Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới bắc thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 80 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013
TÁC GIẢ

Đặng Thị Hà Giang


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ kinh tế tài
nguyên thiên nhiên và môi trường về đề tài “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó
với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới, áp dụng cho
hệ thống tưới Bắc Thái Bình” tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo
động viên của các thầy cơ giáo, gia đình và các đồng nghiệp.
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Thế Hải và thầy
Nguyễn Xuân Phú là người hướng dẫn giúp đỡ tác giả trong q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại
học Thủy lợi và tập thể bạn bè học viên lớp cao học 19KT21 đã giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành khóa học.
Cảm ơn Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường – Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam và Ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp
nơng nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng
bằng sông Hồng” nơi tác giả đang công tác, đã tạo điều kiện thời gian và giúp đỡ
hỗ trợ về mặt chuyên môn, cũng như cơng việc cung cấp tài liệu có liên quan để
Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin trân trọng cám ơn tất cả giúp đỡ quý báu này!
Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2013


TÁC GIẢ

Đặng Thị Hà Giang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TBNN

Trung bình nhiều năm

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

TNHH 1TV KTCTTL

Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên khai thác cơng trình
thủy lợi

KCN

Khu cơng nghiệp

CCN

Cụm cơng nghiệp

ĐCN

Điểm cơng nghiệp


XNKTCTTL

Xí nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi

PTNT

Phát triển nơng thôn

HTX

Hợp tác xã


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ q trình hạn .....................................................................................2
Hình 2.1. Vị trí địa lý hệ thống tưới Bắc Thái Bình .................................................17
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng hệ thống tưới Bắc Thái Bình .......................................41
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê diện tích theo cao độ của hệ thống ...................................16
Bảng 2.2. Thống kê diện tích và phân bố diện tích ..................................................27
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .........................................................28
Bảng 2.4. Cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy các loại cây trồng chính ......................28
Bảng 2.5. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010, 2020 ....................................33
Bảng 2.6. Kế hoạch sản xuất năm 2012 của các huyện trong hệ thống ....................34
Bảng 2.7. Trạm bơm điện..........................................................................................35
Bảng 2.8. Cống đập ...................................................................................................36
Bảng2.9. Sông trục ....................................................................................................36
Bảng 2.10. Thống kê các cơng trình khai thác nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp
trên sơng Luộc ...........................................................................................................37

Bảng 2.11. Thống kê các cơng trình khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên sông Hố ............................................................................................................38
Bảng 2.12. Thống kê các cơng trình khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên sông Trà Lý ........................................................................................................39
Bảng 2.14. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ...............................................48
Bảng 3.1. Diện tích thường khó khăn về nguồn nước của hệ thống Bắc ................53
Bảng 3.2. Độ mặn lớn nhất trong mùa kiệt nhiều năm trên sông Trà Lý .................57
Bảng 3.3. Phân loại đất mặn....................................................................................57
Bảng 3.4. Thống kê diện tích bị hạn và thiệt hại tại tỉnh Thái Bình [1] ...................58
Bảng 3.5. Kê sản lượng thiệt hại do hạn hán sáu năm gần đây[1] ............................59
Bảng 3.6. Kết quả phục vụ cấp nước cho sản suất vụ xuân các năm 2007 - 2010 ...59
Bảng 3.7. Danh mục các cơng trình được đề xuất ....................................................63


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN1VÀ CÁC TÁC
ĐỘNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG .........................................................1
1.1. Tổng quan.............................................................................................................1
1.1.1. Trên thế giới...............................................................................................1
1.1.2. Tình hình hạn hán tại Việt Nam ................................................................3
1.2. Tác động của hạn hán và xâm nhập mặn đối với sản xuất và đời sống ...............6
1.2.1. Trên thế giới...............................................................................................6
1.2.2. Hạn hán đối với đời sống trong nước ........................................................8
1.3. Tổng quan các giải pháp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn .......................9
1.3.1. Các giải pháp trên thế giới .........................................................................9
1.3.2. Các giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn ở Việt Nam .............13
Kết luận chương 1 .....................................................................................................15
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................16

2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................16
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................16
2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo ......................................................................18
2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ................................................................18
2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .....................................................................20
2.1.5. Đặc điểm thủy văn dòng chảy ở ngồi các sơng lớn ...............................23
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu .........................................25
2.2.1. Dân sinh ...................................................................................................25
2.2.2. Nông nghiệp.............................................................................................26
2.2.3. Hiện trạng sản xuất công nghiệp .............................................................29
2.2.4. Các ngành khác ........................................................................................31
2.3. Tình hình văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu ................................................32
2.3.1. Thông tin liên lạc ....................................................................................32


2.3.2. Hệ thống Y tế ...........................................................................................32
2.3.3. Về giáo dục ..............................................................................................32
2.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu ..............................32
2.4.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp ....................................................32
2.4.2. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp ..........................................34
2.5. Hiện trạng hệ thống tưới Bắc Thái Bình ............................................................35
2.5.1. Cơng trình khai thác................................................................................35
2.5.2. Hiện trạng tổ chức quản lý vận hành .......................................................42
Kết luận chương 2: ....................................................................................................50
Chương 3: TÌNH HÌNH HẠN XÂM NHẬP MẶN, CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG TƯỚI ................................................52
3.1. Tình hình hạn hán xâm nhập mặn ......................................................................52
3.1.1. Hạn hán hàng năm đối với sản xuất nơng nghiệp ...................................52
3.1.2. Tác động dịng chảy các tháng mùa kiệt..................................................54
3.1.3. Tác động của hạn hán xâm nhập mặn......................................................58

