Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại chi cục thủy lợi tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.49 KB, 92 trang )

BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong tất cả các cơng
trình làm trước đây.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đõ của
các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi và sự nỗ lực của bản thân. Đến nay,
tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng các
cơng trình thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An”, chuyên ngành Quản lý xây
dựng.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Vũ Thanh Te đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình
thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công
nghệ và Quản lý xây dựng – khoa Cơng trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các bộ
môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học & sau Đại học Trường đại
học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành Luận văn thạc
sĩ của mình.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2016
TÁC GIẢ



Nguyễn Thị Liên

ii


MỤC LỤC
BẢN CAM KẾT ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài: .................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ......................................................................................... 5
1.1. Những vấn đề chung về dự án [8] .........................................................................5
1.1.1 Khái niệm.........................................................................................................5
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng ....................................................................6
1.2 Tổng quan quản lý nhà nước về dự án quy hoạch thủy lợi Nghệ An [9]..............9
1.3 Tổng quan quản lý nhà nước trong quản lý chất lượng dự án[8].........................13
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của vùng dự án do Chi cục thủy lợi thực hiện 16
1.4.1 Đối với vùng dự án quy hoạch thủy lợi [9] ...................................................16
1.4.2 Đối với vùng dự án nâng cấp, sửa chữa cơng trình [11] ...............................17
Kết luận chương 1 ......................................................................................................20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ÁP DỰNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ................................. 21
2.1 Quản lý nhà nước trong việc lập và quản lý các quy hoạch phát triển thủy

lợi[7]...................................................................................................................23
2.1.1 Khái niệm......................................................................................................23
2.1.2 Quản lý Nhà nước về quy hoạch phát triển Thủy lợi ....................................23
2.2 Công tác quản lý Nhà nước trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng ................27
2.2.1 Quản lý nhà nước về xây dựng ......................................................................27
2.2.2 Những quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơng trình ..........................30
2.3 Nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đầu tư và chất lượng dự án đầu tư.................32

iii


2.3.1 Quản lý con người ......................................................................................... 32
2.3.2 Quản lý sản phẩm trong hoạt động xây dựng ................................................ 33
2.3.3 Thanh tra xây dựng ........................................................................................ 33
2.4. Phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng [1], [14]......... 33
2.4.1 Đối với Trung Ương ...................................................................................... 33
2.4.2 Đối với địa phương ........................................................................................ 33
2.5 Quản lý các chủ thể liên quan đến chất lượng xây dựng cơng trình [14] ............ 35
2.5.1 Đối với Chủ đầu tư ........................................................................................ 35
2.5.2 Đối với đơn vị tư vấn thiết kế ....................................................................... 35
2.5.3 Nhà thầu xây dựng......................................................................................... 36
2.5.4 Nhà thầu tư vấn quản lý dự án ....................................................................... 36
2.5.5 Tư vấn giám sát thi công xây dựng ............................................................... 36
2.5.6 Nhân dân ........................................................................................................ 36
2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư và chất lượng
dự án đầu tư [7], [8], [11]........................................................................................... 37
2.6.1 Về tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng .. 37
2.6.2 Về trình độ, năng lực của cán bộ tham gia quản lý xây dựng ....................... 37
2.6.3 Về cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý xây dựng .................................. 37
2.6.4 Về việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng ......................... 37

2.6.5 Về khả năng tài chính, nguồn vốn, vật tư, lao động ...................................... 38
2.6.6 Thực thi pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng cơng trình
..................................................................................................................................... 38
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN .................................................................................................................... 40
3.1 Đặc điểm tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An [13] ............................. 40
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 40
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 42
3.2 Hiện trạng phát triển thuỷ lợi những năm qua ..................................................... 44

iv


3.2.1 Tình hình phát triển thủy lợi và cấp nước trong vùng ...................................44
3.2.2 Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý các dự án quy hoạch [9] ............. 46
3.3 Những thành tựu và tồn tại trong công tác quản lý nhà nước của Chi cục Thủy lợi
các dự án quy hoạch Thủy lợi .....................................................................................46
3.3.1 Những thành tựu đạt được ..........................................................................46
3.3.2 Những tồn tại trong quản lý quy hoạch ......................................................47
3.4 Thực trạng công tác quản lý nhà nước các dự án xây dựng cơng trình thủy lợi
Nghệ An .....................................................................................................................48
3.4.1 Về xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi ............................................................53
3.4.2 Về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng thủy lợi trọng yếu ...............54
3.4.3 Vai trò của Chi cục Thủy lợi trong việc đầu tư nâng cấp, sữa chữa, xây dựng
các cơng trình Thủy lợi................................................................................................55
3.5 Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng[10] .55
3.5.1 Về các dự án quy hoạch .................................................................................55

