Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Bảo Vệ Quyền Của Người Nông Dân Bị Thu Hồi Đất Để Xây Dựng Khu Đô Thị Theo Pháp Luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TỐNG THỊ HÀ GIANG

B¶O Vệ QUYềN CủA NGƯờI NÔNG DÂN Bị THU HồI ĐấT
Để XÂY DựNG KHU ĐÔ THị THEO PHáP LUậT VIệT NAM

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TỐNG THỊ HÀ GIANG

B¶O Vệ QUYềN CủA NGƯờI NÔNG DÂN Bị THU HồI ĐấT
Để XÂY DựNG KHU ĐÔ THị THEO PHáP LUậT VIệT NAM
Chuyờn ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã hồn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
NGƯỜI CAM ĐOAN

Tống Thị Hà Giang


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG
KHU ĐÔ THỊ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KHU
ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ................................................................... 8
1.1.

Lý luận về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất
để xây dựng khu đô thị.................................................................. 8


1.1.1. Cơ sở của việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất
để xây dựng khu đô thị .................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ...............................12
1.1.3. Các phương thức bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất
để xây dựng khu đơ thị ...................................................................15
1.1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bảo vệ quyền của người nông dân bị
thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ..................................................18
1.2.

Lý luận về pháp luật bảo vệ quyền của người nông dân bị thu
hồi đất để xây dựng khu đô thị.....................................................20

1.2.1. Cơ sở xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân
bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ..............................................20
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ...............................20


1.2.3. Vai trò của pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu
hồi đất để xây dựng khu đô thị........................................................22
1.2.4. Cơ cấu nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân
bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ..............................................25
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu dơ thị ...............................31
1.2.6. Kinh nghiệm nước ngồi về bảo vệ quyền của người nông dân bị
thu hồi đất để xây dựng khu đô thị bằng pháp luật ...........................32
Kết luận chương 1....................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN
CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG

KHU ĐÔ THỊ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM.......38
2.1.

Thực trạng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ...........................38

2.1.1. Về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ...............................38
2.1.2. Về xử lý vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người nông dân
bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ..............................................39
2.1.3. Về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng
khu đô thị ......................................................................................42
2.2.

Đánh giá thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của người nông
dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ...................................66

2.2.1. Những kết quả đạt được trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền
của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị................66
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém cần khắc phục để bảo vệ quyền của
người nông dân ..............................................................................68
2.2.3. Nguyên nhân của những yếu kém trong thực thi pháp luật về bảo
vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ....71
Kết luận chương 2....................................................................................74


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ ....75

3.1.

Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi
đất để xây dựng khu đô thị bằng pháp luật .................................75

3.2.

Định hướng hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền của
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đơ thị ................76

3.3.

Giải pháp hồn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền của
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ................79

3.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người nông
dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ...................................86

Kết luận chương 3....................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................91
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...............................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................94


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GPMB:


Giải phóng mặt bằng

HVHC:

Hành vi hành chính

NĐT:

Nhà đầu tư

NN:

Nhà nước

QĐHC:

Quyết định hành chính

THĐ:

Thu hồi đất

TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã và đang diễn ra ở Việt Nam với tốc độ
ngày càng nhanh chóng. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và sự ổn định đời sống của người
nông dân. Q trình phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, việc thu hồi đất để xây dựng khu đơ thị, phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một việc làm rất cần thiết, sẽ
làm tăng thêm giá trị của đất mang lại lợi ích đối với Nhà nước, nhà đầu tư và
người nông dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, việc thu hồi đất đã tác động rất lớn
đến người nông dân, nông dân là người chịu thiệt thịi nếu phúc lợi tạo ra từ
cơng nghiệp hóa khơng được bù đắp thỏa đáng cho họ một cách cơng bằng.
Khi lợi ích giữa Nhà nước, các chủ đầu tư và người nông dân bị thu hồi đất
không được phân bổ hợp lý, dẫn tới phát sinh nhiều khiếu kiện của người dân
về tài chính, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hệ quả là gây ảnh hưởng
đến nguồn sinh kế và quyền lợi của người nơng dân. Tiếp đó, vì những lợi ích
trước mắt của việc xây dựng khu đô thị đã tạo bộ mặt mới cho nông thôn, cho
đất nước mà nhiều dự án thực hiện chưa hiệu quả, gây lãng phí quỹ đất, cản
trở sản xuất nông nghiệp tập trung. Xây dựng khu đô thị để phát triển kinh tế
đất nước là cần thiết, song vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và đảm bảo
sinh kế của người nông dân không thể khơng tính đến.
Trong nhiều năm qua, ở nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện khá tốt việc
bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị.
Tuy nhiên ở một số dự án vẫn cịn có những vi phạm về quyền của người
nơng dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị. Các quyền, lợi ích hợp pháp
của người nơng dân chưa được bảo vệ theo quy định của pháp luật nên xảy ra

