Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu quan hệ quy tắc hiệu quả phân phối nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước hệ thống thủy lợi tân yên bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 119 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước
Trường Đại học thuỷ lợi, Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam CTCP, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, đến nay Luận văn Thạc sĩ kỹ
thuật chuyên ngành Quy họach và quản lý tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên
cứu quan hệ quy tắc – hiệu quả phân phối nước và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả phân phối nước hệ thống thuỷ lợi Tân Yên – Bắc Giang ” đã được
hoàn thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự truyền đạt kiến thức và chỉ bảo ân cần
của các thầy cô giáo, cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo Tổng Công
ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP cho tác giả trong quá trình học tập,
nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thái
Đại, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ động viên cổ vũ của
cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo, của các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp.
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi.
Hà Nội, Tháng 3 năm 2011
Tác giả Luận văn

Nguyễn Lương Lệ Khánh


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC

.......................................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................ 3
1.1

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG TÂN YÊN – BẮC GiANG .......................3

1.1.1

Vị trí địa lý ...........................................................................................3

1.1.2

Đặc điểm địa hình.................................................................................3

1.1.3

Đặc điểm khí hậu ..................................................................................5

1.1.4

Thuỷ văn...............................................................................................6


1.1.5

Tài nguyên đất ......................................................................................7

1.1.5.1 Tính chất thổ nhưỡng của đất ............................................................7
1.1.5.2 Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai .......................................7
1.1.6

Tài nguyên nước ...................................................................................9

1.1.7

Tài nguyên rừng..................................................................................10

1.1.8

Tài nguyên khoáng sản ......................................................................10

1.2

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘi..............................................................10

1.2.1

Dân số.................................................................................................10

1.2.2

Văn hoá - thông tin – xã hội................................................................11


1.3

ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THUỶ LỢI HUYỆN TÂN YÊN .......................12

1.3.1

Hệ thống kênh tưới tiêu của Hệ thống thuỷ nông sông Cầu .................12

1.3.2

Hệ thống kênh tưới .............................................................................12

1.3.3

Diện tích tưới của hệ thống .................................................................13

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC KHU VỰC TÂN YÊN .................................... 15
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................15

2.1.1

Các quy tắc phân phối nước ................................................................15

2.1.1.1 Người sử dụng nước........................................................................16


iii

2.1.1.2 Số lượng nước.................................................................................16
2.1.1.3 Thời kỳ phân phối nước ..................................................................16
2.1.1.4 Những người quản lý hệ thống ........................................................16
2.1.1.5 Các đặc trưng ..................................................................................17
2.1.2

Tình hình nghiên cứu về các quy tắc phân chia nước ..........................19

2.1.3

Tầm quan trọng của các quy tắc phân phối nước .................................21

2.1.4

Thiếu sót trong các quy tắc phân phối nước ........................................22

2.2

CỞ SỞ THỰC TIỄN CÁC QUY TẮC PHÂN PHỐI NƯỚC CỦA HỆ

THỐNG THỦY LỢI TÂN YÊN...........................................................................23
2.2.1

Cơ sở hình thành các quy tắc phân phối nước .....................................23

2.2.2

Quy trình phân phối nước trong hệ thống thuỷ lợi Tân Yên ................25

2.2.2.1 Đối với hệ thống kênh chính...........................................................25

2.2.2.2 Đối với hệ thống kênh N5 ...............................................................26
2.3

TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THUỶ LỢI TÂN

YÊN ...................................................................................................................27
2.3.1

Tình hình chung hệ thống thuỷ lợi thuộc hệ thống thuỷ nông sông Cầu ..
...........................................................................................................27

2.3.1.1 Sông suối, hồ đập ............................................................................27
2.3.1.2 Nguồn nước.....................................................................................28
2.3.1.3 Hiện trạng hệ thống cơng trình ........................................................28
2.3.2

Tình hình tưới tiêu của hệ thống thuỷ lợi Tân Yên ..............................31

2.3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tưới tiêu cho khu vực Tân Yên....................31
2.3.2.2 Lịch lấy nước vụ chiêm xuân, vụ mùa, vụ đơng...............................33
2.3.2.3 Kế hoạch diện tích tưới trên kênh chính và kênh N5........................44
2.4

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI

TÂN YÊN ............................................................................................................46
2.4.1

Mục tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tưới .............................................46


2.4.1.1 Năng lực hoạt động của Tổ chức quản lý thuỷ nông ........................47
2.4.1.2 Vận hành phân phối nước................................................................47
2.4.1.3 Duy tu, bảo dưỡng cơng trình ..........................................................47
2.4.1.4 Thủy lợi phí và quản lý tài chính .....................................................48


iv
2.4.1.5 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường............................................48
2.4.2

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ............................................................48

2.4.2.1 Cơ sở khoa học xây dựng chỉ tiêu đánh giá......................................48
2.4.2.2 Đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức quản lý thuỷ nông ...........49
2.4.2.3 Đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống thuỷ nông ...............................51
2.4.2.4 Đánh giá khả năng quản lý và khai thác của hệ thống thuỷ lợi Tân
Yên

........................................................................................................63

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN
PHỐI NƯỚC ........................................................................................................ 65
3.1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI THAY ĐỔI CÁC QUY TẮC...............................65

3.2

CÁC CHI PHÍ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH VÀ MƠI


TRƯỜNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ TƯỚI ...............................................................67
3.3