3.5.2 Về Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng [14] ...........................58
3.6 Những bài học thực tế trong công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư tại tỉnh
Nghệ An [13]..............................................................................................................65
3.7 Định hướng và chủ trương đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Nghệ An .....................................................................................................................66
3.7.1 Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp từ trước năm
2016 để hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 [10] ..............................................66
3.7.2 Vận động các nguồn vốn để khởi công mới các dự án giai đoạn 2016-2020
[11] ............................................................................................................................................... 67
3.7.3 Chuẩn bị đầu tư các dự án [11] ......................................................................69
3.8 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước các dự
án đầu tư xây dựng các thủy lợi tỉnh Nghệ An [11]...................................................70
3.8.1 Giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách ..........................................70
3.8.2 Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng thủy lợi .......................72
3.8.3 Giải pháp về kiện toàn lại tổ chức, bộ máy của cơ quan chuyên môn về đầu
tư các dự án xây dựng cơng trình ......................................................................................... 73
3.8.4 Giải pháp huy động, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư [13] ............................75

v


3.8.5 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án ................................... 78
3.8.6 Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình ...................... 80
3.8.7 Giải pháp tăng cường, chú trọng cho công tác duy tu, sửa chữa hệ thống hạ
tầng thủy lợi phù hợp với điều kiện của tỉnh..................................................................... 80
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 82
1. Kết luận ..................................................................................................................... 82
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 83
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 84


vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1- Hình ảnh Tràn và đập chính hồ Khe Xiêm huyện Nghi Lộc. .......................18
Hình 1.2- Hình ảnh hồ Nghi Công huyện Nghi Lộc sau khi được nâng cấp. ...............19
Hình 2.1: Chức năng của cơng tác quản lý Nhà nước ...................................................22
Hình 2.2 - Hệ thống kênh của Hồ Vực Mấu..................................................................32

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nghệ An là tỉnh rộng lớn ở Bắc miền Trung có tài nguyên đất, nước phong phú và đa
dạng, là Tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng, ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa lạnh từ tháng 11÷ 4 năm sau,
lạnh nhất là tháng 1, mùa lạnh nhiệt độ vùng đồng bằng cao hơn vùng miền núi, là
vùng dễ bị tổn thương bởi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí
hậu gây ra. Nghệ An có 2 hệ thống thuỷ nơng lớn là Hệ thống Bắc và Hệ thống Nam,
hơn 625 hồ chứa nước, 246 đập dâng nước, 565 trạm bơm điện, hơn 6.000 km kênh
mương (trong đó hơn 4300 km kênh mương đã được kiên cố); Có gần 5.000 ha nước
mặt ao, hồ giữ nước và nuôi trông thuỷ sản. Hàng năm, tưới cho hơn 250.000 ha diện
tích cây trồng, cấp nước phục vụ cho công nghiệp, kinh tế - xã hội và phục vụ nước
dân sinh trên địa bàn tỉnh.
- Do Nghệ An là tỉnh có số lượng cơng trình thủy lợi nhiều nhất cả nước (trong đó số
lượng hồ chứa, đập dâng đứng đầu cả nước), mặt khác bão lụt, hạn hán thường xun
xảy ra, các cơng trình đa số được xây dựng từ những năm 60-70 nên hàng năm số

lượng cơng trình bị hư hỏng, xuống cấp rất lớn. Nhu cầu tu sửa, nâng cấp đòi hỏi rất
nhiều kinh phí nhưng sự đáp ứng về nguồn vốn rất có hạn, vì vậy nhiều cơng trình hồ
chứa đã có quy hoạch, kế hoạch (nhất là các hồ do địa phương quản lý) nhưng chưa
được đầu tư, nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố trong mùa bão lụt.
- Sau khi thực hiện Nghị quyết 11NQ/CP ngày 24/02/2011 cuả Chính phủ về kìm chế
lạm phát, Chỉ Thị 1792/CP ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu, có rất nhiều cơng trình,
trong đó có các cơng trình trọng điểm phải giãn tiến độ, phân kỳ đầu tư và thiếu vốn
nên tiến độ chậm, như dự án hồ chứa nước Bản Mồng, hồ Khe Lại - Vực Mấu, hệ
thống thủy lợi Nậm Việc..., làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.
- Một số cơng trình hồ, đập do UBND huyện, UBND xã làm chủ đầu tư chất lượng

