Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thiết kế và chế tạo mô hình máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MƠ HÌNH MÁY
GIEO HẠT SỬ DỤNG ĐẦU HÚT CHÂN
KHÔNG ĐƯA HẠT VÀO BẦU ĐẤT

Người hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Số thẻ sinh viên :
Lớp:

PGS.TS. TRẦN XUÂN TÙY
HUỲNH TRẦN HOÀNG
NGUYỄN TẤN HẢO
101130202
101130161
13CDT

Đà Nẵng, 2018


TÓM TẮT
Tên đề tài

:



Máy gieo hạt sử dụng hút chân không đưa hạt vào

Sinh viên thực hiện

:

bầu đất
NGUYỄN TẤN HẢO

MSSV
Sinh viên thực hiện

:
:

101130161
Lớp :
HUỲNH TRẦN HOÀNG

13CDT1

MSSV
Giảng viên hướng dẫn

:
:

101130202
Lớp :

TS. TRẦN XUÂN TÙY

13CDT2


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA …………………………………………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên:

Nguyễn Tấn Hảo

Lớp: 13CDT1
Họ tên sinh viên:

Khoa: Cơ khí
Ngành: Cơ điện tử
Huỳnh Trần Hoàng Số thẻ sinh viên:
101130202

Lớp: 13CDT2

Số thẻ sinh viên:


Khoa: Cơ khí

101130161

Ngành: Cơ điện tử

1. Tên đề tài đồ án: Máy gieo hạt sử dụng hút chân không đưa hạt vào bầu đất
2. Đề tài thuộc diện: ☒ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Kích thước khay đất
:
28 x 54 cm
- Số hạt mỗi lần gieo
:
8 hạt
- Khoảng cách giữa các hạt
: cùng hàng (6cm); giữa các hàng (6.5cm)
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn:
-

Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về đề tài

-

Chương 2: Thiết kế máy gieo hạt
Chương 3: Thiết kế mạch điện điều khiển
Chương 4: Vận hành và kiểm nghiệm
Chương trình điều khiển

Kết luận và hướng phát triển đề tài

5. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
- Bản vẽ 1:
Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
- Bản vẽ 2:
Bản vẽ tổng thể
- Bản vẽ 3:
Bản vẽ bóc tách chi tiết
-

Bản vẽ 4:
Bản vẽ 5:
Bản vẽ 6:
Bản vẽ 7:

Bản vẽ lắp
Bản vẽ sơ đồ khối-sơ đồ thuật toán
Bản vẽ mạch điện điều khiển
Bản vẽ mạch khí nén


6. Họ tên người hướng dẫn:
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
8. Ngày hoàn thành đồ án:

TS. Trần Xuân Tùy
……../……./201…..
……../……./201…..


Đà Nẵng, ngày

Trưởng Bộ môn ……………………..

tháng

năm 2018

Người hướng dẫn


LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền khoa học cơng nghệ đã có những bước phát
triển vượt bật. Nhiều nghiên cứu đã được áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của xã
hội trong đó có cả nơng nghiệp. Nơng nghiệp cơng nghệ cao đã có những bước tiến
lớn về mặt quy mô và cả chất lượng. Ngày càng có nhiều máy móc phục vụ cho nơng
nghiệp được đưa vào ứng dụng, như: tưới tự động, thu hoạch tự động, gieo trồng tự
động, chế biến tự động, đóng gói tự động, … thực tế đã đem lại nhiều lợi ích to lớn
cho ngành nơng nghiệp. Và đó là một xu hướng tất yếu, việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật vào sản xuất sẽ giúp nâng cáo năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó mang lại
nguồn thu nhập lớn hơn cho người làm nơng nghiệp.
Sau q trình học tập tại trường, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy
cơ trong khoa Cơ khí – Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, chúng tơi đã tích luỹ
được những kiến thức quý báu. Được sự đồng ý của nhà trường và thầy cô giáo trong
khoa, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Máy gieo hạt sử dụng hút chân không đưa
hạt vào bầu đất ” để làm đồ án tốt nghiệp cho mình.
Để hồn thành đồ án tốt nghiệp này, chúng tôi đã rất nỗ lực trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu. Việc hoàn thành tốt đồ án đó là nhờ sự nhiệt huyết tận tình
hướng dẫn của thầy Trần Xuân Tùy. Thầy đã hỗ trợ và tư vấn để chúng tơi có thể có

những ý tưởng tốt nhất cho đề tài này, đây là điều chúng tôi vô cũng biết ơn.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn đến những người bạn đã không ngại chia sẻ về
kiến thức, tài liệu làm đề tài để giúp nhóm chúng tơi hồn thành tốt được đồ án này.

i


CAM ĐOAN
Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã nỗ lực hết sức, tuy nhiên
không tránh khỏi những thiếu sót và những nội dung trình bày trong báo cáo này là sự
hiểu biết, tìm hiểu của nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy Trần Xn Tùy.
Nhóm xin cam đoan rằng: nội dung trình bày trong bản báo cáo đồ án tốt
nghiệp này không phải là bản sao chép từ bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Mọi số liệu, tính tốn, thiết kế do chúng tơi thực hiện. Các tài liệu tham khảo đều được
trích dẫn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước
nhà trường.