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC HỆ

THỐNG THỦY LỢI TÂN YÊN...........................................................................71
3.3.1

Các biện pháp kỹ thuật, vận hành nâng cao hiệu quả quản lý tưới.......71

3.3.1.1 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước của hệ thống kênh .71
3.3.1.2 Kiên quyết phá bỏ các cống đầu kênh tự phát và tu bổ các cống cũ .72
3.3.1.3 Lắp đặt hệ thống đo nước và hệ thống quan trắc..............................72
3.3.2

Các giải pháp chuyển giao quản lý thuỷ nơng .....................................72

3.3.2.1 Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng ....................................72
3.3.2.2 Chuyển giao quyền quản lý tưới......................................................78
3.3.3

Các biện pháp về thể chế.....................................................................82

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 94
4.1

KẾT LUẬN ...............................................................................................94

4.2


KIẾN NGHỊ...............................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 98
PHỤ LỤC

........................................................................................................ 99

Phụ lục 1: Kinh phí cấp bù các kênh mương có diện tích tưới F<50ha ..................99
Phụ lục 2: Kinh phí cấp bù các kênh mương có diện tích tưới F>50ha ...............111


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm....................................................5
Bảng 1-2: Lượng mưa các tháng trong năm................................................................6
Bảng 1-3: Tình hình biến động đất nơng nghiệp giai đoạn 1997 - 2006 ......................8
Bảng 1-4: Tình hình biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 1997 - 2006 ................8
Bảng 1-5: Tình hình biến động đất chưa qua sử dụng giai đoạn 1997 - 2006 ..............9
Bảng 1-6: Tình hình dân số của huyện giai đoạn 1997 - 2008...................................10
Bảng 1-7: Chỉ tiêu dịch chuyển kinh tế.....................................................................11
Bảng 1-8: Năng lực tưới các kênh ............................................................................14
Bảng 2-1: Bảng thống kê cán bộ thủy nông huyện Tân Yên .....................................34
Bảng 2-2: Lịch tưới ải vụ chiêm xuân năm 2010 – Tuyến kênh chính.......................37
Bảng 2-3: Lịch tưới dưỡng vụ chiêm xuân năm 2010 – Tuyến kênh chính ...............37
Bảng 2-4: Lịch tưới ải vụ chiêm xuân năm 2010 – Tuyến kênh N5 ..........................38
Bảng 2-5: Lịch tưới dưỡng vụ chiêm xuân năm 2010 – Tuyến kênh N5 ...................39
Bảng 2-6: Lịch tưới vụ mùa năm 2010 – Tuyến kênh chính......................................40
Bảng 2-7: Lịch tưới vụ mùa năm 2010 – Tuyến kênh N5 .........................................41
Bảng 2-8: Lịch bơm tưới, tiêu nước vụ mùa 2010 đối với các trạm bơm do XN quản

lý..............................................................................................................................42
Bảng 2-9: Lịch tưới cây màu vụ đông năm 2010 – Tuyến kênh chính.......................43
Bảng 2-10: Lịch tưới cây màu vụ đơng năm 2010 – Tuyến kênh N5 ........................43
Bảng 2-11: Kế hoạch diện tích tưới, tiêu trong huyện năm 2010...............................44
Bảng 2-12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hệ thống cơng trình Tân n ..................60
Bảng 3-1: Tổng hợp cơng và thanh tốn tiền ca 3 năm 2010.....................................68
Bảng 3-2: Mức giá trần thủy lợi phí đối với lúa ........................................................84
Bảng 3-3: Tiền chi trả cho tổ chức quản lý hoạt động...............................................85
Bảng 3-4: Kinh phí cấp bù các trạm bơm tưới, tiêu do XNKT CTTK Tân Yên quản lý
.................................................................................................................................89
Bảng 3-5: Kinh phí xin phê duyệt sửa chữa các kênh thuộc XNKT CTTK Tân Yên
quản lý .....................................................................................................................90
Bảng 3-6: Bảng thống kê diện tích miễn thủy lợi phí năm 2009 huyện Tân Yên.......91


vi
Bảng PL-1: Kinh phí cấp bù các kênh do XNKT CTTL Tân n quản lý phần kênh
mương có diện tích tưới F<50ha...............................................................................99
Bảng PL-2: Kinh phí cấp bù các kênh do XNKT CTTL Tân Yên quản lý phần kênh
mương có diện tích tưới F>50ha.............................................................................111


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Vị trí địa lý huyện Tân n - tỉnh Bắc Giang..............................................4
Hình 1-2: Vị trí địa lý các xã trong huyện Tân n ....................................................4
Hình 2-1: Mơ hình tổ chức của và mối quan hệ của cơng ty khai thác cơng trình thuỷ
lợi tỉnh Bắc Giang ....................................................................................................31
Hình 2-2: Mơ hình tổ chức của Xí nghiệp KTCTTL Tân n ..................................32

Hình 2-3: Mơ hình tổ chức của Phịng nơng nghiệp huyện Tân Yên .........................33