1


không đảm bảo do từ khâu thiết kế, thẩm định, thi công, giám sát không chặt chẽ, mặt
khác năng lực một số Ban quản lý dự án còn hạn chế; một số huyện khơng có cán bộ
chun ngành thủy lợi nên việc kiểm tra, giám sát các dự án thủy lợi gặp nhiều khó
khăn.
Để từng bước nâng cấp hệ thống cơng trình thủy lợi cần tập trung thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch đã lập, bao gồm quy hoạch
chung, các quy hoạch chi tiết vùng, hệ thống thủy lợi, trong đó có xét đến điều kiện
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch đầu tư,
chủ trương đầu tư hàng năm.
- Tiếp tục làm việc với Chính phủ và các Bộ, ngành TW, các tổ chức quốc tế để bố trí
nguồn vốn kịp thời cho các cơng trình hồ chứa ách yếu, trong đó cơ cấu nguồn vốn
theo hướng: Ngân sách Trung ương và các tổ chức Quốc tế đầu tư tồn bộ các cơng
trình, các hệ thống thủy lợi, các cơng trình lợi dụng tổng hợp lớn. Ngân sách Trung
ương và ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm để nâng cấp và xây dựng mới các

cơng trình quy mơ vừa. Ngân sách huyện, xã, đóng góp của các doanh nghiệp, nhân
dân vùng hưởng lợi để sửa chữa và xây dựng các cơng trình thủy lợi nhỏ.
- Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi
theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, giám sát
chặt chẽ quy trình thực hiện dự án từ khâu lập chủ trương đầu tư đến nghiệm thu dự
án... để nâng cao chất lượng và đảm bảo an tồn cơng trình.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp
và PTNT, đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện và
triển khai các dự án; trong đó Chi cục Thủy lợi là đơn vị quản lý nhà nước chuyên
ngành giúp Sở Nông nghiệp và PTNT trong lĩnh vực quản lý nhà nước và quản lý một
số dự án đầu tư xây dựng các cơng trình hồ, đập. Từng bước đảm bảo an tồn trong
cơng tác phịng chống lũ bão và đảm bảo việc tích nước tưới phục vụ sản xuất, dân
sinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương.
Tuy nhiên với một khối lượng công việc lớn và vô cùng quan trọng như vậy, để hoàn
2


thành và đáp ứng được mục tiêu của chương trình đề ra, thì ngồi việc huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn tài ngun, thì cần phải có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ
và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình
thủy lợi trên địa bàn của Tỉnh. Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý các dự án
đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An ” làm
luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích của đề tài:
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình
thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, góp phần hồn thành chiến lược Quốc gia
về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiện cứu của đề tài là Công tác quản lý thủy nông, công tác quản lý nhà
nước trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình hồ, đập, cụ thể hơn là
các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong việc các dự án
đầu tư xây dựng các loại hình cơng trình này.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các Công tác quản lý nhà nước trong
việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi, sử dụng vốn ngân sách,
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, và tầm nhìn tới năm 2020.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận về khoa học quản lý dự án và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản
pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phép phân tích duy vật
biện chứng để phân tích, đề xuất các giải pháp mục tiêu.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
Phương pháp phân tích, so sánh; và một số phương pháp kết hợp khác.
3


Nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn được cấu trúc từ 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về dự án và vai trò quản lý nhà nước về chất lượng dự án.
Chương 2: Cơ sở khoa học áp dụng trong quản lý Nhà Nước về dự án đầu tư và chất
lượng dự án đầu tư.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Công tác quản lý nhà nước
trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
1.1. Những vấn đề chung về dự án [8]
1.1.1 Khái niệm
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm
sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với
các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng
trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chẩn bị dự án đầu tư
xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng.
Dự án đầu tư xây dựng khác với các dự án khác là dự án đầu tư có gắn liền với việc
xây dựng cơng trình và hạ tầng kỹ thuật liên quan đến dự án.
Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là:
+ Xây dựng cơng trình mới.
+ Cải tạo, sửa chữa cơng trình cũ.
+ Mở rộng, nâng cấp cơng trình cũ.
Nhằm mục đích phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng cơng trình trong một thời
gian nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng là sản phẩm đứng cố định
và chiếm một diện tích đất nhất định. Sản phẩm khơng đơn thuần là sự sở hữu của Chủ
đầu tư mà nó có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các cơng trình xây dựng có tác động rất lớn
vào mơi trường sinh thái và vào cuộc sống của cộng đồng dân cư, các tác động về vật
chất và tinh thần trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và
thi cơng các cơng trình xây dựng.
5


