Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (eurycoma longifolia jack) và ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA
*

KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ DỊCH
CHIẾT RỄ CÂY MẬT NHÂN (EURYCOMA LONGIFOLIA
JACK) VÀ ỨNG DỤNG TẠO SẢN PHẨM THỰC PHẨM CÓ
LỢI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

Đà Nẵng – Năm 2017


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, con người đã khai thác và sử dụng thực vật vào nhiều mục đích khác
nhau như để làm thuốc, thực phẩm, hương liệu... Ngày nay với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, chúng ta đã có thể nghiên cứu sâu hơn, hiểu rõ hơn về các loại thực vật
qua đó có cách sử dụng tốt nhất và thu được lợi ích lớn nhất từ chúng.
Việc sử dụng các loại thuốc, các thực phẩm chức năng nhằm làm tăng sức khỏe,
chữa bệnh tật, nhưng đâu đó vẫn cịn những di chứng tiềm tàng hoặc các tác dụng phụ
do thuốc hay các thực phẩm chức năng đem lại sau khi uống [1]. Việc ứng dụng các
loại thảo dược, các loại thực vật chữa bệnh từ lâu đã được ứng dụng trong đơng y đã
chứng minh thực vật vừa có công dụng không thua kém các loại thuốc chữa bệnh vừa ít
nguy hại cho cơ thể .


Mật nhân hay cịn gọi là bá bệnh, bách bệnh, có tên khoa học là Eurycoma
longifolia từ tên gọi đã có thể nêu bật lên được công dụng thần kỳ của loại thực vật
này. Được ứng dụng để chữa nhiều bệnh cho con người như sốt rét, tiểu đường, loãng
xương, kháng khuẩn, kháng khối u...[2], tác dụng lớn nhất và được biết đến nhiều nhất
của mật nhân đó là tăng cường hàm lượng hormon testosterone ở nam giới. Sự suy
giảm hormon testosteron thường gây nên sự rối loạn hoạt động cương cứng, giảm ham
muốn tình dục... ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đây là vấn đề rất cần được quan
tâm và điều trị. Mật nhân (bá bệnh, bách bệnh) là một loài thảo dược đã được chứng
minh qua rất nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới về tác dụng tráng dương và
tăng cường chức năng sinh lý của nam giới [3].
Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều nghiên cứu về các đặc tính hóa học
và sinh học, giá trị sử dụng của mật nhân. Ở Việt Nam, từ lâu đã cho ra đời những bài
thuốc dân gian, những loại thuốc với thành phần từ cây mật nhân hay phổ biến hơn là
dùng mật nhân để ngâm rượu...Nhất là đối với vùng nguyên liệu mật nhân ở xã Ayun
Pa thuộc tỉnh Gia Lai. Đây là nơi có sản lượng mật nhân tốt nhất Việt Nam và được
người khắp cả nước tin dùng [4]. Tuy nhiên, tất cả chỉ gói gọn trong những kinh
nghiệm truyền miệng, những bài thuốc dân gian mà khơng có một nghiên cứu khoa
học cụ thể về vùng nguyên liệu mật nhân ở đây. Với nhiều lợi ích như vậy, nếu có thể
ứng dụng mật nhân hoặc các chiết xuất của nó vào thực phẩm hằng ngày sẽ làm tăng
giá trị sử dụng và thu được lợi ích to lớn nên việc tìm hiểu và nghiên cứu về cây mật
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

2


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng


nhân là quan trọng và cần thiết. Chính vì điều đó, đề tài: “Khảo sát một số hoạt tính
sinh học từ dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và ứng dụng tạo
sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng” có tính cấp thiết cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát một vài các hoạt tính sinh học của rễ cây mật nhân như tính kháng khuẩn,
tính kháng oxy hóa, độc tính cấp.
Thử nghiệm sử dụng dịch chiết từ cây mật nhân để làm sản phẩm ứng dụng là trà
mật nhân sữa đóng chai nhằm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường và tăng cường sức
khỏe cho người sử dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
-

Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần hóa học các chất có trong rễ cây
mật nhân, thử nghiệm một vài hoạt tính sinh học của các hợp chất đó.
Đóng góp vào kho tư liệu khoa học nghiên cứu về mật nhân, làm cơ sở cho

những nghiên cứu sau này.
Ý nghĩa thực tiễn
-

Nghiên cứu giá trị sử dụng của cây mật nhân, ứng dụng sản xuất trà mật nhân
sữa đóng chai.
Làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và khai thác hợp lý lồi thảo dược có
nhiều giá trị này.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH


3


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về cây mật nhân
1.1.1 Giới thiệu về cây mật nhân
Cây mật nhân hay còn gọi là mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh hay cây hậu
phác nam, Tongkat Ali ( Malaysia ), Pasak bumi ( Indonesia ), Tho nan ( Lào )… và
tên tiếng Anh là longjack.. Cây mật nhân thuộc họ Simaroubaceae (thanh thất), mang
những hình thái đặc trưng của họ thanh thất như cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lơng ở nhiều
bộ phận, lá kép gồm 10 - 36 đôi lá chét không cuống, mọc đối mặt trên xanh bóng, mặt
dưới trắng xóa, cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở
ngọn, cuống có lơng màu gỉ sắt. Hoa màu đỏ nâu,đài hoa chia thành 5 thuỳ hình tam
giác có tuyến ở lưng; tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có tuyến, nhị 5 có lơng dày và
hai vảy ở gốc, bầu có 5 nỗn, hơi dính nhau ở gốc, đầu nhuỵ rời. Quả hình trứng hơi
dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lơng
ngắn.