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là nước sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây sản xuất nông
nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kể, đưa Việt Nam trở thành quốc gia
xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Có được thành quả này, một phần là
nhờ các hệ thống thuỷ lợi đang từng bước hoàn thiện. Trong chiến tranh cũng
như ngay sau hồ bình lập lại, Đảng và nhà nước ta đã chú trọng công tác thuỷ
lợi.
Tân Yên là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh trung du và miền núi Bắc
Giang. Hệ thống thuỷ lợi chịu ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện khí hậu, và
kinh tế xã hội chung của khu vực. Hồ Núi Cốc (thuộc tỉnh Thái Nguyên), sông
Cầu và hồ Cấm Sơn là các nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông
nghiệp cũng như sinh hoạt tồn khu vực. Hệ thống thuỷ nơng Sông Cầu với
40km kênh dẫn cấp 2, lưu lượng 4m3/s.Theo thiết kế, hệ thống thuỷ nông này
đảm bảo tưới cho 14000ha lúa bao gồm: 8000ha vụ chiêm và 6000ha vụ đơng.
Ngồi hệ thống thuỷ nơng Sơng Cầu cịn có 78 đập hồ và 84 máy bơm với công
suất từ 270m3/h đến 540m3/h phụ trách tưới thêm 6210ha. Những năm gần đây,
theo chủ trương đổi mới nông nghiệp chuyển dịch sang hướng trồng các cây có
thế mạnh xuất khẩu nên diện tích canh tác và nhu cầu tưới thay đổi đáng kể .
Hiện nay hệ thống thuỷ nông của vùng Tân Yên bộc lộ nhiều hạn chế. Rừng
đầu nguồn bị khai thác cạn kiệt gây ra hiện tượng mưa lũ dồn vào mùa mưa,
thiếu nước vào mùa khô làm cho trữ lượng nước giảm đi đáng kể so với thiết
kế. Việc luân canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng cũng gây lúng túng cho
cán bộ quản lý vận hành. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình đã q tuổi thọ quy
định đang xuống cấp nghiêm trọng. Địa hình đồi núi chia cắt, khối lượng nạo

vét kênh nội đồng lớn, nguồn kinh phí giành cho tu sửa hàng năm cịn ít nên


2

thuỷ lợi Tân Yên đang đứng trước bài toán phân phối lại nguồn nước, nâng cấp
sửa chữa hệ thống để nâng cao hiệu quả khai thác.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “ Nghiên
cứu quan hệ quy tắc – hiệu quả phân phối nước và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả phân phối nước hệ thống thuỷ lợi Tân Yên - Bắc Giang”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
 Đánh giá được thực trạng việc phân phối nước và vận hành hệ thống thuỷ
lợi huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
 Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước hệ thống thủy
lợi vùng núi trung du miền núi huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống thủy lợi miền núi - trung du huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
 Phạm vi nghiên cứu
Vùng trung du miền núi huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tổng hợp điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu.
 Hiện trạng của hệ thống thuỷ nông vùng nghiên cứu.
 Các quy tắc phân phối nước của hệ thống thủy nông vùng nghiên cứu.
 Quan hệ quy tắc với hiệu quả của phân phối nước.
 Đánh giá ưu, nhược điểm trong quy tắc phân chia nước hiện nay.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước của hệ thống.
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu các kết quả có liên quan đến đề tài, từ đó
rút ra các vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài.

 Nghiên cứu thực địa: Thu thập tài liệu và khảo sát, đánh giá hiện trạng.
 Nghiên cứu nội nghiệp: Tổng hợp, phân tích số liệu đã điều tra, thu thập
được đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước hệ thống.


3

Chương 1
1:TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG TÂN YÊN – BẮC GIANG
1.1.1 Vị trí địa lý
Tân Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có
diện tích tự nhiên là 20433,05 ha. Phía Bắc giáp với huyện n Thế; phía Đơng
giáp với huyện Lạng Giang; phía Nam giáp với giáp với huyện Việt Yên và
thành phố Bắc Giang; phía Tây giáp với huyện Hiệp Hồ và tỉnh Thái Nguyên.
Huyện Tân Yên có 22 xã và 2 thị trấn. Dân cư rải rác trong các chịm, xóm nhỏ.
Huyện có 5 tuyến đường chạy qua: Đường 298, Đường 294, Đường 295,
Đường 297 và Đường 398; Phía Đơng có sơng Thương là tuyến đường thuỷ
quan trọng của huyện.
Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “tam giác kinh tế phát
triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”; cách thủ đơ Hà Nội 60Km về phía
Tây và cách thành phố Thái Nguyên 50 Km về phía Tây Bắc và nằm sát thành
phố Bắc Giang ở phía Nam.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Độ cao trung bình từ
10-15m so với mực nước biển. Gồm vùng đồi gị phía Đơng và phía Bắc chiếm
khoảng 40%diện tích đất tự nhiên, vùng đồng bằng xen kẽ và tập trung chủ yếu
ở phía Tây chiếm 55% diện tích đất tự nhiên, cịn lại một số vùng trũng thấp
chịu ảnh hưởng của mực nước sơng Thương nằm ở phía Nam chiếm 5% diện
tích tự nhiên.