Đà Nẵng, ngày ..... tháng ..... năm 2018
Sinh viên thực hiện
(ký tên và ghi họ tên)

ii


MỤC LỤC

TÓM TẮT
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. i

CAM ĐOAN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ .......................................... v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... v
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 7
2. KẾT CẤU .......................................................................................................... 7
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY GIEO HẠT TỰ ĐỘNG ................................ 8
1.1. Tổng quan về tự động hóa trong nơng nghiệp .................................................... 8
1.1.1. Nơng nghiệp ................................................................................................ 8
1.1.2. Máy nơng nghiệp và q trình tự động hóa .................................................. 9
1.2. Tổng quan về máy gieo hạt .............................................................................. 13
1.2.1. Kỹ thuật gieo, ươm hạt giống trong khay................................................... 14
1.3. Một số loại máy gieo hạt hiện có trên thị trường .............................................. 16
1.4. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 17
1.5. Đề tài “Thiết kế chế tạo máy gieo hạt sử dụng hút chân không đưa hạt vào bầu
đất” 18
1.5.1. Lựa chọn phương án thiết kế ..................................................................... 18
1.5.2. Sơ đồ khối của hệ thống máy và nguyên lý làm việc cơ bản ...................... 19
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY GIEO HẠT ......................................... 21
2.1. Thiết kế - tính tốn cho cụm hút – nhả hạt........................................................ 21
2.1.1. Thiết kế cụm các đầu hút – nhả hạt ............................................................ 21
2.1.2. Tính tốn và lựa chọn xy lanh cho cơ cấu hút – nhả hạt ............................. 22
2.1.2.1. Xy lanh A kéo – thả trực tiếp hệ thống các đầu hút – nhả hạt .............. 22
2.1.2.2. Xy lanh B điều khiển gián tiếp vị trí các đầu hút – nhả hạt .................. 22
2.2. Thiết kế - tính tốn cụm đâm lỗ........................................................................ 23
2.2.1. Thiết kế các đầu đâm ................................................................................. 23
2.2.2. Tính tốn và lựa chọn xy lanh đâm lỗ ........................................................ 23
2.3. Tính tốn và lựa chọn xy lanh đẩy khay ........................................................... 24
2.4. Thiết kế khung ................................................................................................. 24

2.5. Sơ đồ mạch khí nén: ........................................................................................ 25
2.6. XY LANH KHÍ NÉN ...................................................................................... 26
2.6.1. Xy lanh khí nén là gì?................................................................................ 26
iii


2.6.2. Cấu tạo của xy lanh khí nén ....................................................................... 26
2.6.3. Phân loại xy lanh khí nén .......................................................................... 28
2.6.4. Cách lựa chọn xy lanh khí nén................................................................... 28
2.6.5. Ứng dụng của xy lanh khí nén ................................................................... 29
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ........................................... 30
3.1. Sơ đồ khối mạch điều khiển: ............................................................................ 30
3.2. ARDUINO NANO .......................................................................................... 31
3.2.1. Tổng quan về Arduino ............................................................................... 31
1. Lịch sử phát triển Arduino ............................................................................ 31
2. Phân loại Arduino ......................................................................................... 34
3. Một số ứng dụng phổ biến của Arduino ........................................................ 34
3.2.2. Giới thiệu về Arduino nano ....................................................................... 35
3.2.3. Lập trình ngơn ngữ C với Arduino Nano ................................................... 38
3.3. RELAY (RƠ LE) ............................................................................................. 39
3.3.1. Định nghĩa ............................................................................................. 39
3.3.2. Nguyên lý hoạt động: ............................................................................. 40
3.3.3. Cách chọn rơ le phù hợp: ....................................................................... 42
3.3.4. Diod bảo vệ rơ le:................................................................................... 42
3.3.5. Ứng dụng thực tế: .................................................................................. 42
3.4. VAN ĐIỆN TỬ KHÍ NÉN 5/2 (SOLENOID VALVE 5/2) .............................. 42
3.5. MODULE RELAY .......................................................................................... 44
3.6. NGUỒN TỔ ONG (24V) ................................................................................. 46
3.6.1. Định nghĩa................................................................................................. 46
3.6.2. Cấu tạo ...................................................................................................... 46

3.6.3. Ưu điểm và nhược điểm của thiết bị .......................................................... 48
3.6.4. Thông số kỹ thuật của nguồn tổ ong .......................................................... 48
3.7. VAN TIẾT LƯU KHÍ NÉN ............................................................................. 49
3.9. CẢM BIẾN VẬT CẢN HỒNG NGOẠI .......................................................... 52
3.10. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ................................................................ 55
CHƯƠNG 4 VẬN HÀNH VÀ KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ.................................. 63
4.1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ CỦA MÁY ................................................. 63
4.2. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG .............................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .................................................... 71
Đánh giá đề tài: ...................................................................................................... 71
1. Ưu điểm: ...................................................................................................... 71
2. Nhược điểm: ................................................................................................. 71
Hướng phát triển đề tài: .......................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 73