Hình 1.1 Hình ảnh về cây mật nhân

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

4



Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Có thể tóm tắt vị trí phân loại của Eurycoma longifolia như sau:

Bộ Cam (Rutales)
Họ Thanh thất
(Simaroubaceae)
Chi Eurycoma W. Jack (1822)
Loài Eurycoma longifolia Jack
Cây mật nhân ở nước ta phân bố nhiều nhất là ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây
Ninh, đặc biệt quanh vùng Biên Hoà, Trảng Bom và Định Qn, Đồng Nai.
Ngồi ra cây cịn có ở một số nước Đông Nam Á và vùng ranh giới Ấn Độ - Trung
Quốc như Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Philippines. Ở Indonesia cây tự nhiên
mọc duy nhất ở Sumatra và Kalimanta [5].
1.1.2 Giới thiệu một số thành phần hóa học chính trong cây mật nhân
Từ kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã xác định được một số
thành phần hóa học chính của cây mật nhân, từ đó làm nền tảng cho các ứng dụng
khoa học sau này.
Năm 1968, từ cao eter dầu trích từ vỏ và lá cây, sắc ký cột hấp phụ trên alumin, thầy
Lê Văn Thới và cô Nguyễn Ngọc Sương, trường đại học khoa học Sài Gịn đã cơ lập
hợp chất  − sitosterol , campesterol, 2,6- dimetoxybenzoquinon và một số hợp chất có
vị đắng là eurycomalacton [6].

Ngồi ra, từ lá cây thầy Lê Văn Thới và cơ Nguyễn Ngọc Sương cịn cơ lập được
một hợp chất có tên là dihydroerycomalacton [6].
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH


5


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Năm 1982, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược Hiroshima, Nhật, từ rễ
cây có nguồn gốc Indonesia đã cơ lập được hai hợp chất quassinoid có số oxy hố cao
có tên là eurycomanon và eurycomanol [7].

Cũng vào năm đó, bằng phương pháp sắc ký, phương pháp nhiễu xạ tia X để xác
định cấu trúc, Nguyễn Ngọc Sương, S.Bhatnagar, J.Polonsky, M.Vuihorgne, T.Drange
và C.Pascard đã cô lập được hai hợp chất thuộc nhóm quassinoid 20 carbon, đó là
laurylacton A và 18 carbon là laurylacton B.

Hai năm sau (1984 – 1985), K.L.Chan, M.J.Oneill, J.D.Phillipson và
D.C.Warhurst, từ cao eter dầu trích từ rễ cây, khơng những tìm thấy hợp chất mới
thuộc nhóm quassinoid như 3,4-dihyroeurycomalacton, 5,6-dehyroeurycomalacton, 6hydroxy-5,6-dehydroeurycomalacton mà cịn phát hiện sự hiện diện của các alkaoid có
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

6


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

tên là 10-hydroxycantin-6-on, tinh thể màu vàng. Đồng thời, với cao chloroform trích

từ rễ cây cơ lập được một hợp chất coumarin là scopoletin [8].

Năm 1989, K.Lchan, S.P.Lee, T.W.Sam và B.H.Han, trích từ cao n-butanol rễ cây
cơ lập được một quassinoid glycoside có tên là eurycomanol-2-O-  -Dglucopyranosid [9].

Năm 1990, H.Tada, F.Yasuda, K.Otani, M.doteuchi, Y.Ishihar và M.Shiro, trong
quá trình thử nghiệm hoạt tình sinh học của cây pasakbumi (mật nhân) bên cạnh việc
phân lập hợp chất paskbumin A (eurycomanon) cịn phân lập được hai hợp chất mới
cũng có khung sườn quassinoid là pasakbumin B, pasakbumin C từ cao metanol [10].

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

7


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Cùng thời điểm trên, nghiên cứu cao n-butanol trích ly từ rễ cây mật nhân thu hái ở
Indonesia, nhóm nghiên cứu đã tìm ra bốn hợp chất.

Năm 1993, nhóm cịn cơ lập thêm hợp chất quassinoid mới từ n-butanol có tên 1,2seo-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasan-2,5-olide.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

8



Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát dịch trích từ lá cây mật nhân bằng dung mơi
CH2Cl2 thu được hai hợp chất mới là 6-dehydrolongilacton, C19H26O6 và 7  hydroxyeurycomalacton.