4

Hình 1-1: Vị trí địa lý huyện Tân n - tỉnh Bắc Giang

Hình 1-2: Vị trí địa lý các xã trong huyện Tân Yên


5

1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Trong giai đoạn từ 1997 đến 2006: nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
29,4oC, tháng thấp nhất là 16,6oC. Nền nhiệt độ phân hố theo mùa khá rõ rệt,
trong năm có 3 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20oC (tháng 12 đến tháng 2
năm sau). Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày,
đa dạng theo từng mùa, đặc biệt là với rau ôn đới và cây ra quả nhiệt đới.
Bảng 1-1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Năm

1997

2000

2004

2005


2006

Tháng 1

17.1

18.2

16.7

25.9

17.6

Tháng 2

17.1

15.9

17.7

17.6

18.1

Tháng 3

20.3


20.1

20.1

18.9

20

Tháng 4

24

25

23.8

24

24.8

Tháng 5

27.4

26.9

26

28.7


26.9

Tháng 6

29.1

28.3

29

29.4

29.3

Tháng 7

28.4

29.3

28.4

29.2

29.3

Tháng 8

29


28.9

28.7

28.3

27.5

Tháng 9

25.7

27.1

27.7

28.2

27.6

Tháng 10

25.7

25

24.9

25.7


26.9

Tháng 11

23

20.8

22.3

21.9

23.8

Tháng 12

18.6

19.9

18.3

16.6

17.6

TB cả năm

22.4


23.8

23.6

23.7

24.1

Lượng mưa trung bình hàng năm 1476mm nhưng phân bố khơng đều, 85%
lượng mưa cả năm rơi vào mùa mưa, lại tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9
nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.


6

Bảng 1-2: Lượng mưa các tháng trong năm
Năm

1997

2000

2004

2005

2006

Tháng 1


36.8

7.8

10.1

15.2

3.6

Tháng 2

5

30.1

30.6

59.5

25

Tháng 3

15

28.1

89.7


39.6

30.1

Tháng 4

309.2

42.1

115.7

30.3

29.8

Tháng 5

188.3

302.7

177.3

95.3

183.1

Tháng 6


188

229.7

67.8

183.6

113.1

Tháng 7

318.3

245.4

293.7

229.2

207.3

Tháng 8

279

163.7

210.1


399.2

371.9

Tháng 9

231.3

125.3

51.5

257.6

111.5

Tháng 10

149

258.6

0.7

2.4

102.4

Tháng 11


17.8

0

15

116

147.9

Tháng 12

28.6

0

35

30.3

0.4

Cả năm

1766.3

1433.5

1097.2


1458.2

1326.1

Lượng bốc hơi bình quân 1034mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng
năm. Đặc biệt là trong mùa khơ lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa
từ 2 đến 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng. Độ ẩm trong khơng khí bình qn cả
năm là 81%, tuy nhiên trong mùa mưa, độ ẩm khơng khí giảm mạnh chỉ còn
khoảng 77%.
Bão thường xuyên xuất hiện 2-3 trận trong một năm, thường là bão nhẹ nhưng
kèm theo mưa lớn 200-300mm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nhân dân.
1.1.4 Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của các sơng, ngịi Tân n phụ thuộc chủ yếu vào chế độ
thuỷ văn của sông Thương. Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên thì mực


7

nước sơng, ngịi cũng tăng lên và đạt đến đỉnh vào tháng 7, tháng 8, sau đó
giảm đồng nhất về thời gian thường từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên có năm
lũ xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng dao động trong khoảng 1 tháng.
Lượng nước trên các sông trong mùa lũ chiếm khoảng 77-85% tổng lượng chảy
cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lưu lượng lớn nhất thường
xuất hiện vào tháng 7 trong năm. Tháng có lưu lượng nhỏ nhất thường xảy ra
vào các tháng 1, tháng 2 hoặc tháng 3, đây là một khó khăn cho sản xuất nơng
nghiệp do thiếu nước.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt
đới là một lợi thế để phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng,
vật ni có giá trị kinh tế đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
1.1.5 Tài nguyên đất

1.1.5.1 Tính chất thổ nhưỡng của đất
Đất Tân Yên được hình thành do phong hố đá mẹ và do phù sa sơng bồi tụ.
Huyện có các nhóm đất chính sau đây:
 Nhóm đất phù sa: Chủ yếu ở vùng trũng thấp, được bồi đắp bởi phù sa của
sơng Thương có diện tích 2431,37 ha, chiếm 11,9% diện tích đất tự nhiên.
 Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 8882 chiếm 43,37% diện tích.
 Nhóm đất Feralitic: bao gồm 7 loại với 4075 ha chiếm 20,03% diện tích tự
nhiên. Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên nền phù sa cổ,
dăm cuội kết và cát kết, phiến thạch sét.
1.1.5.2 Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai
 Đất nông nghiệp
Huyện năm 2008 là 12888 ha chiếm 63,07% diện tích đất tự nhiên, trong đó sản
xuất nơng nghiệp là 11465 ha, đất ni trồng thuỷ sản là 718ha.
Đất sản xuất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm là 9096 chiếm 79,3%
diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm chiếm 2369ha chiếm 18,4%


8

đất nơng nghiệp. Đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản 718ha chiếm 3,51% diện
tích tự nhiên tăng 397ha so với năm 1997. Đất nơng nghiệp cịn 667ha chiếm
3,26% diện tích đất tự nhiên, giảm 2235ha so với năm 1997.
Bảng 1-3: Tình hình biến động đất nơng nghiệp giai đoạn 1997 - 2006
Số

