Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn tội chứa mại dâm từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.31 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG HỒNG SƠN

TỘI CHỨA MẠI DÂM TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG HỒNG SƠN

TỘI CHỨA MẠI DÂM TỪ THỰC TIỄN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết luận nêu trong luận văn chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Hồng Sơn

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI CHỨA
MẠI DÂM

13

1.1.Những vấn đề lý luận chung về tội chứa mại dâm

13

1.2. Lich sử hình thành và phát triển các quy định về tội chứa mại dâm theo pháp
luật hình sự Việt Nam đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015


22

1.3.Pháp luật hình sự hình sự của một số nước về tội chứa mại dâm

29

Chương 2: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIÊN HÀNH VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

35

2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội chứa mại dâm

35

2.2. Thực tiễn thụ áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa mại dâm
tại Thành phố Hồ Chí Minh

55

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ
TỘI CHỨA MẠI DÂM

70

3.1. Hoàn thiện quy định của bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm

70


3.2.Tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng pháp luật về tội chứa mại dâm

71

3.3.Các giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa
mại dâm

79

KẾT LUẬN

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KT-XH

Kinh tế - xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân


UBND

Ủy ban nhân dân

GDPL

Giáo dục pháp luật

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

TTHS

Tố tụng Hình sự

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TAND

Tịa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

PCMD


Phòng chống mại dâm

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

BLHS

Bơ luật Hình sự

PLPCMD

Pháp lệnh phòng chống mại dâm

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên trên thế giới, thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm
họa cần phải phòng, ngừa và đồng thời loại bỏ. Trong đó, có tệ nạn mại dâm là vấn
đề nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội và cuộc sống của người dân. Tệ nạn mai

dâm thường gắn liền với các tệ nạn về ma túy và các tội phạm nghiêm trọng khác (tội
là cướp tài sản, tội buôn người, tội rửa tiền...), đồng thời làm mai một đi những giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam.
Trước tình hình đó, ngày 17 tháng 3 năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, là văn bản pháp lý quan trọng, điều chỉnh
một cách toàn diện cơng tác phịng, chống mại dâm; thể chế hóa đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác phịng, chống mại dâm, đồng thời góp
phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về
phòng, chống tệ nạn xã hội ở nước ta. Mặt khác, chưa bảo đảm tôn trọng quyền con
người theo Hiến pháp năm 2013. Do đó việc nâng Pháp lệnh Phịng, chống mại dâm
lên thành Luật là rất cần thiết.
Từ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban
Quốc gia về phòng chống tệ nạn xã hội; tại Thông báo số 472/TB-VPCP ngày 25
tháng 12 năm 2018; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cơng văn số 606/TTgKGVX ngày 24 tháng 5 năm 2019 để thực hiện có hiệu quả Chương trình cơng tác
năm 2019 của Ủy ban Quốc gia (ban hành kèm theo công văn số 50/PCAIDSMTMD
ngày 21 tháng 3 năm 2019). Trong những tháng cuối năm 2019, tình hình tệ nạn ma
túy, mại dâm, HIV/AIDS dự báo diễn biến phức tạp, đề nghị các bộ, cơ quan, địa
phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ. Với trên 16 năm thực hiện Pháp lệnh
Phòng, chống mại dâm năm 2003 và gần 20 năm thực hiện các Chương trình hành
động phịng, chống mại dâm các giai đoạn. Theo thống kê của Cục Phòng, chống tệ
nạn xã hội thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cho biết, giai đoạn 2016-2020,
tệ nạn mại dâm ở nước ta đã được kiềm chế cả về tốc độ và phạm vi. Cụ thể: Số tụ

6


điểm mại dâm công cộng giảm mạnh, nhiều địa phương đã xóa bỏ hồn tồn được
tình trạng gái mại dâm đứng đường, chào mời khách nơi công cộng; giảm số cơ sở
kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, vũ trường, cơ sở karaoke...), giảm
hoạt động mại dâm trá hình dưới mọi hình thức; ngăn chặn, giảm số đối tượng tham

gia hoạt động mại dâm, đặc biệt là mại dâm trẻ em, người chưa thành niên. Theo rà
soát, báo cáo của các cơ quan chức năng, tính đến tháng 9/2019, tồn quốc chỉ cịn
91.026 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, trong đó 44.722 cơ sở lưu trú, 17.015
nhà hàng, karaoke và massge, 531 vũ trường và các loại hình khác (khách sạn, nhà
hàng, nhà nghỉ, vũ trường, cơ sở karaoke...), số người bán dâm theo thống kê ước tính
của các tỉnh, thành phố là 11.639 người. Tuy nhiên, số thực tế có thể lớn hơn gấp
nhiều lần do đặc điểm xã hội, tính di biến động cao nên rất khó khăn trong việc thống
kê và tính đến nay đã có 41 tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng thí điểm hoặc duy
trì mơ hình can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực, tăng cường khả năng tiếp cận
dịch vụ xã hội cho người bán dâm, bao gồm cả mơ hình triển khai tại địa phương
thơng qua lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội tại địa bàn cơ sở, trong đó có
khoảng 3.709 người bán dâm. Do vây, yêu cầu xây dựng Luật phòng, chống mại dâm,
làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng, chống mại dâm cho
phù hợp với thực tiễn, từng bước nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống mại dâm.
Q trình xây dựng, đề xuất dự án Luật phòng, chống mại dâm được gấp rút được
thực để sớm trình ra Quốc hội thông qua, để sớm đi vào cuộc sống.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, đóng vai trị rất
quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội,
tăng cường hợp tác quốc tế của nước ta quan trọng nhất và là đô thị đặc biệt của Việt
Nam, cùng với thủ đơ Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 05 huyện với
diện tích 2096.56 km2, theo thống kê đến năm 2019, dân số của thành phố là khoảng
09 triệu người, nhưng thực tế hơn 13 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc
tại đây. Với việc tiếp nhận khoảng 200.000 người dân tăng thêm mỗi năm là thời cơ
để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố thi đua nước rút, phấn đấu hoàn thành