Năm 1991, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược, Tokyo, Nhật trong q
trình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây mật nhân đã phân lập được hai hợp chất
mới với khung squallan. Đây đồng thời là hai đồng phân lập thể của nhau, một là
eurylen, đồng phân kia là teurylen. Cả hai đều có dạng tinh thể khơng màu, có cơng
thức phân tử là C34H58O8.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

9


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Ngồi ra, từ dịch trích từ rễ cây với eter dầu, K.L.Chan, S.P.Lee, T.W.Sam,
S.C.Tan, H.Noguchi và U.Sankawa cô lập được hợp chất 18-Dihydroeurycomanol, kết
tinh trong methanol [11].

Một năm sau khi phát hiện ra hợp longilacton (1990), với cao metanol, H.Itokawa,
E.Kishi, H.Morita, K.Takeya và Y.Iitaka, thuộc trường đại hoc dược Tokyo, Nhật đã

cô lập được một hợp chất mang khung squallan tên là longilen peroxid. Đây là một
hợp chất khơng màu, C30H52O8.

Bên cạnh những hợp chất thuộc nhóm triterpen với hệ thống khung quassinoid là
chính, khi nghiên cứu hoạt tính sinh học của các cao trích từ rễ cây mật nhân thu hái ở
Kalimantan, Idonesia, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Dược Illinois, Chicago đã
chứng tỏ trong cây còn chứa các alkaloid như cantin-6-on alkaloid và  -carbolin
alkaloid.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

10


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Năm 1992, tại trường đại học Tokyo, Nhật hợp chất 6  -hydroxyeurymalacton và
11-dehydroklaineanon cũng được phân lập từ cây.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

11


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và

ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Đồng thời, tại đây H.Itokawa, E.Kishi, H.Morita, K.Takeya cịn phát hiện thêm
một số hợp chất thuộc nhóm triterpen với khung tirucallan, niloticin, hydroniloticin,
piscidinol A, bourjotinolon A, 3-episapelin A, melianon, hispidon, các hợp chất này
được cơng bố có độc tính đối với một số loại tế bào ung thư [12].

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

12


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Cũng vào năm 1992, nhóm cịn cơ lập được bốn hợp chất mới thuộc nhóm chất
biphenylneolignan. Trong đó có hai đồng phân của nhau: 2,2-dimetoxy-4-(3-hyroxy-1propenyl)-4-(1,2,3-trihydroxypropyl)diphenyleter.

Một đồng phân có nhiệt độ nóng chảy 56-580C,[  ]D=+1,30, chất kia có nhiệt độ
nóng chảy từ 60-620C, [  ]D=-2,50 là 2-hydroxy-3,2’,6’-trimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl, màu vàng và 2-hydroxy-3,2’dimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1-hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl
màu
vàng.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

13



Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Năm 1993, từ n-butanol, ngồi eurylacton (1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrosan2,5-olide), nhóm nghiên cứu tại trường đại học Y dược Tokyo, Nhật cịn cơ lập thêm
một hợp chất mới là 14-deactyl eurylen [13].

1.1.3 Công dụng và một số ứng dụng của cây mật nhân trong đời sống
Cây chữa được nhiều chứng bệnh nên cịn có tên khác là bách bệnh thế nên được
ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực y học mà cụ thể là các bài thuốc đông y.
1.1.3.1 Tác dụng kích thích sinh dục
Đây là tác dụng chính, vượt trội của cây mật nhân, đã được chứng nhận và công
bố rộng rãi với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới. Đó là khả năng tăng
cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính
nam (testosterone) một cách tự nhiên, duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở
nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào tuổi trung niên.
Một nghiên cứu “Eurycoma longifolia Jack trong việc quản lý vô sinh nam vô căn”
được thực hiện tại Malaysia đã cho thấy kết quả khi tiến hành trên 350 bệnh nhân nam
vô sinh vô căn, họ được sử dụng hàng ngày 200 mg cao nước từ rễ mật nhân và được
theo dõi phân tích tinh dịch mỗi 3 tháng trong 9 tháng, chỉ có 75/350 bệnh nhân hồn
thành thử nghiệm. Sự phân tích tinh dịch ở những bệnh nhân này cho thấy có sự cải
thiện đáng kể với mọi thơng số lý hố của tinh dịch và chất lương tinh trùng, 11 bệnh
nhân (14,7%) sau đó có thể cho thụ thai tự nhiên [3].
1.1.3.2 Tác dụng kháng sốt rét
Có nhiếu nghiên cứu ở nhiều nước như Thái Lan, Malaysia… đã cho thấy dịch
chiết từ cây mật nhân có tác dụng này.
Một nghiên cứu tiến hành với dịch chiết từ rễ cây mật nhân trên P.falciparum với
Lactat dehydrogenase cũng cho thấy 4 quassinoid gồm eurycomalacton; 13,21dihydroeurycomanon; 13-α-(21)-epoxyeurycomanon; euryomanon đều cho tác dụng.
Trong đó, eurycomanon cho tác dụng mạnh nhất [14].

