Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường cao đẳng kĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.32 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 100-107
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0057

BẢN CHẤT VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH KĨ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT
Nguyễn Thành Long
Khoa Cơ - Điện, Trường trung cấp xây dựng số 4, Vĩnh Phúc
Tóm tắt. Trong những năm gần đây, tình trạng nhiều sinh viên ra trường khơng có việc làm
hoặc có việc làm nhưng làm khơng đúng với ngành nghề mình được đào tạo...Trước tình
hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục
và Đào tạo. Có rất nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Trong đó, có ưu tiên đến cơng tác Hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên nhằm giúp học
sinh, sinh viên trong việc lựa chọn nghề nghiệp và nhanh chóng thích ứng trong q trình
học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề
nghiên cứu về “thích ứng nghề” cho sinh viên kĩ thuật còn khá mới mẻ, chưa được nhiều
người quan tâm. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ
năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường Cao đẳng kĩ thuật.
Từ khóa: Thích ứng, kĩ năng thích ứng, kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên kĩ thuật.

1.

Mở đầu

Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người có khả năng thích ứng để theo kịp với sự phát
triển đó. Trong thế kỉ XX, những nghiên cứu khoa học về vấn đề tâm lí học thích ứng được đánh
dấu bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như: Côvaliốp A. G. (1971) [1], Climôv E.
A. (1971) [2], Golomstooc A. E (1979) [3],... Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà khoa học giáo dục
quan tâm đến vấn đề này, cụ thể như: Bùi Ngọc Dung (1981) [4], Vũ Thị Nho (1996) [5], Nguyễn


Văn Hộ (2000) [6]. . . Thơng qua q trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá, chúng tơi nhận thấy rằng
“thích ứng” có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đào tạo, nó giúp cho con người
nhanh chóng hồn thiện nhân cách. . . Tuy nhiên tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, từng
cấp học, từng bậc học mà mức độ ảnh hưởng của nó khác nhau. Ở đây, tác giả chỉ đi sâu phân tích
để làm sáng tỏ vấn đề về khái niệm, các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho đối tượng
là sinh viên kĩ thuật mà cụ thể là sinh viên các trường cao đẳng kĩ thuật.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Thích ứng

Theo Nguyễn Văn Hộ (2006), Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong
trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. Giáo sư đã chỉ rõ: Để thích ứng mối cá
Ngày nhận bài: 9/1/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thành Long, e-mail:

100


Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên...

nhân cần phải tự hiểu mình (mình là ai?) thơng qua nhưng đặc trưng mà bản thân coi đó là một giá
trị được thừa nhận. Đồng thời để hiểu kĩ mình hơn, chính xác hơn, cần thiết phải có sự tồn tại của
một hoặc nhiều cá thể khác. Do đó, theo Giáo sư “thích ứng” được coi là quá trình thấu hiểu mình
bằng người khác và thơng hiểu kẻ khác bằng chính mình.
Cịn trong xã hội, sự thích ứng của mỗi cá nhân được tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau, theo chúng tơi tất cả các hình thức thể hiện của “thích ứng” đều có sự tham gia của ý thức. Ý
thức trở thành nhân tố thường trực tạo nên sự thành công hay thất bại của q trình thích ứng. Vì

vậy, theo chúng tơi hiểu: “thích ứng” là hoạt động có định hướng (ứng đáp, phản ứng, thich nghi,
tương thích và sự hịa nhập. . . ), là một quá trình tự giác ln mang tính tích cực chủ động của cá
nhân trước nhưng u cầu biến đổi của mơi trường xã hội.
“Thích ứng” là khái niệm được dùng rộng rãi trong cả khoa học và đời sống xã hội, biến thể
của nó có thể là: ứng đáp, phản ứng, thich nghi, tương thích và sự hịa nhập. . . ; Tuy nhiên, dưới
cách nhìn nhận của chúng tơi, các biến thể trên thường được dùng với ý nghĩa sinh học, cịn "thích
ứng" được dùng trong hoạt động tâm lí - xã hội. Có thể coi "thích ứng" là q trình biến đổi đời
sống tâm lí và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều
kiện sống mới và hoạt động mới. Nhờ có sự "thích ứng" mà chủ thể hình thành những cấu tạo tâm
lí mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại chính mơi trường sống.
Như vậy, sự "thích ứng" được bắt đầu ngay từ khi là một đứa trẻ mới chào đời, làm quen
với môi trường mới, với điều kiện sống mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ
thống ứng xử tương ứng với vị thế và vai trò xã hội của bản thân, giúp các cho cá nhân hòa nhập
vào xã hội.