3.2. Giải pháp ứng phó hạn hán xâm nhập mặn ........................................................60
3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý khai thác cơng trình .......................................60
3.2.2. Giải pháp điều tiết của các hồ chứa thuỷ điện cho lưu vực sông Hồng ..61
3.2.3. Giải pháp xây dựng cơng trình thuỷ lợi trên hệ thống các sơng lớn........61
3.2.4. Xây dựng, nâng cấp các cơng trình lấy nước và cơng trình nội đồng dâng
nước, giữ nước của hệ thống tưới ......................................................................62
3.2.5. Giải pháp nông nghiệp .............................................................................65
3.2.6. Giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách .................................................65
Kết luận chương 3 .....................................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đồng bằng ven biển Tả sơng Hồng thuộc tỉnh Thái Bình tưới bằng 2 hệ
thống thủy nơng Bắc và Nam Thái Bình. Hai hệ thống tưới này được quy hoạch bố
trí và xây dựng các cơng trình hợp lý bao gồm: 219 cống dưới đê, trong đó có 37
cống khai thác nước trên 4 sơng lớn, cịn lại là các cống chủ yếu tưới tiêu kết hợp ở
hạ du hoặc tiêu trực tiếp ra biển. Tổng số 1194 trạm bơm điện cùng với hơn 7.712
km kênh mương tưới của trạm bơm, trong đó có 190 trạm bơm tưới tiêu kết hợp,
1004 Trạm bơm tưới, với tổng cộng suất trên 280m3/s. Mạng lưới sông trục dẫn
nước tưới tiêu dày đặc với chiều dài trên 2820 km ; 1953 cống đập nội đồng và hệ
thống bờ vùng bờ thửa.
- Hệ thống Bắc Thái Bình nằm ở phía Bắc giới hạn bởi sơng Hóa, sơng Luộc,
sông Hồng, sông Trà lý và Biển. Gồm các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đơng
Hưng, Thái Thuỵ và phần phía Bắc của thành phố Thái Bình.
- Hệ thống Nam Thái Bình nằm ở phía Nam giới hạn bởi sơng Hồng, sông Trà
Lý và Biển, gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và phía Nam thành phố
Thái Bình.

Hai hệ thống có chung hình thức lấy nước tưới bằng các cống dưới đê trữ
vào sông trục nội đồng và các sông trục cấp I, II để tưới tự chảy một phần, còn chủ
yếu tưới tạo nguồn cho các trạm bơm tưới. Các khu thủy lợi nằm ở hạ du vùng ven
biển đồng bằng sơng Hồng, vì vậy nguồn nước tưới phụ thuộc vào lưu lượng nước
thượng nguồn và còn chịu ảnh hưởng thủy triều và xâm nhập mặn, hàng năm hạn
hán thường xảy ra, những năm điển hình có tới 60% diện tích đất nơng nghiệp bị
hạn, đã làm thiệt hại đến 30% giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản do năng suất
giảm và chi phí điện năng và quản lý khai thác tăng lên gấp 2 lần.
Tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng khoa học công
nghệ với nền nông nghiệp hiện đại làm cho nhu cầu dùng nước ngày càng gia tăng.
Sự suy giảm nguồn nước, vận hành không hợp lý của các hồ chứa thượng lưu và các


hệ thống tưới ở hạ lưu dẫn đến thiếu hụt nguồn nước cấp là nguyên nhân chính xảy
ra hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến thường xuyên hàng năm và ngày càng
nghiêm trọng.
Để giải quyết một phần vấn đề trên tác giả luận văn chọn đề tài: “ Nghiên
cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu
quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới Bắc Thái Bình” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
II. Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá được tình hình hán hán xâm nhập mặn và những tác động đến sản
xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình.
Đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn có hiệu quả để ổn định
sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
III.I. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống tưới Bắc Thái Bình, tỉnh Thái
Bình nằm ở phía Bắc sông Trà Lý. Giới hạn bởi sông Hồng, sông Luộc, sơng Hóa
và sơng Trà Lý. Hệ thống cơng trình đầu mối là cống lấy nước tự chảy từ sông Trà

Lý, sơng Hóa, sơng Luộc dẫn vào các sơng trục nội đồng, sau đó cấp nước cho đồng
ruộng bằng hệ thống trạm bơm và tưới tự chảy. Tiêu về phía hạ lưu qua các cống
dưới đê hoặc tiêu trực tiếp ra biển bằng cống Trà Linh.
III.2. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ đề cập tới phân tích đánh giá tác động thiệt hại do hạn hán xâm nhập mặn
của hệ thống tưới Bắc Thái Bình và đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm
nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới.
Các số liệu phục vụ đề tài được kế thừa và cập nhật mới đến năm 2011.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
IV.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong quá trình thực hiện những nội dung


nghiên cứu, các hướng tiếp cận chính của đề tài sử dụng là:
IV.1.1. Tiếp cận tổng hợp
Hướng tiếp cận này xem xét đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống là
quan hệ phức tạp, vì vậy cần tiếp cận đến nhiều vấn đề khác nhau nhằm xem xét
đánh giá kết quả nghiên cứu trên nhiều mặt khác nhau và mối liên hệ giữa chúng.
IV.1.2. Tiếp cận thực tiễn vùng nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu dựa trên những điều kiện cụ thể đặc trưng của vùng
như: Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, từ đó đưa ra những kết quả nghiên cứu
chính xác và hợp nhất đối với vùng nghiên cứu.
IV.1.3. Tiếp cận kế thừa các kết quả nghiên cứu và tiếp thu khoa học cơng nghệ
Trong điều kiện trình độ khoa học và công nghệ quản lý trên lĩnh vực tài
nguyên nước cho các hệ thống thủy lợi ở nước ta còn khá thấp so với các nước tiên
tiến trên thế giới, do đó cần phải kế thừa tối đa các kết quả nghiên cứu có liên quan
ở trong và ngồi nước.
IV.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là:
IV.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, tổng hợp tài liệu

- Điều tra về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, lấy ý kiến dân địa phương, ý
kiến của các cơ quan liên quan khi xây dựng phương án;
- Khảo sát, thu thập các số liệu về địa hình, thủy văn, dịng chảy. Tác động của
dịng chảy về mùa kiệt trong những năm gần đây đến tình hình hạn hán và xâm
nhập mặn tại hệ thống tưới Bắc Thái Bình.
IV.2.2. Phương pháp phân tích thống kê
Kế thừa các tài liệu thống kê diện tích bị hạn hán, tình hình hạn hán xâm
nhập mặn và các đánh giá thiệt hại của các ngành kinh tế trong khu vực nghiên cứu
của các cơ quan chuyên môn đã thực hiện trong những năm gần đây.
V. Bố cục của luận văn


Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động đối với sản xuất
và đời sống
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Chương 3: Tình hình hạn hán xâm nhập mặn, các giải pháp ứng phó nâng cao hiệu
quả của hệ thống tưới
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN
VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
1.1. Tổng quan [1]
1.1.1. Trên thế giới
Hạn hán là một hiện tượng phổ biến tại hầu hết các khu vực địa lý trên trái
đất, là dạng thiên tai phức tạp và có ảnh hưởng đến nhiều người nhất. Theo Trung

tâm quản lý hạn Châu Âu (European Drought Centre), hạn là hiện tượng khí hậu
xảy ra khi lượng nước sẵn có trong tự nhiên thấp dưới mức trung bình trong một
thời gian dài. Khác với các loại thiên tai khác điểm đặc trưng của hạn hán là thường
tích lũy một cách chậm chạp trong một khoảng thời gian dài và có thể kéo dài trong
nhiều năm khi đợt hạn kết thúc, bởi vậy việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc
đợt hạn rất khó khăn. Cũng do sự diễn biến tích lũy chậm, tác động của hạn hán
thường khó nhận biết hơn và khi nhận biết thì sự thiệt hại đã đáng kể. Hạn hán xảy
ra ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên thế giới có thể giống hoặc khác nhau. Tuy
nhiên sơ đồ phát sinh và diễn biến hạn hán có thể khái qt theo sơ đồ hình 1.1.
Theo đó hạn khí tượng xảy ra trước tiên do thiếu hụt lượng mưa hoặc mưa
không đáng kể trong thời gian dài, đồng thời những yếu tố khí tượng đi kèm cùng
với sự thiếu hụt mưa gây bốc thoát hơi nước gia tăng dẫn đến sự suy giảm/suy kiệt
độ ẩm – hạn đất và hạn nông nghiệp ở vùng không được tưới xảy ra. Sự suy giảm
đồng thời cả dòng mặt và dòng ngầm dẫn đến hạn thủy văn. Khi hạn khí tượng và
hạn thủy văn xảy ra, tùy theo khả năng điều tiết nhân tạo và yêu cầu dùng nước
trong lưu vực, hạn nông nghiệp ở cả những diện tích được tưới và hạn dân sinh kinh
tế (thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước cho các ngành sản xuất và dịch vụ... dẫn đến
giảm thu nhập và phát sinh các vấn đề xã hội khác nhau) có thể xảy ra với mức độ
nặng nhẹ khác nhau.


2

Biến đổi khí hậu
tự nhiên

Các hệ thống xốy
nghich bền vững

Khơng có mưa

hoặc mưa ít

Hạn khí
tượng

Hạn đất
(độ ẩm đất
suy giảm)

Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, số giờ chiếu
sáng dài và bức xạ mặt trời mạnh

Bốc hơi và thoát hơi nước gia
tăng

Thiếu hụt
mưa

Thiếu hụt độ
ẩm

Cây thiếu nước, bị giảm
sinh khối và sản lượng

Suy giảm bổ cập
nước ngầm

Hạn thủy
văn


Thiếu hụt dòng
chảy

Hạ thấp mực nước và lượng
nước ngầm

Hình 1.1. Sơ đồ quá trình hạn


3

Tác động của hạn hán tới tất cả các thành phần trong chu trình thủy văn, từ
hiện tượng làm giảm lượng mưa dẫn đến làm giảm độ ẩm trong đất, giảm lượng
nước bổ cập và trữ lượng nước của các tầng nước dưới đất, và cuối cùng làm giảm
lưu lượng hoặc làm khô cạn sông suối. Hậu quả hạn hán ảnh hưởng về các mặt kinh
tế- xã hội mà còn tác động rất lớn đến mơi trường. Trong đó khi hạn hán xảy ra thì
nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành chịu ảnh hưởng trước tiên, do đặc
trưng của ngành sản xuất này là phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước.
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Giảm nhẹ hạn hán Quốc gia thuộc trường
đại học Lebrasca-Licoln – Mỹ đã phân hạn hán thành 4 loại: hạn khí tượng, hạn
thủy văn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế xã hội (Wilhite và Glantz, 1985). Trong
các loại hạn này, hạn khí tượng là hiện tượng tự nhiên có ngun nhân trực tiếp từ
khí hậu và biến đổi theo vùng. Trong khi đó, hạn nơng nghiệp, thủy văn và kinh tế
xã hội tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh xã hội, chúng thể hiện mối tương tác
giữa các tính chất tự nhiên của hạn thủy văn và các hoạt động của con người.
1.1.2. Tình hình hạn hán tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê trong vòng 60 năm qua, hiện tượng biến đổi khí hậu
ngày càng phổ biến, những hiện tượng khí hậu – thời tiết trái với quy luật ngày càng
tăng với mức độ tàn phá ngày một nặng nề, mưa lũ, bão lụt, khơ hạn hồnh hành
ngày càng ác liệt. Trong đó hạn hán là loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam,

gây tổn thất nghiêm trọng đứng thứ 3 sau bão và lũ lụt. Hạn hán xảy ra do biến đổi
khí hậu, có thể xảy ra ở cả vùng mưa ít lẫn vùng mưa nhiều, trong cả những năm
mưa ít lẫn năm mưa nhiều, trong mùa khô và cả trong mùa mưa. Trong thập kỷ 90
của thế kỷ trước, hạn hán đã liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước, trong
đó hạn hán nặng trên diện rộng thường xảy ra theo chu kỳ 5 năm 1 lần. Vùng cực
Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Trung Bộ, miền núi Trung Du Bắc Bộ, Tây
Nguyên... là những khu vực thường xuyên bị hạn hán với mức độ nghiêm trọng
nhất.
Hạn hán còn gây ra xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông ven biển, làm giảm
năng suất và sản lượng cây trồng, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống dân địa


