Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập CÔNG NGHỆ sửa CHỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
Câu 1: Trình bày các dạng sửa chữa và thời gian sửa chữa ?
Căn cứ vào mức độ hư hỏng và thời gian khai thác, ta có thể phân làm bốn loại sửa
chữa sau:
1. Sửa chữa định kỳ
2. Sửa chữa thường xuyên
3. Sửa chữa đột xuất
4. Sửa chữa phục hồi - hoán cải
Hệ thống sửa chữa định kỳ theo kế hoạch là toàn bộ các biện pháp về tổ chức và
kỹ thuật liên quan đến việc phục vụ và sửa chữa tàu. Những biện pháp này mang tính
chất phịng ngừa và được tiến hành theo một kế hoạch định trước.
Thực chất của hệ thống sửa chữa định kỳ theo kế hoạch là sau một thời gian khai
thác nhất định cần tiến hành khảo sát tình trạng kỹ thuật của các thiết bị máy móc, các
cơ cấu thân tàu, sau đó tiến hành sửa chữa các hư hỏng đó, đưa tình trạng kỹ thuật của
chúng trở lại bình thường để khai thác có hiệu quả con tàu trong thời gian tới.
Hệ thống sửa chữa định kỳ theo kế hoạch cho phép ta có thời gian chuẩn bị về
nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, chuẩn bị về nhân lực và nguồn vốn sửa chữa.
Mục đích của sửa chữa thường xuyên( hàng năm) là sửa chữa những hư hỏng nhỏ
sau một năm khai thác để đảm bảo sự hoạt động bình thường của các thiết bị nói riêng
của con tàu nói chung cho năm kế hoạch kế tiếp.
Mục đích của sửa chữa lớn( sửa chữa định kỳ) là sau một số năm khai thác nhất
định cần phải phục hồi và nâng cao tình trạng kỹ thuật của các thiết bị máy móc và
của các cơ cấu thân tàu. Việc sửa chữa định kỳ là điều kiện bắt buộc và phải chịu sự
giám sát, kiểm tra của cơ quan đăng kiểm. Thời gian giữa hai lần sửa chữa định kỳ
phụ thuộc vào từng loại tàu,vào vùng hoạt động của tàu.
Đối với những tàu bị hư hỏng nặng, bị đắm lâu năm mới trục vớt,với những tàu
đã quá cũ hoặc những tàu không phù hợp với yêu cầu khai thác hiện tại mà cần phải
khơi phục hốn cải để đưa vào sử dụng thì dạng sửa chữa này gọi là sửa chữa phục
hồi hoán cải. Cơ quan quản lý tàu lập luận chứng khả thi để trình duyệt và phải được


cơ quan Đăng kiểm chấp nhận.

Page 1


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
Câu 2. Cơng tác chuẩn bị đưa tàu vào sửa chữa?
- Chủ tàu, nhà máy chuẩn bị trc 1 số công việc cần cho sc.
- Thuyền trg chuẩn bị các hạng mục cần sửa chữa:
+ Nội dung cơng việc
+ Xem xét sc có trùng vào đợt ktra nào hay ko: ktra trung gian, hàng năm, q,... nếu
trùng thì làm ln -> giảm đc chi phí, thời gian,..
+ Các loại giấy tờ cần chuẩn bị: thay mới, cấp lại,..
+ Ktra máy, trục chân vịt, tb lái..
+ NHững hạng mục theo yêu cầu cty, yêu cầu của đăng kiểm
+ Xem lại vật tư, phụ tùng
+ 1 số hạng mục khác cần sc cho đợt lên đà này
- Họp tàu: Các bên liên quan họp lại để triển khai cơng tác, bộ phận an tồn sỹ quan
tàu và bên nhà máy sc.
- Phổ biến các bước lên đà -> phân công công việc cho các bộ phận, mỗi nhóm mỗi
ng 1 việc trong tg lên đà:
- Thuyền trg chịu trách nhiệm chung.
- Đại phó giám sát an tồn khu vực sc: tơn vỏ, thiết bị, két, sơn tàu, các thiết bọ liên
quan đến tb hàng hải,..
- Máy trg giám sát khu vực : buồng máy -> báo cáo cho thuyền trg về tình hình máy
tàu, hệ động lực chân vịt,..
- Máy phó: giám sát các thiết bị lái chân vịt, bánh lại; van thông biển; đèn, hệ thống
tín hiệu,.
- Chuẩn bị đưa tàu lên đà
- Liên hệ vs bên bộ phận đà của nhà máy -> để biết yc mớn nc và hiệu số mớn nc

cho phép khi tàu lên đà.
- Cân bằng tàu và chỉnh mớn nc,..
- Làm nhẹ tối đa tàu và giảm mặt thoáng chất loảng trong các khoang, két..
- Vệ sinh dọn dẹp các két, khu vực liên quan đến công tác hàn , sơn.
- Chuẩn bị các hồ sơ bản vẽ liên quan đến sc hay thay thế tôn vỏ
- Làm trc 1 số hạng mục: bảo dưỡng tb GMDSS, tb cứu sinh, tb cứu hỏa, CMS trc
khi vào đà..
- Chuẩn bị phg tiện tiếp nhận điện nc.
- Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến lần lên đà gần nhất
- Chuẩn bị các báo cáo và giấy tờ tàu của lần đăng kiểm gần nhất
- Tổ chức họp ngay khi tàu đến.
- Xác nhận bổ sung các hạng mục sau khi khảo sát thực tế.
- Thống nhất tiến độ sửa chữa các hạng mục, lịch làm việc..
Page 2


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
-

Dán địa chỉ liên lạc của các bộ phận, ng có liên quan ở phịng làm việc.