1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mơ, tính chất và theo
nguồn vốn đầu tư cụ thể:
1.1.2.1 Theo quy mơ và tính chất
a. Dự án quan trọng quốc gia
Dự án sử dụng vốn đầu tư cơng có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng trở lên.
Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường (Không phân biệt tổng mức đầu tư), bao gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân;
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50
héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phịng hộ chắn gió,
chắn cát bay, chắn sóng, lắn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản
xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
- Sử dụng đất có u cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên
với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các
vùng khác;
- Dự án địi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết
định.
b. Các dự án cịn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C
- Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau:
+ Các dự án: Tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; tại địa bàn đặc biệt quan trọng
đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của phát luật về quốc phòng, an
ninh; thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phịng, an ninh có tích chất bảo mật quốc gia; sản

6


xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khi công nghiệp, khu chế xuất, không phân biệt
tổng mức đầu tư.

+ Các dự án: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng;
Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở, có tổng
mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.
+ Các dự án: Giao thơng; Thủy Lợi; Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ
thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Cơng trình
cơ khí; Bưu chính, viễn thơng, có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.
+ Các dự án: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy san; vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án
thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục đã nên trên, có tổng mức đầu tư từ
1.000 tỷ đồng trở lên.
+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền
hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, có tổng mức đầu tư từ
800 tỷ đồng trở lên.
- Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một trong những điều kiện sau:
+ Các dự án:Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng;
Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở, có tổng
mức đầu tư từ 120 đến 2.300 tỷ đồng.
+ Các dự án: Giao thông; Thủy Lợi; Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ
thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Cơng trình
cơ khí; Bưu chính, viễn thơng, có tổng mức đầu tư từ 80 đến 1.500 tỷ đồng.
+ Các dự án: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy san; vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án
thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục đã nên trên, có tổng mức đầu tư từ 60
đến 1.000 tỷ đồng.
7


+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền

hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, có tổng mức đầu tư từ
45 đến 800 tỷ đồng.
Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những điều kiện sau:
+ Các dự án: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng;
Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở, có tổng
mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
+ Các dự án: Giao thơng; Thủy Lợi; Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ
thuật điện; Sản xuất thiết bị thơng tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Cơng trình
cơ khí; Bưu chính, viễn thơng, có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
+ Các dự án: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy san; vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án
thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục đã nên trên, có tổng mức đầu tư dưới
60 tỷ đồng.
+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền
hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, có tổng mức đầu tư
dưới 45 tỷ đồng.
1.1.2.2 Theo nguồn vốn đầu tư
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư, là nguồn vốn đầu tư quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này
thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà
nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thơn.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của

8



Nhà nước:
Cùng với quá trình hội nhập, đổi mới và mở của, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước ngày càng đóng vai trị đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc
giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử
dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người
vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vơn tín dụng đầu tư
của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách
sang phương thức tín dụng đối với mỗi dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cịn phục vụ cơng tác quản
lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn
vốn.
1.2 Tổng quan quản lý nhà nước về dự án quy hoạch thủy lợi Nghệ An [9]
- Thời kỳ 1886 - 1930: đây là thời kỳ tìm hiểu nghiên cứu quy hoạch thủy lợi trên lưu
vực sông Cả. Nghiên cứu này đã xác định sẽ xây dựng 1 - 2 cơng trình đập dâng trên
sơng Cả để tưới cho đồng bằng tỉnh Nghệ An. Trên sông Cả đã xác định dự án đập
dâng Đô Lương lấy nước tưới cho vùng Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh
Lưu.
- Thời kỳ 1930 - 1945: đây là thời kỳ xây dựng mạnh mẽ các cơng trình thủy lợi trên
lưu vực sông Cả. Về công tác nghiên cứu thời kỳ này chủ yếu là thu thập tài liệu cơ
bản về nguồn nước và tài liệu thủy văn dòng chảy, chỉ có một nghiên cứu có tính chất
phương án là tách khu tưới Nam - Hưng - Nghi thành một hệ thống riêng không nằm
trong hệ thống Đô Lương như nghiên cứu ban đầu.
Về xây dựng: Hệ thống tưới Đô - Diễn - Yên - Quỳnh được xây dựng từ 1933 - 1936:
9