1.1.3.3 Tác dụng kháng khối u
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

14


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Năm 2004, Ping C.Kuo và công sự đã định danh được khoảng 65 hợp chất từ rễ
cây mật nhân có tiềm năng kháng sốt rét, kháng khối u, độc tế bào và kháng HIV trên
các thử nghiệm in vitro. Trong số đó, có 8 hợp chất cho tác dụng mạnh trên ung thư
phổi, 7 hợp chất có tác dụng mạnh trên ung thư vú.
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Kardono đã phân lập được 5 alkaloid có độc tính
tế bào từ rễ cây Mật nhân thu được ở Indonesia. 4/5 alkaloid này có tác dụng ức chế sự
sinh sản của các tế bào ung thư (vú, đại tràng, phổi, u ác tính, fibrosarcoma).
Trong một nghiên cứu khác, 6 quassinoid từ rễ mật nhân được thử in vitro về khả
năng kháng ung thư. Kết quả cho thấy 14,15β-dihydroklaineanon có tác dụng ức chế
khối u mạnh nhất (IC50 5 μM). Tác dụng này mạnh hơn quercetin (IC50 23μΜ) và βcaroten (IC50 30 μΜ) là hai hợp chất kháng ung thư đã được biết [14]
1.1.3.4 Tác dụng trị tiểu đường
Lá và rễ cây Mật nhân đã được dùng để kiểm soát đường huyết. Nhóm của Husen
đã thử dịch chiết nước của rễ Mật nhân ở 3 liều (50; 100 và 150 mg/kg) theo mơ hình
Steptozotocin trên chuột bình thường và chuột có đường huyết cao. Kết quả cho thấy ở
nồng độ 150 mg/kg cao nước rễ Mật nhân có khả năng làm hạ đường huyết ở lô thử và
không gây giảm có ý nghĩa ở lơ chứng [15].
1.1.3.5 Tác dụng kháng khuẩn
Farouk đã thử nhiều dịch chiết khác nhau (MeOH, cồn, aceton, nước) từ lá, thân
và rễ Mật nhân trên hoạt tính kháng khuẩn Gram (-) và (+). Kết quả cho thấy dịch

chiết lá và thân có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram (-) và (+), ngoại trừ 2 chủng Gram
(-) là E.coli và S.typhi. Dịch chiết nước từ lá cũng có tác dụng trên S.aureus và
Serratia marscesens. Tuy nhiên, dịch chiết rẽ lại không cho bất kỳ tác dụng kháng
khẩn nào [16].
1.1.3.6 Tác dụng chống loãng xương
Tác dụng chống lỗng xương cúa Mật nhân trên mơ hình chuột thiến (do tinh hoàn
bị cắt nên việc sản xuất ra androgen bị thiếu hụt, dẫn đến loãng xương). Kết quả cho
thấy cao rễ Mật nhân cho tác dụng androgenic rõ rệt (chống lỗng xương và có khả
năng thay thế cho testosterol). Do vậy, mật nhân có thể dùng như một liệu pháp thay
thế triển vọng ở người loãng xương do thiếu hụt hay suy giảm androgen [17].
1.1.3.7 Tác dụng giảm stress và trạng thái căng thẳng
Một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sau khi khảo sát trên 63 người, được uống
dịch cao chiết từ cây mật nhân thì có 11% xác nhận giảm căng thẳng, 12% giảm Anger,

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

15


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

15% cảm thấy tỉnh táo hơn. Đồng thời huyết áp cũng được giảm khi được bổ sung cao
chiết, hàm lượng testosterone tăng cao hơn so với mức bình thường [18].
1.1.4 Một số chế phẩm mật nhân đã có mặt ngoài thị trường
Viên giải độc gan Tuệ Linh: chứa 250mg cao mật nhân.

Hình 1.2. Viên giải độc gan Tuệ Linh

Khang dược mật nhân: chứa 400mg mật nhân.

Hình 1.3. Khang dược điều chế từ mật nhân, nhân sâm và linh chi
Sâm Alipas: mỗi viên chứa 160mg tinh chất mật nhân.

Hình 1.4. Sâm Alipas
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

16


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Rượu mật nhân

Hình 1.5. Rượu mật nhân
1.2 Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan về phương pháp chiết
1.2.1.1 Phương pháp chiết [19]
Chiết suất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô
thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch bao gồm các
chất hịa tan trong dung mơi, dung dịch này được gọi là dịch chiết. Có ba q trình
quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:
- Sự hòa tan của chất tan vào dung môi.
- Sự khuếch tán của chất tan trong dung môi.
- Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật.
Các yếu tố ảnh hưởng lên ba quá trình này (bản chất của chất tan, dung môi, nhiệt

độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào, kích thước tiểu phân bột dược liệu, thời gian
chiết...) sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết suất.
Nguyên liệu trước khi chiết suất cần kiểm tra về mặt thực vật xem có đúng lồi, đơi
khi cịn đúng thứ hay chủng mà ta cần hay không. Cần ghi rõ nơi thu hái, thời gian thu
hái. Tùy theo trường hợp mà đặt vấn đề về thời vụ thu hái, để đảm bảo hoạt chất mong
muốn có hàm lượng cao nhất. Dược liệu sau đó có thể làm khơ hoặc để tươi mà chiết.
Nhiều hoạt chất rắn rất dễ bị biến đổi trong quá trình làm khơ hoặc ngay khi cịn tươi
nếu khơng xử lý để diệt enzym. Kích thước của bột nguyên liệu cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết.
1.2.1.1 Phân loại các phương pháp chiết
Có rất nhiều kỹ thuật và thiết bị chiết khác nhau như chiết ở nhiệt độ thường (ngâm
lạnh, ngấm kiệt ở nhiệt độ thường) hoặc chiết ở nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc,
ngấm kiệt nóng), chiết với các thiết bị khác nhau như: soxhlet, kumagawa... tùy yêu