Câu 3. Trình bày phương pháp đưa tàu vào Ụ nổi để sửa chữa ?
Trước khi đưa tàu lên ụ, thuyền trưởng phải thông báo cho nhà máy các thơng số
chủ yếu của tàu như chiều chìm mũi, chiều chìm đi, chiều dài, chiều rộng, chiều
cao mạn, lượng chứa nước của tàu khi không tải và những điều đặc biệt về tuyến hình
vỏ bao, phần ngâm nước, sự bố trí các phần nhơ ra khỏi tơn bao của tàu.
Trên cơ sở các thông báo của chủ tàu, nhà máy tiến hành thiết kế bố trí các đế kê
trên sàn ụ, chuẩn bị và kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị trên ụ.
Chiều sâu dầm ụ được tính theo cơng thức:
Td = Tt + hđk + hph + ∆T (m)

Trong đó:
• Tt - là chiều dầm lớn nhất của tàu khi vào ụ
• hđk - là chiều cao đế kê tại mặt phẳng dọc thân tu( hk = 0,8 ữ 1,0m)
ã hph - l chiu cao pơng tơng của ụ.
• ∆T là độ dự trữ, tức là khoảng cách giữa đáy tàu( hoặc ky tàu) với mép
trên của đế kê, thường ∆ T ≥ 200 ÷ 300 mm.
Chiều chìm và lượng chiếm nước của tàu trước khi đưa vào ụ phải đạt đến mức
tối thiểu. Độ chúi của tàu cho phép 0,8 ÷1,0 m, độ nghiêng ngang của tàu cho phép
0,5o. Toàn bộ nhiên liệu trên tàu phải được bơm sang phương tiện khác. Đối với tàu
dầu phải được rửa các khoang chứa hàng, các van của đường ống vệ sinh phải được
khoá lại.
Để đưa tàu vào ụ người ta dùng một hoặc hai tàu lai để kéo( đẩy) tàu vào gần cửa
ụ, đưa mũi tàu vào ụ trước. Dùng 2 dây căng kéo hai bên mạn tàu đến các tời đặt trên
boong của thành ụ và hai bên dây chỉnh đuôi tàu khi kéo tàu vào lịng ụ. Ở phía đầu ụ
người ta căng một dây ngang qua 2 thành ụ và thả dọi tại vị trí tâm tàu đúng theo yêu
cầu( theo chiều rộng và chiều dọc).
Trong quá trình bơm nước để làm nổi ụ ta luôn luôn điều chỉnh 4 dây căng để tàu
khơng bị lệch khỏi vị trí cần thiết.
Khi độ hở giữa ky tàu và đế kê ∆T = 150 - 200 mm thì dừng bơm nước ra để tiến
hành kiểm tra vị trí của tàu và ụ. Độ xê dịch của tàu so với yêu cầu không được vượt
quá 30 - 50 mm theo chiều ngang và 100 - 150 mm theo chiều dọc.
Khi đã đạt được yêu cầu trên ta lập tức cho chạy bơm nước với công suất tối đa để
nhanh chóng làm nổi ụ và tàu.

Page 3


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
Sau khi ụ và tàu đã nổi hoàn toàn ta phải kiểm tra sự tiếp xúc giữa các đế kê và tôn
bao của tàu. Nếu đế kê nào chưa tiếp xúc với tôn bao của tàu thì ta dùng nêm gỗ để

điều chỉnh chiều cao nêm.
Công việc cuối cùng là tiến hành lắp đặt các cầu thang lên ụ, các cầu thang từ
thành ụ sang boong tàu, lắp đặt các hàng rào ngăn cách, chuẩn bị các dàn giáo
phục vụ cho khảo sát và sửa chữa tàu.

Hình. Đưa tàu vào ụ nổi
Cââu 4. Phương pháp sửa chữa mối hàn ?
- Các PP sửa chữa mối hàn đc xđ theo đặc điểm khuyết tật.
- Việc đục ra hay thay thế 1 đoạn đg chỉ th khi trên đg hàn co vết nứt.
- Việc phục hơi tồn bộ hay 1 phần đg hàn = PP hàn đắp đc th khi mối hàn bị gỉ sâu
vào kim loại chính.
- Hình dáng mép hàn cần gia cơng phụ thuộc vào hình dáng tiết diện ngang của
mối nối đó.
- Nếu chiều rộng mép lớn thì ta dùng chùm que hàn để hàn đắp với điều kiện là lg
kim loại chính bị nóng chảy là ít nhất.
- Theo luật đối vs các mối hàn cạnh bị mòn gỉ ko quá 10%, nếu vượt quá thì ta hàn
đắp.
- Tăng cg khả năng chống gỉ của mối hàn bằng cách chọn hình dáng, kt mối hàn phù
hợp vs thuốc hàn ổn định, giảm hàm lg manga và silic ở các lần hàn trên cùng( nếu
hàn nhiều lớp).
- Trong qtrinh hàn đắp cần phải đảm bảo sự chuyển tiếp đồng đều, từ từ tới kim loại
chính

Page 4


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA

Câu 5. Trình bày nội dung phương pháp siêu âm để kiểm tra khuyết tật nằm
sâu trong lịng chi tiết (hình vẽ minh hoạ)?

Bằng phương pháp siêu âm ta có thể biết được các khuyết tật nằm sâu trong lịng
chi tiết.
Các máy siêu âm có thể lan truyền trong các vật liệu đàn hồi với
tốc độ 4000 đến 6000 m/giây và tuân theo các định luật cơ bản của quang
học. Sóng siêu âm bị phản xạ tại ranh giới giữa hai môi trường, bị khúc
xạ khi chuyển từ môi trường này sang môi trường khác. Các phương pháp
chình dùng siêu âm để xác định các khuyết tật là phương pháp bóng
âm, phương pháp sung dội, phương pháp cộng hưởng.
Sợ đồ nguyên ký làm việc của phương pháp bóng âm được thể hiện
trên hình

Các sóng âm từ bộ phận phát sẽ đi qua chi tiết cần kiểm tra và được thu lại tại bộ
phận thu( 4 )
Nếu trong chi tiết khơng có khuyết tật gì thì các sóng âm khơng bị khúc xạ lại mà
đi thẳng đến tới bộ phận thu (4). Nhưng nếu trong chi tiết có khuyết tật thì khi sóng
Page 5


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
âm lan truyền đến đó, một phần lớn sóng âm sẽ bị khúc xạ và trên bộ phận thu sóng
âm (4) sẽ có một khoảng tối (tức là sóng âm khơng đến được ). Như vậy qua bộ phận
máy ghi dao động và bộ phận khuếch đại ta có thể dễ dàng biết trong chi tiết có
khuyết tật hay khơng.
Trên hình 20 là sơ đồ nguyên lý dùng siêu âm để xác định khuyết tật bên trong hay
để đo chiều dầy chi tiết bằng phương pháp xung dội.

Theo sơ đồ này máy tạo dao động siêu âm và máy thu được nối với nhau. Trong
một chu kỳ, thời gian đầu máy phát (còn gọi là mỏ tìm hay que thăm dị) sẽ làm việc
như một bộ tạo dao động và thời gian còn lại của chu kỳ nó sẽ làm việc như một máy
thu.