Q = 33,6 m3/s, thiết kế tưới 36.500 ha. Hệ thống tưới Nam - Hưng - Nghi được xây
dựng từ 1936 - 1941: QTk = 26,1 m3/s, QMax = 33,67 m3/s. Ngồi ra cịn một số
cơng trình thủy lợi khác. Các cơng trình thủy lợi xây dựng thời kỳ này tạo đà cho phát
triển nơng nghiệp có tưới ở Nghệ An, về tiêu đã cải thiện được một bước giảm úng cho
vùng Vinh, Hưng Nguyên.
- Thời kỳ 1945 - 1975: đã nghiên cứu quy hoạch chuẩn bị cho xây dựng và đã xây
dựng được nhiều cơng trình thủy lợi. Thời kỳ này tập trung xây dựng các hồ chứa vừa
và nhỏ ven dãy núi sông Bùng như Bàu Da, Mả Tổ, Vệ Vừng, Quán Hài, Xuân
Dương, Khe Làng, Cây Thị, Ồ Ồ, Khe Đá...; các cơng trình tạm miền núi và các trạm
bơm dọc sông Cả; các trạm bơm nhỏ trong hệ thống Nam - Hưng - Nghi, Diễn - Yên Quỳnh.
- Giai đoạn 1976 - 1990: đây là thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế nhưng cơng trình
thủy lợi lại là thời kỳ xây dựng ồ ạt nhất nhờ vào kết quả nghiên cứu từ thời kỳ 1960 1975 và nhờ vào chủ trương của nhà nước huy động mọi nguồn lực xã hội để nhanh
chóng tạo ra một cơ sở hạ tầng kỹ thuật thủy lợi phục vụ cho phát triển kinh tế (Nhà
nước và nhân dân cùng làm) đã xây dựng được rất nhiều cơng trình thủy lợi phục vụ
sản xuất.
- Thời kỳ 1990 đến nay: Giai đoạn này đã tiến hành các nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tổng quan quy hoạch thủy lợi sông Cả. Nghiên cứu này đã chỉ ra tiềm
năng to lớn của lưu vực sông Cả về đất đai, nguồn nước, những thiếu sót trong xây
dựng và quản lý khai thác cơng trình, những vấn đề còn tồn tại trên lưu vực cần được
nghiên cứu giải quyết.
+ Giai đọan 1996÷2000: Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hiếu; Phương án chậm lũ
cho hạ du sông Cả và một số quy họach thủy lợi tiểu vùng;
+ Giai đoạn 2001÷2005: Quy hoạch thủy lợi lưu vực sơng Hồng Mai và sơng Độ Ơng
(2004) với sự ra đời của hồ Khe Lại; Quy họach sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu
vực Sông Cả với sự ra đời cơng trình thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng; Quy
họach đê biển năm (2004); Quy họach thủy lợi vùng đồng bằng ven biển (2005) với sự

10



ra đời của hệ thống đê biển và 3 dự án tưới tiêu lớn cho 3 đồng màu ven biển Nghi
Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
- Giai đoạn 2006÷2014: Quy hoạch phịng chống lũ sơng Cả; là tỉnh đầu tiên của cả
nước hoàn thành quy hoạch chống lũ đê cấp III, Quy họach đê sông Cả (2008) với việc
nâng cấp tần suất chống lũ của hệ thống đê tả hữu sông Cả và xóa bỏ các vùng chậm lũ
Năm Nam (Nam Đàn), Bích Hào (Thanh Chương); Quy họach đê nội đồng; Điều
chỉnh quy họach thủy lợi chi tiết lưu vực sông Hiếu (2009) để điều chỉnh dự án hồ Bản
Mồng; Quy họach chi tiết thủy lợi Nam Nghệ An để nâng cấp kênh Lam Trà (2009);
Quy hoạch phòng chống lụt bão và lũ ống lũ quét tỉnh Nghệ An (2009); Rà soát, bổ
sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An (2010); Quy họach chi tiết thủy lợi lưu vực
sơng Hồng Mai (2011) để xây dựng cống ngăn mặn trên sông Mơ (sơng Hồng Mai);
Quy hoạch tiêu úng vùng Nam – Hưng – Nghi và thành phố Vinh (2012); Quy hoạch
thủy lợi lưu vực sông Bùng (2013); Quy hoạch thủy lợi lưu vực Sông Cả, Quy hoạch
thủy lợi vùng Phủ Quỳ, Quy hoạch thủy lợi các huyện miền núi cao thuộc lưu vực
Sông Cả (2014).
Trong thời kỳ này trong vùng đã xây dựng mới hồ sông Sào, đặc biệt là các công trình
trọng điểm như hồ Bản Mồng, hồ Khe Lại cũng đã được khởi công.
Qua các thời kỳ, Công tác quy họach đã phục vụ kịp thời và nâng cao chất lượng trong
đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi, chủ động ứng phó với thiên tai và biển đổi khí
hậu, đảm bảo hiệu quả trong đầu tư phát triển thủy lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu
phát triển kinh tế và xã hội.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát
triển hạ tầng có vai trị hết sức quan trọng. Quy hoạch cần đi trước một bước, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho xúc tiến đầu tư, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và
đô thị; tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới và
định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, nhiệm vụ chính của các quy hoạch tập trung cho các vấn đề trọng tâm như:
Quy hoạch thuỷ lợi gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nâng cao hiệu quả quản
lý khai thác hệ thống cơng trình thuỷ lợi, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo tác

