Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------

NGUYỄN KIM ĐÀO

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG B-LEARNING
TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 9 THCS

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Huế - 2020
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------

1


NGUYỄN KIM ĐÀO

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG B-LEARNING
TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 9 THCS

Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 9140111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn 1: PGS. TS Trần Huy Hoàng


Hướng dẫn 2: PGS. TS Hà Văn Hùng

Huế - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:

− Luận án “Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Huy Hoàng và PGS.TS Hà Văn
Hùng.
− Các số liệu trong luận án là trung thực, được sự cho phép của các đồng tác giả.
− Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án chưa từng được cơng bố tại bất kì cơng trình nào khác.
Tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

2


Huế, tháng 11 năm 2020

Nguyễn Kim Đào

LỜI CẢM ƠN

Luận án “Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS” đã được thực
hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
Xin bày tỏ:
- Lịng biết ơn sâu sắc gửi đến PGS.TS Trần Huy Hoàng và PGS. TS Hà Văn Hùng- những người hướng dẫn
khoa học đã trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và động viên giúp tơi hồn thành luận án.
- Lời cảm ơn chân thành gửi đến Ban chủ nhiệm Khoa Vật lí, Thầy Cơ giảng viên bộ mơn Lí luận và
Phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế cùng các bạn đồng môn đã đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tơi có mơi trường học tập, rèn luyện để hoàn thành luận án.


3


- Lời tri ân gửi đến các đồng nghiệp, bạn bè tại trường THCS Trần Quốc Toản, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí
Minh cùng các giảng viên, học viên tại Khoa Cơng nghệ thơng tin trường Đại học Sài Gịn đã tư vấn, hỗ trợ
chun mơn.
- Lịng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp quý báu của các nhà khoa học để giúp luận án ngày càng
hoàn thiện.
Cuối cùng và là vơ cùng, đó là lịng biết ơn - không thể bày tỏ hết - dành cho gia đình, là chỗ dựa vững chắc
để tơi có thêm động lực hoàn thành được giai đoạn học tập quan trọng này.
Trân trọng./.
Nguyễn Kim Đào

4


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CHỮ VIẾT TẮT
CNTT
DH
ĐC

EL
F2F
GD&ĐT
GQVĐ
GV
HTTCDH
HĐDH
HS
KQHT
KT&KĐCLGD
KTĐG
NHCH
PPDH
PPDHTT
PPGD
QTDH
TN
THCS
THCS

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghệ thông tin
Dạy học
Đối chứng
E-learning
Face to face hay dạy học giáp mặt
Giáo dục và Đào tạo
Giải quyết vấn đề
Giáo viên
Hình thức tổ chức dạy học

Hoạt động dạy học
HS
Kết quả học tập
Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm tra đánh giá
Ngân hàng câu hỏi
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học truyền thống
Phương pháp giáo dục
Quá trình dạy học
Thực nghiệm
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

8


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của hình thức dạy học trực tuyến đã giúp cho việc “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ,
học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời” của con người trở thành hiện thực và là một xu hướng tất yếu có
tính cách mạng đối với hoạt động dạy học.
Hình thức dạy học B-learning có thể được coi là sự kết hợp giữa hình thức dạy học trực tuyến với hình
thức dạy học giáp mặt khi triển khai dạy học một mộn học, một học phần hoặc một một chủ đề cụ thể. Hình thức
dạy học B-learning đã và đang khá phổ biến trên thế giới.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu và sử dụng hình thức dạy học B-learning đã hình thành và từng bước phát
triển từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, do các điều kiện về chính sách, nguồn lực chính phủ và địa phương, cơ
hội của GV tiếp cận hình thức dạy học B-learning cịn hạn chế ... nên việc sử dụng hình thức dạy học này chưa
phổ biến.
Để có thêm những cơ sở lí luận và thực tiễn giúp cho việc triển khai đại trà hình thức dạy học B-learning
nói chung và dạy học B-learning mơn Vật lí cấp trung học nói riêng trong thời gian tới thì cần tiếp tục có thêm
những nghiên cứu sâu, rộng liên quan đến hình thức dạy học này.
Với phần “Điện học” chương trình Vật lí lớp 9:
- Có thể cấu trúc nội dung dạy học thành các chủ đề.
- Việc tổ chức dạy học mỗi chủ đề có thể được triển khai thơng qua tiến trình dạy học bao gồm chuỗi các
hoạt động học, là sự kết hợp giữa các hoạt động học trực tiếp với các hoạt động học trực tuyến.
- Các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với việc phát triển cho HS các năng lực tự học, tự chủ;
khám phá, giải quyết vấn đề …
Vì vậy, việc dạy học phần “Điện học” chương trình Vật lí, lớp 9 có thể nên được triển khai với hình thức
dạy học B-learning.

Từ đó, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu của luận án này là “Nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học
phần “Điện học” Vật lí 9 THCS”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng hình thức dạy học B-learning cùng với hệ thống hỗ trợ dạy học B-learning để thực nghiệm dạy
học phần “ Điện học” Vật lí lớp 9.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu triển khai được tiến trình dạy học các chủ đề thuộc phần Điện học (Vật lí 9) bằng hình thức dạy học Blearning thì sẽ tích cực hóa hoạt động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện cho HS năng lực vật lí, năng

lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
4. Đối tượng nghiên cứu
9


Lí thuyết về dạy học B-learning
Tiến trình dạy học B-learning phần Điện học, Vật lí lớp 9
5. Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức các hoạt động học theo mơ hình dạy học B-learning đối với phần “Điện học”, Vật lí lớp 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để triển khai tiến trình dạy học theo hình thức dạy học B-learning các
chủ đề thuộc phần Điện học, Vật lí 9
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến
- Xây dựng tiến trình dạy học các chủ đề thuộc phần Điện học (Vật lí 9) theo hình thức dạy học B-learning
- Xây dựng các khố học trực tuyến trong tiến trình dạy học B-learning trên hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến
- Triển khai thực nghiệm các kế hoạch bài dạy theo hình thức dạy học B-learning
- Đánh giá các kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập thơng tin và tìm hiểu các nguồn tài liệu từ nhiều hình thức về những vấn đề liên quan đến việc
giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận án.

10


7.2. Phương pháp điều tra

Điều tra thông tin thực trạng việc sử dụng mạng internet trong việc dạy học Vật lí 9 nhằm đánh giá thực

trạng DH phần “Điện học” Vật lí 9 ở trường THCS thơng qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, dự

giờ.
7.3. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm tại trường THCS trên địa bàn quận Bình Tân, TPHCM.
7.4. Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu của kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó đưa ra
nhận xét, đánh giá, đề xuất.

11


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường internet, đảm bảo
GV và HS tương tác đồng thời hoặc khơng đồng thời trong q trình dạy học. Mục đích chính của của dạy học
trực tuyến bao gồm :

- Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS. Đặc biệt là khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì
những lí do khách quan.

- Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học giáp mặt (sau đây gọi tắt là dạy học trực tiếp) nhằm nâng
cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của GV và HS. Tạo cơ hội cho GV và HS được
quyền chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình.

- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho GV và HS, góp

phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy
chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ theo mức độ ứng dụng phần mềm ứng dụng trên môi trường internet vào trong dạy học, có thể

phân loại hình thức dạy học trực tuyến thành 2 loại : hình thức dạy học E-learning và hình thức dạy học B-learing.
Trong đó hình thức dạy học dạy E-learning là hình thức dạy học trực tuyến hồn tồn ; hình thức dạy học Blearing là hình thức dạy học kết hợp các hoạt động dạy học trực tiếp, giáp mặt giữa thầy và trò (face to face) với
các hoạt động dạy học trực tuyến thông qua môi trường internet.
Dạy học trực tuyến với hai hình thức E-learning và B-learning đã và đang được nghiên cứu, vận dụng, triển
khai trong nhiều năm qua trên toàn cầu. Các nghiên cứu về lĩnh vực này bao gồm :
1) Lí luận về dạy học dạy học trực tuyến, bao gồm cả E-learning và B-learning : cấp độ trực tuyến, mức độ
trực tuyến và trực tiếp, mơ hình trực tuyến …

2) Xây dựng : hệ thống quản lí học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lí

nội dung học tập trực tuyến (LCMS - Learning Content Management System), phần mềm tổ chức dạy học trực
tuyến đồng thời và phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến không đồng thời.
3) Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng hình thức dạy học E-learning và B-learning trong tổ chức dạy học ở
các cấp học, bậc học trong các học phần hoặc môn học cụ thể, đáp ứng mục tiêu dạy học trong bối cảnh dạy học
nhất định.
4) Xu hướng phát triển, thay đổi của dạy học B-learning trong tương lai (liên quan đến cơng nghệ, vai trị
của người thầy, vai trò của cố vấn học tập, các kĩ năng đạt được …)
12


1.1. NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC B-LEARNINGTRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Xu hướng triển khai dạy học E-learning và dạy học B-learning

Khi phân tích tình hình nghiên cứu dạy học trực tuyến trên thế giới, theo [2], dạy học trực tuyến E-learning

đã phát triển khá rầm rộ trong giai đoạn thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Theo đó, t ại Mỹ,
dạy học E-learning đã được triển khai từ những những năm cuối thế kỉ XX. Khi đó E-learning khơng chỉ được
triển khai ở các truờng học mà ngay ở các công ty, doanh nghiệp. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh của
E-learning, hàng loạt công ty, doanh nghiệp đã chuyển sang hướng nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về Elearning như : Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force…Ngay sau khi E-learning triển khai và phát
triển hiệu quả tại Mỹ, các nước trong cộng đồng Châu Âu rồi châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapour …) đã

thúc đẩy sự phát triển E-learning bằng các chiến lược hành động sử dụng và nghiên cứu E-learning khá toàn diện.
Đến cuối năm 1999, đã có trên 1000 trường đại học trên thế giới đã triển khai các khoá học trực tuyến E-learning;
gần 2500 trụ sở cơ quan trong 81 quốc gia có các hoạt động liên quan đến E-learning như ứng dụng E-learning
trong giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, huấn luyện nhân viên; nghiên cứu phát triển E-learning … Những
năm đầu thế kỷ XXI, E-learning cũng đã và đang triển khai cho HS phổ thơng, điển hình là các nước Mỹ, Hàn
Quốc, Nhật Bản... Ở Mỹ đã có hàng triệu HS phổ thơng đăng kí học trực tuyến. Đưa lớp học lên mạng internet là
một trào lưu đã và đang bùng nổ tại nước này. Không chỉ là một phong trào tự phát, tại nhiều bang ở Mỹ các nhà
quản lí giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi HS phải đăng ký học một số môn
nhất định tại các lớp học trực tuyến. Các lớp học trực tuyến này có thể được tổ chức tập trung tại các trường hoặc
HS có thể học tại nhà. Theo lí giải của các nhà quản lí, đây là bước chuẩn bị nhằm trang bị cho HS những kĩ năng
cần thiết cho việc học tại các trường đại học sau này và thích ứng với mơi trường làm việc của thế kỉ XXI. Theo
ước tính của Bộ Giáo dục Mỹ, tính đến năm học 2007- 2008, nước này đã có khoảng 770 trường phổ thơng áp
dụng phương thức học trực tuyến, với khoảng 1,03 triệu HS (trong đó có hơn 200.000 HS học trực tuyến tồn
phần).
Cũng theo [2], là một quốc gia Châu Á, nhưng nền giáo dục của Hàn Quốc đã không ngần ngại đầu tư cho
E-learning. Hàng tỉ USD cho phát triển giáo dục thông qua internet, gấp 10 lần vào năm 2014. Hàn Quốc phấn
đấu trở thành một tiêu điểm về xu hướng giáo dục mới để thế giới nhìn vào. “Trường học trên mạng” (Web
school) ra đời và trở thành nổi tiếng, Megastudy là một điển hình và trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất
tại Hàn Quốc, với doanh số hàng năm lên đến 245 tỉ won (3.500 tỉ đồng Việt Nam). Lượng HS theo học các cấp
được phân ra: trung học phổ thông (www.megastudy.net) với 2,1 triệu người ghi danh, trung học cơ sở
(www.mbest.net) với 2 triệu người, tiểu học (www.mjunior.net) với 3,7 triệu người.
Thuật ngữ hình thức dạy học B-learning hay dạy học kết hợp được sử dụng vào cuối thế kỷ XX khi xuất
hiện nhu cầu kết hợp giữa dạy học giáp mặt (face to face) với dạy học trực tuyến thông qua internet. Khái niệm
về B-learning được phát triển dần. Từ năm 2006 đến nay, B-learning được hiểu là một sự kết hợp DH giáp mặt
13


(face to face) và DH trên nền tảng công nghệ trung gian (Technology mediated).
Tác giả Curtis J. Bonk, Charles R. Graham định nghĩa B-learning là sự kết hợp giữa hướng dẫn giáp mặt và
hướng dẫn qua máy tính [64]

