Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân Hàng thuơng mại trên địa bàn tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.04 KB, 56 trang )


119
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
3.1- Đònh hướng phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh Long An

Long An là cửa ngõ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 4.492,9 km
2
, bằng 1,3% diện tích cả nước và
14,5% diện tích vùng Đồng Bằng sông Cửu Long với mạng lưới giao thông thuận lợi,
tạo cho tỉnh một vò thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
Dân số cả tỉnh: 1.364.400 người.
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2010:

- Phấn đấu đến năm 2010 GDP tăng gấp 2 lần so với năm 2002, tốc độ tăng
GDP hàng năm bình quân từ 10,5 đến 11,3%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 10 –11% và đạt 450 triệu
USD vào năm 2010.
- Nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm 90% tổng số nhà ở.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, tỉnh
Long An cần phải có nguồn vốn đầu tư trên 58.000 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD),
trong đó khả năng tự lực của tỉnh (vốn ngân sách) chỉ đáp ứng khoảng 20%.
Thực hiện được mục tiêu của chương trình xây dựng nhà ở dân cư theo quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010, tỉnh Long an cần có nguồn
vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng.
Tiếp tục khắc phục những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy cao độ nội lực kết hợp với tranh thủ


nguồn ngoại lực, đặc biệt là chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ,




120
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhằm nâng dần nhòp độ tăng trưởng kinh tế,
tạo bước chuyển biến về sức cạnh tranh và hiệu quả một cách vững chắc.
Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển nhân tố con người,
chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo
cải thiện đời sống của nhân dân để đi vào giai đoạn phát triển cao hơn.
3.1.2. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư phát triển của tỉnh Long An:

3.1.2.1.Về nhu cầu
: Trong 5 năm 2001-2005 hệ suất đầu tư (ICOR) dự kiến có
sự gia tăng do phải tiếp tục đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng không trực tiếp tạo ra
giá trò gia tăng nên dự kiến hệ suất đầu tư khoảng 3,4. Như vậy để đảm bảo mục
tiêu phát triển 8-9%/năm cần huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 33,7% GDP, tức là
khoảng 15.300 tỷ đồng.
3.1.2.2. Về khả năng nguồn vốn:

- Đầu tư ngân sách nhà nước là 2.500 tỷ đồng.
- Đầu tư tín dụng là 2.850 tỷ đồng.
- Khu vực tư nhân đầu tư khoảng 4.750 tỷ đồng.
- Đầu tư nước ngoài 5.200 tỷ đồng.
3.1.2.3. Dự kiến phân bổ nguồn vốn.

- Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn 4.088 tỷ đồng.
- Đầu tư vào lónh vực công nghiệp, XD 4.955 tỷ đồng.
- Đầu tư khu vực dòch vụ 6.257 tỷ đồng.

Với điều kiện tự nhiên sinh thái của tỉnh Long An rất thuận lợi cho nền nông -
công nghiệp phát triển toàn diện, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong
phú:
- Diện tích đất nông nghiệp là 319.000 ha. Sản lượng lương thực năm 2000
trên 1,57 triệu tấn.




121
- Diện tích nuôi trồng thủy sản là 3.100 ha, hàng năm đem lại hơn 8.000 tấn
tôm, cá có giá trò xuất khẩu cao. Sản lượng đánh bắt hàng năm trên 13.000 tấn. Tốc
độ tăng GDP ngành nông lâm nghiệp và thủy sản bình quân 8,7%.
Giá trò tổng sản phẩm (GDP) năm 2002 là 7.578tỷ đồng. GDP bình quân đầu
người đạt 5.556 ngàn đồng/năm (khoảng 395USD).
Với những lợi thế trên, tỉnh Long An có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước cũng như trao đổi, mua bán với các nước trong khu vực thông
qua cửa khẩu Mộc hoá và hệ thống cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh.
Song bên cạnh đó đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về tình
trạng nhà ở theo thống kê năm 2002 toàn tỉnh có 293.145 căn nhà. Trong đó: nhà
kiên cố 9.155 căn chiếm tỷ trọng 3,1%; nhà bán kiên cố 102.110 căn chiếm tỷ trọng
34,8%; còn lại là nhà tạm bợ là 181.880 căn chiếm tỷ trọng 62,1%.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, đònh hướng phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy những lợi thế về sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, từng bước phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài để tạo cơ sở vững
chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Về lâu dài, quá trình phát triển kinh tế theo hướng tập trung đầu tư đồng bộ cơ
sở hạ tầng: đường bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, bệnh viện, trường học, xây
dựng các cụm, tuyến dân cư, nhà ở dân cư... đẩy mạnh công tác khuyến nông,

khuyến ngư, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện dân sinh.
Xây dựng hệ thống kinh tế mở, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhanh
chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy các ưu thế về sản xuất nông
nghiệp; bằng mọi biện pháp phát triển nhanh công nghiệp, dòch vụ; thực hiện tiết
kiệm để tăng mức tích lũy cho đầu tư; phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng thò
trường xuất khẩu.




122
Xây dựng hệ thống đô thò với chức năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng nông
thôn phát triển; đầu tư tập trung có trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ
môi trường sinh thái. Chú ý từng bước cải thiện nhà ở và đời sống nhân dân.
Từng bước cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện quy hoạch
các cụm, khu công nghiệp, xây dựng các dự án gọi vốn để thu hút vốn đầu tư trong
nước và nước ngoài.
3.1.3. Khả năng huy động vốn và đầu tư tín dụng của NHTM trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An:
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, tỉnh
Long An cần phải có nguồn vốn đầu tư trên 58.000 tỷ đồng, trong đó khả năng tự lực
của tỉnh chỉ vào khoảng 20%.
Dự báo tổng vốn huy động trong giai đoạn 2001-2005 là 14.000 tỷ đồng, tổng
dư nợ cho vay hàng năm là 12.780 tỷ đồng. Nâng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn
từ 25% năm 2000 lên trên 38-40% năm 2005. Tốc độ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế
bình quân tăng từ 20-25%/năm.
Để khai thác được nguồn vốn huy động tại đòa phương các NHTM tỉnh Long
An cần phải mở rộng mạng lưới để thuận tiện cho nhân dân gửi tiền và vay vốn.
Tích cực huy động các nguồn vốn nhất là huy động vốn tại chổ, nâng cao chất lượng
dòch vụ tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển của các đối tượng.

