Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hồ Chí Minh với khát vọng về độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.18 KB, 5 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 117-121
This paper is available online at

HỒ CHÍ MINH VỚI KHÁT VỌNG
VỀ ĐỘC LẬP, TỰ DO CHO DÂN TỘC VIỆT NAM
Dương Văn Khoa

Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh (lúc đó cịn là thanh thiếu niên) đã nghĩ đến những
điều lớn lao cho dân tộc, ra nước ngồi tìm hiểu xem người ta đã làm như thế nào để sau này
trở về giúp đồng bào mình. Khát vọng về độc lập và tự do cho dân tộc hình thành ở Người
từ rất sớm, nó cứ lớn dần theo thời gian và hun đúc thành hành động mạnh mẽ. Trước năm
1945, Người kêu gọi và lãnh đạo nhân dân giành độc lập, sau năm 1945 là bảo vệ độc lập;
đồng thời, độc lập phải là độc lập thật sự, phải gắn liền với tự do, nhân đạo, hịa bình. Tinh
thần và hành động bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh ngày
một cương quyết và dứt khốt.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, độc lập, tự do, dân tộc Việt Nam, khát vọng.

1.

Mở đầu

Năm 1884, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với thực dân Pháp, chính thức thừa nhận nền
bảo hộ của chúng trên tồn cõi Việt Nam [1]. Dân tộc mất độc lập, nhân dân mất tự do, các phong
trào yêu nước liên tiếp nổ ra, lớp trước ngã xuống, lớp sau đứng dậy. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX, sau những thất bại của phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế. . . cách mạng Việt Nam
lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối cứu nước. Trong thời khắc khó khăn đó, Hồ Chí Minh xuất
hiện cùng khát vọng lớn lao về độc lập, tự do cho dân tộc [3,4]. Người đã gánh vác sứ mệnh lịch
sử do dân tộc giao phó: tìm kiếm, lựa chọn con đường phát triển cho đất nước, lãnh đạo nhân dân
Việt Nam vùng lên đánh đuổi ngoại xâm, cởi ách nô lệ.



2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Thời kì trước năm 1945

Bơn ba khắp nơi trên thế giới để tìm đường giải phóng cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã làm
nhiều nghề để sống và hoạt động cách mạng, tiếp xúc với đủ hạng người, nhiều nền văn hoá, khảo
sát các con đường cách mạng khác nhau. . . Từ thực tiễn sinh động, với sự nhạy cảm về chính trị và
trí tuệ trác Việt đã giúp Hồ Chí Minh sớm nhận ra bản chất xấu xa, “giết người”. . . của đế quốc,
thực dân, thấy được sự giả dối giấu đằng sau ánh hào quang của khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do-bình
đẳng-bác ái” mà thực dân Pháp rêu rao bên An Nam. Con đường cách mạng của tư sản Anh, Pháp,
Ngày nhận bài 3/12/2013. Ngày nhận đăng 25/06/2014.
Liên lạc Dương Văn Khoa, e-mail:

117


Dương Văn Khoa

Mỹ không thể cứu được dân tộc Việt Nam, vì nó là “nền cộng hồ giả dối”, “cách mạng khơng đến
nơi”. Chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga mới triệt để và cứu được chúng ta, vì nó đem lại hạnh
phúc thực sự cho người dân “cách mạng đến nơi”.
Khi bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, mặc dù chưa biết nhiều về tổ chức này, nhưng
Người vẫn tán thành, tin và đi theo nó chỉ vì một lí do đơn giản “nó ủng hộ cơng cuộc giải phóng
dân tộc của các dân tộc thuộc địa”; nữ thư kí Đại hội Tua (1920) hỏi vì sao lại tán thành Quốc
tế III, Người trả lời thành thật “Tôi khơng hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản
và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng
thuộc địa. Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập cho họ. . .

Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả
những điều tôi hiểu” [4;49].
Như vậy, Sự mất mát, đau thương của dân tộc đã làm nảy sinh ý chí muốn cứu nước của
Hồ Chí Minh, ý chí ấy biến thành hành động và lớn dần thành một khát vọng cháy bỏng và thiêng
liêng. Sau này, Người đến với Lênin và Quốc tế Cộng sản chủ yếu là do lịng u nước, khát vọng
giải phóng dân tộc tạo động lực và dẫn đường. Người đã bộc bạch điều này trong một bài viết:
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin,
tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí Luận Mác - Lênin,
vừa làm công tác thực tế, dần tơi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Qua một thời gian dài hoạt động cách mạng ở nước ngồi, Hồ Chí Minh trở về nước (1941)
và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Nghị quyết Hội nghị tiếp tục nhấn mạnh, đặt vấn
đề giải phóng dân tộc lên cao hết thảy “trong lúc này. . . nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc
giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc
gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng
khơng địi lại được” [2;112,113]. Sau Hội nghị, Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước
đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp – Nhật, trong đó nêu rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng
cứu giống nịi ra khỏi nước sơi lửa bỏng” [3-t.3;198]. Tháng 7/1945, tình thế cách mạng đang đẩy
nhanh đến chỗ chín muồi, mặc dù ốm nặng, Người vẫn gượng sức chỉ đạo, nêu cao quyết tâm “dù
có hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập”.
Nghe tin quân Nhật đầu hàng, Người tiếp tục gửi thư đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. . .
Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm
tiến lên!” [3, t.3;554]. Sự thành công của Cách mạng tháng Tám (1945) đã chứng minh cho sự
đúng đắn trong tư tưởng của Người, khát vọng thiêng liêng, cao cả của Hồ Chí Minh đã thành hiện
thực. Thay mặt cho Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập, long trọng khẳng
định trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành
một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [3-t.4;4].

Khát vọng về độc lập, tự do cho Việt Nam của Hồ Chí Minh thể hiện sự nhất quán theo thời
gian, cho dù có đối mặt với những biến động của thời cuộc “độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng
bào”, khát vọng đó khơng chỉ hàm chứa một trái tim vĩ đại, một tình cảm lớn lao dành cho nhân
dân mà cịn hàm chứa một trí tuệ mẫn tiệp, một sự sáng tạo vượt bậc khi áp dụng chủ nghĩa Lênin
vào hồn cảnh cụ thể của Việt Nam, Người ln đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vấn
118


Hồ Chí Minh với khát vọng về độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

đề giai cấp tạm thời gác lại, hoặc giải quyết từng bước phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ “Tổ quốc
trên hết, dân tộc trên hết”; “quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp phải đặt dưới sự sinh, tử, tồn,
vong của quốc gia, dân tộc”. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo
cũng đã nêu rõ “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”; “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc
lập, dựng ra chính phủ cơng nơng binh, tổ chức ra qn đội công nông” – Chánh cương vắn tắt của
Đảng [3-t.3;1].
Để khát vọng ấy trở thành hiện thực, Người đã hoạt động không biết mệt mỏi, sẵn sàng đối
mặt với mọi hiểm nguy, khơi dậy sức mạnh nội tại, hào khí của dân tộc, kêu gọi nhân dân không
trông chờ, ỷ lại bên ngồi, phải tích cực, chủ động vùng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Người nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng
xứng đáng được độc lập” [3-t.6;522].
Có thể nói, trong hồn cảnh Tổ quốc bị ngoại xâm giày xéo, nhiều người Việt Nam yêu
nước đều có khát vọng giành lại độc lập và tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, sự khác biệt trong tư duy
của Người so với các bậc tiền bối và những người cùng thời ở giai đoạn này là: Độc lập và tự do
là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, là khát vọng lớn nhất của một dân tộc mất nước, vì vậy
phải giành lại cho bằng được, nhưng phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo, đúng thời cơ. Vì lẽ đó, Người
ln phê phán những hành động ám sát cá nhân, liều lĩnh vơ ích. Mặc dù khâm phục sự dũng cảm
xả thân của các anh, nhưng Người cho rằng, đó là hành động của những người “quẫn trí”. Người
ln chủ trương ưu tiên giải quyết vấn đề dân tộc trước, vì nó là quan trọng nhất; đồng thời, là cơ

sở, điều kiện để giải quyết vấn đề giai cấp. Khi thời cơ đến, dù phải mất mát lớn, “dù phải hi sinh
đến đâu” cũng phải quyết giành cho được độc lập.