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Nền nông nghiệp hiện đại tại các nước phát triển
Hình 1.2 Một số loại máy nơng nghiệp hiện tại
Hình 1.3 Dây chuyền hệ thống gieo hạt tự động hiện đại của Nhật Bản
Hình 1.4 Đưa đất vào khay
Hình 1.5 Tạo lỗ gieo hạt
Hình 1.6 Gieo hạt vào các lỗ đã tạo trên khay
Hình 1.7 Máy gieo hạt tự động ASM
Hình 1.8 Sơ đồ khối của hệ thống
Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hình 2.1 Ảnh thiết kế mô phỏng cho cơ cấu hút – nhả hạt

Hình 2.2 Ảnh thiết kế mơ phỏng đầu đâm lỗ
Hình 2.3 Ảnh thiết kế xy lanh đẩy khay kèm theo đầu đẩy
Hình 2.4 Ảnh thiết kế 3D của khung
Hình 2.5 Ảnh thiết kế, lắp ráp khung và cụm đẩy khay
Hình 2.6 Sơ đồ hệ thống khí nén
Hình 2.7 Cấu tạo của xy lanh khí nén
Hình 2.8 Ảnh 3D mơ phỏng cấu tạo xy lanh khí nén
Hình 3.1 Sơ đồ khối mạch điều khiển
Hình 3.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển
Hình 3.3 Arduino Uno
Hình 3.4 Chip Arduino nano
Hình 3.5 Sơ đồ chân của Arduino Nano
Hình 3.6 Giao diện phần mềm Arduino IDE
Hình 3.7 Rơ le Omron
Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của rơ le
v


Hình 3.9 Các ký hiệu chân trên rơ le
Hình 3.10 Các đấu dây relay vào cảm biến
Hình 3.11 Van solenoid thực tế
Hình 3.12 Ký hiệu van 5/2
Hình 3.13 Modul 4 relay
Hình 3.14 Sơ đồ cấu tạo của nguồn tổ ong 24V
Hình 3.15 Hình ảnh thực tế của mạch nguồn tổ ong 24V
Hình 3.16 Cấu tạo của van tiết lưu
Hình 3.17 Ảnh thực tế của máy bơm chân không
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật của một số loại bơm chân khơng
Hình 3.18 Ảnh thực tế của cảm biến xác định vật cản bằng hồng ngoại
Hình 4.1 Hình ảnh thực tế của máy

Hình 4.2 Hình ảnh thực tế của máy
Hình 4.3 Hình ảnh thực tế của cơ cấu hút-nhả hạt
Hình 4.4 Hình ảnh thực tế của máng chưa hạt
Hình 4.5 Hình ảnh thực tế của cơ cấu xơm lỗ
Hình 4.6 Van điều khiển cho các xy lanh
Hình 4.7 Tủ điện cùng với các nút điều khiển
Hình 4.8 Hình ảnh thực tế của khay đựng bầu đất

vi


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

MỞ ĐẦU
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.

Vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được trong suốt 5 năm đại học, qua đó tìm hiểu,
nghiên cứu để thiết kế và chế tạo “Máy gieo hạt sử dụng hút chân không để đưa hạt
vào khay đất” và đưa vào áp dụng thực tế với hi vọng hỗ trợ người nông dân trong việc
gieo trồng đạt được năng suất cao và chất lượng tốt.
2.

KẾT CẤU


Tổng quan về đề tài




Giới thiệu về các linh kiện, thiết bị sử dụng trong hệ thống



Thiết kế “Máy gieo hạt sử dụng hút chân khơng để đưa hạt vào khay đất”



Kết quả và định hướng phát triển đề tài
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.

Để đảm bảo tìm hiểu và nghiên đề tài một cách đầy đủ và chính xác, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


Các kết quả nghiên cứu kế thừa
➢ Kế thừa cơng trình nghiên cứu của các thế hệ trước về cơ sở lý thuyết của các
phần mềm lập trình và mơ phỏng.
➢ Kế thừa các nghiên cứu có trong thực tiễn.



Định hướng nghiên cứu
➢ Nghiên cứu phần mềm lập trình và mơ phỏng trên máy tính.
➢ Tìm ra phương pháp lập trình đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả.




Kiểm chứng
➢ Chạy thử máy nhiều lần, kiểm tra lỗi và từ đó hồn thiện hệ thống.

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

7


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ MÁY GIEO HẠT TỰ ĐỘNG

Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về ngành nông nghiệp, các loại máy móc sử
dụng trong nơng nghiệp và đặc biệt chú trọng đến quy trình gieo hạt để từ đó phát triển các
đề tài về máy gieo hạt.
1.1. Tổng quan về tự động hóa trong nơng nghiệp
1.1.1. Nơng nghiệp
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản
phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp
nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho phát triển đất nước. Lý luận và thực tiễn
đã chứng minh rằng, nơng nghiệp đóng vai trị to lớn trong sự phát triển kinh tế.