Cho vay vốn gắn với việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp, phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, thúc đẩy
liên kết các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các loại hình doanh
nghiệp, cho vay tiêu thụ hàng hóa nông lâm thủy sản và mua vật tư. Đặc biệt tăng
cường tín dụng trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở vật chất cho đòa
phương. Đồng thời NHTM tiếp tục phục vụ để thực hiện tốt chương trình phát triển
kinh tế-xã hội của Tỉnh đến năm 2010.




123

( Nguồn:+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh Long An từ năm
2000-2010
+ Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2002 )

3.2- Giải pháp ở tầm vó mô về các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của NHTM :
3.2.1. Giải pháp kiến nghò đối với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ, Ngành có liên
quan:
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn đònh,
đồng bộ, hiệu quả minh bạch và đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để tạo
nên một thò trường là sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi thể nhân và pháp nhân thuộc
bất kỳ thành phần kinh tế nào.
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Ngân hàng bao gồm Luật Ngân hàng Nhà
nước, Luật Các Tổ chức tín dụng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội
của đất nước ta và thông lệ quốc tế. Cần tạo một hành lang pháp lý bình đẳng để tạo
sự canh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hiệu quả của hệ
thống Ngân hàng.

-Mỗi chủ trương chính sách tài chính - tiền tệ, khi đã chuẩn hóa trong các Bộ
Luật, cần được thực hiện nghiêm túc theo Luật. Trường hợp cần phải có bước đi quá
độ, chưa thể chuẩn hóa ngay theo Luật thì đòi hỏi cần có văn bản chỉ đạo cụ thể của
Thủ Tướng Chính phủ cho nguyên tắc xữ lý.
-Về phía Chính phủ cần xây dựng một lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ
quốc tế, trên cơ sở đó các Bộ, ngành sẽ phối hợp xây dựng một chiến lược cụ thể để
thực thi lộ trình đó.




124
-Xây dựng chính sách tài chính - tiền tệ vó mô ổn đònh và hợp lý để phát huy
những lợi thế so sánh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
-Thực hiện các bước đàm phán cần thiết để tranh thủ các ưu đãi trong việc
tham gia các Hiệp đònh quốc tế đặc biệt có lợi cho các quan hệ tài chính tiền tệ của
Việt Nam.
-Hỗ trợ tài chính cho hệ thống NHTM xử lý nợ xấu, mạnh dạn đóng cửa các
DNNN làm ăn yếu kém, các công ty tài chính làm ăn thua lỗ không thể khắc phục.
3.2.2. Giải pháp kiến nghò đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :

- Kiến nghò NHNN Việt Nam tiếp tục trình Quốc Hội bổ sung sữa đổi Luật
NHNN và Luật các TCTD đối với những điều khoản còn chưa phù hợp khi áp dụng
trong thực tế. Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà
nước đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc Hội khóa XI, ngày
17/06/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng đã
được thông qua tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XI, ngày 11/05/2004 nhưng về
cơ bản vẫn còn nhiều điều bất cập.
-Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển hệ thống
Ngân hàng Việt Nam; cải cách tổ chức và hoạt động của NHNN phù hợp với cải

cách hành chính, trong đó cải cách hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng theo tiêu
chuẩn quốc tế .
-Xây dựng một Ngân hàng nhà nước Việt Nam đủ mạnh, có khả năng hoạch
đònh và điều chính sách tiền tệ , đủ sức điều tiết thò trường tiền tệ và thò trường hối
đoái, giữ vững ổn đònh tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức cho phép, ổn đònh
tỷ giá hối đoái với mức khuyến khích xuất khẩu, đồng thời khẩn trương hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả hoạt động của thò trường tiền tệ để đi vào hoạt động mạnh mẽ,




125
sôi động hơn. Đặc biệt chú trọng thò trường liên ngân hàng, thò trường mở; xây dựng
và hoàn thiện thò trường vốn .
-Ngân hàng Nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan liên quan
nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay của Ngân hàng thương mại về: Các tỷ lệ
đảm bảo an toàn, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay cũng như qui đònh về đăng ký
giao dòch, bảo đảm niêm yết, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên thò
trường chứng khoán.
-Thúc đẩy chương trình cơ cấu lại các NHTM nhằm tạo ra các ngân hàng có
qui mô lớn, hoạt động an toàn hiệu quả có đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Khi cơ cấu lại tổ chức, cần tách hoàn toàn các hoạt động cho vay theo chính sách
của nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh của các NHTM để các NHTM chủ động
thực hiện tổ chức kinh doanh. Đối với cơ cấu lại tài chính, NHNN cần tạo điều kiện
cho các NHTM thực hiện tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng.
-Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát: kiện toàn hệ thống thanh tra của
NHNN, có cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất, đưa ra các tiêu chí thanh tra giám
sát đúng vai trò của NHNN, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống Ngân hàng.
-Hoàn thiện mạng lưới thông tin, đặc biệt là chương trình thông tin về hội
nhập trên mạng internet để cập nhật thông tin về tài chính, tiền tệ thế giới và đặc

biệt là cần có kế hoạch đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng.
-Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách ( chính sách tín dụng, công cụ điều
hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, kế toán thanh toán) cho phù hợp với yêu
cầu của ngành Ngân hàng trong tiến trình hội nhập.
-Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng Nhà
nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vó mô của Ngân hàng Nhà nước,




126
nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản
lý, giám sát hoạt động của các NHTM .
3.2.3. Các giải pháp kiến nghò nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý
đối với Ngân
hàng thương mại Việt Nam:
-Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động NHTM: Hiện nay, trong
hoạt động tín dụng của NHTM, việc vận dụng các văn bản pháp luật của nhà nước,
của ngành
(1) phụ lục
còn nhiều khó khăn. Kiến nghò: Các văn bản pháp luật, cơ chế
chính sách phải được xây dựng theo hướng ngày càng thông thoáng, đáp ứng dược
yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển hệ thống Ngân hàng và từng bước phù hợp với
các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
-Tái cơ cấu hệ thống cho phù hợp với tiến trình hội nhập: Để thực hiện đúng nội
dung và lộ trình đề án cơ cấu lại hệ thống các NHTM giai đoạn 2001-2010 đã được
Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt; Kiến nghò Chính phủ, các ngành, các cấp có liên
quan tái cơ cấu hệ thống NHTM để NHTM Việt Nam trở thành NHTM tiên tiến
trong khu vực và có uy tín trên thò trường quốc tế. Trong quá trình tái cơ cấu, tiếp
tục để NHTM nhà nước giữ vò trí chủ đạo, trọng tâm trong hệ thống NHTM.