Khi máy siêu âm đi vào bề mặt của chi tiết thì một phần sẽ bị phản xạ lại và trong
ống của máy ghi dao động (14) sẽ có tín hiệu đầu (11). Sóng siêu âm sẽ lan truyền qua
chi tiết và khi đến mặt bên kia của chi tiết thì sóng siêu âm sẽ bị phản xạ lại và đi vào
bộ phận thu (4) và trên ống của ghi dao động sẽ có tín hiệu đáy (13).
Dựa vào khoảng cách giữa tín hiệu đầu và tín hiệu đáy ta có thể biết được chiều
dầy chi tiết.
Nếu trong chi tiết có khuyết tật thì khi sóng siêu âm tới đó, một phần sẽ bị phản xạ
lại và trong ống của máy ghi dao động sẽ có tín hiệu giữa (12).

Câu 6. Trình bày nội dung phương pháp kiểm tra bằng tia Rơnghen (hình vẽ
minh hoạ)?

Page 6


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
Phương pháp này dựa vào khả năng đi qua vật liệu của các tia Rơnghen và tia
Gamma. Các tia này khi đi qua vật liệu sẽ bị hấp thụ một phần. Mức độ hấp thụ các
tia này phụ thuộc vào loại vật liệu, dựa vào chiều dày vật liệu mà các tia đó đi qua. Độ
đậm đặc càng lớn, chiều càng lớn thì mức độ hấp thụ càng cao.
Xác định bằng phương pháp chiếu tia nhờ thiết bị chiếu và phim chụp (phim
Rơnghen ). Nếu thay vào phim Rơnghen ta để màn ảnh phát quang thì ta sẽ thấy vệt
sáng hoặc mờ (hình).

Khi thực hiện phương pháp này phải đảm bảo thật an tồn cho người thợ, cần có
biện pháp để kiểm tra hiện tượng nhiễu xạ cho cơng nhân.
Câu 7. Trình bày nội dung phương pháp kiểm tra bằng bột từ tính để kiểm tra sự
điền đầy của kim loại (hình vẽ minh hoạ)?
Phương pháp dùng bột từ tính: Phương pháp này dựa trên cơ sở của sự thay đổi vị
trí các đường sức trong chi tiết bị nhiễm từ nếu như trong chi tiết đó có khuyết tật (rỗ,

nứt, dắt xỉ). Các đường sức sẽ bị uốn cong tại nơi có khuyết tật và tạo điểm cực từ
tính.
Ta rắc lên bề mặt chi tiết khu vực cần kiểm tra một ít bột sắt( thể khơ ) hoặc tưới
lên một ít dung dịch chứa bột sắt ( thể ướt ), sau đó cho chi tiết nhiễm từ. Các bột sắt
hoặc dung dịch đó sẽ được sắp xếp bình thường, cách đều nhau nếu trong chi tiết
khơng có khuyết tật. Nhưng nếu trong chi tiết có khuyết tật thì các bột sắt sẽ được sắp
xếp theo các đường sức vòng qua khu vực có khuyết tật, tức lỡ khoảng cách các
đường sức sẽ thay đổi, chỗ dầy, chỗ thưa (Hình)

Page 7


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA

Khuyết tật càng gần bề mặt chi tiết thì càng dễ phát hiện và càng nằm sâu bên
trong càng khó phát hiện.
Do đó phương pháp từ tính tuy đơn giản nhưng khơng thể xác định được các
khuyết tật khi chúng nằm sâu bên trong chi tiết.
Câu 8. Các phương pháp kiểm tra kín nước mối hàn trong q trình thi cơng
sữa chữa tàu, (hình vẽ minh hoạ) ?
Độ kín của các mối hàn được kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu hoặc
bằng phướng pháp chân không.
a. Phương pháp thẩm thấu: Phương pháp này chỉ để phát hiện các mối
hàn có vết nứt xuyên suốt. Một phía của mối hàn ta quét một lớp
nước vôi trắng, khi lớp nước vôi đã khô ta quét một lớp dầu hỏa ở
phía mặt đối diện. Do dầu hỏa có độthẩm thấu cao nên dầu có thể
chui vào các khe nứt và đi sang phía có lớp nước vôi trắng. Khi gặp
dầu thì lớp vôi trắng sẽ bị vàng. Như vậy tại vị trí đó vết hàn không
kín. Ta cần dũi mối hàn cũ để hàn lại.
Phương pháp này tuy đơn giản, dễ thực hiện, giá thành rẻ và có thể

thực hiện trên suốt chiều dài đường hàn nhưng phương pháp này chỉ
phát hiện được các vết nứt xuyên suốt. Với các vết nứt xuyên suốt
nhưng kích thước quá nhỏ thì cũng khó phát hiện được.
b. Phương pháp chân không.
Về phía khó tiếp xúc của mối hàn ta quét một lớp nước xà phòng,
sau đó ta đặt một hộp tạo chân không (hình 24). Khoảng chân không
là một bộ khung chữ Π
bằng cao su và một tấm kính đậy kín phía trên. Dùng vít để nén tấm
kính cho chặt. Ta hút hết không khí trong hộp để tạo chân không trong
hộp.

Page 8


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA

Áp suất bên ngoài lớn, áp suất trong khoang nhỏ nên nếu mối hàn
có vết nứt xuyên suốt thì bọt xà phòng sẽ xuất hiện và qua tấm kính
trong ta dễ dàng nhận biết. Với phương pháp chân không này ta có
thể phát hiện đối với các vết nứt có kích thước rất nhỏ. Nhưng ta chi
có thể tiến hành kiểm tra ở một số vị trí đường hàn chứ không thể
thực hiện trên suốt chiều dài đường hàn như phương pháp thẩm thấu.
Câu 9. Trình bày ngắn gọn các phương pháp xác định khuyết tật của kết cấu
thân tàu (hình vẽ minh họa)?
1.Phương pháp quan sát:
Các phương pháp này chủ yếu để phát hiện các khuyết tật trên bề
mặt chi tiết. Bằng mắt thường hoặc kính lúp ,kính hiển vi , thước đo biến
dạng hay máy đo biến dạng, ta có thể phát hiện các khuyết tật của chi
tiết. Việc quan sát bằng mắt thường không thể cho ta các kết luận chính
xác.Để dễ thấy ta có thể rứa bề mặt chi tiết bằng axit.