1



nhiều vụ khiếu kiện đông người kéo dài nhiều năm. Người nông dân là chủ
thể sử dụng đất theo sự cho phép của Nhà nước do đó họ ở vị thế yếu trong
giao dịch đất nông nghiệp. Bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất
bởi lẽ đất đai là nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng, vi phạm pháp luật, khiếu
kiện, oan sai, làm giàu bất chính, bất công xã hội lớn trong những năm qua.
Nhận thức sâu sắc được việc ảnh hưởng do việc thu hồi đất tới quyền
lợi của người nông dân, hệ thống pháp luật đất đai đã có những quy định điều
chỉnh phù hợp, bảo đảm những quyền cơ bản của người nông dân bị thu hồi
đất như quy định cụ thể về phạm vi, đối tượng, trình tự thủ tục và giải quyết
quyền lợi đảm bảo nguồn sinh kế cho người nông dân. Tuy nhiên, trong các
quy định còn nhiều hạn chế, thiếu sót, cịn nhiều bất cập trong việc bảo vệ
quyền của người nông dân, dẫn đến vi phạm các quyền của người nơng dân
trong q trình thu hồi đất, thực tế áp dụng gây nhiều bức xúc trong đời sống
xã hội. Bởi vậy, tạo được sự ổn định đời sống cho người nông dân bị mất đất
và xây dựng cơ chế để bảo vệ quyền lợi cho người nông dân bị thu hồi đất để
xây dựng khu đô thị là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát
từ tình hình thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề, tôi chọn đề tài “Bảo vệ
quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị theo pháp
luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị
là một trong những nội dung quan trọng đáng được quan tâm nhằm đảm bảo
quyền lợi của người nơng dân bị thu hồi đất trong tiến trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Qua tìm hiểu, rà sốt các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, tác giả
thấy rằng có một số cơng trình nghiên cứu nổi bật, liên quan đến một số khía

2



cạnh khác nhau của đề tài luận văn cụ thể như: “Bảo đảm quyền con người khi
nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam” của Lưu Thùy Linh,
Luận văn Thạc sĩ 2014; Luận văn này chủ yếu tiếp cận trên phương diện pháp
luật về quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp trước khi luật đất đai năm 2013 có hiệu lực; “Pháp luật về bảo đảm
quyền lợi của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự
án phát triển kinh tế ở Việt Nam”của Nguyễn Thị Lan Hương, Luận văn Thạc sĩ
2014; “Pháp luật về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã,
phường, thị trấn” của Bùi Hồng Nhung,Luận văn Thạc sĩ 2017; “Pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên” của Đinh Thị Ngân,Luận văn Thạc sĩ 2018; “Pháp luật về
giá đất và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang” của Mai
Thị Thanh Mai, Luận văn Thạc sĩ 2017; “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”của Phạm Thu Thủy,Luận án Tiến sĩ
(2014); Hoàng Thị Nga, Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt
bằng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ (2011) …
Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên được thể hiện ở một số nội
dung chủ yếu về phân tích khái niệm đặc điểm của thu hồi đất, luận giải vai
trò của đất nơng nghiệp; đánh giá chính sách pháp luật về thu hồi đất, giá đất;
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Một số
cơng trình có nghiên cứu về quyền con người khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy
nhiên, các cơng trình kể trên chưa đi sâu vào khía cạnh bảo vệ quyền lợi của
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị mà chỉ đề cập đến thu
hồi đất nói chung, và chủ yếu là thu hồi đất phục vụ cho dự án phát triển kinh
tế, Quốc phịng – An ninh... Do đó, kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến
đề tài mà học viên nghiên cứu từ các cơng trình này cịn mờ nhạt. Trên cơ sở