Hình 1.1 Nền nơng nghiệp hiện đại tại các nước phát triển
Trên thế giới, hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản
lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để ni sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho

các ngành, các hoạt động kinh tế phát triển.
Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được mức tăng truởng nhanh
và ổn định trong một thời gian dài, cung cấp sinh kế cho gần 10 triệu hộ dân nơng thơn
và 68,2% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất
khẩu. Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở tạo tiền đề nâng cao đời sống vật

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

8


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

chất và tinh thần cho nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt
nông thôn.
Nhưng từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta đã
chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực.
Nếu so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta
chưa bằng một nửa của họ. Có sự chênh lệch lớn như vậy là bởi sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, chưa áp dụng nhiều thành tựu của khoa học
kĩ thuật vào thực tế, rất nhiều quy trình kĩ thuật trồng trọt, chăm sóc được tiến hành một
cách chủ quan và không đảm bảo được đúng yêu cầu.
Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện việc nghiên cứu và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là một việc làm rất cấp thiết hiện nay. Việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào trong nơng nghiệp góp phần tạo dựng một ngành nông
nghiệp hiện đại và năng suất hơn. Qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền
nông nghiệp sản suất, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân.
“Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất luợng thấp, đầu
tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học
công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng truởng ổn định với năng suất và sản luợng cao,
hiệu quả vả chất luợng cao. Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài
nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống
nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi truờng” (TS. Dương Hoa Xô, TS. Phạm Hữu
Nhượng)
1.1.2. Máy nông nghiệp và q trình tự động hóa
Máy nơng nghiệp
Máy nơng nghiệp là loại máy móc, thiết bị được ứng dụng tại các nông trường,
nông trại, hỗ trợ người nông dân trong việc thực hiện các công việc, hoạt động nông
nghiệp với năng suất cao, đồng thời tiết kiệm sức lao động của người nông dân một cách
đáng kể.

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

9


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân khơng đưa hạt vào bầu đất

Hình 1.2 Một số loại máy nông nghiệp hiện tại
Máy nông nghiệp mang lại rất nhiều cơng dụng hữu ích cho các hoạt động nông
nghiệp. Trước hết, máy hỗ trợ nâng cao năng suất lao động đáng kể. Thay vì sử dụng sức
người như truyền thống, việc ứng dụng máy móc có thể giúp bà con hồn thành cơng
việc tốt hơn, nhanh hơn, từ đó đẩy mạnh năng suất lao động.
Bên cạnh đó, máy nơng nghiệp cịn giúp tiết kiệm sức người và chi phí. Với cơ
chế vận hành tự động, các loại máy này sẽ thực hiện các công việc thay thế người nơng

dân, từ đó giảm đi gánh nặng những cơng việc lao động chân tay. Đặc biệt, chi phí đầu tư
máy khơng q cao và hồn tồn hợp lý so với những lợi ích mà nơng dân có thể nhận
được.
Q trình tự động hóa
Lịch sử hồn thiện của cơng cụ, phương tiện sản xuất phát triển trên cơ sở cơ giới
hóa và điện khí hóa. Khi có những đột phá mới trong lĩnh vực công nghệ vật liệu và tiếp
theo là điện tử và tin học thì cơng nghệ tự động có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đem lại
mn vàn lợi ích thiết thực cho xã hội. Tự động hóa các q trình sản xuất cho phép giảm
giá thành, nâng cao năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, trong thực tiễn khi áp dụng tự động hóa vào sản xuất đã mang lại những
hiệu quả không nhỏ về việc cải thiện điều kiện sản xuất, đáp ứng cường độ cao về sản
xuất hiện đại, thực hiện chun mơn hóa và hốn đổi sản xuất. Từ đó sẽ tăng khả năng
cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

10


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

Trong mọi thời đại, các q trình sản xuất ln được điều khiển theo các qui luật
kinh tế. Có thể nói giá thành là một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát
triển tự động hóa. Khơng một sản phẩm nào có thể cạnh tranh được nếu giá thành sản
phẩm cao hơn các sản phẩm cùng loại, có tính năng tương đương với các hãng khác.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với các hiện tượng như lạm phát, chi phí
cho vật tư, lao động, quảng cáo và bán hàng ngày càng tăng buộc công nghiệp chế tạo
phải tìm kiếm các phương pháp sản xuất tối ưu để giảm giá thành sản phẩm.
Mặt khác nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng mức độ phức tạp của