Trong tài liệu của Knewton định nghĩa DH B-learning cung cấp mọi lúc để HS học tập, có ít nhất một phần
học trên lớp và một phần qua mạng có sự kiểm sốt về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ [100].
Tác giả Michael B. Horn định nghĩa hình thức dạy học B-learning là một chương trình giáo dục chính quy
mà ở đó HS học một phần trực tuyến, có sự kiểm sốt về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ. Có ít nhất một
phần giảng dạy trên lớp và các hình thức học tập của từng HS phải được liên kết với nhau tạo sự thống nhất. Cách
thức học tập khóa học, mơn học của HS được kết nối để cung cấp trải nghiệm học tập tích hợp [82].
Như vậy, có thể coi B-learning là mơ hình hay hình thức học tập mà HS phải kết hợp học trên lớp và qua
mạng để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Cùng với sự phát triển của E-learning, dạy học B-learning đã trở thành xu hướng học tập, nghiên cứu, ứng
dụng toàn cầu.
Dạy học theo B-learning, hay học tập kết hợp đã được áp dụng rộng rãi trong các môi trường giáo dục, kinh
doanh. Theo [77] thì trong thập kỷ 2007- 2017, các khóa học B-learning đã tăng lên đáng kể, nhất là đối với mơ
hình giáo dục K-12 (hệ thống học tập trực tuyến của Mỹ và các nước Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á… nơi HS học tập
bậc phổ thông theo hệ 12 lớp). Báo cáo này cung cấp số liệu báo cáo rằng:

i) Tại Mỹ, học tập theo B-learning đang gia tăng theo cấp số nhân với mơ hình K – 12. Số HS tham gia K –
12 B-learning tăng từ 45.000 lên hơn 4 triệu từ năm 2000 đến 2010 (Horn, Staker, Hernandez, HassE-learning, và
AB-learningeidinger 2011) [80].

ii) Các trường ở 24 tiểu bang và đặc khu Columbia đã hoàn toàn là trường triển khai dạy học B-learning; đến
năm 2016 số HS K-12 ghi danh họ tập B-learning có thể đạt 5 đến 6 triệu HS K-12 trên toàn nước Mỹ.
iii) Trên toàn thế giới, học tập kết hợp B-learning đang mở rộng tương tự như ở Mỹ (Barbour 2014; Barbour
và cộng sự 2011; Barbour và Kennedy 2014) [61], nhất là ở Canada, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và hầu hết
các quốc gia châu Âu. Theo đó, ở các nước và khu vực này tồn tại cả học tập giáp mặt, học tập trực tuyến toàn
phần E-learning và học tập kết hợp B-learning.
Tại Việt Nam, cùng với xu hướng hội nhập và nhu cầu phát triển đất nước, việc triển khai dạy học Elearning và B-learning đã và đang từng bước phát triển phù hợp với bối cảnh kinh tế, giáo dục của địa phương, bộ
ngành. Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT 2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên
ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.” “Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.”, cho phép ứng dụng
những thành tựu của CNTT vào trong GD&ĐT thuận lợi. Quyết định số 711/QĐ-Ttg ngày 13/6/2012 phê duyệt

Chiến lược Phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011- 2020 đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên
14


CNTT “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV ĐH, cao đẳng và đến năm
2020, 100% giảng viên giảng dạy nghề nghiệp và phổ thơng có khả năng ứng dụng CNTT &TT trong dạy học,
biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”.
Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD và đào tạo (2017) về áp dụng cơ
chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ ĐH, yêu cầu các trường ĐH “tăng cường ứng dụng
CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (B-learning) và đào tạo
thực hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng
chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [6].
Cũng trong năm 2017, chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ được

triển khai. Theo đó các giải pháp cụ thể “tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã
được triển khai, trong đó có dạy học trực tuyến. Như vậy, từ 2001 đến 2017 Chính phủ cũng như Bộ GD và ĐT đã
ban hành nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị về những nội dung liên quan đến ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh
vực.
Đặt biệt, gần đây, với giáo dục phổ thông, tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục đào tạo vừa ban hành dự thảo
thông tư “Ban hành Quy định quản lí tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở
giáo dục thường xuyên” để lấy ý kiến trong cả nước (đến 01/11/2020) với mục đích cụ thể là:

1. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS. Đặc biệt là khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì
những lí do khách quan.

2. Bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học giáp mặt (sau đây gọi tắt là dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao

hiệu quả cơng tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của GV và HS. Tạo cơ hội cho GV và HS được quyền chủ
động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của mình.


3. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho GV và HS, góp

phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp phần thúc đẩy
chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
Cũng theo dự thảo thông tư, nội dung của quy định bao gồm: quy định chung; tổ chức và quản lí dạy học
trực tuyến, hạ tầng kĩ thuật và học liệu dạy học trực tuyến; Quyền và nhiệm vụ của GV, nhân viên, HS; Tổ chức
thực hiện.
1.1.2. Nghiên cứu về B-learning

Có thể coi, các nghiên cứu về B-learning chủ yếu tập trung vào: Lí luận dạy học B-learning (mơ hình, cấp độ

kết hợp, mức độ kết hợp …), ứng dụng dạy học B-learning và đánh giá hiệu quả dạy học B-learning; thách thức
và xu hướng phát triển B-learning.

Hiện nay, B-learning là hình thức tổ chức dạy học thể hiện được nhiều ưu điểm so với một số hình thức tổ chức

dạy học khác. Vấn đề này được đề cập đến trong một công bố [70], [76], [78], [79], [86]... . Theo đó, hình thức dạy
15


học B-learning đã được đề cập đến, bao gồm các mơ hình dạy học, mức độ kết hợp trực tuyến và giáp mặt, hiệu quả

của dạy học B-learning, phân tích tác động của dạy học B-learning đến hiệu quả của quá trình truyền đạt kiến thức, rèn
luyện tư duy, phát triển năng lực, xây dựng kĩ năng thực hành, luyện tập, kiểm tra đánh giá,...Ngoài ra, các tác giả tập
trung vào nghiên cứu sử dụng dạy học B-learning với nhiều đối tượng, bao gồm sinh viên và cả HS các cấp tring hệ
thống giáo dục K-12. ở các trường ĐH và CĐ, hoặc dùng để đào tạo từ xa cho nhiều đối tượng người học .

Theo số liệu của trang web giáo dục Schoolwires (Mỹ)[92], mơ hình tổ chức dạy học B-learning được nhiều
sự quan tâm của nhiều GV trong việc dạy học. Theo đó, các mơ hình kết hợp trực tiếp và trực tuyến cần bảo đảm
nguyên tắc về hiệu quả sự tượng tác giữa thầy và trò để thực hiện nhiệm vụ của thầy và trò.[92].