7


các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Đại hội X Đảng bộ thành phố với chủ đề năm 2019 là “Năm
đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”.

Về cơng tác phịng, chống mại dâm, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai
Quyết định 361/QĐ-TTg - Chương trình phịng, chống mại dâm, giai đoạn 20162020; Q trình thực hiện ln gắn với cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hố ở khu dân cư” nên nhiều địa phương trong cả nước đã có chuyển
biến mạnh mẽ, giữ vững địa bàn không phát sinh tệ nạn mại dâm, giảm đáng kể số
xã, phường trọng điểm về tệ nạn ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, về kết quả cơng tác
phịng, chống mại dâm chưa vững chắc, hiện cịn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt
ra đối với cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm, đặc biệt trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường và giao lưu, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với
khu vực và trên thế giới, nhất là công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch
vụ dễ nảy sinh tệ nan xã hội, lồng ghép cơng tác phịng, chống mại dâm với các
chương trình an sinh xã hội ở địa phương như: Chương trình xóa đói giảm nghèo;
giải quyết việc làm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống mua bán người… nhằm
nâng cao nhận thức, hạn chế nguy cơ bị mua bán, bị ép buộc làm mại dâm, nhất là
đối với nhóm lao động di cư, tìm kiếm việc làm tại thành phố.
Trong thời gian 5 năm (cụ thể là từ ngày 01/10/2014 đến ngày 30/11/2019), Tòa
án nhân dân cấp quận, huyện và Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý
giải quyết, xét xử sơ thẩm 32.056 vụ án các loại với 54.840 bị cáo (cấp quận huyện
thụ lý giải quyết, xét xử 27.971 vụ án các loại và cấp thành phố thụ lý giải quyết, xét
xử 4.085 vụ án các loại), trong đó có thụ lý giải quyết, xét xử 77 vụ, với 113 bị cáo
về tội chứa mại dâm. Vì vậy, học viên quyết định lựa chọn đề tài "Tội chứa mại dâm
từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh" để nghiên cứu về tội chứa mại dâm, đồng
thời có những biện pháp phịng, chống loại tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí minh cũng như đưa ra một số giải pháp để thực hiện những điểm mới quy định
tại Điều 327 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ tình hình tội phạm về mại dâm nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên

8



quan đến vấn đề này, các cơng trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau của các nhà
khoa học, nhà báo cho đến những người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật
như: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phân, Luật sư… như:
Năm 2001 nhóm tập thể tác giả của Tòa án nhân dân tối cao là Ths. Nguyễn
Quang Lộc, PGS.TS. Trần Văn Độ, TS. Từ Văn Nhũ và Nguyễn Văn Liên đã có cơng
trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao về "Vai trò của Tòa
án nhân dân trong việc đấu tranh phịng và chống các tội phạm về tình dục"; năm
2004 tác giả Trần Hải Âu bảo vệ đã bảo vệ Luận án tiến sĩ “Tệ nạn mại dâm thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa”; năm 2010 tác giả Nguyễn Hoàng
Minh bảo vệ luận án “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức”; năm 2013 tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã bảo vệ luận án “Quản lý nhà nước về phòng và chống tệ
nạn mại dâm ở Việt Nam hiện nay”;
Giáo trình, sách chun khảo, bình luận có các cơng trình sau: GS.TS.Võ Khánh
Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2001; sau đó là Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội 2003 của GS. TSKH. Lê Cảm làm chủ biên; Ths. Đinh Văn Quế
cũng đã Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm), và Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự 2015 (Phần các tội phạm); năm 2003 tập thể tác giả là
GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh, TS. Nguyễn Thị Kim Liên đã có
cơng trình nghiên cứu; "Ma túy, mại dâm, cờ bạc - tội phạm thời hiện đại"; Nguyễn
Ngọc Chí (Chủ biên) (2014), “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội thuộc
Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam về các đề tài liên quan đến các tội chứa
mãi dâm, mơi giới mãi dâm như: Đề tài“Tình hình các tội về mại dâm trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thành Nam, năm 2018…
Các đề tài và bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành gồm: “Tội chứa mại
dâm, môi giới mại dâm: lý luận và thực tiễn” của TS. Đỗ Đức Hồng Hà trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 22 /2010; “Nghiên cứu mại dâm và di biến động nhìn từ góc