q trình gia cơng. Khối lượng các công việc đơn giản cho phép trả lương thấp sẽ giảm
nhiều. Chi phí cho đào tạo cơng nhân và đội ngũ phục vụ, giá thành thiết bị cũng tăng
theo. Đây là động lực mạnh kích thích sự phát triển của tự động hóa.
Tự động hóa các q trình sản xuất cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Các quá
trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về chất
lượng gia cơng và năng suất lao động, gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý sản
xuất. Các quá trình sản xuất tự động cho phép loại bỏ các nhược điểm trên. Đồng thời tự
động hóa đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất
là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự
khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Tự động hóa các q trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ lao động sản xuất
hiện đại. Với các loại sản phẩm có số lượng lớn (hàng tỉ cái trong một năm) như đinh,
bóng đèn điện, khóa kéo… thì khơng thể sử dụng các q trình sản xuất thủ công để đáp
ứng sản lượng yêu cầu với giá thành nhỏ nhất.
Tự động hóa các q trình sản xuất cho phép thực hiện chun mơn hóa và hốn
đổi sản xuất. Chỉ có một số ít sản phẩm phức tạp là được chế tạọ hoàn toàn bởi một nhà
sản xuất. Thông thường một hãng sẽ sử dụng nhiều nhà thầu để cung cấp các bộ phận
riêng lẻ cho mình, sau đó tiến hành liên kết, lắp ráp thành sản phẩm tổng thể. Các sản
phẩm phức tạp như ôtô, máy bay… nếu chế tạo theo phương thức trên sẽ có rất nhiều ưu
điểm. Các nhà thầu sẽ chuyên sâu hơn với các sản phẩm của mình. Việc nghiên cứu, cải
tiến chỉ phải thực hiện trong một vùng chuyên môn hẹp, vì thế sẽ có chất lượng cao hơn,
tiến độ nhanh hơn. Sản xuất của các nhà thầu có điều kiện chuyển thành sản xuất hàng
khối. Do một nhà thầu tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm phức tạp nào đó có
thể đóng vai trị như một nhà cung cấp cho nhiều hãng khác nhau, nên khả năng tiêu
chuẩn hóa sản phẩm là rất cao. Điều này cho phép ứng dụng nguyên tắc hoán đổi - một
trong các điều kiện cơ bản dẫn tới sự hình thành dạng sản xuất hàng khối khi chế tạo các
sản phẩm phức tạp, số lượng ít. Tuy nhiên, cũng khơng nên quá đề cao tầm quan trọng
Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy


11


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

của tiêu chuẩn hố. Khơng có tiêu chuẩn hóa trong sản xuất chỉ có thể gây cản trở cho
việc hốn chuyển ở một mức độ nhất định, làm tăng tiêu tốn thời gian cho các quá trình
sản xuất các sản phẩm phức tạp chứ khơng thể làm cho các q trình này khơng thể thực
hiện được. Có thể nói tự động hóa giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu
chuẩn hóa bởi chỉ có nền sản xuất tự động hóa mới cho phép chế tạo các sản phẩm có
kích cỡ và đặc tính khơng hoặc ít thay đổi với số lượng lớn một cách hiệu quả nhất.
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng điều
kiện sản xuất. Nhu cầu về sản phẩm sẽ quyết định mức độ áp dụng tự động hóa cần thiết
trong q trình sản xuất. Đối với sản phẩm phức tạp như tàu biển, giàn khoan dầu và các
sản phẩm có kích cỡ, trọng lượng rất lớn khác, số lượng sẽ rất ít. Thời gian chế tạo kéo
dài từ vài tháng đến vài năm. Khối lượng lao động rất lớn. Việc chế tạo chúng trên các
dây chuyền tự động cao cấp là không hiệu quả và không nên. Mặt khác các sản phẩm như
bóng đèn điện, ơtơ, các loại dụng cụ điện dân dụng thường có nhu cầu rất cao tiềm năng
thị trường lớn, nhưng lại được rất nhiều hãng chế tạo. Trong nhiều trường hợp, lợi nhuận
riêng của một đơn vị sản phẩm là rất bé. Chỉ có sản xuất tập trung với số lượng lớn trên
các dây chuyền tự động, năng suất cao mới có thể làm cho giá thành sản phẩm thấp, hiệu
quả kinh tế cao. Sử dụng các quá trình sản xuất tự động hóa trình độ cao trong những
trường hợp này là rất cần thiết. Chính yếu tố này là một tác nhân tốt kích thích q trình
cạnh tranh trong cơ chế kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các nhà sản xuất chế tạo
ra các sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao. Cạnh tranh bắt buộc các nhà sản xuất
phải cải tiến công nghệ, áp dụng tự động hóa các q trình sản xuất để tạo ra sản phẩm
tốt hơn với giá rẻ hơn. Có rất nhiều ví dụ về các nhà sản xuất khơng có khả năng hoặc
không muốn cải tiến công nghệ và áp dụng tự động hóa sản xuất nên dẫn đến thất bại
trong thị trường.

Phương hướng phát triển tự động hóa nơng nghiệp ở Việt Nam.
Cơng nghệ máy nơng nghiệp về cơ bản ít thay đổi trong thế kỷ vừa qua. Dù các
loại máy thu hoạch và gieo trồng hoạt động tốt hơn nhờ những cải tiến nhỏ so với trước
kia, một chiếc máy gặt đập liên hợp 250.000$ ngày nay vẫn cắt, tuốt và tách hạt về cơ
bản theo cùng một cách xưa nay. Tuy nhiên công nghệ đang thay đổi cách con người điều
khiển máy móc như các hệ thống giám sát bằng máy tính, định vị GPS và các chương
trình tự điều khiển cho phép các loại máy kéo hiện đại trở nên chính xác hơn và ít hao phí
nhiên liệu, hạt giống hay phân bón hơn. Trong tương lai trơng thấy, có thể các máy kéo
khơng người lái sử dụng bản đồ GPS và cảm biến điện tử sẽ được sản xuất đại trà.
Chun mơn hơn thì có các lĩnh vực công nghệ nano, công nghệ gen với các thiết bị hạ