Để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt phía trong của ống ,của
các lỗ khoét sâu ta dùng các thiết bị chiếu sáng và có thể ghi lại các
khuyết tật .Người ta dùng ống quang học để phát hiện các khuyết tật
cách người theo dõi khoảng 7.5m với đường kính khuyết tật là 30 ÷ 60 mm
. Nhờ các máy đo biến dạng, ta có thể xác định độ gồ ghề của bề mặt
, trên cơ sớ đó sẽ đánh giá đúng độ bóng của nó.
2. Đo độ mài mòn bằng phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp khi cần thiết
có được biểu đồ mài mòn trên khắp bề mặt của chi tiết.
Nếu trên bề mặt chi tiết ta khoan một lỗ có chiều sâu và hình
dáng kích thước nhất định thì sau một thời gian làm việc của chi tiết , theo
sự thay đổi của lỗ khoan đó ta có thể xác định được giá trị mài mòn bề

Page 9


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
mặt tại điểm đó. Kích thước của lỗ khoan phái nhỏ để không ảnh
hưởng đến độ bền của chi tiết .
Việc khoan hoặc in dấu trên bề mặt chi tiết thường bằng hình tháp
vuông kim cương với góc ở đỉnh là 1360 . Dấu trên bề mặt chi tiết có
thể có hình bán nguyệt .
3. Đo độ mài mòn nhờ các chất đồng vị phóng xạ.
Bằng các phương pháp trên , chúng ta có thể xác định được các
khuyết tật , vị trí của chúng , kích thứoc của chúng ,nhưng chí ở mức độ
gần đúng . So sánh các kết quả thu được ,ta mới đánh giá được tốc độ
mài mòn . Ngoài ra , khi áp dụng các phương pháp trên , các chi tiế phái
ngừng hoạt động.
Nhờ các chất đồng vị phóng xạ ,ta có thể nghiên cứu sự mài
mòn của các chi tiết , tốc độ mài mòncủa chúng , có thể nhận biết

được các số liệu về lượng kim loại bị mài mòn trong quả trình làm việc
của chi tiết.
Bản chất của phương pháp này là đưa vào bề mặt của chi tiết một
lượng chất đồng vị phóng xạ mà ta gọi là “vật xác nhận”.
Câu 10. Phương pháp nhiệt sửa chữa biến dạng của tơn bao (hình vẽ minh họa)?
Việc nắn các kết cấu tôn mỏng thường sử dụng phương pháp nhiệt .Bản
chất của phương pháp này là đoạn được nung nóng của tấm trong quá
trình dãn nở nhiệt gặpt phải sự tác động ngựơc chiều về phía kim loại
không nung nóng và sự tác động đó tăng theo chiều ngang ,giảm theo
chiều dọc,tức là trong mặt phẳng của tấm trong quá trình nguội các vết
lồi lõm bị giảm đi do đoạn đã nung nóng khi nguội sẽ kéo phần không
được nung nóng của tấm .
- Việc nung nóng nên hướng từ cạnh vết lồi lõm vào đỉnh vết lồi lõm. Việc nung
nóng đc thực hiện theo các vết đốm tròn hoặc theo dải nhờ đền oxy-axetylen, nhiệt độ
nung 750-800o C, các đốm có ĐK 30-40 mm và dải dọc theo canhjn dài của vết lõm.
- Trình tự nung từ chỗ có độ cứng lớn đến chỗ có độ cứng ít hơn
- Khoảng cách tâm các vết nung 70-80 mm
- Dùng mỏ cắt đôi để tăng tốc độ cắt
- Nung tấm tơn theo dải có chiều rộng 20-30 mm để tăng năng suất.
- Việc nung dải tiếp chỉ đc th khi dải nung trc đố nguội hoàn toàn.
- Dùng PP làm nguội nhân tạo gắn ống dẫn khí trực tiếp đến mỏ cắt để rút ngắn q
trình nắn

Page 10


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA

Câu 11. Phường pháp sửa chữa kết cấu hư hỏng (hình vẽ minh họa)?
Trong một số trường hợp ta chỉ cần sửa chữa cơ cấu, khơng cần thay thế tơn bao.

Bởi vì cơ cấu có thể bị mịn bục có thể bị cong vênh hoặc có thể khơng đảm bảo độ
bền cần phải thay thế cơ cấu khoẻ hơn, hoặc thay một cơ cấu có hình dạng khác so với
ban đầu, hoặc chỉ cần gia cường cho cơ cấu khoẻ hơn.
Để thay thế cơ cấu ta phải cắt bỏ cơ cấu cũ. Vết cắt phải nằm ở thân cơ cấu để
không làm hư hỏng tơn bao tại khu vực đó. Mối nối đối đầu của cơ cấu cũ và mới có
thể vng góc với tôn bao hoặc nghiêng so với tôn bao một góc 45o ( hình 1 )

Hình 1
Việc thay thế các cơ cấu rất đơn giản, nếu cơ cấu cũ và cơ cấu mới có cùng một
kích thước, cùng loại.
Trong trường hợp này ta chỉ cần dùng đèn cắt để cắt bỏ cơ cấu bị hỏng, sau đó sửa
lại tơn bao vùng nối với cơ cấu bị cắt bỏ, gia công lại đầu nối của cơ cấu và gia công
đoạn cơ cấu mới. Sau đó lắp ráp và hàn đoạn cơ cấu thay mới vào vị trí. Khi hàn ta
phải hàn cơ cấu với tơn bao sau đó hàn nối cơ cấu. Với cơ cấu có chiều cao lớn thì
nên hàn mép tự do của cơ cấu trước rồi mới hàn bản thành cơ cấu.
Page 11


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA

Trong nhiều trường hợp do khơng có cơ cấu cùng loại hoặc cần phải thay bằng cơ
cấu khoẻ hơn thay bằng cơ cấu khác loại thì phải chọn phương án chuyển tiếp giữa
đầu cơ cấu cũ và đầu cơ cấu mới ( hình 2 ).

Hình 2
a. Khi mối nối hai cơ cấu hình T với L có cùng chiều cao.
b. Khi mối nối hai cơ cấu hình T với L có cùng chiều cao.
c. Khi nối hai cơ cấu hình thép mỏ G có chiều cao khác nhau ( với chiều cao
khơng q 90 mm)
d. Khi nối hai cơ cấu hình thép mỏ G có chiều cao từ 100 – 240 mm

Trong một số trường hợp ta không thể hàn nối tôn thành của cơ cấu với nhau (do
không gian quá chật hẹp) để đảm bảo độ bền của mối nối ta tiến hành hàn ốp lên bề
mặt mép tự do của cơ cấu tại vị trí mối nối một tấm tơn( hình 3)

Page 12


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
Kích thước của tấm tôn ốp phụ thuộc vào chiều rộng của bản mép tự do của cơ
cấu. Tấm gia cường được hàn viền xung quanh xuống cơ cấu( hình 3 )