9


độ thế giới” năm 2012 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có cơng trình; “Hiểu thế
nào là Chứa mãi dâm 4 người trở nên" của tác giả Pham Thị n, trên Tạp chí Tịa
án nhân dân và diễn đàn nghiệp vụ trên trên Tạp chí Kiểm sát; Bài viết của tác giả Võ
Văn Tuấn Khanh trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 15, năm 2020 "Xác định tư cách
tham gia tố tụng của người mua dâm, người bán dâm trong giải quyết vụ án hình
sự";...
Ở nước ngồi thì Tạp chí Journal of Political Economy năm 2002 đã đăng cơng
trình của hai giao sư là Giáo sư Evelyn Korn, thuộc trường Đại học Eberhard Karls
và Lena Edulund, thuộc trường Đại học Columbis với cơng trình "Một lý thuyết về
mại dâm"; năm 2011 tiến sĩ Kimberly Hoàng, tại Đại học UC Berkeley với cơng trình
"Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam".
Qua những cơng trình nghiên cứu tổng thể, cũng như việc nghiên cứu các cơng
trình khoa học liên quan đến tệ nạn mại dâm đã đưa ra trên thơng tin đại chúng thì
cơ bản đều chưa đưa ra được giải pháp phịng ngừa có hiệu quả đối với tệ nạn này
và loại trừ tệ vĩnh viễn nạn này.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 đã được thi hành trên 16 năm
nhưng mới ở mức độ khiêm tốn, việc phát hiện xử lý liên quan đến loại tội phạm
này mới chỉ là phần nhỏ só với các tội phạm khác, nên một lần nữa khẳng định việc
chọn nghiên cứu đề tài: "Tội chứa mại dâm từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí
Minh" là cấp thiết vừa mang tính lý luận thực tiễn và có ý nghĩa khoa học đối với
việc xét xử loại tội phạm này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ các dấu hiệu pháp lý về tội chứa mại dâm quy định trong Bộ
luật hình sự 2015 và nêu lên đánh giá tình hình tội phạm này trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó, phát hiện những tồn tại trong thực tiễn giải quyết, xét
xử; từ đó đề xuất các kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của

pháp luật về tội chưa mại dâm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

10


- Nêu và phân tích khái niệm tội chứa mại dâm và các quy định về tội phạm này
trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay, từ đó rút
ra nhận xét, đánh giá.
- Nghiên cứu tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam 2015 và thực tiễn
áp dụng điều luật quy định về tội này, và công tác xét xử ở Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm áp dụng chính xác các quy định của Bộ luạt Hình sự, đồng thời nêu những tồn
tại.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự
hiện hành về tội chứa mại dâm, nhằm đạt kết quả tốt trông công tác xét xử về tôi này
tại Thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của
Bộ luật hình sự Việt Nam về tội chứa mại dâm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để nghiên cứu tội chứa mại dâm từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh luận
văn sử dụng các quan điểm khoa học, quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự về tội này tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội chứa mại dâm dưới góc độ
pháp lý hình sự. Thực tiễn áp dụng pháp luật chỉ giới hạn ở định tội danh và quyết
định hình phạt của Tịa án nhân dân hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian 5 năm (2015 - 2019).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng

duy vật biện chứng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm và phịng ngừa
tội phạm; lý luận luật hình sự; lý luận tội phạm học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân
tích và tổng hợp các tài liệu, cũng như phương pháp thống kê, biện chứng lịch sử,

11


phân tích, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học… dựa trên số liệu thống kê trong
báo cáo giải quyết, xét xử sơ thẩm tội chứa mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian 5 năm (2014 - 2019) của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, những thơng tin được khai thác trên các tạp chí, trên mạng Internet nhằm phân
tích tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên
cứu mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu tội chứa mại dâm góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận xét
xử đối với tội danh này được toàn diện, đồng thời được sử dụng trong thực tiễn khi
xét xử sơ thẩm về tội “Chứa mại dâm” của Tòa án nhân dân hai cấp tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở số liệu xét xử, giải quyết thực tế của Tòa án nhân dân hai cấp tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 5 năm (2014 - 2019), thì luận văn đã đánh
giá được tình hình xét xử, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện hoàn thiện pháp luật
và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
về tội chứa mại dâm.
8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung và pháp luật cụ thể về tội chứa mại dâm
Chương 2: Pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa mại dâm và thực tiễn áp
dụng pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định về tội chứa mại dâm

12


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT CỤ THỂ VỀ
TỘI CHỨA MẠI DÂM
1.1 . Những vấn đề lý luận chung về tội chứa mại dâm
1.1.1. Khái niệm tội chứa mại dâm
Như chúng ta đã biết tội phạm là hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội đi ngược
lại lợi ích chính đáng của con người, của xã hội và mang tính chống đối nhà nước.
Tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, nền kinh tế - văn hoá của mỗi nước, các quốc gia sẽ
quy định cụ thể những hành vi nào là tội phạm những hành vi nào không phải là tội
phạm.
Khái niệm tội phạm xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật,
cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng. Để bảo vệ quyền và lợi ích
của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định hành vi nào là tội phạm và áp dụng trách
nhiệm hình sự hoặc (và) hình phạt đối với người nào thực hiện hành vi đó. Do đó, tội
phạm lại mang bản chất là một hiện tượng pháp lý [57].
Trước khi tìm hiểu khái niệm về tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam,
chúng ta đi tìm hiểu khái niệm tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. Tại khoản 1
Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 đưa ra khái niệm về tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một

cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh,
trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
[39, tr.11-12].
Việc xác định các loại tội phạm trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở để quy
định về hình phạt, song việc quy định hình phạt xét cho cùng cũng là một phần của