- Hoàn thiện cơ chế lãi suất của NHTM: Lãi suất là một công cụ quan trọng
trong điều hành kinh tế vó mô. Lãi suất tác động đến quan hệ cung cầu vốn, phân bổ
các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, tác động đến các khối tiền tệ trong lưu
thông, từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế.
Từ thực tiễn trong việc hoạch đònh và điều hành chính sách tiền tệ thì sự vận
động, thay đổi cơ chế điều hành lãi suất có tác động nhanh và mạnh đến thò trường
tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế lãi suất của hệ thống NHTM để tạo
ra các hiệu ứng rõ rệt đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tác động đối với
nền kinh tế tích cực hơn. Kiến nghò: Khi xây dựng lộ trình hoàn thiện cơ chế lãi suất
tín dụng của NHTM cần:




127
+ Bãi bỏ quy đònh khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của pháp nhân
tại các NHTM, tự do hoá hoàn toàn lãi suất tiền gửi ngoại tệ.
+ Tách hoàn toàn hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động cho vay
thông thường của các NHTM, nhằm thực hiện việc xóa bỏ các hình thức cho vay ưu
đãi trong hệ thống NHTM vì đây là khâu tất yếu trong quá trình tự do hóa lãi suất.
- Hoàn thiện cơ chế điều hành kinh doanh: NHTM cần lónh hội đầy đủ những
yêu cầu cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh về: tín dụng, thanh toán dòch
vụ, đầu tư….để tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đổi mới và thực hiện
nghiêm túc các cơ chế điều hành kinh doanh trong hệ thống NHTM.
- Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực điều hành kinh doanh: Tiếp
tục đổi mới công tác tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, điều hành kinh doanh để nâng
cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của từng NHTM.
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM, thực hiện dân
chủ, kòp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo , thực hành tiết kiệm chống lãng
phí, tiêu cực, tham nhũng …. Kinh nghiệm từ các vụ án như EPCO, Minh Phụng,

Tamexco đã cho chúng ta những bài học đắt giá về hiện tượng cấu kết, tham nhũng,
xem thường pháp luật trong hoạt động NHTM -> cần phải có cơ chế hiệu lực hơn
trong kiểm tra kiểm soát để loại trừ mọi hành vi sai trái trong hoạt động các NHTM.
3.3. Các giải pháp kiến nghò về quản lý nhà nước của các ngành, các cấp
đối với các NHTM trên đòa bàn tỉnh Long An:
3.3.1. Kiến nghò Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long An
:
-Có giải pháp chỉ đạo kiên quyết và tập trung xử lý nợ quá hạn và xử lý dứt
điểm các khoản nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng.
-Cần kiên quyết sắp xếp lại các DNNN trên đòa bàn, chỉ để tồn tại những
Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, những Doanh nghiệp thực sự cần thiết cho
dân sinh, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng nâng cao hiệu quả. Trong quá trình sắp




128
xếp các DNNN, cần có biện pháp đồng bộ để xử lý các khoản nợ Ngân hàng đối
với các DNNN được sắp xếp hoặc giải thể.
-Qui hoạch và xây dựng chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh, bảo đảm
tính ổn đònh và tập trung, chọn lọc những chương trình dự án có tính khả thi và hiệu
quả cao để các NHTM đầu tư tín dụng đúng mục tiêu.
3.3.2. Kiến nghò y Ban nhân dân xã, phường… các ngành, các cấp có liên
quan: hổ trợ các NHTM trên đòa bàn trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục vay vốn
cũng như công tác thu hồi nợ, xử lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
NHTM chi nhánh Tỉnh Long An:
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp ở đòa phương có liên
quan như Ủy Ban nhân các cấp, cơ quan công chứng….để hoàn thành các thủ tục, hồ
sơ thế chấp , cầm cố theo đúng qui đònh pháp luật.
+ Tăng cường sự phối hợp với Toà án, Tổ chức thi hành án …….. đối với những

món nợ đã có quyết đònh của toà án đến lúc phải phát mãi tài sản thế chấp…
3.3.3.Kiến nghò đối với NHNN Tỉnh Long An
:
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM hoạt động trên đòa bàn Tỉnh Long
An luôn tuân theo Luật NHNN, Luật Các TCTD và các qui đònh pháp luật hiện
hành. Tuy nhiên, các NHTM chi nhánh Tỉnh Long An cần thiết phải có sự giám
sát, quản lý của NHNN về : tổ chức nhân sự, nghiệp vụ chuyên môn…. Xuất phát
từ thực tế đòa phương, luận án đưa ra một số kiến nghò đối với NHNN Tỉnh Long
An như:
3.3.3.1. Kiện toàn bộ máy NHNN đủ mạnh để quản lý các NHTM trên đòa bàn:

Để cán bộ lãnh đạo điều hành của chi nhánh NHNN đủ trình độ, năng lực
quản lý các NHTM trên đòa bàn khi sắp xếp lại bộ máy tổ chức cần phải chú trọng
đến trình độ năng lực của cán bộ các cấp quản lý điều hành. Trong quá trình thực
hiện cần làm tốt một số nội dung sau:




129
- Giải quyết chính sách chế độ hợp lý cho một số cán bộ quản lý điều hành
không đủ trình độ năng lực.
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, các phòng, ban của chi nhánh NHNN phải thực
sự là những người giỏi về nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp để nâng cao vai trò
quản lý của chi nhánh NHNN đối với các NHTM trên đòa bàn.
-Cần đào tạo và đào tạo lại một số cán bộ chi nhánh NHNN chưa đáp ứng yêu
cầu về trình độ để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và khả năng quản lý nhà nước
đối với các NHTM trong điều kiện hiện nay.
3.3.3.2. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các NHTM góp phần bảo đảm
an toàn hoạt động tín dụng:

Để hoạt động các NHTM lành mạnh, ổn đònh và có hiệu quả, bảo vệ quyền
lợi người gửi tiền, tránh cho nền kinh tế khỏi những chấn động và khủng hoảng do
hệ thống tiền tệ và ngân hàng gây ra, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Thanh tra NHNN Tỉnh Long An cần tiến hành thanh tra hoạt động các NHTM
cả bề rộng lẫn bề sâu, phù hợp với đặc thù của đòa phương.
Thanh tra cần thực hiện theo các phương pháp tiên tiến, bao gồm giám sát từ
xa và thanh tra tại chỗ. Thanh tra NHNN Tỉnh phải theo dõi sát tình hình hoạt động
của các NHTM phân tích thông tin, xếp loại và ngăn chặn, xử lý kòp thời các diễn
biến phức tạp.
Một số giải pháp kiến nghò nhằm tăng cường công tác thanh tra chi nhánh
NHNN Tỉnh Long An đối với các NHTM trên đòa bàn:
- Cơ cấu lại hệ thống thanh tra Ngân hàng theo hướng nâng cao vò thế, chức
năng và một vò trí mô hình tổ chức mới tương đối độc lập hơn, tập trung thống nhất
chòu sự chỉ đạo điều hành từ Thanh tra NHNN Việt Nam, phân đònh rỏ hơn về quyền




130
hạn và trách nhiệm của Thanh tra NHNN, đặc biệt là đối với Thanh tra chi nhánh
NHNN Tỉnh, Thành phố.
- Cần thực hiện đào tạo, tái đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ thanh tra viên, phải giỏi về nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, kỹ năng phân
tích theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để sớm đưa ra những cảnh báo về hoạt
động của các NHTM trên đòa bàn, đặc biệt là ưu tiên trang thiết bò ứng dụng công
nghệ tin học cho giám sát từ xa và thanh tra tại chổ. Mặt khác cũng cần có chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra ngân hàng giỏi, có tâm huyết cống hiến lâu
dài cho sự nghiệp của ngành.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh

kiểm tra hàng năm và theo đònh kỳ hoặc đột xuất, bám sát thực tiễn hoạt động của
các NHTM để lựa chọn những nội dung thanh tra trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp
việc thu thập thông tin qua kênh giám sát từ xa và báo cáo kiểm tra, kiểm toán nội
bộ tại các NHTM để sớm phát hiện và ngăn chặn kòp thời các sai phạm có thể xảy
ra.
- Chấp hành nghiêm túc qui trình nguyên tắc thanh tra, kiểm tra, đồng thời
vận dụng linh hoạt các văn bản có liên quan của nhà nước và của NHNN, đi đôi với
nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt là chất lượng của các cuộc
thanh tra tại chổ. Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, nhất là đối với
những tập thể và cá nhân gây thiệt hại cho NHTM. Trường hợp nghiêm trọng, có
dấu hiệu cấu thành tội phạm phải kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để
truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui đònh của pháp luật ; Tăng cường kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chấn chỉnh , sữa chữa các sai phạm theo kiến nghò. Xử lý
sau thanh tra phải kết hợp với các biện pháp khắc phục có hiệu quả và xử lý nghiêm
đối với các trường hợp tái phạm.




131
- Xử lý chính xác, kòp thời đúng qui đònh của pháp luật đối với các đơn thư
khiếu nại, chấm dứt hiện tượng để dân khiếu kiện kéo dài và vượt cấp. Nâng cao
trách nhiệm trong công tác tiếp dân tại chi nhánh NHNN và NHTM; và bố trí cán bộ
có trình độ nghiệp vụ , hiểu biết pháp luật, để giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của
công dân.
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, trao dồi đạo đức, bản lónh chính trò
cho cán bộ, thanh tra viên; Xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên có đạo đức,
phẩm chất đi đôi với tăng cường đổi mới công tác đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao. Thường xuyên kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả của từng cán
bộ, thanh tra viên trong thanh tra chi nhánh. Xử lý nghiêm những cán bộ thanh tra

gây phiền hà, sách nhiễu đối với đối tượng thanh tra để vụ lợi cá nhân ; Trường hợp
nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật. Phát động phong trào thi đua trong toàn
chi nhánh nói chung và thanh tra chi nhánh nói riêng nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động thanh tra.
-> Để đảm bảo cho hoạt động của các NHTM phát triển ổn đònh và vững chắc,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển , NHNN Chi nhánh Tỉnh Long An với chức
năng quản lý nhà nước tại đòa phương về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng ….., cần
thường xuyên giám sát sự hoạt động của các NHTM trên đòa bàn Tỉnh. Trong đó
thanh tra Chi nhánh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các phương
thức giám sát từ xa và thanh tra tại chổ đối với các NHTM. Trong điều kiện nền
kinh tế thò trường ở nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế thì
công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN nói chung và của chi nhánh nói riêng càng
phải được tăng cường hơn nữa về hiệu lực và hiệu quả của nó.
3.3.3.3. Thu hút tối đa luồng ngoại tệ trôi nổi:





132
- Trước mắt, chi nhánh NHNN cho phép các NHTM thành lập một số bàn thu
đổi ngoại tệ ở những Huyện có cửa khẩu giáp biên giới Campuchia và có điều kiện
kinh tế phát triển nhằm thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi vào ngân hàng.
- NHNN phối hợp với các ngành chức năng ngăn chặn việc mua bán ngoại tệ
trái phép của các tổ chức, cá nhân trên đòa bàn tỉnh.
- Ưu tiên về ngoại tệ cho nhập khẩu những mặt hàng chiến lược phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp như: phân bón, máy móc thiết bò...
- Khuyến khích các NHTM mở rộng dòch vụ thanh toán bằng ngoại tệ nhằm
đáp ứng nhu cầu về thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và phục vụ cho việc xuất nhập khẩu của đòa phương.

