Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nhóm 6 bài thảo luận môn LMT bài 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 13 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 4
I. NHẬN ĐỊNH.
Câu 1: Bộ công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên.
Nhận định đúng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Tài ngun nước 2012 thì nước khống thiên
nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Và căn cứ theo Điều 1 Luật khống
sản 2010 thì nước khoáng là khoáng sản thuộc sự điều chỉnh của Luật này.
Mà theo quy định tại Điều 80, 81 Luật Khống sản 2010 thì: Trách nhiệm quản lý nhà
nước về khống sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp trong đó:
 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
 Bộ Tài nguyên và Mơi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước
 Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước đồng thời phối hợp với Bộ Tài ngun và Mơi trường
trong quản lý nhà nước về khống sản.
=> Bộ Công thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể thực hiện quản
lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên.
Câu 2: Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.
Nhận định sai.
Đối tượng chịu thuế tài nguyên thiên nhiên chỉ bao gồm các đối tượng quy định tại Điều
2 Luật thuế tài nguyên 2009 và Điều 2 TT 152/2015/TT/BTC gồm:
1. Khoáng sản kim loại.


2. Khống sản khơng kim loại.
3. Dầu thơ.
4. Khí thiên nhiên, khí than.
5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
8. Yến sào thiên nhiên.


9. Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
=> Do đó khi chủ thể khai thác các tài nguyên thuộc các đối tượng chịu thuế tài nguyên
quy định trên thì mới phải nộp thuế tài ngun, cịn nếu khqi thác các loại tài nguyên
khác không thuộc quy định tại điều 2 Luật Thuế tài ngun thì khơng phải nộp thuế tài
nguyên
- CSPL: Điều 2 Luật Thuế tài nguyên, Điều 2 TT 152/2015/TT/BTC.
Câu 3: Tất cả các rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý.
Nhận định đúng.
Theo Điều 5 uật Lâm nghiệp 2017 về phân loại rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng sản xuất đều có thể giao cho BQL.
Theo Khoản 1 Điều 16 thì Nhà nước giao rừng đặc dụng khơng thu tiền sử dụng rừng
cho:
 Ban quản lý rừng đặc dụng.
 Ban quản lý rừng phòng hộ đối với khu bảo vệ cảnh quan.
Theo Khoản 2 Điều 16 thì Nhà nước giao rừng phịng hộ khơng thu tiền sử dụng rừng
cho Ban quản lý rừng phịng hộ.
Theo Khoản 3 Điều 16 thì Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho
Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phịng hộ đối với diện tích rừng sản xuất
xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.
=> Tùy loại rừng và công dụng mà theo quy định sẽ đựợc giao cho BQL rừng cụ thể nào
nhưng các loại rừng đều có thể giao cho BQL.
Câu 4: Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá.


Nhận định sai.
- Căn cứ theo Điều 10 NĐ 06/2019 về xử lý mẫu vật là động vật rừng, thực vật rừng quý
hiếm sống:
Việc xử lý tịch thu phải chăm sóc mẫu vật, tránh để mẫu vật bị chết;
Ngay sau xử lý mẫu vật theo quy định của pháp luật phải bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm

sở tại để tổ chức chăm sóc và bảo quản mẫu vật. Đối với mẫu vật sống xử lý theo thứ tự
ưu tiên sau: Thả lại môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của
loài nếu mẫu vật khỏe mạnh; hoặc chuyển giao cho cơ sở cứu hộ động vật, vườn động vật
hoặc vườn thực vật nếu mẫu vật yếu cần cứu hộ hoặc tiêu hủy.
- Còn mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khơng thuộc mẫu vật sống
thì xử lý như sau:
Mẫu vật các lồi Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng tài sản cơng;
Mẫu vật các lồi Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo dục môi
trường, bảo tàng chun ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; bán đấu giá
cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoặc
tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý khác.
=> Có rất nhiều cách xử lý đối với động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của
các vụ vi phạm.
CSPL: Điều 10 NĐ 06/2019.
Câu 5: Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải thì “Đối tượng chịu phí bảo vệ mơi trường theo quy định tại
Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu
phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.” Như vậy khai thác, sử dụng nước thải công
nghiệp hay sinh hoạt và không thuộc trường hợp miễn thu phí thì mới nộp, nếu tổ chức cá
nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước mà không phải nước thải công nghiệp hay sinh
hoạt hoặc thuộc trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định
154/2016/NĐ-CP thì khơng phải nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
Vậy, không phải mọi tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.