Nhiều hệ thống E-learning và B- learning được hoàn chỉnh đưa vào hoạt động đạt hiệu quả cao trong một số

trường ĐH trên thế giới như: trường Đại học Queensland – Úc trường Đại học Cyber của Thái Lan, kho học liệu mở

của Viện Đại học MIT - Mỹ, Đại học Korea Cyber- Hàn Quốc, trường Đại học số hoá EUK của Anh, mạng Elearning và B- learning châu Á. Đặc biệt, ngày càng tăng sự tham gia của các trường kinh doanh quốc tế cung cấp
các khố học B-learning thơng qua các chương trình và các khn khổ hữu hiệu. Dẫn đầu là các chương trình Quản

trị Kinh doanh Fast-Track của trường Đại học Babson – Mỹ ( [101], chương trình FastTrack là sinh viên đáp ứng 50% thời gian trực tiếp trên lớp học, 30% thời gian thảo luận của họ thông qua đội ngũ
cộng tác trực tuyến, và 20% bao gồm các nội dung phong phú về xem DVD trên bài giảng và thuyết trình. Chương

trình Quản trị Kinh doanh ClassroomPlus của trường Đại học George Mason – Mỹ () [102],
trong chương trình này, sinh viên tăng tính linh hoạt về giờ học là chỉ có bốn lần trong một năm trong khi vẫn có tỉ
lệ 50/50 giữa face-to-face và học tập trực tuyến, được sử dụng các tài liệu chia sẻ, thảo luận, nêu câu hỏi, và làm

việc theo nhóm. Trường Đại học Saint Mary ở California với chương trình Quản trị Kinh doanh Hybrid Executive

() [103], … Qua đó cũng cho thấy, dạy học B-learning đã được áp dụng nhiều nhưng chủ
yếu chỉ dành cho bậc đại học – cao đẳng.
Andrew kitchenham[59], đã phân tích cơng nghệ học tập được sử dụng như thế nào trong một môi trường
học tập kết hợp có thể giúp đạt được mục tiêu của một nền giáo dục đại học đương đại. Mặc dù các trường đại học
Canada có nền văn hố, điểm mạnh nghiên cứu và giảng dạy triết lí riêng biệt nhưng nhiều người cũng chia sẻ
những giá trị và mục tiêu tương tự, đáp ứng với một xã hội ngày càng đa văn hóa, đa dạng và cơng nghệ tiên tiến.
Hiểu biết của việc học tập tổng hợp như là một mơ hình hiệu quả để đạt được các mục tiêu khơng chỉ ở cấp độ
khóa học và chương trình mà cịn ở cấp cơ sở là rất cần thiết cho việc áp dụng rộng rãi mơ hình này để nó trở
thành một phần của thực tiễn thường xuyên bởi các giảng viên từ nhiều nguyên tắc và bối cảnh học tập.
Tuy nhiên, các PP tiếp cận bổ sung dựa trên công nghệ cũng đang hướng tới việc nâng cao hiệu quả của con
người là một phần của sự kết hợp dạy học trực tuyến E-learning với DH giáp mặt (F2F) tại lớp giáp mặt. Với tác
giả thì dạy học theo B-learning sẽ nâng cao hiệu quả hơn trong giáo dục và thể hiện được tính ưu việt của sự phát
triển CNTT nhưng cũng chỉ ở Đại học không áp dụng cho dạy học ở bậc THCS.

16


Như vậy B-learning cho thấy có rất nhiều lợi ích trong DH và quản lí, việc tổ chức DH theo mơ hình B-

learning trong trường PT nhằm khắc phục những khó khăn của E-learning và tối ưu hóa DH giáp mặt là một vấn
đề rất phù hợp
Có thể tìm hiểu nền tảng lí luận và ứng dụng của dạy B-learning theo một tài liệu khá cơ bản về B-learning,
đó là tài liệu [88]. Trong đó, các tác giả cũng đã tổng quan lại các cơng trình liên quan đến các vấn đề cơ bản
cũng như các thực nghiệm triển khai về B-learning như Khung khái niệm; Tổng quan các tư liệu; Phân tích các xu
hướng phát triển; Phân tích thiết kế và tổ chức thực hiện các khóa học; Nhận thức của người học với hiệu quả của
đánh giá trên B-learning; Nâng cao tính tương tác; Các khó khăn và những mâu thuẫn khi triển khai; Mức độ chấp
nhận của người học… trong một số trường học ở Mỹ của các tác giả khác [88].

Với cơng trình nghiên cứu lí luận về B-learning, Charles R. Graham và các cộng sự (2005) [74] vừa nêu
khái niệm về B-learning đồng thời nghiên cứu để chỉ ra những lí do để sử dụng B-learning, các mơ hình Blearning, thách thức đối với B-learning, dự báo định hướng phát triển của B-learning. Trong đó :
- Với câu hỏi tại sao cần sử dụng B-learning. Tác giả Charles R. Graham đưa ra ba lí do: (1) Đổi mới

phương pháp sư phạm (như DH hiệu quả hơn, tăng tính ứng dụng trên lớp), (2) Tăng cường cơ hội và sự linh hoạt

(khả năng tham gia khóa học, lựa chọn học qua mạng và giáp mặt để hồn thành khóa học), (3) Giảm chi phí đào
tạo.
- Về các cấp độ của B-learning : cấp độ hoạt động, khóa học, chương trình, cấp trường.
- Về thách thức của B-learning gồm 6 vấn đề: (1) Vai trò của sự tương tác trực tiếp, (2) Vai trò lựa chọn của
HS và tự điều chỉnh, (3) Mơ hình hỗ trợ và đào tạo, (4) Sự cân bằng giữa sáng tạo và sản xuất, (5) Thích ứng văn
hóa (6) Quan hệ với thiết bị số. Về tương lai của B-learning, sự kết hợp ngày càng tăng, kết hợp nhằm tận dụng
thế mạnh và tránh điểm yếu của từng MT.
Còn trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu của Osguthorpe & Graham (2013) [65] đã chỉ ra sáu lí do
để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống B-learning, bao gồm : 1) sự phong phú về mặt sư phạm; 2) dễ truy
cập tri thức; 3) sự tương tác xã hội; 4) tính tự chủ của người học; 5) chi phí hiệu quả; 6) dễ dàng sửa đổi.

Về phân loại các mô hình dạy học B-learning, trong tài liệu [104] của Intel-learning (2012) đã đưa ra 6 mơ
hình dạy học B-learning : (1) Mơ hình giáp mặt là chủ đạo; (2) Mơ hình vịng xoay; (3) Mơ hình linh hoạt; (4) Mơ
hình kết hợp đặc thù; (5) Mơ hình kết hợp tự do; (6) Mơ hình trực tuyến là chủ đạo.
Tác giả Michael B. Horn (2014) đưa ra 4 mơ hình B-learning [81]: (1) Mơ hình vịng xoay (gồm có: mơ
hình hốn đổi trạm học tập, mơ hình hốn đổi lớp học, mơ hình Lớp học đảo ngược, mơ hình vịng quay cá nhân);