3.3.3.4. Nâng cao vai trò, chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng(CIC)
đảm bảo an toàn tín dụng:
- NHNN chi nhánh Tỉnh Long An cần tiếp tục hoàn thiện qui chế hoạt động
của trung tâm thông tin tín dụng. Hoạt động của tổ chức này cần phải phù hợp với
thực tế và có hiệu quả tích cực ở các mặt như: tổ chức thu thập thông tin; phân tích
đánh giá xếp loại doanh nghiệp và lưu trữ thông tin; cung cấp chính xác và kòp thời
thông tin khi các NHTM có nhu cầu.
- Trung tâm thông tin tín dụng Chi nhánh NHNN tỉnh Long An tuy ra đời
nhưng thực tế hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ những thông tin
cần thiết để giúp các NHTM tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao hiệu
quả hoạt động Trung tâm thông tin tín dụng và trở thành chổ dựa tin cậy của các
NHTM , NHNN cần phải thực hiện :
+ Yêu cầu các NHTM phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kòp thời và chính
xác các thông tin có liên quan đến khách hàng của mình về Trung tâm thông tin tín
dụng.
+ Đối với Trung tâm thông tin tín dụng:




133
. Phải bảo mật tuyệt đối mọi thông tin tiếp nhận từ các NHTM, phải đảm bảo
việc thu thập thông tin và cung cấp thông tin được thông suốt trong phạm vi cả nước.
. Đáp ứng việc cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính trong và ngoài
nước thật đầy đủ và kòp thời.
. Thông tin tín dụng sẽ giúp các NHTM nắm được về tình hình tài chính của
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên đòa bàn -> NHTM sẽ phát hiện kòp thời tình
trạng tài sản thế chấp, cầm cố, góp phần ngăn chặn hiện tượng các doanh nghiệp lừa
đảo, vay vốn chồng chéo nhiều nơi.
3.4. Các giải pháp kiến nghò trực tiếp để nâng cao hiệu quả kinh doanh

các chi nhánh NHTM trên đòa bàn Tỉnh Long An :
3.4.1. Các chi nhánh NHTM Tỉnh Long An phải đào tạo nguồn nhân lực đủ
mạnh để điều hành hoạt động kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh nhạy cảm gặp nhiều rủi
ro nhất trong các hoạt động, chính vì thế đòi hỏi các NHTM chi nhánh Tỉnh Long An
phải có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ …thực sự giỏi về chuyên môn, có
trình độ năng lực để điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ trên đòa bàn, đồng thời
hướng tới việc hiện đại hóa hệ thống NHTM và tiến trình hội nhập với hệ thống tài
chính - tiền tệ quốc tế.
Vì vậy, vấn đề đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ NHTM để cán bộ viên
chức NHTM luôn nắm bắt được kiến thức về chuyên môn, công nghệ thông tin hiện
đại, đáp ứng yêu cầu cán bộ ngân hàng trong nền kinh tế thò trường là một vấn đề
cấp bách nhất hiện nay.
Trong thời gian qua vấn đề trình độ, năng lực của cán bộ NHTM trên đòa bàn
tỉnh Long An chỉ đáp ứng về số lượng nhưng một số cán bộ chưa đáp ứng được chất
lượng, tính chuyên môn hóa chưa cao, một số cán bộ lớn tuổi được đào tạo lại chỉ
mang tâm lý trả nợ bằng cấp, chưa mang lại hiệu quả cao.




134
Các NHTM cần tuyển dụng những cán bộ trẻ đã được đào tạo chính quy đúng
với chuyên ngành có những ưu thế: tuổi trẻ năng động và sáng tạo dễ tiếp thu những
cái mới, không tốn chi phí đào tạo của nhà nước.
Công tác đào tạo cán bộ các chi nhánh NHTM Tỉnh phải trên cơ sở quy
hoạch sử dụng cán bộ trước mắt lẫn lâu dài, đào tạo phải đúng yêu cầu đặt ra, đúng
đối tượng, thiết thực và có hiệu quả .
Trên cơ sở đó, các NHTM cần có biện pháp sắp xếp lại đội ngũ; đưa ra khỏi
bộ máy lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ những đối tượng cố tình vi phạm thể lệ, chế

độ, năng lực yếu kém, sa sút phẩm chất, đạo đức và lối sống bò tha hóa. Có kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng những cán bộ tuy năng lực yếu; nhưng có đạo đức phẩm
chất chính trò tốt; có ý chí phấn đấu, có triển vọng vươn lên đáp ứng được nhiệm vụ.
Đồng thời qua công tác thực tiển, lựa chọn đội ngũ kế cận có hướng cho đi đào tạo
từ khi họ còn trẻ tuổi để qui hoạch phục vụ lâu dài sau này. Cụ thể:
Thứ nhất - Chú trọng đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ ngân hàng một cách
thường xuyên, với nhiều hình thức linh hoạt để cập nhật những kiến thức mới.
Thứ hai- Khuyến khích đội ngũ cán bộ ngân hàng tự học tập, tự nghiên cứu
hoặc học từ thực tiễn để không ngừng hoàn thiện trình độ nghiệp vụ.
Thứ ba- Đào tạo tại chức khi thực sự có nhu cầu tránh hiện tượng đào tạo tràn
lan kém hiệu quả.
-> Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết đònh sự thành
công trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Do đó việc xây dựng một tổ chức, bộ
máy Ngân hàng với đội ngũ có trình độ, trí tuệ, am hiểu nghiệp vụ, có nhân cách
tốt sẽ tạo sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho các NHTM chi nhánh Long An
.
Đứng trước những yêu cầu đó, các NHTM chi nhánh Tỉnh Long An cần tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, đạo