3



tham khảo, kế thừa những thành quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên
cứu kể trên, tác giả cho rằng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu đô thị
là vấn đề vô cùng nhạy cảm và cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người nơng
dân. Vì vậy, luận văn cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu tập trung vấn đề
pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu
đô thị mà chưa được các nhà nghiên cứu tiếp cận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Việc nghiên cứu luận văn nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền người nông dân bị thu hồi đất để
xây dựng khu đô thị;
- Nghiên cứu, tìm hiểu những bất cập cịn tồn tại trong việc thu hồi đất và
những khó khăn trong q trình triển khai thực tế gây bất lợi cho người nông
dân; kịp thời đưa giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi chính đáng
của người nơng dân bị thu hồi đất;
- Định hướng hoàn thiện pháp luật đất đai năm 2013 và đưa ra các giải
pháp góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai và nâng cao hiệu quả về bảo vệ
quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn chính sách, pháp luật Việt Nam về
bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị để
chứng minh việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất là một trong
những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại vướng mắc
từ thực tiễn áp dụng chính sách, pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.


4


- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất
để xây dựng khu đô thị.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể như sau:
- Quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách pháp
luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
- Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thu hồi
đất nơng nghiệp, chính sách, pháp luật về lĩnh vực thu hồi đất để xây dựng
khu đô thị, bồi thường, hỗ trợ và quyền của người nông dân bị thu hồi đất để
xây dựng khu đô thị.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu
hồi đất để xây dựng khu đô thị ở Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu
quả bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.
- Các quan điểm, trường phái lý thuyết về bảo vệ quyền của người nông
dân bị Nhà nước thu hồi đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc đi sâu phân tích, tìm
hiểu các quy định về thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu đô thị và bảo
vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị của Luật
Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các cơ chế bảo vệ
quyền và giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vuc đất đai theo Luật
Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo 2018.


5


- Đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về thu hồi đất nông nghiệp
để xây dựng khu đô thị và bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để
xây dựng khu đô thị của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành trong phạm vi cả nước.
Để có hướng nghiên cứu tập trung và cụ thể, tác giả tập trung vào việc
nghiên cứu các quy định của pháp luật Đất đai về thu hồi đất nông nghiệp để
xây dựng khu đô thị và các quy định về bảo vệ quyền lợi của người nông dân
bị thu hồi đất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng nghiên cứu đề tài như sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu hiệu quả những vấn đề trong đề tài;
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp
liệt kê, phương pháp diễn giải được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu
những vấn đề lý luận về thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và vấn đề bảo vệ
quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị;
- Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá,
phương pháp bình luận được sử dụng trong chương 2 khi nghiên cứu về thực
trạng pháp luật về thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và vấn đề bảo vệ quyền
của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị;
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp đánh giá, phương pháp diễn giải
được sử dụng trong chương 3 khi đưa ra định hướng hồn thiện pháp luật về
bảo vệ quyền của người nơng dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu đề tài
Đề tài “Bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng
khu đơ thị” góp phần hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận và

thực tiễn việc xây dựng các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.

6


Luận văn phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và đưa ra
các định hướng, đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về
bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và
thực tiễn ở nước ta hiện nay.
- Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích khơng chỉ cho cơng tác giảng
dạy, học tập, nghiên cứu khoa học pháp lý về đất đai ở các cơ sở đào tạo luật
mà còn cho những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người nông
dân bị thu hồi đất ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, lời nói đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người nông dân
bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và pháp luật về bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của người nông dân
bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị và thực tiễn thi hành ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người nông
dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.