17


(2) Mơ hình linh hoạt; (3) Mơ hình A La Carte và (4) Mơ hình lớp học nâng cao.
[87], báo cáo này nhằm mục đích xem xét các mơ hình hoán đổi trạm học tập kết hợp cụ thể trên mơ hình quay vịng
trạm cho thấy mơ hình kết hợp này đã có những tác động tích cực đến thành tích của HS. Những kết quả này rất hứa
hẹn của mơ hình kết hợp này có thể được thiết kế và triển khai trong các nghiên cứu và ứng dụng trong tương lai.
Bài báo này cũng thảo luận thêm về mơ hình ln chuyển của hỗn hợp học tập. Nói chung, tất cả các mơ hình xoay
vịng phải có ít nhất một trạm học trực tuyến. Mơ hình xoay khá linh hoạt vì sinh viên luân chuyển đến các trạm
khác theo mong muốn của GV. Đối với nghiên cứu trong tương lai, vịng quay của trạm mơ hình được coi là được
thiết kế trong học tập kết hợp. Bài viết này cũng báo cáo đánh giá của các nghiên cứu trước đây về việc sử dụng
trạm mơ hình ln phiên trong dạy và học trong nhà trường và các cấp đại học. Theo đó, mơ hình này đã có tác
động tích cực đến thành tích của HS
Về cấp độ và mức độ kết hợp giữa dạy học trực tuyến với dạy học trực tiếp theo B-learning, Lisa R.
Halverson và các đồng tác giả trong đó có Charler R. Graham, [105], trong cơng bố nghiên cứu của mình đã chỉ
ra:
- Các nhà nghiên cứu phải quyết định mức độ kết hợp mà họ muốn nghiên cứu: cấp độ hoạt động, cấp độ
khóa học, cấp độ chương trình hoặc cấp độ tổ chức. Cấp độ kết hợp xảy ra khi một hoạt động học tập duy nhất kết
hợp trực tiếp và các thành phần qua trung gian máy tính. Sự kết hợp cấp độ khóa học bao gồm một khóa học với
các hoạt động trực tiếp và qua máy tính. Các bên liên quan quyết định cho sự kết hợp giữa hoạt động và cấp độ
khóa học bao gồm người hướng dẫn và sinh viên, HS của họ.
- Watson, Murin, Vashaw, Gemin và Rapp đã đề xuất cơ sở để xet xét mức độ kết hợp giữa dạy học trực
tuyến và trực tiếp trong mơ hình dạy học B-learning K-12.:
1. Mức độ giảng dạy (cho dù trực tuyến tại đơn vị / bài học, khóa học, hoặc cấp độ chương trình giảng dạy)

2. Thời gian (lịch hàng ngày cố định, lịch sửa đổi, hoặc mở / mở cửa lối ra)
3. Vai trò của các thành phần trực tuyến (nâng cao hoặc chuyển đổi chỉ dẫn)
18


4. Vai trò của GV (dẫn dắt, hỗ trợ hướng dẫn hoặc khơng tham gia)
5. Vai trị của HS (học tập do GV hướng dẫn, học tập do GV hướng dẫn, học tập độc lập)
6. Hỗ trợ sinh viên (ít hoặc không hỗ trợ, cố vấn tại trường hỗ trợ, hoặc hỗ trợ cố vấn trường học và gia
đình)
7. Tỉ lệ sinh viên trên GV (tỉ lệ lớp học giáp mặt, 2-3 lần tỉ lệ lớp học giáp mặt, mô hình quầy trợ giúp hướng
dẫn)
Về tiến trình dạy học B-learning
Tác giả Margie Martin (2003) đưa ra tiến trình day học bằng B-learning gồm các bước chính:
Học trên lớp lần 1  Học qua mạng  Học trên lớp lần cuối.
Ở quy trình này, dạy học giáp mặt được sử dụng trong giai đoạn đầu và cuối nhằm định hướng hoạt động (ở
giai đoạn đầu) và đánh giá, kết luận (ở giai đoạn cuối). Còn dạy học trực tuyến trên mạng được sử dụng trong giai
đoạn trao đổi, thảo luận giữa GV và HS cũng như giữa HS với nhau để giải quyết vấn đề [85].
Tác giả Lewis và Orton [64]. thì chỉ ra rằng, người học trải qua các pha:
Pha 1. Tự học trực tuyến để có được thơng tin cơ bản;
Pha 2. Học trên lớp tích cực trong việc ứng dụng kiến thức;
Pha 3. Học trực tuyến hỗ trợ vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong MT làm việc.
Một số kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài như của Paul Ginns, Robert E-learninglis (2007) nêu ra tiến
trình kết hợp DH giáp mặt và DH qua mạng:
Bài học trên lớp Trao đổi, thảo luận trên lớp  Cá nhân hoặc nhóm học qua
mạng  Tồn bộ HS học giáp mặt để chỉnh sửa các khái niệm đã học.
Các tác giả cũng đã thực nghiệm nhằm đánh giá B- learning về các nội dung: Chất lượng DH, sự tương tác
(làm việc nhóm của sinh viên), chất lượng nguồn tài nguyên trực tuyến, quản lí HS. Một trong những kết quả thực
nghiệm (qua % ý kiến đồng ý) cho thấy: Tài liệu DH trực tuyến giúp HS trong quá trình học tập giáp mặt; Hoạt
động học trực tuyến giúp HS hiểu sâu sắc các nội dung của các hoạt động học giáp mặt [73].
Tác giả Philipp Bitzer, Matthias Sưllner, JanMarco Leimeister (2015) [63] đưa ra tiến trình bài học trong

hình thức B-learning:
bắt đầu từ giới thiệu mục tiêu bài học (GV thực hiện)  Tìm hiểu nội dung (trên
lớp)  Biết, hiểu mục tiêu (qua mạng)  Áp dụng, thảo luận (trên lớp với GV) 
GV (và HS) đánh giá kết quả
Tác giả Timo Portimojärvi và Leena Rantala (2010) nghiên cứu sử dụng video trong hình thức B-learning
chỉ ra rằng khi tạo dựng môi trường B-learning cần xem xét sự tương tác giữa 3 yếu tố liên quan tới nhau: (1)
Kiến thức (môn học, media trong trường hợp này); (2) Học bài mới (cách tham gia vào bài giảng, học tập hợp tác,
cá nhân học tập); và (3) Công cụ (các thiết bị, phần mềm và các thiết bị cần thiết khác) [99].
19


Theo tài liệu Blended Learning in Finland (2010), các báo cáo nêu lên vai trò của MT DH trên mạng trong
các giai đoạn DH: Trước buổi làm việc đồng bộ, trong buổi làm việc đồng bộ, sau buổi làm việc đồng bộ, chuẩn
bị buổi làm việc đồng bộ tiếp theo. Trong mỗi giai đoạn, tác giả chỉ ra cách sử dụng MT DH trên mạng hỗ trợ các
hoạt động học của HS: Sử dụng các video, kiểm tra, thảo luận trên diễn đàn trước khi thảo luận trên lớp [99].
Tác giả Cho Cho Wai và Ernest Lim Kok Seng (2013) nghiên cứu vai trị của một số cơng cụ trong Blearning. Kết quả chỉ ra rằng video và các bài thuyết trình Powerpoint mang lại hiệu quả chính trong hình thức Blearning, các bài tập trực tuyến có tác dụng nâng cao kết quả học tập trong hình thức B-learning [95].
Tác giả Jared Keengwe, Joachim Jack Agamba (2015) và Lutz-Christian Wolff, Jenny Chan (2016) trình bày
về khái niệm lớp học đảo ngược, ở mơ hình này, HS học trước lí thuyết qua mạng qua video bài giảng, tài liệu, trả
lời một số câu hỏi trước khi học trên lớp [84], [96].
Một số nghiên cứu kết quả sử dụng B-learning trong dạy học lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đã được đề
cập đến trong các cơng trình sau [68], [94].
Tuncay Yigit và các cộng sự đề cập đến việc sử dụng B-learning trong mơn học Giải thuật và lập trình, trong
đó đưa ra các số liệu thực nghiệm đối chứng giữa dạy học giáp mặt và B-learningearning [98].
Đã có nhiều kết quả về tương tác dạy học trong E-learning như đánh giá hiệu quả của các loại phản hồi trong
dạy học [97], sự quan trọng của tương tác trong dạy học trực tuyến, nâng cao tính hiệu quả của tương tác với các
phương tiện multimedia, nâng cao tính tương tác của E-learningearning thông qua các diễn đàn, thông qua dạy
học xác thực (authentic).
Đánh giá về hiệu quả dạy học B-learning theo mơ hình K-12 giai đoạn 2008- 2016 đã được thể hiện trong 25
nghiên cứu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kĩ năng tương tác của HS, thành tích học tập của HS và nhận thức về học
tập của HS tăng lên khi tham gia học tập theo hình thức kết hợp. HS cũng phát triển các kĩ năng bổ sung thông