2.2.

Nghề và nghề nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt, “nghề” được hiểu là "công việc chuyên làm theo sự phân cơng của
xã hội" [7]. Có thể hiểu: “nghề” là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào
tạo, con người có được những tri thức, những kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh
thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề nghiệp (career, profession, de carrière, Kapbepa,...) theo nghĩa Latinh có nghĩa là
cơng việc chun mơn được định hình một cách hệ thống, là dạng địi hỏi một trình độ học vấn
nào đó để thực hiện hoạt động cơ bản, giúp con người tồn tại và phát triển [8].
Tác giả Climôv E. A. định nghĩa: “Nghề nghiệp” là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật
chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho con người có khả năng sử dụng
lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển [8].
Từ một số khái niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu về “nghề nghiệp” như một dạng lao động

vừa mang tính xã hội (sự phân cơng xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân), trong đó
con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội
và cá nhân. Như vậy, sự thay đổi của xã hội là yếu tố quyết định đến sự thay đổi của nghề nghiệp
hay nói cách khác nghề nghiệp phải thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Theo quan điểm của chúng tơi thì bất kì nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó hệ thống
giá trị: kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ và hiệu quả do nghề mạng lại. Những giá trị này có thể
được hình thành theo con đường tự phát (do tích lũy kinh nghiệm trong q trình sống với cộng
đồng mà có) hoặc theo con đường tự giác (do đào tạo tại các cở sở trường lớp dài hạn hay ngắn
hạn).
Thực tế cho thấy trong bất kì hoạt động nghề nghiệp nào, mỗi cá nhân đều phải tiêu tốn một
101


Nguyễn Thành Long

lượng vật chất (sức lực) và tinh thần (trí tuệ) nhất định. Cá nhân sống bằng nghề nào thì lượng tiêu
hao sức lực và trí tuệ cho dạng lao động đó là lớn nhất. Chính vì thế, nghề được coi như là một đối
tượng của đời sống cá nhân và gắn bó với cả cuộc đời con người, nhiều khi còn truyền từ đời này
qua đời khác [9].
Để phân biệt rạch ròi giữa khái niệm “nghề” và khái niệm “nghề nghiệp”. Chúng tôi cho
rằng, khái niệm "nghề" và "nghề nghiệp" cũng có những khía cạnh khác nhau, “nghề” ln ln
là cơ sở giúp cho con người có “nghiệp” (việc làm) để từ đó tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu cá nhân cũng như nhu cầu xã hội. Cịn nếu như người nào chỉ có nghề mà khơng có nghiệp,
người đó coi là người thất nghiệp (Ví dụ sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm).
Tuy nhiên, chúng ta không nên tách bạch nội hàm hai khái niệm đó, bởi trong chúng có sự "chứa
đựng" lẫn nhau, trong nghề có ẩn chứa "nghiệp", và đã có "nghiệp" nhất định phải có "nghề", cho
nên người ta thường dùng thuật ngữ "nghề nghiệp" bởi sự song hành giữa chúng.
Nói chung xét trên quan điểm về giáo dục và đào tạo, “nghề nghiệp” có thể hiểu là một
dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chun biệt, có những kiến thức kĩ năng,
kĩ xảo chun mơn nhất định, có phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của dạng lao động tương

ứng.[10].
Ở phương diện thích ứng chúng tơi khơng phân biệt hai khái niệm này, bởi sự thích ứng
diễn ra trong cả q trình học nghề và hành nghề, chúng có mối quan hệ đan xen lẫn nhau, cả “học
nghề” lẫn “hành nghề” đều diễn ra q trình tích lũy, vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
(trong “học nghề” có “hành nghề” và khi “hành nghề vẫn phải “học nghề”, cho nên chúng tơi nhận
thấy hai khái niệm thích ứng nghề và thích ứng nghề nghiệp đều có ý nghĩa như nhau, và chúng
tơi đồng nhất gọi là “thích ứng nghề”.

2.3.