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

17


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

cầu, điều kiện mà chọn kỹ thuật chiết thích hợp. Ngồi phân loại phương pháp chiết
theo nhiệt độ ra ta có thể phân loại các phương pháp chiết như sau:
-

-


-

-

Dựa vào chế độ làm việc có các phương pháp chiết sau:


Gián đoạn.



Bán liên tục.


Liên tục.
Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữa hai pha, có các phương pháp:


Ngược dịng.



Xi dịng.


Chéo dịng.
Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp chiết ở:


Áp suất thường.




Áp suất giảm (áp suất chân khơng).


Áp suất cao (làm việc có áp lực).
Dựa vào trạng thái làm việc của hai pha, có các phương pháp chiết sau:


-

Ngâm.


Ngấm kiệt.
Dựa vào những biện pháp kỹ thuật đặc biệt


Phương pháp siêu âm.



Phương pháp tạo dịng xốy.



Phương pháp mạch nhịp...

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, ta chọn phương pháp chiết là chưng ninh vì

đây là phương pháp cho tỉ lệ cao chiết nhiều nhất theo những báo cáo trước đây [20],
đồng thời đây cũng là phương pháp thích hợp cho mơ hình sản xuất cơng nghiệp.
1.2.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới phương pháp chiết
Các phương pháp chiết khác nhau cho hiệu suất chiết khác nhau. Ngồi ra cịn phải
kể đến một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết như: nguyên liệu chiết (tính chất lý
hóa của ngun liệu), dung mơi chiết, nhiệt độ chiết, thời gian chiết, tỷ lệ giữa nguyên
liệu chiết và dịch chiết.
Đối với bản nguyên liệu chiết, nguyên liệu có kích thước càng nhỏ, mịn thường sẽ
cho hiệu suất chiết tốt hơn so với ngun liệu cịn thơ, cứng. Tuy nhiên kích thước
ngun liệu q nhỏ sẽ gây khó khăn và mất thời gian hơn cho các quá trình xử lý sau
đó như lọc hay thu hồi dung mơi.
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

18


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Về nhiệt độ chiết, là một yếu tố biến thiên khơng có quy luật so với hiệu suất chiết.
Trong một số phương pháp chiết như: soxhlet, nhiệt độ chiết cũng được xác định như
nhiệt độ bay hơi của dung mơi.
Đối với dung mơi chiết, tùy thuộc vào tính chất hóa học của dung mơi như dung
mơi phân cực, dung môi không phân cực, phân cực mạnh hay yếu mà cho hiệu suất
chiết cũng như các cấu tử chiết khác nhau. Đối với phương pháp chiết soxhlet, dung
môi sử dụng khơng được có nhiệt độ bay hơi q cao để tránh làm hao hụt một số chất
có trong dịch chiết mà nhiệt độ bay hơi của các chất đó bé hơn nhiệt độ bay hơi của
dung môi.

Về thời gian chiết, thời gian chiết cang cao thì hiệu suất chiết càng tăng, tuy nhiên
đạt đến một giá trị thời gian nhất định, đạt đến sự cân bằng của dung môi ngấm vào và
lượng chất chiết đi ra nên hiệu suất chiết không tăng nữa. Tiếp tục trong thời gian dài,
sẽ có sự bay hơi dung mơi, khi đó yếu tố cân bằng bị phá vỡ, lúc này hiệu suất chiết sẽ
giảm so với ban đầu.
1.2.1.3 Ưu và nhược điểm một số phương pháp chiết
a. Phương pháp chưng ninh
Phương pháp chưng ninh là phương pháp có từ lâu đời và đơn giản nhất. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng phương pháp này, cây mật nhân (mật nhân) cũng
từng là đối tượng được nghiên cứu trước đó
Định hướng từ các nghiên cứu như:
- Kiểm tra thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của trễ và thân cây mật
nhân- Zakia Khanam (2014) [21].
Định tính và định lượng terpenoid và alkaloid trong rễ và thân cây mật nhânAnisa Rahmalia, Rizkita R. Esyanti và Iriawati (2011) [22].
- Phân tích thành phần hóa học của cây mật nhân bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao- Kit-Lam Chan, Chee-Yan Choo, Hiroshi Morita và Hideji Itokawa
(1998) [2].
- Phân lập các hợp chất hoạt động từ rễ cây mật nhân- Tran Vy Khoi, Dr.Le Thi
Ly (2013) [23].
• Ưu điểm:
Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền.
• Nhược điểm:
- Nhược điểm chung của phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, thao
tác thủ công (giai đoạn tháo bã và nạp liệu).
- Nếu chỉ chiết một lần thì khơng chiết kiệt được hoạt chất trong dược liệu.
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

