Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Một thứ quà của lúa non : Cốm - Đọc hiểu văn bản - Tư liệu Ngữ Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.46 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM</b>
<b>ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</b>


<b>TÌM HIỂU KHÁI NIỆM</b>
<b>• Tuỳ bút</b>


Một thể thuộc loại hình kí, rất gần với bút kí, kí sự.


Nét nổi bật ở tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc
biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và
cuộc sống hiện tại.


So với các tiểu loại khác của kí, tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn khơng ít những yếu tố
chính luận và chất suy tưởng triết lí.


Cấu trúc của tuỳ bút, nói chung, khơng bị ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội
dung của nó vẫn được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.
Ngôn ngữ tuỳ bút giàu hình ảnh và chất thơ.


Ở Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn viết tuỳ bút nổi tiếng. Đường chúng ta đi của Nguyễn
Trung Thành và Dòng kinh quê hương của Nguyễn Thi là những tuỳ bút xuất sắc của văn học
Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.


(Lê Bá Hán - Trần Đình sử - Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Sđd)
<b>PHÂN TÍCH TÁC PHẨM</b>


Bạn đã bao giờ được thưởng thức món cốm gói trong lá sen ? Được như vậy hẳn bạn sẽ rất thích
thú, bởi món q thật giản dị mà thanh khiết không ngờ !


Cốm - một thức quà đặc biệt mà tác giả Thạch Lam giới thiệu trong bài văn này được bắt đầu từ
một cơn gió. Thơng thường, cơn gió đến rồi đi như một quy luật của tự nhiên. Nhưng cơn gió


trong bài văn của Thạch Lam lại như một bức thông điệp tâm hồn. "Cơn gió mùa hạ lướt qua
vừng sen trên hồ" - lời văn giúp ta cảm nhận được bước đi của gió dường như cũng thật nhẹ
nhàng, ý vị. Chính nhờ sự nhẹ nhàng, ý vị ấy, gió mới có thể "nhuần thấm cái hương thơm của
lá" - và đặc biệt, gió mới có thể "như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh
khiết". Điều này ít ai để ý. Hương vị của hoa sen thì dễ thấy, bởi nó ngào ngạt, bởi nó nồng nàn.
Cịn làn hương của lá thì dịu nhẹ, thanh tao. Chính cái làn hương mỏng manh dìu dịu ấy lại chứa
đựng một sức gợi, báo hiệu "mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết" đấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

gọi đó là lúa uốn câu (vì bơng lúa có hình dáng của chiếc lưỡi câu), lúa đến thời kì "vào hạt". Khi
ấy, chỉ có những người thật thạo nghề làm cốm ở làng Vòng mới biết "cữ" vừa nhất để làm ra
"thứ cốm dẻo và thơm ấy".


Cách làm cốm được tác giả miêu tả thật trân trọng bởi trước hết không phải lúc nào cũng có thể
gặt lúa về làm cốm, mà phải biết lúa lúc nào là "vừa" cữ nhất, và phải bằng "những cách thức
làm truyền tự đời này sang đời khác". Làm cốm là cả "một sự bí mật trân trọng và khe khắt" - đó
là một nghề gia truyền, khơng phải ai cũng làm được.


Sự bí mật "trân trọng và khe khắt" thể hiện những cách làm cốm riêng khơng phổ biến rộng rãi
được. Nó như quy ước lưu truyền từ nhiều đời để lại. Tác giả đã khái quát : "Cốm là thức quà
riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương
vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam", ở đây, tác giả không
gọi cốm là "thứ quà" mà là "thức quà". "Thứ" thiên về ý nghĩa và sắc thái phân loại, đơn thuần
phân biệt cốm với các loại quà khác. Còn "thức" đã chuyên nghĩa diễn đạt, đưa cốm lên một
phạm trù mới, trang trọng và đặc biệt. Mặt khác, cốm còn là một "thức dâng" của những cánh
đồng, như một sản vật quý báu bỏi cốm không chỉ là sản phẩm giản đơn lấy từ cây lúa. Ngòi bút
miêu tả kết hợp dòng suy tưởng thấm đẫm tình cảm trân trọng truyền thống văn hố dân tộc của
nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận vẻ mộc mạc của lá sen, giản dị và thanh khiết của hương
trời, hương đất, mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ, cả mùi ngát của lá sen bọc,
màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của lồi
thảo mộc. Chính vì thế, trong đoạn cuối của bài văn, tác giả viết : "Phải nên kính trọng cái lộc


của Trời, cái khéo léo của người, và sư cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa", cốm là thức
ăn vừa thực vừa ảo, thưởng thức cốm là một hành vi ẩm thực văn hoá.


Bài văn được viết theo thể tuỳ bút, giàu sức gợi, thể hiện được cách cảm nhận tài hoa và tinh tế
của tác giả về cốm - một thức quà thanh nhã, một quà tặng đặc sắc của quê hương.