2.2.

Thời kì sau năm 1945

Thành quả lớn nhất sau Cách mạng Tháng Tám là chính quyền đã thuộc về nhân dân. Đây
là kết quả hoàn toàn xứng đáng với sự hi sinh, mất mát của nhân dân. Tuy nhiên, nước nhà được
độc lập rồi thì nhân dân phải được hạnh phúc, ấm no. Trong thư gửi Uỷ ban nhân dân các kì, tỉnh,
huyện và làng, Người nói: "Nếu nước có độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lí gì".
Với khát vọng u chuộng hồ bình và độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư và
điện văn tới Liên Hiệp quốc và Chính phủ nhiều nước, trong đó nêu rõ: “nhân dân chúng tơi thành
thật mong muốn hồ bình. Nhưng nhân dân chúng tơi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo
vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” [3,
t.4;496]. Trước nanh vuốt của bọn đế quốc, thực dân, nền độc lập tồn tại trong thời gian ngắn đã
bị xâm phạm. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Tổ quốc lâm nguy! Với biện pháp mềm dẻo, khơn khéo, nhân nhượng có ngun tắc, bằng mọi giá
phải giữ vững nền độc lập, tự chủ, vai trị lãnh đạo của Đảng và chính quyền của nhân dân, chúng
ta đã thực hiện sách lược hồ hỗn với Tưởng để đánh thực dân Pháp ở miền Nam, sau đó lại hồ
với Pháp để đuổi Tưởng về nước. Nhưng kẻ thù ngoan cố, rắp tâm cướp đất nước ta một lần nữa.
Ngày 20-11-1946, thực dân pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, đổ quân vào Đà Nẵng, tháng
12 chúng gây ra những vụ thảm sát ở các khu phố cổ Hà Nội, láo xược gửi Chính phủ chúng ta
2 bức tối hậu thư. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương đã họp Hội nghị ngày 18-12.
Ngày hôm sau, với quyết tâm tiêu diệt dã tâm của kẻ thù để bảo vệ độc lập và tự do, Hồ Chí Minh
ra lời kêu gọi Tồn quốc kháng chiến, trong đó khẳng định: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất
119



Dương Văn Khoa

định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. . . ”[3-t.4, tr.480]. Trả lời phỏng vấn
trước báo giới trong những thời khắc đặc biệt sau ngày độc lập, nước nhà phải đối mặt với bao khó
khăn, thử thách, Người nói: “ Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bực là làm sao nước
nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành” [3-t.6;234].
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), miền Bắc hồn tồn giải phóng. Chúng ta đã buộc một
kẻ thù mạnh nhất nhì thế giới phải cúi đầu công nhận những quyền dân tộc cơ bản, thiêng liêng
của Việt Nam trong Hiệp định Giơnevơ: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và cuốn
gói cút khỏi miền Bắc.
Sau năm 1954, vĩ tuyết 17, sơng Bến Hải đã vơ tình chia cắt dân tộc, đất nước ta. Một cuộc
chiến tranh dài ngày, đẫm máu, không mong muốn đã xảy ra. Cũng như thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ và tay sai đã xâm phạm thô bạo tới những quyền dân tộc thiêng liêng nhất của dân tộc Việt
Nam. Một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi, hiệu triệu cả dân tộc đứng lên bảo vệ quyền
độc lập, tự do của mình. Trong thư gửi đồng bào cả nước, Người nói: “Nhiệm vụ thiêng liêng của
chúng ta là: kiên quyết tiếp tục đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, thống nhất nước nhà trên cơ
sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hồ bình, hồn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng dân
tộc” [3-t.8;196]. Sau sự phá sản của Chiến lược Chiến tranh Đặc biệt, để cứu vãn tình thế, đế quốc
Mỹ triển khai chiến lược chiến tranh mới, Chiến tranh Cục bộ, đưa quân viễn chinh ồ ạt vào miền
Nam Việt Nam. Ngày 17-7-1966, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn
dân chống Mỹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “. . . Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm
hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do. . . ” [3-t.13;108] . Một tuần
trước khi vĩnh biệt dân tộc ta, Người còn gắng sức viết thư trả lời Tổng thống Mỹ Richard Nixon,
khẳng định khát vọng u chuộng hồ bình của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng đanh thép
lên án dã tâm của kẻ thù, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ những quyền thiêng liêng của dân tộc:
“. . . Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hịa bình, một nền hịa bình chân chính trong
độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hi sinh gian khổ,
để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. . . ” [3-t.12;488]. Ý chí thép của