qua việc sử dụng phương pháp học tập kết hợp, chẳng hạn như khả năng tự điều chỉnh nhịp độ và tự định hướng.
[106]
Cũng theo Kazu và Demirkol (2014) đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài sáu tuần với 54 sinh học lớp 12 ở
Thổ Nhĩ Kì [106]. Các sinh viên trong nhóm học tập kết hợp, có quyền truy cập vào một lớp học blog cho phép
họ trả lời câu hỏi, tương tác và ghi chú một cách cộng tác, đã ghi điểm cao hơn có ý nghĩa thống kê về bài kiểm
tra so với HS trong nhóm đối chứn., Kazu và Demirkol cũng đã nghiên cứu xem có hay khơng việc giới tính đóng
một vai trị quan trọng trong kết quả này. Kết quả, họ nhận thấy rằng HS nữ đạt điểm cao hơn trong cả hai nhóm
(nhóm học tập theo hình thức B-learning và nhóm học tập theo hình thức giáp mặt) đồng thời khơng có bằng
chứng đáng kể nào cho thấy một hình thức học tập hiệu quả hơn cho một giới tính.
Các bài toán đặt ra và các thách thức trong tương lai cho B-learning cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập
đến [71] [75]
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC B-LEARNING TRONG NƯỚC
20


Tại Việt Nam, đến những năm đầu thế kỉ 21, những nghiên cứu về E-learning được nhiều nhiều nhà khoa
học quan tâm đến. Trong một số hội nghị, hội thảo như “Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia
Hà nội năm 2000”, “Hội nghị giáo dục đại học năm 2001”, …đã có đề cập đến E-learning và các ứng dụng của
nó. Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Khoa Công nghệ thông tin (ĐH Bách khoa Hà
Nội) và Viện Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học đầu
tiên về E-learning được tổ chức tại Việt Nam. Và có thể nói, từ đó, số lượng các cơng bố nghiên cứu về dạy học
trực tuyến tăng dần. Một số công bố ngắn xuất hiện trên các báo chuyên ngành như: “Xây dựng hệ thống đào tạo
từ xa trên Web” - với nội dung nhằm giới thiệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của WBT song song với các hình
thức đào tạo khác, Tạp chí Bưu chính Viễn Thơng (số tháng 7/2001); bài viết “Internet và giáo dục đào tạo từ xa”
với nội dung giới thiệu về khả năng đào tạo sử dụng Internet như một môi trường tự học và học từ xa, Tạp chí
Cơng tác khoa giáo (số tháng 11/2001). Từ đó, các nghiên cứu về dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp từng bước
thâm nhập và trở thành xu hướng quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng của khoa học giáo dục tại Việt Nam.
Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về việc ứng dụng E-learning trong lĩnh vực giáo dục ở Việt
Nam như dưới đây.
Đề tài “Mơ hình kiến trúc WebSite mơn học” (2004) do Nguyễn Việt Hà, Lê Quang Hiếu – Đại học Công

nghệ, ĐHQGHN làm chủ nhiệm đề tài [12]. Đề tài đưa ra được việc ứng dụng đại trà ở mức cơ bản của một mơ
hình E-learning có hiệu quả tại khoa Công Nghệ, ĐHQGHN. Nội dung của đề tài đã nghiên cứu các ứng dụng
CNTT về E-learning, từ đó xây dựng một cấu trúc WebSite môn học hỗ trợ việc dạy học; phát triển công nghệ và
cài đặt hệ thống Website; thí điểm tạo ra trang E-learning và hướng dẫn sử dụng các trang E-learning đó ứng dụng

vào một số môn học tại khoa Công nghệ, ĐHQGHN. Đây là đề tài có giá trị thực tiễn cao đối với đối tượng là các
chuyên gia về CNTT.
Nghiên cứu “E-learning và ứng dụng trong dạy học” của hai tác giả Lê Huy Hoàng và Lê Xuân Quang, năm
2011 đã đề cập một cách rất cụ thể và dễ hiểu về E-learning cùng những ứng dụng cụ thể của E-learning trong DH
các mơn học, nhất là mơn Vật lí [14].
Nghiên cứu này và các cơng bố đính kèm khơng chỉ mang đến cho người đọc những hiểu biết căn bản về
E-learning, thuật ngữ liên quan đến E-learning mà còn định hướng cho người đọc những cách thức và công việc
cụ thể để có thể thiết kế một khóa học E-learning hiệu quả. Qua đó có thể giúp cho việc triển khai tổ chức hoạt
động dạy học B-learning dễ dàng hơn và phù hợp bối cảnh Việt Nam hơn.

Việt Nam đã tham gia vào mạng E-learning Châu Á (www.asia-E-learningearning.net) [107] và Trung tâm Tin

học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cổng E-learning () [108]. Hệ thống đã cung cấp
một cách có hệ thống về các nghiên cứu và ứng dụng E-learning của thế giới và Việt Nam, từ đó đẩy mạnh sự phát

triển hệ thống E-learning vào giáo dục đào tạo ở Việt Nam. Có một số trường đại học đã triển khai hệ thống E-learning
như Đại học Cần Thơ (www.ctu.edu.vn) [109], trường đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh - Đại học
21


Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (www.hcmuns.edu.vn) [110],… nhưng các hệ thống này hầu hết là giới thiệu tổng

quát các loại hình DH của trường hoặc là cung cấp các thư viện học liệu mở, các lớp học trực tuyến, các khố học trực
tuyến,… mà chưa đưa ra mơ hình học tập cụ thể nào. Cũng có một số trang web đã triển khai các lớp học trực tuyến


môn VL như: www.lophoc.thuvienvatly.com, www.ephysicsvn.com; www.hocmai.vn; www.truongtructuyen.vn …