Năm

Năm

Năm


Năm

Biến động từ

1997

2000

2005

2008

năm 1997-2006

Đất nông nghiệp

12064.85

11908.41

12932.18

12888.41

824

1

Đất sản xuất nông nghiệp


8841.44

10820.69

11544.18

11464.69

2 623

2

Đất nông nghiệp

2902.29

771.64

667.56

667.16

-2 235

3

Đất nuôi trồng thủy sản

321.12


316.08

681.84

718.14

397

4

Đất nơng nghiệp khác

38.6

38.12

38

TT

Loại đất

Trong giai đoạn 1997-2008 diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện tăng 824ha
trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp tăng 2623 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản tăng
397ha, đất nông nghiệp giảm 2235ha.
 Đất phi nông nghiệp
Đất phi nơng nghiệp tồn huyện có 7045ha chiếm 34,48% diện tích tự nhiên.
Bảng 1-4: Tình hình biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 1997 - 2006
Số


Năm

Năm

Năm

Năm

Biến động từ

1997

2000

2005

2008

năm 1997-2006

Đất phi nơng nghiệp

5765.15

6263.6

6998.03

7044.93


1279.78

1

Đất ở

1268.82

2496.64

2546.20

2570.06

1301.24

2

Đất chun dùng

2458.56

2467.00

3292.45

3315.36

856.80


3

Đất tơn giáo, tín ngưỡng

2458.56

57.96

57.96

57.95

-2400.61

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

164.20

200.24

255.17

255.66

91.46

5


Đất sông, suối

1806.66

1018.21

840.99

840.63

-966.03

6

Đất phi nông nghiệp khác

66.91

64.76

5.26

5.26

-61.65

TT

Loại đất



9

Đất tồn huyện năm 2008 có 2570ha, chiếm 12,58% diện tích đất tự nhiên và
36,48% đất phi nơng nghiệp tăng 1301ha so với năm 1997.
Đất chuyên dùng có 3315ha, chiếm 16,22% diện tích đất tự nhiên và 47% đất
phi nơng nghiệp.
Ngồi ra cịn có đất tơn giáo, tín ngưỡng 58ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 256ha,
đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 841ha.
 Đất chưa qua sử dụng
Bảng 1-5: Tình hình biến động đất chưa qua sử dụng giai đoạn 1997 - 2006
Số

Năm

Năm

Năm

Năm

Biến động từ

1997

2000

2005


2008

năm 1997-2006

Đất chưa qua sử dụng

2502.68

2142.38

502.84

499.71

-2002.97

Đất bằng chưa qua sử dụng

1259.19

968.57

272.84

269.09

-990.10

2 Đất đồi núi chưa qua sử dụng 1193.45


1123.77

202.98

202.98

-990.47

50.04

27.64

27.84

-22.20

TT

1

3

Loại đất

Núi đá chưa có rừng cây

50.04

Năm 2008 tồn huyện có gần 500 ha đất chưa sử dụng chiếm 2,44% diện tích
đất tự nhiên, giảm 2003ha so với năm 1997.

1.1.6 Tài nguyên nước
Nước mặt: Nước mặt của huyện bao gồm: sơng Thương, kênh chính của hệ
thống sơng Cầu, suối Cầu Đồng, suối Vồng, ngòi Cầu Liềng… chảy trên địa
bàn huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tồn huyện có 78 hồ, đập, trong
đó có đập Đá Ong (dung tích 7 triệu m3), nằm rải rác trong huyện cung cấp
nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước cho sinh hoạt.
Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ nước ngầm có ở hầu hết các nơi trên địa bàn
huyện và có thể khai thác cho sinh hoạt của nhân dân. Hiện tại do khai thác tự
do, tràn lan nên ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.


10

1.1.7 Tài nguyên rừng
Rừng không phải là thế mạnh của Tân Yên. Theo kết quả thống kê năm 2008,
đất lâm nghiệp của tồn huyện cịn 667ha, chủ yếu là rừng trồng. Chính vì thế
mà hệ động thực vật trong rừng hầu như khơng có. Hiện nay rừng của Tân n
chủ yếu là tạo cảnh quan và môi trường.
1.1.8 Tài nguyên khống sản
Khống sản trên địa bàn huyện có quặng barít thuộc loại quặng giàu có thể khai
thác cơng nghiệp, được phân bổ chủ yếu ở Lang Cao ( trữ lượng 30 000 đến
50 000 tấn). Ngồi ra cịn có các loại sét gốm sứ, sét chịu lửa và nguồn cát sỏi
từ các sông phục vụ cho sản xuất vật liệu nhưng trữ lượng không lớn.
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘi
1.2.1 Dân số
Dân số và nguồn lao động
Năm 2008 dân số của huyện là 168034 người chiếm 10,63% dân số toàn tỉnh.
Mật độ dân số là 822 người/Km2, cao gấp đơi so với bình qn chung của tỉnh
Bắc Giang( 413 người/km2). Mật độ dân cư có sự chênh lệch khá lớn giữa các
xã, thị trấn. Dân số nông thôn chiếm 95% (tỉnh Bắc Giang 90,2%), tồn huyện

có 41181 hộ với 83036 lao động chiếm 49% dân số.
Bảng 1-6: Tình hình dân số của huyện giai đoạn 1997 - 2008
Số TT

Chỉ tiêu

Năm 1997

Năm 2000

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2008

157 929

158 680

162 424

163 636

165 695

168 034


37 150

38 300

39 734

40 210

40 472

41 181

Tổng số
1

nhân
khẩu

2

Tổng số
hộ


11

Dân số của huyện năm 2008 tăng 10105 người so với năm 1997, bình quân tăng
1123 người/năm. Số hộ gia đình cũng tăng nhanh (năm 2008 tăng 709 hộ so
với năm 2005), chủ yếu là do tách hộ. Việc tăng nhanh cũng làm tăng nhanh
nhu cầu đất ở.

