện tượng này lại luôn biến động theo thời gian
và khơng gian. Vì vậy, việc thu thập các thông tin này cũng hết sức phức tạp. Do sự đa

dạng, phong phú và phức tạp của đối tượng nghiên cứu, nên muốn đáp ứng được mục
đích nghiên cứu, muốn giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc thực tế đã được
định trước đòi hỏi các cuộc điều tra thống kê phải được tổ chức một cách khoa học, có
kế hoạch tập trung, thống nhất, có chuẩn bị chu đáo theo những nguyên tắc khoa học
nhất định.
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất
việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều
kiện cụ thể về thời gian, không gian.
Điều tra thống kê có vai trị rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu thống kê. Kết
quả của điều tra thống kê được sử dụng để tổng hợp và phân tích thống kê. Do đó,
chất lượng của điều tra thống kê có ảnh hưởng rất lớn đến độ tin cậy của kết quả
nghiên cứu sau này.
Điều tra thống kê, nếu được tổ chức theo những nguyên tắc khoa học, chặt chẽ, sẽ đáp
ứng được nhiều yêu cầu khác nhau cả về lý thuyết cũng như thực tế đặt ra. Để đạt
được những yêu cầu đó, trong mỗi cuộc điều tra, người ta thường xây dựng phương án
điều tra thống kê với những nội chủ yếu sau:


Xác định mục đích điều tra
Mục đích điều tra là một trong những căn cứ quan
trọng để xác định đối tượng, đơn vị điều tra, xây
dựng kế hoạch và nội dung điều tra. Vì vậy, việc
xác định đúng, rõ ràng mục đích điều tra sẽ là cơ sở
quan trọng cho việc thu thập số liệu ban đầu đầy
đủ, hợp lý, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
Căn cứ để xác định mục đích điều tra thường là những nhu cầu thực tế cuộc sống,
hoặc những nhu cầu hoàn chỉnh lý luận... Những nhu cầu này được biểu hiện trực
tiếp bằng các yêu cầu, đề nghị, mong muốn của cơ quan chủ quản (người sử dụng
thông tin).




Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra là đối tượng chứa đựng những thông tin cần thu thập. Xác định
đối tượng điều tra là xác định xem những đơn vị tổng thể nào thuộc phạm vi điều
tra, cần được thu thập thông tin. Như vậy, khi các đối tượng điều tra được chỉ rõ,
cũng có nghĩa là phạm vi nghiên cứu đã được xác định, tránh được tình trạng trùng
lặp hay bỏ sót khi tiến hành điều tra.
Muốn xác định chính xác đối tượng điều tra, một mặt phải dựa vào sự phân tích lý
luận, nêu lên những tiêu chuẩn cơ bản phân biệt hiện tượng nghiên cứu với các

STA300_Bai1_v1.0013111226

11


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

hiện tượng liên quan, phân biệt đơn vị tổng thể này với các đơn vị tổng thể khác,
đồng thời cũng còn phải căn cứ vào vào mục đích nghiên cứu.
Đơn vị điều tra là đơn vị cung cấp thông tin. Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh
các tài liệu ban đầu, điều tra viên cần đến đó để thu thập trong mỗi cuộc điều tra.
Như vậy, nếu việc xác định đối tượng điều tra là trả lời câu hỏi “điều tra ai? điều
tra cái gì?”, thì việc xác định đơn vị điều tra là trả lời câu hỏi “điều tra ở đâu?”.
Trong một số trường hợp, đơn vị điều tra và đối tượng điều tra có thể trùng nhau.