CSPL: Khoản 1 Điều 2, Điều 5 Nghị định 154/2016/NĐ-CP.
Câu 6: Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính.
Nhận định sai.
Vì Luật Bảo vệ môi trường không quy định chế tài cụ thể đối với từng hành vi vi phạm,
và căn cứ theo Điều 160 Luật BVMT 2014 thì Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và
cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt
hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây
thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính, cụ thể căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể
của người gây ơ nhiễm sẽ bị xử phạt hành chính.
Như vậy thì một hành vi vi phạm pháp luật mơi trường ngồi xử lý hành chính thì cịn có
thể chịu trách nhiệm BTTH về môi trường trong dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
CSPL: Nghị định 155/2016 NĐ-CP, Chương XIX BLHS 2015.
Câu 7: Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng.
Nhận định đúng.
Tranh chấp về mơi trường gồm:
 Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng
thành phần môi trường;
 Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường;
 Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ơ
nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường.
=> Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng vì khách thể bị xâm hại có sự trong lành của hệ sinh thái (ảnh hưởng đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản…khơng thể thỏa thuận trong hợp đồng). Dạng bồi thường thiệt
hại này cũng bao gồm các dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra,



có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, có yếu tố
lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Việc giải quyết tranh chấp về BTTH do ô nhiễm môi trường
được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết dân sự ngoài hợp đồng và quy
định pháp luật có liên quan.
CSPL: Khoản 3 Điều 161 Luật BVMT 2014.
Câu 8: Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
Nhận định sai.
Theo quy định của pháp luật về môi trường, việc giải quyết tranh chấp về môi trường
được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp
đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Tức là một trong các nguyên tắc giải quyết
tranh chấp môi trường khuyến khích các bên tranh chấp thương lượng và hoà giải ngay
tại cơ sơ hướng các chủ thể cùng nhau bàn bạc thoả thuận để đi đến thống nhất phương
án giải bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đó.
CSPL: Khoản 3 Điều 161 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Câu 9: Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp
luật Việt Nam để giải quyết.
Nhận định sai.
Theo Khoản 4 Điều 161 Luật BVMT 2014 thì Tranh chấp về mơi trường trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước
ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
=> Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức,
cá nhân nước ngồi mà có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên so với pháp luật VIệt Nam thì áp dụng quy định trong
ĐƯQT.
CSPL: Điều 161 Luật BVMT 2014.
Câu 10: Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.



Nhận định đúng.
Luật QT về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối
quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc
phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT
nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
=> Chủ thể là quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế.
Công pháp quốc tế là Hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm
pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây
dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
=> Chủ thể là quốc gia, các tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.
Vậy chủ thể của luật quốc tế về môi trường và công pháp quốc tế đều gồm quốc gia và
chủ thể khác luật quốc tế.
Câu 11: Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ yếu tố mơi trường nằm ngồi phạm
vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.
Nhận định sai.
Luật QT về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối
quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc
phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT
nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia. Như vậy Luật quốc tế về môi trường
không những bảo vệ yếu tố mơi trường nằm ngồi phạm vi chủ quyền tài phán của quốc
gia mà còn nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho mơi
trương trong quốc gia đó.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long được bảo vệ bởi các quy định pháp luật quốc tế: Công ước Quốc tế
về Di sản; động vật quý hiếm không những được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam mà còn
được quy định bởi những quy định pháp luật quốc tế (CITES).
Câu 12: Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong
phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của mơi

trường hay lợi ích mơi trường của quốc gia khác.
Nhận định sai.
Theo Công ước Khung thì quốc gia, phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc và
những nguyên tắc của luật quốc tế, có chủ quyền khai thác những tài nguyên của mình
theo các chính sách về mơi trường và phát triển của mình và có trách nhiệm bảo đảm
rằng các hoạt động trong phạm vi quyền tài phán hoặc kiểm sốt của mình không gây ra