Bảng 1-7: Chỉ tiêu dịch chuyển kinh tế
STT

Chỉ tiêu

Năm 1997

Năm 2000

Năm 2006

A

Tổng số lao động

78 175

79 104

83 036

1

Lao động nông lâm,thuỷ sản

71 139

69 715

70 749


2

Lao động công nghiệp - xây dựng

1 876

2 250

3 885

3

Lao động thương mại - dịch vụ

2 033

4 039

5 192

4

Lao động khác

3 127

3 100

3 210


B

Cơ cấu lao động theo ngành(%)

78 175

79 104

83 036

1

Lao động nông lâm - thuỷ sản

100.00

100.00

100.00

2

Lao động công nghiệp - xây dựng

91.00

88.13

85.20


3

Lao động thương mại - dịch vụ

2.40

2.84

4.68

4

Lao động khác

4.00

5.11

6.25

3.92

3.87

Cơ cấu lao động của huyện Tân Yên giai đoạn 1997-2008 nhìn chung chuyển
dịch chậm. Lao động vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp với
70749 người, chiếm 85,2% lao động.
1.2.2 Văn hố - thơng tin – xã hội
Thực hiện Nghị Quyết TW5(khoá VII) và đề án phát triển văn hố; phong trào

“tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp, các ngành quan
tâm chỉ đạo và chuyển biến nhiều mặt. Tỷ lệ và chất lượng làng văn hoá, cơ
quan văn hoá, gia đình văn hố hàng năm đều tăng; năm 2008 có 45% số làng,
khu phố được cơng nhận là làng, khu phố văn hoá.


12

An ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội và nhiệm vụ quốc phịng
An ninh chính trị - trật tự xã hội luôn được giữ vững. Công an huyện phối hợp
với các thị trấn thị xã và các tổ chức chính trị xã hội vận động nhân dân chấp
hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Luôn cảnh
giác, đấu tranh chống âm mưu gây rối, bạo loạn, phát hiện và giải quyết tích
cực các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay từ khi mới phát sinh, khơng xảy
ra điểm nóng. Phát huy mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tốt
quốc, đẩy mạnh biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm hình sự và các tệ nạn xã
hội.
1.3 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THUỶ LỢI HUYỆN TÂN YÊN
Hệ thống thuỷ nông sông Cầu tưới ổn định cho khoảng 6000ha đất canh tác của
huyện Tân Yên. Kênh chính dài 26 Km tưới cho các xã Phúc Sơn, Lam Cốt,
Song Vân, Ngọc Thiện, Ngọc Lý, Ngọc Châu, Quế Nham. Kênh N5 dài 19Km
tưới cho 2700-3000ha thuộc các xã Lan Giới, Đại Hoá, Nhã Nam, Quang Tiến,
An Dương, Liên Sơn, Cao Thượng, Việt Lập, Hợp Đức, Cao Xá. Ngồi ra cịn
có các trạm bơm điện và 78 hồ đập phục vụ tưới nước cho sản xuất nơng
nghiệp. Nhìn chung hệ thống kênh mương ở Tân Yên đã được hình thành, sử
dụng nhiều năm nên đã xuống cấp, cần được sửa chữa và nâng cấp.
1.3.1 Hệ thống kênh tưới tiêu của Hệ thống thuỷ nông sông Cầu
Lấy qua cống 10 cửa Đá Gân với lưu lượng 25m3/s được phân bổ vào 2 hệ
thống kênh chính và kênh tưới N5 (tưới tự chảy) và tưới qua trạm bơm Liên
Chung, trạm bơm Me và trạm bơm Cống Trạm.

1.3.2 Hệ thống kênh tưới
Kênh chính từ Km26+200  Km52+650
Kênh N5 từ K0+00  K18+500
Trong đó:


13

Kênh chính gồm các kênh phụ :
 Kênh N6 từ K0+00  K3+600 : đã đuợc cứng hoá
 Kênh N7 từ K0+00  K5+200 : đã được cứng hoá
 Kênh N8 từ K0+00  K3+900: đã được cứng hoá
Kênh N5 gồm các kênh phụ :
 Kênh N5-1 từ K0+00  K3+250: cịn khoảng 30% chưa được cứng hố
 Kênh N5-1 từ K0+00  K0+800 : còn 25% chưa được cứng hố
 Kênh N5-2 từ K0+00  K0+600: cịn 20% chưa được cứng hố
1.3.3 Diện tích tưới của hệ thống
Diện tích kênh tưới của kênh chính: 3300,84ha bao gồm tưới cho lúa là
2902,44ha và tưới cho hoa màu là 398,40 ha.
Trong đó:
 Diện tích tưới chủ động: 2208,51 ha
 Tưới chủ động một phần: 38,4 ha
 Diện tích tưới tạo nguồn : 555,53 ha
Diện tích tưới kênh N5: tổng diện tích tưới là 2114,52 ha bao gồm diện tích
tưới cho lúa là 1731,77ha và phần còn lại 382,75 ha tưới cho hoa màu.
Trong đó :
 Diện tích tưới chủ động là 1323,5ha
 Diện tích tưới chủ động một phần là 78,3ha
 Diện tích tưới do tạo nguồn là 329,93ha
Tưới động lực qua trạm bơm Liên Chung : tổng diện tích tưới là 108,4 ha.