12




Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra
Xác định nội dung điều tra là việc trả lời câu hỏi “điều tra cái gì?”. Nội dung điều
tra là tồn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều tra, mà ta
cần thu được thông tin.
Việc xác định nội dung điều tra trước hết cần căn cứ vào mục đích điều tra. Mục
đích điều tra chỉ rõ cần thu thập những thông tin nào để đáp ứng u cầu của nó.
Mục đích điều tra khác nhau, nhu cầu thơng tin cũng khác nhau. Mục đích càng
nhiều, nội dung điều tra càng phải rộng, càng phải phong phú.
Bên cạnh đó, cần phải chú ý tới đặc điểm của hiện
tượng nghiên cứu. Tất cả những hiện tượng mà
thống kê nghiên cứu đều tồn tại trong những điều
kiện cụ thể về thời gian và không gian. Khi điều
kiện này thay đổi, đặc điểm của hiện tượng cũng có
thể thay đổi. Khi đó, các biểu hiện của chúng cũng
khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn tiêu thức nghiên
cứu cũng phải khác nhau.
Cuối cùng, xác định nội dung điều tra phải dựa trên năng lực, trình độ thực tế của
đơn vị, của người tổ chức điều tra. Điều này biểu hiện ở khả năng về tài chính, về
thời gian, về kinh nghiệm và trình độ tổ chức điều tra. Nếu tất cả các yếu tố này
được đảm bảo tốt, có thể mở rộng nội dung điều tra, nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng của các thông tin thu được. Trường hợp ngược lại, cần kiên quyết loại bỏ
những nội dung chưa thực sự cần thiết
Phiếu điều tra (hay còn gọi là biểu điều tra hay bảng hỏi) là tập hợp các câu hỏi
của nội dung điều tra, được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định. Tùy theo yêu
cầu, nội dung và đối tượng, mỗi cuộc điều tra có thể phải xây dựng nhiều loại
phiếu khác nhau.



Chọn thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra

Các hiện tượng kinh tế - xã hội mà thống kê nghiên cứu luôn thay đổi theo thời
gian và không gian. Muốn thu thập được chính xác các thơng tin về chúng, cần có
quy định thống nhất về thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra.
Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải
thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó. Ví dụ: thời điểm của điều
tra lao động năm 2012 của doanh nghiệp được xác định vào ngày 1/1.
Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm...) được quy định để thu
thập số liệu về lượng của hiện tượng được tích lũy trong cả thời kỳ đó.

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Thời hạn điều tra là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập
số liệu. Thời hạn dài hay ngắn phụ thuộc vào quy mơ, tính phức tạp của hiện tượng
nghiên cứu và nội dung điều tra vào khả năng, kinh nghiệm của điều tra viên.
Ngoài 4 vấn đề chính ở trên, trong phương án điều tra thống kê còn đề cập tới một
số vấn đề về nguồn nhân lực, kinh phí, thời gian thực hiện, điều tra thử, thành lập
các cơ quan điều tra và tuyên truyền trong nhân dân...
1.4.2.

Các loại điều tra thống kê

Điều tra thống kê có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm
của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế mà người ta có thể sử dụng loại nào cho
phù hợp. Sau đây là một số cách phân loại điều tra chủ yếu.
 Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập thông tin, phân thành điều tra thường
xuyên và điều tra không thường xuyên.
o Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của

hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát q
trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Ví dụ, việc tổ chức chấm công lao
động, theo dõi số công nhân đi làm hàng ngày tại các doanh nghiệp, việc ghi
chép số sản phẩm nhập, xuất kho hàng ngày tại các kho hàng...
o Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu
thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng
một cách khơng liên tục, khơng gắn với q
trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Điều tra không thường xuyên thường được tiến
hành đối với những hiện tượng ít biến động,
biến động chậm hoặc không cần theo dõi
thường xuyên, liên tục. Chỉ khi nào cần nghiên
cứu, người ta mới tổ chức điều tra.
 Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê
được phân thành điều tra tồn bộ và điều tra khơng toàn bộ.
o Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị
thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào. Ví dụ: các cuộc tổng
điều tra doanh nghiệp ở nước ta là các cuộc điều tra toàn bộ.
Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho các nghiên cứu
thống kê. Do tài liệu được thu thập trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng
nghiên cứu, nên nó vừa là cơ sở để tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho cả tổng
thể, lại vừa cung cấp số liệu chi tiết cho từng đơn vị. Có thể nói, điều tra tồn
bộ là nguồn cung cấp thơng tin thống kê đầy đủ, tồn diện và trực tiếp, nên nó
có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong
điều tra nắm bắt tình hình cơ bản về hiện tượng. Tuy nhiên, với những hiện
tượng lớn và phức tạp, điều tra tồn bộ thường địi hỏi phải có nguồn tài chính
lớn, số người tham gia đơng, thời gian dài. Vì vậy, điều tra tồn bộ ít được tiến
hành thường xuyên và thường được giới hạn ở một số nội dung chủ yếu.

STA300_Bai1_v1.0013111226


13


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh
o

1.4.3.