7


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU
HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
1.1. Lý luận về bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để
xây dựng khu đô thị
1.1.1. Cơ sở của việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất
để xây dựng khu đô thị
Việc bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng
khu đô thị xuất phát từ các cơ sở lý luận như sau:
Thứ nhất, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
bảo vệ quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khóa XI) đã khẳng định:
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống
của nhân dân. Quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức
tạp, hệ trọng, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, ổn
định chính trị, xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững… [1].
Hội nghị cũng đã đưa ra định hướng tiếp tục đổi mới và hồn thiện
chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc
đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp theo hướng hiện đại, đó là:
Tập trung cho các vấn đề: quy hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê
đất; về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về đăng ký đất đai và cấp giấy
chứng nhận; về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được

8


giao quyền sử dụng đất; về phát triển thị trường bất động sản; về chính sách

tài chính về đất đai; về giá đất...
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI tiếp tục định hướng đổi mới hồn hiện chính sách pháp luật về thu hồi đất;
trong đó một trong những chính sách quan trọng đó là phải bảo vệ quyền và
lợi ích của người nông dân bị thu hồi đất; khắc phục những tiêu cực lớn và
những khiếu nại tố cáo, tranh chấp về đất đai.
Thứ hai, đặc trưng của chủ thể bị thu hồi đất là người nông dân
Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn sống chủ yếu bằng nghề
làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai;
tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác nhau về
ruộng đất. Với đặc trưng là người nông dân có quyền sử dụng đất là đất nơng
nghiệp nên việc bảo vệ quyền lợi của họ khi Nhà nước thu hồi đất càng trở
nên cần thiết so với các chủ thể sử dụng đất khác.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, q trình đơ thị hóa đang
diễn ra sôi động trên khắp cả nước, điều này gây ra áp lực ngày càng lớn đối
với đất đai; là đất nước có một nền nơng nghiệp truyền thống lâu đời với hơn
70% dân số làm nông nghiệp. Ở nước ta, nông dân chiếm hơn 70% số dân cả
nước – họ là một bộ phận của dân cư, là lực lượng đông đảo trong quần chúng
nhân dân lao động, là động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa và chính họ là
người trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội. Ngày nay, trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói chung; nơng dân ngày càng có vai
trị quan trọng, góp phần vào việc thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước.
Nông dân không chỉ là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải cho xã hội, ni
sống xã hội mà cịn là động lực cho sự phát triển của xã hội, là nhân tố cơ bản
cho q trình tiến hành thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng một nước Việt Nam ngày một phát triển và giàu mạnh hơn.

9



Bởi vậy, việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế nông thôn như xây
dựng khu đô thị; giải quyết các vấn đề bảo vệ quyền lợi cho nông dân trở nên
cần thiết và cấp bách, với mục tiêu đưa nông thôn sát lại gần hơn với thành
thị, đô thị hóa nơng thơn, phát triển kinh tế nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa.
Thứ ba, đặc trưng của việc Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu đơ
thị so với thu hồi đất vì mục đích khác.
Thu hồi đất để xây dựng khu đô thị mang lại cho doanh nghiệp, nhà
đầu tư có cơ hội được phát triển từ việc được giao đất để thực hiện dự án,
đồng thời cũng làm mất đi tư liệu sản xuất của người nông dân bị thu hồi đất.
Bản thân hoạt động thu hồi đất để xây dựng khu đô thị đã có tính mục đích.
Trong những lợi ích về vật chất, lợi ích tinh thần thì có lợi ích chung của tồn
xã hội; tuy nhiên xét về góc độ kinh tế thì chủ đầu tư là người được hưởng lợi
nhiều nhất từ hoạt động thu hồi đất để xây dựng khu đô thị. Việc thu hồi đất
để xây dựng khu đơ thị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của
người nơng dân. Mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực sửa đổi các chính sách thu
hồi, bồi thường đất đai như tăng giá thu hồi, mức bồi thường và hỗ trợ sinh kế
cho người dân, nhưng quá trình thu hồi và bồi thường cho người nơng dân bị
thu hồi đất thời gian qua ở nước ta còn để lộ nhiều kẽ hở cho hành vi tham
nhũng tiêu cực, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Thứ tư, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam mang tính đặc thù.
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định:
Đất đai là tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý [22]. Luật Đất
đai năm 2013 cũng khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý [23, Điều 4].