135
đức nghề nghiệp tốt để từng bước tiếp cận với khoa học và công nghệ mới, có khả
năng quản lý , điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng an toàn và đạt hiệu quả
cao.
3.4.2. Hoàn thiện qui trình vận hành,quản lý và kinh doanh ngân hàng:
Có thể nói rằng, qui trình vận hành quản lý và kinh doanh là khâu yếu nhất
hiện nay của các NHTM chi nhánh Long An. Hàng loạt vấn đề qui trình vận hành,
quản lý kinh doanh cần phải hoàn thiện, đổi mới khi chuyển đổi hệ thống Ngân hàng

Long An sang kinh tế thò trường như :
- Qui trình thành lập, giải thể, phát mại tài sản khi các tổ chức này bò phá sản,
không đủ điều kiện để tồn tại hoạt động.
- Qui trình thanh toán cả trong và ngoài hệ thống ngân hàng cho từng công cụ
thanh toán cụ thể như : séc, tiền mặt, card điện tử, các chứng từ dùng trong ngân
hàng và thanh toán qua ngân hàng, quy trình thanh toán bù trừ.
- Qui trình thực hiện hạn mức tín dụng, thực hiện công cụ dự trữ tối thiểu bắt
buộc.
- Qui trình tuyển dụng, loại thải, đào tạo nhân viên ngân hàng.
3.4.3. Tăng cường trang thiết bò kỹ thuật tin học, hệ thống thu thập, xử lý

thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để đẩy mạnh hoạt động thanh
toán và dòch vụ tại các NHTM chi nhánh Long An
Trong điều kiện kinh tế thò trường, sức mạnh nằm trong tay những ai có đặc
quyền về thông tin. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả quản lý kinh doanh ngân hàng,
một điều kiện không thể thiếu là trang bò cho các NHTM một hệ thống kỹ thuật
thông tin hiện đại, bảo đảm khả năng vận hành các công nghệ mới nhất trong thu
thập, xử lý thông tin.
Cần trang bò cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ kinh doanh, quản lý
ngân hàng để phát huy vai trò yếu tố kỹ thuật và thông tin hiện đại đối với sự




136
nghiệp đổi mới quản lý, kinh doanh ngân hàng, cần phải ưu tiên đầu tư hơn nữa vào
lónh vực kỹ thuật viễn thông, kỹ thuật máy vi tính, hệ thống thanh toán điện tử, thanh
toán liên ngân hàng….. cùng một lúc cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất là, NHTM phải phục vụ tốt và nâng lên tầm hiện đại mạng lưới
thanh toán và dòch vụ khách hàng.

Thứ hai là, NHTM phải thu thập kòp thời và xử lý nhanh nhạy các thông tin thò
trường trong nước và quốc tế, làm chỗ dựa cho việc ra các quyết đònh quản lý đúng
đắn, các quyết đònh kinh doanh sát hợp.
Trước hết, cần tiếp tục trang bò hệ thống máy vi tính, kỹ thuật điện toán, khai
thác mạng thông tin viễn thông hiện có của bưu điện. Đào tạo, tuyển chọn hệ thống
nhân viên thành thạo để có thể vận hành hệ thống vi tính đạt hiệu quả.
Những năm gần đây hệ thống ngân hàng trong cả nước đã từng bước hiện đại
hóa về công nghệ ngân hàng. Nhưng phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như: Hà
Nội và Hồ Chí Minh. Riêng trên đòa bàn Tỉnh Long An, các NHTM Tỉnh chỉ mới
tiếp cận bước đầu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện đại của thời kỳ mới. Công
nghệ ngân hàng đòi hỏi thiết bò hiện đại và con người vận hành phải có trình độ cao
để điều khiển, vận hành những phương tiện đó, phải có một qui trình hợp lý của các
tác nghiệp quản lý và kinh doanh. Con người và máy móc thiết bò phải có sự phối
hợp nhòp nhàng thì mới mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, cạnh tranh và thu hút khách hàng mới, các NHTM phải chú trọng
việc nâng cao công nghệ ngân hàng về máy móc cũng như con người sữ dụng.
Thanh toán và dòch vụ của các NHTM Tỉnh Long An phải thực sự đa dạng,
phong phú, tiện lợi, hấp dẫn với những ứng dụng trong công nghệ thông tin như máy
rút tiền tự động (ATM), Home Banking, thanh tóan online….. thì mới thu hút được
nhiều khách hàng, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài




137
đặt trụ sở tại Tỉnh Long An để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các NHTM trên đòa bàn Tỉnh Long An.
* Mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt trên đòa bàn tỉnh và
trong phạm vi cả nước:
Hàng ngày, các NHTM trên đòa bàn rút tiền ra, nộp tiền vào NHNN và thực

hiện thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ qua NHNN. Để mở rộng mạng
lưới thanh toán không dùng tiền mặt trên đòa bàn, kiến nghò:
Các NHTM đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công nghệ thanh toán để các
NHTM mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt và tạo ra các tiện ích
hiện đại cho nền kinh tế. Để tạo tiền đề tốt cho người dân mở tài khoản và giao dòch
qua Ngân hàng, giảm bớt lượng thanh toán bằng tiền mặt .
Rút ngắn thời gian thanh toán cho khách hàng trong phạm vi cả nước bằng
cách tăng qui mô hoạt động công tác thanh toán chuyển tiền điện tử qua ngân hàng,
thực hiện thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ một cách nhanh nhạy, chính
xác.
3.4.4- Các NHTM Tỉnh cần mở rộng nguồn vốn, tăng nhanh vốn huy động,
đặc biệt là vốn trung, dài hạn:
• Tăng nguồn vốn tự co
ù: NHTM CP Rạch Kiến cần lập phương án tăng vốn
điều lệ hàng năm với mục tiêu: Cơ cấu vốn cổ phần của doanh nghiệp nhà nước
chiếm tỷ trọng ngày càng cao, trong đó có các NHTM quốc doanh và các doanh
nghiệp đóng trên đòa bàn Tỉnh.
• Tăng vốn huy động:
Các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần cạnh tranh lành
mạnh trong huy động vốn với nhiều hình thức nhằm thu hút tối đa để các
nguồn vốn nhàn rổi trong nước từ tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư,
tạo ra bước chuyển biến mới trong công tác huy động vốn của hệ thống NHTM