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

12


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

hiển vi và bộ xử lý sinh học đang được sử dụng để làm ra những cỗ máy làm việc theo
cách mới lạ nhất.
Nơng nghiệp có lẽ là ngành cổ xưa nhất nhưng sự phát triển của máy móc đã khiến
nghề nơng dân trở thành hiếm có ở các nước phát triển. Thay vì mỗi người phải làm việc
để tự cung cấp thức ăn cho mình, dưới 2% dân số Hoa Kỳ ngày nay làm việc trong ngành
nơng nghiệp nhưng 2% đó lại cũng cấp nhiều thức ăn hơn nhiều số 98% cịn lại có thể
tiêu thụ. Người ta ước tính vào lúc chuyển giao thế kỷ 20, một người nông dân ở Mỹ có
thể ni sống 25 người trong khi ngày nay tỷ lệ này là 1:130 (trong một nông trại ngũ cốc
hiện đại, chỉ một người nơng dân có thể tạo ra lương thực đủ cho một ngàn người). Với
các tiến bộ khơng ngừng của máy nơng nghiệp, vai trị của người nông dân tiếp tục được

phát huy.
Bước tiến tiếp theo của nơng nghiệp sẽ là điện khí hóa các máy nơng nghiệp để
tăng hiệu năng và giảm chi phí mơi trường. Trong khi một máy kéo chạy điện hồn tồn
có thể vẫn cịn cách ta vài năm nữa, các cơng ty đang tìm kiếm nguồn năng lượng di động
cho ứng dụng nông nghiệp.
Trong một tương lai gần tự động hóa sẽ đóng vai trị vơ cùng quan trọng và khơng
thể thiếu, bởi vì nó khơng chỉ ứng dụng trong sản xuất mà còn ứng dụng phục vụ đời
sống con người. Trong sản xuất nó thay thế con người những công việc cơ bắp nặng
nhọc, công việc nguy hiểm, độc hại, cơng việc tinh vi hiện đại. . . cịn trong đời sống con
người những công nghệ này sẽ được ứng dụng phục vụ nhu cầu sống. Nó sẽ là phương
tiện không thể thiếu trong đời sống chúng ta.
1.2. Tổng quan về máy gieo hạt
Máy gieo hạt là thiết bị dùng để gieo hạt chính xác tại các vị trí mong muốn. Trước
khi máy gieo hạt xuất hiện, phương pháp gieo hạt được thực hiện hồn tồn thử cơng
(bằng tay). Khi thực hiện bằng phương pháp này sẽ gây nên lãng phí và thiếu chính xác,
dẫn đến việc phân bố hạt giống không đều và làm giảm hiệu suất. Việc sử dụng máy gieo
hạt có thể tăng hiệu suất lên nhiều lần.

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

13


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân khơng đưa hạt vào bầu đất

Hình 1.3 Dây chuyền hệ thống gieo hạt tự động hiện đại của Nhật Bản
1.2.1. Kỹ thuật gieo, ươm hạt giống trong khay
Các bước tiến hành:

-

Bước 1: Cấp đất cho khay
Đất ươm cây sau khi chuẩn bị xong sẽ được trải đều lên bề mặt khay. Dùng tay
hoặc thanh gỗ gạt ngang cho lớp đất bằng với mặt khay

Hình 1.4 Đưa đất vào khay

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

14


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

-

Bước 2: Tạo lỗ gieo hạt
Dùng ngón tay hoặc một que dài ấn nhẹ lên khay đấy để tạo các lỗ để đưa hạt
vào

Hình 1.5 Tạo lỗ gieo hạt
-

Bước 3: Đưa hạt vào các lỗ đã tạo
Người nông dân sẽ dùng tay để đưa hạt vào lỗ, mỗi lỗ có thể có từ 1 -2 hạt (việc
này sẽ rất khó khăn nếu các hạt có kích thước q nhỏ)


Hình 1.6 Gieo hạt vào các lỗ đã tạo trên khay

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

15


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

-

Bước 4: Phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới nước

Ưu điểm khi gieo ươm cây bằng khay:
-

Do không mất thời gian cây bén rễ, hồi xanh như với phương pháp gieo hạt,
nhổ và trồng lại nên có thể rút ngắn thời gian chăm sóc 5-7 ngày.

-

Khay ươm có thể di chuyển cơ động, không ảnh hưởng đến diện tích trồng cây,
nhất là đối với trồng cây trong đơ thị, trồng tại gia đình vốn ít diện tích.

-

Tiết kiệm hạt giống vì ươm trong khay ươm tỷ lệ nảy mầm cao, khơng sợ sâu
bọ, chuột phá hoại hạt giống.


-

Có thể tranh thủ được mùa vụ sản xuất, tăng chu trình xoay vịng đất, tránh điều
kiện thời tiết bất lợi.