Thích ứng nghề

Thích ứng nghề là một dạng thích ứng có quan hệ khá mật thiết với các dạng thích ứng
khác, thích ứng nghề của một người lao động là quá trình tiếp xúc của họ với các hoạt động nghề
nghiệp, với những điều kiện học tập và lao động, với một tập thể [7].
Tác giả K.K.Platônôv đã chỉ ra rằng: “thích ứng nghề” bao gồm một số kĩ năng thu được
khi làm việc trong một tập thể và trong các mối quan hệ nhân cách của những tập thể nghề nghiệp
khác nhau [8].
Theo các quan niệm nêu trên, có thể hiểu “thích ứng nghề” là q trình đưa con người vào
lao động nghề nghiệp, là thời kì chuyển tiếp từ học sinh, sinh viên sang vị trí người cơng dân có
tay nghề. Sự chuyển biến này diễn ra ở các mặt phát triển của cá nhân (sức khỏe, tâm lí, tay nghề,
kinh nghiệm sống, tính cách, đạo đức..).
Theo chúng tơi thích ứng nghề của một sinh viên kĩ thuật là quá trình vận dụng các kiến
thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đã được tích lũy thơng qua
chương trình đào tạo chuyên biệt và xã hội. Kết quả sự thích ứng mà họ đạt tới sẽ được biểu đạt
thông qua mức độ tương ứng giữa yêu cầu nghề nghiệp với những phẩm chất cá nhân trong hoạt
động nghề nghiệp đó.

2.4.


Kĩ năng thích ứng nghề

Qua nghiên cứu, chúng tơi đi đến kết luận "KNTƯ nghề" là một dạng kĩ năng đặc biệt, bởi
các lí do sau:
- Thứ nhất, xét về bản chất, KNTƯ nghề vừa có tính chất của một KN chung, vừa mang
102


Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên...

những đặc điểm của một KN chun biệt. Nó bao hàm cả những thuộc tính chung về trí tuệ và nhân
cách, đồng thời phải có những yếu tố tâm lí phù hợp với sự thay đổi của một hoạt động chuyên biệt
nhất định.
- Thứ hai, KNTƯ nghề có mối quan hệ chặt chẽ với KN nghề. Do đó khi xem xét KNTƯ
nghề ta nên phân tích nó dựa vào những u cầu cơ bản về phẩm chất của KN nghề, cần nhìn nhận
nó như một KN đặc biệt vừa mang tính phổ biến vừa mang tính độc đáo.
Qua nghiên cứu, chúng tơi xác định cấu trúc của “KN nghề” gồm các thành tố cơ bản:
- Vận dụng kiến thức.
- Vận dụng kĩ năng.
- Thái độ với nghề.
- Mức độ (kết quả) thực hiện các hành động nghề (hành nghề).
Bên cạnh đó, chúng tơi xác định cấu trúc của “KNTƯ nghề” bao gồm các thành tố:
- Tri thức để thích ứng (đáp ứng u cầu) mơi trường nghề.
- Mức độ lĩnh hội tri thức trong quá trình học.
- Mức độ vận dụng các tri thức nghề để thích ứng, tồn tại và phát triển trong thế giới
việc làm.
- Sự linh hoạt biểu hiện các phẩm chất trong thế giới việc làm.
Qua phân tích, chúng tơi cho rằng KN nghề nghiệp và KNTƯ nghề có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau, xét ở góc độ nào đó thì KNTƯ nghề cũng được coi như một KN nghề nghiệp, nhưng
nó đặc biệt ở chỗ nó phải được biểu hiện cụ thể trong một lĩnh vực nhất định nào đó của KN nghề