4

phương, làm thối hóa đất, cũng là một trong những nguyên nhân khởi đầu của nạn
sa mạc hóa. Hàng năm về mùa khô xâm nhập mặn ảnh hưởng đáng kể nhất là ở
vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và sơng Đồng Nai. Trong đó
ở Bắc Bộ những năm xảy ra hạn hán nặng vào vụ đông xuân là 1959, 1961, 1970,
1984, 1986, 1989, 1993, 1998, 2003, 2005, 2006, 2009. Các nguyên nhân, tác động
và hậu quả của những năm hạn hán điển hình xảy ra tại tại Việt Nam như sau:
- Thiên tai hạn hán do thiếu nước năm 1992-1993 là do lượng mưa vào cuối
năm 1992, trong đó ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thiếu hụt mưa so với trung bình
nhiều năm (TBNN) lên tới 30-70%, có nơi 100% từ tháng 8-11/1992 và tới 40-60%
trong những tháng đầu năm 1993 (7 tháng đầu năm 1993, mưa bằng 25-40%
TBNN), đã gây hạn hán ngay vụ mùa năm 1992. Đầu năm 1993, dự trữ nguồn nước
trong đất, sơng suối và ở các hồ chứa rất ít. Hạn hán nghiêm trọng trong vụ đông
xuân 1992-1993, hè thu 1993, ở hầu hết các vùng. Tổng diện tích lúa đông xuân bị
hạn trên 176.000 ha (bị chết trên 22.000 ha). Mực nước trên các sông đều thấp hơn
TBNN từ 0,1-0,5m. Mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông từ 10-20km, có lúc tới
30km.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay trên hệ thống sơng Hồng – sơng Thái
Bình, nguồn nước về mùa kiệt ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Mực nước trên
sông Hồng tại Hà Nội từ tháng 12 đến tháng 5 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5
đến 1,1 (m). Chưa có số liệu đầy đủ để đánh giá tác động và thiệt hại của các đợt
hán hán xảy ra ở khu vực Bắc Bộ.
Những tác động hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới 4 tỉnh ven biển
Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình có diện tích mặt nước và diện tích
lúa cả năm chiếm tới 42% tổng diện tích diện tích mặt nước và diện tích lúa cả năm
của cả vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ năm 1998 trở lại đây đã có tới 9 năm xảy hạn
hán với quy mơ và cường độ ngày càng gia tăng . Sự suy gi ảm nguồn nước và xây
dựng, vận hành không hợp lý của các hồ chứa thư ợng nguồn, sự tăng lên của nhu
cầu nước dẫn đến vùng h ạ du luôn trong tình trạng thiếu nước . Trong khi đó nhu
cầu sử dụng nước cho sinh hoạt , công nghiệp, tưới tiêu của khu vực ĐBSH vẫn


5

không ngừng tăng lên khiến nguồn nước ngày càng c

ạn kiệt . Mặt khác, với vùng

chuyên canh cây nông nghiệp , cây lúa chiếm một tỷ trọng lớn trong các loại cây
trồng, vụ chiêm xuân đòi hỏi phải có nước tưới chủ động thì lại trùng với mùa cạn
tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, khi lượng dòng chảy trong sông nhỏ c ũng là lúc nhu
cầu sử dụng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp lại tăng m ạnh, các cơng trình lấy
nước phục vụ sản xuất vụ Đơng Xuân đồng loạt lấy nước tại các vị trí dọc sông

.

Vấn đề bất cập này gây không ít khó khăn trong việc điều hoà phân phối sử dụng

nước giữa các vùng và giữa các ngành trong thời k ỳ mùa kiệt. Theo các kết quả tính
toán của Viện Quy hoạch thủy lợi và trường Đại Học thủy lợi cho thấy nhu cầu
nước tưới cho vụ Chiêm Xuân lớn gấp khoảng

1,5 – 1,6 lần nhu cầu tưới cho vụ

Mùa. Đối với các tỉnh ven biển việc lấy nước càng khó khăn hơn do ở cuối hệ thống
sông và bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Việc lấy nước thường phải tiến hành vào
đợt xả thứ 2 và 3 của hồ Hòa Bình do đợt xả đầu khơng đủ nước hoặc khơng dâng
mực nước trên các triền sông để các cống lấy nước hoạt động theo thiết kế. Vì vậy
nguyên nhân gây ra hạn hán trên đồng bằng hệ thống sông Hồng – sơng Thái Bình
bao gồm cả ngun nhân khách quan và chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan: Do biến đổi khí hậu tồn cầu dẫn đến mưa cực
đoan, nhiệt độ trung bình tăng dẫn đến bốc hơi lớn hơn, đặc biệt trong mùa khơ.
Năm 2007 nhiệt độ trung bình ở Hà Nội cao hơn nhiệt độ trung bình năm của thập
kỷ 1931-1960 là 1,30C. Lượng mưa giảm đi trong tháng 7, tháng 8 và tăng lên trong
tháng 9, tháng 10. Mưa phùn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ giảm đi rõ rệt.
- Nguyên nhân chủ quan: Do quản lý và bảo vệ rừng chưa tốt, trước năm
1945 diện tích rừng che phủ ở Việt Nam là 43%, đến năm 1995 giảm xuống chỉ còn
29%, đến năm 2007 sau khi thực hiện được một phần của dự án 5 triệu ha rừng mới
che phủ được 39%.
Phát triển các hệ thống thủy lợi, thủy điện và các cơng trình khai thác nguồn
nước trong lưu vực, công tác quản lý vận hành và đặc biệt là sự phối hợp giữa các
ngành sử dụng nước phục vụ đa mục tiêu chưa chặt chẽ dẫn đến tranh chấp nguồn


6

nước trên hệ thống sơng Hồng – sơng Thái Bình. Đặc biệt là nhu cầu nước cho phát
điện với sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy và môi trường trong lưu vực.