Trong đó :
 Diện tích lúa:100,1 ha
 Diện tích tưới chủ động: 97,6 ha
 Diện tích tưới tạo nguồn: 2,5ha


14

Ngồi nhiệm vụ dẫn nước cho hệ thống, kênh chính và kênh N5 cịn cung cấp
nước cho ni trồng thuỷ sản. Kênh chính cung cấp nước cho 297,91ha và kênh
N5 là 102,83ha.
Nhìn chung hệ thống kênh mương ở Tân Yên đã được hình thành, sử dụng
nhiều năm nên đã xuống cấp, cần được sửa chữa và nâng cấp.
Bảng 1-8: Năng lực tưới các kênh
DT tưới

Tên kênh

1

Kênh chính

2800

2058

73.50

2


Kênh N5

3110

1260

40.51

3

Kênh N5-1

475

247.78

52.16

4

Kênh N5-2

569

155.3

27.29

theo TK


Thực tưới

Tỉ lệ

STT

phần trăm

Ghi chú

Số liệu thiết kế
theo kiểm kê

5

Kênh N5-3

685

316.52

46.21

6

Kênh N6

480

177.8


37.04

7

Kênh N7

570

158.4

27.79

8

Kênh N8

262

146.8

56.03

Cộng

8951

4521.52

2004



15

Chương 2
2:NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC NÂNG CAO

HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC KHU VỰC TÂN YÊN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các quy tắc phân phối nước
Các quy tắc phân phối nước là một “lớp” của “các quy tắc” như được định
nghĩa trong các tài liệu chuyên môn về quản lý tài sản cơng. Theo quan điểm
này thì các quy tắc phân phối nước tạo nên một kiểu thể chế quản lý tưới. Khái
niệm về các quy tắc phân phối nước của các chuyên gia về quản lý nước quốc
tế bao hàm các khái niệm như “Các quy tắc chia nước”, “Các quyền về nước”,
và “Các quy tắc vận hành hệ thống”.
Các chuyên gia về quản lý nước quốc tế định nghĩa các quy tắc phân phối nước
là những tuyên bố xác định việc nước được phân phối cho những người sử
dụng nước như thế nào. Để có đủ điều kiện làm quy tắc phân phối nước, bản
tuyên bố đó phải chỉ ra được các vấn đề sau đây:
 Những người hoặc nhóm người được phân phối nước (những người dùng
nước).
 Số lượng nước được phân phối cho mỗi người sử dụng (số lượng nước hoặc
lưu lượng nước).
 Nước được phân phối cho người sử dụng vào lúc nào (Thời kỳ phân phối
nước).
 Những người hoặc nhóm người được trao quyền ra các quyết định về phân
phối nước (Những người quản lý hệ thống).
Tập hợp các quy tắc phân phối nước đối với một hệ thống tưới bất kỳ phải trực
tiếp hoặc gián tiếp xác định rõ 4 mục trên. Các khái niệm này có thể được định

nghĩa bằng nhiều cách.


16

2.1.1.1 Người sử dụng nước
Người sử dụng nước có thể là những cá nhân, những nhóm người hoặc các tổ
chức có tư cách pháp nhân. Họ có thể được xác định bằng những tên cụ thể
bằng những thuộc tính chung (ví dụ những người trồng lúa, trồng rau, trồng
hoa, trồng cây ăn quả) hoặc bằng tên những nguồn nước. Trong khi các văn bản
có thể sử dụng cách định nghĩa về người sử dụng bất kỳ thì tên của nguồn nước
phải được chỉ ra cụ thể.
2.1.1.2 Số lượng nước
Số lượng nước có thể được xác định qua tổng lượng hay lưu lượng. Số lượng
nước có thể được xác định bằng thể tích nước (ví dụ 5 triệu m3), hoặc khái niệm
“đủ nước” cho một mục đích cụ thể (nước cho 2 ha lúa) hoặc bằng một quy tắc
chỉ ra cách xác định số lượng (mức trả tiền tối đa). Lưu lượng được xác định
bằng cách đo lưu lượng (ví dụ 4m3/s) hoặc theo tỷ lệ của dịng chảy (ví dụ 30%
của lưu lượng sông).
2.1.1.3 Thời kỳ phân phối nước
Thời kỳ phân phối nước có thể được xác định bằng những ngày đã định (ví dụ
từ ngày 4/1/1998 đến 23/1/1998), bằng thời gian trong một chu trình thủy văn
(ví dụ vào tháng 6 hàng năm), bằng một thời kỳ không xác định (từ ngày tưới
của đợt này), bằng lượt tưới, hoặc bằng một quy tắc chỉ ra cách xác định thời kỳ
phân phối nước (ví dụ 24 giờ sau khi đặt hàng).
2.1.1.4 Những người quản lý hệ thống
Những người quản lý hệ thống phải được xác định bằng những tên riêng hay
tiêu đề trong phạm vi tổ chức đã được đặt tên.
Các quy tắc phân phối nước có thể cũng gián tiếp chỉ ra một tham số bất kỳ
trong 3 tham số (người dùng nước, số lượng và thời kỳ phân phối nước).