Nếu cần thay thế nhiều cơ cấu trong một khu vực ta tiến hành thay lần lượt từng
cơ cấu. Cơ cấu thứ 2 được cắt bỏ khi đã hàn hồn chỉnh tơn vỏ với cơ cấu trước.
Nếu thấy vùng tôn bao đảm bảo độ bền chắc, ít bị biến dạng thì ta nên lần lượt
thay các cơ cấu nhưng chỉ hàn đính cơ cấu với tơn, hàn đính cơ cấu với cơ cấu. Sau
khi đã hoàn chỉnh lắp ráp tất cả các cơ cấu ta mới tiến hành hàn chính thức. Phương
pháp hàn là hàn lần lượt theo từng ô rồi lan sang các ô khác theo 4 hướng.
Trong mỗi ô ta hàn rầm chính với tơn bao trước sau đó mới hàn rầm phụ với tơn
bao.
Có trường hợp các rầm hướng chính đi liên tục, cịn các rầm hướng phụ bị gián
đoạn giữa các rầm hướng chính. Khi đó ta có thể lắp đặt và hàn chính thức các râm
hướng chính với tôn bao. Các đoạn rầm hướng phụ sẽ lắp ráp sau. Khi đó ta chỉ cần
độ hở một phía của đoạn rầm hướng phụ, đầu kia khơng có độ hở khe hàn (hình 4).
Đầu có để khe hở được hàn trước, đầu khơng có độ hở hàn sau.

Hình 4
Câu 12. Phương pháp thay thế tơn bao hư hỏng (hình vẽ minh hoạ)?
Công tác thay thế các tôn vỏ chỉ tiến hành sau khi xác định rõ phạm
vi hư hại, các kết cấu cần thay thế vàsau khi tiến hành các biện pháp
phòng ngừa hỏa hoạn và tránh tổn hại cho các trang thiết bị ở vùng

xung quanh nơi công tác.
Việc thay thế tôn vỏ bắt đầu từ việc tháo rỡ các tấm hư hại khỏi
thân tàu. Công việc tháo rỡ tiến hành theo trình tự sau:
- Đánh sạch sơn, han gỉ theo mối hàn cũ trên một dải rộng khoảng
250mm (phân bố về hai phía của mối hàn xem trên hình 1);
Page 13


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
- Dũi các mối hàn giữa kết cấu khung xương với tấm cần thay, đồng thời
dũi cả các mối hàn dọc ngang trên các tấm kế cận một khoảng
cách mép tấm phải thay là150mm (H.1);
- Khi dũi hoặc cắt các mối hàn cần hết sức lưu ý tới chất lượng mặt
cắt để khỏi tốn công sửa chữa trước khi hàn.

Hình 1: Phạm vi đánh sạch và dũi các mối hàn với khung xương
Trong trường hợp tấm phải thay là tấm chịu nhiều lực người ta thường
cắt cách xa mép đường hàn cũ một khoảng 5mm đối với mối hàn dọc
và 20mm đối với mối hàn ngang. Đối với tấm dài trên 10m đòi hỏi
phải có qui định cắt đầy đủ. Để bảo hiểm cho tấm khỏi rơi ta cần để lại
sau mỗi 1m cắt một đoạn khoảng 20mm. Những đoạn này sẽ cắt sau khi
các tấm được giữ bằng móc cẩu hoặc thiết bị ép giữ (H.5).

Hình 2: Thiết bị ép giữ tấm
- Tháo dỡ và vận chuyển tấm bị hỏng khỏi thân tàu bằng cách dùng
tai cẩu hàn vào tấm (H.3a) hoặc mỏ kẹp (H.3b).

Page 14



ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA

Hình 3: Phương pháp chuyển vận các tấm bị hỏng
Sau khi tháo dỡ xong tấm hỏng ta tiến hành:
- Sửa lại mép cắt trên các tấm còn lại để hàn. Nhiều khi cần thiết phải
cắt đi tại các mép một khoảng ít nhất là5mm nữa. Điều này làm cho
lỗ có phần rộng hơn do đó nên cố gắng hết sức ngay từ khi cắt tấm
hỏng khỏi thân tàu sao cho cắt có chất lượng tốt nhất;
- Lập dưỡng mẫu. Nếu dưỡng mẫu chắc chắn, bảo đảm độ chính xác ta
có thể gia công tinh ngay trong phân xưởng vỏ không cần phải để
lượng dư trên tấm mới cần thay. Nếu không thể làm chính xác ta phải
để lượng dư trên hai mép liên tiếp một khoảng từ 25 ÷ 100mm còn hai
mép kia gia công hoàn chỉnh.
- Lắp đặt tấm mới lên thân tàu. Công tác lắp đặt tấm mới ta tiến hành
theo trình tự sau:
+ Hàn các tấm dẫn hướng (H.4) phục vụ cho việc lắp đặt tấm mới. Nếu
tấm mới sẽ được đặt từ phía trên xuống thì các tấm dẫn hướng lắp
đặt ở phía dưới, còn lắp từ dướilên thì đặt các tấm đó ở phía trên;

Page 15


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA

Hình 4: Cách đặt các tấm dẫn hướng để lắp ráp
tấm mới từ trên xuống
+ Chuyển tấm mới thay tới vị trí lắp đặt bằng cẩu và thiết bị kẹp (H.3b);
+ Rà hai mép đã được gia công hoàn chỉnh trên tấm mới với các
mép tương ứng trên thân tàu;
+ Cắt lượng dư. Việc cắt lượng dư trên tấm mới tiến hành thuận

tiện nhất là từ phía trong thân tàu vì ta có thể dựa vào mép cửa
các
tấm cũ trên thân tàu vạch đường cắt. Trong trường hợp không thể
cắt
từ phía trong lúc đó phải vạch dấu ra phía ngoài bằng thiết bị vạch dấu
chữ U (h.5) .

Hình 5: Vạch dấu bằng thiết bị vạch dấu chữ U
Page 16


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
+ Định vị tấm mới trên lỗ khoét bằng phương pháp hàn dính, thiết
bị ép bằng ốc vít, thiết bị giằng, chêm...
=> Sau khi định vị được tấm trên thân tàu, tiến hành hàn.
Câu 13. Giới hạn mài mịn cho phép của các chi tiết thiết bị lái (trục bản lề, áo
bọc trục lái, xích lái, thép trịn thay xích, và cáp lái) ?
Tiêu chuẩn mài mòn cho phép của các chi tiết thiết bị lái như sau :
- Độ hở giữa bản lề bánh lái và bản lề sống đuôi phải lớn hơn 7% đường kính
trục lái, khi đường kính trục lái là 100 - 300 mm. (hình )
Nếu độ hở này đạt tới 7% đk trục thì ta phải nhấc tấm bánh lái
thay tấm đệm ở gót ky lái hoặc thay tấm đệm chỗ nối phía trên
của trục lái (đối với bánh lái thoát nước ).