13


việc xác định tội phạm... Khái niệm về tội phạm là cơ sở để xây dựng các cấu thành
tội phạm cụ thể với ý nghĩa là mơ hình pháp lý của từng loại tội phạm và qua đó cũng
là cơ sở để quy định hình phạt tương tương ứng.
Tội phạm về mại dâm nói chung là hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng nhiều mặt
đời sống xã hội, xâm hại đến trật tự công cộng, xâm phạm đạo đức xã hội, sức khoẻ
con người, là nguyên nhân gây nên các loại bệnh xã hội nguy hiểm đặc biệt là bệnh
HIV/AIDS ảnh hưởng đến giống nòi, gây thiệt hại cho nền kinh tế và cũng là nguyên
nhân gây nên một số tội phạm khác. Các nhà khoa học, các tác giả ở Việt Nam có cái
nhìn tương đối giống nhau về tội phạm mại dâm, cụ thể như sau:
Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội về mua bán tình dục,
được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý xâm phạm đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn
minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến
an ninh trật tự, của tác giả Trần Hải Âu: [1, tr.130].
Tội phạm mại dâm bao gồm các hành vi về hoạt động mua bán tình dục được
quy định và điều chỉnh bằng pháp luật hình sự, tội phạm mại dâm bao gồm các hành
vi sau: Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, mượn, cho mượn địa điểm, phương
tiện để mua bán dâm; môi giới mại dâm là hoạt động dụ dỗ, dẫn dắt làm trung gian

để các đối tượng gặp nhau thực hiện việc mua bán dâm; Mua dâm người chưa thành
niên: là hành vi thỏa thuận trả tiền hoặc vật chất khác để được giao cấu với người
chưa thành niên; mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm: là hành vi chuyển
giao phụ nữ, trẻ em để thực hiện hành vi mại dâm nhằm thu lợi nhuận. Của tác giả
Nguyễn Xuân Yêm [51, tr.609-610].
Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến mua
bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp
sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh
hưởng đến an ninh xã hội, của PGS.TS Nguyễn Huy Thuật [41, tr.409].
Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong

14


Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
xâm phạm tới trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng, đến nếp sống văn minh, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm con người cần phải xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự,
của tác giả Nguyễn Hồng Minh: [34, tr. 33].
Cùng quan điểm với các tác giả khi nói về tội phạm mại dâm, chúng tôi xác định
tội chứa mại dâm nằm trong các tội phạm về mại dâm, chúng ta nghiên cứu sâu hơn
về tội này ở các phần sau.
Bộ luật Hình sự năm 1985, thì tội phạm về mại dâm được quy định tại Điều 202
gồm ghép hai tội “Chứa mãi dâm” và “Môi giới mãi dâm”. Đến năm 1997 sửa đổi Bộ
luật hình sự lần thứ tư đã bổ sung thêm tội “Mua dâm người chưa thành niên” là Điều
202a. Quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1985, thì việc quy định hai tội chứa
mãi dâm và môi giới mãi dâm trong cùng một điều luật đã gây khơng ít khó khăn
trong việc phân hố trách nhiệm hình sự của người phạm tội, nhất là trong công tác
điều tra, truy tố và xét xử. Do yêu cầu của việc cá thể hố trách nhiệm hình sự nên
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tách điều luật này thành hai điều luật riêng biệt, thành

Điều 254 quy định tội “Chứa mại dâm” và Điều 255 quy định tội “Môi giới mại dâm”,
đồng thời chuyển đổi Điều 202a về tôi “Mua dâm người chưa thành niên” thành Điều
256. Về Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về “Tội chứa mại dâm” tại Điều 327.
Đồng thời Bộ luật Hình sự năm 1999 đã sửa đổi thuật ngữ “mãi dâm” lại thành “mại
dâm”
Nội dung của Điều 327 Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành cũng khơng đưa
ra khái niệm cụ thể như thế nào là hành vi chứa mại dâm, như vậy khái niệm về hành
vi chứa mại dâm vẫn được hiểu tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm
ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ quốc hội quy định “Chứa mại dâm
là hành vi sử dụng, cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua
dâm, bán dâm” [53].
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam có những quan điểm đưa ra các khái
niệm về hành vi chứa mại dâm ở phạm vi khác nhau như: Chứa mại dâm là hành vi
cho thuê, cho mượn địa điểm để làm nơi tụ tập những người mua, bán dâm [31,

15


tr.562]; chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động
mại dâm được thực hiện [57, tr.515-519]; chứa mại dâm là hành vi cho thuê, cho mượn
địa điểm, bố trí địa điểm, bố trí gái mại dâm, tạo điều kiện cho người mua, bán dâm, hoặc
quan hệ tình dục khác hoạt động [5, tr.605-611].
Trên cở sở các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật thì hành vi cho thuê, cho
mượn địa điểm hoặc tạo các điều kiện vật chất khác cho hoạt động mại dâm, cũng là
chứa mại dâm; Do vậy, tội chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh
thần cho hoạt động mại dâm; do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16
tuổi trở lên cố ý thực hiện; xâm phạm đến trật tư công cộng [20, tr.12]. Tuy nhiên Bộ
luật Hình sự năm 2015 tại Điều 12 khơng quy định người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “chứa mại dâm” theo Điều 327 như vậy là có lợi
cho người phạm tội.