138
chi nhánh Long An, trong đó đặc biệt chú trọng các hình thức và biện pháp huy
động vốn trung, dài hạn.
Hiện nay, vấn đề cung ứng vốn cho nền kinh tế đang là một đòi hỏi rất lớn

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với vốn tín dụng trung
– dài hạn. Vì thế, các NHTM chi nhánh tỉnh Long An cần tăng nhanh nguồn vốn
huy động, đặc biệt là huy động vốn trung, dài hạn .
Giải pháp cho vấn đề này là:
- Tiếp tục phát triển và củng cố thò trường tiền tệ (huy động trên 12 tháng) đòi
hỏi các NHTM phải thực hiện được hình thức gửi tiền một nơi nhưng rút nhiều nơi.
- Các NHTM áp dụng lãi suất linh hoạt, hấp dẫn để thu hút khách hàng nhưng
phải phù hợp với biến động của chỉ số giá cả trong từng thời kỳ.
- Tăng tính dể chuyển đổi ra tiền mặt của các công cụ huy động vốn trung –
dài hạn đối với người gửi tiền như:
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi có khả năng mua bán lại trên thò trường, được
ngân hàng tạo thuận lợi cho việc xác nhận và làm trung gian mua bán khi thò trường
tài chính đảm nhận vòêc này.
+ Tạo điều kiện cho người có công cụ nợ được vay thế chấp với tỷ lệ cao sát
với giá trò của nó sau khi trừ đi lãi phải trả dự tính.
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích thời hạn thanh toán trên 12
tháng, sử dụng các hình thức trả lãi trước, lãi nhập gốc để khuyến khích người gửi.
+ Đảm bảo giá trò tiền gửi: NHTM phải đưa ra các hình thức như tiền gửi có
đảm bảo giá trò bằng vàng, các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu dài hạn được đảm
bảo bằng ngoại tệ như: USD, ….
Ngoài ra, các NHTM chi nhánh tỉnh Long An cần áp dụng các hình thức huy
động vốn hấp dẫn …để khuyến khích được khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng vì
tiền của họ sẽ sinh lợi nhuận, vừa có quà tặng…. Điều này, đòi hỏi ngân hàng phải




139
kòp thời theo dõi lãi suất và tỷ lệ trượt giá trên thò trường để điều chỉnh kòp thời; đảm
bảo tăng nhanh được nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn trung dài hạn.

3.4.5. Các NHTM chi nhánh Tỉnh nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh
hoá và tăng cường năng lực hoạt động :
+ Các NHTM chi nhánh Tỉnh cần mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đầu tư
tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng mới, thực
hiện qui trình cho vay chặt chẽ, nhằm đưa vốn tín dụng vào các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả, góp phần thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt chú trọng đầu tư tín dụng trong lónh vực nông nghiệp và
nông thôn.
+ Chủ động tìm kiếm dự án tìm kiếm khách hàng, đưa cán bộ có năng lực và
phẩm chất tốt để tư vấn giúp đở khách hàng trong việc tìm phương án kinh doanh,
lập dự án có hiệu quả để mở rộng đầu tư vốn với phương châm tích cực, năng động,
nhưng phải an toàn và hiệu quả. Thực hiện tăng dư nợ một cách lành mạnh, tạo ra
hàng hoá dòch vụ , tăng trưởng kinh tế đảm bảo được khả năng thu hồi vốn để tiếp
tục cho vay .
+ Đối với tín dụng nông thôn, trước mắt các NHTM phải rà soát cải tiến về
thủ tục cho vay, mức vốn cho vay và thời hạn cho vay cho phù hợp đáp ứng được nhu
cầu cuả các đối tượng vay vốn , đồng thời nâng cao hiệu quả tín dụng, thu hồi vốn
nhanh .
+ Hoàn thiện khâu lập hồ sơ cho vay các dự án, các đơn vò làm hàng xuất
khẩu, đưa vốn đúng lúc, tận dụng thời vụ và tình hình giá cả trong nước và quốc tế.
+ Tiếp tục thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng,
thực hiện đúng quy đònh phân loại nợ, để có cơ chế xử lý thích hợp nhằm giải toả
vốn, quay vòng vốn, không để vốn nằm đọng.




140
- Thực hiện tốt quy trình phân tích chất lượng và phân loại các khoản nợ,
phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến nợ quá hạn khó đòi và

không có khả năng thu hồi. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp khắc phục và xử
lý, đồng thời trình NHNN xem xét để kiến nghò Chính Phủ cho phép xử lý các khoản
nợ quá hạn khó thu hồi do các yếu tố bất khả kháng, như khoanh nợ, giãn nợ, điều
chỉnh kỳ hạn nợ.
Các NHTM chi nhánh Tỉnh Long An cần đa dạng hoá các loại hình cho vay
như:
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và khách hàng xác đònh và thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất đònh, phương thức
cho vay này khắc phục được tình trạng phải lập lại hồ sơ vay vốn khi khách hàng có
nhu cầu vay vốn ngân hàng nhiều lần, thuận tiện cho việc kiểm tra theo dõi nợ vay
của ngân hàng đối với khách hàng, khách hàng thường chủ động hơn trong sản xuất
kinh doanh.
+Cho vay hợp vốn: Các NHTM Tỉnh nên cùng cho vay một dự án lớn hoặc
phương án vay vốn lớn của khách hàng; trong đó có một ngân hàng làm đầu mối dàn
xếp, phối hợp với các ngân hàng khác để thực hiện việc cho vay hợp vốn. Việc cho
vay này rất thuận lợi vì món vay được thẩm đònh và giám sát bởi nhiều ngân hàng,
phân tán được rủi ro.
* GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC NHTM TỈNH LONG AN