Nhưng chỉ thiên về việc cung cấp các tài liệu điện tử, các lớp học trực tuyến cho HS lớp 12 để luyện thi đại học, còn
lớp học trực tuyến cho HS lớp 10, 11 chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
Ở trường PT hiện nay, hoạt động DH với sự hỗ trợ của E-learning vẫn chưa phát triển, mới dừng ở mức độ
DH có sự hỗ trợ của CNTT, dùng các PT hiện đại để hỗ trợ việc dạy thông qua các bài giảng điện tử (BGĐT), các
website hỗ trợ dạy học. Một số các tác giả đã nghiên cứu về sử dụng CNTT trong DHVLPT nhưng chưa khai thác
về mặt công cụ của E-learning.
Trong luận án "Nghiên cứu sử dụng máy vi tính với multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác
website dạy học mơn Vật lí lớp 6 ở trường trung học cơ sở" của Vương Đình Thắng (ĐHSP Vinh, 2004) [40].
Trong nghiên cứu của luận án này đã khai thác, sử dụng CNTT thông qua việc sử dụng máy vi tính với hệ thống
multimedia, mạng internet và trang web vào tổ chức hoạt động dạy học. Luận án đề cập đến những khái niệm
mới: trang web trực tuyến, SGK điện tử, bài giảng điện tử,...nguyên tắc xây dựng trang web qua đó thiết kế
website DH.

Một trong những hình thức của E-learning là học tập qua các Website, bởi thế xây dựng các Website hỗ trợ cho
DH các môn học là một hướng đi đã và đang được nhiều tác giả quan tâm. Cụ thể đã có một vài cơng trình nghiên
cứu của nhiều tác giả về thiết kế trang Web học tập. Các tác giả Mai Văn Trinh – Phan Thị Kim Dung, Nguyễn Thị

Nhị (Đại học Vinh) đã nghiên cứu về thiết kế WebSite để hỗ trợ dạy phần “Cơ sở tĩnh điện” và “Tĩnh điện” Vật lí
lớp 11 THPT [55]…...
Đặc điểm chung của các cơng trình xây dựng Web là các trang Web thiết kế chỉ được sử dụng cho mạng nội
bộ trong một phạm vi rất hẹp và chỉ dùng hỗ trợ cho giờ dạy trên lớp của GV nên việc sử dụng vẫn bị ràng buộc
bởi không thời gian của lớp học.
Với tác giả Trần Thanh Bình [2], trong luận án tiến sĩ năm 2013, tác giả đã sử dụng hệ thống E-learning vật
lí hỗ trợ dạy học mơn Vật lí theo hướng phát huy tính tích cực cho HS trung học phổ thơng với đề tài “ Nghiên

cứu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning vào dạy học phần “Dao động cơ và sóng cơ” Vật lí 12 trung học
phổ thơng”. Tác giả đã xây dựng một số khóa học theo chủ đề giúp HS có được nguồn tư liệu, nội dung phong
phú, giúp HS nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, phát huy tính tích cực của HS. Các khóa học trực

tuyến phát huy tối đa tính ưu việt của E-learning nhưng chỉ áp dụng với đối tượng THPT và đặc biệt là đối tượng
12.
Luận án “Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ
trợ của E-learning” của Lê Thanh Huy (ĐHSP Huế, 2014) [22] đưa ra được định hướng nghiên cứu sử dụng E22


learning trong dạy học theo tín chỉ cho bậc học đại học. Nghiên cứu của tác giả cũng đã nêu được những giải pháp
hạn chế, những khuyết điểm và phát huy tối đa những ưu điểm nổi bật của hệ thống E-learning, đặc biệt là trong quá
trình tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hình thức tín chỉ ở bậc đại học.
Trong luận án của mình [50], tác giả đã phân tích sự phù hợp của dạy học dự án với sự hỗ trợ của E-learning
trong dạy học cho sinh viên bậc cao đẳng, ngành Công nghệ thơng tin. Tác giả cũng đã đưa ra quy trình dạy học
dự án cho mơn học Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin.
Đã có nhiều nghiên cứu để vận dụng dạy học B-learning trong nhiều lĩnh vực, môn học, bậc học khác nhau,
được thể hiện qua bởi nhiều công bố.
Trong dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học cũng đã có nhiều kết quả nghiên cứu về ứng dụng B-learning trong
dạy học như [26], [58], [57], ...

Luận án “Dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập cho sinh viên ngành sư phạm tin học” ,
với mục tiêu là xây dựng mơ hình lí thuyết về dạy học kết hợp (B-learning) dựa trên phong cách học tập nhằm
phát
triển năng lực người học, đồng thời vận dụng mơ hình đó để thiết kế dạy học kết hợp trong đào tạo SV ngành Sư
phạm Tin học bậc ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình. [23]
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: phong cách học tập, sinh viên thuộc các phong cách học trực quan, thính
giác và vận động đều được hưởng lợi như nhau từ sự can thiệp thử nghiệm trong trường hợp thông qua bài học.
Từ phản ứng, thái độ, hành vi của SV đối với các khía cạnh khác nhau của B-learning, dễ sử dụng cho môi trường
web, môi trường trực tuyến, nội dung, hướng dẫn trực tiếp, đánh giá và phản ứng chung, rõ ràng là SV có phản
ứng tích cực với B-learning.
Luận án “Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho sinh viên sư phạm tin học”, 2018,
của tác giả Nguyễn Thế Dũng [7] với mục tiêu là: Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học tương tác theo tiếp
cận năng lực trong đào tạo GV Tin học, trên cơ sở đó đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp dạy học tương tác

theo tiếp cận năng lực trong B-learning, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng: 1) B-learning không chỉ hiểu đơn giản là sự kết hợp vật lí giữa dạy học giáp mặt và elearning. Theo đó, Blearning là sự kết hợp hữu cơ, bổ sung lẫn nhau giữa dạy học giáp mặt (face-toface) truyền thống và dạy học với
sự hỗ trợ của ICT, trong đó các PPDH được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu điểm của ICT nhằm mang
lại hiệu quả học tập tốt nhất; 2) Đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực
trong B-learning cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học.
Tác giả Trần Thị Huệ, Nguyễn Thị Kim Oanh [24], khi nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản để thiết kế khóa
học ở đại học theo hình thức B-learning hiệu quả đã kết luận rằng:
- Khi áp dụng một mơ hình mới như B-learning vào giáo dục đại học Việt Nam sẽ nảy sinh những khó khăn
và thách thức, mà một trong số đó là vấn đề thiết kế khóa học sao cho phù hợp. Từ nền tảng lí thuyết và thực tiễn
23