-

Rất tiện lợi cho nhà vườn với số lượng ươm hạt lớn.
Ứng dụng của tự động hóa trong gieo trồng

Cơng trường thực vật là căn cứ địa sản xuất nông nghiệp của hiện đại hóa. Tồn
bộ q trình đều có thể điều khiển tự động để giảm bớt sức người, nâng cao sản lượng…
Mặc dù tự động hóa ứng dụng từ rất lâu cho việc tưới tiêu, song nó chỉ phát triển ở một
số nước phát triển, còn đối với các nước chậm phát triển tuy nền nông nghiệp chiếm tỉ lệ
lớn nhưng việc ứng dụng tự động hóa cho việc tưới cây vẫn còn rất chậm. Hiện nay, được
sự trợ giúp của nước ngoài các nước đang phát triển đã đưa dần tự động hóa vào đời sống
và sản xuất, đặc biệt là các nước đơng nam á trong đó có Việt Nam.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ chế tạo thiết bị tự động hóa,
kết hợp với thành tựu trong công nghệ vi điện tử và công nghệ thông tin, đã cho phép tạo
nên một giải pháp tự động hóa trong mọi lĩnh vực. Có thể nói tự động hóa trở thành xu
hướng tất yếu cho mọi lĩnh vực cho bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
1.3. Một số loại máy gieo hạt hiện có trên thị trường
1.3.1. Máy gieo hạt tự động ASM - Công ty Thanh Trị Lâm Đồng
Máy gieo hạt ASM với ba thế hệ cải tiến ASM-01, ASM-02, ASM-03 đã đáp
ứng rất tốt các yêu cầu về năng suất, độ chính xác, độ đồng đều, độ ổn định, tiết kiệm
hạt gieo, đặc biệt có khả năng phù hợp với rất nhiều loại hạt với các kích thước khác
nhau.

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng


Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

16


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân khơng đưa hạt vào bầu đất

Hình 1.7 Máy gieo hạt tự động ASM
Mẫu máy này sử dụng hồn tồn bằng hệ thống khí nén, cho phép người sử dụng
có thể tùy chỉnh các mức áp suất, thời gian nhằm tối ưu hóa cho từng loại hạt gieo. Các
thơng số có thể điều chỉnh như thời gian dừng hút hạt tại máng, áp suất xả thơng kim,
chu kì rung của máng, áp suất chân không hút hạt, áp suất gieo hạt...
Năng suất máy gieo hạt ASM-03 đạt 360 khay/h.
Giá thành: 45 triệu đồng
Link: />Chức năng và giá thành sản phẩm máy gieo hạt của các hãng khác cũng có tương
đương với sản phẩm của cơng ty này
1.4. Lý do lựa chọn đề tài
Trong các công đoạn ươm cây giống, khó khăn và mất nhiều thời gian nhất chính là
cho hạt vào vỉ ươm. Có rất nhiều loại hại giống nhỏ hơn cả hạt vừng (mè) nên việc dùng
tay lấy hạt cho vào vỉ gặp nhiều khó khăn, thường bị “bỏ lố” nhiều hạt vào một lỗ gây thất
thoát giống. Bên cạnh đó, làm thủ cơng cịn gặp những khó khăn sau:
- Gieo hạt bằng tay dẫn đến năng suất lao động thấp (đặc biệt khi gieo những hạt có
kích thước nhỏ). Cách ươm cây giống theo phương pháp thủ công mất nhiều thời gian, tốn
kém nhân công lao động, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và tiến độ thực hiện.
- Tốn công di chuyển các bầu đất cũng như phải xé bịch nylon trước khi trồng
- Việc lấy đất ra khỏi bầu nylon nếu làm không khéo dễ làm vỡ bầu hoặc đứt các rễ
của cây con dẫn đến sức sống của cây kém khi ra môi trường mới

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng


Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

17


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

- Không thể tái sử dụng các bầu ươm bằng nylon, đồng thời tạo ra một lượng chất
thải rắn khó phân hủy ra mơi trường.
Nhằm mục đích phát triển ứng dụng mang tính thực tế cao, nhóm đã tìm đến các cơ
sở ươm giống trên địa bàn Tp. Hội An và Tp. Đà Nẵng. Tại đây, nhóm đã tìm hiểu quy
trình ươm giống các loại cây trồng, qua đó nhận thấy quy trình này hồn tồn có thể tự
động hóa được, giúp các cơ sở giảm bớt việc sử dụng nhân công và tăng năng suất lao
động lên rất nhiều lần.
1.5. Đề tài “Thiết kế chế tạo máy gieo hạt sử dụng hút chân không đưa hạt vào bầu
đất”
Từ thực tế trên, nhóm quyết định tìm hiểu và nghiên cứu để tạo ra thiết bị có khả
năng gieo tự động mang tên: “Máy gieo hạt sử dụng hút chân không để đưa hạt vào khay
đất”.
“Máy gieo hạt sử dụng hút chân không để đưa hạt vào khay đất” là hệ thống tự
động giúp đưa hạt giống cây trồng vào trong các khay đất đã được chuẩn bị sẵn đặt trên
băng chuyền. Hệ thống giúp tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí về nhân công và đặc biệt
là nâng cao năng suất lao động lên nhiều lần. Sản phẩm vốn đã rất phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, việc đưa hệ thống này vào
trong sản xuất mới dần được thực hiện, một phần vì chi phí đầu tư hiện tại vượt quá điều
kiện của đa phần bà con.
1.5.1. Lựa chọn phương án thiết kế
1.5.1.1. Phướng án 1:
Để di chuyển khay đất trong suốt quá trình gieo hạt ta sử dụng hệ thống băng