Điều tra khơng tồn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn
vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung.
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, có thể phân điều tra
khơng tồn bộ thành 3 loại khác nhau:
 Điều tra chọn mẫu là người ta chỉ chọn ra một số đơn vị đại diện để điều tra
thực tế. Các đơn vị này được chọn theo những nguyên tắc khoa học nhất
định để đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung. Kết quả điều
tra thường được dùng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.
 Điều tra trọng điểm là việc điều tra được tiến hành ở bộ phận chủ yếu nhất
của tổng thể chung. Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng thành các
đặc điểm chung của toàn bộ tổng thể, nhưng vẫn giúp nắm được tình hình cơ
bản của hiện tượng. Loại điều tra này thích hợp với những đối tượng có
những bộ phận tương đối tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể.
 Điều tra chuyên đề chỉ được tiến hành trên một số rất ít, thậm chí chỉ một
đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh
khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề cốt lõi, tìm những bài học kinh
nghiệm chung để chỉ đạo phong trào. Tài liệu thu được trong điều tra chuyên
đề không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của
hiện tượng nghiên cứu. Loại điều tra này thường được dùng để nghiên cứu
những vấn đề mới phát sinh, nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến
hoặc phân tích tìm ngun nhân yếu kém của các đơn vị lạc hậu...


Sai số trong điều tra thống kê

Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên
cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được. Sai số này làm giảm chất
lượng của các cuộc điều tra, ảnh hưởng đến kết quả của tổng hợp và phân tích. Trong
các cuộc điều tra thống kê, người ta cần phải cố gắng hạn chế sai số này.
Căn cứ vào tính chất của các sai số, ta có thể phân biệt hai loại: sai số do đăng ký, ghi
chép và sai số do tính đại diện.
Sai số do đăng ký, ghi chép xảy ra đối với mọi cuộc
điều tra thống kê. Nó phát sinh do việc đăng ký số liệu
ban đầu khơng chính xác. Ngun nhân gây ra loại sai
số này rất đa dạng, có thể do cân đong, đo, đếm sai,
tính tốn sai, ghi chép sai, do dụng cụ đo lường không
chuẩn xác...
Sai số do tính đại diện chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do trong
các cuộc điều tra này, người ta chỉ chọn một số đơn vị để điều tra thực tế. Các đơn vị
này không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể, nên phát sinh sai số, ngay cả
trong trường hợp việc lựa chọn số đơn vị để điều tra được thực hiện một cách hoàn
toàn ngẫu nhiên.

14

STA300_Bai1_v1.0013111226


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Tóm lược cuối bài



Thống kê kinh doanh là môn học nghiên cứu hệ thống các phương pháp từ việc thu thập, xử
lý và phân tích các con số để phản ánh được bản chất, quy luật của hiện tượng trong lĩnh vực
kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là mặt lượng trong sự liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh, trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.



Các khái niệm cơ bản tiếp cận thống kê gồm: Tổng thể thống kê, tiêu thức thống kê và chỉ
tiêu thống kê.



Tùy theo tính chất của dữ liệu thống kê thu được, ta có thể sử dụng các loại thang đo khác
nhau để đo lường mức độ của hiện tượng. Có bốn loại thang đo là: thang đo định danh, thang
đo thứ bậc, thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ.



Dữ liệu thống kê gồm hai loại: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng được thu thập từ hai
nguồn sơ cấp và thứ cấp.



Để thu thập dữ liệu từ nguồn sơ cấp, người ta thường thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
Đó có thể là điều thường xun hoặc khơng thường xun, điều tra tồn bộ hoặc khơng tồn
bộ. Trong điều tra thống kê bao giờ cũng có sai số.

STA300_Bai1_v1.0013111226


15


Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh

Câu hỏi ôn tập
1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là gì?
2. Tổng thể thống kê là gì? Phân biệt các loại tổng thể thống kê? Việc phân biệt các loại tổng
thể thống kê có ý nghĩa gì trong nghiên cứu thống kê?
3. Tiêu thức thống kê là gì? Phân biệt các loại tiêu thức thống kê?
4. Chỉ tiêu thống kê là gì? Phân biệt các loại chỉ tiêu thống kê?
5. Mục đích của việc sử dụng các loại thang đo trong thống kê? Đặc điểm của các loại thang đo
trong thống kê?
6. Dữ liệu thống kê là gì? Phân biệt các loại dữ liệu thống kê?
7. Trình bày ưu, nhược điểm của các loại điều tra thống kê.

16

STA300_Bai1_v1.0013111226



×