10



Xét về phương diện pháp lý, mặc dù pháp luật đất đai quy định đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, song người dân không phải là pháp nhân nên phải chủ
thể hóa thơng qua chế định pháp lý về quyền sở hữu tồn dân. Nói cách khác,
tồn dân khơng thể tự đứng ra thực hiện quyền năng chủ sở hữu đất đai mà
phải ủy quyền cho Nhà nước thay mặt mình thực hiện quyền năng này. Tuy
nhiên, việc ủy quyền này khơng hồn tồn trao cho Nhà nước thực hiện tất cả
các quyền của chủ sở hữu đất đai mà toàn dân cũng trực tiếp thực hiện quyền
sở hữu về đất đai như cho ý kiến về chế độ sở hữu đất đai, về các chính sách
quản lý, sử dụng đất [29]…
Tuy nhiên, trong quan hệ với Nhà nước và thực hiện các giao dịch liên
quan đến tài sản vẫn có nhiều thiệt thịi cho người nơng dân. Người nơng dân
chỉ là chủ thể sử dụng đất theo sự cho phép của Nhà nước do đó họ ở vị thế
yếu trong giao dịch đất nơng nghiệp, trong q trình sử dụng đất cũng gặp
khơng ít khó khăn. Mặc dù pháp luật Việt Nam cũng có những quy định và
ngày càng có những thay đổi theo hướng hợp lý hơn nhằm bảo vệ quyền sở
hữu hợp pháp của người nông dân. Tuy vậy việc khơng có đầy đủ quyền của
chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất do mình chiếm hữu và sử dụng cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến nguyện vọng của người nông dân.
Luật Đất đai năm 2013 quy định thời hạn giao đất, công nhận quyền sử
dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp từ 20 năm lên 50 năm; quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất của hộ gia đinh, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.
Việc giao đất với thời hạn 50 năm sẽ giúp nông dân an tâm đầu tư, phát triển
sản xuất cũng như tránh các hậu quả bất ổn về mặt kinh tế - xã hội.
Luật Đất đai năm 2013 cũng có những quy định cụ thể về trình tự thủ
tục đăng ký đất đai, để xác định quyền sở hữu đất hợp pháp dựa trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền


11


với đất hay còn gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là loại
giấy tờ có giá trị pháp lý cao nhất để khẳng định quyền sử hữu hợp pháp, là
cơ sở để người nông dân thực hiện các quyền năng do pháp luật quy định. Khi
có căn cứ pháp lý xác định được người nông dân bị thu hồi đất là chủ sử dụng
đất hợp pháp thì đương nhiên quyền lợi của họ sẽ bảo vệ.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng “bảo vệ là bảo đảm, giữ gìn”[31];
“quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được
làm, được hỏi”[26]. Vậy, từ đó có thể hiểu “bảo vệ quyền của người nông dân
là việc xác định các biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi được hưởng những
lợi ích chính đáng được pháp luật ghi nhận của người nông dân”.
Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, những tranh chấp, khiếu
kiện liên quan đến quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất cũng rất
thường xuyên phát sinh trong xã hội. Bảo vệ quyền của người nông dân bị thu
hồi đất để xây dựng khu đơ thị có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất là trách nhiệm
cũng như là các bảo đảm pháp lý mang tính quyền lực nhà nước có tác dụng
bảo vệ người nơng dân và các nhóm chống lại nhưng hành động làm tổn hại
đến nhân phẩm, tài sản, đất đai của người nông dân bị Nhà nước thu hồi đất.
Theo phương diện khách quan, bảo vệ quyền của người nông dân bị thu
hồi đất là tổng hợp các quy định của pháp luật, công nhận các chủ thể bị thu
hồi đất được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lí hành vi
xâm phạm đến quyền lợi khi Nhà nước thu hồi đất được pháp luật thừa nhận.
Nhà nước thực hiện xác lập quyền, quy định các hành vi xâm phạm quyền lợi
của người nông dân, và quy định những biện pháp xử lý những hành vi xâm
phạm đến quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất. Bảo vệ quyền của