1.2. Tác động của hạn hán và xâm nhập mặn đối với sản xuất và đời sống
1.2.1. Trên thế giới [1]
Hạn hán có tác động to lớn đến mơi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức
khỏe con người. Nó là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật và tình trạng lạc
hậu, chậm phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Hạn hán tác động đến môi trường
như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất
lượng khơng khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài
và khơng khơi phục được. Như vậy, những ảnh hưởng của hạn hán có thể xếp vào
ba nhóm (i) kinh tế, (ii) mơi trường và (iii) xã hội.
(i) Hạn hán tác động xấu đến kinh tế thơng qua nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó rõ nét nhất là lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng dùng nước nhiều trong số
các ngành sản xuất, như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm
sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Làm tăng chi phí sản
xuất và làm giảm thu nhập của lao động nơng nghiệp từ đó làm tăng giá thành sản
xuất vì thế cũng làm tăng giá cả lương thực trên thị trường. Bên cạnh đó, tổng giá trị
sản phẩm chăn nuôi sẽ bị suy giảm và các lĩnh vực khác cũng gặp khó khăn do
những ảnh hưởng dây chuyền, ví dụ các nhà máy thủy điện sẽ thiếu nước để chạy
hết công suất thiết kế... khiến nguồn thu ngân sách của nhà nước giảm.
(ii) Những thiệt hại về môi trường là kết quả của sự tàn phá đối với các loài
động vật, thực vật cũng như chất lượng nước và khơng khí; nạn cháy rừng và đồng
cỏ chăn ni; suy giảm cảnh quan thiên nhiên, tổn hại tính đa dạng sinh học và làm
xói mịn đất. Có một số ảnh hưởng mang tính chất nhất thời và điều kiện tự nhiên
nhanh chóng trở lại bình thường sau khi hạn hán kết thúc, nhưng cũng có một số
ảnh hưởng kéo dài hoặc thậm chí mang tính vĩnh cửu khơng cịn khắc phục được.
Ví dụ một số sinh vật hoang dã có thể bị thối hóa do khơng cịn các vùng đầm lấy,
hồ ao và các loài thực vật đặc trưng khác. Mặc dù những tổn hại về mơi trường rất
khó xác định chính xác, nhưng nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng đối với


7


chất lượng mơi trường đã địi hỏi các cơ quan nhà nước phải tập trung sự chú ý cao
hơn đối với những ảnh hưởng này.
(iii) Ảnh hưởng mang tính xã hội chủ yếu liên quan đến sức khỏe cộng đồng,
sự phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước, giảm chất lượng cuộc sống và có
một vấn đề cũng rất đáng quan tâm là nạn di dân, trong đó hạn hán là một trong
những nguyên nhân ở nhiều quốc gia. Thông thường khi nguồn nước mặt bị cạn
kiệt, người dân miền núi thường có xu hướng tìm kiếm những khu vực khác có
nguồn nước tốt hơn phục vụ sản xuất của họ bởi vì trình độ và điều kiện kinh tế
khơng cho phép họ tìm kiếm nguồn nước khác thay thế cho nước mặt. Điều đó tạo
nên một hiện tượng tương đối phổ biến ở các vùng này mà người ta vẫn thường hay
gọi là nạn du canh, du cư. Hiện tượng này đơi khi nó khơng chỉ dừng lại trong phạm
vi một quốc gia mà thậm chí làn sóng đó cịn lan sang cả những nước láng giềng tạo
nên những vấn đề về người tị nạn. Thậm chí là ngay cả khi hạn hán đã dịu đi, những
người di cư lại ít khi trở về mà người ta đã ra đi, điều đó tạo nên nhiều vùng đất
canh tác bị hoang hóa. Trong khi đó, ở một nơi khác, có những khu rừng lại tiếp tục
bị tàn phá dành chỗ đất canh tác nông nghiệp của bộ phận dân di cư.
Theo liệu của Trung tâm giảm nhẹ hạn hán quốc gia Mỹ, hàng năm hạn hán
gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 6-8 tỷ USD (so với 2,41 tỷ USD do lũ và
1,2-4,8 tỷ USD do bão). Đợt hạn hán lịch sử ở Mỹ xảy ra vào năm 1988 gây thiệt
hại lên đến 61 tỷ USD và khoảng 100.000 người chết do những biến chứng từ nắng
nóng. Tại nhiều khu vực, hạn hán là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng sa mạc
hóa. Theo tính tốn của Liên hợp quốc, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh
tác ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở
Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được do sa mạc hóa. Hàng chục triệu người ở Châu
Phi, đặc biệt là các nước Kenya, Tanzania, Angola đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
hạn hán. Ở Tây Ban Nha, 31% diện tích có nguy cơ biến thành sa mạc, trong khi ở
Trung Quốc có khoảng 27% diện tích đất đã bị sa mạc hóa. Theo Tổ chức Nơng
nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc (FAO), tháng 1/2011 giá lương thực trên
thế giới đã lên đến đỉnh điểm trong lịch sử, hạn hán là một trong những nguyên



8

nhân dẫn đến tình trạng tăng giá này.
1.2.2. Hạn hán đối với đời sống trong nước
Hạn hán gây ảnh hưởng tới diện tích cây trồng hàng năm ở nước ta vào
khoảng 300.000 ha – 500.000 ha, giảm từ 20 – 30% năng suất cây trồng, giảm từ
1,5 – 2% sản lượng lương thực. Chi phí chống hạn thường rất tốn kém do phải đầu
tư xây dựng hồ chứa, trạm bơm với mức trung bình từ 40-50 triệu đồng/ha đất canh
tác. Khơng những thế, hạn hán cịn làm nảy sinh tình trạng sa mạc hóa, mà điển
hình là ở các tỉnh ven biển miền Trung, vùng cực Nam Trung Bộ, vùng đất dốc khô
hạn triền miên thuộc Trung Du và miền núi phía Bắc [1].
Đợt hạn từ cuối năm 1998 đến tháng 4 năm 1999 xảy ra vào vụ đông xuân ở
Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại đáng kể về nông nghiệp trong cả
nước. Tại khu vực Bắc Bộ diện tích bị hạn là 86.140 ha, trong đó diện tích bị chết
17.077 ha. Rau màu và các loại cây trồng khác là 10.930 ha [1]
Tại tỉnh Thái Bình hạn hán thường xảy ra vào vụ lúa xuân, thời vụ tập trung
gieo cấy ngắn trong 2 tháng là thời kỳ mùa kiệt, nước mặn xâm nhập sâu vào sông.
Mực nước sông xuống thấp làm cho hệ thống cống lấy nước tưới không khai thác
được theo năng lực thiết kế. Các sông trục trong đồng chưa được nạo vét hồn chỉnh
làm cho việc tích nước tưới vụ đơng phục vụ sản xuất nông nghiệp không được chủ
động và trở lên thiếu hụt. Theo kết quả sản xuất nông lâm thủy sản năm 2011 của
toàn tỉnh đạt 6.485 tỷ đồng [1], trong 6 năm gần đây trung bình hàng năm hạn hán
gây thiệt hại đối với ngành nông nghiệp là 42 tỷ đồng. Hệ thống thủy lợi của tỉnh
Thái Bình làm cả nhiệm vụ cấp nước sản xuất, dân sinh và tiếp nhận tiêu từ nông
nghiệp, công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nên thường sau hai tuần trữ chất lượng
nước trong hệ thống tưới bị ô nhiễm ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt của dân
cư. Đặc biệt đối với các xã vùng ven biển tình trạng thiếu nước sinh hoạt ngày càng
trở nên gay gắt, ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh hoạt của người dân.