19



Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

- Nếu chiết nhiều lần thì dịch chiết lỗng, tốn dung mơi, tốn thời gian chiết.
b. Phương pháp chiết soxhlet
Phương pháp chiết Soxhlet thuộc loại phương pháp chiết bán liên tục, nguyên liệu
cho vào bộ soxhlet và đứng yên trong khi dung môi chuyển động liên tục.
Phương pháp chiết Soxhle cũng là một trong những phương pháp sử dụng nhiều
trong các nghiên cứu có q trình trích ly. Một số bài báo hay nghiên cứu khoa học ta
có thể tham khảo như:
- Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao để định lượng Eurycomanone
trong rễ cây mật nhân-Nursyazura Khari, Abdalrahim FA Aisha and Zhari Ismail
(2014) [24].
- Khảo sát đặc tính sát khuẩn của cây mật nhân- Tee Thiam Tsui, Azimahtol
Hawariah Lope Pihie (2004) [25].
- Nghiên cứu chiết tách và xác định xanthones từ vỏ quản măng cụt- Đào Hùng
Cường, Nguyễn Thị Tú Vân (2010) [26].
• Ưu điểm:
- Dược liệu được chiết kiệt.
- Tiết kiệm được dung mơi (thu hồi dung mơi).
• Nhược điểm:
- Lượng ngun liệu chiết phụ thuộc nhiều vào thể tích thiết bị.
- Cách tiến hành phức tạp hơn so với phương pháp ngâm.
- Thiết bị đắt tiền.
Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tôi quyết định chọn phương pháp
chưng ninh vì đây là phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế về công nghiệp.
1.2.2 Tổng quan về các hoạt tính sinh học
Trong dược học, hoạt tính sinh học mơ tả các tác dụng có lợi hoặc bất lợi của hợp

chất đối với chất sống. Khi một loại thuốc là một hỗn hợp hóa học phức tạp, hoạt tính
này được kích hoạt bởi thành phần hoạt chất hoặc dược phẩm của chất này nhưng có
thể được thay đổi bởi các thành phần khác. Trong số các tính chất khác nhau của các
hợp chất hóa học, hoạt tính dược học/sinh học đóng một vai trị quan trọng vì nó cho
thấy việc sử dụng các hợp chất trong các ứng dụng y tế. Tuy nhiên, các hợp chất hóa
học có thể cho thấy một số tác dụng bất lợi và độc hại có thể ngăn cản việc sử dụng
chúng trong thực hành y khoa. Hoạt động nói chung lệ thuộc vào liều lượng. Hơn nữa,
thơng thường có những ảnh hưởng khác nhau, từ lợi ích đối với một chất khi đi từ liều
thấp đến liều cao. Hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện các tiêu chí
ADME. Để trở thành một loại thuốc có hiệu quả, hợp chất khơng chỉ phải hoạt động
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

20


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

chống lại mục tiêu, mà cịn có các đặc tính ADME (Hấp thụ, Phân bố, Chuyển hóa và
bài tiết) thích hợp để làm cho nó thích hợp để sử dụng như một loại thuốc. Trong khi
một vật liệu được coi là hoạt tính sinh học nếu nó có tương tác hoặc tác động lên bất
kỳ mô tế bào nào trong cơ thể người, hoạt động dược lý thường được dùng để mơ tả
những ảnh hưởng có lợi, nghĩa là ảnh hưởng của các viên thuốc cũng như độc tính của
một chất [27]. Trong hoạt tính kháng khuẩn, ta có thể xác định nhiều khả năng của hợp
chất như: hoạt tính kháng khuẩn, khả năng kháng oxy hóa, chống tiểu đường, trị ung
thư… Tuy nhiên trong điều kiện thí nghiệm cho phép, em chỉ thực hiện xác định hoạt
tính kháng khuẩn và khả năng kháng oxy hóa của cây.
1.2.2.1 Hoạt tính kháng khuẩn

Hoạt tính kháng khuẩn là tên của một hoạt tính sinh học cho thấy khả năng tiêu
diệt hoặc ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật.
Hầu hết các loại vi sinh vật gây độc đối với sức khỏe con người thường được sử
dụng trong việc nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của thực vật như là: tụ cầu vàng
(S.aureus), E.coli, Samonella, P.aeruginosa …
Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu, em chỉ thực hiện trên 2 chủng vi sinh vật
là S.aureus và E.coli do mức độ có mặt thường xuyên trong thực phẩm, cũng như phù
hợp với điều kiện phịng thí nghiệm.
Một số các phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn:
+ Phương pháp đo vòng kháng khuẩn [28].
+ Phương pháp đếm khuẩn lạc [29].
1.2.2.2 Khả năng kháng oxy hóa
Khả năng kháng oxy hóa của một chất là khả năng làm ức chế q trình oxy hóa của
các phân tử khác. Oxy hóa là một phản ứng hóa học có thể tạo ra các gốc tự do, dẫn
đến các phản ứng dây chuyền có thể làm hỏng các tế bào. Các chất kháng oxy hóa như
thiolis hay Vitamin C có thể chấm dứt các phản ứng dây chuyền này để ngăn cản quá
trình oxy hóa xảy ra.
Một số các phương pháp xác định khả năng kháng oxy hóa [30]:
- Phương pháp TEAC (Trolox equivalent antioxidant capacity): Xác định hoạt tính
kháng oxi hóa so với khả năng chống oxi hóa của Trolox.
- Phương pháp DPPH (Scavenging ability towards DPPH radicals): Khả năng khử
gốc tự do DPPH.
- Phương pháp ORAC (oxygen radical absorbance capacity): xác định khả năng
hấp thụ gốc tự do chứa oxy hoạt động.
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