- Độ mịn cho phép của trục bản lề là 7% đường kính ban đầu của trục bản lề.

-

-


-

Nếu độ mòn này vượt quá giới hạn cho phép này thì ta phải tiến hành thay thế
trục bản lề mới.
Độ mòn lớp áo bọc trục bánh lái không được vượt quá 5% chiều dày ban đầu.
Nếu bị mịn q giới hạn cho phép thì ta phải phục hồi lại lớp bọc này hoặc
thay thế hoàn toàn.
Độ hở giữa trục bản lề và bạc của bản lề là 10% đường kính của trục bản lề.
Nếu trục bản lề ,ống lót trục bản lề bị mòn làm cho độ hở giữa
trục và ống lót trục bản lề vượt quá giới hạn cho phép thì ta phải
sửa chi tiết nào bị mòn nhiều hơn để cho độ hở đó trở lại bình
thường – khoảng (1÷1,5)% đường kính trục bản lề.
Độ mòn của phần bọc trục bản lề nằm trong giới hạn 5% đường
kính của trục bản lề. Nếu lớp bọc trục này mòn quá giới hạn cho
phép thì ta phải tiến hành hồi phục lại.

Page 17


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
- Độ mòn của ống lót trong bản lề sống đuôi là 7% đường kính của

-

-

trục bản lề. Nếu ống lót này làm bằng gỗ bacốt ,hoặc vật liệu
thay thế mà bị mòn quá giới hạn thì phải thay mới.
Độ mịn cho phép của xích lái (hoặc thép trịn thay xích lái) là 10 % đường
kính ban đầu của chúng. Nếu chúng bị mịn q giới hạn cho phép thì ta phải

tiến hành thay mới.
Với dây cáp lái nếu trên một đoạn có chiều dài bằng 8 lần đường kính mà có
10% sợi cáp bị đứt thì phải thay.

Câu 14. Các dạng hư hỏng thường gặp của trục lái (hình vẽ minh họa)?
Các dạng hư hỏng của trục bánh lái bao gồm:
- Bị mòn do dỉ hoặc do ma sát.
- Bị nứt.
- Bị cong
- Bị xoắn
- Bị gẫy.
Câu 15. Trình bày phương pháp sửa chữa trục lái khi bị cong (hình vẽ minh
họa) ?
- Sc trong trạng thái nóng vs t0 850-90000C, khi bị cong ở t0 đó ta dùng búa,
tời hoặc kích để nắn lại.
- Thiết bị nắn: đế là 1 thỏi sắt có tiết diện 350x350mm
- Trên các k/c = nhau (500-600mm) ngta hàn các cột có 1 đầu ren phía trên.
- Trục đc đặt trên 2 đế kê, dùng kích thủy lực để nắn trục.
- Giữa kích và trục có đệm 1 miếng đồng đo.
- Theo PP này t có thể nung trục bằng dòng điện cảm ứng hoặc đèn oxy
axetylen
- Khi trục bị vặn 1 góc dưới 150, theo quy phạm tàu vẫn có thể hđ nhưng vs
đk ko hđ ngồi đại dg, vùng có băng nhưng nhất thiết phải thay đổi vị trí con then
- Khi góc vặn lớn hơn 150 phải thay đổi vị trí con then và phải ủ
- Phải khoét lại vị trí con then nếu cung lái ko nằm trong mp bánh lái
- Khi khoét rãnh con then mới thì con cũ phải đc hàn đắp
- Rãnh mới đc gia công trên máy tiện nhưng I thiết phải có độ dư theo chiều
rộng từ 0,1-0,15mm

Page 18



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
Hiện tượng trục lái bị cong thường sẩy ra đối với bánh lái treo. Khi tàu đi vào
luồng cạn hoặc bị va vào chứớng ngại vật trên luồng thì trục lái bị cong phía trên
mặt bích. Cũng có nhiều trường hợp sống lái hoặc trục bánh lái bị cong. Khi đó
các bản lề sống đuôi và bản lề bánh lái sẽ không đồng tâm, bánh lái không thể
quay được.
Để sửa chữa trục bánh lái bị cong ta dùng phương pháp nắn trên bệ trục đỡ.
Trước khi nắn thẳng ta phải xác định độ cong và chiều cong của trục lái.
Việc kiểm tra độ cong của trục lái ta phải tiến hành trong hai đợt : trước khi sửa
chữa và sau khi sửa chữa.
Trong trường hợp thứ nhất cần xác định độ lệch tâm của các lỗ khoét bản lề bánh
lái và các lỗ kht của bản lề sống đi. Độ lệch tâm đó cho phép 0.5mm và
không được vựợt quá 1/2 độ hở theo đường tâm tàu giữa trục bản lề và thành trong
ống lót bản lề sống đi.
Với bánh lái thường có kèm theo trục lái ta xác định đường tâm theo hình.

Ta căng một sợi dây có f =0.5-1.0mm qua tâm của lỗ khoét bản lề đầu và cuối của
bánh lái. Dây này được coi là tâm quay của bánh lái . Sau đó ta đo khoảng cách từ
dây đến bề mặt trục lái (b và c). Và đo khoảng cách từ dây đến cạnh trong của lỗ
khoét bản lề bánh lái cịn lại. Vì chiều dày bản lề bánh lái lớn nên ta phải đo cả hai
phía (hình).

Độ lệch tâm phía trên sẽ là (a’p – a’t): 2 và độ lệch tâm phía dưới sẽ là (ap – at):2.
Cả hai phép đo trên mới chỉ thể hiện độ lệch tâm theo hướng dọc tàu.