11


động của biến đổi khí hậu và các tác động bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội trên lưu vực (cả thượng và hạ lưu) sông để đề xuất các giải pháp thực hiện. Nâng
cao hiệu quả quản lý khai thác các cơng trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo
hướng bền vững cả về kết cấu hạ tầng, mơ hình quản lý và tài chính.
Tuy nhiên, hiện nay công tác quy hoạch đang bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc
phục như chất lượng đồ án quy hoạch còn thấp, chưa thể hiện được tầm nhìn chiến
lược, tính ổn định và phát triển kém bền vững, thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Quy
hoạch chi tiết đạt tỷ lệ thấp, do đó rất khó khăn cho công tác quản lý. Công tác quản lý
sau quy hoạch chưa thực sự nghiêm túc, các địa phương chưa chủ động mà trông chờ
vào vốn đầu tư của Nhà nước nên đã ảnh hưởng tới tính khả thi của quy hoạch xây
dựng. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng trong những năm qua được đổi mới căn
bản, các lĩnh vực về hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, kinh tế, chất lượng cơng trình, vật liệu
xây dựng... được đồng loạt điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, phù hợp với thực tiễn phát
triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng
chưa được ban hành đồng bộ đã ảnh hưởng đến công tác phân công, phân cấp quản lý,
làm cho việc điều hành và xác định thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong hoạt
động đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Pháp luật hiện hành của nước ta đã có nhiều quy định về quy hoạch. Tuy nhiên, các
quy định này còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp, nhiều quy định lạc
hậu so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển kinh tế - xã hội và
hội nhập quốc tế. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất cập trong công tác
quy hoạch và quy hoạch chi tiết phát triển thủy lợi ở nước ta hiện nay. Luật Xây dựng
hiện hành đã có 1 chương quy định về quy hoạch xây dựng, tuy nhiên một số quy định
của Luật cịn mang tính ngun tắc, thiếu các quy định cụ thể về quản lý quy hoạch chi
tiết phát triển thủy lợi theo quy hoạch cũng như các quy định về quy hoạch hệ thống
Thủy lợi chi tiết. Quy trình, thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch còn phức
tạp, tốn nhiều thời gian. Các quy định về lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch cũng

như việc công khai, cung cấp thông tin quy hoạch chưa đầy đủ và chưa phù hợp với
điều kiện thực tế. Sự phân công, phân cấp trong quản lý quy hoạch Thủy lợi còn chưa
thật phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương. Trách nhiệm của chính quyền

12


trong quản lý các vấn đề đặc thù của vùng quy hoạch nhất là quản lý kiến trúc, cảnh
quan vùng quy hoạch chưa được thiết lập đầy đủ, rõ ràng dẫn đến lúng túng, trùng lắp
và kém hiệu quả trong thực hiện. Một số vấn đề quan trọng khác như quy hoạch và
quản lý khơng gian ngầm, kinh phí, nhân lực cho công tác lập và triển khai quy hoạch
cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch... còn thiếu quy định cụ thể,
chưa tạo ra được một hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho cơng tác quy hoạch
chi tiết phát triển thủy lợi.
Tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng công tác quy hoạch chi tiết phát
triển thủy lợi ở nước ta như phân tích trên đây địi hỏi phải sớm ban hành các văn bản
hướng dẫn Luật quy hoạch chi tiết phát triển thủy lợi. Đây cũng là bước pháp điển hố
quan trọng, nhằm mục đích tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, phù hợp cho công tác
quy hoạch chi tiết phát triển thủy lợi ở nước ta hiện nay. Tạo công cụ hữu hiệu để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và quy hoạch chi tiết
phát triển thủy lợi; bảo đảm phát triển hệ thống thủy lợi bền vững, có bản sắc, văn
minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
1.3 Tổng quan quản lý nhà nước trong quản lý chất lượng dự án[8]
Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một
quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra.
Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu,
trách nhiệm và việc thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch chất
lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống.
Ba nội dung lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng và kiểm sốt chất lượng có mối quan
hệ chặt chẽ, tương tác nhau. Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất một lần trong mỗi pha của