nghiệp. (Khơng có sự thích ứng chung chung mà phải có sự thích ứng trong lĩnh vực cụ thể của
hoạt động nghề, ví dụ thích ứng với hoạt động thực hành, trong đó liên quan chặt chẽ với việc
rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo nghề của người kĩ sư,...), và nó khơng những biểu hiện ở khả năng
thay đổi và rèn luyện các KN nghề mà còn biểu hiện ở khả năng thay đổi và rèn luyện các phẩm
chất nghề.
Dựa trên các khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học về thích ứng nghề, kĩ năng nghề. . . ,
chúng tôi đi đến kết luận chung về kĩ năng thích ứng nghề như sau: KNTƯ nghề là khả năng cá
nhân thích ứng trong cách tiếp cận tri thức nghề và vận dụng tri thức nghề trong quá quá trình rèn
luyện, thay đổi, cải tạo và sáng tạo bản thân và môi trường, nhằm đáp ứng được những yêu cầu
trong sự biến đổi của môi trường hoạt động.
Như vậy KNTƯ nghề được thể hiện:
- Mức độ ổn định và hiệu quả trong việc tích lũy các tri thức, kĩ năng trong hoạt động học
tập và lao động nghề nghiệp.
- Mức độ ổn định và hiệu quả trong việc vận dụng các tri thức, kĩ năng vào hoạt động nghề
nghiệp.
- Thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng để cải tạo, sáng tạo bản thân và môi
trường cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động học tập và rèn luyện nghề, đáp ứng những yêu cầu
về phẩm chất và KN của nghề.
- KNTƯ nghề cho phép cá nhân thích nghi và đạt kết quả tốt trong các điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau của hoạt động nghề.

103


Nguyễn Thành Long

2.5.

Các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường
CĐKT


2.5.1. Thích ứng với mơi trường đào tạo (thích ứng ban đầu)
Đây là giai đoạn ban đầu sau khi học sinh hoàn thành chương trình học phổ thơng và u
cầu mỗi học sinh nên chọn cho mình hướng đi, hướng phấn đấu, rèn luyện. Vì vậy, sự cần thiết của
học sinh là phải thực hiện hành động của bản thân theo một hướng đã được xác định, đây là cơ sở
tạo tiền đề hình thành thích ứng ban đầu đối với sinh viên.
Thơng qua kết quả khảo sát thực tế về công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường
phổ thơng:
TT
1
2
3
4
5

Các biểu hiện
Có kiến thức, hiểu biết thực tế về môi
trường nghề và điều kiện tiếp cận nghề
nghiệp ở phổ thơng
Phát triển tâm lí nghề nghiệp cho học
sinh phổ thông
Hiểu biết thực tế về nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học và
giáo dục ở các trường chuyên nghiệp.
Nắm bắt kịp thời những yêu cầu, đòi
hỏi giáo dục ở trường chuyên nghiệp
Vận dụng hiểu biết và kĩ năng để lựa
chọn cho mình hướng đi đúng phù hợp
với năng lực hiện có của cá nhân.


1

Các mức độ
2
3
4

5

48,8% 17,7% 14,4% 13,5% 5,7%
9,7%

26,2% 48,5% 8,0%

7,7%

47,1% 26,9% 17,1% 7,1%

1,8%

26,9% 46,2% 18,0% 7,1%

1,8%

26,9% 46,2% 18,0% 7,1%

1,8%

Kết quả của việc hình thành KNTƯ nghề cho học sinh phổ thông cuối cùng sẽ được thể
hiện và đánh giá khi các em tham gia vào hoạt động lựa chọn cho mình một hướng đi, một mơi

trường nghề phù với năng lực hiện có của bản thân. Do vậy, việc trang bị cho các em những yếu tố
tâm lí và kĩ năng để hình thành và phát triển KNTƯ thơng qua các hoạt động dạy học và giáo dục
ở trường phổ thông là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong khi kết quả điều tra cho thấy, kĩ
năng này ở học sinh rất hạn chế. Qua đó cho thấy, học sinh cần được cọ sát và tham gia nhiều hơn,
tìm hiểu nhiều hơn, thâm nhập tích cực hơn vào các hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thơng
thì mới có thể tạo cơ hội cho các em thích ứng nhanh với hoạt động nghề nghiệp ở trường chuyên
nghiệp sau này.
Ở giai đoạn này, mỗi sinh viên tự đánh giá lại quyết định vào trường chuyên nghiệp của
mình đã lựa chọn có đúng khơng, từ đó mà hình thành thái độ ban đầu đối với nghề thông qua các
hoạt động học tập, sinh hoạt của trường chuyên nghiệp. Cũng ở giai đoạn này yêu cầu sinh viên
phải tự tìm cho mình sức hấp dẫn của nghề nghiệp, thử so sánh giữa ước mơ cũ và hiện thực để
xây dựng và củng cố niềm tin đối với sự lựa chọn nghề nghiệp. Do tính chất mới mẻ của sự phát
triển tâm lí, sức hấp dẫn của nghề nghiệp phụ thuộc không nhỏ vào những cư xử ban đầu của cơ
sở đào tạo, hoặc gây ra cho các em những ấn tượng tốt đẹp, giúp các em có được một thích ứng
thuận chiều theo môi trường mới, hoặc là tạo ra sự hẫng hụt, suy giảm niềm tin và hi vọng trong
môi trường mới.
104


Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên...