tổn hại đối với môi trường của các nước khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn quyền
tài phán quốc gia.
- Vì nghĩa vụ khơng gây hại của các quốc gia chỉ phát sinh khi các hành vi đó găn liền
với điều ước quốc tế đó và các quốc gia phải tham gia điều ước quốc tế đó mới phải chịu
cùng một nghĩa vụ khơng gây hại, cịn những quốc gia khơng tham gia điều ước quốc tế
đó thì khơng có nghĩa vụ đó.
- Ví dụ: sơng Mekong chảy qua địa phận nhiều quốc gia khác nhau, Campuchia đã ký kết
và là thành viên của Điều ước quốc tế về sơng Mekong, muốn xây đập thủy điện trên
dịng sơng này (mặc dù nằm trên lãnh thổ CPC) nhưng vì tham gia ĐƯQT khi thực hiện
sẽ ảnh hưởng đến quốc gia khác nên không được phép làm. Tuy nhiên, Trung Quốc có
thể xây đập thủy điện trên sơng Mekong, nhưng TQ khơng vi phạm vì TQ khơng là thành
viên của Điều ước quốc tế về sông Mekong.
Câu 13: Theo luật quốc tế về mơi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi vi phạm luật quốc tế gây ra.
Nhận định sai.
Luật quốc tế về môi trường gồm tổng hợp nguyên tắc, QPPL quốc tế điều chỉnh mối quan
hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục,
loại trừ những tác động xảy ra cho môi trường mỗi quốc gia và yếu tố mơi trường nằm
ngồi phạm vi quyền tài phám của quốc gia.
Vì mơi trường là thể thống nhất, không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia và luật quốc tế
điều chỉnh cả những tác động môi trường trong mỗi quốc gia nên quốc gia không chỉ chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật quốc tế gây ra mà còn phải chịu

trách nhiệm do các hành vi mà pháp luật quốc tế không cấm gây ra. Hành vi không vi
phạm pháp luật quốc tế nhưng gây thiệt hại cho quốc gia khác vi phạm pháp luật quốc gia
đó thì phải bồi thường thiệt hại.
Câu 14: CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy
giảm tầng ôzôn.
Nhận định sai.
CFC là hợp chất của các chất hữu cơ như: cacbon, clo và flo. CFC có tính ổn định cao và
khó bi phân hủy. Đây là những hóa chất được con người tổng hợp, sản xuất nhằm mục
đích sử dụng trong nhiều ngành cơng nghiệp. Sau q trình sử dụng, chất CFC đã xâm
nhập vào khí quyển và gây suy giảm tầng ôzôn. Các chất gây suy giảm tầng ôzôn cũng là
những chất gây nên hiệu ứng nhà kính nhưng tiềm năng làm Trái Đất nóng lên mạnh hơn
nhiều nên CFC cũng là chất gây nên hiệu ứng nhà kính


Ví dụ so với khí cacbonic, những chất CFC có tác dụng làm nóng cao hơn cả hàng nghìn
lần nhưng vì chúng có nồng độ trong khí quyển nhỏ hơn CO 2 nhiều nên khơng được quy
định là các khí nhà kính.
Câu 15: Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ôzôn giống nhau.
Nhận định sai.
Chất ODS gồm hai nhóm chính là các chất thuộc nhóm clorin và các chất thuộc nhóm
Bromin. Các chất ODS có các hệ số phá hủy tầng ozon khác nhau ví dụ các chất thuộc
nhóm Clorin sẽ có hệ số mạnh hơn nhóm Bromin.
Và căn cứ nghị định thư Montreal:
Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS
Hệ số phá hủy tầng Ozone: căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ozon của từng
chất ODS, nghĩa là những chất nào có mức độ nguy hiểm cao hơn – có hệ số phá hủy
tầng ozon cao thì cắt giảm trước và ngược lại. Hệ số phá hủy tầng ozon tỷ lệ thuận với
mức độ nguy hiểm của các chất phá hủy tầng ozon.
Vậy, các chất ODS có hệ số phá hủy tầng ơzơn là khác nhau.
Câu 16: Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà

kính giống nhau.
Nhận định sai.
Một trong ba căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS
là: Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên. Nguyên tắc này cũng được
cụ thể hố trong Cơng ước viên.
Và căn cứ theo Điều 4 Cơng ước Khung thì Các quốc gia thành viên Cơng ước Khung
khơng có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống nhau. Ở đây có sự phân biệt, ưu tiên, mục
tiêu, hoàn cảnh, sự phát triển của khu vực, quốc gia. Theo đó, các nước phát triển thì
thường có nghĩa vụ căt giảm khí nhà kính nhiều hơn các nước đang phát triển.
Câu 17: Công ước CITES về bn bán các giống lồi hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ
những giống lồi hoang dã nguy cấp thơng qua việc kiểm sốt bn bán cây, con vật
sống nằm trong danh mục.
Nhận định sai.
Theo Điều III, IV, V Công ước quy định quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại
thuộc phụ lục là giống loài hoang dã nguy cấp.