Trên cơ sở các điểm trên, thì hành vi chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện cho
hoạt động mại dâm thực hiện có tính vụ lợi, cịn những hành vi khơng có tính chất
thương mại thì khơng coi đó là hành vi chứa mại dâm.
Do đó, từ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm
2015, các quy định của Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003,
các quan điểm về khái niệm tội chứa mại dâm, chúng ta có thể đưa ra khái niệm đang
nghiên cứu như sau: Tội chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn,
cho mượn địa điểm, phương tiện để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm
hoặc quan hệ tình dục khác.
Như vậy, về hành vi khách quan người phạm tội thực hiện duy nhất một hành
vi, đó là hành vi chứa chấp mại dâm với nhiều thủ đoạn khác nhau, nên hành vi phạm
tội chứa mại dâm trọng một số trường hợp cần chú ý như:
- Chứa mại dâm là chứa việc mua dâm, bán dâm, tức là phải có cả người mua
lẫn người bán và hai người phải thực hiện việc giao cấu, hoặc quan hệ tình dục khác
bởi lẽ bán dâm là hành vi giao cấu, hoặc quan hệ tình dục khác của một người với
người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác, còn mua dâm là hành vi của
người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác

16


trả cho người bán dâm để được giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác. Trường hợp
người có hành vi chứa người bán dâm ( gái mại dâm) một một địa điểm, còn việc
mua, bán dâm được thực hiện ở địa điểm khác không phải là địa điểm mà người phạm
tội tìm kiếm hoặc thuê, mượn để chứa mại dâm, người bán dâm ở thì người có hành
vi chứa người bán dâm không phạm tội chứa mại dâm; nếu người có hành vi như tạo
nơi ở cho gái mại dâm nhằm mục đích để bán dâm, thì hành vi này vẫn bị coi là phạm
tội chứa mại dâm; nếu người có nhà cho gái mại dâm thuê rồi giới thiệu cho người
mua dâm đến mua dâm thì hành vi “ giới thiệu đó là hành vi mơi giới mại dâm. Ví
dụ: D là chủ nhà nghỉ cho B, C và K là gái mại dâm thuê một phòng để ở thường

xun, mỗi lần có người đến mua dâm thì D báo cho một trong những gái mại dâm
thuê phòng để ở trên biết để bán dâm tại nhà nghỉ của D, thì D đã phạm hai tội “Chứa
mại dậm” và “Mơi giới mại dâm”.
- Ngồi ra thì địa điểm mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn,
cho mượn để thực hiện việc mua dâm, bán dâm tương đối đa dạng; có thể chỉ là một
chiếc thuyền (ghe), một lều, một phòng nhỏ trong quán cà phê, nhà tắm, nhà vệ sinh,
cabin xe,…
- Phương tiện mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê, hoặc mượn để thực
hiện việc mua dâm, bán dâm tuy không phải là địa điểm nhưng có phục vụ cho việc
thực hiện mại dâm như: Giường, chiều, chăn màn, khăn lau, thuốc kích dục… Trường
hợp cung cấp các phương tiện tránh thai như: bao cao su, thuốc tránh thai cho người
bán dâm thì cần phải phân biệt: nếu biết có việc mại dâm mà cung cấp thì mới bị coi
là chứa mại dâm, nếu biết là gái mại dâm mà cung cấp thuốc tránh thai hoặc bao cao
su còn việc thực hiện hành vi mại dâm ở đâu, vào lúc nào, người cung cấp bao cao su
khơng biết thì khơng bị coi là chứa mại dâm.
- Trường hợp dùng tiền thuê địa điểm, trả tiền cho người bán dâm, nhưng để
người khác giao cấu với người bán dâm thì cũng coi là hành vi chứa mại dâm
- Trường hợp chứa hai người đồng giới để họ làm tình với nhau thì khơng coi
là hành vi chứa mại dâm vì khơng có việc giao cấu.
- Trong trường hợp người chủ hoặc người được thuê làm quản lý khách sạn, nhà

17


trọ,… gọi gái bán dâm đến cho khách mua dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ,… thuộc
quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về
“ Tội chứa mại dâm” và “ Tội môi giới mại dâm”.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội chứa mại dâm
Khách thể của tội phạm: Là khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống
các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật

hình sự [58, tr.142].
Xuất phát từ khái niệm khách thể của tội phạm nói chung, có thể xác định khách
thể của tội chứa mại dâm là xâm phạm trật tự cơng cộng được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại.
Tội chứa mại dâm là tội xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời
sống văn hố, trật tự trị an xã hội, nó là hành vi tác động tiêu cực đến nếp sống văn
minh, huỷ hoại nhân cách con người, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia
đình, cá nhân, là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc trong mỗi gia đình, cũng như làm
phát sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, làm lây truyền nhiều bệnh xã hội
nguy hiểm.
Mặt khách quan của tội phạm: Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, bao
gồm các biểu hiện của tội phạm diển ra trong thế giới khách quan [58, tr.158].
Mặt khách quan của tội chứa mại dâm là những biểu hiện của tội chứa mại dâm
ra thế giới khách quan. Cụ thể người phạm tội chỉ thực hiện duy nhất một hành vi, đó
là hành vi chứa chấp việc mại dâm với các thủ đoạn khác nhau như: sử dụng, thuê,
cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm,
bán dâm.
Đối với tội chứa mại dâm tuy không quy định các dấu hiệu khách quan khác là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, song khơng vì thế mà cho rằng các quy
định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17-3-2003 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội không cụ thể, theo quy định tại Điều 3 thì: Hành vi chứa mại dâm là hành
vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện
việc mua dâm, bán dâm.