Các quy tắc phân phối nước cũng có thể chỉ ra bất kỳ một trong ba tham số đầu
tiên (những người dùng nước, số lượng nước và thời kỳ chia nước). Đó là các


17

quy tắc phân phối nước có thể xác định người quản lý hệ thống là người được
trao quyền quyết định về một hoặc tất cả các tham số này. Các quy tắc cũng có
thể chỉ ra những thủ tục hoặc các nguyên tắc được tuân theo khi ra quyết định.
Ví dụ, nhiều quy tắc phân phối nước chỉ ra rằng một nhân viên quản lý tưới
phải xác định lượng nước sẵn có cho một vụ và sau đó phải phân phối lượng
nước sẵn có cho người dùng nước theo các quy tắc trong đó dành sự ưu tiên cho
một số người dùng nước nào đó.
Hơn nữa, một quy tắc phân phối nước có thể chỉ ra mục đích sử dụng nước.
Mục đích sử dụng nước này có thể xác định một điều kiện trong đó nước sẽ
khơng được phân phát ngay cả nếu sự phân phối nước được thực hiện. Ví dụ
như nếu nước được phân phối cho một người nông dân để trồng ngô nhưng ông
ta lại trồng lúa, những người quản lý hệ thống có thể có quyền từ chối phân
phối nước cho người nơng dân đó (ở Việt Nam, một số tỉnh gặp hạn hán có đề
xuất giải pháp này. Ví dụ ở tỉnh Đồng Nai, có thời gian Trung tâm khuyến nông
huyện yêu cầu các hộ nơng dân của một số huyện gặp khó khăn về nước xây
dựng kế hoạch trồng trọt cụ thể cho các vụ tới. Vào vụ, nếu nông dân trồng cây
không đúng với kế hoạch, nhu cầu nước cao hơn thì huyện chỉ cấp số lượng
nước theo hợp đồng đã ký).
2.1.1.5 Các đặc trưng
Các quy tắc phân phối nước là những tuyên bố (các văn bản) bằng ngôn ngữ
thông thường. Chúng lệ thuộc vào các vấn đề và các tiến bộ của ngơn ngữ
thơng thường. Chúng có thể ít nhiều có tính chất trừu tượng, có thể đề cập tới
nhiều vấn đề, v.v… Một hậu quả là các quy tắc phân phối nước có thể khơng
bao giờ đề cập được hết tất cả những tình huống có thể xảy ra. Vì các tình

huống này đã được khái qt hố thành các văn bản.
Các quy tắc phân phối nước của một hệ thống tưới tạo nên các tập hợp lồng
ghép vào nhau (có nhiều chương, trong mỗi chương lại có nhiều điều, trong
mỗi điều lại có nhiều khoản ...). Nói chung có các quy tắc phân phối nước đối


18

với một hệ thống tưới khá phức tạp. Một số quy tắc xác định các tham số cơ
bản cho toàn bộ hệ thống trong toàn vụ. Các quy tắc khác xác định các tham số
cho một phần của vụ (ví dụ như trong thời kỳ làm đất) hoặc cho một phần của
hệ thống (ví dụ chỉ cho hệ thống chính). Các quy tắc cấp cao nhất là các quy tắc
phân phối để chia phần nước cho những người dùng nước. Các quy tắc cấp thấp
hơn là các quy tắc về lập kế hoạch và vận hành, các quy tắc này xác định cách
phân phối nước dựa trên sự phân phối nước. Các quy tắc khác nhau trong các
tập hợp những quy tắc này có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau, bao gồm
cả luật, tập quán.
Để có hiệu quả thì các quy tắc phân phối nước phải được chuyển thành văn bản
pháp quy (các quy định) bởi hầu hết những người quan tâm, bao gồm cả những
người có chức có quyền lực nhưng vì quyền lợi riêng của mình mà họ có thể
coi thường các quy tắc. Trong các xã hội hiện đại, nhiều quy tắc như vậy đã
được thể chế hố. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các quy tắc phân phối cần được
chính thức soạn thành luật lệ. Có thể có các quy tắc được cơng chúng chấp
nhận mà được thơng qua lời nói, ngay cả trong các hệ thống lớn nhất .
 Các quy tắc chính thức
Bởi vì những người sử dụng nước có thể có những ý kiến khác nhau về hiệu lực
của các quy tắc, bản luận văn này chỉ hạn chế việc xem xét vào các quy tắc
chính thức. Các quy tắc chính thức là những quy tắc mà được chấp nhận chính
thức bởi các cơ quan có thẩm quyền ví dụ như chính phủ hoặc chính quyền địa
phương. Các quy tắc chính thức được soạn thành luật lệ, thường được viết

thành văn bản được cơng nhận, và trong các quy tắc đó chỉ ra những cơ chế để
bắt buộc mọi người phải tuân theo (đây là các quy định). Điều đó có nghĩa là
nếu quy tắc bị phá vỡ thì sẽ có người thực hiện những hành động để trừng phạt
người phá vỡ quy tắc hoặc thay đổi những hành vi của ông ta.
Khi các quy tắc phân phối nước chính thức (quy định) khơng thích hợp người ta
có thể phản hồi bằng cách tạo ra các phiên bản mới và không chính thức của
các quy tắc. Chúng tơi sẽ khơng coi các phiên bản khơng chính thức đó là


×