tải. Vì khay đất tương đối nhỏ, nhẹ nên chỉ cần sử dụng động cơ có cơng suất nhỏ để
dẫn động. Động cơ sẽ quay và kéo băng tải đi từng bước để từng hàng có thể được cấp
hạt.
Để hút và cấp hạt vào khay đất ta có thể dùng cơ cấu lắc culit dẫn động bằng
động cơ, kết hợp thêm với các tín hiệu cảm biến để hỗ trợ đóng ngắt chân khơng thì ta
có thể hút và nhả hạt dễ dàng. Quá trình đâm lỗ cũng có thể được kết hợp vào cơ cấu
này.
1.5.1.2. Phương án 2:
Để di chuyển khay đất trong suốt quá trình gieo hạt ra sử dụng xy lanh để đẩy
khay đất trên sàn của máy. Kích thước xy lanh sẽ bằng hoặc lớn hơn hành trình của
khay đất, kết hợp với van solenoid 5/3 đóng giữa, khay đất sẽ được đẩy tiến tới từng
bước để từng hàng có thể được cấp hạt.
Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

18


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

Để hút và cấp hạt vào khay đất ta sử dụng hệ thống các xy lanh để làm việc, kết
hợp thêm với các tín hiệu cảm biến để hỗ trợ đóng ngắt chân khơng thì ta có thể hút và
nhả hạt dễ dàng. Quá trình đâm lỗ sẽ dùng một xy lanh khác để chuyển động lên xuống
tạo lỗ
1.5.1.3. Kết luận
Sau khi nghiên cứu cả 2 phương án, nhóm chúng tơi quyết định chọn phương án
2 để triển khai vì những lý do sau đây:
- Thiết kế cơ khí khơng q phức tạp và giá thành các thiết bị liên quan
tương đối rẻ (so với phương án 1)

- Các thiết bị được sử dụng (đặc biệt là xy lanh) có thể được thay thế dễ dàng
nếu bị hư hỏng.
1.5.2. Sơ đồ khối của hệ thống máy và nguyên lý làm việc cơ bản
1.5.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống

Hình 1.8 Sơ đồ khối của hệ thống

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

19


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

1.5.2.2. Nguyên lý làm việc cơ bản của hệ thống:
Sau khi khởi động hệ thống, ta tiến hành đặt khay đất vào. Khi đặt khay đất vào vị
trí bắt đầu, cảm biến 1 nhận tín hiệu và gửi về hệ thống xử lý, tín hiệu điều khiển sẽ được
xuất ra để xy lanh đẩy khay 1 hoạt động. Van dùng để điểu khiển là van solenoid 5/3
đóng giữa (5 cổng 3 trạng thái) có thể dừng xy lanh bất kỳ vị trí nào trong suốt hành
trình.
Sau khi xy lanh đẩy khay (1) đẩy khay đất tiến tới một bước, cơ cấu hút hạt sẽ hút
hạt (sử dụng chân không) từ trong khay hạt giống và thả vào trong các ô trong khay đất.
Khi quá trình này kết thúc, xy lanh đẩy khay (1) tiếp tục đẩy khay đất tiến thêm bước nữa
và quy trình đẩy khay, bỏ hạt sẽ tiếp tục đến khi nào tất cả các ô trong các khay được bỏ
đủ hạt giống và ra khỏi khu vực cấp hạt (cảm biến 2 dùng để xác định khay đất đã ra khỏi
khu vực cấp hạt giống hay chưa, nếu không cịn khay đất trong khu vực này thì q trình
cấp gieo hạt giống ngừng lại cho đến khi có khay mới đi vào)
1.5.2.3. Quy trình làm việc của hệ thống:


5

6

xy lanh d?y v? ch?a b?u
7
4
8

9
3

2

10

1

Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống
Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

20


Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt sử dụng đầu hút chân không đưa hạt vào bầu đất

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY GIEO HẠT


Chương 2 sẽ trình bày những nội dung liên quan đến thiết kế chế tạo từng bộ
phận của đề tài “Máy gieo hạt sử dụng chân không đưa hạt vào khay đất”
2.1. Thiết kế - tính tốn cho cụm hút – nhả hạt

Hình 2.1 Ảnh thiết kế mô phỏng cho cơ cấu hút – nhả hạt
2.1.1. Thiết kế cụm các đầu hút – nhả hạt
Kích thước một vài hạt giống cơ bản thường gặp:
- Hạt mồng tơi, hướng dương, đu đủ, rau muống... 4-5mm
- Hạt dừa cạn, bắp cải, bẹ xanh... đường kính tầm 1-2mm
- Hạt dạ yên thảo, mười giờ, lobeli... nhỏ li ti như hạt cát

Svth: Nguyễn Tấn Hảo & Huỳnh Trần Hoàng

Hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Tùy

21


×