18


Cụ thể hóa thì Điều 3 Nghị định 178/2004 ngày 15/10/2004, quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng chống mại dâm hướng dẫn cụ thể: Cho
thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để hoạt động mại dâm, quy định tại khoản 4

Điều 3 của Pháp lệnh là hành vi của tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, chiếm hữu,
sử dụng hoặc định đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn để hoạt động mại dâm;
Như vậy một số hành vi chứa mại dâm trong thực tế có thể là thiết kế phịng,
địa điểm mại dâm và các điều kiện vật chất khác phục vụ hoạt động mại dâm; việc
cho thuê, cho mượn địa điểm để thực hiện hành vi mại dâm, gái bán dâm có thể được
che mắt các nhà chức trách dưới hình thức là nhân viên, người làm thuê..., và hành vi
chứa mại dâm được hoàn thành khi chứa việc mua dâm, bán dâm, tức là phải có cả
người mua lẫn người bán và hai người phải thực hiện việc giao cấu, bởi lẽ bán dâm
là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật
chất khác còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vận chuyển khác
trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Theo quy định tại mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: “Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách
sạn, nhà trọ... gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn,
nhà trọ... thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm thì
người đó chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội chứa mại dâm”. Trong trường hợp
chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ... vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để
họ mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ... thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc
quản lý của người gọi gái mại dâm vừa còn gọi gái mại dâm khác cho khách mua
dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự về “tội chứa mại dâm” và “tội môi giới mại dâm”
Địa điểm mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn để
thực hiện việc mua dâm, bán dâm là tương đối đa dạng; có thể chỉ là một chiếc thuyền
(ghe); một lều vó, một phịng nhỏ trong quán Cà phê, nhà tắm, nhà vệ sinh, cacbin
xe, nơi ở, nơi làm việc, nhà hàng, quán trọ... phương tiện mà người phạm tội có thể

19



sử dụng như thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn để thực hiện việc mua dâm, bán
dâm tuy không phải là địa điểm cụ thể, nhưng nó có phục vụ cho việc thực hiện mua,
bán dâm như: Giường, chiếu, chăn màn, khăn lau, thuốc kích dục... cũng như việc
cấp bao cao su, thuốc tránh thai cho người bán dâm thì trường hợp này cần phải phân
biệt như: Nếu người phạm tội biết nhằm phục vụ cho việc mua, bán dâm mà vẫn cung
cấp thì mới bị coi là chứa mại dâm, nếu biết là gái bán dâm mà cung cấp thuốc tránh
thai hoặc bao cao su còn việc thực hiện hành vi mại dâm ở đâu vào lúc nào người
cung cấp bao cao su khơng biết thì khơng bị coi là chứa mại dâm.
Thực tiễn đấu tranh chống loại tội phạm này cho thấy, người phạm tội dùng rất
nhiều thủ đoạn để hoạt động che giấu sự phát hiện của các cơ quan chức năng như
núp dưới danh nghĩa kinh doanh nhà trọ, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, phòng
hát Karaoke... để chứa mại dâm.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện các
hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm để làm nơi thực hiện mua, bán dâm. Nếu người
có hành vi chứa chấp mại dâm (Điều 327) đồng thời lại có hành vi dụ dỗ, mơi giới
mại dâm (Điều 328) thì truy cứu trách nhiệm hình sự cả tội chứa chấp mại dâm và tội
môi giới mại dâm. Về hậu quả của tội chứa mại dâm không phải là dấu hiệu bắt buộc
của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu người có hành vi phạm tội gây ra hậu quả
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp người
phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của
điều luật mà Điều 327 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định.
Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định khi thực hiện tội phạm chứa mại
dâm từ đủ 16 tuổi trở lên. Theo chủ thể của Bộ luật Hình sự 1999, quy định tại Điều
12 thì người người từ đủ 14 tuổi trở lên, như chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (không
phân biệt do cố ý hay vô ý); nhưng Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 đã liệt kê các tội
phạm thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
mà người từ đủ 14 tuổi trở lên, như chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình là quy


20


định mới có lợi cho người phạm tội. Trong đó khơng có Điều 327 Bộ luật Hình sự
quy định về tội “chứa mại dâm”.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự,
tức là vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội chứa mại dâm họ không mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội chứa mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý, tức
là người thực hiện hành vi chứa mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi chứa mại dâm và mong muốn hậu quả xảy
ra hoặc, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội chứa mại dâm là thực hiện hành vi với lỗi cố ý, đồng thời người
phạm tội biết rõ hành vi việc sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm,
phương tiện là nhằm để cho người khác thực hiện việc mua, bán dâm. Cịn trường
hợp vì một lý do nào đó trong các mối quan hệ của đời sống xã hội mà người có hành
vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện nhưng không
biết người thuê, người mượn thực hiện việc mua, bán dâm thì cũng khơng phạm tội
chứa mại dâm
Người có hành vi phạm tội chứa mại dâm phải có đơng cơ chủ yếu là nhằm mục
đích vụ lợi cá nhân, hoặc vì động cơ mục đích khác; tuy nhiên động cơ phạm tội của
nguwoif thực hiện hành vi phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng
việc xác định động cơ của người hành vi phạm tội cũng rất quan trọng, có ý nghĩa
đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội; đối với động cơ của người
phạm tội càng xấu mức hình phạt sẽ càng nặng và ngược lại
Trong tội chứa mại dâm, chủ thể có ý thức lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã
hội trong khi có đủ điều kiện khơng thực hiện hành vi đó. Người phạm tội thực hiện
hành vi chứa mại dâm thì phải nhận thức được việc làm của mình là xâm phạm đến
trật tự cơng cộng, nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm nhưng vẫn tìm mọi cách