12


người nông dân bị thu hồi đất là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện
pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ của người nông dân bị thu hồi đất khi bị xâm
phạm từ phía cơ quan công quyền, hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục
các quyền đã bị xâm phạm.
Thứ hai, bảo vệ quyền cho người nơng dân bị thu hồi đất được hình
thành và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với quyền của người sử dụng đất ở
Việt Nam.
Quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất được bảo vệ bằng nhiều
phương thức khác nhau.Theo phương diện chủ quan, bảo vệ quyền của người
nông dân bị thu hồi đất là những biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lí hành
vi xâm phạm quyển lợi của người nơng dân bị thu hồi đất tuỳ theo tính chất,
mức độ xâm phạm. Nông dân là người lao động sản xuất nông nghiệp [27].
Thực tế, người nông dân cũng là người sử dụng đất, là những người khai thác
trực tiếp từ đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Bảo vệ quyền cho người nông
dân bị thu hồi đất cũng là bảo vệ quyền cho người sử dụng đất. Bảo vệ quyền
cho người sử dụng đất là một trong những căn cứ để bảo đảm cho quyền con
người được thực thi, quyền của người nông dân được pháp luật bảo vệ.
Bảo vệ quyền cho người nơng dân bị thu hồi đất có ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, bảo vệ quyền cho người nông dân bị thu hồi đất giúp người
nông dân nâng cao chất lượng sống và góp phần tạo cơ hội bình đẳng cho các
đối tượng là người sử dụng đất.
Khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, người nông dân được
Nhà nước bảo vệ quyền lợi thông qua cơ chế bồi thường, bỗ trợ, tái định cư.
Với khoản tiền bồi thường lớn sau bồi thường, đời sống nhiều thay đổi, thu
nhập cải thiện, cơng tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện, chính sách an
sinh xã hội được quan tâm. Thúc đẩy đào tạo nghề mới cho nhiều tầng lớp

nông dân và nông thôn. Khu đô thị phát triển sẽ tác động trực tiếp đến kỹ

13


năng của người nông dân, giảm bớt sự cách biệt giữa lao động thành thị và lao
động nông thôn. Người nông dân quen với công việc nhà nông khi tiếp xúc
với việc làm mới sẽ thay đổi được tác phong làm việc, nhanh nhẹn hơn, dễ
thích nghi trong điều kiện sống mới.
Thứ hai, bảo vệ quyền của người nông dân bi thu hồi đất chính là để
người nơng dân có thể biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, được
tiếp cận về quyền và dần trở thành cơ sở quan trọng trong việc ban hành
những chính sách, pháp luật cho pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về
bảo vệ quyền. Bên cạnh đó, qua những quy định cụ thể, người nơng dân có
thể hiểu rõ được cơ sở, thẩm quyền, trình tự thu hồi đất, quyền và nghĩa vụ
của họ như thế nào, thu hồi đất vì mục đích gì.
Thứ ba, nhìn từ góc độ nào và cấp độ nào thì bảo vệ quyền cho người
nơng dân khi bị Nhà nước thu hồi đất sẽ là những chuẩn mực được cộng
đồng, nhà nước quan tâm, đánh giá. Những chuẩn mực hay tiêu chí để đánh
giá hiệu quả bảo vệ quyền của ng nông dân bị Nhà nước thu hồi đất để xây
dựng khu đô thị là những chuẩn mực kết tinh mang tính gía trị nhân văn, được
các chủ thể thừa nhận và tuân thủ.
Cấp độ quyền được bảo vệ là nằm ở cấp độ thứ ba trong cấp độ quyền
con người được bảo vệ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường bằng công cụ
pháp lý(trong nước và quốc tế), được giải quyết và áp dụng thực thi bằng các
chế tài dân sự, hành chính, hình sự… [17, tr. 46].
Luật Đất đai ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất được thể
hiện từ Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm
2003, cho đến Luật Đất đai năm 2013. Việc mở rộng quyền cho người sử
dụng đất nói chung và người nơng dân nói riêng là bước đột phá về nhận thức