Page 19



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
Để xác định độ lệch tâm theo chiều ngang ta phải quay bánh lái quanh trục quay
của nó đi một góc 90o. Sau đó thực hiện lặp lại hai phép đo trên.
Để tiến hành nắn trục lái ta phải nung nóng trục lái lên nhiệt độ 1000 – 1100o C. Ở
nhiệt độ đó ta dùng búa hoặc kích để nắn trục.
Nếu trục lái bị vặn (xoắn) một góc nhỏ hơn 15o, theo quy phạm ta vẫn cho phép
tàu hoạt động nhưng phải hạn chế vùng hoạt động của tàu sau khi đã thay đổi vị trí
của then.
Nếu góc xoắn lớn hơn 15o ta phải thay đổi lại vị trí của rãnh then và phải tiến hành
ủ lài trục lái. Khi khoét rãnh then mới ta phải hàn đắp lại rãnh then cũ. Nếu góc
xoắn nằm trong khoảng 8-10o thì then khơng đặt lại ở trục lái mà đặt lại trên séctơ
lái. Đây là trường hợp đặc biệt vì theo quy phạm của Đăng kiểm rãnh then phải đặt
ở trục lái.
Câu 16. Trình bày phương pháp sửa chữa trục bánh lái khi bị nứt (hình vẽ
minh họa)?
Vết nứt thường xuất hiện ở nơi chuyển tiếp đường kính của trục lái. Phương pháp
sửa chữa vết nứt trên trục lái là hàn đắp.
• Ta phải xđ đc hướng phát triển, độ dài, độ sâu của vết nứt.
• Vết nứt thg xuất hiện ở nơi chuyển tiếp đk
• Vết nứt có thể đi dọc, ngang hoặc vịng trịn trục( nguy hiểm I).
• Xđ chiều xâu = khoan lỗ vs đk = 6-8mm
• Trc khi hàn đắp cạnh vết nứt cần vát mép theo suốt L, theo chiều sâu thì đến
chiều sâu vết
• Tại 2 đầu vết nứt cạnh vát mép hàn phải cách đầu vết nứt 1 đoạn >=10mm và
lượn trịn.
• Ngta dùng dũi khí nén để gia công mép hàn thường theo dạng chữ V ( vs chiều
sâu vết nứt lớn hơn 30mm, góc vát 600
• Dùng que hàn chất lg cao: que hàn 42A
• Phải nung trục đến 150-2000C nếu hàm lg cacbon chưa trong kim loại >2%
• Tiến hành ủ hoặc bình thg hóa kim loại để giảm ư/s dư bên trong và ổn định kc

tinh thể.
• Qtrinh bình htg hóa: nung kim loại đến 50-700C trên điểm gh trên, giữ vật ở to
đó và làm nguội vật nung.
• Qtrinh ủ: nung kim loại đến 30-500C trên điểm gh trên, giữ vật ở to đó và làm
nguội từ từ cho đến t0 ko khí bên ngồi.
• Kim loại sau sẽ rắn và cứng hơn sau qtrinh bình thg hóa so vs ủ
Page 20


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA

Câu 17. Trình bày phương pháp tháo chân vịt ra khỏi trục (hình vẽ minh
họa) ?
Trước hết ta phải nghiên cứu cách nối ghép của mũi thoát nước của chân vịt
với trục chân vịt, đồng thời phải chuẩn bị các dụng cụ tháo lắp.
Chân vịt và trục chân vịt có thể ghép với nhau bằng then, bằng keo dính. Nếu
chân vịt trục chân vịt nối với nhau bằng then thì ta có thể dùng nêm, dùng kích,
vam hoặc dùng phản ứng nổ để tháo. Trong mọi trường hợp trước khi tháo ta phải
đánh dâu vị trí tương đối của vị trí chân vịt và trục chân vịt. Mục đích đánh dấu là
để sau này khi lắp ráp sẽ chuẩn xác hơn.
a. Phương pháp dùng nêm :
Giữa củ chân vịt và đầu ống bao trục ta đặt hai nêm sắt 1(hình 82). Giữa hai nêm
1 ta đặt nêm 2. Dùng búa đập vào nêm 2 để đẩy chân vịt tách khỏi trục chân vịt.

b. Phương pháp dùng các thiết bị khác (hình 83,84,85,86).
c. Phương pháp nổ: Ta để bọc thuốc nổ giữa phần củ chân vịt và đầu ống bao
trục. Cho thuốc nổ nổ thì chân vịt sẽ được đẩy ra phía sau.
Điều quan trọng nhất của phương pháp này là phải xác định chính xác loại
và số lượng thuốc nổ để khỏi làm hỏng cơ cấu đuôi tàu và chân vịt, loại và
số lượng thuốc nổ phụ thuộc vào trọng lượng chân vịt, vào vật liệu làm

chân vịt, vào chiều sâu của chong chóng khi tháo chân vịt ở dưới nước.
Page 21


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA
d. Phương pháp dùng nhiệt: Ta có thể tháo chân vịt khỏi trục bằng cách nung
nóng củ chân vịt bằng đèn oxy axêtylen, hoặc làm lạnh bằng oxyt cacbonic
rắn. Nhiệt độ để nung nóng chân vịt là 800o C đối với chân vịt làm bằng
hợp kim đồng và 100-120o C đối với chân vịt làm bằng thép cácbon.

Câu 18. Các dạng hư hỏng chủ yếu của chân vịt (hình vẽ minh họa) ?
Những dạng hư hỏng của chân vịt tàu thủy thường gặp trong thực
tếsử dụng là:
1- Cong, gãy hoặc sứt cánh do va đập;
2- Chân vịt bị ăn mòn trong môi trường oxy hóa;
3- Chân vịt bị hư hỏng do hiện tượng sủi bọt.
Trong ba dạng trên, dạng hư hỏng do hiện tượng sủi bọt ngày nay đã
có khả năng khống chế được. Tất nhiên đôi khi cũng có thể xảy ra
và phạm vi hư hỏng rất trầm trọng nhưng thông thường ở loại chân vịt
mới thiết kế và chế tạo. Do đó đối với loạt đầu tiên nên kiểm tra
can thận khi sửa chữa tàu trên ụ hàng năm. Nếu phát hiện hư hỏng ở
dạng này phải thay đổi hình dáng prôfin cánh như vậy phải điều chỉnh
lại thiết kế.
Dạng hư hỏng do ăn mòn thường do hậu quả của hiện tượng ăn
mòn điện hóa xảy ra trên bề mặt kim loại dưới ảnh hưởng
của môi trường oxy hóa. Ăn mòn chân vịt làm từ đồng thau
hoặc đồng thanh trung bình hàng năm vào khoảng 0,05mm. Trong
đó các móc ngoài có thể 3,4 lần lớn hơn.
Đối với các chân vịt tải trọng nặng cũng có thể độ ăn mòn lớn
hơn nhiều. Bề mặt của chân vịt đóng một vai trò rất quan trọng tới

độ ăn mòn. Nếu độ sần sùi tăng, độ ăn mòn cũng tăng; trên
bề mặt chân vịt có bám sơn hoặc lớp hầu, hà cũng làm tăng độ ăn
mòn.
Do đó ít nhất là hai năm cần phải đánh sạch và đánh nhẵn lại
chân vịt
để có thể sử dụng lâu.
Dạng hư hỏng do va đập nhất thiết phải được sửa chữa ngay. Nếu
không sửa dù hư hỏng lúc đầu cóthể nhỏ nhưng có thể sẽ gây
những hậu quả nghiêm troïng.