Theo Điểm a, b Điều I thì:
 Lồi là bất kỳ loài nào, các loài phụ hoặc các chủng quần địa lý của các lồi và
lồi phụ đó.
 " Vật mẫu " có nghĩa:
Bất ký một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết.
Bộ phận được chế biến cho nhận biết, hoặc chế phẩm của chúng
=> Công ước CITES bảo vệ bất kỳ lồi nào chứ khơng chỉ lồi trong danh mục và khơng
chỉ thơng qua việc kiểm sốt bn bán cây, con vật sống nằm trong danh mục mà kể cả
cây, con vật đã chết hay chế phẩm của chúng.
Câu 18: Công ước CITES cấm hoạt động gây ni các mẫu vật trong danh mục.
Nhận định sai.
Vì trong cơng ước này khơng hề có điều khoản nào đề cấp đến việc cấm hoạt động gây
nuôi các mẫu vật trong danh mục. Công ước CITES quy định về các nguyên tắc, quy chế

buôn bán mẫu vật, giấy phép và chứng chỉ, những biện pháp.
Ngoài ra, theo Điều 1 NĐ 06/2019 thực thi cơng ước CITES thì NĐ cho phép ni trồng
các lồi động thực vật hoang dã nguy cấp thuộc PL CITES tại các Điều 14, 15 nên Công
ước CITES cho phép gây nuôi.
=> Công ước CITES không cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục.
CSPL: Công ước CITES.
Câu 19: Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Uỷ ban di sản thế giới sẽ ra
quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
Nhận định sai.
Trên cơ sở những bản kiểm kê tài sản mà các quốc gia đề đạt, khi họ thi hành phần 1 ở
trên, Ủy ban sẽ soạn thảo, chỉnh lý và phổ biến dưới cái tên "danh sách di sản thế giới".
Ủy ban di sản thế giới ngoài việc ra quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào
danh sách di sản thế giới, thì cịn có thể quyết định gửi lại cho Quốc gia thành viên để bổ
sung thơng tin có thể được trình lại để xem xét tại phiên họp tiếp theo của Ủy ban để
được xem xét, quyết định hoãn xét một hồ sơ đề cử để đợi có thêm những đánh giá hoặc
nghiên cứu chuyên sâu hơn, hoặc đợi Quốc gia thành viên chỉnh sửa lại hồ sơ một cách
đáng kể.
Ngoài ra, cịn có thể lâp danh sách di sản thế giới đang lâm nguy nếu tình thế địi hỏi và
nếu trường hợp từ chối tài sản vào danh sách di sản thế giới thì UBDSTG phải tham vấn
quốc gia tham gia có tài sản đó tọa lạc trên lãnh thổ của mình.


CSPL: Khoản 1, 2, 4, 6 Điều 11 Công ước Heritage.
II. BÀI TẬP.
Bài tập 1: Tháng 7/2016, một dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm vải có cơng suất dệt
nhuộm 40 triệu m2/năm, đầu tư tại tỉnh A và B. Dự án dự định khai thác nước ngầm có
quy mô 1.500m3 /ngày đêm đồng thời xả nước thải với khối lượng 1.200m3 /ngày đêm.
1. Anh, chị hãy cho biết nghĩa vụ pháp lý cơ bản nhất về bảo vệ môi trường của chủ
dự án?
- Đầu tiên phải thực hiện đánh giá tác động mơi trường ĐTM vì trường hợp này thuộc

điểm c khoản 1 Điều 18 LBVMT 2014 dự án có nguy cơ tác động xấu đến mơi trường và
thuộc danh mục quy định là dự án đầu tư cơ sở nhuộm thuộc PL II Nghị định 40/2019
phải lập báo cáo ĐTM => Đây là đối tượng bắt buộc phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường.
- Thuế bảo vệ môi trường: Loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng
gây tác động xấu đến môi trường (Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế BVMT 2010). => Chi phí
cho hành vi gây tác động xấu tới môi trường.
- Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá
nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 3 Luật Thuế tài
nguyên 2014). => Chi phí cho hành vi khai thác nước ngầm.
- Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải: Khoản 1 Điều 148 Luật BVMT 2014 đã quy
định: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với
mơi trường phải nộp phí bảo vệ mơi trường”. Theo quy định của Luật phí và lệ phí năm
2015 thì Phí BVMT đối với nước thải là một loại phí BVMT. => Chi phí cho hành vi xả
nước thải vào môi trường.
Theo Khoản 5 Điều 2 NĐ 40/2019 thì Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực
hiện ký quỹ hàng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá => Dự án khai thác
nước ngầm phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Theo Khoản 20 Điều 3 NĐ 40/2019 sửa đổi Điều 35 NĐ 38/2015 và Khoản 27 Điều 3 thì
dự án có khối lượng nước thải từ 20m3/ngày trở lên là đối tượng phải quan trắc nước thải
định kỳ nên phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu
tư nên trên? Vì sao?


Việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư trên thuộc thẩm quyền của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự án đầu tư cơ sở nhuộm thuộc PL II Nghị định 40/2019
phải lập báo cáo ĐTM.
Vì dự án được triển khai trên hai địa bàn tỉnh A và B thuộc trường hợp được quy định tại
mục 12 phụ lục 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP và không thuộc các dự án bí mật quốc

phịng, an ninh nên theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 NĐ
18/2015 thì thuộc thẩm quyền Bộ Tài nguyên và môi trường.
Bài tập 2: Doanh nghiệp A triển khai thực hiện dự án khai thác khống sản rắn có khối
lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) từ 50.000 m3 nguyên khai/năm trở lên tại
địa bàn thuộc ranh giới quản lý của tỉnh X và Y. Hỏi:
1. Doanh nghiệp A sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản nào về mơi trường?
Dự án khai thác khống sản rắn có thể hiểu là dự án khai thác khống sản (bao gồm cả dự
án khai thác có cơng đoạn làm giàu khoáng sản);
Dự án khai thác cát, sỏi và khống sản khác trên sơng, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng
cửa sông, ven biển và các dự án khác thuộc đối tượng phải đánh giá tác động tới lịng, bờ,
bãi sơng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước….
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ mơi trường 2014, dự án khai thác khống sản
rắn có thể gây ơ nhiễm mơi trường tức đã tạo tác động xấu đến môi trường và theo quy
định tại Phụ Lục II.3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, đây là loại hình sản xuất cơng nghiệp có
nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường và là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động mơi
trường. Vì vậy dự án này phải thực hiện ĐTM.
Theo khoản 1 Điều 38 LBVMT 2014 thì việc khai thác khống sản phải có biện pháp
phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và
phục hồi môi trường như sau:
 Thu gom và xử lý nước thải theo quy định của pháp luật;
 Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
 Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động
xấu khác đến mơi trường xung quanh;
 Phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi mơi trường cho tồn bộ q trình thăm dị, khai
thác, chế biến khống sản và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình
thăm dị, khai thác và chế biến khống sản;
 Khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản rắn, doanh nghiệp phải thực hiện
các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và các nghĩa vụ của chủ thể khai thác
khoáng sản quy định tại khoản 2 điều 55 Luật Khống sản năm 2010.
Về nghĩa vụ về tài chính:

+ Thuế tài nguyên (Luật Thuế tài nguyên);


+ Thuế bảo vệ môi trường (Luật thuế bảo vệ mơi trường);
+ Phí bảo vệ mơi trường (Điều 148 Luật BVMT);
+ Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng;
+Tiền cấp quyền khai thác khống sản
+Lệ phí cấp giấy phép khai thác khống sản
+ Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên
+ Các nghĩa vụ khác liên quan đến việc khai thác khoáng sản được quy định
trong Luật khoáng sản 2010...
2. Trong những nghĩa vụ trên, nghĩa vụ nào được xem là tiền phải trả theo nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Tại sao?
- Nghĩa vụ được xem là nộp tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là:
Thuế tài nguyên: Chi phí cho hành vi khai thác, sử dụng tài ngun thiên nhiên.
Thuế bảo vệ mơi trường: Chi phí cho hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường.
Phí bảo vệ mơi trường: Chi phí cho hành vi xả thải vào mơi trường.
Tiền cấp quyền khai thác khống sản: Chi phí cho hành vi khai thác khống sản.
Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng.
Chi phí phục hồi mơi trường trong khai thác tài ngun.
Vì hành vi khai thác dự án trên có khả năng gây tác động xấu đến môi trường. Đây là
nghĩa vụ pháp lý, các chủ thể có quyền gây ơ nhiễm trong phạm vi pháp luật cho phép và
ngược lại, họ phải có nghĩa vụ trả tiền cho hành vi khai thác, sử dụng tài ngun, hành vi
gây ơ nhiễm cịn trong giới hạn cho phép của pháp luật (hành vi hợp pháp)và tương xứng
với tính chất và mức độ gây tác động xấu tới MT.
3. Dự án này do cơ quan nào chịu trách nhiệm ĐTM? Vì sao?
Dự án trên thuôc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ mơi
trường 2014, vì vậy theo Khoản 1 Điều 19 Luật này thì chủ thể chịu trách nhiệm ĐTM
trong trường hợp này là thuộc về chủ dự án đầu tư hoặc thuê tổ chức tư vấn
Vì có thể hiểu chủ đầu tư chính là người trực tiếp đầu tư dự án, trực tiếp thực hiện dự án,

dự án muốn hồn thành thì cần sự đầu tư của chủ đầu tư dự án, chủ dự án sẽ hiểu rõ dự án
của mình để phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.




×