21



Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

- Phương pháp TRAP (total radical-trapping antioxidant potential): Khả năng
kháng oxi hóa bằng cách bẫy các gốc tự do.
- Phương pháp FRAP (ferric reducing-antioxidant power): lực kháng oxi hóa
bằng phương pháp khử sắt.
- Phương pháp reducing power: lực kháng oxy hóa bằng phương pháp khử Fe
- Phương pháp Conjugated Diene: khảo sát nối đôi liên hợp.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này em thực hiện bằng phương pháp DPPH để xác
định hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết rễ cây mật nhân vì đây là phương pháp đơn
giản, các hóa chất dễ kiếm, đồng thời phịng thí nghiệm có đầy đủ các thiết bị.
Phương pháp DPPH
DPPH (1,1 diphenyl- 2 picrylhydrazyl) là phương pháp nhặt các gốc tự do theo
nguyên tắc: các chất có khả năng kháng oxy hóa sẽ trung hịa gốc DPPH bằng cách
cho hydrogen, làm giảm độ hấp thụ tại bước sóng cực đại và màu của dung dịch sẽ
nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt.

Hình 1.6 Phản ứng làm mất màu dung dịch DPPH của các chất có khả năng chống
oxy hóa
Ưu điểm: DPPH có thể được sử dụng trong các dung mơi hữu cơ và dung dịch nước
khơng phân cực và có thể được sử dụng để kiểm tra cả hai chất kháng oxy hóa ưa nước
hay ưa béo. Có độ chính xác cao, dễ dàng thực hiện và có giá trị kinh tế cao. DPPH
được phép phản ứng với toàn bộ mẫu và đủ thời gian nhất định trong phương pháp
này.
Nhước điểm: DPPH chỉ có thể được hịa tan trong dung môi hữu cơ và sự can thiệp
từ việc các chất mẫu hấp thụ có thể gây khó khăn cho phân tích định lượng. Ngồi ra
độ hấp thụ của DPPH trong methanol và acetone giảm dưới ánh sáng.
1.2.3 Độc tính cấp của cây

1.2.3.1 Khái niệm độc tính cấp:
SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

22


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

Thuật ngữ này biểu thị sự tác động xấu hay sự tử vong của sinh vật ngay sau khi tiếp
xúc với chất độc. Độc tính cấp xảy ra do tiếp xúc với đơn hoặc đa yếu tố trong một thời
gian ngắn và tác động cấp tính là tác động xảy ra trong vịng một vài ngày hoặc thậm
chí là một vài giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc với chất độc, thơng thường thời gian gây
độc cấp tính phải ít hơn hai tuần. Mặt khác, vì những tác động mãn tính chỉ xuất hiện
sau khi tiếp xúc lặp lại với một chất độc, trong nhiều trường hợp cần phải tiếp xúc liên
tục hàng tháng. Trong khi đó, tác nhân gây độc tính cấp được hấp thụ nhanh chóng vào
cơ thể và sản sinh ra ngay lập tức các hiệu ứng độc cho cơ thể, song cũng có trường
hợp, tiếp xúc cấp tính bị suy giảm độc tính [31].
1.2.3.2 Khái niệm về LC50 và LD50 [32]
LD là viết tắt của "Lethal Dose". LD50 là liều lượng của hoá chất phơi nhiễm trong
cùng một thời điểm, gây ra cái chết cho 50% (một nửa) của một nhóm động vật dùng
thử nghiệm. LD50 là một cách thức đo lường khả năng ngộ độc ngắn hạn (độc tính cấp
tính) của một hố chất. Chất độc có thể thử nghiệm trên nhiều loại động vật, nhưng
thường xuyên nhất được thực hiện với chuột. Nó thường được biểu diễn bằng 01 liều
lượng hóa chất (ví dụ, milligrams)/ phơi nhiễm trên mỗi 100 gram (cho động vật nhỏ
hơn) hoặc trên một kg (đối với đối tượng thử nghiệm lớn hơn) trọng lượng cơ thể của
động vật thử nghiệm. LD50 có thể được xem như là 01 phương pháp quản lý dựa bất kỳ
đường phơi nhiễm nào nhưng phơi nhiễm qua da (áp dụng cho da) và uống (qua