cũng như mở rộng về số lượng quyền mà nhà nước trao cho người sử dụng đất
nói chung, trong đó có cả người nơng dân. Có thể khẳng định bảo vệ quyền cho

14


người nơng dân khi Nhà nước thu hồi đất có ý nghĩa và tầm quan trọng trong
việc bảo vệ quyền của người sử dụng đất trong hệ thống pháp luật đất đai.
1.1.3. Các phương thức bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi
đất để xây dựng khu đô thị
Q trình thu hồi đất để xây dựng khu đơ thị gây ảnh hưởng không nhỏ
đến quyền của người nông dân, vấn nạn xâm phạm quyền và lợi ích của người
nông dân ngày càng trở nên phổ biến. Để thực thi các quy định của pháp luật,
bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất, Nhà nước quy định các biện
pháp, phương thức để người nông dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình cũng như sự can thiệp của cơ quan quyền lực nhà nước.
Bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất không những ngăn
ngừa những hành vi xâm phạm quyền của người nơng dân mà cịn giải quyết
vấn nạn xâm phạm đến quyền cơng dân nói chung, quyền của người nơng dân
bị thu hồi đất nói riêng và xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại cho họ. Người
nông dân bị Nhà nước thu hồi đất khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích thì có
thể lựa chọn để áp dụng trong trường hợp nhất định. Có hai phương thức để
bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất, đó là:
Phương thức thứ nhất, người nơng dân tự bảo vệ quyền của chính mình.
Người nơng dân bị Nhà nước thu hồi đất có quyền yêu cầu tổ chức, cá
nhân có hành vi xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ phải chấm dứt
hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại. Người
nơng dân có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi
phạm đến quyền của họ theo quy định của Luật đất đai năm 2013 hoặc các
luật có liên quan. Người nơng dân có thể đến các cơ quan báo chí, hiệp hội

làng nghề, hội người nơng dân để trình bày và phản ánh. Thơng qua cơ quan
ngơn luận, báo chí, tun truyền có thể nói lên tiếng nói của mình, có thể nói
lên quyền và lợi ích chính đáng của mình. Người nơng dân có thể khởi kiện ra

15


tịa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên thực tế người
nơng dân khiếu kiện về đất đai rất khổ do những hạn chế lớn từ cơng tác quản
lý đất đai. Thường thì, người đi khiếu kiện phải đối diện với thời gian khiếu
kiện kéo dài thì cơng lý mới được thực thi.
Phương thức thứ hai, Theo Hiến pháp năm 2013 nhà nước là đại diện
cho chủ sở hữu tồn dân về đất đai. Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền cho người bị thu hồi đất nói chung và người
nơng dân bị thu hồi đất nói riêng. Cơ quan nhà nước thực hiện bảo vệ quyền
và lợi ích cho người nơng dân bị thu hồi đất bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất, biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính là phương tiện pháp lý để bảo vệ quyền con
người nói chung và quyền của người nơng dân nói riêng. Đây là việc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người
nông dân bị thu hồi đất. Các hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt, thẩm
quyền xử phạt, hình thức xử phạt được quy định cụ thể trong Nghị định số
102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014. Kể từ năm 2020, hành vi vi phạm hành
chính, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt được quy định cụ
thể trong Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019.
Thứ hai, biện pháp dân sự
Xử lý trách nhiệm dân sự là việc xác định những thiệt hại xảy ra đối
với tính mạng sức khỏe tài sản của người nông dân gây ra thiệt hại đó phải có
nghĩa vụ bồi thường người nơng dân bị thu hồi đất. Thiệt hại do xâm phạm
quyền và lợi ích của người nơng dân gồm:

Một là, suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường đất
Hai là, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích
hợp pháp của người nơng dân do hậu quả của việc thu hồi đất gây ra.