9

1.3. Tổng quan các giải pháp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn
1.3.1. Các giải pháp trên thế giới [1]
Hàng chục năm qua thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm đối phó với nạn hạn
hán. Gần đây nhất, Liên hiệp quốc đã lấy ngày 22/3/2007 là ngày Nước thế giới với
chủ đề là đối phó với sự khan hiếm nước – thách thức trong thế kỷ 21. Hàng loạt
các biện pháp phòng chống hạn hán đã được các nhà khoa học và các nước đề xuất
và áp dụng như: dự báo và giám sát hạn hán; xây dựng chiến lược phòng chống hạn
hán trên phạm vi quốc gia, vùng và địa phương; quản lý rủi ro hạn hán; các biện
pháp cơng trình và phi cơng trình; các biện pháp nâng cao năng lực và nhận thức
cộng đồng trong việc đối phó với hạn hán...
Chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối phó với hạn hán thường đề cập đến các
giải pháp: dự báo hạn và hệ thống giám sát hạn hán; tăng khả năng cung cấp nước
(phát triển các cơng trình cấp nước, cơng trình thu trữ nước); tăng hiệu quả sử dụng
nước (giảm tổn thất, sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước, trồng các loại cây có
giá trị thu nhập/m3 nước cao...); hỗ trợ cộng đồng giảm thiểu thiệt hại do hạn hán.
Đối với hệ thống tưới đã có cơng trình thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, vấn đề
nâng cao hiệu quả quản lý vận hành hệ thống nhằm sử dụng tối ưu nguồn nước
trong điều kiện hạn hán là giải pháp hiệu quả nhất để giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán
gây ra. Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) đưa ra một số nguyên tắc xây dựng
chiến lược đối phó với hạn hán cho các đơn vị phụ trách quản lý vận hành hệ thống
cơng trình thủy lợi như sau:
- Cần xây dựng một kế hoạch phân phối nước trong đó có những biện pháp
dự phịng để đối phó với các mức độ hạn hán khác nhau;
- Cần xây dựng phương án vận hành cơng trình trong điều kiện bình thường
và trong điều kiện hạn hán, các phương án này phải được phổ biến tới người sử
dụng nước;

- Liên tục cập nhật các số liệu mới nhất về khí tượng, nguồn nước cũng như
nhu cầu dùng nước;


10

- Cần có hệ thống cảnh báo sớm hạn hán để có kế hoạch và các biện pháp đối
phó kịp thời;
- Cần khuyến khích nơng dân áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước như tưới
tiết kiệm nước, canh tác không làm đất... nhằm sử dụng hiệu quả lượng nước tưới
trong điều kiện hạn hán. Tương tự, Ủy ban Môi trường bang Texas (2004) xuất bản
sổ tay hướng dẫn phương pháp lập kế hoạch đối phó với hạn hán cho các cơ quan
quản lý hệ thống tưới. Phương pháp này bao gồm 5 bước:
+ Huy động sự tham gia của người sử dụng nước trong quá trình lập kế
hoạch;
+ Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến hoạt động của hệ thống và xây dựng
các tiêu chuẩn để quyết định thời điểm bắt đầu/kết thúc một đợt phân phối nước;
+ Xây dựng các nguyên tắc phân phối nước;
+ Xác định trình tự phân phối nước;
+ Định kỳ đánh giá và cập nhật kế hoạch để phản ánh các thay đổi.
Sử dụng công cụ phần mềm trong đánh giá hạn hán, xác định chế độ vận
hành tối ưu tưới đã được chú trọng nghiên cứu. CORDIS (2000) đã phát triển một
hệ thống hỗ trợ ra quyết định nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán đối với khu
vực Địa Trung Hải. Hệ thống có chức năng:
1. Đánh giá mức độ hạn hán và đặc tính của hạn hán;
2. Mơ phỏng việc quản lý vận hành hệ thống tưới trong điều kiện hạn hán để
xác định chế độ vận hành tối ưu;
3. Đánh giá hoạt động chung của hệ thống và hoạt động trong các thời kỳ
hạn hán. Tarek Merabtene (2002) nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro nhằm
quản lý vận hành tối ưu hệ thống thủy lợi trong điều kiện hạn hán. Các tác giả đã

phát triển và áp dụng một phần mềm trợ giúp ra quyết định (DSS) nhằm hỗ trợ đưa
ra kế hoạch cấp nước tối ưu. Dựa trên dự báo mưa, dự báo nhu cầu và điều hành hồ
chứa và dựa trên phân tích rủi ro chương trình sẽ đánh giá hoạt động của hệ thống
và xác định chiến lược cấp nước tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro do hạn hán gây ra.