miệng) là phổ biến nhất .
LC là viết tắt của "Lethal Concentration". giá trị LC thường tham khảo với nồng độ
của một hóa chất trong khơng khí, nhưng trong nghiên cứu mơi trường, nó cũng có thể
có nghĩa là nồng độ của một chất hóa học trong nước. Nồng độ của hóa chất cho các
thí nghiệm hít phải trong khơng khí có thể tiêu diệt 50% các lồi động vật thử nghiệm
trong một thời gian nhất định (thường là bốn giờ) là giá trị LC50 .
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Năm 1968 từ cao ete dầu hỏa của vỏ và lá cây mật nhân, nhóm tác giả Nguyễn
Ngọc Sương, trường đại học khoa học Sài Gòn đã phân lập được 7 hợp chất là βsistosterol,
campesterol,
2,6-dimethoxybenzoquinone,
eurycomalacton,
dihydroeurycomalacton A, laurylaton, laurylaton B
[6].
Năm 2007, nhóm tác giả Trần Anh Tuấn, Trần Thị Thu Hương, Trần Hồng Quang,
Nguyễn Tiến Hùng, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, đã nghiên cứu thành phần hố
học cây mật nhân và đã cơ lập được 6 hợp chất là: 9-hydroxycanthin- 6-on, 13,18SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

23


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

dihydroeurycomanon, Kaempferol -3-0-α-rhamnpyrannoisid, eurycomanon, eurylen,
9-methoxylcanthin-6-on [33].
Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trương Thị Minh Hạnh, Trần Ý Đoan Trang, đã

tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, của dịch chiết rễ cây mật
nhân bằng phương pháp chưng ninh, nhằm rút ra điều kiện chiết tối ưu đối với phương
pháp chưng ninh [20].
1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về hiệu quả trị bệnh từ cây Eurycoma longifolia đã làm tăng lượng tinh
dịch ở nam giới, nồng độ tinh trùng, tỉ lệ hình thái, nhu động của tinh trùng bình
thường. Nhóm nghiên cứu Tambi và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 350 bệnh nhân
uống liều 200 mg chiết xuất từ Eurycoma longifolia, cho uống hàng ngày và theo dõi
chu kỳ 3 tháng 1 lần trong vịng 9 tháng. Trong số 350 bệnh nhân thì có 75 bệnh nhân
được khám đủ 3 lần trong 9 tháng. Phân tích tinh dịch thì những bệnh nhân đều có tinh
dịch tăng lên đáng kể [34].
Miyake và cộng sự (2010) đã cô lập được 24 chất quassinoid từ rễ eurycoma được
phát hiện ra là những chất có tác dụng gây độc đến tế bào, chống lại 4 dòng tế bào ung
thư, bao gồm 3 dòng tế bào ở chuột [ dịng ung thư đại tràng (26-L5), u ác tính (B16BL6) và tế bào ung thư phổi (LLC)], và dòng tế bào phổi ở người (A549) [35].
Shuid và cộng sự (2011) nghiên cứu trên mơ hình chuột 12 tháng tuổi gây lỗng
xương. Sau 6 tuần thì nhóm cho uống Eurycoma longifolia và nhóm thay thế
testosterone có thể ngăn chặn sự mất canxi xương ở chuột. Eurycoma có tiềm năng
trong điều trị bệnh loãng xương thiếu hụt androgen [36].
Low và cộng sự (2011) đã phân tích huyết tương để tìm hiểu về thời gian bán hủy
của 4 chất thuộc nhóm quasinoid gồm 13α(21)-epoxyeurycomaone (EP),
eurycomanone (EN), 13α,21-dihydroeurycomanone (ED), eurycomanaol (EL) sau khi
cho chuột uống Fr 2 (chiết xuất từ trong Eurycoma longifolia Jack ) liều 200 mg/kg và
tiêm qua đường tĩnh mạch liều 10 mg/kg. Qua phân tích thấy EP và EN xuất hiện
trong huyết tương, EP có thời gian bán hủy lâu hơn và nồng độ cao hơn. Cịn EL, EP
khơng thấy xuất hiện trong huyết tương vì nó biến chất trong dịch tiết của dạ dày sau 2
giờ. EP và EN có thể là những chất có tác dụng trong điều trị bệnh sốt rét [37].
1.4 Kết luận
Với đối tượng nghiên cứu là rễ cây mật nhân hay còn gọi là bá bệnh được nhiều
nước chủ yếu là ở Châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực chủ yếu là dược phẩm vì các đặc tính y lý thần kỳ của nó. Ở Việt Nam cũng có

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

24


Khảo sát một số hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) và
ứng dụng tạo sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng

một số nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tính chất chữa bệnh của cây, tuy
vậy việc nghiên cứu thành phần hóa học mật nhân ở vùng Gia Lai và ứng dụng chúng
vào thực phẩm tiêu dùng hằng ngày lại chưa có. Vì vậy đề tài này của em là nhằm
khảo sát một số hoạt tính sinh học của cao chiết rễ cây mật nhân tại vùng nguyên liệu
giàu tiềm năng này và nghiên cứu cách bổ sung các thành phần có lợi từ dịch chiết
vào thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng hằng ngày.

SVTH: ĐINH ANH TÙNG

GVHD: PGS.TS TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH

25


×