16


Nguyên tắc xử lý trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân gây gây
ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tài sản của người nông dân khi Nhà nước
thu hồi đất được quy định như sau:
Một là, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên
cứu, điều tra và kết luận kịp thời để bảo vệ quyền lợi của người nông dân.
Hai là, hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người nơng dân phải được
phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật
Ba là, nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân vi phạm được quy định
như sau:
Nguyên tắc thứ nhất, người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về việc gây ảnh hưởng đến
quyền lợi của người nơng dân có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;
Nguyên tắc thứ hai, tổ chức cá nhân gây thiệt hại, không bảo đảm cho
việc thực hiện quyền của người nơng dân có trách nhiệm khắc phục hậu quả
và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra
Nguyên tắc thứ ba, trường hợp cá nhân gây thiệt hại, không bảo đảm
cho việc thực hiện quyền của người nông dân do thực hiện nhiệm vụ của tổ
chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật dân sự.
Thứ ba, biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm đến quyền
của người nông dân bị thu hồi đất trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố
cấu thành tội phạm. Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất đai xâm phạm

đến quyền của người sử dụng đất, người nông dân được quy định khá rõ ràng
trong Bộ luật Hình sự; tùy vào mục đích, mức độ, hành vi, hậu quả của tội
phạm mà bị xem xét ở các tội danh khác nhau. Thực tế thì đã có nhiều vụ án,
mà quan chức vì đất mà vướng vịng lao lý. Cụ thể gần đây, Cơ quan Cảnh sát

17


điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm
giam đối với Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng. Tại Hà
Nội, một vụ án nóng ở Đồng Tâm (Mỹ Đức) cũng liên quan đến đất và hàng
loạt quan xã, quan huyện đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên cũng
có khơng ít vụ việc, các quyết định hành chính liên quan bị hủy do cán bộ làm
sai, do không nhận sai, các hành vi hành chính sai của cán bộ làm người nơng
dân khiếu kiện khổ sở… nhưng rất hiếm khi trách nhiệm hình sự được đặt ra.
Quan chức quản lý đất đai là những người hiểu biết, nên họ có thể dễ dàng nắm
được và biết cách lách qua. Bởi vậy, cần có chế tài đủ sức răn đe qua biện pháp
xử lý hình sự để bảo vệ tối đa quyền của người nơng dân bị thu hồi đất.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bảo vệ quyền của người nông dân
bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị
Hiệu quả của việc bảo vệ quyền của người nông dân bị thu hồi đất để
xây dựng khu đô thị cần được xem xét, đánh giá trên các tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, mức độ cải thiện cuộc sống của người nông dân bị Nhà nước
thu hồi đất để xây dựng khu đô thị.
Việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị giúp Nhà nước thực hiện quy
hoạch sử dụng đất hiệu quả, kích thích nền kinh tế phát triển do Nhà đầu tư
tham gia thực hiện dự án. Nhưng đối với người nông dân bị thu hồi đất không
chỉ bị thiệt hại về quyền sử dụng đất, tài sản trên đất mà còn ảnh hưởng lâu
dài đến nghề nghiệp và nguồn sinh kế của họ sau này. Bởi vậy, để đánh giá
được hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của người nơng dân có được đảm

bảo hay khơng là căn cứ vào mức độ cải thiện cuộc sống của họ sau khi bị
Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và hiệu quả của hoạt động tạo
việc làm mới của người nông dân bị Nhà nước thu hồi đất.
Thúc đẩy đào tạo nghề mới cho nhiều tầng lớp nông dân và nông thôn

18


×