1/ Tình hình nợ quá hạn cao của Chi nhánh NHCT, NHĐT&PT tỉnh Long
An cần có một phương án cụ thể về xử lý nợ tồn đọng và nên xử lý theo một số giải
pháp sau:
* Đối với nợ tồn đọng có tài sản
:
Chi nhánh NHCT, NHĐT&PT tỉnh Long An nên chủ động xử lý các tài sản
đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho





141
ngân hàng) kể cả tài sản bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc
quyền đònh đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau:
-Tự bán công khai trên thò trường;
-Bán qua trung tâm giao dòch bán đấu giá;
-Bán cho công ty mua bán nợ của Nhà nước(khi được thành lập).
+ Đối với những tài sản bảo đảm nợ
chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện
không có tranh chấp, Chi nhánh NHCT và NHĐT&PT tỉnh Long An cần yêu cầu các
cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để bán
nhanh tài sản thu hồi nợ.
+ Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay ( như máy móc, trụ sở của công ty
Dệt Long An) chưa bán được, chi nhánh NHCT và NHĐT& PT tỉnh Long An
cần
thực hiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh,
góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.
+ Giá bán của các tài sản bảo đảm nợ vay
có thể cao hoặc thấp hơn giá trò
nợ tồn đọng ( gốc và lãi). Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trò nợ tồn
đọng. Phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của Chi nhánh
NHĐT &PT, NHCT và tiếp tục theo dõi để thu hồi nợ. Trường hợp bán tài sản với
giá cao hơn giá trò nợ tồn đọng thì phần chênh lệch được xử lý theo qui đònh của
pháp luật hiện hành.
* Đối với nợ tồn đọng không có tài sản làm đảm bảo
, những con nợ còn
tồn tại, đang hoạt động đề nghò NHĐT&PT, NHCT tỉnh thực hiện một số giải pháp
như:
-Bán lại nợ để thu hồi nợ theo qui chế mua bán nợ thông thường;
-Đánh giá lại khoản nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp nhà nước để xác
đònh giá trò thực còn , phần giá trò thực còn của khoản nợ được xử lý theo phương





142
thức : chuyển thành phần vốn Nhà nước cấp bổ sung cho Doanh nghiệp đồng thời
Nhà nước cấp bù vốn cho NHTM Nhà nước tương ứng với số nợ tồn đọng; hoặc xác
đònh số nợ doanh nghiệp còn phải tiếp tục trả ngân hàng, đồng thời Nhà nước cấp bù
vốn cho các NHTM Nhà nước phần chênh lệch do đánh giá lại.
-Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, được cơ cấu lại
nợ bằng hình thức như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn
để đầu tư thêm.
Tất nhiên, trong quá trình xử lý nợ tồn đọng của Chi nhánh NHCT,
NHĐT&PT Tỉnh rất cần sự chỉ đạo phối hợp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, y ban
nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ các vướng mắc , tạo điều
kiện cho các NHTM xử lý nợ tồn đọng như Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
đònh về phương án tài chính sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước , NHTM Nhà nước.
2/ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Chi nhánh tỉnh Long An
: Mặc dù đã
chiếm lónh thò phần và kinh doanh hiệu quả với chất lượng tín dụng cao, nhưng tầm
nhìn xa, để phân tán rủi ro (cho vay hộ nông dân thường xuyên bò thiên tai ...) đòi
hỏi NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Long An cần mở rộng cho vay trung dài hạn và
đầu tư mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy
mọi thành phần kinh tế tỉnh Long An đều phát triển.
3/ Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
: Chỉ mới 3 năm
hoạt động, đạt lợi nhuận kinh doanh khá cao nhưng NHPT Nhà ĐBSCL có tốc độ
tăng dư nợ tín dụng quá cao so với tốc độ tăng nguồn vốn huy động, vì thế cần áp
dụng các biện pháp Marketing trong huy động vốn như tiết kiệm có thưởng, tiết
kiệm có xổ số .........để tăng nguồn vốn huy động cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng

theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam tại Hội nghò triển khai nhiệm vụ ngân
hàng năm 2005.”.....Ngay từ đầu năm phải có các giải pháp để kiểm soát mức tăng
trưởng tín dụng đảm bảo mức tăng cả năm 2005 không quá 25% so với năm 2004”.




143
Trong quá trình tăng trưởng tín dụng phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng
cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng. Để mãi là NHTM kinh doanh an
toàn hiệu quả trên đòa bàn, thiết nghó ngay từ những năm đầu này NHPT Nhà
ĐBSCL phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục
trong cho vay, bảo lãnh nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro, đáp ứng yêu cầu kinh
doanh ngân hàng hiệu quả trong những năm tới và trong tương lai .

4/ Hệ thống NHTMCP Tỉnh Long An
:
+ NHTMCP Nông thôn Rạch Kiến cần nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là
bước khẳng đònh đầu tiên khả năng có thể vươn tới các chuẩn mực quốc tế theo yêu
cầu của Basel I- ngoài việc cho vay hộ nông dân nên mở rộng phạm vi cho vay
nhiều thành phần kinh tế như cho vay nuôi cua, tôm sú...ở Huyện Cần Đước để phân
tán rủi ro và mở rộng thò trường, nâng cao dư nợ cũng như doanh số cho vay.
+ Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Đệ Nhất ngoài việc
mở rộng đầu tư cho vay trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
vừa và nhỏ, nên tập trung thúc đẩy mảng dòch vụ khách hàng như đặt máy rút tiền tự
động ATM.....đây là một lónh vực còn bỏ ngõ trên thò trường tỉnh Long An.
* Bài học kinh nghiệm từ các NHTM Cần Thơ, Tiền Giang, chúng ta nhận
thấy các NHTM tỉnh Long An cần học tập những vấn đề như sau:
- p dụng nhiều hình thức đa dạng phong phú trong công tác huy động vốn
như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có tặng quà....để huy động mọi nguồn tiền nhàn

rỗi trong dân cư, nâng cao nguồn vốn huy động của các NHTM chi nhánh tỉnh Long
An.
- Đòa bàn tỉnh Long An có nhiều doanh nghiệp liên doanh đóng trên đòa bàn,
chúng ta cần học tập kinh nghiệm của Thành phố Cần Thơ tạo mọi điều kiện thuận



×