<b>VĂN BẢN ĐỌC THÊM</b>


<b>CỐM</b>


Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội. Trước thời kì chiến tranh tiếng thơm của cốm làng Vòng
truyền đưa vào đến Thanh Nghệ, đến Huế Quảng, đưa xuống Nam Định, Hải Phòng và vào thấu
đến Sài Gòn Nam Bộ. Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền Bắc là nhiều
người lại nhắc đến cốm Vịng - cái món q thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành
thủ đô. Những cây sấu đứng đường của Hà Nội mà bắt đầu lộp bộp rụng xuống những trái sấu
chín cây thì trên vỉa hè Hà Nội cũng bắt đầu hiện ra cái hình ảnh người gánh cốm đi bán rong.
Trái với thói thường của hàng rong, gánh cốm cứ êm ả mà đi, người bán cốm khơng cất tiếng rao
hàng. Hình thù người gánh cốm cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất như thứ quà giản dị thơm
thảo hiền hậu, vừa chắc chắn vừa tinh tế. Đứng trên ban công nhìn xuống, đứng trong ngõ hoặc
đứng trong quầy hàng nhìn ra, mà nhận được gánh cốm thì khắc gọi lấy mà mua. Cái gánh cốm
Vòng cổ truyền đã quen quá đi rồi với con mắt của nhiều người đã chết đi sống lại nhiều lần với
Hà Nội. Ai mà lầm được cái gánh cốm Vịng có cái đòn gánh dị thường một đầu thắng một đầu
cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Đinh. Cái đòn gánh cổ truyền ấy là cả một thân
tre đánh cả gốc, đầu cong chính là cái phần gốc cây mà có khi phải chọn hàng chục bụi tre mới
tìm đúng được một chiếc địn gánh cốm vừa ý. Cho nên đã có những cái địn gánh cong truyền đi
vai người này đến vai người khác có hàng mấy đời liền. Trong thúng là cốm, trên mặt thúng là
một bó cọng rơm tươi cịn xanh màu mạ, và những tập lá sen Hồ Tây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nội lại thấy xuất hiện cái bóng dáng êm ả của người gánh cốm Vòng tiến vào theo đường cửa ô
Cầu Giấy. Lúc này cũng là lúc khắp nơi nơi, nắng mùa thu đang vẫy những đốm trứng cuốc vào


mọi trái chuối tiêu đang vuốt cong lên cái màu vàng ngọt, và nắng mùa thu cũng đang làm bóng
lên cái màu đỏ hổ phách bay phấn của những quả hồng trứng cũng đang vểnh hết cả tai hồng lên.
Không hiểu đây là sự dàn xếp của mùa thu Việt Nam hay là sư hẹn hò của thời trân phẩm quả mà
chuối tiêu trứng cuốc lại hay gặp mùa cốm và cốm lại gặp hồng trứng. Chất nó ăn ý với nhau mà
màu sắc nó cịn gắn bó với nhau hơn nữa. Đây quả là diễm phúc của người hoạ sĩ vẽ tranh tĩnh
vật gửi vào vật vô tri tất cả nỗi niềm vô cùng biết ơn của mình đối với đất nước giàu tươi, đối với
lượng cả của đất nước đang ban lộc ban phúc cho cuộc sống của lúa của quả của con người. Ai
khó tính và cầu kì màu sắc cứ nói gì thì nói nhưng theo tơi cái màu xanh của cốm Vòng là thứ
màu xanh đẹp hơn cả cái màu xanh của ngọc thạch, cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phân
làm đĩa đựng càng thây mình cùng tạo vật sao mà nó chan hồ cảm thông đến được như thế. cốm
rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mả trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạt chữ thập nhuộm
đổ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi, thì quả cái màu
xanh thật là màu của nguyện vọng hạnh phúc. [...]


( Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, Sđd)
<b>CỐM VÒNG</b>


Ở hậu phương, mỗi khi thấy ngọn gió vàng heo hắt trở về, người ta tuy khơng ai nói với ai một
câu nào, nhưng đều cảm thấy cõi lịng mình se sắt.


Khơng phải nói thế là bảo rằng ở Hà thành, mỗi độ thu về, người ta khơng thấy buồn đâu. Ngọn
gió lạ lùng ! ơ đâu cũng thế, nó làm cho lịng người nao nao nhưng ở hậu phương thì cái buồn ấy
làm cho ta tê tái quá, não cả lịng cả ruột. Nhớ khơng biết bao nhiêu ! Mà nhớ gì ? Nhớ tất cả, mà
khơng nhớ gì rõ rệt.


Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi nhớ rằng tôi không nhớ Tết, khơng nhớ những ngày vui và những tình
ái đã qua bằng nhớ một ngày nào đã mờ rồi, tơi hãy cịn nhỏ, sáng nào về mùa thu cũng được mẹ
mua sẵn cho một mẻ cốm Vòng, để ăn lót dạ trước khi đi học.


Thế thơi, nhưng nhớ lại như thế thì buồn muốn khóc. Tại sao ? Chính tơi cũng khơng biết nữa.


[...]


Ờ, mà lạ thật, chẳng riêng gì mình, sao cứ đến đầu thu thì người Hà Nội nào, ở phiêu bạt bất cứ
đâu đâu cũng nhớ ngay đồn cốm Vòng ? Chưa cần phải ăn làm gì vội, cứ nghĩ đến cốm thơi,
người ta cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu hiền của lúa non xanh màu lưu li đặt trong những
tàu lá sẻn trịn cũng xanh mn muốt màu ngọc thạch !


Khơng, cốm Vịng quả là một thứ q đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội - đặc biệt vì cứ
mỗi khi thây gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các “nẻo
đường đất nước” chỉ có Hà Nội có cốm thơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhớ đến cốm - mà không phải chỉ nhớ cốm, nhưng nhớ biết bao nhiêu chuyện ấm lòng chung
quanh mẹt cốm, bao nhiêu cảm tình xưa cũ hiu hiu buồn, nhưng thắm thiết xiết bao.


(Theo Vũ Bằng, Sđd)
<b>- Gợi dẫn</b>


</div>

<!--links-->

×