11

Canon (2006) áp dụng chỉ số tần suất xuất hiện hạn hán DFI (Drought Frequency
Index) trong việc điều hành hệ thống liên hồ chứa chịu ảnh hưởng thường xuyên
của hạn hán. Chỉ số DFI được sử dụng làm thông số giới hạn để xác định lượng
nước cần trữ lại và quyết định lượng nước cấp xuống hạ lưu tại mỗi thời đoạn. Hàm
mục tiêu của bài toán tối ưu là giảm tối đa lượng nước thiếu hụt và tăng tối đa năng
suất cho cây trồng tại mỗi khu tưới trong đó có xem xét các chính sách cấp nước
khác nhau.
Sử dụng hiệu quả nước tưới đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp tại các vùng khô hạn và bán khô hạn, trong những năm gần đây,
các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu phát triển các chế độ tưới
mới như tưới hụt (Regulated Defecit Irrigation – RDI), tưới luân chuyển một phần
bộ rễ (Controlled Alternate Partial Root-zone Irrigation - CAPRI) nhằm làm tăng
hiệu quả sử dụng nước mặt ruộng cũng như hiệu quả sử dụng nước của cây trồng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng để cây trồng thiếu nước trong giai đoạn quả đang
phát triển chậm và sau khi thu hoạch có thể khống chế sự phát triển của cành lá
trong khi vẫn duy trì năng suất và trong một số trường hợp còn làm tăng năng suất.
Các nước Mỹ, Ôxtralia, Trung Quốc và một số nước châu Âu là những nước đi đầu
trong việc nghiên cứu và ứng dụng chế độ tưới mới này. Kết quả nghiên cứu của
McCarthy (2000) trong việc áp dụng chế độ tưới hụt cho nho tại miền nam Ơxtralia
cho thấy có thể giảm một nửa lượng nước so với biện pháp tưới thông thường. C.
Kirda (2000) đã phân tích mối quan hệ giữa năng suất và chế độ tưới hụt của một số
loại cây trồng chính như bơng, ngơ, khoai tây, mía, đậu nành, lúa mì... Năng suất

cây trồng dưới các mức độ tưới hụt khác nhau được đưa vào hàm năng suất của
Stewartetal. (1977). Kết quả cho thấy bơng, ngơ, lúa mì, củ cải đường, khoai tây rất
phù hợp với tưới hụt trong suốt giai đoạn sinh trưởng. Một số cây trồng khác như
đậu nành, lạc, mía thích hợp với tưới hụt trong một số thời đoạn sinh trưởng. Với
mức tưới hụt là 25%, hiệu quả sử dụng nước tăng lên 1,2 lần. Kang S. và Zhang J.
(2001) phát triển chế độ tưới mới với tên gọi “tưới luân chuyển một phần bộ rễ”
(CAPRI). Áp dụng chế độ tưới này cho cây ngô trong 4 năm (1997-2000) tại vùng


12

Tây Bắc Trung Quốc cho thấy lượng nước tưới giảm đi một nửa trong khi năng suất
ngơ được duy trì.
Trong những năm qua, để đối phó với căng thẳng về nước, các kỹ thuật tưới
tiết kiệm nước như tưới phun mưa, nhỏ giọt đã được nhiều nước nghiên cứu và áp
dụng thành công. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước ngày càng được áp dụng ở nhiều
quốc gia, kỹ thuật tưới này không chỉ tiết kiệm được một lượng nước đáng kể mà
cịn tiết kiệm được phân bón, năng suất cây trồng cũng được tăng đáng kể do cây
được cung cấp lượng nước và phân bón kịp thời. Israel là một trong những quốc gia
trên thế giới thành công trong việc nghiên cứu, áp dụng và phát triển kỹ thuật tưới
tiết kiệm nước. Ngoài ra Các nước Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Nam
Phi, Mỹ, Australia…đều phát triển nhanh và có nhiều kinh nghiệm, thành tựu trong
nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật tưới hiện đại và tiết kiệm nước, nhất là
kỹ thuật tưới nhỏ giọt. Cụ thể nhiều trang trại ở Israel đã sử dụng các đồng hồ đo áp
lực hút nước của đất bằng điện để điều hành hệ thống tưới phun mưa và nhỏ giọt rất
có hiệu quả. Mặc dù vốn đầu tư cho hệ thống tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt khá cao
nhưng hiệu quả trong việc tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng đã làm cho
công nghệ này khá phổ biến ở Israel. Ngoải ra, Israel trong những thành công là
việc sử dụng nước mặn để tưới cho bông, lúa mì, lúa mạch... Ở Mỹ, nhiều nghiên
cứu các hệ thống, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đã được tiến hành trên nhiều loại cây

trồng (cam qt, bơng, mía, nho) ở các khu vực khác nhau. Ở vùng thung lũng Napa
gần Temecula thuộc bang California, các hệ thống tưới nhỏ giọt cho nho được quản
lý tốt và giảm ít nhất là 50% lượng nước tưới so với tưới phun mưa toàn bộ. Từ sau
năm 1977, trên 8000 ha trong vùng đã được bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt và được
điều khiển bằng hệ thống máy tính tại trung tâm. Thời gian tưới nhỏ giọt cho mỗi
khoảnh, thửa ruộng được tự động theo chương trình máy tính có cập nhật, điều
chỉnh hàng ngày. Cuối năm 1984, 34.800 ha trên tổng số 45.400 ha mía ở Hawaii đã
được chuyển từ tưới rãnh, tưới phun mưa tồn bộ sang tưói nhỏ giọt. Năng suất mía
đã tăng lên 22% so với trước đó. Eric C. Schuck (2005) sử dụng số liệu điều tra từ
các đợt hạn hán nặng nhất trong lịch sử bang Colorado để đánh giá ảnh hưởng của