2.5.2. Nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ về nghề nghiệp
Giai đoạn này được thực hiện trong quá trình sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các môn khoa
học chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp tương lai. Nó diễn ra lâu dài, theo từng
năm học. Giai đoạn này có vai trị to lớn, ảnh hưởng tới chất lượng thích ứng của mỗi sinh viên
đối với nghề. Sự phù hợp nhiều hay ít của nghề trong giai đoạn này được biểu thị thông qua kết
quả học tập rèn luyện, mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Chính kết quả học tập này tác
động trực tiếp đến lí tưởng nghề nghiệp, lịng u nghề của mỗi sinh viên và là cở sở đánh giá mức
độ thích ứng nghề của sinh viên.
Ví dụ: Theo kết quả điều tra trên các trường cao đẳng kĩ thuật vùng trung du phía bắc về sự

thích ứng kĩ năng nghề với hoạt động dạy học. Cụ thể như sau:
TT
1

2

3
4
5

Các biểu hiện
Nắm vững kiến thức kiến thức, kĩ năng,
tích cực tìm hiểu các mơn học chung,
các mơn chun ngành.
Thường xun rèn luyện kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo thông qua hoạt động thực
hành.
Tích cực rèn luyện khả năng ngoại ngữ
chuyên ngành để thơng dịch các trang
thiết bị mới.
Làm quen, tìm hiểu và vận dụng kiến
thức, kĩ năng vào sản xuất thực tế.
Có khả năng tự kiểm tra, đánh giá năng
lực bản thân.

Các mức độ
3
4

1


2

5

4%

14%

63%

11%

8%

1%

13%

70%

10%

6%

1%

17%

62%


11%

9%

1%

18%

65%

13%

2%

1%

17%

70%

9%

3%

Qua kết quả khả sát chúng ta nhận thấy việc nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng và kĩ
xảo tập trung mức độ 2, tức kĩ năng thích ứng nghề của sinh viên vẫn cịn nhiều hạn chế. Chính
vì thế, ở giai đoạn này chúng ta cần đưa ra các giải pháp để phát triển kĩ năng thích ứng nghề cho
sinh viên, cần xây dựng mơ hình phát triển kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên.


2.5.3. Hình thành tay nghề trong mơi trường sản xuất
Qua phản ánh thực tế của các doanh nghiệp về việc sử dụng lao động đã qua đào tào thông
qua mạng internet.
[11], cho thấy 70% nhân lực công nghệ
thông tin không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp.
[12], nội dung
bài viết chỉ rõ: “Dư thừa trình độ lao động cử nhân là thực tế, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp
vẫn khơng tuyển được. Ngun do là có đến 70% sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu
về chuyên mơn, kĩ năng, ngoại ngữ. . . ”. Vì vậy, trong đào tạo hiện nay việc hình thành tay nghề
cho sinh viên trong môi trường sản xuất là vô cùng quan trọng, nó giúp phát triển KNTƯ nghề cho
sinh viên.
105


Nguyễn Thành Long

Ở giai đoạn này kĩ năng thích ứng nghề được hình thành thơng qua việc thực tập kết hợp
sản xuất tại cơ sở đào tạo, thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất, tại doanh nghiệp. . . Đây là
giai đoạn thử thách thực sự trong môi trường nghề, được tiếp xúc trực tiếp với trang thiết bị máy
móc tại doanh nghiệp, được làm trực tiếp tạo ra các sản phẩm, phải tuân thủ giờ giấc, nghỉ ngơi,
hội họp. . . thông qua các mối quan hệ qua lại giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người học với cán
bộ, những quyền lợi vật chất được hưởng thụ và đóng góp, sự căng thẳng và mệt nhọc, niềm vui và
nỗi buồn, thành công và thất bại trong quá trình vận dụng hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề
nghiệp đã tiếp thu ở học đường vào hoạt động thực tiễn, làm cho q trình thích ứng nghề trở nên
lí thú nhưng cũng khơng kém phần phức tạp, có thể gây ra những biến đổi rõ nét đối với lí tưởng
nghề nghiệp.
Chính ở giai đoạn này chúng ta đang gắn trách nhiệm của sinh viên với nghề nghiệp, hình
thành kĩ năng cốt lõi trong mơi trường nghề nghiệp, giúp sinh viên thích ứng với mơi trường hành
nghề sau khi tốt nghiệp.
Cả ba giai đoạn hình thành thích kĩ năng thích ứng nghề như chúng ta vừa xem xét có mối