chu kỳ dự án, mỗi nội dung đều là kết quả do hai nội dung kia đem lại, đồng thời cũng
là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hai nội dung kia.
Một số điểm cần chú ý trong quá trình quản lý chất lượng dự án là:
* Quản lý chất lượng dự án được thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp
kinh tế, cơng nghệ, tổ chức hành chính và giáo dục, thông qua một cơ chế nhất định và
hệ thống các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm sốt, các chính sách khuyến khích...
13


* Quản lý chất lượng dự án phải được thực hiện trong suốt chu kỳ dự án từ giai
đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang giai đoạn vận hành, thực hiện trong
mọi q trình, mọi khâu cơng việc.
* Quản lý chất lượng dự án là quá trình liên tục, gắn bó giữa yếu tố bên trong và
bên ngồi. Để thực hiện dự án cần có máy móc thiết bị, con người, yếu tố tổ chức... Sự
hoạt động, vận hành của các yếu tố này khơng thể thốt ly môi trường luật pháp, cạnh
tranh, khách hàng... Sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó hình thành môi trường, nội
dung, yêu cầu và các biện pháp quản lý chất lượng dự án.
* Quản lý chất lượng dự án là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên, mọi
cấp trong đơn vị, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của các cơ quan có liên quan
đến dự án bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, các nhà tư vấn, những người hưởng lợi.
Để nâng cao chất lượng cơng tác sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an tồn các hồ, đập, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chỉ đạo chủ đầu tư các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ, đập thủy lợi do địa phương
quản lý đầu tư phải căn cứ vào quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư, đấu thầu
để lựa chọn được các đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm, tập trung vào những nội
dung chính như sau:
. Các nhà thầu phải có đủ tư cách pháp nhân đáp ứng Điều 5 của Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13, các nhà thầu phải đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của
Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Đối với tư vấn thẩm tra phải đăng ký trên trang thông tin điện
tử của Bộ Xây dựng theo quy định tại Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013;

. Về công tác tư vấn : Theo điều 19 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (6)
- Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chun mơn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử
người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì
thiết kế.
- Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với tiêu
chuẩn được áp dụng cho cơng trình.
- Tn thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho cơng trình; lập
14


hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế,
quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
. Công tác giám sát thi công: Theo điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP .
- Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và
các chức danh giám sát khác.
- Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của
các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm sốt chất lượng, quy trình
kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong q
trình giám sát thi công xây dựng.
- Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề
cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng.
- Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của
hợp đồng xây dựng.
. Công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp: Thi công sửa chữa các hạng mục cơng
trình đầu mối hồ chứa nước là cơng việc đặc thù liên quan đến an tồn đập và tính
mạng, tài sản của người dân vùng hạ du đập, vì vậy yêu cầu chủ đầu tư phải lựa chọn
nhà thầu có năng lực phù hợp với Điều 52, 53 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015.[6]

- Các nhà thầu đã được xếp hạng có đủ điều kiện để sửa chữa, nâng cấp các loại hồ,
đập tương ứng;
- Các nhà thầu chưa được xếp hạng chỉ được sửa chữa, nâng cấp các loại hồ, đập có
dung tích tồn bộ dưới 0,2 triệu m3 hoặc đập có chiều cao dưới 5 m;
- Các nhà thầu phải có kinh nghiệm đã thi cơng tối thiểu 02 cơng trình tương tự;
. Cơng tác quản lý dự án: Đề nghị thực hiện theo các quy định hiện hành, đặc biệt là