thực hiện. Mặt khác, tội chứa mại dâm, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của
cấu thành tội phạm, nhưng nếu người chứa mại dâm gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất

21


nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp người phạm tội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự và là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm
này.
Ví dụ: Người phạm tội đã cho thuê địa điểm để mua dâm và bán dâm nhưng vì
hành vi mua dâm và bán dâm chưa thực hiện vì những lý do chủ quan hoặc khách
quan của người bán và người mua thì đây là trường hợp chứa mại dâm chưa đạt. Vậy
tội phạm này cấu thành vật chất và thời điểm hoàn thành của tội chứa mại dâm ở dấu
hiệu khách quan của tội phạm.
- Trường hợp chứa hai người đồng giới để họ làm tình với nhau thì coi là hành
vi chứa mại dâm vì theo luật mới thì hành vi quan hệ tình dục khác cũng là hành vi
mại dâm.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội chứa mại dâm
trong luật hình sự Việt Nam đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi có Bộ
luật Hình sự năm 1985
Ngày 19/8/1945 sau khi Tổng khởi nghĩa thành cơng, thì đến 02 tháng 9 năm
1945, Chủ tich Hồ Chí Minh đã đọc tun ngơn khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà. Sau khi thành lập nước thì mn vàn khó khăn mà nhà nước phải đối
phó với nạn thù trong, giặc ngồi tưởng chừng không vượt qua nổi, với thế ngàn cân
treo sợi tóc như: Vừa phải khắc phục hậu quả của chế độ cũ, chống chọi với nạn đói,
nạn dốt, đồng thời phải vừa xây dựng đất nước vừa tổ chức kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Trong khi đó tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại như nạn cờ bạc,
ma tuý, mại dâm cần phải phải quyết, tuy các tệ nạn này phát triển khơng mạnh, chưa
có tính tổ chức và hoạt động đơn lẻ, nên thời điểm này nhà nước chủ yêu dùng biện

pháp hành chính, giáo dục, tuyên truyền thuyết phục họ để họ sửa chữa lỗi lầm trở
thành người lương thiện có ích cho xã hội.
Do phải tập trung lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chính
quyền tay sai nên từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước chưa ban hành văn bản pháp
luật nào quy định trách nhiệm hình sự đối với tội chứa mại dâm.

22


Giai đoạn từ năm 1954 đến khi hồ bình lập lại năm 1975, thì Nhà nước ta phải
thực hiện 02 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và giải
phòng miền Nam, cụ thể:
Ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đã đặt dấu chấm hết cho
sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới, và nhà nước ta đã ký
kết Hiệp Định Giơ Ne Vơ. Khi đó chế độ Pháp thuộc, thì tệ nạn mại dâm khơng bị
coi là tội phạm, mà cịn được chính quyền Pháp cịn cho phép gái mại dâm hoạt động
cơng khai, theo số liệu năm 1954 có 11.810 gái mại dâm chuyên nghiệp hoạt động
cơng khai, trong đó có hơn 6000 người được chính quyền cũ cấp thẻ mơn bài, 45 nhà
chứa, 55 nhà hát cô đào. Mà đất nước lại chia làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độ
chính trị khác nhau cụ thể: Tại miền bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội nhằm cải tạo về căn bản cơ cấu kinh tế - xã hội, xây dựng chế
độ xã hội mới, nền kinh tế văn hóa và con người mới xã hội chủ nghĩa, đủ sức làm
hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam. Tại
miền nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách
thống trị của bè lũ đế quốc Mĩ và tay sai để giải phóng hồn tồn miền Nam, thực
hiện hịa bình thống nhất nước nhà.
Để bảo đảm trật tự xã hội, nền văn hoá của đất nước Nhà nước ta đã ban hành
những văn bản quy định cụ thể về đấu tranh và bài trừ tệ nạn mại dâm như: Nghị
quyết số 49-TVQH ngày 20 tháng 6 năm 1961 của Uỷ ban thường vụ quốc hội và
Thông tư số 121/CP ngày 09 tháng 8 năm 1961 của Hội đồng chính phủ hướng dẫn

cụ thể việc thi hành Nghị quyết số 49-TVQH.
Theo Quyết định số 129/CP ngày 08 tháng 8 năm 1964 của Hội đồng chính phủ
về cơng tác bảo vệ trật tự an ninh và để đấu tranh với tình trạng mại dâm chuyên nghiệp
đã nêu: “Vấn đề bảo vệ trật tự an ninh xã hội thời chiến. Kiên quyết tập trung cải tạo
hết những tên lưu manh chuyên nghiệp và gái điếm chuyên nghiệp” [25]. Mục đích
của quyết định này nhằm phân hóa đối tượng của tệ nạn mại dâm, đưa các đối tượng
này đi tập trung cải tạo lao động đã được nhà nước lúc khi đó quan tâm và đây là
những biện pháp hành chính nhưng rất kịp thời, đúng đắn góp phần bài trừ tệ nạn mại