trên thế giới, kết hợp với thực tế và kinh nghiệm tại Việt Nam, 6 nguyên tắc được đề xuất hi vọng sẽ gợi mở cho
GV cũng như các cơ sở đào tạo những cách tiếp cận và hướng thiết kế các khóa học theo mơ hình dạy học kết hợp
B-learning.
- Để thiết kế khóa học, GV cần dựa vào các nguyên tắc:
1-Tập trung vào việc đạt được mục tiêu khóa học hơn là cơng nghệ
2-Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
3- Các hoạt động trên lớp và trực tuyến bổ trợ cho nhau và tăng tương tác trên lớp học
4-Thiết kế tài liệu học tập phù hợp với hình thức trực tuyến
5- Cung cấp cơng cụ và cách thức tự đánh giá cho người học
Chú trọng hỗ trợ giảng viên và người học, đặc biệt là về kĩ thuật, công nghệ)
- Cũng từ các nguyên tắc trên, tác giả đề xuất các bước thiết kế khóa học B-learningnhư sau:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu khóa học
+ Bước 2: Xác định hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp và khả thi
+ Bước 3: Xác định nội dung và hoạt động học để đạt được mục tiêu đề ra
+ Bước 4: Xác định phương pháp và hình thức dạy học (trực tiếp hay trực tuyến) phù hợp với từng nội dung
và hoạt động học
+ Bước 5: Xác định công cụ công nghệ (hệ thống quản lí học tập LMS, ứng dụng, phần mềm, hệ thống hỗ
trợ ghi âm ghi hình,…) có thể khai thác trong bối cảnh của từng cơ sở giáo dục cụ thể (các phương tiện dạy học

trực

tuyến)
+ Bước 6: Thiết kế và sản xuất các học liệu cần thiết cho khóa học.
Trong cơng bố “Dạy học kết hợp - một hình thức phù hợp với dạy học đại học ở việt nam thời đại kỉ nguyên

số” [11] các tác giả đã chỉ ra ra sự phù hợp của hình thức đào tạo B-learning đối với việc giảng dạy ở bậc đại học
nói chung, tại Việt Nam nói riêng. Để việc giảng dạy được hiệu quả, khuyến khích sự tự giác, tự chủ, tự nghiên
cứu của SV, đồng thời vẫn phát triển được các kĩ năng khác của thế kỷ 21 như sáng tạo và giao tiếp, thì việc thiết
kế mơ hình B-learning cần chú ý phù hợp với đối tượng và bối cảnh cụ thể. Bối cảnh dạy học đại học Việt Nam
nói chung, trường ĐHSP Hà Nội, nói riêng.
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC B-LEARNING TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (DHVL)
Một số kết quả nghiên cứu lí luận và sử dụng B-learning đã chỉ ra các bước DH dựa trên đặc thù của dạy học
vật lí với hình thức dạy học B-learning. Cơng trình như của tác giả Homeyra R. Sadaghiani (2011) [83] đã đề xuất
quy trình tổ chức B-learning trong dạy học vật lí gồm 3 bước :
Sử dụng video, mô phỏng trên mạng hỗ trợ trước khi học giáp mặt
 Hoàn thành các câu trắc nghiệm
 Học giáp mặt
24


Tác giả nguyễn Quang Trung, trong nghiên cứu "Xây dựng và sử dụng mơ hình học tích hợp trong dạy học
chương “Điện tích – Điện trường” Vật lí 11" [56], đã: 1) Xây dựng được website dạy học trực tuyến sử dụng mơ
hình b-Learning. 2) Xây dựng được tiến trình tổ chức dạy học theo hình thức B-learning thơng qua các tư liệu và

hệ thống quản trị nội dung vừa thiết kế vào một số bài trong chương “Điện tích – Điện trường” Vật lí 11. Đề xuất
quy trình xây dựng bài dạy học B-learning gồm năm giai đoạn, áp dụng vào thiết kế cấu trúc và nội dung dạy học
chương “Điện tích – Điện trường” (Vật lí 11 THPT) bao gồm: (1) Phân tích cấu trúc nội dung của bài, của chương

học hoặc của phần học muốn dạy học tích hợp; (2) Thiết kế mơ hình B-learning tạo ra các hoạt động, hệ thống câu

hỏi hướng dẫn và nhiệm vụ phù hợp cùng với những PPDH thích hợp; (3) Xây dựng nội dung giảng dạy trên máy
tính với các module hợp lí, rõ ràng, đảm bảo tính sư phạm và thẩm mỹ ; (4) Tiến hành dạy học với hai giai đoạn:

dạy học trực tiếp trên lớp và hướng dẫn HS tự học ở nhà; (5) Đánh giá hiệu quả mơ hình B-learning vừa triển khai
nhằm có sự điều chỉnh kịp thời, chính xác. 3) Xây dựng được phương án tổ chức bài dạy theo mơ hình B-learning

chương "Điện tích – Điện trường" vật lí 11 THPT tại địa chỉ , có ý nghĩa về mặt lí
luận, có cấu trúc tương đối hợp lí và có thể triển khai thí điểm trong thực tế.
Cũng đã có nhiều nghiên cứu sử dụng B-learning trong dạy học vật lí của một số tác giả trong nước trong
thời gian gần đây như: Các vấn đề về tổ chức hoạt động tự học trong dạy học phần "Quang hình học" theo mơ
hình B-learning, [16]; Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề phần "nhiệt học" theo B-learning, [17].
Gần đây, trong các tài liệu [18], Trần Huy Hoàng và các cộng sự (2017). Nghiên cứu sử dụng mơ hình Blearning trong dạy học mơn Vật lí ở trường phổ thơng. Trên cơ sở phân tích khái niệm B-learning, cấu trúc
của B-learning, thế mạnh của B-learning trong dạy học ..., các tác giả trình bày các hình thức vận dụng và quy
trình tổ chức dạy học Vật lí ở trường phổ thơng theo mơ hình B-learning.
Tác giả Hồ Thị Minh [29] đã đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động ơn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của HS theo B-learning kiến thức chương “Dịng điện khơng đổi” Vật lí 11 nâng cao.
Với nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning vào dạy học phần “dao động cơ và sóng cơ, vật
lí 12 trung học phổ thơng” [2] tác giả Trần Thanh Bình, đã: 1) Đề xuất quy trình sử dụng hệ thống E-learning vào
biên soạn tiến trình dạy học phần “Dao động cơ và Sóng cơ” vật lí lớp 12 THPT nhằm tăng cường tính tích cực
cho HS. 2) Xây dựng các tiến trình dạy học năm bài cụ thể của phần “Dao động cơ và Sóng cơ” vật lí lớp 12
THPT theo quy trình đã đề xuất nhằm phát huy tính tích cực của HS trong q trình học nhằm nâng cao chất
lượng học tập của HS. Trong mỗi bài giảng, các bước của tiến trình được trình bày khá rõ từ việc xác định mục
tiêu dạy học đến xây dựng bài dạy và dự kiến tổ chức hoạt động động nhận thức cho HS. Các dữ liệu hỗ trợ bài
giảng như các video, âm thanh, hình ảnh đã được GV đưa vào hệ thống E-learning trước đó. Quá trình kiểm tra
đánh giá HS cũng rất khách quan do hệ thống tạo thành nhiều mã đề khác nhau và có hướng dẫn, đáp án và cả kết
quả làm bài của HS.

25



×