Người đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc. Đại
thắng mùa xuân 1975, là thắng lợi tất yếu của lí tưởng sống cao đẹp, của khát vọng cháy bỏng, cao
cả về độc lập và tự do. Dân tộc Việt Nam đã viết nên một trang sử chói ngời về lịng quả cảm, ý
chí, bản lĩnh, trí tuệ phi thường.
Như vậy, trước năm 1945, Người kêu gọi và lãnh đạo nhân dân giành độc lập, sau năm 1945
là bảo vệ độc lập; đồng thời, độc lập phải là độc lập thật sự, phải gắn liền với tự do, nhân đạo, hịa
bình. Tinh thần và hành động bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh
ngày một cương quyết và dứt khoát. Trước Cách mạng Tháng Tám, khi chủ trương giành độc lập,
Người thường dùng các cụm từ “chủ trương làm cách mạng”; “nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc”; “dù có hi sinh đến đâu”.v.v... để thể hiện khát vọng về độc lập, tự do. Sau Cách mạng
Tháng Tám, với chủ trương bảo vệ độc lập, tự do, Người thể hiện: “Cho dù cả nhân loại có chống
lại chúng tơi, nhưng dân tộc Việt Nam nhất định không cam chịu quay trở về sống kiếp đời nơ lệ
như trước nữa” – Hồ Chí Minh trả lời đại tướng Xa – Lăng của Pháp (1946); hoặc “Chúng ta thà
hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ. . . ”; “khơng có
gì q hơn độc lập và tự do”...

120


Hồ Chí Minh với khát vọng về độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

3.

Kết luận

Trong cảnh nước mất, nhà tan, giống như bao người dân yêu nước khác, Hồ Chí Minh sớm
ấp ủ một khát vọng lớn lao, cháy bỏng về độc lập và tự do cho Tổ quốc và đồng bào. Dân tộc gắn
liền với giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; độc lập phải là độc lập thật sự, độc
lập ln gắn với hịa bình, gắn với nhân đạo, tự do; độc lập, tự do cho dân tộc mình, đồng thời tôn
trọng độc lập, tự do của dân tôc khác. . . có lẽ đó là những điểm giá trị, sáng tạo, độc đáo, cao cả

trong khát vọng của Người. Đúng như những người bạn ở Đảng Cộng sản Mỹ đã viết: “tên tuổi
của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ
cao quý nhất của nhân loại”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000. Văn kiện Đảng Tồn tập, tập 7. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[3] Hồ Chí Minh, 2009. Tồn tập (12 tập - CDROM). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Trần Dân Tiên, 1975. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Nxb Sự thật, Hà
Nội.
ABSTRACT
Ho Chi Minh’s hunger for independence and freedom for the Vietnam people
Early twentieth century, Ho Chi Minh City (then-teenagers) thought great things for the
nation, abroad they find out how to have later returned to help his fellow. The desire for
independence and freedom for the peoples who formed very early, it just grew over time and
molded into strong action. Prior to 1945, he called on leaders and people for independence, after
1945 are protected independently; simultaneous, independent is truly independent, attached to
liberty, humanity, peace. Spirit and action to protect the independence and freedom for the people
of Vietnam’s Ho Chi Minh increasingly assertive and decisive.

121



×