13

hạn hán tới việc áp dụng kỹ thuật tưới của nông dân. Kết quả cho thấy điều kiện hạn
hán làm gia tăng đáng kể số lượng trang trại sử dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm
nước thay cho tưới trọng lực.
Như vậy, để đối phó với hạn hán cần phải sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp
– từ vĩ mô tới vi mô, từ kỹ thuật – công nghệ tới cơ chế chính sách, từ đầu tư tài
chính đến đào tạo và tăng cường năng lực cộng đồng. Mỗi giải pháp là một mắt xích
quan trọng góp phần làm giảm thiểu tác động và rủi ro do hạn hán gây ra.
1.3.2. Các giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn ở Việt Nam [1]
1.3.2.1. Áp dụng các giải pháp sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm
+ Phân phối nước trên hệ thống
Trên cở sở nhiệm vụ của hệ thống, các đơn vị khai thác cơng trình thủy lợi
phải xây dựng các quy trình vận hành hệ thống để đảm bảo phục vụ các yêu cầu
dùng nước trong hệ thống với thứ tự ưu tiên quy định.
Vào những năm hạn hán (cơng trình tưới có mức đảm bảo thiết kế 75%),
phải có sự thống nhất thời gian lấy nước, mực nước phải giữ ở các cơng trình điều
tiết, phương thức tưới luân phiên... Với những vùng không đủ nước cho toàn vụ nên

chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ sử dụng nhiều nước sang sử dụng ít nước.
+ Quản lý nước trên mặt ruộng
Quản lý nước trên mặt ruộng là khâu rất quan trọng trong quản lý nước. Việc
đưa nước và giữ một lượng nước phù hợp với nhu cầu sinh trưởng theo từng giai
đoạn của mỗi cây trồng vừa đảm bảo cho năng suất cao lại tiết kiệm nước. Vì vậy,
phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn cơng nghệ và kỹ thuật tưới cho bà con nông dân,
các tổ chức hợp tác dùng nước và kiên cố hóa kênh mương để hạn chế tối đa thất
thoát nước.
+ Bảo vệ nguồn nước
Việc bảo vệ, chống cạn kiệt nguồn nước đặc biệt quan trọng với các hệ thống
có cơng trình đầu mối là hồ chứa đập dâng. Bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng
phịng hộ, đảm bảo các cơng trình đầu mối an tồn làm việc đủ cơng suất thiết kế.


14

1.3.2.2. Nâng cao chất lượng cơng tác dự báo khí tượng thủy văn
Đối với hạn hán, việc dự báo dài hạn có ý nghĩa rất quan trọng, nhờ đó có thể
kịp thời điều chỉnh sản xuất như giảm diện tích gieo trồng, thay đổi cơ cấu mùa vụ
hoặc cây trồng, điều chỉnh kế hoạch cấp nước, trữ nước... một cách chủ động và kịp
thời. Nếu dự báo trước từ 6 tháng hoặc một năm một cách chính xác thì thiệt hại do
hạn hán sẽ được giảm nhẹ khá nhiều. Phương trình hồi quy dự báo Sa.I là phương
trình dự báo hạn hán dài hạn rất có triển vọng ở Việt Nam cần được nghiên cứu
hoàn thiện và áp dụng. Cùng với công tác dự báo là vấn đề chia sẻ thơng tin cũng
cần được nghiên cứu và quy chế hóa.
1.3.2.3. Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng
Ngay từ những năm 1930 nhiều nước đã đặt vấn đề nơng dân (người hưởng
lợi từ cơng trình) tham gia quản lý cơng trình thủy lợi. Từng bước người nơng dân
tham gia vào mọi khía cạnh với quy mơ ngày càng lớn trong lĩnh vực này. Tại hội
nghị quốc tế về “Chuyển giao quản lý tưới” tại Vũ Hán Trung Quốc tháng 9 năm

1994 đã coi đây là cuộc cách mạng lớn về quản lý cơng trình thủy lợi trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia quốc tế việc chuyển giao quản lý tưới sẽ có những ưu
điểm sau: Nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi, việc quản lý thủy lợi sẽ tốt
hơn, thường xuyên và kịp thời hơn thông qua tổ chức tự quản của người nông dân,
công tác bảo vệ và giữ gìn hệ thống cơng trình tốt hơn dẫn đến tiết kiệm chi phí duy
tu bảo dưỡng và vận hành cơng trình, cơng tác điều hành, thu chi tài chính được
cơng khai. Người nơng dân được tham gia ý kiến của mình trong điều hành và giải
quyết tranh chấp. Được trao quyền tự chủ về tài chính nên việc thu tiền nước tốt
hơn và chi phí tiết kiệm hơn, vì vậy nhà nước giảm nhẹ gánh nặng về quản lý cũng
như đầu tư.
Trong một vài năm gần đây, một số địa phương đã làm thử việc chuyển giao
cho nơng dân quản lý cơng trình thủy lợi trong phạm vi thơn, xã. Những địa phương
làm có kết quả tốt như Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An... thực chất là
các địa phương tổ chức lại công tác thủy lợi cơ sở thay thế các tổ, đội thủy nông của


15

các hợp tác xã nông nghiệp trước đây. Một số nơi có điều kiện thuận lợi (Thanh
Hóa, Nghệ An) đã chuyển giao để nơng dân tự quản cả cơng trình liên xã. Việc
chuyển giao cho nông dân quản lý các cơng trình thủy lợi vẫn cịn địi hỏi sự quan
tâm của nhà nước trong hoạch định các thể chế, sự giám sát giúp đỡ, đặc biệt là sự
hỗ trợ về tài chính trong những trường hợp cần thiết. Cùng với việc chuyển giao
nông dân tự quản lý phần thủy lợi cơ sở, nhà nước cần có những chính sách cụ thể
hơn để thu hút được những thành phần kinh tế trong và ngồi nước đầu tư vào cơng
tác thủy lợi.
Kết luận chương 1
Kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình hạn hán, hạn hán cịn gây
ra xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông ven biển. Ảnh hưởng của hạn hán đến sản
xuất nông nghiệp, phát triển nông thơn và mơi trường trong và ngồi nước. Tác giả

đã phân tích các nguyên nhân gây ra hạn hán và những đặc điểm khác biệt của loại
thiên tai này.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều phương pháp giải quyết
ứng phó với hạn hán khác nhau, đối với những bài toán hàm mục tiêu hay hàm ràng
buộc khác nhau, sử dụng các công cụ để quản lý hiệu quả nguồn nước và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay công tác điều tiết nước cho hồ chứa cũng như
hệ thống tưới đã có kế hoạch sử dụng nguồn nước kết hợp với kế hoạch phát triển
nông nghiệp, nhưng hiện chưa có đánh giá hiệu quả phịng tránh hạn tổng thể. Vì
vậy trong lưu vực, hay hệ thống đã xảy ra sự tranh chấp của các ngành dùng nước,
nhất là trong những năm có hạn.


×