quan hệ mật thiết với nhau, kế tiếp nhau tạo thành một q trình thích ứng hồn chỉnh. Nếu như ở
học sinh phổ thông các lớp cuối cấp, thích ứng nghề chỉ tham gia trên cơ sở việc hình thành cho
học sinh ý thức lựa chọn nghề và một vài kĩ năng của một số nghề phổ biến, thơng dụng, thì ở
các trường CĐKT vấn đề rèn luyện tay nghề mà sinh viên tiếp thu được trong quá trình học tập tại
trường phải được gìn giữ và vận dụng một cách thành thạo vào lĩnh vực nghề nghiệp đã được đào
tạo. Tổng số những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và hệ thống những kiến thức được thiết lập trong
thời gian học tập tại tường sẽ tạo thành cơ sở của tay nghề trong chuyên môn, giúp sinh viên có
thể thích ứng nhanh chóng với u cầu do nghề nghiệp đặt ra, đạt tới giá trị khách quan của nghề
địi hỏi.

3.

Kết luận

Trên đây chúng tơi đã đi sâu phân tích, trao đổi một số vấn đề về lí luận liên quan tới các
khái niệm như: thích ứng, thích ứng nghề, kĩ năng thích ứng nghề và các giai đoạn hình thành
KNTƯ nghề cho sinh viên CĐKT. Qua phân tích giúp chúng ta nhận rõ q trình hình thành và
phát triển kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên các trường Cao đẳng kĩ thuật là rất quan trọng,
không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị cho sinh viên nhưng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cụ thể, mà xa hơn
nữa, nó trang bị cho sinh viên khả năng thích ứng với những đặc điểm chính của nghề nghiệp mà
họ đang hoạt động và chính q trình này sẽ giúp họ khả năng nhận biết, chuyển đổi và tự hoàn
thiện bản thân cho phù hợp với nhịp độ phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

106

Climôv E. A., 1971. Nay đi học, mai làm gì? Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
Cơvaliốp A. G., 1971. Tâm lí học cá nhân. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Golomstoc A. E., 1979. Quan niệm giáo dục và lí thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp. Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
Bùi Ngọc Dung, 1981. Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lí Giáo dục. Đề tài khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Vũ Thị Nho, 1996. Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học. Đề tài NCKH
cấp Bộ, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hộ, 2000. Thích ứng sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hồng Tùng, Thanh Hương, Hoàng Cẩm, 2002. Từ điển tiếng việt. NXB Thanh Niên.


Bản chất và các giai đoạn hình thành kĩ năng thích ứng nghề cho sinh viên...

[8]

Nguyễn Văn Hộ, 2006. Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường
Trung học phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.
[9] Nguyễn Đức Trí, 2011. Giáo dục học nghề nghiệp. NXB Giáo dục Việt Nam.
[10] Nguyễn Đức Trí, Hồ Ngọc Vinh, 2013. Phương pháp dạy học trong dạy nghề. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[11] />[12] />ABSTRACT
A detailed analysis of the nature and the stages of student adaptation skill formation
among students enrolled in technical college
For a number of years, many higher education graduates have been unable to find
employment and many of those who are employed are unsatisfied with their new profession. In
response, the Party and the government have been attempting to renovate and improve the quality
of education and training. A great deal of research has been done in this area and many solutions
have been proposed. In particular, it was found that students would benefit from counseling which

would help them choose a career and adapt to the learning process and training that would develop
the qualities needed for their chosen profession. However, the concept of ‘adapting to a profession’
is quite new to engineering students and they have little interest in this matter. This article analyzes
the nature and the stages of adaptation skill formation for students of technical colleges in detail.
Keywords: Adaptation, adaptation skills, profession adaptation for engineering students.

107



×