23


dâm trong đời sống xã hội. Việc chống mại dâm cũng được chính quyền Sài Gịn thời
điểm này quan tâm và đã ban hành Dụ số 64 vào ngày 17/10/1955 để bài trừ nạn mại
dâm và quy định các hành vi bán dâm, môi giới mại dâm và chứa mại dâm đều bị coi
là phạm tội và có hình thức phạt tiền.
Giai đoạn từ sau hịa bình lập lại năm 1975 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự
1985, thì Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã ban hành
Sắc lệnh số 03- SL, ngày 15 tháng 3 năm 1976 quy định tội phạm. Đồng thời Bộ tư
pháp đã ra thông tư số 03/BTP trực tiếp hướng dẫn thi hành sắc luật 03-SL, trong đó
có nội dung “Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, kẻ phạm tội có tính chất chun
nghiệp cịn bị quản chế hoặc cấm lưu trú ở một số địa phương từ một năm đến năm năm
sau khi mãn hạn tù”. Đây là các văn bản giải quyết vấn đề cấp bách sau khi đất nước
thống nhất năm 1975, nhưng miền Nam vẫn còn tàn dư của chế độ Mỹ - Ngụy, để lại
gần 200.000 gái điếm đã từng phục vụ cho hoạt động mại dâm của chế độ cũ. Để từng
bước loại bỏ những tệ nạn cịn sót lại, xây dựng nền văn hoá mới, cải tạo giáo dục
những người đã lâm vào tệ nạn, giúp họ trở thành những công dân tốt đảm bảo an ninh
trật tự.
Sắc luật số 03-SL ngày 15 tháng 3 năm 1976 của Hội đồng chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hịa miền nam Việt Nam, là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của

nước ta quy định về hoạt động mại dâm, cũng như các tội xâm phạm trật tự công
cộng, an tồn cơng cộng và sức khoẻ nhân dân, Sắc luật số 03-SL có quy định cụ thể
như: Cờ bạc, tổ chức mại dâm, buôn bán tàng trữ ma tuý và các chất độc hại khác thì
bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm; trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù tới 15 năm;
Đồng thời sắc luật quy định đối với hình phạt tiền đến 1000 đồng tiền ngân hàng đối
với mọi trường hợp vi phạm nêu trên.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 1513/QĐ/UB
ngày 25/11/1977 về thủ tục giải quyết, cải tạo các đối tượng phạm pháp hình sự và tệ
nạn xã hội, gái mại dâm được phân thành những loại khác nhau để có biện pháp cải
tạo, giáo dục phù hợp.
Ngày 06 tháng 7 năm 1977 Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số

24


54/TANDTC hướng dẫn việc thi hành thống nhất Sắc luật trong cả nước, quy định: “Các
Toà án thuộc tỉnh, thành phố phía Bắc cũng có thể áp dụng thống nhất điều khoản này Điều 9 Sắc luật 03/SL, vì đối với một số tội nói trên thì Tồ án phía Bắc cho đến nay chỉ
căn cứ vào án lệ, vào đường lối chính sách chung để xử lý” [44, tr.254].
Qua đó ta thấy rằng, Sắc luật số 03/SL ngày 15 tháng 3 năm 1976 và thông tư
số 03/TT/BTP, tệ nạn mại dâm đã được quy định là tội phạm dưới tên gọi cụ thể “tổ
chức mại dâm”. Là hai văn bản pháp luật hình sự đầu tiên để thực thi pháp luật một
cách nghiêm chỉnh, đáp ứng được công cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm nói
chung, đẩy lùi tệ nạn mại dâm, đồng thời là cơ sở pháp lý của văn bản dưới luật, để
xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với các điều luật về mại dâm trong Bộ
luật Hình sự nói riêng là cần thiết.
1.2.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời
Kế thừa các quy định pháp luật hình sự qua thực tiễn 40 năm vận dụng thi hành
kể từ khí cách mạng tháng tám năm 1945 thành cơng, và những thành tựu trong việc
loại bỏ tệ nạn xã hội cũ để lại, cũng như xây dựng nên văn hóa mới đã tạo cơ sở pháp
lý có hiệu quả cho cuộc đấu tranh trên mặt trận phòng chống tội phạm.

Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời vào thời điểm phát triển và tích lũy được nhiều
kinh nghiệm thành hệ thống pháp luật hình sự có trình độ cao, vừa kế thừa được
những văn bản dưới luật, cũng như tinh hoa của loài người tiến bộ, vừa thể hiện sự
nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bộ luật Hình sự năm 1985 đã đánh dấu một
chặng đường phát triển của đất nước trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội và
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.
Tại điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1985 hành vi ghép hai tội môi giới mại dâm
và chứa mại dâm được quy định là tội phạm với tội danh “Tội chứa mãi dâm, tội
môi giới mãi dâm”, với hai khoản cụ thể như sau:
Khoản 1. Người nào chứa mãi dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mãi dâm thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Khoản 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm [37, Điều 202].

25


×