15


Nghị định của Chính phủ số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng, giao Sở Nơng nghiệp và PTNT là cơ quan đầu mối quản lý, thẩm
định, thẩm tra các dự án sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập thủy lợi.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện để công tác sửa chữa, nâng cấp hồ, đập thủy lợi
trên địa bàn đáp ứng được yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, an tồn cơng
trình.
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên của vùng dự án do Chi cục thủy lợi thực hiện
1.4.1 Đối với vùng dự án quy hoạch thủy lợi [9]
Dựa vào điều kiện địa hình, đặc điểm sơng ngịi, khu hưởng lợi của các cơng trình
tưới, địa giới hành chính, dân sinh kinh tế xã hội, đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng và
thuận lợi trong việc nghiên cứu tính tốn. Từ những căn cứ trên chia vùng nghiên cứu
thành 4 vùng như sau:
Vùng 1 (Vùng Nam- Hưng- Nghi, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh): Gồm 5 huyện,
thành, thị là Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh.
Đây là vùng có thành phố Vinh là đơ thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợp
của tỉnh Nghệ An; trung tâm kinh tế, văn hoá vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết
các vấn đề trọng điểm về kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Thị xã Cửa
Lò là khu du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Nghệ An cũng như cả nước do vậy vùng có
điều kiện kinh tế ổn định. Vùng có tổng diện tích đất tự nhiên 93.055 ha, trong đó diện

tích đất nơng nghiệp là 63.585 chiếm 68,3% diện tích tự nhiên của vùng, diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp là 43.671 ha chiếm 68,7% diện tích đất nơng nghiệp của vùng.
Nguồn nước cấp cho vùng này chủ yếu từ sông Lam, sông Cấm qua các trạm bơm hệ
thống thuỷ lợi Nam và các hồ chứa trong vùng nghiên cứu.
Vùng 2 (Vùng Diễn- n- Quỳnh- Đơ, thị xã Cửa Lị): Gồm 5 huyện, thị là Diễn
Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đơ Lương và thị xã Hồng Mai. Đây là vùng có diện
tích đất trồng cây lương thực lớn nhất cả Tỉnh; có thị xã Hồng Mai đang được Tỉnh
chủ trương xây dựng thành thị xã cơng nghiệp. Vùng có tổng diện tích đất tự nhiên
180.888 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 137.513 ha chiếm 76% diện tích tự
16


nhiên của vùng, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 74.277 ha chiếm 54% diện tích
đất nơng nghiệp của vùng. Nguồn nước cấp cho vùng này chủ yêu từ sông Lam qua hệ
thống thuỷ nông Bắc, sông Bùng, sông Thái, sơng Hồng Mai, sơng Dinh và các hồ
nhỏ trong vùng nghiên cứu.
Vùng 3 (Lưu vực sông Cả): Gồm 4 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh
Chương và 18 xã của huyện Anh Sơn. Đây là vùng Tây Nam của Tỉnh với địa hình đồi
núi, diện tích trồng cây lương thực còn manh mún, nhỏ lẻ; điều kiện kinh tế cịn gặp
nhiều khó khăn. Vùng có tổng diện tích đất tự nhiên 828.912 ha, trong đó diện tích đất
nơng nghiệp là 585.195 ha chiếm 70,6% diện tích tự nhiên của vùng, diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp là 63.120 ha chiếm 10,8% diện tích đất nơng nghiệp của vùng.
Vùng 4 (Lưu vực sông Hiếu): Gồm 6 huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thị xã
Thái Hoà, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và 3 xã thuộc huyện Anh Sơn (Thọ Sơn, Bình Sơn,
Thành Sơn). Đây là vùng Tây Bắc của Tỉnh đa dạng về địa hình, địa mạo. Vùng có
tổng diện tích đất tự nhiên 546.143 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 462.883
ha chiếm 84,7% diện tích tự nhiên của vùng, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là
94.979 ha chiếm 20,5% diện tích đất nơng nghiệp của vùng.
1.4.2 Đối với vùng dự án nâng cấp, sửa chữa cơng trình [11]
- Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng và phức tạp, bị chia cắt

bởi các hệ thống đồi núi, sông, suối; lượng mưa hàng năm trên địa bàn phổ biến từ
1.800 mm đến 2.200 mm, do đó thường xuyên xảy ra lũ lụt, đặc biệt là lũ ống, lũ quét,
sạt lở đất ở vùng núi, nạn xâm thực, triều cường, gió bão lớn ở vùng đồng bằng ven
biển. Những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu xảy ra ngày càng rõ rệt, tình trạng
hạn hán, bão lụt diễn ra theo xu hướng ngày càng gia tăng nên hàng năm số lượng
cơng trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp rất lớn.
- Nhu cầu tu sửa, nâng cấp hệ thống hạ tầng thủy lợi địi hỏi rất nhiều kinh phí nhưng
do nguồn vốn hạn chế (nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 11NQ/CP về kìm chế lạm
phát, Chỉ thị 1792/CP của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn Ngân sách
nhà nước và vốn trái phiếu), vì vậy nhiều hồ chứa và các tuyến đê xung yếu chất lượng
thấp, cao trình chưa đạt mục tiêu chống lũ nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố ( vỡ

17


×