Page 22


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
Ngoài dạng hư hỏng do nguyên nhân sử dụng trên, trong thực tế còn
gặp nhiều trường hợp hư hỏng chân vịt do không đảm bảo chất lượng
sửa chữa gây ra. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là không nắm được
đặc tính nguyên vật liệu dùng để chế tạo chân vịt.
• Rạn nứt lõi chân vịt: thường xảy ra khi tháo chân vịt khỏi
đường trục bằng cách đốt nóng vì lúc đó kết cấu kim loại thay đổi
một cách cục bộ, gây một ứng suất khá lớn mặc dù việc đốt đó
chỉ xảy ra trong vòng vài phút.
• Rạn nứt cánh chân vịt: thường xảy ra khi uốn thẳng cánh nhưng
không phải do lực cơ học mà do cơ cấu kim loại bị thay đổi nên trong
sử dụng có thể bị gãy không hề biến dạng (rạn nứt giòn).

Câu 19. Phương pháp sửa chữa vết nứt chân vịt làm từ hợp kim màu (hình vẽ
minh họa)?
Các chân vịt làm bằng đồng thau, đồng đỏ có chứa các kim loại dù chỉ một lượng
rất nhỏ cũng làm thay đổi tính chất và cấu tạo của hợp kim. Các kim loại đó là

kền, nhơm, sắt, măng gan, thiếc.
Nhôm làm tăng khả năng chống dỉ, làm tăng độ bền nhưng nếu thêm nhiều nhơm
vào thì hợp kim sẽ làm giảm tính hàn của vật liệu.
Kền làm tăng độ bền, độ rắn và tăng tính chống dỉ của hợp kim. Sắt có ảnh hưởng
tốt đến cấu trúc của hợp kim, làm tăng tính cơ học và tính cơng nghệ của hợp kim.
Mangan có tác dụng tốt để tăng tính chống dỉ của hợp kim. Các chân vịt làm bằng
hợp kim màu do có độ bền khơng cao nên thường bị hư hỏng ở dạng cơ học như bị
nứt, bị cong, bị gẫy.
Câu 20. Kiểm tra mặt côn tiếp xúc giữa chân vịt và hệ trục trong quá trình
gia cơng (hình vẽ minh họa)?
Câu 21. Kiểm tra cần sau khi sửa chữa (Hình vẽ minh họa)?
❖ Kiểm tra độ cứng của cần cẩu:
Ta để cần cẩu trên hai đế kê ở hai đầu. Tác dụng một ngoại lực P lên cần cẩu. Giá
trị của ngoại lực P và vị trí điểm đặt của ngoại lực P phụ thuộc vào loại cần cẩu,
phụ thuộc vào chiều dài của cần cẩu và vào mô men chống uốn của tiết diện ngang
của cần cẩu ( bảng ).

Page 23


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA

Trong bảng :
a. P: Lực thử tính bằng( Tấn)
b. W: mơmen chống uốn( cm3)
c. L: Chiều dài cần cẩu( m )
Đối với cần cẩu loại I và II thì W lấy ở tiết diện gối đỡ. Đối với cần cẩu loại III thì
W lấy ở tiết diện lớn nhất. Khi có ngoại lực P thì cần cẩu bị cong. Độ cong cho
phép trong mọi trường hợp là f
f ≤ 1/1500L (L tính bằng m)

❖ Thử tĩnh của cần cẩu
Khi đã lắp cần cẩu lên tàu ta tiến hành thử tĩnh bằng cách treo một vật lên móc cần
cẩu với trọng lượng bằng 1.25 sức nâng theo thiết kế và để cần cẩu nghiêng so với
mặt phẳng ngang một góc 15o. Giữ cần cẩu ở trạng thái đó trong thời gian 30 phút.
Nếu cần cẩu khơng bị hư hỏng gì thì ta tiếp tục thử ở giai đoạn 3.
❖ Thử động của cần cẩu
Ta treo một vật có trọng lượng 1.1 lần so với sức nâng theo thiết kế với góc
nghiêng của cần cẩu là 15o so với mặt phằng nằm ngang. Cho nâng lên hạ xuống
Page 24


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA
trọng vật đó trong khoảng 10 – 15 lần và cho quay cần cẩu từ mạn này sang mạn
kia. Nếu cần cẩu không bị hư hỏng gì thì cơng việc thử cần cẩu đã kết thúc.
Câu 22. Phương pháp sửa chửa cần cẩu khi bị cong (Hình vẽ minh họa)?
Hiện tượng cần cẩu bị cong là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Ta có thể sửa chữa
tại tàu hoặc tháo đưa về xưởng. Khi cần cẩu bị cong ta tháo cần cẩu khỏi tàu và
thực hiện theo các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp 1: Đặt cần cẩu lên 2 đế kê ở hai đầu với chiều cao đế kê khoảng
1000 - 1200 mm. Tại vị trí cong nhất ta treo một vật có trọng lượng 500 - 1500
Kg. Dùng đèn hơi để nung nóng phía cong tới nhiệt độ 700 – 800o C. Dưới tác
dụng của trọng vật cần cẩu sẽ tự duỗi thẳng. Ở giữa cần cẩu ta đặt một đế kê để
khi cần cẩu nằm trên đế kê đó là lúc cần cẩu đã được duỗi thẳng. Sau khi cần cẩu
đã nguội ta mới tháo vật treo và kiểm tra độ thẳng của cần cẩu (hình ).

Bằng phương pháp này ta có thể sửa chữa cần cẩu bị cong ngay trên boong tàu. Ta
đặt cần cẩu nằm trên boong và hai đầu cần cẩu tỳ vào be chắn sóng. Dùng kích để
đặt giữa điểm cong nhất của cần cẩu và tỳ vào thành miệng quầy hàng. Ta tăng
kích để nắn cần cẩu.
Để nung nóng cần cẩu ta có thể dùng đèn hơi hoặc đưa trực tiếp đoạn cong vào lò

than hoặc dùng dịng điện cơng nghiệp. Khi dùng dịng điện cơng nghiệp ta có thể
đảm bảo quy trình nâng nhiệt độ, có thể điều chỉnh nhiệt độ nung.
Theo phương pháp này, tại vùng bị cong ta bọc cần cẩu bằng một lớp vải amiăng
cách nhiệt có chiều dày từ 4 -5 mm. Trên lớp vải đó ta cuốn theo đường xoắn ốc
cuộn dây đồng đỏ có tiết diện 180 - 240 mm2. Bên ngoài cuộn dây ta lại bọc một
lớp vải amiăng để cách điện. Cho dòng điện đi qua dây và cần cẩu được nung
nóng dần tới 750 – 800o C (nhờ một biến thế nối song song với mạng điện – hình).

Page 25


×